• Thuộc tính
Tên đề tài Văn hóa pháp luật ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

B KHOA HỌC VÀ CỘNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.03

 

 

 

ĐỀ TÀI

VĂN HÓA PHÁP LUẬT Ở VIT NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐN THC TIN

Mã số: KX03.03/06-10

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS.TS. Lê Minh Tâm

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

 

 

 

HỒ SƠ ĐỀ TÀI GỒM:

  • Hợp đồng NCKH&PTCN
  • Thuyết minh đề tài
  • Lý lịch khoa học của cá nhân chủ trì đề tài và thực hiện chính của đề tài
  • Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức chủ trì đề tài
  • Văn bản xác nhận sự đồng ý của tổ chức đăng ký phối hợp nghiên cứu
  • Quyết định phê duyệt Tổ chức và cá nhân trúng tuyển thực hiện Đề tài
  • Quyết định phê duyệt kinh phí Đề tài
  • Quyết định thành lập Hội đồng và Biên bản hợp Hội đồng tuyển chọn đề tài
  • Các tài liệu khác liên quan đến đề tài:

 

 

 

 

 

Hà Nội - năm 2007

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2007

HỢP ĐỒNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Số: 03/2006/HĐ - ĐTCT- KX.03.03/06-10

 

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 9 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” và “Mẫu báo cáo định kỳ” để thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

Căn cứ Quyết định số 2209/QĐ-BKHCN ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt các tổ chức và cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổii mới và hội nhập quốc tế”, mã số KX.03/06-10;

Căn cứ Quyết định số 2209/QĐ-BKHCN ngày 9 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt nội dung và kinh phí các đề tài đã trúng tuyển thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010, mã số KX 03/06-10;

Căn cứ công văn số 687/BKHCN-KHTC ngày 26/3/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thực hiện chế độ khoán kinh phí đề tài, dự án KH&CN;

Trên cơ sở nhu cầu và năng lực của các bên,

CHÚNG TÔI GỒM:

l. Bên giao (Bên A) là:

a/ Chương trình KX.03/06-10

  • Do Ông/Bà GS.TS.Dương Phú Hiệp
  • Chức vụ: Chủ nhiệm Chương trình KC (KX).03/06-10 làm đại diện
  • Địa chỉ: số 266 Đội cấn, Ba Đình, Hà Nội; Tel: 04.8325662/0903251252;

b/ Văn phòng các Chương trình

  • Do Ông/Bà Đỗ Xuân Cương
  • Chức vụ: Giám đốc Văn phòng các Chương trình làm đại diện.
  • Địa chỉ: 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội; Tel: 9366529/8210915/0986035789 Fax...
  • Số tài khoản: 301.01.080.4 Kho bạc nhà nước thành phố Hà Nội
  1. Bên nhận (Bên B) là:

a/ Tổ chức chủ trì thực hiện Đề tài: Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp

  • Do Ông/Bà: TS. Dương Thị Thanh Mai
  • Chức vụ: Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, làm đại diện.
  • Địa chỉ: 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; Tel: 04.8231131 Fax:04-8237473
  • Số tài khoản: 93101038, Kho bạc Nhà nước Quận Ba đình

b/ Chủ nhiệm Đề tài

  • Ông/Bà: GS.TS.Lê Minh Tâm
  • Địa chỉ: 87, Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đồng Đa, Hà Nội; Tel: 04.8344018; Fax: 04.8343226;

Cùng thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển cồng nghệ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Giao và nhận thực hiện Đề tài

  1. Bên A giao cho Bên B thực hiện Đề tài “Văn hóa pháp luật ở Việt Nam: từ lý luận đến thực tiễn”, thuộc Chương trình “Xây dựng con người và phát triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, mã số: KX 03/06/10, theo các nội dung trong Thuyết minh Đề tài.

Thuyết minh Đề tài KX.03.03/06.10 và các Phụ lục 1, 2, 3, 4 kèm theo là bộ phận của Hợp đồng.

  • Thời gian thực hiện Đề tài là 28 tháng, từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 8 năm 2009
  • Kinh phí để thực hiện Đề tài là: 1,2 tỉ đồng (bằng chữ: một tỉ hai trăm triệu đồng), trong đó:

+ Kinh phí được khoán chi là: 1.200.000.000 đ

+ Kinh phí không được khoán chi là: 0đ

  1. Bên B nhận thực hiện Đề tài trên theo đúng nội dung yêu cầu được quy định trong Hợp đồng này.

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  1. Duyệt Thuyết minh Đ tài và kiểm tra tình hình Bên B thực hiện Đề tài theo các nội dung trong các Phụ lục 3,4 kèm theo Hợp đồng này.

b. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài của Bên B theo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh Đề tài, các Phụ lục 1, 2, 3, 4 kèm theo Hợp đồng; thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành.

  1. Cấp cho Bên B số kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 1 theo tiến độ từng năm, được thể hiện trong các Phụ lục 3,4 của Hợp đồng.
  1. Trước mỗi đợt cấp kinh phí, trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Đề tài của Bên B, Bên A xem xét và xác nhận khối lượng công việc đạt được phù hợp với kinh phí đã sử dụng và theo tiến độ thực hiện nêu trong Thuyết minh Đề tài và các Phụ lục 3,4 của Hợp đồng. Bên A có quyền kiến nghị thay đổi tiến độ cấp hoặc ngừng cấp kinh phí (nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ).

e. Tham gia ý kiến với Bên B về kế hoạch đấu thầu, mua sắm trang bị, thiết bị của Đề tài bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  1. Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong Hợp đồng.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng trong trường hợp Bên B vi phạm một trong các điều kiện:
  • Không đảm bảo các điều kiện cần thiết trong Thuyết minh Đề tài để thực hiện Hợp đồng, dẫn đến Đề tài không có khả năng hoàn thành;
  • Không đủ khả năng thực hiện Hợp đồng;
  • Thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu trong Thuyết minh Đề tài dẫn đến kết quả của Đề tài có thể không đáp ứng được mục tiêu đã được phê duyệt theo Thuyết minh Đề tài;
  • Sử dụng kinh phí không đúng mục đích.
  1. Phối hợp cùng Bên B quản lý tài sản được mua sắm bằng kinh phí do Bên A cấp hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Đề tài.
  2. Theo quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc uỷ quyền cho Bên B tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả của Đề tài (nếu có) theo quy định hiện hành.

k. Phân định trách nhiệm của Ban chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình:

- Văn phòng các Chương trình chịu trách nhiệm thực hiện các điểm c, i của khoản 1, Điều 2.

  • Ban chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình cùng chịu trách nhiệm thực hiện các điểm a, b, d, e, f, g, h của khoản 1, Điều 2.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  1. Đứng tên trong Đề tài và hưởng lợi ích thu được (nếu có) do việc khai thác thương mại các kết quả của Đề tài theo quy định hiện hành.
  2. Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và tiến độ trong Hợp đồng khi cần thiết. Đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng khi Bên A vi phạm một trong các điều kiện mà vi phạm đó đã dẫn đến việc Đề tài không thể tiếp tục thực hiện được: không cấp đủ kinh phí thực hiện Đề tài mà không có lý do chính đáng; không kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Bên B.

c. Lập dự toán kinh phí và tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung nghiên cứu của Đề tài đáp ứng các yêu cầu chất lượng, tiến độ và chỉ tiêu trong Thuyết minh Đề tài, các Phụ lục 1,2, 3,4 kèm theo Hợp đồng.

  1. Xây dựng kế hoạch đấu thầu, mua sắm trang bị, thiết bị của Đề tài bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển phê duyệt và thực hiện mua sắm trang bị, thiết bị theo quy định.
  2. Chấp hành các quy định pháp luật và những yêu cầu của cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Đề tài theo quy định.
  3. Chủ động sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả.
  4. Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần (theo mẫu BC ĐK - 01) và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện Đề tài, báo cáo quyết toán hoặc tình hình sử dụng số kinh phí đã nhận trước khi nhận kinh phí của đợt tiếp theo.
  5. Thực hiện việc đánh giá cấp cơ sở theo quy định hiện hành khi kết thúc Đề tài. Sau khi đánh giá cấp cơ sở, Bên B có trách nhiệm chuyển cho Bên A các tài liệu, mẫu sản phẩm nêu trong Thuyết minh Đề tài và các Phụ lục 1, 2 kèm theo trong Hợp đồng, báo cáo quyết toán tài chính của Đề tài và toàn bộ hồ sơ đã được hoàn chỉnh trên cơ sở kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở để Bên A tiến hành tổ chức thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước theo quy định hiện hành.

i. Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định.

k. Có trách nhiệm quản lý tài sản được mua sắm bằng kinh phí do Bên A cấp hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Đề tài, cho tới khi có quyết định xử lý các tài sản đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

l. Thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo uỷ quyền của Bên A đối với kết quả nghiên cứu. Công bố, sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

m. Thực hiện đăng ký kết quả của Đề tài tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo quy định.

n. Phân định trách nhiệm của Tổ chức chủ trì thực hiện Đề tài và Chủ nhiệm Đề tài:

  • Tổ chức chủ trì thực hiện Đề tài chịu trách nhiệm thực hiện các điểm d, k của khoản 2, Điều 2.
  • Chủ nhiệm Đề tài chịu trách nhiệm thực hiện các điểm a, c, f, 1 của khoản 2,

Điều 2.

  • Chủ nhiệm Đề tài cùng Tổ chức chủ trì thực hiện Đề tài chịu trách nhiệm thực hiện các điểm b, e, g, h, i, m của khoản 2, Điều 2.

Điều 3. Xử lý tài chính khi chấm dứt Hợp đồng

Khi chấm dứt Hợp đồng, việc xử lý về tài chính được thực hiện như sau:

  1. Đối với Đề tài đã kết thúc:
  1. Khi Đề tài đã kết thúc và đánh giá nghiệm thu đạt yêu cầu thì Bên A tất toán kinh phí cho Bên B theo quy định hiện hành.
  2. Khi Đề tài đã kết thúc, nhưng nghiệm thu không đạt yêu cầu thì Bên A xem xét quyết toán kinh phí cho Bên B trên cơ sở kết luận về trách nhiệm và xác định những nội dung công việc Bên B đã thực hiện của Hội đồng đánh giá nghiệm thu hoặc theo đánh giá của tổ chức tư vấn/chuyên gia độc lập do Bên A yêu cầu.
  1. Đối với Đề tài không hoàn thành:
  1. Trường hợp Đề tài không hoàn thành do một trong các đại diện của Bên B không còn mà hai bên không thống nhất được đại diện khác thay thế thì đại diện còn lại của Bên B có trách nhiệm hoàn lại cho Bên A số kinh phí đã cấp nhưng chưa sử dụng. Đối với phần kinh phí đã cấp và đã sử dụng thì hai bên cùng phối hợp xác định khối lượng công việc đã triển khai phù hợp với kinh phí đã sử dụng để làm căn cứ quyết toán theo quy định hiện hành về quản lý tài chính.
  2. Trường hợp Đề tài không hoàn thành do một bên đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng:
  • Nếu Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng do lỗi của Bên B thì Bên B phải bồi thường 100% kinh phí Bên A đã cấp để thực hiện Đề tài.
  • Nếu Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng không do lỗi của Bên B thì Bên B không phải bồi thường số kinh phí đã sử dụng để thực hiên Đề tài, nhưng vẫn phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
  • Nếu Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện Hơp đồng do lỗi của Bên A thì Bên B không phải bồi thường số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Đề tài, nhưng vẫn phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
  • Nếu Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng không đo lỗi của Bên A thì Bên B phải bồi thường 100% kinh phí Bên A đã cấp để thực hiện Đề tài.

c. Trường hợp có căn cứ để khẳng định không còn nhu cầu thực hiện Đề tài:

  • Nếu hai bên thống nhất chấm dứt Hợp đồng thì cùng nhau xác định khối lượng công việc Bên B đã thực hiện để làm căn cứ thanh toán số kinh phí Bên B đã sử dụng để thực hiện Đề tài.
  • Nếu hai bên thoả thuận ký Hợp đồng mới để thay thế và kết quả nghiên cứu của Hợp đồng cũ là một bộ phận cấu thành kết quả nghiên cứu của Hợp đồng mới thì số kinh phí đã cấp cho Hợp đồng cũ được tính vào kinh phí cấp cho Hợp đồng mới và tiếp tục thực hiện với Hợp đồng mới.

Điều 4. Điều khoản chung

  1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hoặc có căn cứ để chấm đứt thực hiện Hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia ít nhất là 15 ngày (mười lăm ngày) trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt thực hiên Hợp đồng, để cùng xác định trách nhiệm của mỗi bên và hình thức xử lý. Các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký của các bên và được coi là bộ phận của Hợp đồng và là căn cứ để nghiệm thu kết quả của Đề tài.
  2. Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng khiến một trong hai bên không thể thực hiện tiếp hoặc thực hiện không đúng nội dung Hợp đồng, hai bên có trách nhiệm phối hợp xác định nguyên nhân và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
  3. Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết. Trường hợp không hoà giải được thì có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết. Trường hợp không có thoả thuận giải quyết tại Trọng tài thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 5. Hiệu lực của Hợp đồng

Hợp đồng này có hiộu lực từ ngày 1/5/2007. Hợp đồng gồm 12 trang (cả phụ lục 1, 2, 3 và 4) được lập thành 8 bản bằng tiếng Việt và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 4 bản.

 

Bên A (Bên giao)

Chủ nhiệm Chương trình

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên)

 

(Đã ký)

 

 

GS.TS.Dương Phú Hiệp

 

 

 

Bên B (Bên nhận)

Chủ nhiệm Đề tài

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên)

 

(Đã ký)

 

 

GS.TS.Lê Minh Tâm

Giám đốc Văn Phòng các Chương trình

(Dấu, chữ ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Đỗ Xuân Cương

Cơ quan chủ trì Đề tài

(Dấu, chữ ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

TS.Dương Thị Thanh Mai

     

 

 

 

 


 

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

Hợp đồng số: 03/2006/HĐ - ĐTCT-KX.03.03/06-10

PHỤ LỤC 1

 

danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả iii, iv

TT

Tên tài liệu

Số lượng

Ghi chú

1

Bài báo

10

Về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài

2

Sách chuyên khảo

01-02

 

3

Tài liệu phục vụ giảng dạy, đào tạo sau đại học; nguồn nhân lực được đào tạo (Giáo trình Đại học luật; chuyên đề đào tạo sau đại học);

01-02

Được sử dụng ở các cơ sở đào tạo sau đại học về luật học, sử học, và văn hoá.

4

Sơ đồ cấu trúc văn hoá pháp luật.

01

Thể hiện rõ ràng, chính xác các bộ phận hợp thành văn hoá pháp luật và các mối liên kết bên trong và ngoài hệ thống.

5

Bảng số liệu kết quả điều tra về văn hoá pháp luật.

01

Phải đảm bảo tính xác thực, có nguồn rõ ràng, cập nhật, có độ tin cậy cao.

6

Báo cáo phân tích:

  • Các Báo cáo chuyên đề.
  • Báo cảo kết quả khảo sát.
  • Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nhánh.
  • Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.
  • Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài
  • Bản kiến nghị.

01

  • Phải nêu và phân tích được các luận điểm khoa học
  • Phải đưa ra được những đánh giá đúng, xác thực, khách quan và thuyết phục về các giá trị của di sản văn hoá pháp luật Việt Nam
  • Đánh giá toàn diện, đầy đủ, chính xác, khách quan thực trạng văn hoá pháp luật Việt Nam
  • Phải chọn lọc được những kinh nghiệm, bài học của các nước có thể ứng dụng vào điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống giải pháp và kiến nghị phải được luận giải rõ về lợi ích, tính khoa học, tính khả thi và các điều kiện đảm bảo việc áp dụng các kiến nghị.

7

Tài liệu dự báo về xu hướng vận động của văn hoá pháp luật ở Việt Nam

01

Dự báo chính xác và khoa học.

8

Mô hình văn hóa pháp luật Việt Nam

01

Thể hiện rõ quan điểm, định hướng, nguyên tắc và những đặc trưng cơ bản của văn hoá pháp luật ở Việt Nam

Ghi chú:

Dạng kết quả III:

  • Sơ đồ, bản đồ;
  • Số liệu, cơ sở dữ liêu;
  • Báo cáo phân tích;
  • Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình...)
  • Đề án, quy hoạch;
  • Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi;
  • Các loại khác.

Dạng kết quả IV:

  • Bài báo;
  • Sách chuyên khảo;
  • Kết quả tham gia đào tạo sau đại học;
  • Sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Các loại khác.

 

 

 

PHỤC LỤC 2 (Không có)

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT CỦA NĂM 2007

TT

Sản phẩm phải đạt

Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm

Tiến độ hoàn thành

1

Xây dựng đề cương chi tiết

Đề cương

5/2007

2

Thu thập, tổng thuật các tài liệu liên quan đến đề tài

Tài liệu, báo cáo tổng thuật

12/2007

3

Triển khai việc nghiên cứu chuyên đề của 5 đề tài nhánh và kết thúc đề tài nhánh 1;

Báo cáo kết quả nghiên cứu của 35 chuyên đề và đề tài nhánh 1

12/2007

4

Khảo sát, điều tra thực tế 10 tỉnh: xây dựng phiếu, điều tra thử và điều tra tại 2 tỉnh

- Mẫu phiếu điều tra và 500 phiếu điều tra

12/2007

5

Tổ chức 04 toạ đàm

Các báo cáo tham luận

12/2007

 

 

NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT CỦA NĂM 2008

TT

Sản phẩm phải đạt

Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm

Tiến độ hoàn thành

1

Triển khai việc nghiên cứu chuyên đề của từ đề tài nhánh 2 đến 6 và kết thúc đề tài nhánh 2,3,4,5;

Báo cáo kết quả nghiên cứu của 46 chuyên đề và đề tài nhánh 2,3,4,5

12/2008

2

Khảo sát, điều tra thực tế tại 8 tỉnh

- 2800 phiếu điều tra

12/2008

3

Tổ chức 02 hội thảo và 02 toạ đàm

Các bài viết, kỷ yếu hội thảo

12/2008

 
 

 

 

NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT CỦA NĂM 2009

TT

Sản phẩm phải đạt

Yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm

Tiến độ hoàn thành

1

Triển khai việc nghiên cứu chuyên đề của đề tài nhánh 6 và kết thúc đề tài nhánh 6

Báo cáo kết quả nghiên cứu của 5 chuyên đề và đề tài nhánh 6

5/2009

2

Khảo sát, điều tra thực tế tại 8 tỉnh

Báo cáo khảo sát

5/2009

3

Tổ chức 05 toạ đàm

Các báo cáo tham luận

5/2009

4

Hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp, tóm tắt, bản kiến nghị

 

7/2009

5

Bảo vệ chính thức, công bố kết quả nghiên cứu

 

8/2009

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4: KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA ĐỀ TÀI

TT

Các nội dung, công việc cần thực hiện

Sản phẩm cuổi cùng

Thời gian hoàn

thành sản phẩm

Mục chi

Kinh phí từ NSNN

Trong đó

Nguồn khác

Ghi chú

Tổng số

K.phí

được

khoán

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng số

K.phí

được

khoán

Tổng số

K.phí

được

khoán

Tổng số

K.phí

được

khoán

1

Xây dựng đề cương chi tiết của đề tài

Đề cương chi tiết

5/2007

114

1

1

1

1

0

0

0

0

0

 

2

Thu thập, tồng thuật các tài liệu liên quan đến đề tài

Tài liệu, báo cáo tổng thuật

12/2007

114

5,8

5,8

5,8

5,8

0

0

0

0

0

 

3

Nghiên cứu các chuyên đề, đề tài nhánh

 

 

 

529,8

529,8

155

155

330

330

44,8

44,8

 

 

35 báo cáo c.đề và báo cáo nhánh1

12/2007

114

155

155

155

155

 

 

 

 

 

 

Hội thảo nhánh 1

6/2008

119

11

11

 

 

11

11

 

 

 

 

Báo cáo kết quả nghiên cứu của 46 chuyên đề và đề tài nhánh 2,3,4,5

12/2008

114

319

319

 

 

319

319

 

 

 

 

Báo cáo kết quả nghiên cứu của 5 chuyên đề và đề tài nhánh 6

5/2009

114

44,8

44,8

 

 

 

 

44,8

44,8

 

 

4

Điều tra khảo sát

 

 

 

289,12

289,12

36,4

36,4

220,83

220,83

31,89

31,89

 

 

Mẫu phiếu điều tra và 500 phiếu điều tra

12/2007

119

36,4

36,4

36,4

36,4

 

 

 

 

 

 

2800 phiếu điều tra

12/2008

119

220,83

220,83

 

 

220,83

220,83

 

 

 

 

Báo cáo khảo sát

5/2009

119

31,89

31,89

 

 

 

 

31,89

31,89

 

 

5

Tổ chức các hội thảo và tọa đàm

 

 

 

204,35

204,35

43,85

43,85

90,65

90,65

69,85

69,85

0

 

4 tọa đàm

12/2007

119

43,85

43,85

43,85

43,85

 

 

 

 

 

 

02 hội thảo và 02 tọa đàm

12/2008

119

90,65

90,65

 

 

90,65

90,65

 

 

 

 

05 tọa đàm

5/2009

119

69,85

69,85

 

 

 

 

69,85

69,85

 

 

6

Xây dựng báo cáo chung của đề tài

Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài

8/2009

114

36,2

36,2

 

0

0

 

36,2

36,2

0

 

7

Chi các hoạt động khác: Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm, đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu, dịch tài liệu

 

8/2009

119

112,53

112,53

46,55

46,55

29

29

36,98

36,98

0

 

8

Mua tài liệu dụng cụ

 

12/2008

119

17

17

10

10

7

7

 

 

 

 

9

Phụ cấp chủ nhiệm đề tài

 

8/2009

114

4,2

4,2

1,2

1,2

1,8

1,8

1,2

1.2

0

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1200

1200

299,8

299,8

679,28

679,28

220,92

220,92

0

 

 

 

 

 

 

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  1. THÔNG TIN CHUNG V ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài

“VĂN HÓA PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN”

2. Mã số: KX.03.03/06-10

3. Thời gian thực hiện: 28 tháng

(Từ tháng 5/2007 đến tháng 8/2009)

4. Cấp quản lý

Nhà nước

5. Kinh phí 1.200 triệu đồng.

Nguồn

Tổng số

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

1.200.000.000đ (một tỷ hai trăm triệu đồng chẵn

- Từ nguồn tự có của cơ quan

- 0

- Từ nguồn khác (vốn ODA)

- 0

6. Thuộc Chương trình: Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, xã số: KX 03/06/10

7. Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Lê Minh Tâm

Năm sinh: 1951                                 Nam/Nữ: Nam

Học hàm: Giáo sư                       Năm được phong hàm: 2003

Học vị: Tiến sỹ                               Năm đạt học vị: 1992

Chức danh khoa học: Giáo sư

Chức vụ: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội

Điện thoại: Cơ quan: 048344018             Nhà riêng: 048351106      

Mobile: 0903229498; 0979358889

Fax: 048343226                      E-mail: leminhtam@moi.gov.vn

Tên cơ quan đang công tác: Trường Đại học Luật Hà Nội

Địa chỉ cơ quan: 87, Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

Địa chỉ nhà riêng: Phòng 101a, A4, Đường Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

8. Cơ quan chủ trì đề tài

Tên cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.

Điện thoại: 048231131                        Fax: 048237473

E-mail:                                                     Website:

Địa chỉ: 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng cơ quan: TS. Dương Thị Thanh Mai

Số tài khoản: 93101038

Kho bạc: Kho bạc Nhà nước Ba Đình

Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Tư pháp

     

II. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

9. Mục tiêu của đề tài

Đề tài được triển khai nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

  • Làm rõ cơ sở lý luận của văn hóa pháp luật, xác định đúng vị trí, vai trò, các thành tố của văn hóa pháp luật, các yếu tố quy định, chi phối quá trình hình thành, vận động và phát triển của văn hóa pháp luật;
  • Xác định những giá trị, đặc trưng của văn hoá pháp luật Việt Nam trong lịch sử và đương đại; đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng vận động của văn hóa pháp luật ở Việt Nam;
  • Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật ở Việt Nam, phù hợp với bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đảm bảo quyền con người, dân chủ hóa mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội.

10. Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

10.1. Tình trạng đề tài

       Mới              Kế tiếp (tiếp tục hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả)

10.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc nh vực của đề tài

a. Tình hình nghiên cứu trong nước:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII (1998) khẳng định quan điểm coi văn hoá là nền tảng tình thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội[1]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách[2]. Văn hoá có trong mọi lĩnh vực hoạt động, mỗi lĩnh vực có văn hoá của riêng mình và văn hoá trong mỗi lĩnh vực đều có tác động đến đời sống văn hoá - xã hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kỉnh tế, xã hội, văn hoá”[3], trong đó, “Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị[4].

Văn hoá pháp luật ở Việt Nam - với ý nghĩa là một bộ phận của văn hoá dân tộc, bao gồm những giá trị tinh thần và vật chất được sáng tạo và bảo tồn theo dòng chảy lịch sử trong đời sống chính trị - pháp lý quốc gia, vừa thể hiện bản sắc riêng của dân tộc, vừa phải phát triển phù hợp với nhịp bước thời đại, đặc biệt trong điều kiện nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Với ý nghĩa là nền tảng cho sự phát triển nền chính trị - pháp lý của một nhà nước đang hướng tới những giá trị pháp quyền dân chủ, xã hội chủ nghĩa, trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, văn hoá pháp luật bắt đầu được nghiên cứu từ những góc độ và ở các quy mô khác nhau nhưng cho đến nay, đây vẫn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều.

Trong các công trình nghiên cứu về văn hóa, về tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam[5], các nhà văn hoá học, sử học, chính trị học, luật học đã bước đầu nhận diện một số giá trị riêng biệt của văn hoá pháp luật Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; về những nhân tố tác động tới sự hình thành, phát triển hệ tư tưởng chính trị - pháp lý ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, trong các công trình này, văn hoá pháp luật chưa hiện diện như một đối tượng nghiên cứu độc lập, một bộ phận hợp thành của văn hoá dân tộc.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số đề tài khoa học cấp bộ và luận án tiến sỹ luật học[6] đã tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật và hình thành lối sống theo pháp luật của các đối tượng khác nhau (thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên; nhân dân lao động ở các địa bàn khác nhau; cán bộ công chức nhà nước...). Đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu và khá toàn diện về ý thức pháp luật - giá trị tinh thần cơ bản của văn hoá pháp luật Việt Nam; về đặc trung của ý thức pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành ý thức pháp luật của con người Việt Nam. Trong một vài công trình nói trên, thuật ngữ văn hoá pháp luật đã được đề cập đến nhưng chỉ từ góc độ của các giá trị “tĩnh” (ý thức pháp luật của các đối tượng được nghiên cứu) mà chưa được nhận diện đầy đủ với tư cách là một khái niệm khoa học, một thực thể văn hoá trong đời sống xã hội.

Từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998) đã xuất hiện một số đề tài khoa học, các bài nghiên cứu trên các tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học bàn chuyên về văn hoá pháp luật[7]. Lần đầu tiên, văn hoá pháp luật Việt Nam đã được nhận diện như một hệ thống các giá trị tinh thần (ý thức pháp luật) và giá trị vật chất (hệ thống pháp luật hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các thiết chế pháp luật) được hình thành và bảo tồn từ trong quá khứ của dân tộc, đang vận động, phát triển và phát huy vai trò sáng tạo trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập, giao lưu với các nền văn hoá pháp luật khác trong khu vực và thế giới. Một hướng nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao cũng đã bước đầu được triển khai - đó là nghiên cứu văn hoá pháp luật trong một số lĩnh vực hoạt động quyền lực nhà nước và hoạt động dân doanh[8]. Bên cạnh đó, cũng có một số đề tài nghiên cứu tiếp về từng yếu tố của văn hoá pháp luật (ý thức pháp luật, hộ thống pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật...), đặc biệt là những công trình mang tính tổng kết về xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật sau 20 năm đổi mới[9].

Mặc dù có những bước khởi đầu như vậy, nhưng việc nghiên cứu về văn hoá pháp luật ở Việt Nam còn rất hạn chế, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của văn hoá pháp luật trong đời sống văn hoá - xã hội, chính trị - pháp lý của đất nước. Những bất cập chủ yếu trong nghiên cứu về văn hoá pháp luật ở Việt Nam là:

1/ Chưa hình thành rõ quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá pháp luật ở Việt Nam, do đó, cho đến nay vẫn chưa xây dựng được hệ thống lý luận về văn hoá pháp luật ở Việt Nam;

2/ Chưa có một đề tài khoa học ở cấp độ tương xứng để có thể nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về văn hoá pháp luật ở Việt Nam;

3/ Việc thu thập, nghiên cứu di sản văn hoá pháp luật của dân tộc trong các thời kỳ lịch sử cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm, bài học về xây dựng văn hoá pháp luật của các nước có những mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng về văn hoá và pháp luật với nước ta còn hạn chế, tản mạn;

4/ Tính ứng dụng của các công trình nghiên cứu về văn hoá pháp luật còn rất hạn chế do cách lựa chọn nội dung và phương pháp nghiên cứu cũng như do thiếu các phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu tới các địa chỉ liên quan, đặc biệt là với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về luật, văn hoá.

b. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:

Theo đánh giá của nhiều học giả quốc tế đương đại thì văn hoá pháp luật được quan tâm nghiên cứu từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước ở một số nước như Mỹ, Liên Xô (cũ), Nhật Bản... Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu văn hoá pháp luật được đặt ra chậm hơn - từ giữa những năm 80 - nhưng sau đó đã có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với tiến độ cải cách kinh tế, chính trị. Nhìn ở bình diện quốc tế, để đáp ứng nhu cầu giao lưu, hợp tác, mở cửa, hội nhập của các quốc gia, văn hóa nói chung và văn hóa pháp luật nói riêng là những chủ đề ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Ở mức khái quát, các học giả nghiên cứu về văn hóa pháp luật đã từng buớc xây đựng được lược đồ vận động của các truyền thống, dòng văn hóa pháp luật trên thế giới gắn liền với quá trình hình thành và phát triển, phổ biến các truyền thống pháp luật (pháp luật common law, pháp luật châu Âu lục địa, pháp luật xã hội chủ nghĩa, pháp luật hồi giáo v.v).

Tại Liên Xô (cũ), văn hoá pháp luật được nghiên cứu chủ yếu từ góc độ ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật. Văn hoá pháp luật được hiểu là một biểu hiện của ý thức pháp luật đã đạt đến trình độ nhất định để điều chỉnh hành vi[10]. Do đó, văn hoá pháp luật là thước đo hiểu biết, thái độ của con người đối với các vấn đề pháp luật (từ ý thức pháp luật đến năng lực giải thích và áp dụng, thí hành pháp luật). Quá trình giáo dục pháp luật của một xã hội phản ánh và tác động tích cực đến trình độ văn hoá pháp luật của xã hội đó nhưng đây không phải là hai khái niệm đồng nhất.

Nhật Bản, nhiều học giả cho rằng văn hoá pháp luật đồng nhất với ý thức pháp luật[11]. Văn hoá pháp luật được tiếp cận từ quan điểm lịch sử văn hoá truyền thống trong đó pháp luật ra đời và phát triển (bao gồm cả pháp luật thành văn, phong tục, tập quán pháp). Pháp luật chỉ có thể phát huy được chức năng của mình trong bối cảnh văn hoá và thông qua ý thức, quan niệm của chính con người. Do đó, yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định của văn hoá pháp luật chính là ý thức pháp luật.

Tại Mỹ, giới học giả bắt đầu sử dụng thuật ngữ văn hoá pháp luật (Legal Culture) vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Việc nghiên cứu văn hoá pháp luật ở Mỹ chịu ảnh hưởng của việc nghiên cứu “văn hoá chính trị” được tiến hành từ trước đó một thập kỷ. Lawrence Fredman[12] là người đóng góp nhiều công sức cho việc xây dựng khái niệm khoa học về văn hoá pháp luật - đó là sự nhận thức, cách nhìn và phương thức hành vi của con người đối với chế độ pháp luật. Quan niệm của Fredman về văn hoá pháp luật nội tại của các học giả (Internal legal culture) và văn hoá pháp luật ngoại diên của công chúng (External legal culture) nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu. Theo đó, văn hoá pháp luật của các học giả đi từ học thuyết đến thực tiễn để giải thích những thay đổi xã hội - pháp lý, còn văn hoá pháp luật của công chúng thể hiện quan điểm, lợi ích và áp lực, nhu cầu sử dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề thực tiễn hàng ngày. Văn hoá ngoại diên sẽ phù hợp với văn hoá nội tại và một trật tự pháp luật mới được hình thành khi chức năng, năng lực của chế độ pháp luật đáp ứng yêu cầu về một nền công lý được hình thành trên cơ sở ý nguyện của các cá nhân (Total Justice)[13]. Lý thuyết này hiện đang được các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở nhiều nước ứng dụng để phân tích, đánh giá nguyên nhân của những hiện tượng bất cập, trì trệ trong các lĩnh vực pháp luật và khuynh hướng ứng xử của công chúng đối với các nền công lý đương đại.

Tại Trung Quốc, từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu văn hoá pháp luật được quan tâm và đẩy mạnh. Nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá pháp luật đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó đáng chú ý là quan điểm của học giả Tôn Quốc Hoa[14] về 4 yếu tố hợp thành của văn hoá pháp luật. Các yếu tố đó là: tư tưởng pháp luật, quy phạm pháp luật, cơ cấu (thiết chế) pháp luật và nghệ thuật sử dụng pháp luật. Giữa các yếu tố này tồn tại mối quan hệ vừa mâu thuẫn, vừa hỗ trợ nhau và làm cho văn hoá pháp luật trở thành một thực thể luôn vận động, phát triển. Tính “động” của văn hoá pháp luật được hiểu là trạng thái vận động (xã hội hoá, hiện thức hoá) các giá trị cơ bản chi phối hoạt động thực tiễn của con người trong lĩnh vực pháp luật. Các học giả cũng đã nghiên cứu sâu cơ sở triết học và các luồng văn hoá hợp thành văn hoá pháp luật truyền thống Trung Quốc.

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, các nghiên cứu về văn hoá nói chung, văn hoá pháp luật nói riêng đặt ra nhiều vấn để mới về diện mạo văn hoá của mỗi quốc gia trong sự giao lưu và tiếp biến bằng nhiều phương thức khác nhau với các nền văn hoá khác[15]. Đó là vấn đề biên giới cứng, biên giới mềm hay không còn biên giới trong sự giao lưu giữa các nền văn hoá pháp luật khi các quốc gia tham gia vào các tổ chức, liên minh quốc tế thống nhất, trong đó có cả thống nhất về mặt pháp luật (như EU). Trong bài viết “Về việc sử dụng khái niệm văn hóa pháp luật (Using the concept of legal culture -2004), Giáo sư David Nelken (Đại học Macerata - Italia) đưa ra kiến giải đối với câu hỏi: liệu quốc gia có còn là đơn vị thích hợp để nghiên cứu về văn hoá pháp luật hay không trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay? Các tác giả cuốn sách Văn hoá pháp luật trong thời đại toàn cầu hoá: Châu Mỹ Latin và Châu Âu Latin[16] đã thể hiện quan điểm về bảo tồn và phát triển đa dạng văn hoá thông qua việc nghiên cứu so sánh một số tình huống chọn lọc ở một số nước công nghiệp phát triển OECD như Pháp, Ý với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở Châu Mỹ Latin. Các tác giả lập luận rằng việc nghiên cứu đồng thời văn hoá pháp luật của những quốc gia này có ý nghĩa quan trọng vì đây là những quốc gia có chung nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo thịnh hành và truyền thống luật thành văn, hiện nay đều đang cùng là các quốc gia thành viên của những tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới đồng thời lại tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau. Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật hàng đầu trong khu vực mà tiêu biểu là Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore (NUS) đã nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy môn Luật so sánh ở trình độ đại học, cao học, trong đó có một nội dung trọng tâm là nghiên cứu về sự thống nhất trong đa dạng văn hoá pháp luật của các nước ASEAN.

Tuy nhiên, để phác họa chính xác về văn hóa pháp luật Việt Nam, vẫn còn thiếu những nghiên cứu về văn hóa pháp luật của các quốc gia trong khu vực ASEAN và các nước lân cận để làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt, những đặc trưng cơ bản trong văn hóa pháp luật của các nước trong khu vực, từ đó làm nổi bật những điểm đặc thù trong văn hóa pháp luật Việt Nam.

10.3. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, hệ thống pháp luật nước ta đã được hoàn thiện một bước khá căn bản, góp phần quan trọng tạo lập khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường và quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mọi người, từ quan chức đến doanh nhân và người dân thường về vai trò của pháp luật và cách thức sử dụng công cụ pháp luật để tổ chức công việc và đời sống, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từng bước hiện thực hoá khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật trong đời sống vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sổng. Quy trình làm luật còn nhiều điểm bất hợp lý, thiếu dân chủ và khoa học; chưa có cơ chể thu hút sự tham gia của nhân dân, đặc biệt là của các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các nhóm lợi ích chịu sự tác động trực tiếp vào việc soạn thảo chính sách và dự thảo luật nên còn những văn bản nặng về lợi ích cục bộ và tạo thuận lợi cho bộ, ngành quản lý nhà nước, không phản ánh đúng nhu cầu của thực tiễn khách quan và nguyện vọng, ý chí của người dân, do đó, chưa tạo được sự ủng hộ, đồng thuận xã hội trong quá trình triền khai thực hiện. Việc chấp hành pháp luật, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương của xã hội còn bị coi nhẹ. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biển phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, các tệ nạn xã hội chưa có dấu hiệu giảm. Các thiết chế thực thi pháp luật chưa thực sự dễ tiếp cận đối với người dân, trong nhiều trường hợp chưa trở thành chỗ dựa tin cậy để người dân bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của mình. Tinh trạng vi phạm pháp luật, tội phạm, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp đang gây bức xúc, bất bình trong nhân dân, làm tổn hại nghiêm trọng tới uy tín của Đảng và chế độ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây tâm lý e ngại, thiếu tin tưởng vào hiệu lực pháp luật từ phía các cộng đồng dân cư, trong đó có cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài đang hợp tác, đầu tư vào Việt Nam. Tình trạng để được hường quyền hợp pháp, kể cả quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp, các doanh nghiệp và người dân thường phải đi đường vòng, thậm chí bằng con đường bất hợp pháp đã trở nên hiện tượng phổ biển. Sự chấp nhận một cách bất buộc tình trạng “chung sống” với hiện tượng bất hợp pháp là điều ai cũng nhận thấy nhưng chưa hoặc rất chậm được khắc phục, lâu dần tạo nên trạng thải bất bình trong im lặng hoặc thờ ơ, bất tuân trước những yêu cầu của các quy tắc pháp luật và đạo đức.

Nguyên nhân của những yếu kém nói trên đã được phân tích sâu sắc tại Chỉ thị 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trước tiên, đó là việc nghiên cứu lý luận về nhà nước và pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn, còn thiếu những những chương trình tổng thể, toàn diện, có tầm chiến lược về xây dựng pháp luật, cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phù hợp với sự vận động khách quan của nền kinh tế thị trường đang chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; ý thức pháp luật, bao gồm cả nhận thức, tâm thức, thái độ pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế; trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước ở cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp còn nhiều bất cập, yếu kém.

Nhìn từ góc độ văn hoá - nền tảng tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội, có thể thấy, dân chủ và pháp quyền - các giá trị cơ bản của văn hoá pháp luật trọng dân, trọng pháp, một trong những di sản quý giá nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, về nhà nước và pháp luật chưa thực sự được nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật của Nhà nước, chưa trở thành nếp nghĩ, nếp sống trong xã hội Việt Nam hiện nay[17]. Trong một thời gian dài, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhiều di sản văn hoá pháp luật của cha ông ta đã không được nghiên cứu đầy đủ, các công trình lập pháp đổ sộ của các triều đại phong kiến đã được giới học giả quốc tế thừa nhận như những giá trị nhân văn, tiến bộ lớn nhưng ở ngay trong nước lại chỉ được xem như chuyện của quá khứ, dù có nói đến những phần đặc sắc thì cũng chỉ dừng lại ở dạng thông tin còn vấn đề gạn đục, khơi trong để kế thừa, phát triển trong điều kiện mới thì hầu như chưa được đặt ra và thực hiện. Trong khi đó, với nhũng bước đi ban đầu trên con đường chưa có tiền lệ nhằm xây dựng nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu để tiếp thu những giá trị có tính phổ quát của văn hóa pháp luật nhân loại cũng rất hạn chế như đã phân tích ở trên, dẫn đến có những nơi, những lúc sự sao chép thiếu chọn lọc mô hình pháp luật và các thiết chế xây dựng, thực thi pháp luật đã góp phần làm nặng nề thêm những bất cập của hệ thống pháp luật vốn đã nhiều yếu kém của thời kỳ chuyển đổi.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một nền kinh tế phát triển, một nền chính trị dân chủ phải đi kèm với một nền văn hóa pháp luật ở trình độ cao. Phát huy các giá trị văn hóa trong hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật trở thành đòi hỏi có tính cấp bách, góp phần đảm bảo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng Nhà nước pháp quyền, thì việc nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa pháp luật trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật trở nên vô cùng cấp thiết. Mục tiêu của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp chỉ có thể đạt được khi được tiến hành trong môi trường văn hoá dân chủ, trọng dân, trọng pháp thông qua văn hoá ứng xử của những con người, tổ chức cụ thể.

Để có cơ sở khoa học cho việc thực hiện mục tiêu trên, vấn đề cấp thiết hiện nay là nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về văn hóa pháp luật ở Việt Nam, góp phần khẳng định những giá trị văn hóa pháp luật của dân tộc, khai thác và áp dụng những kinh nghiệm, bài học qúy của dân tộc và nhân loại vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật theo các định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Do đó, việc Nhà nước đầu tư triển khai nghiên cứu chủ đề “Văn hóa pháp luật ở Việt Nam: từ lý luận đến thực tiễn” ở quy mô đề tài độc lập cấp nhà nước là rất đúng đắn và kịp thời. Đây là cơ hội đầu tiên để vấn đề “Văn hóa pháp luật ở Việt Nam” được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, có chiều sâu, tương xứng với các yêu cầu, mục tiêu mà thực tiễn xây dựng, thực hiện pháp luật đang đặt ra.

10.4. Những vấn đề mới (về lý luận và thực tiễn) đề tài đặt ra nghiên cứu

  • Xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa pháp luật nói chung và văn hoá pháp luật Việt Nam nói riêng; xác định đúng vị trí, vai trò của văn hoá pháp luật trong việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia, của các nhóm chủ thể trong xã hội;
  • Nghiên cứu và khẳng định những giá trị văn hoá pháp luật truyền thống của Việt Nam cần kế thừa và phát triển;
  • Nghiên cứu sự giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa pháp luật Việt Nam với văn hoá pháp luật một số nước trên thế giới; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hoá;
  • Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần xây dựng văn hóa pháp luật ở Việt Nam, phù hợp với bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đảm bảo quyền con người, dân chủ hóa mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội.

11. Cách tiếp cận đề tài

Tiếp cận văn hóa pháp luật phải dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chung của văn hóa và pháp luật trong môi trường xã hội và thể chế nhà nước. Những quan điểm lý luận về văn hóa được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu văn hóa pháp luật thể hiện ở chỗ:

  • Văn hóa như một hoạt động, đặc trưng cho bản chất con người, là trình độ người trong phát triển, là thước đo về chân lý, tính nhân văn trong phát triển con người và xã hội.

- Văn hóa như một giá trị và hệ giá trị chân, thiện, mỹ là những giá trị phổ quát của văn hóa.

- Văn hóa mang bản chất sáng tạo và đổi mới, là động lực tinh thần của mọi quá trình đổi mới và phát triển.

Như vậy, tiếp cận hoạt động - giá trị - sáng tạo của văn hóa là cơ sở tiếp cận văn hóa pháp luật.

Tiếp cận văn hóa pháp luật phải tính đến những tác động kinh tế - xã hội - chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa.

Do đó, nghiên cứu văn hóa pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay, là sự vận dụng tổng hợp các cách tiếp cận chủ yếu sau đây:

1. Cách tiếp cận toàn diện: Coi văn hoá pháp luật là bộ phận của văn hoá dân tộc, đồng thời có tính độc lập tương đối và có mối quan hệ chặt chẽ với văn hoá chính trị, văn hoá quản lý cũng như với các bộ phận khác của văn hoá dân tộc.

2. Cách tiếp cận liên ngành: “Văn hóa pháp luật ở Việt Nam” được nghiên cứu với sự phối, kết hợp của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó phải kể đến triết học, sử học, văn hóa học, xã hội học và luật học.

3. Cách tiếp cận hệ thống: Coi văn hoá pháp luật như một hệ thống có cấu trúc nội tại phức hợp với nhiều mối liên hệ theo chiều ngang, chiều dọc.

4. Cách tiếp cận văn hóa pháp luật trong trạng thái “động”: văn hoá pháp luật được nghiên cứu trong trạng thái vận động, phát triển trong toạ độ 3 chiều: thời gian văn hoá - tiến trình lịch sử (sự kế thừa, phát triển của các giá trị); không gian văn hoá - sự giao lưu, tiếp biến với các bộ phận, nền văn hoá khác nhau; chủ thể văn hoá - văn hoá pháp luật trở thành yếu tố điều chỉnh ý thức và hành vi của các chủ thể trong xã hội.

5. Cách tiếp cận kết hợp nghiên cứu đồng đại và lịch đại: Các yếu tố hợp thành của văn hoá pháp luật được xem xét đồng đại, đồng thời mỗi yếu tố lại được nghiên cứu theo lịch đại.

6. Cách tiêp cận thực tiễn: Văn hóa pháp luật ở Việt Nam được nghiên cứu gắn với thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội. Các luận cứ khoa học được nghiên cứu cả từ góc độ lý luận và thông qua điều tra dư luận xã hội. Các kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng để giải quyết những vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng, thực thi hệ thống pháp luật, phục vụ sự nghiệp cải cách, đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay.

  1. Nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu và các yêu cầu của thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu 6 nội dung chủ yếu, mỗi nội dung được thực hiện thông qua hệ các chuyên đề (xem Phụ lục 1 tại trang 11-13 của Bản thuyết trình này) đồng thời tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát xã hội phục vụ yêu cầu nghiên cứu của đề tài..

  1. Các vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật

Đề tài tập trung vào các vấn đề sau đây:

  • Làm rõ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung và văn hóa pháp luật nói riêng.
  • Phân tích và đánh giá các quan điểm khoa học khác nhau về văn hoá pháp luật trong nước và quốc tế;
  • Xây dựng hệ quan điểm, cơ sở lý luận về văn hoá pháp luật và hệ tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia, của các nhóm chủ thể trong xã hội.

Văn hóa pháp luật trong đề tài được nghiên cứu trên 3 phương diện: (1) ý thức pháp luật, (2) hệ thống pháp luật (bao gồm cả các thiết chế pháp luật), (3) phương pháp, kỹ năng sử dụng pháp luật của các chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội, chính trị - pháp lý. Pháp luật ở đây được hiểu bao gồm cả những ràng buộc xã hội được pháp luật thừa nhận như tập quán, hương ước. Văn hóa pháp luật được hiểu bao gồm cả khía cạnh lý luận và thực tiễn (tính ứng dụng của nghiên cứu), vì thế không trùng khớp hoàn toàn với khái niệm “văn hóa pháp lý” (vốn chỉ nhấn mạnh tới khía cạnh lý luận của vấn đề).

  1. Nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa dân chủ và văn hóa pháp luật

Nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa dân chủ và văn hóa pháp luật, vai trò của văn hóa pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, đảm bảo tính minh bạch của hệ thống pháp luật, hệ thống thiết chế xây dựng và thực thi pháp luật, bảo vệ quyền con người.

  1. Đánh giá di sản văn hóa pháp luật Việt Nam

Việc nghiên cứu di sản văn hóa pháp luật Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước được tiến hành theo các thời kỳ lịch sử khác nhau như di sản văn hoá tiền pháp luật, văn hóa pháp luật thời kỳ trước độc lập, tự chủ (thời dựng nước, thời Bắc thuộc); văn hoá pháp luật thời độc lập, tự chủ; văn hóa pháp luật thời Pháp thuộc và văn hóa pháp luật từ năm 1945 đến nay.

Khẳng định những giá trị văn hoá pháp luật truyền thống cần kế thừa và phát triển phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật hiện nay.

Nhận diện những yếu tố tiêu cực trong di sản văn hóa pháp luật ở Việt Nam cần hạn chế, khắc phục.

  1.  Văn hóa pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới

Đề tài tập trung làm rõ:

  • Những tiền đề kinh tế - xã hội qui định sự vận động của văn hoá pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới.
  • Những đặc điểm của văn hóa pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới.
  • Đánh giá thực trạng và vai trò của văn hoá pháp luật trong một số lĩnh vực hoạt động quan trọng của nhà nước và xã hội.
  • Đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật của một số nhóm chủ thể (cán bộ, công chức, viên chức; doanh nhân; các nhóm dân cư theo địa bàn, dân tộc và lứa tuổi...).

12.5. Đánh giá giá trị văn hóa pháp luật thế giới đi vi việc xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật Việt Nam.

Đề tài tập trung làm rõ các giá trị, kinh nghiệm và bài học xây dựng, phát triển văn hoá pháp luật của một số nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc có những đặc điểm tương đồng với văn hoá pháp luật Việt Nam (Trung Quốc, Pháp, cảc nước ASEAN...).

12.6. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra hệ thống quan điểm khoa học, các giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.


 

 

PHỤ LỤC 1

HỆ CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI

  1. Các chuyên đề về lý luận

1. Văn hoá pháp luật - bộ phận của văn hoá dân tộc.

2. Văn hóa pháp luật: khái niệm, đặc trưng (phân biệt với khái niệm văn hóa pháp lý).

3. Cấu trúc của văn hóa pháp luật (những bộ phận hợp thành và các mối liên hệ).

4. Vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội.

5. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa và văn hóa pháp luật.

6. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và văn hóa pháp luật.

7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa pháp luật.

8. Các yếu tố quy định và chi phối quá trình hỉnh thành và phát triển của văn hóa pháp luật ở Việt Nam.

9. Sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hoá pháp luật.

  1. Mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật với đạo đức.
  2. Mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật và các giá trị xã hội khác.
  3. Trình độ văn hóa pháp luật: khái niệm, các tiêu chí đánh giá.
  4. Hệ tiêu chí đánh giá hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật, hiệu quả thi hành pháp luật.
  5. Hệ tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia.
  6. Hệ tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa pháp luật của cá nhân, của các nhóm chủ thể trong xã hội.
  1. Dân chủ và văn hóa pháp luật

1. Nhân dân - chủ thể sáng tạo và thụ hưởng của văn hóa pháp luật.

2. Mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật với dân chủ.

  1. Vai trò của dân chủ và pháp luật trong sự hình thành văn hóa pháp luật của cá nhân và cộng đồng.
  2. Văn hóa pháp luật và dư luận xã hội; Văn hóa pháp luật và phản biện xã hội..
  3. Văn hóa pháp luật với dư luận xã hội ở Việt Nam hiện nay.

6. Văn hóa pháp luật với phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay.

  1. Văn hóa pháp luật và vấn đề quyền con người.

8. Văn hóa pháp luật Việt Nam - nền văn hóa pháp luật vì con người.

9. Văn hoá pháp luật với dân chủ hoá đời sống xã hội và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

10. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp luật bảo đảm dân chủ ở Việt Nam.

11. Các hình thức tham gia của nhân dân vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật; trong việc thực thi pháp luật.

III. Các chuyên đề về di sản văn hóa pháp luật

1. Các di sản văn hóa tiền pháp luật ở Việt Nam (thời kỳ sơ khai - văn hóa các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên và thời kỳ chuyển tiếp - văn hóa Chăm, Mường, Thái).

2. Di sản văn hóa pháp luật Việt Nam trước thời kỳ độc lập, tự chủ.

3. Di sản văn hóa pháp luật Việt Nam thời Lý, Trần, Lê.

4. Di sản văn hóa pháp luật thời Nguyễn.

5. Văn hóa pháp luật thời Pháp thuộc.

6. Văn hóa pháp luật Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986.

  1. Văn hóa pháp luật Vỉệt Nam từ năm 1986 đến nay.
  2. Hương ước và văn hóa pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
  3. Hương ước và văn hóa pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

IV. Các chuyên đề về văn hóa pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới

  1. Các tiền đề kinh tế - xã hội qui định sự vận động của văn hóa pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới.
  2. Tổng quan về văn hoá pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới (văn hóa pháp luật trong tiến trình dân chủ hóa, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam).
  3. Văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp: khái niệm và đặc điểm.
  4. Văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam (hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong hoạt động tranh luận, chất vấn tại Quốc hội, tại các cơ quan dân cử địa phương...)
  5. Văn hóa pháp luật trong hoạt động giám sát của cơ quan dân cử.
  6. Văn hóa pháp luật trong hoạt động hành pháp: khái niệm và đặc điểm.
  7. Tổng quan về văn hóa pháp luật trong hoạt động hành pháp.

8. Văn hóa pháp luật và phong cách quản lý hành chính nhà nước.

  1. Văn hóa pháp luật và nghệ thuật quản lý nhà nước.
  2. Văn hóa pháp luật trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
  3. Văn hóa pháp luật trong hoạt động cưỡng chế hành chính.
  4. Văn hóa pháp luật trong hoạt động tư pháp: khái niệm và đặc điểm.

13. Văn hóa pháp luật trong hoạt động điều tra hình sự.

14. Văn hóa pháp luật trong hoạt động kiểm sát và thực hành quyền công tố.

  1. Văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử hình sự.
  2. Văn hóa pháp luật trong hoạt động xét xử phi hình sự.
  3. Văn hóa pháp luật trong hoạt động trọng tài.
  4. Văn hóa pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
  5. Văn hóa pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự.
  6. Văn hóa pháp luật trong kinh doanh: tổng quan.
  7. Văn hóa pháp luật của đội ngũ doanh nhân.

22. Văn hóa pháp luật của người dân đô thị.

  1. Văn hóa pháp luật của người dân nông thôn; của đồng bào dân tộc thiểu số.
  2. Văn hóa pháp luật của đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
  3. Văn hóa pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
  4. Văn hoá pháp luật của thanh, thiếu niên.
  5. Văn hoá pháp luật với sự phát triển kinh tế - xã hội.
  6. Văn hoá pháp luật với đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật: tổng quan.
  7. Văn hoá pháp luật với đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính; đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói riêng.
  8. Văn hoá pháp luật với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
  9. Văn hoá pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
  1. Các chuyên đề về văn hóa pháp luật nước ngoài và giao lưu, tiếp biến văn hóa.

1. Văn hóa pháp luật của Trung Quốc và kinh nghiệm xây dựng văn hóa pháp luật của Trung Quốc.

2. Văn hóa pháp luật của Pháp và kinh nghiệm xây dựng văn hóa pháp luật của Pháp.

  1. Văn hóa pháp luật của một số nước ASEAN.
  2. Văn hoá pháp luật của Hoa Kỳ, Nhật Bản và kinh nghiệm xây dựng văn hóa pháp lụật của Hoa Kỳ, Nhật Bản.
  3. Văn hóa pháp luật và kinh nghiệm xây dựng văn hóa pháp luật của một số quốc gia khác.Văn hóa pháp luật Việt Nam với quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa pháp luật một số quốc gia khác.
  4. Di sản văn hoá pháp luật Việt Nam trong quá trình giao luu và tiếp biến với văn hoá pháp luật Trung Hoa.
  5. Di sản văn hóa pháp Juật Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa pháp luật Pháp.

8. Di sản văn hóa phảp luật Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa pháp luật Hoa Kỳ.

9. Di sản văn hóa pháp luật Việt Nam trong quá trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa pháp luật các nước XHCN.

  1. Các chuyên đề về hệ thống quan điểm, giải pháp, kiến nghị

1. Các quan điểm, nguyên tắc xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Dự báo xu hướng vận động của văn hóa pháp luật Việt Nam trong thời gian tới.

  1. Các giải pháp về xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật ở Việt Nam:
    1. Nhóm giải pháp củng cố nền tảng lý luận về nhà nước, pháp luật và văn hoá pháp luật Việt Nam;
    2. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
    3. Nhóm giải pháp về nâng cao ý thức pháp luật.
    4. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.

3.5. Nhóm giải pháp nâng cao văn hoá pháp luật trong một số lĩnh vực và với một số chủ thể:

  • Văn hoá pháp luật trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp;
  • Văn hoá pháp luật của cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng và Nhà nước;
  • Văn hoá pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức và đội ngũ doanh nhân.
  1. Các điều kiện bảo đảm thực hiện các giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá pháp
    1. Biện pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế.

4.2. Biện pháp về hoàn thiện thiết chế.

  1. Các biện pháp khác.

Ngoài việc nghiên cứu lý luận các chuyên đề đã nêu, Đề tài sẽ tiến hành các hoạt động khảo sát xã hội học để có thông tín về thực tiễn vận động của văn hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Đề tài tập trung vào khảo sát các nội dung chủ yếu sau:

  • Mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật với dư luận xã hội, thực trạng phản biện xã hội.
  • Thực trạng văn hóa pháp luật của một số nhóm dân cư: dân cư đô thị, dân cư nông thôn, dân cư miền núi, đồng bào dân tộc, đội ngũ cán bộ công chức (tại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cấp trung ương và địa phương).

Đề tài sẽ tiến hành khảo sát tại 9 tỉnh, thành phố có tính đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho đô thị, nông thôn đồng bằng và miền núi.

Tồng số đối tượng được khảo sát, phỏng vấn khoảng 2.000 được phân bổ theo tỷ lệ hợp lý tùy điều kiện kinh tế, xã hội, dân cư của các địa phương được khảo sát (bao gồm cán bộ, công chức, các nhóm dân cư, một số nghề đặc biệt: báo chí, luật sư...), phỏng vấn sâu một số đối tượng. Đồng thời, Đề tài cũng tổ chức các cuộc tọa đàm với các đối tượng được khảo sát, ký hợp đồng cung cấp số liệu với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

13. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp lôgíc và lịch sử.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, hệ thống và mô hình hoá;

- Phương pháp nghiên cứu tình huống và dự báo.

- Phương pháp chuyên gia.

- Các phương pháp đặc thù: phân tích theo chức năng; phương pháp xã hội học pháp luật và luật học so sánh.

14.

Hợp tác quốc tế (nếu có)

Đã hợp tác

Tên đối tác

(Người và tổ chức khoa học và công nghệ)

Nội dung hợp tác

(Ghi rõ nội dung, lý do, hình thức hợp tác, kết quả thực hiện hỗ trợ cho đề tài này)

CIDA (Canada)

(Giáo sư William Neilson -ĐH Tổng hợp Victoria B.C; Giáo sư Jeremy Webber)

Tãng cường năng lực nghiên cứu luật so sánh tại Việt Nam (từ 2002-2007).

Hoạt động có liên quan:

+ Ngày 2-3/12/2004, đã tổ chức hội thảo So sánh pháp luật và thực tiễn thu hút sự tham gia của công chúng vào quá trình xây dựng pháp luật.

+ Ngày 11-15/4/2005, đã tổ chức hội thảo Kinh nghiệm so sánh pháp luật về bảo tồn bản sắc văn hoá trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

+ Nghiên cứu so sánh về pháp điển hoá của các nước và bài học cho Việt Nam (tháng 2/2006) (có sự tham gia của các chuyên gia Canada, Singapore và Trung Quốc) (kinh phí do CIDA tài trợ);

15.

Tiến độ thực hiện (phù hợp với những nội dung đã nêu tại mục 12)

 

Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực hiện

(các mốc đánh giá chủ yếu)

Kết quả phải đạt

Thời gian

(bắt đầu, kết thúc)

Người, cơ quan thực hiện

1

2

3

4

5

1.

Xây dựng đề cương sơ bộ của đề tài, thu thập và nghiên cứu tư liệu tổng quan

Đề cương sơ bộ được hoàn thành, các tư liệu được thu thập

Tháng

5/2007

Ban chủ nhiệm, tổ thư ký và các cộng tác viên

2.

Xây dựng đề cương chi tiết của đề tài, các đề cương của các nhánh đề tài, chuyên đề.

Đề cương chi tiết của đề tài và đề cương của các nhánh đề tài, chuyên đề được hoàn thành.

Tháng

5/2007

Ban chủ nhiệm, tổ thư ký và các cộng tác viên

3.

Triển khai việc nghiên cứu các nhánh đề tài về lý luận, di sản và kinh nghiệm thế giới (tổ chức nghiên cứu tại chỗ và tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo).

Báo cáo kết quả nghiên cứu

Tháng

6/2007-tháng

2/2009

Ban chủ nhiệm, tồ thư ký và các cộng tác viên

4.

Nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam đương đại (t chức điều tra xã hội, tổ chức các cuộc tọa đàm với các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, đối tượng có liên quan)

Báo cáo kết quả nghiên cu

Tháng

6/2007 đến tháng 2/2009

Ban chủ nhiệm, tổ thư ký và các cơ quan hữu quan

5.

Tổ chức các hội thảo công bố sơ bộ các kết quả nghiên cứu của đề tài; nghiệm thu các đề tài nhánh; công bố một số sản phẩm trung gian

Ý kiến đóng góp, bình luận về các kết quả chủ yếu của đề tài

Tháng

2/2009-tháng

5/2009

Ban ch nhiệm, tổ thư ký

6.

Viết báo cáo tồng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài

Dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Tháng 5/2009 tháng 7/2009

Ban chủ nhiệm

7.

Tổ chức hội thảo góp ý vào dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

Ý kiến đóng góp, bình luận về Báo cáo kết quả nghiên cứu

Tháng

7/2009

Ban chủ nhiệm và t thư ký

8.

Tổ chức nghiệm thu kết quả nghiên cứu cấp cơ sở; chỉnh lý theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá - nghiệm thu cấp cơ sở

Kết quả nghiên cứu được nghiệm thu

Tháng

8/2009

Cơ quan quản lý Đề tài

9.

Nộp kết quả nghiên cứu cho Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

Tháng 8/2009

Cơ quan chủ trì đề tài.

             

 

III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

16.

Dạng kết quả dự kiến của đề tài

Dạng kết quả I

Dạng kết quả II

Dạng kết quả III

□ Nguyên lý

□ Sơ đồ, bản đồ:

□ Bài báo:

□ Phương pháp

□ Bảng số liệu:

□ Sách chuyên khảo:

□ Tiêu chuẩn:

□ Báo cáo phân tích:

□ Tài liệu phục vụ giảng dạy, đào tạo sau đại học:

□ Quy phạm

□ Tài liệu dự báo:

 

17.

Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả I, II)

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được

Ghi chú

1

2

3

4

 

 

 

 

1.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp luật

  • Các tiêu chí đánh giá mức độ ý thức pháp luật; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các thiết chế pháp luật; các tiêu chí đánh giá trình độ năng lực sử dụng pháp luật.
  • Các tiêu chỉ này phải đảm bảo tính khoa học, tính toàn diện, tính thực tiễn và tính dễ xác định.

 

2.

Sơ đồ cấu trúc văn hóa pháp luật.

Thể hiện rõ ràng, chính xác các bộ phận hợp thành văn hoá pháp luật và các mối liên kết bên trong và ngoài hệ thống.

 

3.

Bảng số liệu kết quả điều tra về văn hoá pháp luật.

Phải đảm bảo tính xảc thực, có nguồn rổ ràng, cập nhật, có độ tin cậy cao.

 

4.

Báo cáo phân tích:

  • Các Báo cáo chuyên đề.
  • Báo cáo kết quả khảo sát.
  • Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nhánh.
  • Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cửu của đề tài
  • Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cửu của đề tài
  • Bản kiến nghị.
  • Phải nêu và phân tích được các luận điểm khoa học
  • Phảỉ đưa ra được những đánh giá đúng, xác thực, khách quan và thuyết phục về các giá trị của di sản văn hoá pháp luật Việt Nam
  • Đánh giá toàn diện, đầy đủ, chính xác, khách quan thực trạng văn hoá pháp luật Việt Nam
  • Phải chọn lọc được những kinh nghiệm, bài học của các nước có thể ửng dụng vào điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống giải pháp và kiến nghị phải được luận giải rõ về lợi ích, tính khoa học, tính khả thi và các điều kiện đảm bảo việc áp dụng các kiến nghị.

 

5.

Tài liệu dự báo về xu hướng vận động của văn hoá pháp luật ở Việt Nam

Dự báo chính xác và khoa học.

 

6

Mô hình văn hoá pháp luật Việt Nam

Thể hiện rõ quan điểm, định hướng, nguyên tác và những đặc trưng cơ bản của văn hóa pháp luật ở Việt Nam

 

7

Mẩu phiếu điều tra khảo sát

Phải dễ hiểu, rõ ràng, dễ xử lý, đảm bảo thu thập được thông tin khách quan, chính xác

 

18.

Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả III)

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được

Nơi công bố

(Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

Bài báo

Thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài

Các tạp chí khoa học xã hội và nhân văn

 

 

Sách chuyên khảo

Thể hiện tính hệ thống và nhất quán của các kết quả nghiên cứu của đề tài theo nhóm chuyên đề.

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Nhà xuất bản Tự pháp

Nhà xuất bản văn hoá thông tin

 

 

Tài liệu phục vụ giảng dạy, đào tạo sau đại học; nguồn nhân lực được đào tạo

  • Đảm bảo tính khoa học, chuyên sâu;
  • Đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ chuyên ngành lý luận NN&PL

 

Được sử dụng ở các cơ sở đào tạo sau đại học về luật học, sử học, và văn hoá.

                 

 

  1. Khả năng ứng dụng, phương thức và địa chỉ chuyển giao kết quả nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu kể trên sẽ được chuyển cho các cơ quan Đảng, cơ quan xây dựng, thực thi pháp luật làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, phục vụ trực tiếp quá trình hoạch định đường lối, chính sách, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Đặc biệt, kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (Khóa VIII), Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chiến lược xây dựng vả hoàn thiện hệ thống pháp luật và Chiến lược cải cách tư pháp; Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ 2005 đến 2010.

Các kết quả nghiên cứu cũng sẽ được chuyển giao cho các cơ sở đào tạo về luật, văn hoá, lịch sử và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, công chức hành chính, tư pháp.

Các kết quả cũng được chuyển giao cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trung ương và địa phương.

Kết quả của đề tài cũng được chuyển giao cho các Hiệp hội doanh nghiệp để xây dựng và nâng cao văn hoá pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Các kết quả được xuất bản dưới dạng các bài báo, tạp chí và các sách chuyên khảo làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan tâm.

Kết quả của đề tài cũng được dịch và công bố bằng tiếng nước ngoài (nhất là tiếng Anh), góp phần phục vụ hoạt động thông tin, đối ngoại, trao đổi, giao lưu văn hóa nói chung và văn hóa pháp luật nói riêng giữa Việt Nam với thế giới, phục vụ hoạt động thông tin quảng bá về văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa pháp luật Việt Nam nói riêng với bạn bè, cộng đồng quốc tê.

20. Các lợi ích mang lại và các tác động của kết quả nghiên cứu

  1. Đối với việc xây dựng đường li, pháp luật, chính sách

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng công tác này lên tầm cao mới về văn hóa trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội.

20.2 Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được chuyển giao, ứng dụng tại các địa chỉ đã nêu trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa pháp luật trong hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật; đưa văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực trong các hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác. Kết quả của đề tài khi được ứng dụng cũng góp phần đào tạo, giáo dục đội ngũ doanh nhân Việt Nam tiến hành các hoạt động kinh doanh lành mạnh, có văn hoá và tôn trọng pháp luật.

  1. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, tổ chức được chuyển giao.

  1. Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu quan trọng góp phần làm giàu tri thức của ngành khoa học pháp lý cũng như các khoa học có liên quan (như lịch sử, văn hóa, xã hội học, triết học.,.); gợi mở các hướng nghiên cứu mới về văn hóa và pháp luật.

  1. Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa hạc thông qua việc thực hiện Đề tài)

Việc triển khai nghiên cứu đề tài là cơ hội thuận lợi để phát triển khoa học xã hội và nhân văn, nâng cao kỹ năng nghiên cứu của giới khoa học xã hội và nhân văn.

IV. CÁC TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

21.

Các tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện đề tài

 

Tên tổ chức, cá nhân

Địa chỉ

Nội dung công việc tham gia

Dự kiến kinh phí

1

2

3

4

5

1.

Đại học Luật Hà Nội:

Số 87 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội

Tham gia mọi nội dung và hoạt động của Đề tài

Huy động bổ sung

2.

Học viện Hành chính Quốc gia;

Phố Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Tham gia cùng nghiên cứu các chuyên đề và hoạt động khảo sát liên quan đến cán bộ, công chức, hoạt động hành pháp, tham gia hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu.

 

3.

Học viện Tư pháp;

 

Tham gia cùng nghiên cứu các chuyên đề và hoạt động khảo sát liên quan đến hoạt động hành pháp và cán bộ tư pháp, tham gia hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu.

 

4.

GS. TSKH. Phan Đăng Nhật

 

Tham gia nghiên cứu nhóm vấn đề về các di sản văn hóa pháp luật, văn hóa pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số.

 

5

GS. TS. Trần Ngọc Đường

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp.

 

6

PGS. TS. Đinh Văn Mậu

 

Tham gia cùng nghiên cứu các chuyên đề và hoạt động khảo sát liên quan đến cán bộ, công chức, hoạt động hành pháp, tham gia hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu.

 

7

GS. TS. Nguyễn Tài Thư

 

Tham gia nghiên cứu cấc vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật, cơ sở tư tưởng, triết học của văn hóa pháp luật.

 

8

TS. Bùi Xuân Đính

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về di sản văn hóa pháp luật trước thời kỳ độc lập, tự chủ và thời kỳ độc lập, tự chủ, vấn đề hương ước.

 

9

GS. Lê Mậu Hãn

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về lịch sử và di sản văn hóa pháp luật.

 

10

GS. Phan Huy Lê

 

Tham gia nghiên cứu cấc vấn đề về lịch sử và di sản văn hóa pháp luật.

 

11

LS. Lê Đức Tiết

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về văn hóa pháp luật của người dân ở đô thị.

 

12

TS. LS. Phan Trung Hoài

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về văn hóa pháp luật trong hoạt động tư pháp.

 

13

TS. Nguyễn Đình Lộc

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về văn hóa pháp luật trong hoạt động lập pháp.

 

14

GS.TS. Hoàng Chí Bảo

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về văn hóa pháp luật với vấn đề dân chủ hóa xã hội.

 

15

PGS. TS. Trần Ngọc Thêm

 

Tham gia nghiên cứu các vấn đề về văn hóa Việt Nam làm nền cho nghiên cứu văn hóa pháp luật.

 

22.

Cán bộ thực hiện đề tài

 

Họ tên

Cơ quan công tác

Thời gian làm việc cho đề tài

(Số tháng quy đổi[18])

1

Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Lê Minh Tâm

Đại học Luật Hà Nội

10 tháng

2

TS. Dương Thị Thanh Mai

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

10 tháng

3

PGS.TS. Lê Hồng Hạnh

Viện Khoa học pháp lý

8 tháng

4

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà

Đại học Luật Hà Nội

8 tháng

5

TS. Phạm Văn Lợi

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

8 tháng

6

PGS.TS. Lê Thị Sơn

Đại học Luật Hà Nội

8 tháng

7

PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn

Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp

8 tháng

8

TS. Nguyễn Quốc Hoàn

Đại học Luật Hà Nội

8 tháng

9

TS. Võ Đình Toàn

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

8 tháng

10

TS. Trần Mạnh Đạt

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

8 tháng

11

Nguyễn Thị Thuận

Đại học Luật Hà Nội

8 tháng

             

 

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

(Giải trình chi tiết xem phụ lục 2 kèm theo)

Đơn vị: triệu đồng

23

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

 

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

Công lao động (khoa học, phổ thông)

Nguyên, vật liệu

Thiết bị, máy móc

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

 

Tổng kinh phí.

1.200

872,52

17

0

310,48

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1

Ngân sách SNKH:

 

 

 

 

 

- Năm thứ nhất:

299,80

208,80

10

0

81

- Năm thứ hai:

679,28

550,83

7

0

121,45

- Năm thứ ba:

220,92

112,89

0

0

108,03

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2007

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2006

Chủ nhiệm chương trình

 

 

 

 

GS. TS. Dương Phú Hiệp

Chủ nhiệm đề tài

 

 

 

 

GS. TS. Lê Minh Tâm

Giám đốc

Văn phòng các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước

 

 

 

 

Đỗ Xuân Cương

Thủ trưởng

Cơ quan chủ trì đề tài

 

 

 

 

 

TS. Dương Thị Thanh Mai

 

 

VĂN HOÁ PHÁP LUẬT - KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC

NỘI DUNG VÀ MẤY GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG

VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ PHÁP LUẬT

GS. TS. Lê Minh Tâm

Trong thời đại ngày nay, văn hoá có vai trò và ý nghĩa đặc biệt, nó “xuyên suốt cơ thể xã hội”, “thấm sâu vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người”(1). Cách đặt vấn đề của UNESCO: “Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển” đã cho thấy rõ quan điểm về tru thế của văn hoá trong xu hướng vận động và phát triển của xã hội đương đại và tương lai, khẳng định tính tất yếu phải đưa yếu tố văn hoá vào sự phát triển.

Ở nước ta, cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hoá đó mà nhân dân ta đã vững vàng vượt qua mọi khó khăn để giành và giữ vững độc lập dân tộc, tự mình giải phóng cho mình và phấn đấu vươn lên xây dựng xã hội mới. Nhận thức rõ điều đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng việc giừ gìn và phát huy toàn bộ di sản văn hoá của ông cha để lại, coi đó là những giá trị thiêng liêng, trường tồn. Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã ra Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”(2) đồng thời chi rõ: “Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương... biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”.(3) Như vậy, Nghị quyết V Ban chấp hành Trung ương Đảng một mặt đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hoá nói chung, chỉ rõ tính xuyên suốt, thấm sâu của văn hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mặt khác đã đã đề ra phương châm phải gắn kết những vấn đề văn hóa với những vấn đề kinh tế - xã hội.

Pháp luật là một trong những yếu tố của văn hoá và văn hoá pháp luật là lĩnh vực văn hóa chuyên ngành. Vì vậy, để xây dựng được nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì tất yếu phải chú trọng phát triển văn hoá pháp luật. Nhìn rộng ra thế giới, chúng ta thấy rõ xu hướng hiện nay là bên cạnh sự phát triển văn hoá phổ thông, văn hoá sản xuất, văn hoá nghề nghiệp, văn hoá giao tiếp... thì các quốc gia đều rất chú trọng đến việc phát triển văn hoá chính trị và văn hoá pháp luật. Ở nước ta, xu hướng này cũng đã hình thành và ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Phát triển văn hoá pháp luật đã trở thành nhu cầu khách quan, phổ biến và cấp thiết. Có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, nếu không có trình độ văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật cao của công dân thì không thể xây dựng được xã hội thực sự dân chủ, kỷ cương, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

Cũng như khái niệm văn hoá nói chung, hiện nay trong khoa học pháp lý vẫn chưa có định nghĩa kiệt về văn hoá pháp luật. Tuy nhiên, xét trên bình diện tông quát và theo phương pháp tiếp cận hệ thông, chúng ta có thể hiểu khái niệm văn hoá pháp luật như sau:

Nói một cách tổng quát, văn hoá pháp luật là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác phẩm văn hoá pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen tích luỹ được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật... Xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống, văn hoá pháp luật được cấu thành từ ba bộ phận là: Ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các phương tiện pháp luật và khả năng, trình độ sử dụng pháp luật để xử lý các quan hệ xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu của cá nhân phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Ý thức pháp luật là yếu tố hết sức quan trọng của văn hoá pháp luật. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật, là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng và thực hiện pháp luật một cách đúng đắn trong thực tiễn đời sống.(4) Trên thực tế, trước khi xây dựng một đạo luật (văn bản pháp luật nói chung) thì cần phải xác định rõ tư tưởng chỉ đạo, những quan điểm và nguyên tắc cơ bản thể hiện trong đạo luật đó cũng như phải suy nghĩ về nội dung và những quy phạm cụ thể sẽ ban hành. Các nhà chức trách và mọi công dân khi có sự hiểu biết và nhận thức đúng, đầy đủ nội dung và yêu cầu của các quy phạm pháp luật sẽ có ý thức tôn trọng và chủ động tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả hơn trong thực tế.

Ý thức pháp luật bao gồm hệ tư tưởng pháp luật (toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm khoa học về pháp luật) và tâm lý pháp luật (phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp luật cụ thể khác). Ý thức pháp luật còn thể hiện ở động cơ hành vi, tinh thần sẵn sàng thực hiện những hành vi theo yêu cầu của pháp luật.

Ý thức pháp luật thể hiện ở những cấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện khách quan và năng lực nhận thức chủ quan của chủ thể nhận thức. Có ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật lý luận và ý thức pháp luật nghề nghiệp.

  • Ý thức pháp luật thông thường thể hiện mức độ nhận thức còn hạn chế, thông qua sự phản ánh trực tiếp, giản đơn về các hiện tượng pháp luật. Ý thức pháp luật thông thường được hình thành dưới sự tác động trực tiếp của những điều kiện khách quan và kinh nghiệm của cuộc sống cá nhân, trong đó yếu tố tâm lý xã hội chiếm vị trí quan trọng. Ờ cấp độ nhận thức này, ý thức pháp luật nhìn chung mới chỉ biểu hiện ở sự thừa nhận, tiếp thu và xử sự theo sự thừa nhận và tiếp thu đó. Ví dụ, dưới sự tác động của các hoạt động tuyên truyền, phố biến pháp luật hoặc sự tự học tập, mỗi cá nhân có thể có được sự hiểu biết và nắm được những kiến thức pháp luật nhất định; thông qua việc tham gia vào các hoạt động như bầu cử, góp ý kiến vào các dự án luật và trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể, mỗi người cũng sẽ có được những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định. Nhưng đó mới chỉ là sự hiểu biết thông thường, chưa toàn diện và sâu sắc.
  • Ý thức pháp luật lý luận thế hiện trình độ nhận thức cao, có hệ thống và sâu sắc về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Nói cách khác, đó là sự nhận thức có căn cứ khoa học, được hình thành trong quá trình đạo tạo, học tập, nghiên cứu một cách có hệ thống và được kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống. Ý thức pháp luật lý luận có tru thế đặc biệt, nó là cơ sở cho hoạt động sáng tạo pháp luật, truyền bá tư tưởng, quan điểm pháp lý, cũng như những hoạt động pháp luật thực tiễn.
  • Ý thức pháp luật nghề nghiệp là ý thức của các luật gia và của các nhà chức trách mà nghề nghiệp có liên quan đến việc hoạch định chính sách pháp luật, nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự kết hợp hài hoà của nhùng yếu tố tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Nó không những chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết cao về pháp luật mà còn phải ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các công việc của thực tế đời sống.

Như vậy, ý thức pháp luật thông thường có tính phố quát, phong phú được đặc trưng bằng yếu tố tâm lý xã hội; ý thức pháp luật lý luận thể hiện tính tư tưởng và khoa học sâu sắc, toàn diện còn ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự kết hợp hài hoà của hai hình thái ý thức đó. Có thể coi ý thức pháp luật nghề nghiệp là cầu nối giũa ý thức pháp luật lý luận và ý thức pháp luật thông thường. Xét ở góc độ văn hoá, ý thức pháp luật thông thường góp phần tạo ra sự phong phú và đa dạng của văn hoá pháp luật, ý thức pháp luật lý luận quy tụ, soi sáng và định hướng cho sự phát triển của văn hoá pháp luật, còn ý thức pháp luật nghề nghiệp góp phần tạo ra sự phát triển hài hòa của văn hoá pháp luật. Vì vậy, trong phát triển văn hoá pháp luật cần chú trọng toàn diện cả ba mặt: Nâng cao ý thức pháp luật thông thường, tăng cường ý thức pháp luật lý luận và đề cao ý thức pháp luật nghề nghiệp.

Khi xem xét vấn đề ý thức pháp luật trong mối quan hệ với văn hoá pháp luật còn cần tính đến khía cạnh chủ thể ý thức pháp luật.

Ở phương diện này ý thức pháp luật bao gồm: Ý thức pháp luật của cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội.

  • Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Ý thức pháp luật của cá nhân được hình thành và phát triển do sự tác động của các yếu tố xã hội, hoàn cảnh và điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội nói chung và những điều kiện, tư chất bẩm sinh riêng của từng người như môi trường công tác, học vấn, sức khoẻ, tố chất thông minh... Mỗi người là một thực thế xã hội, vì vậy ý thức pháp luật của cá nhân hết sức phong phú và nhiều vẻ: Nó có thể cao hoặc thấp, tiến bộ hoặc lạc hậu, tích cực hoặc tiêu cực, mức độ ảnh hưởng sâu rộng hoặc hạn hẹp... Ý Thức pháp luật của cá nhân là cơ sở để hình thành và phát triển văn hoá pháp luật của cá nhân và tạo ra sự phong phú, đa dạng của văn hoá pháp luật. Vì vậy, để phát triển văn hoá pháp luật cần chú trọng tính đại chúng trong giáo dục nâng cao ý thức pháp luật.
  • Ý thức pháp luật nhóm phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của những nhóm xã hội nhất định về pháp luật và đối với pháp luật. Nhóm xã hội là tập hợp người có những nét tương đồng về điều kiện làm việc và sinh hoạt, mục đích, nhu cầu và lợi ích cơ bản... nên về ý chí, nhận thức cũng có những đặc điểm chung tương đối thống nhất với nhau và hình thành ý thức nhóm. Ý thức pháp luật nhóm gạt ra ngoài những khác biệt cá nhân và chỉ giữ lại những nét chung điển hình, đặc trưng cho tư tưởng, quan điểm, tâm lý và thái độ của cộng đồng nhóm, vì vậy nó thể hiện tính khái quát cao hơn, sâu sác hơn và có ảnh hưởng rộng hơn ý thức pháp luật của cá nhân. Trong phát triển văn hoá pháp luật, việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nhóm có ý nghĩa rất lớn, vì nó giữ vai trò trung gian giữa ý thức pháp luật của cá nhân và ý thức pháp luật xã hội.
  • Ý thức pháp luật xã hội là ý thức đã được kết tinh chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học được thừa nhận và thịnh hành trong xã hội về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống, pháp luật xã hội. Khác với ý thức pháp luật của cá nhân và ý thức pháp luật nhóm, ý thức pháp luật xã hội thể hiện tính khái quát ở trình độ cao và tính hệ thống chặt chẽ. Trong ý thức pháp luật xã hội có hàm chứa những yếu tố của ý thức pháp luật cá nhân và ý thức pháp luật của nhóm xã hội nhưng đó là những yếu tố cơ bản được dung hợp trong hệ thống và góp phần tạo ra tính toàn diện của hệ thống đó chứ không phải là tất cả. Hệ thống quan điểm, tư tưởng của ý thức pháp luật xã hội giữ vai trò định hướng và quyết định dối với ý thức pháp luật của cá nhân và của nhóm. Vì vậy, bên cạnh việc tôn trọng và chú ý tới sự phát triển ý thức pháp luật của cá nhân và của nhóm, phải đặc biệt chú trọng phát triển và nâng cao ý thức pháp luật xã hội, đặt chúng trong chỉnh thể và giải quyết tốt các mối liên hệ và quan hệ giữa chúng.

Pháp luật và các phương tiện pháp luật được sáng tạo ra qua các thời kỳ lịch sử bao gồm: Hệ thống pháp luật, các nguyên tắc và kỹ thuật pháp lý, các thiết chế để thực hiện và bảo vệ pháp luật là những yếu tố quan trọng cấu thành văn hoá pháp luật.

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.(5) Hệ thống pháp luật giữ vai trò quyết định đối với quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp luật. Ở mức độ nhất định có thể nói, hệ thống pháp luật là sự biểu hiện cụ thể của văn hoá pháp lý. Thông qua hệ thống pháp luật người ta có thể có được những thông tin cơ bản nhất về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.

Xét trong mối quan hệ với ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật vừa là đối tượng nhận thức để hình thành và phát triển ý thức pháp luật vừa là sự hiện thực hoá của ý thức pháp luật. Vì vậy, nếu ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng của pháp luật, là cơ sở cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật thì đến lượt mình, pháp luật lại có tác động mạnh mẽ tới quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật. Không có sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc về pháp luật thì cũng không thể có ý thức pháp luật đúng đắn và đầy đủ. Tuy nhiên, để làm cơ sở cho sự phát triển cao của ý thức pháp luật thì hệ thống pháp luật phải đạt tới mức độ hoàn thiện cao với các tiêu chí cơ bản là phải bảo đảm tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trinh độ kỹ thuật pháp lý cao của hệ thống pháp luật.

Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện khả năng bao quát của hệ thống pháp luật. Yêu cầu chung của tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật và quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự thống nhất giữa các ngành luật, giữa các chế định trong ngành luật và giữa các quy phạm trong chế định, trong một ngành luật và của cả hệ thống, loại ra ngoài những mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo trong bản thân hệ thống pháp luật. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.(6) Những quy phạm, văn bản pháp luật lạc hậu không còn phù hợp (quá thấp) cũng như những quy phạm, văn bản pháp luật được ban hành do sai lầm, chủ quan, nóng vội, vay mượn, sao chép, xa lạ và quá cao so với trình độ phát triển kinh tế trong thời điểm chúng đang tồn tại cần được loại bỏ để thay thế bằng những quy phạm, văn bản phù hợp.

Kỹ thuật pháp lý là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật, chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc khoa học nhằm tạo cho pháp luật có đủ khả năng để điều chỉnh các quan hệ xã hội có hiệu quả. Kỹ thuật pháp lý được sử dụng như thế nào luôn để lại dấu ấn trong hệ thống pháp luật: Ở mức độ rõ ràng hay không rõ ràng, chính xác hay không chính xác, một nghĩa hay đa nghĩa... Vì vậy, nó cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và góp phần làm nên những khía cạnh của văn hoá pháp luật.

Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở để hình thành ý thức pháp luậi và tạo ra khả năng cho chủ thể sử dụng có hiệu quả trong thực tiễn pháp luật.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật luôn vận động và đổi mới không ngừng. Trong quá trình vận động đó, nó sẽ loại bỏ những quy phạm, văn bản pháp luật lạc hậu, không phù hợp và sẽ bổ sung những hệ quy phạm và văn bản mới. Xét về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, hệ thống pháp luật không có những biến đổi toàn phần mà sự thay đổi thường chỉ diễn ra trong giới hạn nhất định, ở một số bộ phận của toàn bộ hệ thống. Vì vậy, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật chỉ có ý nghĩa tương đối và do đó nó luôn giữ được tính ổn định tương đối. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cao hay thấp và tính ổn định của nó nhiều hay ít luôn phụ thuộc vào các hoạt động nhận thức, đánh giá, tổng kết, hệ thống hoá và sáng tạo pháp luật trong từng thời kỳ, từng thời điểm cụ thể. Nếu có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tình hình kinh tế xã hội, xác định đúng những quan hệ xã hội cơ bản cần có sự điều chỉnh của pháp luật và có phương pháp, biện pháp kịp thời để hệ thống hoá pháp luật, đổi mới và hoàn thiện pháp luật thì hộ thống pháp luật sẽ đạt được mức độ hoàn thiện cao và ngược lại.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật là hoạt động hết sức phức tạp và khó khăn cần có những điều kiện và yếu tố tương ứng, trong đó những nguyên tắc pháp lý giữ vai trò rất quan trọng. Những nguyên tắc pháp lý như nguyên tắc công bằng, dân chủ, nhân đạo, vì con người, tôn trọng, tính tối cao của hiến pháp và luật - là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo được đặt ra làm cơ sở và định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Vì vậy, nếu xác định và quán triệt được những nguyên tắc đó thì công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật sẽ đạt được kết quả, chất lượng và hiệu quả cao. Mặt khác, các nguyên tắc pháp lý còn có ý nghĩa đối với quá trình hình thành động cơ hành vi, làm cơ sở cho công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả. Thực tiễn pháp luật đã cho thấy, các nguyên tắc pháp lý luôn là cơ sở quan trọng cho các chủ thể pháp luật và chủ thể hành vi pháp luật xử lý đúng những vấn đề, những mối quan hệ khi hệ thống pháp luật còn có những khoảng trống (thiếu pháp luật) những mâu thuẫn chồng chéo (không đồng bộ, chắp vá) hoặc không phù hợp với đặc điểm và tính chất của các quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, bên cạnh việc phải chú trọng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung thì việc nghiên cứu để xác định và xây dựng một hệ thống nguyên tắc pháp lý cũng cần được quan tâm đúng mức, coi đó là một trong những dấu hiệu cơ bản của văn hoá và văn minh pháp luật.

Cùng với hệ thống pháp luật, các nguyên tắc pháp lý, hệ thống thiết chế với tư cách là công cụ để thực hiện và bảo vệ pháp luật cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ý thức pháp luật nói riêng và văn hoá pháp luật nói chung. Những thiết chế này được xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, luôn chịu sự chi phối của pháp luật nhưng đến lượt mình nó lại trở thành phương tiện để cho các chủ thể sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình (bảo vệ lợi ích, thể hiện ý chí, thực hiện các quyền và nghĩa vụ...). Nhà lập pháp dựa vào các nguyên tắc, quy định của pháp luật và các thiết chế tương ứng để sáng tạo pháp luật; nhà quản lý sử dụng pháp luật, các nguyên tắc, phương tiện pháp luật và quyền lực được trao để quản lý xã hội; nhà chức trách làm việc trong các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) sử dụng chúng để kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật; cá nhân sử dụng pháp luật để chủ động tham gia vào các quan hệ cụ thể như ký hợp đồng, đề nghị cơ quan hữu trách giải quyết các yêu cầu của cá nhân, thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức trong khuôn khổ pháp luật...

Trình độ, năng lực thực hiện các hành vi phù hợp với mục đích và yêu cầu của pháp luật là yếu tố có ý nghĩa và giá trị xã hội rất lớn. Có thể nói yếu tố này vừa là hệ quả vừa là thước đo đối với ý thức pháp luật, tính hiện thực và tính hiệu quả của các công cụ, phương tiện pháp luật. Bởi vì, hành vi pháp luật là hành vi đã được pháp luật điều chỉnh, quy định cả về mặt khách quan, những yếu tố liên quan tới biểu hiện bên ngoài của hành vi và mặt chủ quan đó là trạng thái tâm lý, biểu hiện ở động cơ, ý chí và lý trí của chủ thể. C.Mác cho rằng, ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Thông qua hành vi của chủ thể pháp luật còn cho thấy khả năng đích thực của pháp luật và việc sử dụng pháp luật trên cơ sở của nhận thức và có mục đích cụ thể. Nói cách khác, trình độ, năng lực thực hiện các hành vi phù hợp với mục đích và yêu cầu của pháp luật thể hiện trình độ văn hoá pháp luật của chủ thể pháp luật một cách cụ thể.

Hành vi của con người là hành vi có ý thức, thể hiện năng lực cá nhân đặt ra trước những mục đích, lựa chọn phương thức thực hiện và dự liệu được kết quả và hậu quả của hành vi đó. Pháp luật có chức năng điều chỉnh hành vi, nghĩa là tác động vào các yếu tố chủ quan của con người và đến lượt mình hành vi của chủ thể làm cho pháp luật trở thành hiện thực và sống động.

Ý thức xã hội của hành vi hợp pháp biểu hiện ở chỗ, một mặt nó nói lên động cơ hành vi của chủ thể, mặt khác nó phản ánh nhu cầu tiến bộ của xã hội, nói lên sự hài hoà ở những mức độ khác nhau giữa lợi ích xã hội mà pháp luật phản ánh với lợi ích cá nhân, giữa nhu cầu của nhà nước và nhu cầu của cá nhân công dân, có tác dụng làm ổn định xã hội và tăng cường ý thức tôn trọng pháp luật. Vì vậy, hành vi hợp pháp thể hiện trình độ văn hoá pháp luật cao và được pháp luật bảo vệ.

Khả năng và trình độ thực hiện hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật phản ánh trình độ văn hoá pháp luật, trong việc xử lý hài hoà giữa hai mặt - thoả mãn những nhu cầu, lợi ích và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Cũng chính ở đây, văn hoá pháp luật được thể hiện một cách rõ nét ở sự tác động tương hỗ của cả ba yếu tố hợp thành nó.

Như vậy, văn hoá pháp luật được hình thành từ ba yếu lố: Ý thức pháp luật, hệ thống và các phương tiện pháp luật và trình độ, khả năng sử dụng pháp luật để thực hiện các hành vi hợp pháp. Các khía cạnh của văn hoá pháp luật được phản ánh thông qua từng yếu tố nhưng sự biểu hiện toàn thể của nó chỉ có được thông qua sự hợp nhất hài hoá và tương tác của cả ba yếu tố đó. Để đánh giá về tính chất và trình độ văn hoá pháp luật thì một mặt phải xem xét tính chất và trình độ của mỗi yếu tố hợp thành nó, mặt khác lại phải đặt chúng trong thể thống nhất và xem xét cụ thể những mối liên hệ và sự tương hợp giữa chúng.

Những năm vừa qua, việc xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và ngày càng thu hút sự chú ý của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Trình độ văn hoá pháp luật của cán bộ và nhân dân đã được nâng lên đáng kể, nhất là trong giai đoạn 20 năm đổi mới vừa qua. Tuy nhiên, so với nhu cầu củng cố và mở rộng dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự phát triểN đó còn chưa tương xứng.

Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật, theo chúng tôi cần triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trên những hướng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tạo ra sự nhận thức sâu sắc về vai trò và những giá trị xã hội của pháp luật, tăng cường công tác giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật trong cán bộ và nhân dân.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế sáng tạo pháp luật theo hướng nâng cao năng lực của các cơ quan có chức năng xây dựng pháp luật, nâng cao trình độ luật học và kỹ năng lập pháp, lập quy của các cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, mở rộng dân chủ, thu hút đông đảo đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và phát huy vai trò của nhân dân vào quá trình sáng tạo pháp luật.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu luật học, kế thừa và phát huy truyền thống và thành quả pháp luật của nước ta qua các thời kỳ đồng thời học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu pháp luật của các nước để vận dụng vào quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật của Việt Nam.

Thứ tư, củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật

Thứ năm, kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo dức và nhân cách, nâng cao trình độ văn hoá pháp luật và văn hoá chung, tạo cho mỗi người có sự phát triển toàn diện, chủ động tham gia vào đời sống pháp luật với động cơ đúng đắn, với năng lực và trình độ văn hoá cao./.


 

Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.03.03 “Văn hóa pháp luật ở Viêt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn”

Chủ nhiệm đề tài: GS TS Lê Minh Tâm

Năm thực hiện: 2007-2009

Nhóm I: Lý luận văn hóa pháp luật; Chuyên đề I.13

HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA PHÁP LUẬT

CỦA MỘT QUỐC GIA

Phạm Duy Nghĩa 1

Góp phần vào một đề tài lớn, với 05 nhóm đề tài nhánh, mỗi nhánh lại chia thành hàng chục chuyên đề, bài viết dưới đây bàn về hệ tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia. Chủ đề bài viết do Ban chủ nhiệm đề tài đặt. Vì lẽ đó, để góp một phần giá trị gia tăng vào chủ đề chung, bài viết này gồm những phần như sau: (i) tranh luận về khái niệm văn hóa pháp luật, cách nhìn và phạm vi ứng dụng của khái niệm này, (ii) văn hóa pháp luật quốc gia trong tương tác với khu vực và quốc tế, (iii) những lát cắt nhận diện văn hóa pháp luật, (iv) tiêu chí để đo lường, đánh giá hay mô tả văn hóa pháp luật một quốc gia qua một vài ví dụ cụ thể, (v) gợi mở một số ứng dụng và nghiên cứu thực tế, (vii) một vài kết luận hoặc gợi mở liên quan đến tiêu chí đánh giá văn hóa pháp luật.

Góp phần tranh luận về khái niệm và khả năng ứng dụng của văn hóa pháp luật

Văn hóa là cách chúng ta sống-một cách quan niệm mơ hồ và tùy thích, rất Việt. Thì cũng thế, văn hóa pháp luật là một khái niệm khó định dạng và giới hạn; tuy nhiên trong khuôn khổ dự án nghiên cứu này phải mặc định hình hài của nó để xây dựng tiêu chí đo lường, đánh giá. Văn hóa có thể hiểu ở trạng thái tĩnh, song cũng có thể nghiên cứu trong quá trình biến đổi của nó. Dường như Ban chủ nhiệm hiểu văn hóa pháp luật theo nghĩa vận động, tức là có thể phát triển từ thấp đến cao, vì thế mới đặt viết chuyên đề tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa pháp luật của một quốc gia, nghĩa là một thang nấc trong quá trình tiến hóa và tiếp nhận không ngừng của chúng.

Quan niệm về văn hóa pháp luật chắc đã khá cổ xưa, song thuật ngữ này được dùng như một khái niệm, một đại lượng có lẽ sôi nổi hơn từ những thập kỷ 60 của thế kỷ XX với những tên tuổi như Lawren M Friedman, Watson, hay muộn hơn như David Nelken [2]. Văn hóa pháp luật không phải là thuật ngữ của giới luật học thuần túy, kiểu như khế ước, nghĩa vụ, lỗi, hành vi hay chế tài, mà là một đại lượng gắn liền với xã hội học pháp luật hoặc nhân chủng học có liên quan đến pháp luật. Xa hơn nó có thể liên quan đến triết học pháp quyền, luật so sánh hoặc một nhánh nghiên cứu có tên gọi thời thượng như du nhập pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hóa (legal transplantation). Tóm lại, văn hóa pháp luật là một cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiu với khoa học hành vi, cách nghĩ, cách ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tính nhân học của các cộng đng và tộc người.

Là một cách nhìn, văn hóa pháp luật là những thang giá trị và công cụ nghiên cứu, bao gồm chí ít: (i) luật trên giấy, (ii) luật trong hành xử thực tế, (iii) luật trong suy nghĩ và thái độ của các giai tầng trong xã hội. Chúng là quan niệm, giá trị, mong đợi và thái độ của xã hội đối với các hiện tượng luật pháp (Friedman).


Sơ đồ giản lược dưới đây minh họa quan niệm của Friedman về văn hóa pháp luật. Các thành tố chính của nó bao gồm quan niệm (tức là cách mà một xã hội hiểu), giá trị (tức là cách mà một xã hội tôn trọng, đề cao hoặc coi thường, làm ngơ), mong đợi (tức là cách mà một xã hội chờ đợi sự can thiệp) và thái độ (tuân thủ, xây dựng, quan tâm, phê phán...) đối với: (i) luật pháp, (ii) các thiết chế thực thi luật pháp, (iii) các cá nhân trong thiết chế thực thi hoặc những người hành nghề luật.

Quan niệm của Friedman hiển nhiên không thể là một định nghĩa chặt chẽ, đã từng bị phê phán rất nhiều lần (Roger Cotterrell 2007), song nó giúp từng bước định ước được văn hóa pháp luật là gì. Bởi vậy có thể lựa chọn cách nhìn của ông này làm điểm xuất phát để thảo luận về văn hóa pháp luật.

 

Tóm lại, bổ sung thêm với thói quen khu biệt lĩnh vực nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta, văn hóa pháp luật có thể xem như một lĩnh vực nghiên cứu, một cấp độ thể hiện của văn hóa trong biến đổi không ngừng, song cũng nên xem như một phương pháp hay cách nhìn, giúp hiểu rõ tương tác của pháp luật với quy phạm xã hội và những nền tảng văn hóa khác của một tộc người (sinh hoạt kinh tế, sự ăn, sự ở, cưới hỏi, ma chay, sinh hoạt dân gian, thờ cúng, tín ngưỡng, tôn giáo, thói quen tổ chức cộng đồng, nền tảng quyền lực trong xã hội, etc.).

Chắc rằng nhiều học giả sẽ đề cao cách nhìn thứ nhất, sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm “năng cao, đổi mới, tăng cường” văn hóa pháp luật, và có thể còn thêm cho hiện tượng mơ hồ này tính ngữ văn hóa pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trân trọng các đề xuất đầy tham vọng đó, tôi cũng hiểu rằng văn hóa tự nó bị dẫn lối bởi các tín hiệu, cũng giống như bầy đoàn trong thế giới muôn vật không hiếm khi vẫn tuân theo những tâm lý đám đông được tạo ra bởi vô vàn loại tín hiệu, tác động vào văn hóa pháp luật chắc là có thể và có nhiều cách. Song trong bài viết này, tác giả cho rằng nên giới hạn cách nhìn văn hóa pháp luật như một cách hiểu luật sống trên giấy và luật sống trong tâm thức của người dân như thế nào. Nói cách khác, dùng văn hóa pháp luật như một công cụ - một cách tiếp cận để hiểu quá trình một quy phạm ngấm vào cuộc sống và nếp nghĩ của người dân nước ta ra sao. Quá trình ấy đầy những ẩn số, nếu khai sáng chúng., cũng đã là những nỗ lực đáng tự hào.

Có một số tác giả (Lê Đức Tiết 1999, Trần Ngọc Đường 2003) dùng thuật ngữ văn hóa pháp lý, thậm chí văn hóa tư pháp (Viện Khoa học Pháp lý 2001). Có thể cần tranh luận thêm giữa pháp - luật và pháp - lý, giữa pháp - luật và tư - pháp, luật và công - lý, etc [3]. Theo thiển ý của tôi, pháp lý được hiểu như một khoa học về luật, soi rọi những nguyên lý của luật pháp. Vì lẽ ấy pháp lý là nghề nghiên cứu. là hàn lâm, cũng như thế tư pháp có thể hiểu là hệ thống tòa án, chúng không bao hàm mọi hiện tượng pháp luật nói chung. Để thống nhất, Ban chủ nhiệm đã lựa chọn thuật ngữ văn hóa pháp luật, cách lựa chọn ấy là bao quát và phù hợp, tương thích với cách hiểu chung về legal culture ở Phương Tây.

Văn hóa pháp luật quốc gia trong tương tác với khu vực và quốc tế

Khác với trước đây, sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ý thức hệ tư tưởng không còn là ranh giới rõ rệt để phân chia chiến tuyến trên thế giới. Ngược lại, toàn cầu hóa, internet và chủ nghĩa tự do thương mại dường như làm thế giới dẹt ra; một thông tin điều chỉnh lãi suất của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ ngay lập tức rúng động chợ chứng khoán từ Âu sang Á [4]. Mở đường và tiến bước cùng các thế lực làm phẳng thế giới, như tôi đã một lần mô tả, không còn là lưỡi gươm thời Trung cổ, không còn là họng đại bác thời thực dân, mà thực chất là các hiệp định dưới tên gọi “tự do thương mại” được thao túng chủ yếu bởi các trung tâm tư bản Phương Tây. Một chủ nghĩa đế quốc pháp luật mới đã ra đời dựa trên chủ nghĩa trọng thương, đế quốc pháp luật ấy bị ảnh hưởng đáng kể bởi hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Nếu theo dõi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, theo dõi quá trình soạn thảo và ban hành các đạo luật lớn về dân sự, thương mại, công ty, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm ở Việt Nam, sẽ dễ nhận thấy thông thương với thế giới đã giúp cho ảnh hưởng của các nền văn hóa pháp luật trên thế giới gia tăng ảnh hưởng đáng kể vào nước ta. Dưới khẩu hiệu “làm cho pháp luật nước ta tương thích với luật lệ quốc tế” một cuộc du nạp pháp luật quy mô rất lớn đã và đang diễn ra trên cả ba cấp độ: du nạp pháp luật trên giấy, du nạp quan niệm và triết lý pháp luật, và du nạp các thiết chế thực thi pháp luật. Điều này đã diễn ra ở lãnh vực pháp luật thương mại, dân sự, tài chính, ngân hàng, lan rất nhanh sang pháp luật tài sản, hợp đồng và đang bắt đầu cuộc khai phá của chúng tới pháp luật hành chính, hình sự, dè dặt thăm dò nền tảng chính trị của xã hội như quyền công dân, dân quyền, nhân quyền, tổ chức quyền lực và quyền tiệm cận công lý.

Như vậy, cũng như văn hóa là cách mà chúng ta tổ chức đời sống nói chung, văn hóa pháp luật ở Việt Nam chịu sức ép lấn lướt mạnh mẽ từ các trung tâm văn hóa góp phần định chuẩn cho thế giới này. Có thể gọi đó là tiếp biến, là du nạp, như Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất. Cuộc vay mượn pháp luật trên giấy có thể diễn ra chóng vánh, như cách chúng ta đã tiến hành sửa Hiến pháp năm 2001 hay làm mới BLDS năm 2005, song làm cho các quan niệm, giá trị và thái độ ẩn sau các quy phạm đó thực sự trở thành nếp nghĩ của dân chúng một cách tự nhiên và chân thành… mới là điều đầy bí ẩn. Văn hóa pháp luật, với tư cách là một cách nhìn nhận gắn luật với nhân chủng, xã hội học, dân tộc học, nhân học có thể là một công cụ đa ngành phù hợp giúp giải mã những điều bí ẩn của cuộc du nạp giá trị và quan niệm sống kể trên.

Một trong các điều bí ẩn có thể làm biến dạng đáng kể ảnh hưởng của du nhập pháp luật là sức phản kháng mãnh liệt của Việt tộc để bảo tồn tính cách Việt, nòi giống Việt và không gian sinh tồn thuần Việt. Các nhà sử học có thể tìm thêm minh chứng trong cuộc du nạp pháp luật Trung Hoa hàng nghìn năm thời Bắc thuộc, cũng có thể tìm thêm minh chứng từ những cuộc du nạp thất bại thời thực dân [5]. Thậm chí cuộc du nạp pháp chế xã hội chủ nghĩa, dù qua lăng kính của chủ nghĩa Mao trong những năm 60, hay trực tiếp dưới ảnh hưởng của Hiến pháp Xô Viết 1977 trong nửa cuối thập kỷ 70 cho đến khi bắt đầu chính sách Đổi mới, khi thu nạp vào Việt Nam, cũng bị văn hóa bản địa Việt Nam làm biến dạng đi đáng kể [6]. Điều này, trong một bối cảnh rộng lớn hơn, cũng có thể nhìn thấy trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các nền văn minh lớn từ các trung tâm tư Trung Hoa, Ấn Độ, Âu Mỹ và thế giới hồi giáo [7].

Tôi không đủ năng lực để dự báo như Hungtinton rằng khu vực văn hóa Trung Hoa sẽ có thể tạo nên một nền văn hóa pháp lý kiểu Trung Hoa-Nhật Bản, như K. Zweigert và H. Koetz đã dự báo trong lần tái bản thứ ba của tác phẩm Luật so sánh nổi tiếng [8]. Hơn một trăm năm qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và hiện nay là Trung Quốc đã trải nghiệm những cuộc du nạp pháp luật Phương Tây trong những điều kiện khá khác biệt với Việt Nam. Thêm nữa, dù gắn liền với nền văn hóa Trung Hoa, có cấu trúc xã hội và hệ thống chính trị rất tương đồng với Trung Hoa, song sau gần 100 năm đoạn tuyệt với Hán tự và phổ biến Quốc ngữ, pháp luật Trung Hoa có vẻ trở nên xa vời và khó tiệm cận với người Việt Nam, chí ít là vào thời điểm hiện nay. Có hay không một thứ văn hóa pháp lý Phương Đông, hay chí ít Viễn Đông, và liệu Việt Nam có còn là một chi trong cái dòng họ pháp luật ấy, có vẻ vẫn là những cảm nhận mơ hồ, chưa có chứng cớ.

Tuy nhiên, trong cuộc “va chạm giữa các nền văn minh”, văn hóa, và văn hóa pháp luật của người Việt Nam, chắc rằng sẽ bị xô dạt giữa vô khối lực xô đẩy từ các trung tâm văn minh, cái cảm giác nghiêng ngả tức thời chắc là khó tránh khỏi. Một đặc điểm khá thú vị của văn hóa pháp luật thời nay chắc là tính biến động của nó, bao gồm những cuộc thu nạp và khả năng chống trả do bản tính duy trì sinh tồn của văn hóa Việt. Một cơ sở kinh doanh của người Việt mau chóng khoác cái áo công ty cổ phần của Tây, trong quản lý người ta gặp lại dáng dấp gia trưởng của người Hàn, cái gia phong và dây mơ rễ má quan hệ của người Tàu, song vẫn thấp thoáng sự thoải mái, thuận tiện và dễ hài lòng của người Việt. Công ty nhiều, song tính chịu trách nhiệm hữu hạn thì ít, và phá sản theo thương luật lại càng hiếm hoi. Ví dụ ấy cho thấy, ngay cả trong thương luật là lĩnh vực thu nạp pháp luật Phương Tây nhanh và phổ quát nhất, cuộc du nạp cũng mới chỉ diễn ra ở váng bọt, mà chưa thể thẩm thấu tới các giá trị và cách hành xử mà người Việt noi theo.

Tóm lại, sau một thời gian nghiêng ngả giữa các cuộc giao lưu pháp luật mới có thể nhận chân được những sức mạnh nổi trội của văn hóa Việt; điều mà các học giả thời nay ngồi bên bàn giấy cho là mạnh mẽ chưa chắc đã mạnh mẽ thực sự ở ngoài đời. Với những nghiên cứu có bằng chứng xác thực, ví dụ về thói quen mua bán đệ đương tài sản như nhà đất, điển cố nhân công, những tập tục bắt nợ, như cách mà ông Vũ Văn Mẫu đã tiến hành khi khảo cứu cổ luật Việt Nam, có vẻ thân thiết và gắn bó với người Việt hơn [9]. Nghiên cứu về di sản văn hóa pháp luật có lẽ nên theo những nếp hành xử cũ và cuộc ẩn hiện của nếp cũ ấy dưới những tấm áo hiện đại thời nay, nếu làm được như vậy thì di sản trở nên sống và thân thương, hơn chỉ là một món đồ cổ trang trí cho hàng ngàn năm đã trôi qua.

 

(02 Ảnh scan)

 

Chú thích 02 bức ảnh: Bên cạnh là khế ước bán ruộng thời vua Quang Trung và trang trước là Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất sau cải cách ruộng đất năm 1955. Nguồn: TT Cuối tuần 23/06/2007. Đáng lưu ý: hình thức và cách diễn đạt văn khế điển mãi tuân theo một cách diễn đạt, lâu dần thành một nếp, đôi khi bắt nguồn từ những tục lệ có từ đời Lê, xem thêm chú thích của Vũ Văn Mẫu.

 

Những lát cắt nhận diện văn hóa pháp luật

Có vẻ như Ban chủ nhiệm đề tài có cách nhìn phân tuyến khá rõ ràng khì tìm cách nhận diện văn hóa pháp luật ở Việt Nam, giữa một bên là các thiết chế quyền lực (lập pháp, hành pháp, điều tra, kiểm soát, xét xử, thi hành án) và bên kia là các “đối tượng thi hành pháp luật” như doanh nhân, thị dân, dân quê, cán bộ lãnh đạo, viên chức, thanh thiếu niên, báo chí. Cách tổ chức nghiên cứu và thuê đặt người viết cũng đi theo tư duy phân tuyến này. Có vẻ như là một bên là các hình thái thể hiện quản lý nhà nước và bên kia là các đối tượng bị quản lý hoặc ít nhiều tham gia quản lý.

Theo thiển ý của tôi, ngoài cách tiếp cận kể trên nên có những nghiên cứu định lượng, điều tra hay khảo sát thực tế, chí ít theo những lát cắt dưới đây:

Luật trên giấy (law on books)

Lựa chọn lĩnh vực điển hình: ví dụ tài sản, nhà đất, khế ước, hôn nhân, đền bù thiệt hại, kinh doanh, thủ tục hành chính, giải quyết tranh chấp, tổ chức quyền lực công ...

Nhận định, ví dụ đã có quy định hay chưa, mức độ chi tiết, quy trình lập pháp và tính khả thi của quy phạm. Có thể sơ đồ hóa thể hiện sự dày đặc hoặc thưa thớt của pháp quy để dễ theo dõi.

Luật trong quan niệm (law in perception)

Lựa chọn lát cắt so sánh: so sánh với pháp luật nước ngoài, so sánh cách hiểu trong luật, pháp quy, người thực thi, người dân, đối tượng hưởng quyền, đối tượng thực thi nghĩa vụ

Nhận định, ví dụ đổi với lĩnh vực đã chọn người Việt Nam đã có ý niệm rõ rệt hay chưa, nếu có: ý niệm đó có vênh lệch với pháp quy hay không, có thể so sánh với nước ngoài.

Luật trong hành vi ứng xử (law in pactise)

 

Nghiên cứu điều tra thực tế để nhận rõ mẫu hành vi phổ biến, tương tác giữa khuôn mẫu do luật định và các quy phạm xã hội, đạo đức, tôn giáo, thói quen khác.

Nhận định, ví dụ lĩnh vực nào luật pháp hoàn toàn hình thức (ví dụ bầu cử, cơ quan dân cử, phá sản doanh nghiệp..), lĩnh vực nào luật và đời khác xa nhau (chống tham nhũng, đất đai...).

 

Tiêu chí để đo lường, đánh giá hay mô tả văn hóa pháp luật một quốc gia

Tôi cho rằng một công trình nghiên cứu quy mô về văn hóa pháp luật trong thời đại ngày nay phải được dựa trên những tiêu chí định lượng và bằng chứng xác thực. Ví dụ trong tương quan giữa quan niệm của người dân về dân quyền (các quyền công dân), khả năng thực thi các quyền đó và cách người dân ứng xử để làm ổn thỏa các xung đột nếu có, nói tóm lại trong tương quan giữa dân quyền- nền tư pháp-thực thi dân quyền, có thể tiến hành đo lường dựa trên các tiêu chí do nhóm nghiên cứu ủy nhiệm của Ngân hàng thế giới đề xuất cách đây ít lâu như sau:

Các chỉ số đánh giá chất lượng xét xử của tòa án ở Việt Nam

Ví dụ có thể sử dụng các tiêu chí sau:10

  • Thời gian trung bình để đưa ra các phán quyết (đơn vị tính: ngày, tháng, năm)
  • Tính có thể tiên liệu được của các phán quyết (dựa trên việc xác định tỷ lệ các bản án không bị hủy ở cấp cao hơn);
  • Tính khả thi của các phán quyết (đặc biệt đối với các vụ án dân sự); tỷ lệ án oan sai bị sửa, hủy bỏ;
  • Sự hài lòng của các bên đương sự đối với các phán quyết;
  • Tỷ lệ các bản án được các bên chấp hành tự nguyện;
  • Tỷ lệ thực tế các bản án được thi hành.

Các tiêu chí đánh giá tính độc lập của hệ thống tòa án (so với hành pháp, cơ quan Đảng,..)

Ví dụ có thể sử dụng các tiêu chí sau: 11

  • Đánh giá theo luật định (de jure)
  • Hiến pháp có quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án tối cao hay không?
  • Thủ tục sửa đổi Hiến pháp có dễ bị sửa đổi không?
  • Quy định về thủ tục bổ nhiệm thẩm phán (do chính khách chỉ định hay do các nhà chuyên môn)
  • Nhiệm kỳ của thẩm phán (suốt đời hay theo nhiệm kỳ ngắn hạn)
  • Thẩm phán có thể bị bãi nhiệm không?
  • Việc quyết định mức lương cho các thẩm phán
  • Mức lương chi trả cho thẩm phán có hợp lý không?
  • Mức độ tiếp cận hệ thống tòa án và khả năng khởi tố (chỉ một số cơ quan hoặc cá nhân có quyền khởi tố hay tất cả mọi công dân đều có thể khởi tố khi quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm);
  • Việc phân công xét xử (Chánh án toàn quyền phân công xét xử hay việc phân công xét xử tuân theo các nguyên tắc luật định trên cơ sở nội dung vụ việc);
  • Tòa án tối cao có được giải thích hiến pháp và kiểm tra tính hợp hiến của các hành vi của các cơ quan nhà nước thuộc các nhánh quyền lực khác hay không?
  • Sự minh bạch trong việc công bố các quyết định của tòa án (có công bố các ý kiến thiểu số hay không)
  • Đánh giá theo thực tế {defacto)
  • Nhiệm kỳ trung bình thực tế của các thẩm phán
  • Có sự bãi nhiệm thẩm phán khi đang trong nhiệm kỳ hay không?
  • Số lượng các thẩm phán trong cùng một tòa án (nhiều hay ít - nếu nhiều thì có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của các thẩm phán không quyết định theo sự can thiệp của các nhánh quyền lực khác)
  • Lương của thẩm phán trên thực tế có được thay đổi trong nhiệm kỳ thực tế không (ít nhất là không bị giảm đi)
  • Ngân sách dành cho việc tổ chức các hoạt động của Tòa: (Số lượng các thư ký tòa, quy mô các thư viện của tòa, việc sử dụng các công cụ hiện đại trong hoạt động của tòa);
  • Tần suất thay đổi các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án (tần suất thay đổi càng cao càng ảnh hưởng đến mức độ độc lập của tòa);
  • Việc thực thi các quyết định của tòa án có phụ thuộc nhiều vào các nhánh quyền lực khác hay không?

Tiêu chí đánh giá chất lượng, năng lực xét xử độc lập của thẩm phán

  • Trình độ học vấn của thẩm phán (cao đẳng, đại học hay trên đại học);
  • Quá trình đào tạo kỹ năng xét xử (có phải qua các lớp đào tạo về kỹ năng xét xử hay không)
  • Có phải đáp ứng những tiêu chí khách quan nhất định để trở thành thẩm phán
  • Có được tái đào tạo trong quá trình thực thi nghề nghiệp
  • Số lượng các vụ xử trung bình trong năm
  • Thời gian trung bình xử lý các vụ việc

Mối liên hệ giữa sự độc lập của tòa án đi với chất lượng xét xử

  • Nghiên cứu so sánh: Liệu có sự tỷ lệ thuận giữa mức độ độc lập của tòa án và năng lực của hệ thống tòa án

Mi liên hệ giữa chất lượng xét xử với trình độ phát triển kinh tế - xã hội

  • Nghiên cứu so sánh: Liệu có sự tỷ lệ thuận giữa chất lượng xét xử của tòa án với sự phát triển của kinh tế.

Cũng như vậy các nghiên cứu định lượng có thể áp dụng để đo lường thái độ của công chúng đối vớí các dịch vụ pháp luật hoặc nhóm hành nghề luật, kiểu như:

  • Số lượng luật sư, công chứng viên, thừa phát lại... trên tổng số dân cư (theo địa phương, toàn quốc, so sánh với khu vực và thế giới);
  • Thói quen thuê dịch vụ của luật sư của doanh nghiệp, người dân (trước khi giao kết khế ước, trong quá trình giám sát thực hiện, hay chỉ khi có tranh chấp xảy ra).

Tương tự như vậy, đối với đào tạo nghề luật, như trong một bài viết đã công bố cách đây vài năm, tôi cho rằng hoàn toàn có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá tương đối khách quan, ví dụ dựa trên:

  • Số lượng học viên trung bình mà một giáo viên phải đảm nhận (khái niệm giáo viên có thể tính theo đơn vị GS. PGS. giảng viên, trợ giảng, nhân viên phục vụ theo một tỷ lệ quy đổi),
  • Số lượng giáo trình, sách tham khảo mà nhà trường hiện có trên từng sinh viên;
  • Diện tích, tiện ích ký túc xá, thư viện, khả năng truy cập Internet trung bình trên từng sinh viên;
  • Số ngày, cơ hội, khả năng., một sinh viên có thể tham gia thực tiễn pháp lý (thực tập, gửi đào tạo tại văn phòng luật sư, tòa án..);
  • Số lượng phân bổ, cơ hội việc làm…của sinh viên luật sau khi tốt nghiệp,..

Các tiêu chí này phải được phát triển cho từng lát cắt, từng lĩnh vực điển hình được lựa chọn, tôi e là sẽ khá viển vông nếu ai đó mong muốn đưa ra được một hệ thống tiêu chí đánh giá hoàn chỉnh cho toàn bộ cái gọi là “trình độ văn hóa pháp luật” của một quốc gia. Các nghiên cứu đo lường chi tiết mà Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (Ban pháp chế, VCCI) phối hợp với USAID trong dự án Tiêu chí cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Ngân hàng thế giới phối hợp tiến hành khi đo lường môi trường kinh doanh (Doing Business) và một số nghiên cứu định lượng khác do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và một số cơ sở khác đã và đang tiến hành có thể là những gợi ý, cũng có thể là một nguồn tư liệu đáng kể cho đề tài nghiên cứu về văn hóa pháp luật này.

Dưới đây là một ví dụ nghiên cứu định lượng, được trích từ Báo cáo về môi trường kinh doanh 2008 do Ngân hàng thế giới công bố:

 

Thành lập doanh nghiệp

(Thủ tục thành lập doanh nghiệp chủ yếu tính theo Luật Doanh nghiệp 2005, chưa tính đến các đặc thù của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, PDN).

1.1.1.1. Chỉ số

Việt Nam 2008

Thủ tục (số lượng)

11

Thời gian (ngày)

50

Chi phí (% thu nhập trên đầu người)

20

Vốn tối thiểu (% thu nhập trên đầu người)

0.0

 

Cấp giấy phép

Chỉ số Cấp giấy phép ghi nhận tất cả các thủ tục chính thức một doanh nghiệp trong ngành xây dựng cần thực hiện để xây một nhà kho, bao gồm xin các giấy phép cần thiết, hoàn tất thủ tục thông háo kiểm tra (bao gồm cả kiểm tra trước khi xây dựng) và kết nối điện nước. Do có thay đổi phương pháp tính toán trong lĩnh vực này, các chỉ số cấp giấy phép của Việt nam cũng được điều chỉnh tương ứng. Theo phương pháp tính mới, doanh nghiệp Việt nam phải mất 194 ngày với chi phí 373,6% thu nhập trên đầu người để xin đuợc giấy phép xây dựng, một mức khá cao so với các nưóc trong khu vực.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Thủ tục (số lượng)

13

Thời gian (ngày)

194

Chi phí (% thu nhập trên đầu người)

373.6

 

Tuyển dụng và sa thải lao động

Để đo chỉ số này, Báo cáo Môi trường Kinh Doanh tập trung chủ yếu vào các quy định đối với hợp đồng có thời hạn, độ linh hoạt của thời gian làm việc và thủ tục sa thải lao động dôi dư.

Khó khăn mà người sử dụng lao động ở Việt Nam gặp phải trong việc Tuyển dụng và sa thải lao động được minh họa trong bảng dưới đây. Mỗi chỉ số có giá trị từ 0 đến 100, trong đó chỉ số càng cao thì quy định càng khắt khe hơn. Chỉ số khắt khe trong chế độ thuê lao động là tính trung bình của 3 chỉ số đầu.

Năm nay, sự thay đổi trong đổi phương pháp tính đã dẫn đến sự thay đổi trong chỉ số Độ khó khăn trong việc sa thải lao động so với năm trước mặc dù không có cải cách nào được tiến hành trong lĩnh vực này trong kỳ báo cáo.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Độ khó khăn trong việc tuyển dụng lao động

Độ khắt khe về giờ làm việc

Độ khó khăn trong việc sa thải lao động

Độ khắt khe trong chế độ thuê lao động

Chi phí tuyển dụng (% lương)

Chi phí sa thải (số tuần lương)

0

40

40

27

17

87

 

Đăng ký tài sản

Độ dễ dàng mà doanh nghiệp có thể đảm bảo quyền của mình đối với tài sản được đo lường trong bảng dưới đây. Không có cải cách nào trong lĩnh vực này được tiến hành trong năm qua. Báo cáo cho thấy việc đăng ký tài sản ở Việt Nam trải qua 4 buớc và 67 ngày, Chi phí đăng ký tài sản chiếm 1.2% của tổng giá trị tài sản.

Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng, doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản. Ngoài ra, hiện vẫn còn tồn đọng một số vấn đề trong lĩnh vực này: giao dịch không chính thức vẫn khá phổ bién, quy trình hợp thức hóa hiện còn khá khó khăn; Quản lý đất đai chưa hiệu quả nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Thủ tục (số lượng)

Thời gian (ngày)

Chi phí (% giá trị tài sản)

4

67

1.2

 

Vay vốn

Bảng dưới đây cho thấy việc chia sẻ các thông tin tín dụng và quyền pháp lý của bên cho vay và bên đi vay ở Việt Nam. Chỉ số Quyền lợi theo luật định từ 0 đến 10, trong đó chỉ số cao hơn thể hiện luật được xây dựng tốt hơn theo hướng mở rộng quy mô tiếp cận tín dụng. Chỉ số Thông tin Tín dụng đo lường quy mô, khả năng tiếp cận, và chất lượng của thông tin tín dụng từ các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng công cộng hoặc tư nhân. Chỉ số càng cao thể hiện số lượng và chất lượng thông tin tín dụng cung cấp từ các tổ chức này càng cao. Báo cáo cũng cho thấy Việt nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Mức độ của quyền lợi theo luật định

Mức độ đầy đủ của Thông tin Tín dụng

Độ phủ của đăng ký công cộng (% người lớn)

Độ phủ của đăng ký tư nhân (% người lớn)

6

3

9.2

0

 

Bảo vệ nhà đầu tư

Những chỉ số dưới đây mô tả 3 khía cạnh của việc bảo vệ các cổ đông thiểu số: tính minh bạch của các giao dịch (Chỉ số mức độ công khai), trách nhiệm cá nhân (Chỉ số mức độ trách nhiệm của giám đốc), và khả năng của các cổ đông có thể kiện giám đốc và các cán bộ khác khi quản lý sai trái. Chỉ số Mức độ bảo vệ nhà đầu tư là tổ hợp kết quả từ ba chỉ số trên. Các chỉ số từ 0 đến 10, trong đó giá trị cao hơn thể hiện mức độ cao hơn về độ công khai, trách nhiệm giám đốc, quyền của các cổ đông, và bảo vệ nhà đầu tư.

Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước bảo vệ nhà đầu tư kém nhất. Luật mới có quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị nhưng chưa cung cấp cơ chế thực thi các quy định này. Các tòa án kinh tế ở Việt nam chưa có quyền xét xử các vụ việc liên quan đến nhà đầu tư kiện giám đốc hay thành viên hội đồng quản trị, Chỉ số Mức độ trách nhiệm của giám đốc do vậy nằm trong nhóm thấp nhất thế giới. Việt Nam cần phải tiến hành nhiều cải cách trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư để họ có thể tự tin hơn khi bỏ vốn đầu tư.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Chỉ số mức độ công khai

Chỉ số mức độ trách nhiệm của giám đốc

Chỉ số độ dễ dàng các cổ đông có thể kiện

Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư

6

0

2

2.7

 

 

Đóng thuế

Bảng dưới đây cho biết việc đóng thuế của một doanh nghiệp cỡ trung bình ở Việt Nam trong một năm. Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Trung bình họ phải mất 1,050 tiếng đống hồ tương ứng với 130 ngày làm việc của một nhân viên để hoàn tất các thủ tục trả thuế.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Số thanh toán (lần)

Thời gian (giờ)

Tổng số thuế phải trả (% giá trị lợi nhuận trước gộp)

32

1050

41.1

Thương mại quốc tế

Chi phí và thủ tục xuất nhập khẩu của một chuyến hàng tiêu chuẩn ở Việt Nam được trình bày dưới đây. Mọi thủ tục hành chính liên quan được ghi nhận ở đây - bắt đầu từ hợp đồng giữa đôi bên đến kết thúc là việc giao hàng.

Báo cáo năm 2008 cho thấy trong lĩnh vực thương mại quốc tế, Việt Nam xếp hạng trên trung bình (63/178). Việc gia nhập WTO của Việt nam cuối năm ngoái đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Thời gian tiêu tốn cho thủ tục xuất nhập khẩu giảm đáng kể so với năm ngoái. Chi phí xuất khẩu cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu ở Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian lo thủ tục xuất nhập khẩu và chịu chi phí cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp của họ ở trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia và Singapore. Điều này gây ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Chứng từ xuất khẩu (số)

Thời gian xuất khẩu (ngày)

Chi phí xuất khẩu (US$/công-ten-nơ)

Chứng từ nhập khẩu (số)

Thời gian nhập khẩu (ngày)

Chi phí nhập khẩu (US$/công-ten-nơ)

6

24

669

8

23

881

 

Thực thi hợp đồng

Chỉ số dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực thi hợp đồng thương mại ở Việt Nam được nêu trong bảng dưới đây. Do danh mục các thủ tục thực thi hợp đồng trong tính toán của Báo cáo năm nay được điều chỉnh nên chỉ số tương ứng của Việt nam trong lĩnh vực này cũng thay đổi theo. Theo như báo cáo, doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải qua 34 bước thủ tục, tốn kém 31% giá trị hợp đồng để thu hồi nợ khó đòi hoặc giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Thủ tục (số lượng)

Thời gian (ngày)

Chi phí (% nợ)

34

295

31

 

Giải thể doanh nghiệp

Thời gian và chi phí giải quyết phá sản được nêu trong bảng dưới đây cho thấy việc giải quyết các trường hợp phá sản của Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả, xếp hạng 121/178 trong lĩnh vực này. Cơ chế hiện tại để giải quyết phá sản ở Việt Nam vẫn còn khó khăn và mất nhiều thời gian. Một trường hợp phá sản được ước tính mất khoảng hơn 5 năm và tốn 15% chi phí giá trị tài sản, nếu áp dụng quy trình chính thức. Hơn nữa, khi kết thúc việc phá sản, các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa hoạt động.

Chỉ số

Việt Nam 2008

Thời gian (năm)

5

Chi phí (% tổng tài sản)

15

Tỷ lệ thu hồi (cent trên đô-la)

18

Tóm lại, cũng như các ví dụ minh họa từ phần di sản văn hóa pháp luật, tôi cho rằng có thể và ngày càng dễ dàng hơn khi nghiên cứu định lượng, đưa ra các chỉ số và tiêu chí đánh giá tương đối khách quan, sát thực để đo lường cảm nhận của dân chúng đối với pháp luật. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể đi xa hơn Friedman hoặc D Nelken, nếu Ban chủ nhiệm chia nhỏ các lát cắt, đặt thứ tự tru tiên và xây dựng tiêu chí đánh giá chi tiết cho từng lát cắt đó. Những chỉ số đánh giá này chính là những cấu phần tạo nên những tiêu chí để đánh giá “văn hóa pháp luật” của một quốc gia, nếu có thể so sánh với một số tiêu chí ước định áp dụng chung cho các quốc gia khác.

Đánh giá văn hóa pháp luật từ các nghiên cứu tình huống

Trong nghiên cứu xã hội học hay khoa học chính trị, tôi thấy có một phương pháp nghiên cứu khác cũng cần được thảo luận ở đây khi xây dựng hệ tiêu chí đánh giá văn hóa pháp luật của một quốc gia.

Những chỉ số và phép thông kê mà PCI hoặc Doing Business được trích dẫn ở trên, ít nhiều đã bị phê phán về tính chưa bao quát, có thể chưa chính xác và chưa cập thật thông tin của chúng. Điều ấy đúng, bởi mọi khoa học liên quan đến hành vi ứng xử của con người đều không thể tuyệt đối cứng nhắc như khoa học tự nhiên, bởi con người hành xử một phần theo lí trí, theo các lợi ích, song phần nhiều do các tác nhân tâm lí, tín ngưỡng, niềm tin và vô vàn tác nhân chủ quan khác.

Có thể để bổ khuyết, người ta thường tiến hành các nghiên cứu tình huống, hay gọi là case study, cho từng tình trạng điển hình, về tình cảnh của nông dân Bắc Bộ, về tục ma chay của người An Nam, về chế độ thôn xã Nam kỳ và nhiều tình huống khác đã được tiến hành nghiên cứu và công bố dưới thời thực dân vẫn còn lưu lại trong các thư viện lớn. Gần đây có các nghiên cứu điển hình về lý do, cách thức các cuộc đình công lớn ở Việt Nam, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến xây dựng chính sách, về ảnh hưởng của chính sách chi tiêu công cộng trong y tế, giáo dục đối với các nhóm dân cư nghèo ở Việt Nam.

Một nghiên cứu lớn về văn hóa pháp luật theo thiển ý của tôi không thể thiếu được một số nghiên cứu tình huống điển hình. Nếu xét về tính thời sự, có thể kể tới các vấn đề nông dân mất đất và công nghiệp hóa, nông dân thất nghiệp và khu vực nhập cư thành thị, đình công “tự phát” hay cách thức tổ chức các cuộc đình công ở Việt Nam, cuộc tư nhân hóa ở Việt Nam và nhu cầu tái du nhập khái niệm công sản để bảo vệ tiện ích công cộng trước tư bản tư nhân. Những vấn đề lớn có thể bao gồm các ví dụ điển hình từ thể chế, hệ thống chính trị (viên chức của Đảng có nên là công chức, bầu cử có nên tự do quy trình tiến cử, có nên có đoàn đại biểu Quốc hội địa phương, có nên du nhập tự quản địa phương, có nên thí điểm bầu xã trưởng, tỉnh trưởng trực tiếp...), những vấn đề kinh tế (năng lực cạnh tranh, hiệu quả của pháp quy), những vấn đề an sinh xã hội (dạy nghề, tạo việc, bảo hiểm, thất nghiệp, bệnh nghề, etc.).

Nếu không đủ kinh phí và thời gian, Ban chủ nhiệm cũng nên xem xét tiến hành một số nghiên cứu tình huống quy mô hẹp hơn, ví dụ câu chuyện của chiếc mũ bảo hiểm cho người sử dụng xe gắn máy sau ngày 15/12/2007 và trong dịp Tết Mậu Tý (đội mũ để bảo vệ hay để đối phó); câu chuyện cấm xe thô sơ tự chế, xe ba gác, cấm bán hàng rong ở Hà Nội trong những tháng cuối năm 2007. Văn hóa trả lời chất vấn của những người đứng đầu ngành tư pháp trước Quốc hội, vụ án Đồ Sơn... đều có thể là những nghiên cứu tình huống nhỏ, song khá điển hình và thú vị.

Một vài kết luận

Trong khuôn khổ hạn chế, đóng góp nếu có của tham luận này là gợi ý nhìn nhận văn hóa pháp luật như một cách tiếp cận để hiểu luật và hành vi ứng xử thực tế của người Việt Nam. Không thể tự suy luận, khoa học hành vi cần tới những chỉ số tương đối cụ thể, được điều tra và đo lường theo những tiêu chí khách quan. Bởi vậy cần quan sát văn hóa pháp luật theo những lát cắt, ví dụ người Việt Nam nghĩ gì về luật trên giấy, hiểu gì khi đọc luật trên giấy và làm gì trong thực tế nếu có chuyện đụng chạm tới mình. Chia nhỏ thêm, có thể xây dựng các chỉ số nhận dạng, tiêu chí đánh giá các cụm vấn đề, thậm chí có thể đối chiếu so sánh chúng với các tiêu chí tương tự ở nước ngoài.

Nếu doanh nhân nước ta hàng năm mất tới 1050 giờ, tức là tương đương với 130 ngày làm việc của một nhân viên, chỉ để lo các thủ tục nộp thuế, điều ấy có thể cho người ta cảm nhận được người Việt Nam sẽ nghĩ gì về ngành thuế và sẽ hành xử ra sao khi nhân viên ngành thuế gõ cửa văn phòng của mình.

Ngoài phương pháp xây dựng lát cắt, xây dựng chỉ số và tiêu chí đo lường cho từng nhóm vấn đề tru tiên, sẽ đầy đủ hơn nếu tiếp cận văn hóa pháp luật từ những tình huống điển hình.

Trong xu thế bị hối thúc bởi đủ loại thế lực giằng co trong một thế giới ngày càng đa nguyên, đa cực, đa lợi ích, có thề dễ nhận thấy một giai đoạn du nhập văn hóa pháp luật nước ngoài đã và sẽ diễn ra ngày càng hối hả hơn trong một vài thập niên nữa. Cuộc du nạp pháp luật trên giấy sẽ kéo theo những xung đột về ý niệm, đó là một điều chắc chắn. Chỉ có điều ý niệm nào sẽ được số đông công chúng Việt

Nam chấp nhận và tuân theo trong phép hành xử sẽ là một ẩn số với nhiều tác nhân còn chưa lộ diện rõ./.

 

Tài liệu tham khảo

Lê Đức Tiết, Văn hóa pháp lý Việt Nam, NXB Tư pháp, 2005

Trn Ngọc Đường, Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Luật học 2/2003

Viện Khoa học Pháp lý, Văn hóa tư pháp, Thông tin Khoa học pháp lý, 7/2001 David Nelken, Disclosing/Invoking legal Culture- An Introduction, (1995) 4 Social

& legal Studies 435

David Nelken (Editor), Comparing legal cultures, Hants, UK: Dartmouth Publishers, 1997

David Nelken, Using the concept of legal culture, Australian Journal of Legal Philosophy, 2004

Erhard Blankenburg and Freek Bruinsma, Dutch Legal Culture, Kluwer, 1994.

2d Edition

Friedman, Lawrence M. "The Concept of Legal Culture; A Reply" in Nelken, David, ed. Comparing Legal Cultures (Aldershot: Dartmouth Publishing Company, 1997)

Gunter Bierbrauer, Toward an Understanding of Legal Culture: Variations in Individualism and Collectivism between Kurds, Lebanese, and Germans, Law & Society Review, Vol. 28, No. 2 (1994), pp. 243-264

Koch, Charles H., Envisioning A Global Legal Culture, Available at SSRN: imp://ssrn.com/abstract-376760 or DOI: 10.2139/ssrn.376760

Roger Cotterrell, Law, culture and Society: Legal ideas in the mtrror of social theory, Hampshtre: Ashgate, 2007

World Bank, Doing Business 2008

Maria Dakolias, ‘Methods for Momitoring and Evaluating the Rule of Law’, World Bank (2005), có thể tải về từ trang: www4.worldbank.org/legal/database/justice/data/UsingSectorGlanceDatabase.pdf Lars P. Feld and Stephan Voigt, “Economic Growth and Judicial Independence:

Cross Country Evidence Using a New Set of Indicators/’ (2002), co the täi ve ttr

trang:

http://www.isnie.org/ISNIE03/papers03/voigt.pdf

 

NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Ý THỨC PHÁP LUẬT, HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

TS. Nguyễn Minh Đoan

Đại học Luật Hà Nội

Phn 1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Ý THỨC PHÁP LUẬT

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp về hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Ý thức pháp luật là bộ phận cấu thành của hiện thực pháp lý, phản ánh những điều kiện, nhu cầu điều chỉnh và quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Là một hiện tượng xã hội thuộc phạm trù chủ quan, ý thức pháp luật có tính chất đa cấp độ, trừu tượng, lan toả và chi phối đối với nhiều hoạt động của đời sống pháp luật. Sự tác động, điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện thông qua cơ chế điều chỉnh pháp luật, trong đó ý thức pháp luật tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật. Nó là cơ sở tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình điều chỉnh pháp luật để việc điều chỉnh pháp luật được tiến hành đúng đắn, khoa học và đạt kết quả cao. Ý thức pháp luật hình thành và phát triển trong quá trình con người phản ánh và nhận thức về đời sống pháp lý trong xã hội. Thông qua sự phản ánh đó mà con người có được những tri thức về việc tổ chức các quan hệ xã hội bằng phương tiện pháp luật, về thái độ của nhà nước, xã hội đối với các hiện tượng pháp luật, các sự kiện pháp lý... trên cơ sở đó các chủ thể pháp luật lựa chọn và quyết định việc thực hiện hành vi của mình. Sự phản ánh trong ý thức pháp luật của các chủ thể đối với đời sống xã hội càng chính xác, đầy đủ thì khả năng lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi của họ càng chính xác, chặt chẽ và hợp pháp. Phù hợp với các quy luật của quá trình nhận thức ý thức pháp luật phát triển từ thấp đến cao từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, chính xác, khoa học hơn. Có tri thức về pháp luật là yếu tố trước hết để hình thành và phát triển ý thức pháp luật, nhưng ý thức pháp luật cao không chỉ dừng lại ở những hiểu biết pháp luật thông thường mà còn biểu hiện ở những mức độ cao hơn. Nó đòi hỏi các tổ chức và cá nhân sau khi đã tích luỹ được một tri thức pháp luật nhất định phải có khả năng tự đánh giá về các hiện tượng chính trị- pháp lý trong đời sống xã hội. Từ những đánh giá đó mà hình thành ở chủ thể thái độ ủng hộ, đồng tình hay phản đối đối với những hoạt động hay vấn đề pháp lý cụ thể nào đó, hình thành ở chủ thể những tình cảm, quan điểm, động cơ hoạt động và những cách xử sự khác nhau. Trên cơ sở ý thức pháp luật, sự nhận thức về lợi ích, về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, tổ chức và toàn xã hội, các chủ thể tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật, với các nguyên tắc của pháp luật.

Ý thức pháp luật được xem là điều kiện quan trọng, là tiền đề tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng, phát triền và hoàn thiện pháp luật, bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật cũng cần phải có một trình độ kiến thức pháp luật nhất định. Ý thức pháp luật cũng có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, đối với chủ thể áp dụng pháp luật cũng như đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật, đối với chủ thể quản lý và cả chủ thể bị quản lý. Khi chủ thể có những nhận thức pháp luật cần thiết họ sẽ có niềm tin vào pháp luật, vào những hoạt động hợp pháp của mình, thấy được giá trị của việc tôn trọng và thực hiện chính xác, đầy đủ các quy định pháp luật từ đó họ tự giác thực hiện pháp luật, vận động những người khác cùng sống và làm việc theo pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và chủ thể bị áp dụng pháp luật cũng như chủ thể quản lý và chủ thể bị quản lý đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác phù hợp với mục đích và yêu cầu của pháp luật và có đủ khả năng bảo vệ lợi ích cho mình, cho các chủ thể khác và lợi ích của toàn xã hội. Ý thức pháp luật còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp các quy phạm pháp luật hiện hành bị lạc hậu, không đáp ứng một cách đầy đủ, chính xác những đòi hỏi của sự phát triển xã hội hoặc trong trường hợp cần giải quyết những vụ việc không có pháp luật trực tiếp điều chỉnh (cần áp dụng pháp luật theo nguyên tắc tương tự). Trong những trường hợp đó, người trực tiếp áp dụng pháp luật sẽ căn cứ vào ý thức pháp luật, các nguyên tắc của pháp luật và niềm tin nội tâm của mình để giải quyết vụ việc theo những cách thức tốt nhất, phù hợp nhất.

Ý thức pháp luật là cơ sở tạo nên văn hoá pháp lý của các chủ thể pháp luật. Nó đòi hỏi chủ thể phải có những tri thức cơ bản về pháp luật; về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người cũng như cơ chế để bảo đảm tính hiện thực cho các quyền và nghĩa vụ đó; về cơ chế hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, có kỹ năng và khả năng sử dụng có hiệu quả cơ chế đó để bảo vệ lợi ích cho bản thân mình, cho người khác và cho xã hội; xử sự đúng đắn, chừng mực trong các mối quan hệ xã hội. Khi có đủ tri thức pháp luật cần thiết sẽ hình thành ở chủ thể tình cảm và lòng tin đối với các chuẩn mực của pháp luật, tạo điều kiện cho chủ thể chủ động xác lập và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Những hiện tượng pháp luật xẩy ra trong đời sống xã hội thường tác động lên tâm lý mỗi người, mỗi cộng đồng khác nhau, nên hình thành ở họ những tâm trạng, tình cảm và cách xử sự khác nhau, ý thức pháp luật còn hình thành ở chủ thể thái độ cũng như các cách ứng xử đúng đắn đối với pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật. Nếu chủ thể nhận thức được sự cần thiết của pháp luật, của quá trình điều chỉnh pháp luật, tin tưởng vào sự công bằng, vào lẽ phải, vào lợi ích của việc điều chỉnh pháp luật, thì họ sẽ tự giác thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Nếu pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật đáp ứng được lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của chủ thể, thì họ mong muốn thực hiện chúng một cách nhanh chóng, chính xác với một tình cảm tin tưởng, phấn khởi. Ngược lại, chủ thể cũng có thể miễn cưỡng chấp hành hoặc do sợ hãi mà phải chấp hành các quy định, những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Tình cảm pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ tích cực hoặc tiêu cực của chủ thể đối với pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật. Khi đã có kiến thức pháp luật đầy đủ, tâm lý pháp luật đúng đắn sẽ hình thành ở chủ thể động cơ và hành vi pháp luật hợp pháp, sự tuân thủ pháp luật nghiêm minh. Như vậy, ý thức pháp luật có sự tác động rất lớn tới hành vi con người thông qua yếu tố tư tưởng, tâm lý và không có hành vi pháp luật nào của con người lại không cần đến tư duy nhận thức, kể cả việc xây dựng pháp luật. Sức mạnh của ý thức pháp luật là sức mạnh tiềm ẩn trong nội tâm con người, là sức mạnh của lý trí, tình cảm có trong mỗi con người.

Ý thức pháp luật hình thành và phát triển là cả một quá trình từ nông đến sâu, từ hẹp đến rộng, từ đơn giản đến phong phú, từ cảm tính đến lý tính, từ những tư duy riêng lẻ đến những học thuyết, quan điểm thịnh hành trong xã hội. Thông qua tư duy pháp lý và các hoạt động pháp luật thực tiễn, ý thức pháp luật được bổ sung, được tích luỹ và hoàn thiện không ngừng. Như vậy, ý thức pháp luật thể hiện ở tri thức pháp luật, ở tâm lý pháp luật, ở hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật, ở hệ thống pháp luật khoa học, hoàn thiện, ở cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật, ở việc xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật.. .Có thể nói ý thức pháp luật rất phức tạp, đa dạng và lan toả trong tất cả các lĩnh vực của đời sống pháp luật.

Sự đa dạng, lan toả của ý thức pháp luật trong đời sống pháp luật nói riêng, đời sống xã hội nói chung cho thấy việc xác định tiêu chí để đánh giá ý thức pháp luật rất khó khăn, phức tạp. Theo chúng tôi để đánh giá ý thức pháp luật trước hết cần xuất phát từ các bộ phận cấu thành nên ý thức pháp luật đó là hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

1. Tính đúng đắn, khoa học và sự phù hợp củạ hệ tư tưởng pháp luật.

Hệ tư tưởng pháp luật gồm toàn bộ những tư tưởng, quan điểm và học thuyết về pháp luật. Nội dung phản ánh, luận giải trong hệ tư tưởng pháp luật bao quát hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống pháp luật. Những tư tưởng, quan điểm pháp luật của các cá nhân trong xã hội thường đa dạng, phong phú, nhưng hệ tư tưởng pháp luật xã hội thì chỉ gồm hệ thống thống nhất các tư tưởng, quan điểm được thừa nhận và được phổ biến, truyền bá rộng rãi, công khai thông qua các hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và các ấn phẩm được phép lưu hành. Hệ tư tưởng pháp luật phải phản ánh đời sống pháp luật một cách khoa học, chính xác, đúng đắn, các tư tưởng, quan điểm, học thuyết về pháp luật, về các hiện tượng và quy trình có liên quan đến quá trình điều chỉnh pháp luật. Những quan điểm trong hệ tư tưởng pháp luật phải bảo đảm tính khoa học, phù hợp và có thể thực hiện được trong đời sống xã hội. Đối tượng phản ánh của hệ tư tưởng pháp luật rất rộng, rất đa dạng, phong phú và nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên cần tập trung xem xét đánh giá sự đúng đắn, khoa học của các quan điểm cơ bản về bản chất, vai trò, chức năng, cơ chế vận hành của nhà nước và pháp luật; về mối tương quan giữa các giai cấp trong quan hệ nhà nước; về quá trình điều chỉnh pháp luật như xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và hoạt động xét xử; về mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật; giữa nhà nước, pháp luật với các hiện tượng khác như với kinh tế, chính trị, đạo đức, dân chủ...; về tự do, bình đẳng, công bằng... của con người trong xã hội. Hệ tư tưởng pháp luật phải bao hàm những tri thức pháp lý về những quan hệ xã hội quan trọng, có tính phổ biến cần điều chỉnh bằng pháp luật, về quá tình sáng tạo pháp luật; về hệ thống pháp luật hiện hành; về các tài liệu ấn phẩm và thông tin pháp lý; về tình trạng pháp chế; về công tác tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền; về hoạt động thực hiện pháp luật của các tập thể, của các tổ chức xã hội, thái độ, hành vi của các tầng lớp nhân dân với pháp luật; về tính nghiêm minh, khách quan, công bằng trong xử lý công việc của các cơ quan nhà nước... Tri thức pháp luật ngày càng phong phú thể hiện con người ngày càng hiểu biết đầy đủ hơn về khách thể, trình độ ý thức ngày càng cao. Khi tri thức pháp luật của chủ thể càng cao thì sự phản ánh đời sống pháp luật càng đầy đủ, chính xác hơn.

Sự phản ánh của hệ tư tưởng pháp luật đối với đời sống xã hội phải bảo đảm tính khoa học, kịp thời. Điều này được thể hiện ở các tư tưởng, quan điểm pháp luật được xây dựng trên cơ sở khoa học, dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất, hiện đại nhất mà nhân loại đã đạt được, phải phù hợp với tình hình, điều kiện phát triển của đất nước trong mỗi thời kỳ nhất định. Hệ tư tưởng pháp luật còn phải phù hợp với trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và trình độ của các tầng lớp nhân dân, nghĩa là những tư tưởng, quan điểm pháp lý đó có thể được hiện thực hoá trong đời sống xã hội hiện tại hoặc chí ít là cũng trong một tương lai gần.

Sự đúng đắn của hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở tính giai cấp của nó, nghĩa là, các tư tưởng, quan điểm trong hệ tư tưởng pháp luật phải phản ánh được lợi ích giai cấp, bảo vệ được lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia. Hệ tư tưởng pháp luật ở nước ta hiện nay phải được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vì lợi ích của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Không chỉ chứa đựng những tư tưởng, quan điểm pháp lý về lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia mà hệ tư tưởng pháp luật còn phải đảm bảo tính xã hội, phải góp phần tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững vì lợi ích của cả cộng đồng và của toàn nhân loại.

Hệ tư tưởng pháp luật thường được thể hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, trong các bài viết, nói của các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, trong các văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước. Do vậy, tính đúng đắn, khoa học trong đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, sự hiệu quả trong hoạt động thực hiện pháp luật, trong xét xử và xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật của nhà nước ta chính là những biểu hiện tính đúng đắn, khoa học của hệ tư tưởng pháp luật hiện nay ở nước ta.

  1. Sự đúng đắn và phù hợp của tâm lý pháp luật.

Tiêu chí thứ hai cần xác định để đánh giá ý thức pháp luật là sự đúng đắn, phù hợp của tâm lý pháp luật trong xã hội. Tâm lý pháp luật là tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện ở tinh thần, thái độ và hành vi pháp luật thực tiễn. Tâm lý pháp luật là thuộc tính vốn có của tâm lý con người, là sự phản ánh trực tiếp các hiện tượng bên ngoài nên thường hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Tâm lý pháp luật còn chịu sự tác động của các yếu tố như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và gia đình, trình độ văn hoá, học vấn, tôn giáo, tình trạng tài chính, kinh tế, thậm chí cả sức khoẻ của bản thân và các mối quan hệ khác của cá nhân. Do vậy, tâm lý pháp luật thường hay thay đổi, nó mang tính tự phát phụ thuộc vào các điều kiện khách quan nhiều hơn và đôi khi không có tính khoa học.

Khi đánh giá tâm lý pháp luật cần chú ý xem xét các yếu tố cơ bản như tình cảm pháp luật, tâm trạng pháp luật, sự tự đánh giá cá nhân, sự xúc động.

+ Tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật chứa đựng trong đó những rung động về tâm hồn của con người đối với những hành vi được điều chỉnh bằng những tiêu chuẩn pháp lý như: niềm tin vào pháp luật, sự tin tưởng vào chính quyền, vào công lý của các cá nhân, tổ chức trong xã hội; thái độ trân trọng đối với pháp luật, với những người đại diện chính quyền..., từ đó có thái độ đúng mực trong việc thực hiện pháp luật, cổ vũ, động viên những hành vi hợp pháp, ủng hộ, giúp đõ các cơ quan nhà nước, những người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc tổ chức thực hiện pháp luật... Tình cảm pháp luật còn thể hiện ở thái độ không định kiến, không thù ghét, ác cảm với pháp luật, với những người đại diện chính quyền, những người đại diện công lý khi họ thực thi công vụ...

Phần lớn tình cảm pháp luật được hình thành dưới ảnh hưởng của giao tiếp xã hội, tình cảm pháp luật trong nhiều trường hợp có sự trùng hợp với tình cảm đạo đức. Tình cảm pháp luật phong phú và phát triển đến trình độ cao sẽ góp phần quyết định trong việc thực hiện pháp luật nghiêm minh, đồng thời còn có tác dụng nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, từ đó hình thành trách nhiệm của mỗi người với bản thân, với gia đình, lớn hơn nữa là với quê hương, Tổ quốc và với nhân loại. Tình cảm pháp luật là yếu tố tương đối bền vững, nó có tác dụng định hướng cho các hoạt động pháp luật của các chủ thể.

+ Tâm trạng pháp luật. Tâm trạng pháp luật là yếu tố linh động của ý thức pháp luật, nó chịu sự chi phối rất lớn của hệ tư tưởng pháp luật. Tâm trạng pháp luật thể hiện thái độ của con người đối với các hiện tượng pháp lý diễn ra trong xã hội như không chấp nhận các hiện tượng bất công, không công bằng... trong xã hội, đấu tranh không khoan nhượng đối với các hành vi vi phạm pháp luật, cương quyết đấu tranh và bảo vệ sự công bằng trong xã hội hoặc cũng có thể ngược lại là thờ ơ, lãnh cảm với các hoạt động pháp luật, với hành vi vi phạm pháp luật của người khác, với nỗi đau, sự bất công trong xã hội khi những hiện tượng ấy không trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân mình. Chẳng hạn, nhìn thấy kẻ gian trộm, cắp của người khác nơi công cộng nhưng không ngăn chặn, tố giác hoặc cộng tác với những người có trách nhiệm để bắt giữ kẻ gian. Hoặc thái độ cương quyết đấu tranh với những cái sai, những hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội mặc dù biết là làm như vậy có thể nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của bản thân mình.

Các cơ quan nhà nước, những người có chức vụ, quyền hạn không thờ ơ, lãnh cảm trước những nỗi đau, sự oan trái, những bức xúc của người dân... có thái độ đúng mức đối với nhân dân như tôn trọng nhân dân, không coi thường người dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân… Còn đối với mỗi người dân có thái độ đúng mực đối với cơ quan, người đại diện nhà nước như tôn trọng họ, không khúm núm sợ hãi nhưng cũng không coi thường... Do bị chi phối bởi hệ tư tưởng pháp luật nên những người có tri thức pháp luật cao, có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về pháp luật sẽ có tâm trạng pháp luật phù hợp vì sự công bằng, lẽ phải trong xã hội.

+ Tự đánh giá cá nhân. Tự đánh giá cá nhân là một yếu tố đặc biệt quan trọng của tâm lý pháp luật thể hiện thái độ của mỗi người đối với hành vi của chính mình. Tự đánh giá có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc như: tự hào, buồn lo, xấu hổ...

Cảm xúc tự hào sẽ khuyến khích, thúc đẩy người ta tiếp tục thực hiện những hành vi có ích khác cho xã hội, còn cảm xúc xấu hổ thể hiện thái độ không chấp nhận đôi với hành vi nào đó của mình trước người khác như xấu hổ với những việc làm không đúng của mình, của cơ quan, đồng nghiệp... Cảm xúc xấu hổ trong một mức độ nào đó có thể điều chỉnh hành vi của con người, người ta sẽ không để cho những hành vi như vậy xảy ra trong tương lai hoặc tìm cách sửa chữa những việc làm không đúng của mình.

+ Xúc động. Xúc động cũng là một yếu tố của tâm lý pháp luật, đó là biểu hiện cao của lương tâm con người. Những xúc động đúng đắn đối với pháp luật có ý nghĩa phòng ngừa những hành vi không phù hợp, đi lệch với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực pháp luật.

Chỉ những người vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của người khác, trước sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của nhân dân thì họ không còn biết đến xấu hổ là gì, lương tâm của họ không bị dày vò khi họ tham nhũng, nhận hối lộ, bòn rút tiền của của những người nghèo, những người làm ăn lương thiện.

3. Cần đánh giá ý thức pháp luật các cấp độ (mức độ và giới hạn nhận thức) khác nhau

Cụ thể là cần đánh giá ý thức pháp luật ở ba cấp độ nhận thức là ý thức pháp luật thông thường; ý thức pháp luật lý luận; ý thức pháp luật nghề nghiệp

  • Ý thức pháp luật thông thường thể hiện mức độ nhận thức còn hạn chế thông qua sự phản ánh trực tiếp, giản đơn về các hiện tượng pháp luật, ở cấp độ này, ý thức, pháp luật nhìn chung mới chỉ biểu hiện ở sự thừa nhận, tiếp thu và xử sự theo sự thừa nhận, tiếp thu đó. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những hiểu biết thông thường, chưa được sâu sắc, toàn diện, mới chỉ phản ánh được mối liên hệ bên ngoài, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất pháp luật. Do vậy, ở cấp độ này chỉ nên đánh giá trình độ hiểu biết và sử dụng các quy định pháp luật thiết yếu đối với đối tượng. Chẳng hạn, quan niệm của người dân về pháp luật, vai trò của pháp luật, họ đã có những hiêu biết gì vê pháp luật, họ đã sử dụng pháp luật vào những hoạt động gì, thái độ của họ đối với các quy định pháp luật nào đó có liên quan đến họ…

Đây là loại ý thức pháp luật phổ biến nhất trong xà hội, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động pháp luật thực tiễn của nhân dân, do vậy cần đánh giá loại hình ý thức pháp luật này trên quy mô toàn xã hội hoặc trên những địa bàn lãnh thổ nhất định.

  • Ý thức pháp luật lý luận thể hiện trình độ nhận thức cao hơn, có hệ thống và sâu sắc về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Đó là sự nhận thức có căn cứ khoa học, được hình thành trong quá trình đào tạo, học tập, nghiên cứu một cách có hệ thống và được thực tiễn đời sống kiểm nghiệm, ý thức pháp luật lý luận có tru thế đặc biệt, là cơ sở cho hoạt động sáng tạo pháp luật, truyền bá tư tuởng, quan điểm pháp lý cũng như trong các hoạt động thực tiễn.

Ý thức pháp luật lý luận cần được đánh giá đối với các đối tượng như những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, các chuyên gia pháp luật, những người làm công tác hoạch định các chính sách pháp luật hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo, thông qua những văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước... Ý thức pháp luật lý luận có ảnh hưởng rất lớn tới việc hoạch định các chính sách pháp luật, quá trình xây dựng những văn bản luật quan trọng của nhà nước nên có ảnh hưởng quan trọng và lâu dài đến tiến trình phát triển của đất nước.

  • Ý thức pháp luật nghề nghiệp là ý thức của những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực pháp luật hay gọi là làm nghề luật. Nghề luật được xem là những công việc có tính chất chuyên nghiệp liên quan đến các hoạt động điều chỉnh pháp luật từ khâu đầu, cho đến khâu cuối của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Nghề luật thường liên quan đến ba lĩnh vực hoạt động pháp luật cơ bản là: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nó không những chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết cao về pháp luật mà còn phản ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các công việc trong thực tế.

Ý thức pháp luật nghề nghiệp gắn liền với các hoạt động pháp luật thực tiễn nên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, xét xử, xử lý vi phạm pháp luật, đến quyền, lợi ích thiết thực của các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đa dạng của họ trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội.

Ý thức pháp luật nghề nghiệp cần được đánh giá đối với những người làm nghề luật, những người sử dụng pháp luật làm công cụ hành nghề như những người tham gia soạn thảo, xây dựng pháp luật, những ngưởi tổ chức thực hiện pháp luật, thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viến, tư vấn pháp luật...

Có thể thấy, ý thức pháp luật thông thường có tính phổ biến, phong phú, được đặc trưng bằng các yếu tố tâm lý xã hội, ý thức pháp luật lý luận thể hiện tính tư tưởng và khoa học sâu sắc, toàn diện, còn ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự kết hợp hài hoà cả hai loại hình ý thức pháp luật trên để phục vụ các hoạt động pháp luật có tính chất nghề nghiệp. Khi đánh giá về các loại hình ý thức pháp luật cần chú ý đến những đặc điểm của từng loại, có như vậy mới có thể đánh giá chính xác về ý thức pháp luật nói chung trong xã hội. Từ đó mới có các giải pháp hài hoà và toàn diện trong việc nâng cao ý thức pháp luật thông thường, tăng cường ý thức pháp luật lý luận, đề cao ý thức pháp luật nghề nghiệp.

4. Cần đánh giá ý thức pháp luật ở các đối tượng (chủ thể) khác nhau trong xã hội như ý thức pháp luật cá nhân; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật xã hội

  • Ý thức pháp luật cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi cá nhân về pháp luật. Nó được hình thành và phát triển do sự tác động của các yếu tố như hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội nói chung, quá trình hoạt động pháp luật thực tiễn và những điều kiện tư chất bẩm sinh riêng của từng người như: môi trường công tác, học vấn, sức khoẻ, tố chất thông minh... Mỗi cá nhân là một “cái tôi” độc lập, một thực thể xã hội, vì thế ý thức pháp luật cá nhân rất phong phú, đa dạng, nó có thể cao hoặc thấp, tiến bộ hoặc lạc hậu, tích cực hoặc tiêu cực... Xét dưới góc độ tri thức pháp luật thì ý thức pháp luật cá nhân không thể đầy đủ được so với ý thức pháp luật xã hội, bởi lẽ từng cá nhân đơn lẻ không thể phản ánh được một cách đầy đủ mọi góc độ, mọi khía cạnh của đời sống pháp lý so với sự phản ánh của cả cộng đồng. Tuy nhiên, trong lịch sử đã có những tư tưởng pháp luật của cá nhân có khả năng phản ánh một cách sâu sắc bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng pháp luật được nâng lên thành các học thuyết về pháp lý, các quan điểm, quan niệm pháp lý khoa học và có giá trị xã hội lớn được nhân loại, xã hội thừa nhận và được nhiều người nghiên cứu, vận dụng, góp phân nâng cao ý thức pháp luật nhân loại nói chung.

Những cá nhân có ý thức pháp luật đúng đắn, tiến bộ cũng sẽ là người mực thước trong cuộc sống, nếu là người lãnh đạo, quản lý thì lại càng có sức cổ vũ, cuốn hút người khác trong lao động, sáng tạo. Trong trường hợp đó, ý thức pháp luật của cá nhân trở thành vốn quý của mỗi người và của mọi người. Ngược lại, những cá nhân có ý thức pháp luật phiến diện, nông cạn, đặc biệt người có quan điểm lỗi thời, lạc hậu thì trong giao tiếp có thể sẽ là người thường thô lỗ, cục cằn, bất cần, nếu có chức quyền thì hay cậy quyền thế, ở họ chứa đựng nhiều nguy cơ có thể dẫn đến vi phạm quy tắc đối nhân xử thế, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.

  • Ý thức pháp luật nhóm. Trong đời sống xã hội mỗi cá nhân thường thuộc về những tập thể, nhóm nhất định. Nhóm là số nhiều của cá nhân, nhóm thường tập hợp những người có những nét tương đồng về điều kiện sống, làm việc và sinh hoạt, về mục đích, nhu cầu và lợi ích cơ bản... nên ở họ thường có những tình cảm, suy nghĩ, quan điểm gần gũi, thống nhất với nhau ở những mức độ nhất định, vì vậy, tổng hợp ý thức pháp luật của các cá nhân trong nhóm lại ta có ý thức pháp luật nhóm. Ý thức pháp luật và trình độ văn hoá pháp lý của mỗi cá nhân luôn có ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong nhóm, mặt khác nó cũng được bổ sung, hoàn thiện bởi ý thức pháp luật và cách ứng xử của các thành viên khác trong nhóm, đặc biệt là ý thức pháp luật và cách ứng xử của người đứng đầu, lãnh đạo các cơ quan, tập thể có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức pháp luật và cách ứng xử của các thành viên trong cơ quan, tập thể mình, ý thức pháp luật nhóm phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Do nhiều đặc điểm khác nhau mà ý thức pháp luật của nhóm trí thức không giống với ý thức pháp luật của nhóm người buôn bán, cũng không giống với ý thức pháp luật của nhóm nông dân...

Khi đánh giá ý thức pháp luật nhóm có thể đi sâu tìm hiểu ý thức pháp luật của nhóm những người sống ở thành phố, của nhóm những người sống ở đồng bằng, của nhóm những người sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Cũng có thể đánh giá ý thức pháp luật nhóm với các loại đối tượng cụ thể như: nhóm cán bộ, công chức nhà nước các cấp; nhóm những người dân nông thôn, nhóm những người dân thành thị; nhóm những người dân thuộc các dân tộc ít người...

  • Ý thức pháp luật xã hội gạt ra ngoài những khác biệt cá nhân và chỉ giữ lại những nét chung điển hình, đặc trưng cho tư tưởng, quan điểm, tâm lý và thái độ của cả cộng đồng, nó thể hiện tính khái quát cao hơn, sâu sắc hơn và có ảnh hưởng rộng hơn. Ý thức pháp luật xã hội không phải là tổng số giản đơn các năng lực phản ánh của các cá nhân trong xã hội cộng lại mà là một hệ thống các tư tưởng, quan điểm pháp lý đã được nâng cao về mặt lý luận dưới dạng các học thuyết pháp lý, các tổng kết khoa học pháp lý. Nó phản ánh mối quan hệ của xã hội đối với pháp luật, thể hiện sự thừa nhận của xã hội đối với pháp luật, thừa nhận vai trò của pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, vì thế, đòi hỏi ý thức pháp luật xã hội phải có chất lượng cao, có nội dung phong phú, sâu sắc, toàn diện hơn bất kỳ một loại ý thức pháp luật nào khác, ý thức pháp luật xã hội bao quát tất cả các khía cạnh của đời sống pháp lý, là một hệ thống lý luận thống nhất, nhất quán về pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

Khi đánh giá về từng loại ý thức pháp luật cần chú ý là các loại ý thức pháp luật luôn ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau, là tiền đề của nhau, ý thức pháp luật cá nhân và nhóm xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới nội dung, chất lượng của ý thức pháp luật xã hội. Những ảnh hưởng đó có thể là tích cực, tiến bộ, nhưng cũng có thể là tiêu cực, lạc hậu. Ngược lại vì có tính tiến bộ, có tính khái quát ở trình độ cao và có tính hệ thống nên ý thức pháp luật xã hội được chính thức hoá trong toàn xã hội, luôn giữ vai trò định hướng và quyết định đối với ý thức pháp luật cá nhân và ý thức pháp luật nhóm. Hiện nay ý thức pháp luật cá nhân và ý thức pháp luật nhóm đang được từng bước nâng lên gần hơn với ý thức pháp luật xã hội. Với mỗi cá nhân ý thức pháp luật trở thành một nhân tố quan trọng trong các nhân tố hợp thành và quyết định nhân cách, phẩm giá và năng lực, trình độ con người; với nhóm, ý thức pháp luật trở thành chất xúc tác, tạo nên sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, để từ đó phát huy sức mạnh và năng lực sáng tạo tối đa của mỗi thành viên; với quốc gia, ý thức pháp luật cao của nhân dân trở thành một trong những vốn quý phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật nghiêm minh, đồng thời cũng là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tiến bộ xã hội, là cơ sở cho việc hình thành, duy trì và phát triển pháp chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng đất nước giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Phần 2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Pháp luật của các nhà nước hiện đại, trong đó có pháp luật Việt Nam không phải là một tập hợp giản đơn các quy phạm pháp luật mà chúng luôn có mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau và được sắp xếp theo một trật tự nhất định, tạo thành một chỉnh thể, một hệ thống thống nhất. Hệ thống pháp luật có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như:

  • Hệ thống cấu trúc của pháp luật là cấu trúc hình thức của các quy định pháp luật mà trong đó các quy định pháp luật được tập hợp, sắp xếp thành các bộ phận lớn nhỏ khác nhau theo những trình tự và theo những mối liên hệ nội tại của chúng. Giữa các quy định pháp luật và giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ nội tại để bảo đảm sự tác động một cách hài hoà của pháp luật lên đời sống xã hội. Hệ thống pháp luật luôn có tính thống nhất nội tại bền vững đồng thời có tính độc lập nhất định, được phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn như ngành luật, chế định pháp luật...
  • Hệ thống pháp luật thực định là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia được sắp xếp theo trật tự thang bậc giá trị pháp lý và bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với nhau. Hệ thống pháp luật thực định là biểu hiện bên ngoài cụ thể của pháp luật, được hình thành trong quá trình nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Hệ thống pháp luật còn có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các thiết chế thực thi và bảo vệ pháp luật, nghề luật và công tác đào tạo luật học...

Ở Việt Nam hiện nay hệ thống pháp luật được hiểu là một chỉnh thể bao gồm cả hai mặt là cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. Cụ thể là: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục luật định1. Đương nhiên cũng như các hệ thống khác, hệ thống pháp luật luôn có tính phức thể, nghĩa là, nội bộ của hệ thống pháp luật rất phức tạp vì trong đó có rất nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ đan xen, sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Các yếu tố của hệ thống pháp luật thường nhóm lại (tập hợp) tạo thành các hệ thống con và không có hệ thống nào của pháp luật lại giản đơn, mà chúng luôn rất phức tạp.

Để đánh giá một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những tru điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật, những tiêu chí để đánh giá hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở quan niệm hệ thông pháp luật là một chỉnh thể gồm tập hợp của tất cả các quy định pháp luật, các nguyên tắc pháp luật, có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các bộ phận nhỏ hơn và được thể hiện trong các nguồn luật mà chủ yếu là trong các văn bản quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành theo những trình tự, tủ tục và hình thức nhất định.

Theo GS. TS. Lê Minh Tâm thì có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật(1). Trên cơ sở quan điểm trên chúng tôi cho rằng để đánh giá hệ thống pháp luật cần dựa vào những tiêu chí cơ bản sau: tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp luật, tính khả thi, khả năng đáp ứng được của hệ thống pháp luật đối với những nhu cầu đòi hỏi mà cuộc sống đang đặt ra.

  1. Tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật

Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để các quan hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh. Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật cần phải được đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau như từng quy phạm pháp luật phải có cấu trúc lôgíc, chặt chẽ; mỗi chế định pháp luật có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết; mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định pháp luật theo cơ cấu của ngành luật; còn hệ thống pháp luật có đủ các ngành luật đáp ứng được nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành toàn diện và đồng bộ: Không chỉ chú trọng tới các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, củng cố chính quyền nhân dân mà còn phải chú ý tới các luật điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực đời sống dân sinh như dân sự, thương mại, đầu tư, môi trường...; không chỉ chú trọng tới luật nội dung mà còn phải chú ý tới luật hình thức về trình tự, thủ tục.

Bất kỳ một quy phạm pháp luật nào hoặc văn bản quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ, những sự ràng buộc đó của các quy định, các văn bản pháp luật với những yếu tố và hiện tượng khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hưởng tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật. Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể được tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.

  1. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Giữa các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật không chỉ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ mà còn luôn có sự thống nhất nội tại với nhau. Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong cả hệ thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật; giữa các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật; giữa các quy phạm pháp luật trong một chế định pháp luật cũng phải thống nhất. Không có các hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải bảo đảm bảo tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng. Trong đó Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp (Điều 146 Hiến pháp Việt Nam 1992); bảo đảm tính thống nhát, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996); Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân còn phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp (Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004).

  1. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Có thể nói pháp luật là những nhu cầu cơ bản, điển hình và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh tế - xã hội được khái quát hoá, mô hình hoá dưới hình thức pháp lý cụ thể thông qua hoạt động lý trí và ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật.

Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tuy nhiên, trong thực tế không phải khi nào nhà nước cũng ban hành được những quy phạm, văn bản quy phạm pháp luật thực sự phù hợp với các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi lẽ, các nhà làm luật do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể nhận thức đúng hoặc không đúng, đầy đủ hoặc không đầy đủ các quy luật khách quan, bản chất, nội dung của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật và các điều kiện cụ thể có ảnh hưởng đến pháp luật nên có thể dẫn đến việc đưa ra những quy định pháp luật không phù hợp, chất lượng thấp. Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc đời sống xã hội, phân tích đánh giá chính xác những điều kiện kinh tế - xã hội và những điều kiện khác có liên quan để nấm vững các quy luật và các điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm cụ thể. Sự phân tích đó càng chính xác, đầy đủ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu cho quá trình sáng tạo pháp luật. Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp luật dễ dàng được thực hiện, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trường hợp ngược lại, pháp luật khó được thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển đó.

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt, cần tập trung đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật trên các mặt như kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thông và các quy phạm xã hội khác...

+ Mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật với các điều kiện kinh tế của đất nước. Pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở kinh tế nhất định, nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, nên không thể cao hơn hoặc quá thấp hơn so với chế độ kinh tế và trình độ văn hoá do chế độ kinh tế đó sinh ra. Hệ thống pháp luật phải vừa phản ánh được những quy luật kinh tế chung vừa phản ánh được những quy luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất tồn tại trong đất nước. Nó phải tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế đất nước. Trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc hệ thống pháp luật phản ánh đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, định hướng đúng cho sự phát triển kinh tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.

+ Mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật với điều kiện chính trị của đất nước, mà quan trọng nhất là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Ngoài yếu tố kinh tế hệ thống pháp luật còn phải phù hợp với các điều kiện chính trị của đất nước, phản ánh một cách sâu sắc, đầy đủ tình hình và những định hướng chính trị của đất nước. Ở nước ta nội dung của hệ thống pháp luật và phương hướng phát triển của pháp luật luôn chịu sự chỉ đạo của đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Nam phải phản ánh đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, là sự thể chế hoá đường lối, chính sách đó thành những quy định chung thống nhất trên quy mô toàn quốc và là hình thức để hiện thực hoá đường lối chính sách của Đảng. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay phải thể chế hoá cương lĩnh chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong điều kiện đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mở cửa, hội nhập quốc tế.

Phù hợp với điều kiện chính trị còn đòi hỏi nội dung của hệ thống pháp luật phải quy định và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau một cách phù hợp, hài hoà. Trong xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều giai tầng khác nhau và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, giai tầng cũng có sự khác nhau. Để bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định thì đòi hỏi pháp luật phải quy định một cách sự hài hoà về lợi ích cơ bản của tất cả các lực lượng chủ yếu trong xã hội sao cho có thể chấp nhận được. Vì vậy, nội dung của hệ thống pháp luật phải quy định sao cho tương quan giữa các loại lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau có được sự hài hoà và có thể chấp nhận được. Dưới hình thức pháp lý, trong khuôn khổ các văn bản pháp luật nhà làm luật phải làm sao cho lợi ích hợp pháp của tầng lớp xã hội này không xung đột với lợi ích của các tầng lớp khác. Chỉ trong những điều kiện như vậy mới bảo đảm được sự phát triển bình thường của các quan hệ xã hội và việc thực hiện các quyền, tự do, lợi ích của tầng lớp xã hội này sẽ không làm tổn hại đến tự do, lợi ích của các tầng lớp khác trong xã hội. Nếu không quan tâm tới sự thống nhất, hài hoà giữa các loại lợi ích của các lực lượng khác nhau trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật có thể dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội, chẳng những không phát huy được vai trò của pháp luật mà còn làm lu mờ bản chất tốt đẹp của pháp luật dưới chế độ xã hội chúng ta. Trong các loại lợi ích mà pháp luật đề cập tới và mang lại cho nhân dân thì lợi ích vật chất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng không phải trực tiếp trên lòng nhiệt tình, sự say mê của mọi người, mà phải xây dựng trực tiếp từ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, từ sự quan tâm về vật chất của mỗi cá nhân, tập thể vào kết quả lao động và cống hiến của họ. Do vậy, ngoài việc ghi nhận và bảo vệ nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, từng bước đưa lại sự công bằng về mặt của cải vật chất giữa các thành viên trong xã hội, pháp luật phải bảo đảm, duy trì sự quan tâm về vật chất của người lao động vào kết quả lao động, cống hiến của họ. Khi xem xét lợi ích của các tầng lớp được ghi nhận trong hệ thống pháp luật cần chú ý không chỉ tới sự đa dạng của chúng còn đồng thời phải chú ý tới cả yếu tố cụ thể đối với những nhóm người cụ thể để bảo đảm sự hài hoà giữa lợi ích của toàn xã hội, với lợi ích của các nhóm xã hội và lợi ích của mỗi cá nhân... trên phạm vi cả nước, phạm vi từng địa phương và phạm vi mỗi cộng đồng. Chẳng hạn, khi quy định các chế độ, chính sách đối với những người lao động, công tác, sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa cần phải tính đến những điều kiện như đi lại khó khăn, giá cả sinh hoạt cao, khí hậu khắc nghiệt... và cả những điều kiện cụ thể như sự thiếu thốn về các loại dịch vụ phúc lợi (như trường học, bệnh viện, khu vui chơi văn hoá, thể thao ít hoặc không có, giao thông, thông tin liên lạc khó khăn và cả sự buồn tẻ của vùng đất đó...) để có những chính sách và quy định phù hợp.

+ Mức độ tương thích của pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác. Trong xã hội ngoài pháp luật còn có những công cụ khác như đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo..., những công cụ này cùng với pháp luật luôn có tác động rất lớn lên các quan hệ xã hội. Sự tác động của các quy phạm xã hội khác nhau lên các quan hệ xã hội luôn không giản đơn, chúng có liên quan, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò, tác dụng của mình một cách tốt nhất khi có sự tác động cùng chiều, phù hợp với những công cụ điều chỉnh khác. Do vậy, hệ thống pháp luật hoàn thiện còn đòi hỏi phải phù hợp với phong tục, tập quán, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá cao đẹp của nhân dân các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước. Sự phù hợp của hệ thống pháp luật với đạo đức, văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của đất nước, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác cũng là một trong những yếu tố phản ánh chất lượng của nó, làm cho hệ thống pháp luật được tôn trọng và là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật nghiêm minh trên cơ sở tự giác của mọi người.

+ Mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Hệ thống pháp luật quốc gia có ảnh hưởng tới pháp luật quốc tế và ngược lại nó cũng chịu ảnh hưởng trở lại của pháp luật quốc tế, nên khi đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật còn phải tính đến sự phù hợp của nó với pháp luật quốc tế. Trong xu hướng hội nhập và hợp tác hiện nay, vấn đề này luôn đòi hỏi phải được chú trọng và trong những giới hạn có thể hệ thống pháp luật quốc gia cần phải phù hợp với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia. Hệ thống pháp luật quốc gia phải được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế, tiếp thu và sử dụng có hiệu quả lý luận, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nước khác trên thế giới.

+ Phương pháp điều chỉnh pháp luật được sử dụng phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội. Một vấn đề quan trọng nữa cần xem xét đối với hệ thống pháp luật là việc lựa chọn phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội. Việc lựa chọn phương pháp điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh và ý muốn chủ quan của nhà làm luật thông qua sự nhận thức, sự tính toán của họ về những lĩnh vực, những vấn đề cần điều chỉnh pháp luật trong mỗi giai đoạn lịch sử của sự phát triển xã hội. Sự lựa chọn phương pháp điều chỉnh pháp luật không đúng, không phù hợp sẽ làm mất đi hoặc giảm đi tính hiệu quả của pháp luật, bởi khi đó sẽ không đạt được mục đích mong muốn hoặc chỉ đạt được ở mức độ thấp. Chẳng hạn, để giải quyết những tranh chấp, xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai có thể bằng thủ tục hành chính và cũng có thể bằng thủ tục tư pháp (toà án), vì vậy đòi hỏi phải chọn phương pháp nào và giao cho cơ quan nào giải quyết thì phù hợp hơn, có hiệu quả cao hơn.

  1. Ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp luật

Để đánh giá hệ thống pháp luật còn phải xem xét trình độ kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý là:

  • Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải đưa ra được những nguyên tắc, những trình tự thủ tục tối tru để tiến hành có hiệu quả quá trình đó nhằm tạo ra được những quy định, những văn bản pháp luật tốt nhất, đồng thời phù hợp với các quy định đã có.
  • Xác định chính xác, khoa học cơ cấu của hệ thống pháp luật phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính cô đọng, lôgíc và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung đều được giải thích trong văn bản.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải thường xuyên sử dụng các phương tiện, các cách tiếp cận, các kỹ thuật pháp lý, các quy tắc pháp lý tiên tiến khoa học nhất đã đạt được của nhân loại trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật. Nội dung các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. “Một quy phạm pháp luật sẽ phát huy được hiệu quả cao hơn nếu phù hợp với quan niệm, ý thức hiện có của công dân, và ngược lại”(1). Sự chặt chẽ, rõ ràng, chính xác của các quy phạm pháp luật cũng tránh được những thiếu sót, sơ hở có thể bị lợi dụng trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Để có chất lượng các văn bản pháp luật phải được xây dựng đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện.

Mức độ hệ thống hóa cao và sự tồn tại của nhiều bộ luật cũng được coi là biểu hiện của một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Tính hệ thống hóa cao là đảm bảo rất quan trọng cho việc thực hiện pháp luật dễ dàng, thuận lợi và chính xác.

  1. Tính khả thi của hệ thống pháp luật

Một hệ thống pháp luật có chất lượng thì phải bảo đảm tính khả thi, nghĩa là các quy định pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hộìi hiện tại. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật phải được ban hành phù hợp với trình độ phát triển của đất nước ở mỗi thời kỳ phát triển nhất định. Nếu các quy định pháp luật được ban hành quá cao hoặc quá thấp so với các điều kiện phát triển của đất nước thì đều có ảnh hưởng đến chất lượng của pháp luật. Trong những trường hợp đó hoặc là pháp luật không có khả năng thực hiện được hoặc là được thực hiện không triệt để, không nghiêm, không phát huy hết vai trò tác dụng của nó trong đời sống xã hội.

Tính khả thi của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc các quy định pháp luật được ban hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Khi ban hành pháp luật phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước có cho phép thực hiện được quy định hoặc văn bản pháp luật đó hay không, đồng thời phải tính đến các điều kiện khác như tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức có cho phép thực hiện được không, dư luận xã hội trong việc tiếp nhận quy định hoặc văn bản pháp luật đó (ủng hộ hay không ủng hộ), trình độ văn hoá và kiến thức pháp lý của nhân dân... Tính toán được những điều kiện trên khi ban hành pháp luật thì tính khả thi của các quy phạm pháp luật hay văn bản pháp luật sẽ cao hơn. Pháp luật có chất lượng phải là pháp luật đưa ra được phương án tốt nhất với phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp nhất để thông qua đó có thể đạt được mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại.

Các văn bản pháp luật phải được ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra. Điều này thể hiện ở việc tính toán để ban hành một văn bản pháp luật hay một quy định pháp luật nào đó đúng lúc, theo nhu cầu mà cuộc sống đặt ra chứ không phải do ý muốn chủ quan của các cơ quan xây dựng pháp luật.

Chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp đụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. “Pháp luật được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt được kết quả cao và ngược lại”(1).

Như vậy, hệ thống pháp luật có kết cấu khoa học, toàn diện, đồng bộ, có nội dung thống nhất, phù hợp, được trình bày chính xác dễ hiểu, dễ thực hiện và áp dụng trong đời sống, những mục đích đề ra cho pháp luật luôn có tính hiện thực cao là những điều kiện quan trọng thể hiện chất lượng của hệ thống pháp luật và bảo đảm cho hiệu quả của pháp luật và cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá hệ thống pháp luật đó.

Phần 3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình khi nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, để chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật, hành vi đó có thể là hành động hoặc không hành động phù hợp với những quy định của pháp luật và là hành vi có ích cho xã hội. Đối với nhà nước thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, còn đối với các cá nhân và tổ chức phi nhà nước thì đó là hoạt động sử dụng các quyền, tự do pháp lý và thi hành các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định.

Thực hiện pháp luật có liên hệ chặt chẽ với pháp luật và quá trình xây dựng pháp luật, một mặt, thực hiện pháp luật nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng nhà nước đã ban hành pháp luật, mặt khác, còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật là một khâu quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật, muốn cơ chế điều chỉnh pháp luật vận hành tốt, pháp luật phát huy được vai trò, giá trị của mình trong đời sống xã hội thì quan trọng là phải thực hiện pháp luật chính xác, triệt để và hiệu quả. Thực hiện pháp luật được tiến hành dưới những hình thức như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật còn có liên quan đến pháp chế, dân chủ và rất nhiều những hiện tượng, những hoạt động khác nữa.Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng như cho các cá nhân.

Thực hiện pháp luật được tiến hành thông qua nhiều hình thức và với những cơ chế khác nhau. Việc thực hiện pháp luật có thể được tiến hành thông qua những quy trình giản đơn như chủ thể pháp luật nhận thức, xác định những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật rồi lựa chọn phương án thích hợp để thực hiện, song cũng có quy phạm pháp luật để thực hiện được còn đòi hỏi phải thông qua những quy trình hết sức phức tạp với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, phải giải quyết nhiều mối liên hệ phức tạp về pháp lý, tổ chức, kỹ thuật, tâm lý, vật chất và những mối liên hệ khác theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định.

Để đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật cần xác định những tiêu chí cơ bản sau: Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định; các điều kiện, môi trường thực hiện pháp luật; những kết quả thực tế do thực hiện pháp luật mang lại; những chi phí cho quá trình thực hiện pháp luật.

  1. Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định

Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau như tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính khả thi... của hệ thống pháp luật. Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định cần được đánh giá ở cả hình thức và nội dung của nó, để có chất lượng đòi hỏi các văn bản pháp luật phải được xây dựng đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình thức rõ ràng, có nội dung được kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân.

Chất lượng của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở mục đích, yêu cầu và định hướng được đề ra cho pháp luật. Mục đích, yêu cầu và định hướng được đề ra cho pháp luật thể hiện ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau như đối với cả hệ thống pháp luật nói chung, đối với ngành luật, đối với chế định luật, nhóm quy phạm pháp luật và thậm chí đối với mỗi quy phạm pháp luật cụ thể. Mục đích, yêu cầu được đặt ra cho mỗi ngành luật, chế định luật hay mỗi quy phạm pháp luật về thực chất là sự chi tiết hoá, cụ thể hoá mục đích chung, xuất phát từ mục đích chung của cả hệ thống pháp luật.

Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, mục đích, yêu cầu và định hướng đặt ra cho pháp luật có thể có những thay đổi nhất định và nhũng phương tiện để đạt tới mục đích cũng rất đa dạng. Khi xem xét mục đích của pháp luật có thể gặp trường hợp quy phạm pháp luật có một mục đích, nhưng cũng có những quy phạm pháp luật có nhiều mục đích khác nhau; có những quy phạm pháp luật có mục đích tương đối riêng biệt nhưng cũng có những quy phạm pháp luật mà mục đích của chúng chỉ có thể được xác định bằng mục đích chung của cả nhóm quy phạm pháp luật hoặc của cả chế định pháp luật. Pháp luật là một hệ thống nên việc thực hiện pháp luật phụ thuộc vào sự thực hiện đồng bộ, chính xác của tất cả các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật... Chẳng hạn, muốn thực hiện các quy định của Luật hình sự thì buộc phải thực hiện các quy định của Luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức toà án... Như vậy, việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chế định luật không tốt có thể sẽ làm việc thực hiện các quy phạm, các chế định pháp luật khác gặp nhiều khó khăn thậm chí là không thể thực hiện được, tuỳ theo vị trí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác.

Khi tìm hiểu những mục đích đề ra cho pháp luật cần phải quan tâm tới những điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chúng. Những mục đích đề ra cho pháp luật cần phải phù hợp với các điều kiện thực tế như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội... của đời sống xã hội mà trong đó pháp luật được thực hiện. Mục đích đề ra cho pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước đủ khả năng để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là những mục đích đề ra cho pháp luật không chỉ mang tính hiện thực mà trong nhiều trường hợp còn mang tính cương lĩnh, nói khác đi, có những mục đích đề ra cho hiện tại, nhưng cũng có những mục đích đề ra cho tương lai.

Chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Nếu chất lượng của pháp luật thấp, tính khả thi kém thì việc thực hiện chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định pháp luật nhiều khi không thể thực hiện được trên thực tế.

  1. Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật

Để đánh giá việc thực hiện pháp luật ngoài việc xác định chất lượng của pháp luật còn phải xem xét môi trường và các điều kiện khác bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật như: việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; hoạt động phố biến, giáo dục pháp luật; công tác giải thích pháp luật; ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân; công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật; chất lượng đội ngũ cán bộ; những điều kiện vật chất - kỹ thuật; môi trường tự nhiên và xã hội để đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật.

Các điều kiện để việc pháp luật được thực hiện có rất nhiều, song nên tập trung vào một số điều kiện cơ bản sau:

+ Sự tồn tại đầy đủ của các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật. Nhiều quy định hay văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể thực hiện được khi có những văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành, do vậy, việc tồn tại đầy đủ các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành là một trong những điều kiện quan trọng để pháp luật được thực hiện. Ngoài ra hoạt động giải thích pháp luật cũng là điều kiện để pháp luật được thực hiện chính xác và thống nhất. Đặc biệt là hoạt động giải thích pháp luật chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng khi các quy định pháp luật không rõ ràng hoặc có nguy cơ nhận thức không thống nhất hoặc sai lệch.

+ Chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật là vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi người nắm bắt được nội dung, tinh thần các quy định của pháp luật, biết được những gì nên làm, những gì phải làm, những gì có thể làm được, những gì không được làm... từ đó các chủ thể chủ động và tự giác trong việc thực hiện pháp luật.

+ Trình độ ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, nhân dân và lòng tin của nhân dân vào pháp luật là điều kiện cực kỳ quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện chính xác trên cơ sở tự giác của mỗi người. Khi đã có những tri thức pháp luật cần thiết các chủ thể pháp luật sẽ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình cũng như của nhà nước và xã hội, đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội.

+ Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở lẫn nhau trong công việc của các cơ quan này. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc thẩm quyền của các cơ quan này thường dẫn đến có những vụ việc thì nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng lại có những vụ việc thì đùn đẩy không cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm thực hiện.

Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật ngoài việc bảo đảm tính độc lập, chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận đồng thời phải bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, nhịp nhàng giữa các cơ quan, các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội.

+ Kỹ năng thực hiện pháp luật của nhân dân và của những người áp dụng pháp luật. Kỹ năng thực hiện pháp luật của nhân dân thể hiện ở khả năng sử dụng quyền, tự do và thực hiện nghĩa vụ một cách chính xác, đầy đủ của mỗi người dân. Kỹ năng thực hiện và áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện pháp luật thể hiện ở sự thông thạo về nghiệp vụ trong việc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình và ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, tránh hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của nhà nước và của nhân dân. Ngoài ra là bản lĩnh, sự hiểu biết pháp luật sâu sắc, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm áp dụng pháp luật, kinh nghiệm sống, văn hoá, nhân cách, đạo đức, uy tín của họ trong xã hội. Có được những phẩm chất trên thì người áp dụng pháp luật mới có thể độc lập áp dụng pháp luật và áp dụng có hiệu quả, phù hợp với mục đích xã hội đề ra. Điều này một phần thể hiện tiêu chuấn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác áp dụng pháp luật đặc biệt là đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, thanh tra viên...

+ Những điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật. Rất nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật để được thực hiện trong thực tế đòi hỏi một sự chi phí rất lớn về tiền của, công sức và những trang thiết bị vật chất - kỹ thuật nhất định. Vì thế kinh phí cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết, quan trọng để việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt kết quả mong muốn.

Một vấn đề nữa là đời sống vật chất và tinh thần của những người trực tiếp áp dụng pháp luật cũng như gia đình họ cũng ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Khi các điều kiện sống và làm việc được bảo đảm thì cán bộ, công chức sẽ có điều kiện tận tâm, dồn hết thời gian, sức lực, trí tuệ cho công việc, không bị mua chuộc về vật chất, giữ được thái độ vô tư, khách quan trong công việc.

+ Các nguyên tắc thực hiện và áp dụng pháp luật phải bảo đảm tính khoa học và phù hợp. Hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật phải luôn tuân theo những nguyên tắc nhất định, trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tất cả các mắt xích, các công đoạn thực hiện pháp luật. Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện vi phạm pháp luật, những hành vi áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp. Xuất phát từ ý thức pháp luật của mình, những người trực tiếp áp dụng pháp luật tiến hành cụ thể hoá, cá biệt hoá mục đích của pháp luật cho trường hợp cụ thể cần áp dụng, thu thập, chuẩn bị những điều kiện để áp dụng và đưa ra những quyết định giải quyết từng bước hoặc cuối cùng đối với sự việc. Do vậy, trong hoạt động áp dụng pháp luật ngoài việc tuân theo pháp luật, dựa trên cơ sở những sự kiện khách quan thì yếu tố chủ quan là niềm tin nội tâm của những người trực tiếp áp dụng pháp luật cũng có ý nghĩa rất lớn.

Hoạt động thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào môi trường mà trong đó pháp luật được thực hiện. Đó là những điều kiện xã hội và tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật như chất lượng và những đặc điểm của dân cư (trình độ văn hoá, mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật, thói quen và lối sống theo pháp luật...của cộng đồng dân cư). Vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối với các hoạt động pháp luật, nhất là hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể quần chúng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục và thực hiện pháp luật. Tác động của các yếu tố như đạo đức, tập quán và những công cụ điều chỉnh khác đến hoạt động thực hiện pháp luật trong xã hội. Tác dụng của các hoạt động kiểm tra, giám sát đối với quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, cũng như việc xử lý các hiện tượng vi phạm pháp luật trên thực tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Ngoài ra những điều kiện về địa lý, khí hậu như địa bàn nơi dân cư sinh sống (vùng núi, vùng đồng bằng, thành thị hay vùng sâu, vùng xa...), vùng quá nóng hoặc quá lạnh, thậm chí cả tình hình thiên tai, địch hoạ cũng có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật. Như vậy, “Nếu thực tiễn áp dụng pháp luật có đủ khả năng “đưa vào cuộc sống” những gì quy phạm định đạt được thì khi đó quy phạm có hiệu quả cao, và ngược lạiỉ, nếu thực tiễn có những khiếm khuyết vê mặt này hay mặt khác, tỏ ra “chưa sẵn sàng” cho việc áp dụng quy phạm, thì mức độ khiếm khuyết và mức độ sẵn sàng đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của pháp luật”(1).

  1. Những kết quả thực tế do việc thực hiện pháp luật mang lại

Tiêu chí tiếp theo để đánh giá thực hiện pháp luật là những kết quả thực tế đạt được do việc thực hiện pháp luật mang lại. Đây là tiêu chí phức tạp nhất, vì pháp luật có phạm vi tác động rộng, những bién đổi do việc thực hiện pháp luật mang lại thường không phát sinh trực tiếp mà thông qua hành vi của các chủ thể và thông qua các chỉ số cụ thể khác vốn rất đa dạng và phong phú. Việc xác định những kết quả thực tế đạt được do việc thực hiện pháp luật mang lại đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, cụ thể, đồng thời phải có những phương pháp đúng đắn để có thể thu thập nhiều nguồn thông tin và tư liệu khác nhau làm cơ sở cho việc đánh giá. Những kết quả đạt được do việc thực hiện pháp luật cần được đánh giá theo các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, trong hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật...

Những kết quả thực tế đạt được do việc thực hiện pháp luật mang lại chính là tương quan giữa trạng thái của các quan hệ xã hội trước và sau khi pháp luật được thực hiện. Vì vậy, việc xác định những kết quả thực tế đạt được do việc thực hiện pháp luật mang lại cần căn cứ vào trạng thái của các quan hệ xã hội trước và sau khi pháp luật được thực hiện.

+ Trạng thái của các quan hệ xã hội khi pháp luật chưa được thực hiện.

Chỉ trên cơ sở đánh giá đúng trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi pháp luật chưa được thực hiện thì mới có cơ sở để so sánh với trạng thái của chúng sau khi pháp luật đã được thực hiện để đánh giá đúng được kết quả thực tế do việc thực hiện pháp luật mang lại. Chẳng hạn, để đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 36/CP của Chính phủ về an toàn giao thông đường bộ, cần tiến hành điều tra khảo sát thực trạng giao thông, tình hình vi phạm an toàn giao thông, tình hình tai nạn giao thông đường bộ trước khi thực hiện Nghị định để làm cơ sở cho việc so sánh đánh giá những thay đổi của chúng sau khi Nghị định được thực hiện.

Trạng thái của các quan hệ xã hội được biểu hiện ở mức độ trật tự và sự ổn định tương đối của các quan hệ xã hội; ở hành vi và ý thức của các tổ chức và cá nhân tham gia các quan hệ xã hội đó; ở mức độ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định về chính trị, sự phát triển của văn hoá, giáo dục và ở việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trạng thái đó còn thể hiện ở chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư; ở những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong xã hội; ở khả năng bảo vệ các giá trị và lợi ích của xã hội, việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội; ở các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội và việc xử lý chúng như thế nào; mức độ bảo đảm tính pháp chế trong đời sống xã hội, không khí chính trị và tinh thần của xã hội; ở các hiện tượng và các quá trình khác của đời sống xã hội sẽ chịu sự tác động của pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật.

Việc xác định rõ trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi chưa thực hiện pháp luật sẽ là cơ sở để so sánh với trạng thái của chúng khi pháp luật đã được thực hiện và còn là cơ sở để xem xét những vấn đề khác như mức độ phù hợp của pháp luật, nguyên nhân làm cho việc thực hiện pháp luật hiện hành có hiệu quả hoặc kém hiệu quả...

+ Những biến đổi của các quan hệ xã hội khi pháp luật đã được thực hiện.

Những biến đổi của các quan hệ xã hội khi pháp luật được thực hiện thường thể hiện: ở hành vi và ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật; ở những lợi ích vật chất và tinh thần được tạo ra nhờ sự tác động của pháp luật; ở thực trạng các giá trị và lợi ích mà pháp luật bảo vệ được; ở mức độ bảo đảm tính pháp chế trong đời sống xã hội; ở những hiện tượng và các quá trình khác chịu ảnh hưởng của pháp luật, của việc thực hiện pháp luật... Những biến đổi thực tế do việc thực hiện pháp luật có thể được xác định bằng số lượng cụ thể nhưng cũng có thể chỉ xác định được bằng các chỉ số chung phản ánh về mặt chất lượng. Khi xem xét những biến đổi thực tế do việc thực hiện pháp luật cần tính tới cả những biến đổi tích cực và cả những biến đổi không tích cực nếu có. Một số các quy định hay văn bản quy phạm pháp luật khi thực hiện chúng có thể vừa có những tác dụng tốt vừa có những hạn chế, những tác dụng không tốt nhất định.

Những biến đổi do sự tác động của pháp luật trong thực tế luôn thay đổi theo không gian (kết quả thực tế thu được ở mỗi vùng lãnh thổ có thể sẽ khác nhau. Quy định pháp luật có thể được thực hiện tốt ở phạm vi khồng gian này của đất nước nhưng lại được thực hiện chưa tốt lắm ở phạm vi không gian khác phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm và nhiều yếu tố khác của từng vùng lãnh thổ mà quy định pháp luật được thực hiện). Kết quả thực tế thu được do việc thực hiện pháp luật ở mỗi khoảng thời gian khác nhau có thể cũng khác nhau (các quy định pháp luật có thể được thực hiện tốt ở thời gian này nhưng lại không tốt ở thời gian khác).

Trên cơ sở xác định những biến đổi thực tế của các quan hệ xã hội do việc thực hiện pháp luật mang lại kết hợp với các tiêu chí khác cho phép chúng ta có thể đánh giá về mức độ hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Nếu những kết quả đạt được do việc thực hiện pháp luật phản ánh đúng mục đích, yêu cầu, định hướng đề ra khi ban hành pháp luật thì việc thực hiện pháp luật có thể được xem là có hiệu quả.

  1. Những chi phí thực tế cho việc thực hiện pháp luật

Tiêu chí về mức chi phí cho việc tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế cũng thể hiện tính kinh tế và tính hữu ích trong việc thực hiện pháp luật, bởi việc thực hiện pháp luật một mặt nhằm đạt được những mục đích đặt ra cho pháp luật, mặt khác phải tính đến những chi phí để đạt được những mục đích đó. Đó là những chi phí vê vật chất, tinh thần, về số lượng người tham gia, thời gian tiến hành và những chi phí khác của nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể, các cá nhân và các chủ thể pháp luật khác có liên quan tới hoạt động thực hiện pháp luật ở tất cả các giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật. Chi phí đó thường bao gồm những khoản chi cho các hoạt động cơ bản như hoạt động khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và những điều kiện khác có liên quan tới việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật; hoạt động in ấn, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản giải thích pháp luật...; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các loại đối tượng khác nhau trong xã hội; hoạt động tập huấn hoặc đào tạo cán bộ mới... cho việc thực hiện văn bản hay quy phạm pháp luật đó; hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan có thảm quyền; hoạt động tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật đã ban hành và những hoạt động khác.

Chi phí cho quá trình thực hiện pháp luật còn có thể là những phí tổn, những thiệt hại do chính sự tác động của các quy định pháp luật gây ra cho nhà nước, cho xã hội hoặc mỗi người dân. Thông thường khi thực hiện các quy định pháp luật bên cạnh những lợi ích mà chúng mang lại, chúng còn có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho một số chủ thể. Khi xem xét những lợi ích mà việc thực hiện pháp luật mang lại và những chi phí trong quá trình thực hiện pháp luật đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quát thể hiện tinh thần tiết kiệm ở tất cả các giai đoạn, quy trình của quá trình thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, tiết kiệm là không lãng phí, không chi phí bừa bãi chứ không có nghĩa là cắt giảm những chi phí quan trọng, cần thiết.

Để bảo đảm tính kinh tế trong thực hiện pháp luật còn cần phải lựa chọn được những phương án ít tốn kém nhất trong việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm đạt được mục đích đề ra. Việc hạch toán trong thực hiện pháp luật còn cho phép dự báo được tính khả thi của các quy định pháp luật trên thực tế. Theo đó, các chủ thể pháp luật sẽ dự liệu và lựa chọn thời điểm (thời gian) thực hiện các quy định pháp luật khi nào thì phù hợp, thuận lợi để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra còn phải xem xét đến tính hữu ích của quá trình điều chỉnh pháp luật, bởi lẽ, các quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội có thể có ích (mang lại những lợi ích nhất định vê vật chất, tinh thần... cho xã hội, nhà nước hoặc cá nhân), nhưng cũng có những quy phạm pháp luật không mang lại lợi ích thiết thực, nểu xét dưới góc độ kinh tế là lãng phí. Thực tiễn cho thấy việc đặt ra nhiều quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, đặc biệt là thủ tục hành chính do không được tính toán kỹ nên khi thực hiện đã gây ra nhiều phiền hà, tốn kém không cần thiết.

Việc xem xét mức chi phí trong quá trình thực hiện pháp luật để đạt được các kết quả trong thực tế khi đánh giá thực hiện pháp luật là rất cần thiết: Một mặt, nó cho thấy việc đầu tư, chi phí đó có phù hợp và đủ mức cần thiết bảo đảm cho các hoạt động thực hiện pháp luật có kết quả cao hay chưa; mặt khác, nó cũng cho thấy chi phí như vậy có lãng phí hay không.

  1. Tính hợp pháp, hợp lý và tính khả thi của các quyết định áp dụng pháp luật

Nói tới thực hiện pháp luật thì hoạt động áp dụng pháp luật là vô cùng quan trọng, trong đó có quyết định áp dụng pháp luật. Có thể nói kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các quyết định áp dụng pháp luật. Quá trình áp dụng pháp luật phải thông qua hàng loạt các giai đoạn mà pháp luật quy định (đặc biệt là khi truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự) và kết quả của quá trình đó được thể hiện ở việc ban hành các quyết định áp dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu được ban hành dưới hình thức văn bản áp dụng pháp luật. Trong quá tình thực hiện pháp luật khi cần có sự tham gia của các văn bản áp dụng pháp luật, thì chúng đều phải được ban hành đúng lúc, đúng thẩm quyền, phải bảo đảm tính rõ ràng, chính xác của vụ việc, bảo đảm tính liên tục của cơ chế điều chỉnh pháp luật, nhằm đạt được những mục đích trong quá trình điều chỉnh pháp luật. Chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

+ Tính hợp pháp, nghĩa là văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền (mỗi cơ quan hoặc nhà chức trách chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật). Việc ban hành bất kỳ một văn bản áp dụng pháp luật nào cũng đòi hỏi các cơ quan hoặc các nhà chức trách phải kiểm tra xem việc đó có thuộc thẩm quyền của mình không.

Quyết định áp dụng pháp luật phải có cơ sở pháp lý, nghĩa là trong văn bản phải chỉ rõ là căn cứ vào quy định nào của pháp luật (văn bản pháp luật nào) cho thấy cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Và cơ quan hay nhà chức trách giải quyết trường hợp này là trên cơ sở quy định (điều, khoản) cụ thể nào của pháp luật? Nếu quyết định áp dụng pháp luật được ban hành trong trường hợp áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự lý giải về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng tương tự đó, đồng thời cũng phải ghi rõ đã áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào hoặc nguyên tắc, quan điểm pháp luật nào.

Quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Việc tuân theo đầy đủ các trình tự, thủ tục trong việc ban hành quyết định áp dụng pháp luật sẽ đảm bảo cho quyết định được ban hành chính xác, có chất lượng cao.

Nội dung của quyết định áp dụng pháp luật phải chứa đựng đầy đủ tất cả những thông tin cần thiết như tên cơ quan ban hành, số và ký hiệu văn bản, địa điểm, thời gian ban hành, chữ ký, con dấu hay quốc hiệu, quốc huy, nội dung sự việc, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tế... tất cả những thông tin trên cần được trình bày chính xác.

+ Tính hợp lý, nghĩa là quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và có đủ độ tin cậy. Nếu ra quyết định áp dụng pháp luật mà không dựa vào cơ sở thực tế đáng tin cậy hoặc không có thật thì sẽ có thể áp dụng pháp luật nhầm, sai, hoặc không có tính thuyết phục.

Nội dung của quyết định phải phù hợp với mục đích mà nó được ban hành. Ngoài ra nó còn phải phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc sống, phù hợp với các quy định truyền thống tốt đẹp như đạo đức, phong tục, tập quán trong xã hội..., có tính thuyết phục cao và được trình bày khoa học, có cếu trúc chặt chẽ, logic và dễ hiểu, dễ thực hiện, có lợi nhất về tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội...

+ Tính khả thi, nghĩa là quyết định áp dụng pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong thực tế. Sự phù hợp với các điều kiện thực tế (về vật chất, kỹ thuật, tổ chức...) bảo đảm cho quyết định áp dụng pháp luật có thể thi hành được trên thực tế. Nếu quyết định áp dụng pháp luật không phù hợp với thực tế thì nó sẽ khó được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế hoặc được thi hành nhưng kém hiệu quả.

Trên đây là những tiêu chí cơ bản để đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật nói chung, việc xem xét đánh hoạt động thực hiện pháp luật có thể được giới hạn ở những phạm vi khác nhau như việc thực hiện một quy phạm pháp luật, một văn bản quy phạm pháp luật, một chế định luật, ngành luật... Trong từng trường hợp cụ thể đó những tiêu chí này cần được cụ thể hoá trên cơ sở xác định rõ mục đích, yêu cầu và mức độ cần thiết của việc đánh giá để vận dụng các tiêu chí trên một cách thích hợp

 

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA
CÁ NHÂN VÀ NHÓM XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

PGS. TS. Nguyễn Văn Động

Giảng viên chính Trường Đại học luật Hà Nội

 

I. QUAN NIỆM VỀ CÁ NHÂN, NHÓM XÃ HỘI, TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN, NHÓM XÃ HỘI VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN, NHÓM XÃ HỘI

  • Xã hội được tạo nên bởi các cá nhân. “Cá nhân” là khái niệm “chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy; do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với những thành viên khác của xã hội”1. Cần phân biệt khái niệm “cá nhân” với khái niệm “con người”, “vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân”2. Một con người mới sinh ra chưa có ý thức, chưa có đời sống nội tâm riêng và chưa có những quan hệ xã hội riêng thì chưa trở thành cá nhân theo đúng nghĩa của từ này. Điều đó cũng có nghĩa là một con người chỉ được coi là một cá nhân khi người đó có ý thức, có đời sống nội tâm riêng và có những quan hệ xã hội riêng của mình.

Trong xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội và giới xã hội (gọi chung là các nhóm xã hội) khác nhau, thì các cá nhân luôn luôn sống và hoạt động trong các nhóm xã hội ấy. Mỗi cá nhân trong một nhóm xã hội nào đó vừa mang bản chất chung của con người, loài người, vừa mang bản chất của nhóm xã hội ấy, đồng thời có những đặc điểm riêng làm cho cá nhân này khác với cá nhân khác. “Nhóm xã hội” là khái niệm chỉ một tập hợp các cá nhân, được hình thành trên những cơ sở chung về nhiều mặt khác nhau, như nguồn gốc ra đời, tư tưởng, tâm lý, giới tính, kinh tế, nhu cầu và lợi ích, sở thích, nguyện vọng, phương thức sản xuất, v.v... Một nhóm xã hội không nhất thiết phải có chung tất cả các mặt kể trên, mà có thể chỉ có chung về một hay một vài mặt nào đó. Với ý nghĩa như vậy, có thể thấy trong xã hội ta hiện nay có nhiều nhóm xã hội lớn nhỏ khác nhau, tồn tại trên khắp mọi miền đất nước. Đó là các giai cấp (như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,...), các tầng lớp xã hội (như tầng lớp trí thức, tầng lớp học sinh, tầng lớp sinh viên, tầng lớp thợ thủ công,...), các giới (như giới phụ nữ, giới thanh niên, giới công chức, giới công thương,...).

  • Trong đời sống pháp luật, văn hoá pháp lý là một trong những hiện tượng phức tạp nhất. Mặc dù cho đến nay còn khá nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “văn hoá pháp lý” và cấu trúc của văn hoá pháp lý xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu không giống nhau về văn hoá pháp lý, nhưng đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hoá pháp lý là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung của dân tộc, là “toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”[19], là “sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực pháp luật đã trở thành một giá trị xã hội không chỉ mang ý nghĩa quốc gia, mà còn có tính toàn cầu, đồng thời nó mang trong mình những yếu tố truyền thống và hiện đại, tức là có tính kế thừa sâu sắc và rõ rệt”[20]. Văn hoá pháp lý có cấu trúc khá phức tạp, nhưng bao giờ cũng tồn tại bốn thành tố cơ bản và quan trọng nhất là ý thức pháp luật (gồm tư tưởng pháp luật mà hạt nhân, cốt lõi của nó là hệ thống tri thức khoa học về pháp luật và tâm lý pháp luật mà hạt nhân, cốt lõi của nó là thái độ, tình cảm pháp luật đúng đắn), hệ thống pháp luật, các thiết chế pháp luật (hay còn gọi là những phương tiện pháp lý, gồm nhà nước và các tổ chức thực thi pháp luật) và hành vi xử sự theo pháp luật (hay hành vi xử sự phù hợp với pháp luật).

Khái niệm “trình độ”, theo Từ điển tiếng Việt, được định nghĩa là “mức độ về sự hiểu biết, về kĩ năng đươc xác đinh hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó. Trình độ văn hoá lớp mười. Trình độ kỹ thuật tiên tiến. Nâng cao trình độ nhận thức”[21]. “Trình độ văn hoá pháp lý” là khái niệm chỉ mức độ hiểu biết pháp luật (hay mức độ nhận thức pháp luật) và mức độ thành thạo của kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn (thực tiễn quản lý nhà nước, quản lý xã hội và thực tiễn đời sống xã hội thường nhật). Trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội là mức độ hiểu biết (hay mức độ nhận thức) pháp luật và mức độ thành thạo của kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn của các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp xã hội và giới xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định mà các cá nhân và các nhóm xã hội đó đặt ra.

  • Từ điển tiếng Việt định nghĩa khái niệm “tiêu chuẩn” theo hai nghĩa: “1d. Điều quy định làm căn cứ để đánh giá. Tiêu chuẩn để xét khen thưởng. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia. 2 Mức quy định được hưởng, được cung cấp theo chế độ. Bảo đảm tiêu chuẩn ăn hằng ngày cho bộ đội. Tiêu chuẩn nghỉ phép hằng năm”[22]. Cận kề với khái niệm “tiêu chuẩn” là khái niệm “tiêu chí” và cũng cần phân biệt hai khái niệm này. Khái niệm “tiêu chuẩn” đã được định nghĩa ở trên còn khái niệm “tiêu chí” dùng để chỉ “d. Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm. Tiêu chí phân loại[23]”. Với cách hiểu “tiêu chuẩn” và “tiêu chí” như vậy, cho nên ở đây, theo quan niệm của chúng tôi, sử dụng khái niệm “tiêu chuẩn” theo nghĩa thứ nhất trong định nghĩa về “tiêu chuẩn” là hợp lý hơn cả. Nếu hiểu rộng ra thì khái niệm “tiêu chuẩn” được xem như là chuẩn mực, thước đo để nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức, tính chất, tác dụng, giá trị, vai trò,... của một sự vật hay hiện tượng nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Văn hoá pháp lý là một hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, một sản phẩm của trí tuệ và là một thành tựu lao động sáng tạo của con người. Do vậy, để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định và các tiêu chuẩn đó phải được xây dựng phù hợp với nội dung, hình thức và tính chất của văn hoá pháp lý.

  1. XÁC ĐỊNH NHỮNG TIÊU CHUN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÓM XÃ HỘI

Trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay thì trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền và phát triển đất nước. Trình độ văn hoá pháp lý là một bộ phận hợp thành trình độ văn hoá nói chung của cá nhân và nhóm xã hội, cho nên nó chịu sự ảnh hưởng (tác động) trực tiếp của các điều kiện kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Do sự tác động thường xuyên và mạnh mẽ của những biến đổi nhanh chóng trong kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ ở trong nước và ngoài nước, trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội cũng luôn luôn biến động và thay đổi hoặc là theo hướng đi lên (tức là phát triển, nâng cao), hoặc đi xuống (tức là thụt lùi, hạ thấp). Tính không ổn định là một trong những đặc trưng của trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội, và điều đó cũng gây trở ngại cho công tác nắm tình hình và quản lý xã hội. Do đó, để tạo cơ sở cho họạt động quản lý, điều hành xã hội thì một trong những việc cần làm là thường xuyên đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội. Thông qua việc đánh giá đó có thể nắm được tình hình cụ thể về trình độ văn hoá pháp lý của các loại cá nhân và nhóm xã hội, từ đó xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với trình độ văn hoá pháp lý của từng loại cá nhân và nhóm xã hội, đồng thời đề ra và thực hiện các giải pháp giáo dục, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hoá pháp lý cho cá nhân và toàn xã hội ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội còn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại mà một trong những nguyên nhân chính là chưa có một hệ thống các tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá. Khoa học pháp lý nước nhà đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề văn hoá pháp lý và thu được những thành tựu bước đầu hết sức quan trọng thế nhưng hầu như chưa có tác phẩm khoa học chuyên khảo nào đề cập các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội. Trong bối cảnh như vậy, nghiên cứu để xác định những tiêu chuẩn cụ thể cho việc đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có giá trị thực tiễn.

Các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, giao thoa vào nhau và không thể tách rời nhau một cách biệt lập. Do vậy, khi xem xét một tiêu chuẩn nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ tương tác, thống nhất biện chứng với các tiêu chuẩn khác, phải phân tích đồng thời các tiêu chuẩn khác; mặt khác, để phân tích, đánh giá tổng thể các tiêu chuẩn thì đương nhiên cần phân tích, đánh giá từng tiêu chuẩn.

Các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội được chia thành hai cấp độ: cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Tiêu chuẩn ở cấp độ chung là những chuẩn mực, thước đo để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của tất cả mọi cá nhân trong xã hội, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tình trạng tài sản,... và của tất cả mọi nhóm xã hội, không phân biệt lớn nhỏ. Tiêu chuẩn ở cấp độ cụ thể là những chuẩn mực, thước đo để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của một cá nhân cụ thể và một nhóm xã hội cụ thể trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (chẳng hạn, các tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của một học sinh, sinh viên, cán bộ nhà nước, công nhân, nông dân,... và của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức,...). Các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội thường xuyên biến đổi theo hướng phát triển và hoàn thiện về nội dung, hình thức, cấp độ, phù hợp với sự biến đổi, phát triển của xã hội và thời đại. Điều đó là đương nhiên, bởi lẽ xã hội càng phát triển cao bao nhiêu thì lại càng đòi hỏi, yêu cầu cao bấy nhiêu về trình độ văn hoá nói chung, trình độ văn hoá pháp lý nói riêng của từng cá nhân và từng nhóm xã hội.

Chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu để xác định những tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội vừa có ý nghĩa lý luận khoa học, vừa có giá trị thực tiễn, về mặt lý luận khoa học, nó bổ sung vào hệ thống tri thức khoa học về văn hoá pháp lý một lượng tri thức khoa học mới, góp phần hoàn thiện các quan điểm lý luận khoa học về văn hoá pháp lý Việt Nam trong tiến trình đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Về mặt thực tiễn, nó cung cấp những chuẩn mực, thước đo thống nhất để tổ chức đánh giá một cách toàn diện, chính xác, khách quan, khoa học trình độ văn hoá pháp lý của các đối tượng, các giai cấp, tầng lớp xã hội trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhằm thấy được hiện trạng trình độ văn hoá pháp lý của các cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta. Đồng thời, nó cũng cung cấp những chuẩn mực, thước đo thống nhất cần đạt được trong hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục văn hoá pháp lý cho nhân dân, nhằm thấy được hiệu quả thực tế của công tác này.

Một vấn đề quan trọng cần được giải quyết là cơ sở (hay căn cứ) để xác định các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội. Như trên đã nói, văn hoá pháp lý là một hiện tượng pháp lý hết sức phức tạp trong đời sống pháp luật của một quốc gia, do vậy đánh giá trình độ văn hoá pháp lý là một việc làm không đơn giản. Để xác định đúng, đầy đủ các tiêu chuẩn chung làm cơ sở đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội thì, theo chúng tôi, ít ra cần dựa trên năm căn cứ chủ yếu sau: một là, yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hai là, yêu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xã hội công dân ở nước ta; ba là, những thành tựu nghiên cứu khoa học về văn hoá và văn hoá pháp lý ở trong nước và ngoài nước; bốn là, cấu trúc của văn hoá pháp lý và những yêu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng và phát triển nền văn hoá pháp lý của Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; năm là, yêu cầu, đòi hỏi của việc hoàn thiện pháp luật và hội nhập pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế, hội nhập văn hoá pháp lý Việt Nam với văn hoá pháp lý quốc tế.

  1. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÓM XÃ HỘI

Tuỳ thuộc vào mức độ và phạm vi nghiên cứu vấn đề mà mỗi người nghiên cứu có thể đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số tiêu chuẩn cơ bản như sau:

  • Sự hiểu biết (sự nhận thức) pháp luật đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc và toàn

diện.

Từ “hiểu” và “hiểu biết” trước hết được xem như những động từ. “Hiểu” là “1 Nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ. Hiểu câu thơ. Hiểu vấn đề. Đọc thuộc nhưng không hiểu. 2 Biết được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác. Tôi rất hiểu anh ấy, Một con người khó hiểu”[24]. “Hiểu biết” là 1 Biết rõ, hiểu thấu. Hiểu biết khá đầy đủ về tình hình. 2 Biết và có thái độ cảm thông với người khác. Thái độ hiểu biết lẫn nhau”[25]. Bên cạnh đó, “hiểu biết” còn được xem như một danh từ: “II d. Điều hiểu biết. Những hiểu biết cơ bản. Theo hiểu biết của tôi thì thế là đúng”[26]. Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm “hiểu biết” theo nghĩa danh từ. Tuy vậy, danh từ “hiểu biết” cũng đồng nghĩa với danh từ “nhận thức”. Khái niệm “nhận thức”, trong Từ điển tiếng Việt, cũng được hiểu theo hai nghĩa; danh từ và động từ. Theo nghĩa danh từ, “nhận thức” là “Quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức. Có nhận thức đúng. Những nhận thức sai lầm”[27]. Theo nghĩa động từ, “nhận thức” là “Nhận ra và biết được, hiểu được. Nhận thức được vấn đề. Nhận thức rõ khó khăn và thuận lợi”[28]. Với cách hiểu các khái niệm “hiểu”, “hiểu biết”, “nhận thức” như vậy, có thể quan niệm sự hiểu biết (sự nhận thức) pháp luật là sự nhận ra được, biết được, thấu hiểu được nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, mục tiêu, hình thức, các kiểu và số phận của pháp luật trong lịch sử xã hội loài người từ khi có giai cấp đến nay.

Trong Từ điển tiếng Việt, hai khái niệm “đúng” và “đúng đắn” đều được hiểu theo nghĩa là tính từ hay tính ngữ. “Đúng” là “t. 1 Phù hợp với cái hoặc điều có thật, không khác chút nào. Khai đúng sự thật. Chép đúng nguyên văn. Đoán đúng. 2 Như con số hoặc thời gian nêu ra, không hơn không kém, không sai chút nào. 6 giờ đúng. Tính đến nay vừa đúng một năm. về đúng dịp tết. 3 Phù hợp với yêu cầu khách quan, phải thế nào thì như thế ấy. Đồng hồ chạy rất đúng. Đi đúng đường. Xử sự đúng. Phân biệt phải trái, đúng sai. 4 Phù hợp với phép tắc, với những điều quy định. Viết đúng chính tả. Đúng quy cách. Đúng hẹn (đúng như đã hẹn)”[29]. “Đúng đắn” là “t. Phù hợp với thực tế, quy luật, lẽ phải, đạo lý, không có gì sai. Quan điểm đúng đắn. Nhận thức vấn đề đúng đắn. Giải quyết một cách đúng đắn”[30]. Sự hiểu biết pháp luật đúng đắn là sự hiểu biết pháp luật phù hợp với quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong của pháp luật.

Khái niệm “đầy đủ” được định nghĩa là “t. Đủ tất cả so với yêu cầu, không thiếu cái gì, khoản nào, mặt nào. Giao hàng đầy đủ. Bản vẽ đầy đủ các chi tiết. Cuộc sống đầy đủ. Có đầy đủ quyết tâm”[31]4. Sự hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ là sự hiểu biết pháp luật đủ tất cả mọi khía cạnh, mọi mặt của pháp luật, từ nguồn gốc, bản chất, các mối quan hệ, chức năng, vai trò, mục tiêu đến hình thức, các kiểu và số phận của pháp luật trong lịch sử xã hội loài người từ khi có giai cấp đến nay.

“Sâu sắc” là khái niệm được hiểu theo nghĩa tính từ: “t. 1 Có tính chất đi vào chiều sâu, vào những vấn đề thuộc bản chất, có ý nghĩa nhất. Sự phân tích toàn diện và sâu sắc. Ý kiến sâu sắc. Sự kiện có ý nghĩa sâu sắc. 2 Có tính chất cơ bản, có ý nghĩa quan trọng và lâu dài. Biến đổi sâu sắc. Có ảnh hưởng sâu sắc. Mâu thuẫn sâu sắc. 3 (Tình cảm) rất sâu trong lòng, không thể nào phai nhạt. Tình yêu sâu sắc. Kỉ niệm sâu sắc, khó quên[32]”. Sự hiểu biết pháp luật sâu sắc là sự hiểu biết pháp luật có chiều sâu về những vấn đề cơ bản nhất, cốt yếu nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất và lâu dài nhất của pháp luật.

“Toàn diện” là khái niệm được hiểu là “Đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào. Sự phát triển toàn diện. Nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện”[33]. Với cách hiểu về “toàn diện” như vậy thì khái niệm này đồng nghĩa với khái niệm “đầy đủ”. Sự hiểu biết pháp luật toàn diện là sự hiểu biết đầy đủ mọi mặt, mọi phương diện, mọi khía cạnh của pháp luật.

Sự hiểu biết pháp luật của cá nhân và nhóm xã hội thể hiện ở chỗ cá nhân hay nhóm xã hội có được tri thức khoa học về pháp luật (trong nhiều trường hợp tri thức khoa học về pháp luật đồng nghĩa với kiến thức khoa học về pháp luật và đều được hiểu như nhau là những hiểu biết khoa học về pháp luật). Cá nhân hay nhóm xã hội có thể thu nhận tri thức khoa học về pháp luật thông qua nhiều kênh (hay con đường) khác nhau như tự học, học tập có tổ chức theo trường lớp, đọc sách báo pháp luật, nghe đài, nghe và xem ti vi, v.v... Trình độ hiểu biết pháp luật của cá nhân và nhóm xã hội có thể ở nhiều mức từ kém, trung bình, khá, giỏi đến rất giỏi. Mức độ hiểu biết pháp luật của cá nhân và nhóm xã hội có thể là nông cạn hoặc sâu sắc, đầy đủ hay không đầy đủ. Phạm vi hiểu biết pháp luật của cá nhân và nhóm xã hội có thể là phiến diện hay toàn diện.

Có thể nói, sự hiểu biết pháp luật là cơ sở, tiền đề để hình thành tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm pháp luật, hành vi pháp luật, kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn và tinh thần, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ pháp luật. Sự nhận thức pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện bao nhiêu thì càng có nhiều điều kiện thuận lợi bấy nhiêu để xác lập tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ, thái độ và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật, hành vi xử sự phù hợp với pháp luật, kỹ năng vận dụng thành thạo pháp luật trong cuộc sống và công tác quản lý xã hội, tinh thần và trách nhiệm cao trong xây dựng và bảo vệ pháp luật.

  • Tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ.

“Tư tưởng” là khái niệm chỉ “d. 1 Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ. Tập trung tư tưởng. Có tư tưởng sốt ruột. 2 Quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội (nói tổng quát). Tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng phong kiến. Đấu tranh tư tưởng”[34]. Tư tưởng pháp luật là sự suy nghĩ (hay ý nghĩ), quan điểm của con người về pháp luật (pháp luật trước đây, pháp luật hiện nay và pháp luật tương lai). Tư tưởng pháp luật bắt nguồn từ hiểu biết pháp luật và là động cơ thúc đẩy sự hiểu biết pháp luật.

Khái niệm “tiến bộ” được hiểu theo nghĩa là tính từ và danh từ. Theo nghĩa là tính từ, “tiến bộ” là “1 Phát triển theo hướng đi lên, trở nên tốt hơn trước. Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Học tập tiến bộ. 2 Phù hợp với xu hướng phát triển của lịch sử, của thời đại. Nền văn học tiến bộ. Dư luận tiến bộ trên thế giới”[35]; theo nghĩa là danh từ, “tiến bộ” được hiểu là “II d. Sự tiến bộ. Có nhiều tiến bộ. Những tiến bộ trong ngành y”[36].

Từ cách hiểu về các khái niệm “đúng”, “đúng đắn” và “tiến bộ” như trên, có thể nhận thức tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ là những suy nghĩ (ý nghĩ), quan điểm về pháp luật phù hợp với quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong của pháp luật, với xu hướng phát triển không ngừng của lịch sử và của thời đại. Tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ chỉ có thể được hình thành một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở hiểu biết pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.

  • Thái độ và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật.

Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm “thái độ” được hiểu theo nghĩa danh từ, đó là “1 Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó. Thái độ hống hách. Có thái độ niềm nở. Tỏ thái độ không bằng lòng. Giữ thái độ im lặng. 2 Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình. Xây dựng thái độ lao động mới. Thái độ học tập đúng đắn. Thái độ hoài nghi, thiếu tin tưởng. Xác định thái độ”[37]. Đối với “tình cảm” thì khái niệm này được hiểu theo nghĩa danh từ và tính từ. Theo nghĩa danh từ, “tình cảm” là “1 Sự rung động trước một đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu của bản thân. Tình cảm đi đôi với lí trí. Hiểu thấu tâm tư tình cảm. Một người giàu tình cảm. 2 Sự yêu mến gắn bó giữa người với người. Tình cảm mẹ con. Tình cảm bạn bè”[38].

Từ cách hiểu như trên về hai khái niệm “thái độ” và “tình cảm”, có thể xem thái độ, tình cảm đối với pháp luật là một trạng thái tâm lý pháp luật của con người đối với pháp luật, được thể hiện ở sự yêu hay ghét, trân trọng hay không trân trọng, quan tâm hay thờ ơ,... đối với pháp luật. Thái độ, tình cảm đối với pháp luật bắt nguồn từ sự hiểu biết pháp luật, tư tưởng pháp luật và quan hệ chặt chẽ với sự hiểu biết pháp luật, tư tưởng pháp luật. Nếu sự hiểu biết pháp luật và tư tưởng pháp luật là cơ sở, tiền đề hình thành thái độ, tình cảm pháp luật thì thái độ, tình cảm pháp luật là điều kiện củng cố, phát nay sự hiểu biết pháp luật và tư tưởng pháp luật.

Thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp luật là một trạng thái tâm lý pháp luật của con người, được thể hiện ở việc coi pháp luật như là một giá trị xã hội, một tài sản quý báu của quốc gia và dân tộc, một thành quả lao động sáng tạo đầy gian lao vất vả của nhân dân cần được luôn luôn trân trọng, nâng niu, bảo vệ và phát triển. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, một khi sự hiểu biết pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện và tư tưởng pháp luật đúng đắn, tiến bộ được chuyển hoá thành thái độ và tình cảm pháp luật đúng đắn thì cá nhân và nhóm xã hội luôn luôn có được những hành vi hợp pháp.

  • Hành vi xử sự phù hợp với pháp luật (hay hành vi xử sự theo pháp luật, hoặc hành vi xử sự hợp pháp).

Khái niệm “hành vi”, trong Từ điển tiếng Việt, được hiểu theo nghĩa danh từ. Đó là “Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Hành vi phạm pháp. Hành vi tốt đẹp”[39]. Thông thường, hành vi được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. “Hành động” theo nghĩa danh từ, là “Việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định. Một hành động dũng cảm. Thống nhất ý chí và hành động”[40]; theo nghĩa động từ, là “Làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích. Bắt đầu hành động. Giờ hành động đã đến”[41]. “Không hành động” là không thực hiện việc làm cụ thể nhằm mục đích nhất định.

Hành vi xử sự phù hợp với pháp luật là hành động hoặc không hành động không trái với những yêu cầu của pháp luật, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Hành vi xử sự phù hợp với pháp luật phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, mức độ, phạm vi sự hiểu biết pháp luật, tư tưởng pháp luật và thái độ, tình cảm pháp luật của con người. Sự hiểu biết pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện bao nhiêu, tư tưởng pháp luật càng đúng đắn và tiến bộ bao nhiêu, thái độ và tình cảm pháp luật càng đúng đắn bao nhiêu thì con người càng có nhiều hành vi xử sự phù hợp với pháp luật bấy nhiêu.

Theo nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, hiện nay, trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội, hành vi xử sự phù hợp với pháp luật có thể được chia ra thành bốn loại sau: “Loại thứ nhất xuất phát từ sự tự giác thường xuyên trên cơ sở hiểu biết pháp luật sâu sắc và thái độ, tình cảm pháp luật đúng đắn; loại thứ hai xuất phát từ sự tự giác nhất thời trên cơ sở hiểu biết pháp luật còn nông cạn và thái độ, tình cảm pháp luật chưa thật đúng đắn; loại thứ ba vừa xuất phát từ thói quen tự nhiên (thấy người khác làm như vậy thì mình cũng làm theo), vừa hình thành từ nỗi sợ hãi pháp luật (lo bị pháp luật trừng phạt mà làm theo pháp luật) chứ hoàn toàn không có hiểu biết gì về pháp luật và luôn luôn có thái độ thờ ơ, lãnh đạm đối với pháp luật; loại thứ tư hoàn toàn xuất phát từ sự sợ hãi pháp luật chứ cũng hoàn toàn không hiểu biết gì về pháp luật và luôn luôn có thái độ khinh nhờn pháp luật và chống đối pháp luật”[42].

Trong bốn loại hành vi xử sử theo pháp luật nêu trên thì, theo chúng tôi, chỉ có loại thứ nhất mới có thể được coi là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội.

  • Sự thành thạo trong kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn.

Khái niệm “kĩ năng” được định nghĩa là “Khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Rèn luyện kĩ năng trong thực tiễn”[43]. Kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn là nghệ thuật (hay kĩ thuật) và năng lực vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành vào từng vụ việc cụ thể trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể, nhằm đểm lại lợi ích thiết thực cho bản thân, tập thể và xã hội. Mức độ thành thạo trong kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn phụ thuộc chủ yếu vào sự hiểu biết pháp luật, tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm pháp luật của cá nhân và nhóm xã hội. Sự hiểu biết pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện bao nhiêu; tư tưởng pháp luật càng đúng đắn, tiến bộ bao nhiêu; thái độ, tình cảm pháp luật càng đúng đắn bao nhiêu thì mức độ thành thạo trong kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn của cá nhân và nhóm xã hội càng cao bấy nhiêu.

Cá nhân và nhóm xã hội có thể vận dụng pháp luật vào nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Đó có thể là thực tiễn quản lý nhà nước, quản lý xã hội hoặc thực tiễn đời sống thường nhật của mỗi cá nhân, nhóm xã hội trong xã hội. Trong thực tiễn quản lý nhà nước, quản lý xã hội, kỹ năng vận dụng pháp luật của cán bộ, nhân viên nhà nước được thể hiện chủ yếu ở việc lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc mà kết quả thực tế của nó là hiệu quả công tác, hiệu lực của bộ máy nhà nước; ở hoạt động áp dụng các quy phạm pháp luật hiện hành vào từng trường hợp cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cụ thể mà kết quả nổi bật của nó là các quyết định cá biệt (các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật cá biệt) hợp pháp, hợp lý, hợp tình; trong việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành quản lý của mình mà kết quả trực tiếp của hoạt động này là những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng cao, bảo đảm được các yêu cầu về nội dung và hình thức mà pháp luật đã quy định. Trong đời sống thường nhật, pháp luật cùng với các loại quy phạm xã hội khác (như đạo đức, phong tục tập quán, quy phạm tôn giáo và quy phạm của tổ chức xã hội) điều chỉnh các quan hệ xã hội, sao cho các quan hệ xã hội ấy vận động, phát triển phù hợp với ý chí, lợi ích của xã hội và với xu hướng phát triển của lịch sử và thời đại. Người dân có thể vận dụng pháp luật vào việc giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực hành chính, hôn nhân và gia đình, dân sự, kinh tế, lao động, thương mại,... nhằm tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm. Sự thành thạo trong kĩ năng vận dụng pháp luật ấy cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của từng cá nhân và nhóm xã hội.

  • Tinh thần, thái độ đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội khác.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa khái niệm “tinh thần” theo nghĩa danh từ, đó là: “1 Tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, V.V., những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người. Đời sống tinh thần phong phú. Sức mạnh tinh thần. Nền văn minh vật chất và tinh thần. Sách báo là món ăn tinh thần. 2 Những thái độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động, quyết định hành động của con người (nói tổng quát). Tinh thần đấu tranh kiên quyết. Tinh thần chịu đựng. Mất tinh thần. Tinh thần bạc nhược. Tác động đến tinh thần. 3 Sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức; ý thức. Tinh thần trách nhiệm. Có tinh thần lo lắng đến nhiệm vụ. 4 Cái sâu sắc nhất, cốt yếu nhất của một nội dung nào đó. Theo tinh thần của nghị quyết. Hành động hợp với tinh thần và lời văn của hiệp định”[44].

Tinh thần, thái độ đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội khác cũng phụ thuộc chủ yếu vào sự hiểu biết pháp luật, tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm pháp luật, kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn của cá nhân và nhóm xã hội. Cá nhân và nhóm xã hội có sự hiểu biết pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện bao nhiêu; tư tưởng pháp luật càng đúng đắn, tiến bộ bao nhiêu; thái độ, tình cảm pháp luật càng đúng đắn bao nhiêu; kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn càng thành thạo bao nhiêu thì tinh thần, trách nhiệm của họ đối với xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội khác càng trở nên chủ động, tự giác, tích cực bấy nhiêu.

Việc tham gia xây dựng pháp luật của cá nhân và nhóm xã hội được thực hiện dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp, với nội dung chủ yếu là đóng góp ý kiến vào các dự thảo những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, liên quan tới quốc kế dân sinh như Hiến pháp, các bộ luật, đạo luật, pháp lệnh. Trong quá trình đó, trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân, nhóm xã hội được thể hiện trên các mặt như tính chủ động, tự giác, tích cực; mức độ và phạm vi tham gia; trình độ và năng lực tìm tòi, phát hiện, lập luận trong các kiến nghị cụ thể;...

Trong việc bảo vệ pháp luật, trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội được thể hiện ở tính chủ động, tính tự giác, tính tích cực và tính sáng tạo khi tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật, đấu tranh chống vi phạm pháp luật, lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm pháp luật.

Đối với các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội khác, trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội thể hiện ở tính chủ động, tính tự giác, tính tích cực và tính sáng tạo trong việc “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 53 Hiến pháp năm 1992).

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHỦ YU NHM HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÓM XÃ HỘI

Như trên đã nói, các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội không phải bất biến mà chúng cần biến đổi về nội dung và hình thức cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí. Biến đổi và ngày càng hoàn thiện về nội dung và hình thức luôn luôn là xu hướng phát triển của hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Một hệ thống các tiêu chuẩn có tính năng động và ngày càng hoàn thiện về nội dung và hình thức sẽ cho phép đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội ngày càng đúng đắn, chính xác, khách quan, đầy đủ, toàn diện. Muốn vậy, theo chúng tôi, cần thực hiện các biện pháp tổ chức chủ yếu sau đây:

Một là, có sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học trong việc nghiên cứu đưa ra một hệ thống các tiêu chuẩn chính thức thống nhất để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay. Như trên đã nói, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu, mức độ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu vấn đề văn hoá pháp lý và những vấn đề khác liên quan tới văn hoá pháp lý mà người nghiên cứu có thể đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội. Thế nhưng, khi tiến hành đánh giá chính thức thì cần dựa trên các tiêu chuẩn chính thức thống nhất để đưa tới những kết quả thống nhất. Do đó, rất cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn chính thức thống nhất trên phạm vi cả nước. Muốn vậy, cần huy động các nhà khoa học, các nhà thực tiễn cùng nhau nghiên cứu, cùng nhau thống nhất các tiêu chuẩn chung cho tất cả các chủng loại cá nhân và nhóm xã hội và những tiêu chuẩn riêng cho từng chủng loại cá nhân và nhóm xã hội.

Hai là, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chính xác hiện trạng các chủng loại cá nhân và cơ cấu xã hội ta hiện nay trên phạm vi cả nước và trong các vùng, miền, khu vực khác nhau của đất nước. Đây là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi vì từ lâu chúng ta ít quan tâm tới vấn đề này. Hơn nữa, do việc chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, cho nên sự phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội đã và đang diễn ra hết sức gay gắt, dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu xã hội và chuyển dịch dân cư. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ cũng đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, góp phẩn rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn. Qua đây có thể thấy, cơ cấu xã hội không ổn định, mức sống của người dân luôn thay đổi, dẫn tới nhiều biến chuyển về chất trong các thành phần xã hội. Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá này sẽ là căn cứ để tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn chung và những tiêu chuẩn riêng đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội phù hợp với hiện trạng xã hội ta hiện nay.

Ba là, tiến hành điều tra xã hội học đối với các chủng loại cá nhân thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau; các giai cấp, tầng lớp xã hội và các giới xã hội khác nhau về những vấn đề liên quan tới trình độ nhận thức pháp luật, tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm đối với pháp luật, hành vi xử sự theo pháp luật, kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn, thái độ và trách nhiệm đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội khác. Có nhiều phương thức khác nhau để thực hiện điều tra xã hội học, nhưng phương thức tốt nhất là xây dựng các phiểu điều tra có chứa đựng sẵn các câu hỏi để cho người được nhận phiếu trả lời. Qua công tác điều tra xã hội học sẽ thu được những kết quả cần thiết. Sau đó, cần xử lý nghiêm túc các kết quả điều tra xã hội học và công bố công khai. Tuy nhiên, các kết quả thu được dù sao cũng mang tính ước lệ, tương đối, vì cũng không thể tiến hành điều tra xã hội học đối với tất cả mọi cá nhân và mọi nhóm xã hội được. Muốn có kết quả ngày càng đúng đắn hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn, khách quan hơn và toàn diện bơn thì phải tiến hành điều tra xã hội học thành nhiều đợt đối với mỗi nhóm xã hội, mỗi vùng, miền, mỗi cơ quan, tổ chức và mỗi địa phương, cơ sở. Việc tiến hành điều tra xã hội học về trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội sẽ cung cấp cho chúng ta những căn cứ vừa để đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội, vừa nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lý, thiếu khoa học, chưa sát thực tế trong hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.

Bốn là, thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm qua mỗi đợt điều tra xã hội học để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm trong các đợt sau. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng, hợp lý cho cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các chủng loại cá nhân và cơ cấu xã hội trong xã hội ta hiện nay; cán bộ xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội; cán bộ thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá hiện trạng trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân, nhóm xã hội và cán bộ xử lý các kết quả điều tra xã hội học.

Năm là, thường xuyên tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến văn hoá pháp lý nói chung, các tiêu chuẩn đánh giá và tổ chức đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích vừa hoàn thiện lý luận khoa học về văn hoá pháp lý Việt Nam đương đại (trong đó có việc phát triển và hoàn thiện lý thuyết về hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội), vừa cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước xây dựng và quyết định chủ chương, chính sách, pháp luật về nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho cán bộ và nhân dân ở nước ta hiện nay.

 

NHỮNG YẾU TỐ CHI PHI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ PHÁP LÝ VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn

  1. Những vấn đề chung về phương pháp tiếp cận.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) và Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (Khoá VIII) đã đề ra nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Đó là một trong những định hướng phát triển lớn của đất nước đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trong nền văn hoá ấy, văn hoá pháp lý có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vì văn hoá pháp lý là một trong những tiêu chí để đánh giá về trình độ văn minh, dân chủ, về sự chặt chẽ của kỷ cương, pháp luật trong mỗi quốc gia.

Văn hoá pháp lý được nhận diên theo ba yếu tố hợp thành, đó là: a/ ý thức pháp luật; b/ hệ thống pháp luật; c/ hành vi, lối sống theo pháp luật của từng cá nhân, cộng đồng và cách thức, trình độ sử dụng các công cụ pháp luật của nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước và xã hội. Cũng như những bộ phận khác của nền văn hoá dân tộc, văn hoá pháp lý Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện để vừa mang tính tiên tiến, vừa thể hiên bản sắc dân tộc, góp phần thiết thực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ở khía cạnh quan hệ giữa văn hoá pháp lý với những đặc trưng cơ bản như việc bảo đảm tính tối cao của luật, trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân, nền tư pháp độc lập…, có thể thấy rõ sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá pháp lý tới hoạt động lập pháp và tổ chức thi hành pháp luật.

Có thể thống nhất về phương pháp luận về quy luật hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý như sau:

Bất kỳ một nền văn hoá pháp lý nào cũng đều bị tác động của hoàn cảnh lịch sử và mang dấu ấn của thời đại. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của văn hoá pháp lý vì thế chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm, tính chất thời đại. Trước hết, quá trình hình thành của văn hoá pháp lý chịu sự tác động của kinh tế, đặc biệt là sự vận động của hình thái kinh tế - xã hội. Sau nữa, quá trình này có mối quan hệ sâu sắc với diễn biến chính trị, tư tưởng của thời đại, đặc biệt là hộ tư tưởng và vai trò lịch sử của giai cấp đang chiếm vị trí trung tâm. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định lực lượng sản xuất là nhân tố đầu tiên và sâu xa tạo nên động lực phát triển xã hội nói chung và văn hoá nói riêng, trong đó có văn hoá pháp lý. Cùng với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất là nền tảng để xây dựng kiến trúc thượng tầng về chính trị, pháp lý, văn hoá... cùng các thể chế và thiết chế tương ứng. Khi nói đến vai trò của kinh tế đối với đời sống xã hội, các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến tính chất xã hội của các quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sản xuất giữ vai trò thống trị xã hội.

Quá trình hình thành văn hoá pháp lý chịu sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Mối quan hệ cơ sở kinh tế - kiến trúc thượng tầng - văn hoá là quan hệ nhân quả, vừa tạo ra sự phát triển của xã hội, vừa tạo ra sự hoàn thiện cho từng nhân tố trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau.

Mặt khác, truyền thống dân tộc cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành văn hoá. Nếu kế thừa, phát huy được các giá trị truyền thống và kinh nghiệm lịch sử của dân tộc sẽ làm cho văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc hơn.

Trong quy luật phát triển đó của văn hoá, có những yếu tố tác động và ảnh hưởng rõ rệt. Dưới đây sẽ phân tích các yếu tố này:

  1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hoá pháp lý.
    1. Ý thức pháp luật và ảnh hưởng của nó đến quá trình hỉnh thành và phát triển văn hoá pháp lý.

Để giữ gìn trật tự xã hội, cần tạo lập được một thói quen trong đời sống xã hội, đó là thói quen chấp hành pháp luật, thái độ thượng tôn pháp luật. Nghĩa là phải xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật ở trình độ cao của tất cả các thành viên trong xã hội.

Ý thức pháp luật - đó là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật. Đó còn là thái độ đối với pháp luật như tôn trọng hay coi thường pháp luật, thái độ đối với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm .

Xây dựng ý thức pháp luật, hình thành lối sống theo pháp luật chỉ có được định hướng đúng và với nội dung phù hợp khi xã hội, nhà nước và mỗi công dân hiểu hết và hiểu đúng đắn tính chất của pháp luật, các mối liên hệ của pháp luật với những chuẩn giá trị và các công cụ điều chỉnh khác của xã hội. Điều đó góp phần khắc phục tư tưởng coi thường pháp luật, thái độ “hư vô” pháp luật - điều đáng lo lắng nhất trong đời sống xã hội, đồng thời cũng góp phần khắc phục tình hình “duy ý chí” trong việc điều chỉnh pháp luật mà thực chất là giảm hiệu lực và hiệu quả pháp luật, làm giảm giá trị và uy tín của pháp luật trong đời sống xã hội.

Là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau của các yếu tố xã hội và các yếu tố nhận thức khác.

Để hiểu được ý thức pháp luật của người Việt Nam và để có được cơ sở cho việc hình thành ý thức pháp luật cao và lối sống theo pháp luật, điều quan trọng là phải làm rõ những ảnh hưởng của nó trong quá khứ và hiện tại. Trong số những vấn đề cần nghiên cứu, sự chú ý lớn nhất được dành cho ảnh hưởng của những phương thức sản xuất, của các hệ tư tưởng, của văn hóa, đạo đức và tập quán truyền thống, của điều kiện phát triển đất nước và các cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Đặc biệt, cũng cần chú ý cơ sở xã hội, cơ sở nhận thức của thái độ “hư vô” pháp luật, coi thường pháp luật. Sự coi thường pháp luật có thể diễn ra trên tất cả các mức độ: trong quá trình xây dựng pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật, trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Thái độ này, nhìn từ phía các cơ quan công quyền có thể thấy từng xuất hiện tình hình tuỳ tiện trong công việc sử dụng công cụ pháp luật để quản lý xã hội, coi pháp luật như công cụ “bỏ túi”, khi “tiện” thì dùng, khi không “tiện” thì bỏ. Về mặt nhận thức, cần thấy rõ một điều là nhà nước chỉ có thể thể hiện ý chí phổ biến và uy quyền công khai của mình thông qua pháp luật với tính cách là một loại đại lượng có tính phổ biến, có tính điển hình, tính công bằng và tính bắt buộc chung.

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm tồn tại cơ chế tập trung, quan liêu, giá trị công bằng, bình đẳng trong quan hệ sản xuất kinh doanh không được thể hiện rõ. Do đó, pháp luật là phản ảnh những giá trị đó đã không được coi trọng đúng mức. Nhưng khi bước vào giai đoạn mới, khi các quan hệ chiều ngang, bình đẳng trong kinh tế, trong chế độ sở hữu đang dần dần hình thành và phát triển thì có một xu hướng ngược lại. Đó là sự phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với cơ chế tập trung, bao cấp trước đây còn chưa được khắc phục. Trong lĩnh vực pháp luật, biểu hiện tập trung nhất của cơ chế cũ còn rơi rớt lại, đó là sự gia tăng lượng văn bản của ngành quản lý, của các cơ quan quản lý, so với các đạo luật được Quốc hội thông qua. Các văn bản đó trong một số trường hợp đã trở thành công cụ của lợi ích cục bộ của các bộ, ngành. Dần dần, trong suy nghĩ của người dân, những quy định đó được coi là pháp luật, chiếm vị trí pháp luật. Tình trạng đó đã kéo dài cơ chế cấp phát, làm chậm một quá trình hình thành và phát triển cơ chế bình đẳng. Một phần nào đó làm giảm uy tín của pháp luật, niềm tin vào khả năng điều chỉnh của pháp luật.

Uy tín của pháp luật sở dĩ không được đề cao, trong nhiều trường hợp còn do quan niệm sai về cơ chế tác động của nó. Cho đến nay, trong ý thức chung của nhiều người vẫn còn ý nghĩ, có thể quản lý xã hội, quản lý nhà nước bằng pháp luật thông qua việc làm luật và chỉ dừng lại ở đó. Ban hành được một đạo luật tốt được coi là điểm cuối của công việc. Có thể gọi đó là “ảo tưởng về luật”. Ảo tưởng đó dẫn đến chỗ, sau khi ban hành xong luật, các cơ quan, các cá nhân có trách nhiệm không còn quan tâm đến việc thi hành luật, kiểm tra, giám sát quá trình đó, tạo điều kiên cho pháp luật đi vào cuộc sống và xem xét hiệu quả thực tế của nó. Sự nhàm chán và khinh nhờn pháp luật cũng có thể phát sinh từ đấy. Vì thế, nếu chỉ đề cao vai trò của pháp luật, chỉ tuyên truyền về những giá trị và khả năng của nó mà không đi liền với kiểm tra việc thực hiện pháp luật, không quan tâm đến hiệu quả thực tế, mặt mạnh, mặt yếu của nó từ khi được ban hành cho đến khi luật được áp dụng thì dễ làm mất uy tín của pháp luật. Theo số liệu điều tra gần đây của tổ chức UNDP tại Việt Nam về khả năng tiếp cận pháp luật của người Việt Nam cho thấy, qua phỏng vấn 1000 người dân sống ở 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở các vùng, miền khác nhau trên cả nước thì 38% số người được hỏi không biết nhiều về Uỷ ban nhân dân, 7% không hề biết gì về uỷ ban nhân dân, 29% số người được hỏi không biết đến Toà án, 19% số người có biết về các cải cách pháp luật, nhưng lại có tới 29% không hề biềt gì về các cải cách này (chủ yếu là nhóm người có thu nhập thấp và ở nông thôn).

Bên cạnh đó, 71% không trả lời được câu hỏi rằng họ có thể tìm kiếm thông tin pháp luật ở đâu1.

Trong hoạt động áp dụng pháp luật, phải triệt để thực hiện nguyên tắc về tính tối thượng của luật, trong đó, hoạt động áp dụng pháp luật vừa bảo đảm tính sáng tạo, vừa bảo đảm được đặt trong khuôn khổ, trên cơ sở và để thi hành Hiến pháp và pháp luật. Ở đây, sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa của việc giám sát sự tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động xây dựng pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật. Từ góc độ của yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật, nguyên tắc pháp chế có một ý nghĩa rất lớn, thể hiện văn hoá pháp lý đầy đủ hơn, rõ hơn trong đời sống hàng ngày. Pháp luật phải trở thành chế độ pháp chế, được thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Việc áp dụng pháp luật sai sẽ dẫn đến tình trạng dân không tin vào pháp luật, dẫn đến xem thường và bỏ qua pháp luật.

  1. Sự ảnh hưởng của các định chế xã hội như lệ làng, hương ước, luật tục.

Một trong những đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là bảo đảm tính tối cao của pháp luật. Vậy trong điều kiện Việt Nam, với đặc điểm của phương thức sản xuất Á Đông, với truyền thống tồn tại bền lâu của thiết chế làng xã với những quy ước dưới dạng hương ước, luật tục hàng thế kỷ thì vấn đề bảo đảm tính tối thượng của pháp luật như thế nào? Vai trò của hương ước, luật tục trong việc tổ chức thực hiện pháp luật ra sao? Ảnh hưởng của nó đến sự vận động và phát triển của văn hoá pháp lý như thế nào?

Làng xã Việt Nam tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử và thiết chế làng xã là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Hương ước của vùng đồng bằng và luật tục của vùng miền núi nơi có đồng bào thiểu số sinh sống là sự thể hiện rất rõ vai trò của làng, bản, xã trong hệ thống chính trị của xã hội và các quy định tự quản của cơ sở bên cạnh luật pháp của nhà nước. Hương ước, luật tục được coi là một công cụ quan trọng góp phần quản lý xã hội trong phạm vi thôn, làng Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua. Xét về mặt lịch sử ra đời, hương ước ở Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ XV, được củng cố qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII và đầu thế kỷ XX. Còn luật tục thì hình thành và tồn tại theo chiều dài tồn tại của mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong chế độ phong kiến, hương ước cũng như luật tục tồn tại song song với pháp luật của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Thực tế xây dựng và phát triển nông thôn ở nước ta trong những năm qua đã chứng minh rằng, nếu chỉ sử dụng thuần tuý pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nông thôn thì chưa đầy đủ và chưa đạt hiệu quả cao. Việc xoá bỏ hương ước, xoá bỏ vai trò của nó với tư cách là một công cụ để góp phần quản lý xã hội ở nông thôn là đã bỏ qua một số nét văn hoá truyền thống, hạn chế sự phát triển thuần phong mỹ tục, để lại những khoảng trống mà pháp luật cho dù hoàn thiện đến đâu cũng khồng thể bao quát hết được. Đây là những định chế ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá pháp lý hiện nay.

Đến nay, hương ước được thừa nhận trở lại, luật tục thì vẫn tiếp tục thể hiện thông qua hương ước, quy ước chứng tỏ sự tồn tại của nó và đang trở thành một công cụ cần thiết trong thể chế quản lý ở nông thôn. Chủ trương “khuyến khích xây dựng Hương ước” mà Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã và đang trở thành phong trào ở nhiều địa phương trong cả nước. Hương ước được coi như là một công cụ hỗ trợ cho pháp luật để duy trì, phát triển thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức truyền thống, đề cao tính tự quản của các thôn, làng. Điều này phù hợp với mục đích phát huy và tăng cường dân chủ ở nông thôn của Đảng và Nhà nước ta khi ban hành và triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998) nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chủ trương về xây dựng hương ước; ngày 31/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Cho đến nay, hàng ngàn xã đã có hương ước theo quy định mới, góp phần tích cực vào việc củng cố những nét văn hoá và ổn định trật tự xã hội ở nông thôn.

Việc thừa nhận sự tồn tại của hương ước ở thôn, làng, bản, ấp (gọi chung là làng) trong tình hình hiện nay được dựa trên những căn cứ khoa học, lịch sử, chính trị và xã hội, bao gồm:

Thứ nhất, con người không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà các hành vi của con người còn bị chi phối bởi các quy phạm khác tồn tại có sức nặng nhất định như đạo đức, tôn giáo, tập quán v.v... mà các quy định của pháp luật không thể bao quát hết được. Trong khi đó, cộng đồng cư dân ở cơ sở có rất nhiều các mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nếu chỉ có pháp luật thôi thì chưa đủ để điều tiết. Mặt khác, trình độ dân trí của nhân dân còn hạn chế và chênh lệch nhau giữa các vùng miền, giữa các dân tộc, bản thân người nông dân lại càng chưa quen với nếp sống pháp luật. Bởi vậy, việc xây dựng hương ước ở làng sẽ góp phần đưa người dân đi dần vào kỷ cương phép nước, đảm bảo cho mọi người đều thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi một cách công bằng, hợp lý trong từng cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Thứ hai, xét về mặt lịch sử, làng là một đơn vị tụ cư của những người nông dân tồn tại từ lâu đời có tính gắn bó, bền vững, ổn định về nhiều mặt. Tuy làng không phải là cấp chính quyền, nhưng nó được coi là điểm nối dài trong bàn tay quản lý của chính quyền tỉnh - huyện - xã vươn tới cơ sở. Cho đến nay, làng vẫn được coi là đơn vị tự quản (xuất phát từ yếu tố đặc thù của làng trong lịch sử có tính tự quản cao). Ở đây là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc nội bộ của thôn làng, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống mới... Cũng từ trong lịch sử cho thấy rằng, mỗi làng đều có lệ riêng, được ghi nhận dưới hình thức hương ước, là sản phẩm thành văn do cộng đồng dân cư thoả thuận lập ra. Nó chứa đựng một hệ thống các quy phạm xã hội phong phú, đa dạng, đóng vai trò cương lĩnh tinh thần của làng và là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ cộng đồng dân cư ở thôn làng.

Thứ ba, quá trình xây dựng hương ước đã phản ánh tính dân chủ của nó. về mặt nội dung, hương ước chứa đựng những vấn đề cơ bản liên quan đến đời sống, quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư trong làng, thể hiện nhu cầu và nguyện vọng của thôn làng, về nguyên tắc xây dựng các quy phạm tự quản, tính dân chủ thể hiện ở chỗ các quy phạm này do chính các cư dân trong làng tự nguyện thoả thuận ý chí cùng hình thành và thống nhất với nhau. Có thể nói, nét bản sắc của hương ước xét từ góc độ quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở chính là việc bản thân các cư dân đó đều có quyền tham gia bàn bạc, xây dựng các quy định của hương ước, cùng thống nhất với nhau trên tinh thần bình đẳng, dân chủ. Cũng bởi vậy, hương ước luôn được mọi người tự nguyện, tự giác thực hiện.

Nhưng cũng cần phải làm rõ giới hạn can thiệp, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của hương ước đối với đời sống xã hội ở nông thôn trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về nguyên tắc, pháp luật giữ vị trí chủ đạo trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội ở nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề trong xã hội phát síih mà pháp luật chưa điều chỉnh hoặc pháp luật đã có những quy định chung nhưng chưa vươn tới cơ sở, nên có thể rất cần sự can thiệp của những quy ước do thành viên các thôn, làng tự nguyện thoả thuận đặt ra. Bên cạnh đó, mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư có những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ trong tâm hồn con người mà pháp luật không thể điều chỉnh cụ thể. Bởi vậy, phát huy vai trò của hương ước cùng với pháp luật trong quản lý xã hội sẽ tạo điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật cho quần chúng nhân dân, đồng thời giữ gìn bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc.

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII đã chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, phát huy tính tự quản của nhân dân trên cơ sở quyền làm chủ của họ trong những lĩnh vực mà pháp luật không điều chỉnh và coi đó như một công cụ quản lý quan trọng của nhà nước đối với xã hội. Tuy nhiên, cần phải có những định hướng cụ thể để hương ước thực sự là một công cụ hỗ trợ cho pháp luật trong việc quản lý nhà nước ở nông thôn.

Mặc dù là một văn bản quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thoả thuận cùng nhau xây dựng, song hương ước với tư cách là một công cụ hỗ trợ tích cực cho quản lý nhà nước ở nông thôn, cho nên, nội dung và trình tự soạn thảo hương ước cũng cần phải tuân theo sự quy định của pháp luật như Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở năm 2007, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 19/06/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin và Ban thường trực uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như đã nói ở trên.

Nội dung của hương ước phải có sự phân biệt rõ ràng với pháp luật. Pháp luật là những quy định có tính chất bắt buộc chung đối với mọi thành viên khi tham gia các quan hệ xã hội. Còn hương ước chỉ là quy ước tự thoả thuận mang tính tự nguyện của cư dân trong phạm vi thôn làng. Hương ước chỉ có thể nằm trong phạm vi những gì mà pháp luật không điều chỉnh và được thực hiện một cách tự nguyện. Quy định xử phạt của hương ước chỉ là nghĩa vụ tự nguyện, tự nguyên đóng góp, tự nguyện chịu trách nhiệm. Về bản chất, quy định xử phạt của hương ước chỉ có thể mang tính giáo dục, tự nguyện, không thể ẩn dưới các hình thức của quy định xử phạt như pháp luật.

Các nghĩa vụ đặt ra đối với cư dân thôn làng cũng không được vượt ra ngoài khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật. Ở đây, cần xác định rõ mối quan hệ giữa hương ước và pháp luật để tìm ra con đường, phương thức tác động qua lại, bổ sung hỗ trợ nhau giữa “lệ làng” và “phép nước”, tạo ra hành lang pháp lý chuẩn mực cho hương ước. Một nhà nước mạnh thì không thể có hiện tượng “lệ làng thắng phép vua” như ở thời kỳ của các nhà nước suy vong.

Các quy định của hương ước phải khuyến khích duy trì và phát triển thuần phong mỹ tục, định hướng các nội dung sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, xây dựng nếp sống văn hoá mới, củng cố tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương thân, tương ái, tạo ra sự phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của cư dân trong cộng đồng của một xã hội công dân.

Vì vậy, cần đặt hương ước trong mối liên hệ với các thiết chế chính trị - xã hội ở nông thôn, đề cao tính tự quản, thể hiện được tinh thần tự nguyện thoả thuận và ý chí của tập thể cộng đồng dân cư trong những thôn, làng nhất định và đó chính là một trong những hình thức thực hiện dân chủ rõ nét nhất ở nông thôn Việt Nam hiện nay, nơi có đa số dân cư sinh sống.

  1. Ảnh hưởng của Nho giáo.

Lịch sử đã chỉ rõ, ngay sau khi được chính quyền phong kiến Việt Nam thừa nhận làm nền tảng tư tưởng và đường lối trị trước, Nho giáo đã phát huy được tác dụng, đóng vai trò tích cực nhất định trong xã hội. Nho giáo đã nêu lên được một số những nguyên lý, những nguyên tắc, một số đường lối và phương pháp có thể bảo đảm cho xã hội một sự ổn định nhất định để phát triển. Với những nguyên lý đó, Nho giáo thực sự đã là một động lực ổn định yà phát triển xã hội. Nó giúp chấm dứt tinh trạng chia cắt và chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến mà chế độ kinh tế - chính trị phong kiến tông pháp luôn là nguyên nhân tạo ra. Nó thống nhất được quốc gia đa dân tộc như Trung Hoa đất rộng, người đông, làm cho quốc gia này có sự cố kết bên trong và đủ sức chống được nạn ngoại xâm từ phương Bắc và Tây Bắc tràn tới. Nó hạn chế được một phần tốc độ phân hóa giàu nghèo và sự bóc lột tàn nhẫn vốn gắn liền với chế độ xã hội đó, làm cho xã hội có sự ổn định để phát triển sản xuất.

Ngoài những mặt tiến bộ, ưu điểm, Nho giáo cũng có nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, Nho giáo không coi trọng mối quan hệ xã hội - mối quan hệ giữa con người với con người nên không tạo cho mối quan hệ này phát triển. Nho giáo chỉ chú trọng tới mối quan hệ gia đình, quan hệ nhà nước.

Việc lấy quan hệ gia đình áp dụng trong quan hệ xã hội và lấy quan hệ xã hội áp dụng trong quan hệ gia đình, việc biến nhà nước, biến cả xã hội trở thành gia đình là một đặc điểm của Nho giáo.

Thứ hai, Nho giáo thủ tiêu đấu tranh vì công lý. Trong lịch sử nhân loại, đấu tranh cho công bằng, cho tự do, cho bình đẳng là một động lực phát triển của xã hội và đây cũng chính là chủ nghĩa nhân đạo.

Quan niệm của Nho giáo là gia đình, xã hội và nhà nước là như nhau nên không cần việc đấu tranh vì công lý. Trước đây, khi gặp cái gì không vừa ý, bất công, người ta thường đòi được thông cảm, đòi được chiếu cố, chứ không phải làm cho ra lẽ. Do vậy, ở xã hội lúc đó chỉ có sự bất bình, tiết lộ cái uất ức và đồng thời mong được người ta chiếu cố chứ không có đấu tranh cho công bằng, cho bình đẳng nên thiếu động lực làm cơ sở cho xã hội phát triển.

Thứ ba, Nho giáo không đề cao cá nhân con người. Nho giáo đã đồng nhất cá nhân với cộng đồng. Con người mà Nho giáo đề cập tới là con người không có mưu cầu hạnh phúc, nếu ai đòi hỏi hạnh phúc thì người đó không có đạo đức.

Do có quan niệm này nên người phương Đông rất ít khi dám nói tới hạnh phúc, bởi nếu nói gì đụng đến sự sung sướng như: ăn ngon, mặc đẹp, tình yêu nam nữ... thì bị coi là ti tiện, là không thanh cao. Nho giáo khuyến khích con người sống “an bần lạc đạo”, tự hào với hoàn cảnh nghèo khó, coi khinh tiền bạc, giàu sang. Và đây là hạn chế, không làm cho xã hội tiến lên được.

Thứ tư, Nho giáo ít đề cao tài mà thường là đề cao đức. Dư âm này vẫn còn tồn tại dai dẳng trong xã hội ta. Chỉ đề cao đức, không coi trọng trí tuệ và sức lao động trong xã hội là một hạn chế lớn của tư tưởng Nho giáo. Đó là chưa kể đến những triết lý sống của Nho giáo đã tạo thành những lớp lang thâm căn cố để trong tiềm thức văn hoá ứng xử của con người. Nho giáo tác động thuận chiều, đồng thời cũng tác động nghịch chiều đến văn hoá pháp lý, “bó” văn hoá pháp lý trong sắc màu của Nho giáo.

  1. Tác động của hệ thống pháp luật

Một trong những quan điểm cơ bản của việc xây đựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được xác định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII là “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật,…”[45] Quan điểm này lại tiếp tục được khẳng định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội IX, “Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật”[46]. Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định nhiệm vụ này. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật thì phải tiến hành đồng loạt đối với ba phạm vi thể hiện của nó, đó là các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật. Các quy định pháp luật phải thể hiện một trình độ văn hoá pháp lý cao, tạo thành một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch, vừa phản ánh sự kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa thể hiện được tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm ở mức cao nhất quyền con người, quyền công dân.

Chất lượng và sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật mặc dù phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố rất quan trọng, đó là vai trò to lớn của kỹ thuật lập pháp. Kỹ thuật lập pháp là những biểu hiện của văn hoá, văn minh nhân loại, nó có lịch sử phát triển từ xa xưa và luôn luôn được kế thừa, đòi hỏi ban hành những văn bản pháp luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện được phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành”[47]. Và từ đó, xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, đủ sức điều chỉnh các quan hệ căn bản trong xã hội. Đây cũng chính là sự đòi hỏi về việc kết hợp đúng đắn các mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội khi ban hành pháp luật. Thiếu sự kết hợp đó sẽ không thể tránh khỏi sự chậm trễ hoặc kém hiệu lực của việc thi hành và áp dụng pháp luật.

  1. Những yếu t đương đại ảnh hưởng đến quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của văn hóa pháp .

Trong thời gian qua, quan hệ sản xuất của nước ta đã có những bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đã thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước trên thế giới của nước ta cũng rất phát triển. Như vậy, có thể thấy, đây là cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta.

Khi đề cập đến cơ sở xã hội của sự chi phối đối với việc xây văn hoá pháp lý, chúng ta đã biết đến hai hệ quả của sự phát triển phân công lao động trong nền kinh tế hàng hoá. Thứ nhất, sự phát triển nhu cầu dân chủ hoá trong kinh tế. Kinh tế hàng hoá là phương thức xã hội hoá mọi hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người. Thông qua trao đổi và cạnh tranh, người ta thừa nhận lợi ích của nhau, đồng thời cũng hình thành các thước đo xã hội. Các quan hệ trao đổi này dần dần được nhận thức và thể chế hoá về mặt nhà nước. Thứ hai, đó là sự biến đổi cơ cấu xã hội - dân cư. Từ đó đã hình thành nên mối quan hệ các lợi ích, các nhu cầu, địa vị xã hội của các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Trong những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Như vậy, có thể thấy, đây là tiền đề, cơ sở quan trọng cho việc xây dựng văn hoá pháp lí hiện nay.

Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được về mặt kinh tế - xã hội trong thời gian qua chưa đủ để vượt qua tình trạng nước kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Lực lượng sản xuất còn thấp, quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, số lao động chưa có việc làm và thiểu việc làm còn lớn. Như vậy, có thể thấy, nước ta mới bắt đầu phát triển kinh tế hàng hoá, trình độ phân công lao động xã hội còn thấp, cơ cấu xã hội mới chưa hình thành, các quan hệ kinh tế - xã hội mới đang ra đời với nhiều khiếm khuyết. Điều này vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của văn hoá pháp lý.

2.6. Ảnh hưởng của những yếu t quốc tế

Tình hình thế giới đang đứng trước những biến đổi sâu sắc, phức tạp và khó lường, tác động đến mọi quốc gia dân tộc và trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cục diện thế giới thay đổi. Mặc dù vậy, chủ nghĩa xã hội vẫn có điều kiện và khả năng phát triển, vẫn là con đường tất yếu của các dân tộc. Chủ nghĩa tư bản đang chiếm ưu thế về vốn, khoa học công nghệ, thị trường, song trong lòng nó chứa đầy mâu thuẫn không thể điều hoà được. Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại tiếp tục tồn tại, có nhiều mặt sâu sắc hơn. Các nước theo xu hướng độc lập dân tộc tiếp tục và kiên trì đấu tranh để tự lựa chọn con đường đi cho dân tộc mình phù hợp với xu thế thời đại. Thế giới đã và đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như: môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố quốc tế... Cách mạng khoa học công nghệ thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá về kinh tế đã và đang tác động đến mọi quốc gia. Xu thế hoà bình, hợp tác và tuỳ thuộc lẫn nhau cùng phát triển trở thành nhu cầu và mênh lệnh của các quốc gia dân tộc. Đặc biệt gần đây tình hình thế giới càng biến đổi, sau sự kiện 11/9 (ở Mỹ), Mỹ và đồng minh tiến công và chiếm đóng Irắc... Điều đó tác động đến mọi quốc gia dân tộc, nhất là những nước nhỏ chịu sức ép của tình hình quốc tế rất mạnh mẽ, trên tất cả các phương diện chính trị - tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, trong đó có Việt Nam.

Có thể thấy những yếu tố quốc tế tác động đến quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão - cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đòi hỏi mở rộng quan hệ sản xuất trên quy mô toàn cầu, phù hợp với sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển của công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới... tạo cơ sở vật chất, phương tiện để các quốc gia dân tộc hiểu biết nhau hơn, khắc phục khoảng cách giữa họ. Đặc biệt, nền kinh tế tri thức phát triển làm thay đổi căn bản trong tư duy và cơ chế vận hành của xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong quản lý xã hội của nhà nước. Trình độ làm chủ thông tin và tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của xã hội. Như vậy, cách mạng khoa học công nghệ tạo ra thời cơ và thách thức rất lớn đối với các nước, nhất là những nước nghèo như chúng ta. Việc xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật còn là quá trình xây dựng, hoàn thiện để khắc phục những hạn chế nội tại, do đó, cách mạng khoa học công nghệ tạo cơ hội cho quá trình này là:

  • Cơ hội giao lưu và tiếp biến, kế thừa kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trên cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp, kể cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
  • Cơ hội mở rộng quan hệ song phương và đa phương, tận dụng sự giúp đỡ, viện trợ, hợp tác của các nước phát triển.

Thứ hai, toàn cầu hoá là xu thế khách quan, nhất là toàn cầu hoá kinh tế lôi cuốn tất cả các nước, bao gồm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh gay gắt và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Toàn cầu hoá vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực, vừa tạo cơ hội và thách thức rất lớn đối với các nước. Toàn cầu hoá và hội nhập vững chắc của Việt Nam là nhu cầu cần thiết hết sức cấp bách, tạo cơ hội để tăng trưởng và phát triển bền vững. Toàn cầu hoá tạo sự mở rộng giao lưu song phương và đa phương, tạo cơ hội tiếp cận vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm khai thác tiềm năng trong nước để phát triển, tạo ra đòi hỏi, đặt ra nhu cầu ngặt nghèo đối với nhà nước trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là xây dựng, củng cố và phát triển văn hoá pháp lý lành mạnh, tiên tiến với bản sắc và diện mạo riêng của Việt Nam.

 

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

NỀN VĂN HÓA PHÁP LÝ

Luật sư Lê ĐứcTiết.

  1. Cách tiếp cận.
  2. Các yếu tố tạo thành.
  3. Các yếu tố chi phối quá trình phát triển nền văn hóa pháp lý.

A. Cách tiếp cận

Năm 1952, hai nhà khoa học Mỹ Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê thấy có đến 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Đây không phải là hiện tượng khác thường. Văn hóa gắn liền với mọi mặt hoạt động của con người. Nội hàm của khái niệm văn hóa rất rộng. Tùy theo cách tiếp cận của người nghiên cứu mà có những định nghĩa khác nhau.

Tuy có nhiều định nghĩa đã công bố, nhưng có hai cách tiếp cận chủ đạo về văn hóa:

  1. Văn hóa là hoạt động thuộc phạm vi thượng tầng kiến trúc, thuộc lĩnh vực tinh thần:

- “Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn” (Jawaharlal Nehru).

- “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, trong đó văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H. 2000, t.6, tr. 36).

- “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trí thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống chính trị và đức tin” (Định nghĩa năm 2002 của UNESCO”).

- “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết Hội nghị lần V BCH TW Đảng khóa VIII).

2) Văn hóa là thành quả sáng tạo của con người trên tất cả các lĩnh vực đời sống con người:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và cả các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát triển đó là văn hóa “(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.1955, t.3, tr.431).

- “Văn hóa bao gồm trong nó không những kết quả, thành tựu về mặt vật thể do con người sáng tạo ra như máy móc, kỹ thuật, công trình..thành tựu phi vật thể như nhận thức, sản phẩm nghệ thuật, quy phạm pháp luật, đạo đức...,và cả những sức lực và khả năng của bản thân con người được thể hiện ra trong hoạt động của con người như trình độ, khả năng trong sản xuất, tay nghề, trí thông minh, thói quen, quan điểm, phương pháp, hình thức giao tiếp của con người trong phạm vi tập thể và xã hội”. (Đại bách khoa toàn thư Liên xô, NXBTĐBK Mát-scơ-va,1973, tiếng Nga,t.l3,tr. 594).

Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai cách tiếp cận về văn hóa nên đã có hai định nghĩa khác nhau về văn hóa.

Chủ đề “Các yếu tố tạo thành nền văn hóa pháplý…” của Tác giả trình bày trong tài liệu này được tiếp cận theo quan điểm: “Văn hóa là động lực, mục đích phát triển toàn diện, ngày càng cao của con người và xã hội. Văn hóa pháp lý là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa chung

Văn hóa pháp lý hay Văn hóa pháp luật? Đó là hai cụm từ hiện chưa có sự thống nhất trong sử dụng. Thật khó để tìm ra được một cụm từ có nội hàm bao quát hết các nội dung và hình thức hoạt động của con người thuộc lĩnh vực pháp luật.

Trong hoạt động quản lý của Nhà nước, trong quan hệ giữa nhà nước với công dân, giữa công dân với công dân, pháp luật hay luật pháp thường được dùng để nói về các quy tắc xử sự do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành và có hiệu lực bắt buộc phải tuân thủ. Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức, phong tục. Cụm từ pháp luật thường đi kèm với các cụm từ bổ nghĩa như: pháp luật thành văn hay pháp luật truyền miệng; hệ thống pháp luật; nền pháp luật; trật tự pháp luật; pháp luật hiện hành, pháp luật tập quán v.v...Luật pháp - từng văn bản pháp luật riêng biệt hay cả nền pháp luật nói chung, trong trường hợp này chỉ là một thành tố của nền văn hóa pháp lý. Nếu dùng cụm từ văn hóa pháp luật thì nó chỉ diễn đạt được nội hàm văn hóa hẹp hơn. Đó chỉ là văn hóa lập pháp.

Khoa học pháp lý là môn khoa học nghiên cứu về lý luận và lịch sử sáng tạo, ứng dụng công cụ nhà nước, pháp luật vào cuộc sống. Khoa học pháp lý, các trung tâm giảng dạy luật học không đơn thuần nghiên cứu lý luận, học thuyết mà truyền đạt cả khoa học thực hành tức khoa học tổ chức, quản lý nhà nước, khoa học làm luật, kỹ thuật, nghệ thuật sử dụng pháp luật phục vụ cuộc sống.

Pháp quyền là cụm từ được dùng để nói về quyền lực của pháp luật. Có sự phân biệt khác nhau trong tổ chức và quản lý của các loại nhà nước Thần quyền, Vương quyền và Pháp quyền.

Pháp luật, pháp lý, pháp quyền là những cụm từ có những giới hạn mềm về phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Các cụm từ như: Văn hóa tư pháp, văn hóa pháp đình, văn hóa xét xử v.v...được dùng để giới hạn việc nghiên cứu trong những phạm vi, đối tượng hẹp hơn pháp lý, pháp luật, pháp quyền. Tuy vậy, giữa các cụm từ ấy vẫn có sự giao thoa khó tách bạch về lý luận và thực tiễn. Khi đề cập đến học thuyết nhà nước pháp quyền tất yếu phải nói đến lý luận pháp lý. Khi nói đến thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền không thể không nói đến pháp luật. Trong ba cụm từ đã nêu, cụm từ pháp lý có nội hàm tương đối bao quát rộng hơn cả. Pháp lý không có nghĩa đơn thuần chỉ là lý luận về pháp luật. Khoa học pháp lý là một môn khoa học nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển Nhà nước và pháp quyền, pháp luật, nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, nghệ thuật vận hành công cụ nhà nước, vũ khí pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Cụm từ “Văn hóa pháp lý” được sử dụng với mục đích là nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự tác động qua lại của cả các thành tựu: thành tựu của khoa học pháp lý trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, thành tựu trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó cũng là tiêu chí để phân biệt sự khác nhau về ranh giới phạm vi nghiên cứu của văn hóa pháp lý vơi văn hóa giáo dục, văn nghệ, nghệ thuật, văn hóa khoa học kỹ thuật, văn hóa sản xuất, canh tác, văn hóa quân sự v.v...

B. Các yếu tố tạo thành nền văn hóa pháp lý:

Các dân tộc, quốc gia đều có quá trình hình thành, phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Các dân tộc, quốc gia khác nhau đều có nền văn hóa khác nhau. Văn hóa pháp lý của các dân tộc, quốc gia khác nhau đều có những đặc điểm riêng biệt khó có thể xóa nhòa, mặc dầu những cái chung ngày càng trở nên nhiều hơn do quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước ngày càng được mở rộng. Tuy vậy, không phụ thuộc vào những yếu tố riêng biệt, với tốc độ nhanh, chậm khác nhau, với quy mô rộng hẹp khác nhau, con đường xây dựng, hình thành các nền văn hóa tổng thể nói chung hay các dạng văn hóa riêng biệt của tất cả các dân tộc, quốc gia đều có chung một lộ trình ba bước. Trong mọi hoạt động của con người, trước hết là tư duy tức suy nghĩ, tìm hiểu, nghiên cứu để có những ý thức nhất định. Bước tiếp theo là thể hiện ý thức thành sản phẩm dưới dạng vật thể hay phi vật thể. Khi đã có sản phẩm trong tay, con người bắt đầu học tập, trau dồi kỹ thuật, nghệ thuật sử dụng sản phẩm, công cụ đó để đạt được kết quả mong muốn. Từ hoạt động thực tiễn phong phú, ý thức không ngừng được làm giàu thêm. Từ ý thức đã được phát triển cao hơn về lượng và chất, hoạt động thực tiễn, đến lượt nó, lại được chắp cánh phát triển đến những đỉnh cao mới. Ý thức và hoạt động thực tiễn phát triển, đan xen nhau thành một chu kỳ khép kín đến mức khó phân biệt là ý thức có trước hay hoạt động thực tiễn có trước. Ý thức và hoạt động thực tiễn càng về sau càng tiến bộ hơn so với trước rồi trở thành lịch sử phát triển của nhân loại ngày càng văn minh hơn.

Trong sách giáo khoa, học sinh được dạy rằng con người là động vật có ý thức. Bất kỳ sản phẩm nào trước khi ra đời đều đã hình thành sẵn trong đầu óc con người rồi. Công cụ được chế tác, sáng tạo ra là sự hiện thực hóa, vật chất hóa ý thức của con người. Sau khi đã chế tạo ra công cụ, con người phải rèn luyện, học tập cách sử dụng công cụ đó sao cho ngày càng thành thạo và đạt đến trình độ nghệ thuật. Đó là quy trình ba bước chuyển biến từ con người nguyên thủy, mông muội đến con người có văn hóa cao, con người hiện đại ngày nay. Đó cũng là ba yếu tố cơ bản chung tạo nên các nền văn hóa khác nhau của những quốc gia, dân tộc khác nhau.

Con đường phát triển nền văn hóa pháp lý của mọi dân tộc, quốc gia không nằm ngoài quy trình ba bước đó mà không có ngoại lệ. Cũng có thể nói rằng mọi nền văn hóa pháp lý đều được cấu tạo nên bởi ba thành tố: I) Ý thức pháp luật; II) Nền pháp luật và III) Kỹ thuật, nghệ thuật sử dụng pháp luật vào cuộc sống.

Học giả Trung quốc Tôn Quốc Hoa cho rằng văn hóa pháp luật được cấu tạo nên bởi 4 yếu tố: 1) Tư tưởng pháp luật; 2) Quy phạm pháp luật; 3) Cơ cấu, thiết chế pháp luật; 4) Nghệ thuật sử dụng pháp luật (Lý luận cơ bản của khoa học pháp lý. Tôn Quốc Hoa 1985). Không thấy học giả Trung quốc lý giải về căn cứ thực tiễn và khoa học cho lập luận bốn yếu tố này của Ông. Trong sách Văn hóa pháp luật Hà Lan (Dutch Legal Culture), 1994,2d Edition. Kluwer, các Tác giả Erhard Blankenburg and Freek Bruinsma cho rằng Văn hóa pháp luật gồm 4 yếu tố: Tài liệu pháp luật; pháp luật trong thực tiễn, các kiểu quan điểm pháp lý có liên quan và nhận thức pháp luật.

Việc xác định các yếu tố tạo thành nền văn hóa phát lý bắt nguồn từ quy trình các bước hình thành nền văn hóa pháp lý đã xảy ra trong thực tiễn của cuộc sống. Việc xác định đúng các yếu tố tạo thành nền văn hóa pháp lý có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn. Nó giúp chúng ta có cách nhìn tổng thể để hoạch định, thực thi chiến lược xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý nói chung, việc cải cách tư pháp nói riêng một cách toàn diện, mang tính cơ bản, lâu dài đồng thời lại có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian và phạm vi địa bàn nhất định. Nếu không có cách nhìn tổng thể hoặc thiếu quan điểm toàn diện thì mọi kế hoạch hành động sẽ trở nên chấp vá, vụn vặt và thường là mang tính đối phó tình thế.

I. Ý thức pháp luật

Trong giao tiếp hàng ngày, cụm từ ý thức được dùng với ý nghĩa rất hep. Ý thức có khi là sự cố ý (hành động có ý thức) hoặc là vô ý (hành động vô ý thức). Nội hàm của ý thức không chỉ là tư tưởng. Tư tưởng chỉ là một dạng, một thành tố của ý thức. Ý thức được hiểu với nghĩa là toàn bộ sản phẩm của vỏ não, là sự tư duy của người. Năng lực, nhân cách, phẩm giá ở mỗi con người tùy thuộc vào phạm vi, chất lượng ý thức của người đó. Ý thức của con người không hình thành đầy đủ, sáng rõ, sâu sắc ngay một lúc. Ý thức phát triển theo trình tự từ ít đến nhiều, từ nông cạn đến sâu sắc, từ cảm tính, theo bản năng đến lý tính. Y thức lúc ban đầu chỉ là dự cảm, phỏng đoán về sau là có căn cứ thực tiễn, khoa học vững chắc. Sự phát triển về ý thức của người không có giới hạn. Ý thức nhiều bao nhiêu cũng không thể lấp đầy được khả năng chứa đựng của bộ não người. Rèn luyện, nâng cao ý thức là sự nghiệp cả cuộc đời và tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ý thức nói chung hay ý thức pháp luật nói riêng, bao gồm trong nó hai thành phần cơ bản: 1) Trí tuệ pháp luật và 2) Ý chí pháp luật. Gọi là thành phần cơ bản bởi vì mọi động cơ, mục đích, thái độ hành động của con người đều hình thành và xuất phát trước hết từ ý thức. Người mắc bệnh bại não không thể tư duy. Kết quả đấu tranh tùy thuộc trước hết từ chất lượng của ý thức. Ý thức đúng, hành động đúng. Ý thức mơ hồ, không rõ ràng, sai lệch tất yếu dẫn đến lỗi lầm.

  1. Trí tuệ pháp luật

Trí tuệ pháp luật là sự hiểu biết, sự thông tuệ về pháp luật. Trí tuệ pháp luật cũng bao gồm trong nó nhiều yếu tố hợp thành và phát triển dần từ thấp đến cao: Từ nhận thức pháp luật phát triển thành khái niệm pháp luật. Từ nhiều khái niệm pháp luật xây dựng thành các học thuyết pháp luật. Từ nhiều học thuyết pháp luật người ta chọn ra những trường phái pháp luật để hành động. Để đi đến đích, người ta có thể chọn ra nhiều cách khác nhau để hướng tới.

  1. Nhận thức pháp luật: Nhận thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ não con người. Đã nhận thức được hoặc chưa, hoặc không nhận thức được; nhận thức vẫn còn ở trình độ cảm tính hay đã chuyển sang lý tính; nhận thức phong phú hay nghèo nàn...đều tùy thuộc vào khả năng bẩm sinh của não bộ, vào tuổi tác, trình độ học vấn, sự tôi luyện trong hoạt động thực tiễn của mỗi con người. Ở mức độ nhận thức pháp luật, con người chỉ mới biết được cuộc sống cần phải có pháp luật và phải hành động theo pháp luật. Nhờ đó mà tính xã hội trong sinh hoạt cộng đồng có thể thiết lập, duy trì, phát triển. Con người nhờ đó mới có thêm sức mạnh trong đấu tranh. Nếu không, anh ta chỉ là con người đơn độc, cô độc. Khi con người đã nhận thức được vai trò tác dụng của pháp luật đối với cuộc sống, giống như thức ăn, đồ uống đối với sức khỏe con người, thì anh ta đã chập chững bước đến các bậc thềm của lâu đài văn hóa pháp lý. Để hòa nhập được với xã hội, mọi công dân phải có bổn phận tự chăm lo cho việc nâng cao nhận thức pháp luật của bản thân. Chăm lo nâng cao nhận thức về pháp luật cho công dân là trách nhiệm hàng đầu của Nhà nước trong việc xây dựng một xã hội có kỷ cương, có văn hóa pháp lý cao. Việc nâng cao nhận thức pháp luật được tiến hành với mọi công dân thuộc mọi lứa tuổi và suốt cả cuộc đời họ và không loại trừ đối với ai. về lý thuyết, trong cuộc sống cần có bao nhiêu loại pháp luật thì con người cần có bấy nhiêu loại nhận thức về các loại luật. Nhưng không ai có thể có đủ nhận thức về tất cả các loại luật. Nhưng đối với các loại luật pháp có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, đến chức trách nhiệm vụ của những con người cụ thể thì bắt buộc anh ta phải học, phải biết mới có thể xử sự đúng.
  2. Khái niệm pháp luật: Khái niệm là sự tổng hợp, khái quát hóa những nhận thức riêng lẽ đã tích lũy được nhưng đã bỏ đi những gì là thứ yếu, không đặc trưng và chỉ giữ lại những gì là chung nhất, là cơ bản nhất. Nội hàm các khái niệm nói lên mặt bản chất, tính phổ biến của sự vật, hiện tượng. Nền tảng của các ngành khoa học khác nhau được xây dựng từ rất nhiều khái niệm đã được hệ thống hóa lại và phát triển thêm về chiều rộng và chiều sâu. Khoa học pháp lý nói chung, lý luận về các ngành luật khác nhau đều được xây dụng và tích lũy dần từ các khái niệm.

Ở mức độ nhận thức pháp luật, sự nhận biết mới dừng lại ở vai trò, tác dụng của sự kiện, của hiện tượng. Nhưng ở mức độ khái niệm, sự nhận biết đã vươn tới quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển và mất đi của sự kiện. Điều này giúp cho con người hành động theo quy luật khách quan và ngày càng khắc phục được những suy nghĩ, hành động theo cảm tính. Thành công trong hoạt động thực tiễn sẽ nhiều và tiến bộ hơn, tốc độ phát triển sẽ nhanh hơn, phạm vi phát triển sẽ rộng hơn. Vì yậy từ nhận thức đến khái niệm là sự tiến bộ nhảy vọt về mặt ý thức.

  1. Học thuyết, Trường phái pháp luật: Khoa học pháp lý, cũng như các ngành khoa học khác, ngày càng phát triển. Tùy theo các điều kiện phát triển của các thời kỳ lịch sử đấu tranh của các quốc gia, xuất hiện những nhà triết học, nhưng nhà tư tưởng lớn với những học thuyết pháp lý khác nhau như: Học thuyết pháp trị của những pháp gia ở nước Trung hoa cổ đại vào các thế kỷ thứ VII - III (TCN); Học thuyết nhà nước pháp quyền, học thuyết tam quyền phân lập của Mông-tết-ski-ơ (Montesquieu) và Rút-xô (J.J.Rousseau) thế kỷ XVIII (SCN); Học thuyết nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Mác Lênin v.v... Sự xuất hiện các học thuyết pháp lý, các trường phái pháp lý tiến bộ đem lại nhiều thay đổi lớn lao, những bước phát triển mới và có nhiều ảnh hưởng đến nền văn hóa pháp lý của một loạt nước.
  1. Ý chí pháp luật

Con người có ý thức thôi vẫn chưa đủ. Con người lại phải có ý chí mới dám hành động, mới dám đấu tranh. Ý chí pháp luật là kim chỉ nam, là sự định hướng hành động của con người trong thực hiện các quan hệ pháp luật. Ý chí pháp luật được thể hiện dưới các dạng: Tình cảm pháp luật; Thái độ pháp luật; Quan điểm pháp luật; Lập trường pháp luật; Thói quen pháp luật và Khuynh hướng pháp luật.

  1. Tình cảm pháp luật của con người thể hiện trong sự yêu, ghét, gần gũi, xa lánh đối với pháp luật. Yêu thích cuộc sống có kỷ cương, yêu chuộng công lý, công bằng, khinh ghét sự lạm dụng, lợi dụng quyền lực v.v... là những biểu hiện của tình cảm pháp luật lành mạnh.
  2. Tôn trọng sự thật khách quan, không vì tư lợi mà đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật, chí công vô tư, tôn trọng pháp luật v.v... là những biểu hiện của thái độ pháp luật tốt.
  3. Sẵn sàng đấu tranh cho công lý, công bằng xã hội, cho tiến bộ, ủng hộ, đấu tranh cho việc bảo vệ lợi ích lâu dài, lợi ích chung của nhân loại, của dân tộc, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các tầng lớp yếu thế trong xã hội v.v... là biếu hiện của quan điểm đúng về pháp luật.
  4. Bênh vực cho lẽ phải, bênh vực quyền lợi chính đáng, không khuất phục trước những sức ép, không để bị cám dỗ bởi những lợi ích thấp hèn để thực hiện những hành vi bất hợp pháp v.v...là những biểu hiện của lập trường pháp luật kiên định.
  5. Thói quen tra cứu, tìm hiểu, tham vấn chuyên gia pháp luật trước khi hành động, thói quen tôn trọng quy tắc xử sự chung là những thói quen tốt về pháp luật. Sống bất chấp pháp luật, không cần biết đến pháp luật, mỗi khi đã trở thành thói quen, thì rất có hại và khó cải tạo.
  6. Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp là khuynh hướng tốt về pháp luật. Nặng về xử phạt, cưỡng chế là khuynh hướng pháp luật xấu.

II. Nền pháp luật

Nền pháp luật của một quốc gia bao gồm mọi quy phạm, văn bản pháp luật đã được ban hành và áp dụng ở quốc gia đó. Nền pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng được hình thành từ ít đến nhiều, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện dần. Lúc ban đầu chỉ là pháp luật truyền miệng rồi tiến đến pháp luật thành văn. Lúc ban đầu mới là những văn bản pháp luật đơn hành như Chỉ dụ, Chiếu chỉ, sắc lệnh rồi đến các Đạo luật, Bộ luật, Bộ Tổng luật. Những nước sớm có nền pháp luật thành văn, sớm có những bộ luật, bộ tổng luật là những nước có nền văn hóa pháp lý cao, đồng thời là những nước có sự phát triển rực rỡ về các mặt và trở thành những cái nôi của văn minh của nhân loại. Nhiều khái niệm pháp lý như khái niệm về chủ thể, về năng lực pháp luật, về quyền sở hữu, về trách nhiệm pháp lý, về khế ước, hợp đồng, về thời hiệu v.v... của những bộ luật cổ như: Bộ luật vua Hăm-mua-ra-bi của vương quốc Ba-bi-long thế kỷ thứ XVIII (TCN), bộ luật XII bảng của đế quốc La Mã, thế kỷ thứ V (TCN) đến nay vẫn còn có giá trị. Nhiều nhà nghiên cứu luật học khẳng định rằng các bộ luật của các nước tư bản Âu, Mỹ ngày nay đều có nguồn gốc xuất xứ từ luật La Mã.

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có nền pháp luật thành văn.

Hình thư thời Lý (thế kỷ XI), Quốc Triều Thông chế đời Trần, (thế kỷ XIII), Quốc triều hình luật còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức (BLHĐ) thời Lê, (thế kỷ XV), là những mốc son đánh dấu sự thịnh trị của đất nước nói chung và sự phát triến của nền văn hóa pháp lý nói riêng của vương quốc Đại Việt. Vào thời gian này, ranh giới các ngành luật chưa được phân biệt rõ. Nhưng trong nội dung các bộ luật đã có sự “phân chia môn loại, sắp xếp chương mục” mà ngày nay được hiểu là các ngành luật khác nhau như luật hành chính, luật hình sự và hình sự tố tụng, luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật đất đai. Đó chính là các Bộ Tổng luật. Với BLHĐ, ý thức của nhà làm luật đã có sự phát triển tiến bộ vượt bậc về các quan điểm pháp lý như: “Trị nước phải có pháp luật; Nhà vua đã biết đề cao tác dụng phòng ngừa, giáo dục của pháp luật nên đã chỉ dụ rằng đặt ra pháp luật để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới để dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều luật nên làm, điều chẳng lành thì tránh; hoặc với dân mọi mối lợi nên làm, mọi mối hại phải trừ bỏ v.v..”. Với BLHĐ các chế định pháp lý trong các ngành luật đã có sự phân biệt khá tinh tế. Về luật hình sự đã có sự phân biệt giữa cố ý phạm tội với phạm tội vì lỗi lầm, giữa người cầm đầu, chủ mưu với người a tòng, người tự thú (tha người lầm 15 không kể tội nặng, bắt tội kẻ cố ý không kể tội nhẹ - điều 47 BLHĐ) v.v... Các quy phạm về luật hành chính được xây dựng theo quan điểm trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn, có nghĩa là quan có đức có tài thì nước trị, quan lại tham nhũng, lười biếng thì nước loạn. Vì vậy trong BLHĐ việc chủ động phòng ngừa quan lại phạm tội được áp dụng bằng những biện pháp mang tính thực thi cao như: hạn chế đất vườn của quan lại, đặt ra 5 điều cấm với quan lại: như không đưa quan lại về trị nhậm tại quê hương, bản quán, không được tậu đất vườn tại địa phương nơi trị nhậm, không được lấy phụ nữ người địa phuơng nơi trị nhậm làm vợ, làm nàng hầu, không được kết làm thông gia người địa phương nơi trị nhậm, không được lấy người địa phương nơi trị nhậm làm cấp phó cho mình. Chế định trách nhiệm của quan lại được quy định khá cụ thể và rất nghiêm. Quan trưởng không biết thuộc quyền phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm. Các chế định pháp luật dân sự của BLHĐ đã có sự phát triển đi trước hệ tư tưởng pháp luật phong kiến đương thời như các chế định về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ, về quyền thừa kế, về thời hiệu, về cho vay, về hợp đồng mua bán, về thống nhất trong toàn vương quốc dụng cụ cân, đo, đong, đếm, về tính thời gian, về trừng trị các tội làm hàng giả, hàng kém chất lượng v.v... BLHĐ là một minh chứng về trình độ văn hóa pháp lý của Đại Việt vào giữa thế kỷ XV đã phát triển đến trình độ khá cao. Đó cũng là minh chứng về thời đại hoàng kim, về giai đoạn phát triển rực rõ về mọi mặt của xã hội đương thời.

Trong xã hội của Đại Việt, dưới triều hậu Lê, đặc biệt dưới thời kỳ trị vì của vị vua anh minh Lê Thánh Tông (1460-1497) bên cạnh BLHĐ còn có bốn công trình pháp luật khác, song song cùng tồn tại với BLHĐ và hợp thành nền pháp luật chung của quốc gia. Đó là: 1) Lê triều quan chế; 2) Hồng Đức thiện chính thư; 3) Hồng Đức niên gián chư cung thể thức; và 4) Hương ước lệ làng.

Lê triều quan chế (Chế độ quan lại dưới triều Lê) là tổng hợp các văn bản quy định tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính của vương quốc Đại Việt dưới thời nhà Lê từ cấp cao nhất (Triều đình) cho đến cấp Xứ (tỉnh), Phủ, Châu, Huyện, Sách, Động, Xã. Trong quân đội, từ cấp cao nhất (Binh bộ, Quân phủ) đến đơn vị thấp nhất là Đội (20 lính) đều có quy định về chức danh, phẩm hàm, lương bổng. Các Quân phủ (tương đương cấp quân khư), các Vệ (tương đương cấp sư đoàn hoặcc trung đoàn), các Sở (tương đương với Tiểu đoàn) đều được vua ban cho danh hiệu riêng, có quy định sắc phục riêng. Lê Triều quan chế được vua Lê Thánh Tông ra lệnh biên soạn trong 11 năm, từ năm 1460-năm được tôn lên ngôi vua, đến năm 1471 thì ban hành với Dụ Hiệu định quan chế - tức sắc lệnh về cải cách chế độ quan lại. Theo Lê triều quan chế, mọi chức quan thuộc hai ngạch: văn giai và võ giai, đều có quy định cách thức thi tuyển, thăng, giáng chức quan, phẩm hàm, trách nhiệm, quy định mức lương (bao gồm lương tiền và lương điền) của thời kỳ thí chức (tập sự), thời kỳ được giao chức quan chính thức và khi về hưu. Mọi tổ chức đều có quy định về chức năng, nhiệm vụ với số lượng biên chế nhất định. Lê triều quan chế, theo cách gọi ngày nay là Bộ luật hành chính được soạn thảo rất công phu và khá cụ thể. Nhờ đó mà bộ máy hành chính dưới thời Lê Thánh Tông, theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, là bộ máy hành chính hoàn thiện hơn bộ máy hành chính đương thời của các nước trong vùng và tiến bộ hơn bộ máy nhà nước các nước châu Âu thời trung cổ. Đó là bộ máy hành chính có hiệu lực quản lý cao nhất so với bộ máy hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hồng Đức thiện chính thư (HĐTCT) là tập văn bản gồm 321 điều là các Lệ - các Chỉ dụ, sắc chỉ riêng biệt do vua ban ra như: Lệ về ruộng hương hỏa, lệ về hôn nhân, lệ về con nuôi, lệ về sự tố giác, lệ về lập chúc thư và văn khế v.v...hoặc các vụ án đã được tâu lên vua duyệt mà về sau trở thành mẫu mực trong xét xử các vụ án tương tự về sau. HĐTCT được sưu tầm, hệ thống hóa dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông và được các vua Lê kế nhiệm về sau tiếp tục bổ sung. Nhờ có HĐTCT mà các ngục quan (quan làm công việc điều tra), hình quan (quan xử án) ít bị lúng túng khi gặp phải những trường hợp xảy ra trong thực tiễn nhưng chưa được tiên liệu trong luật. HĐTCT đúng là loại án lệ mà ngày nay hệ thống pháp luật Anh Mỹ đang sử dụng.

Hồng Đức niên gián chư cung thể thức là tập mẫu biểu về lập các văn bản như: di chúc thừa kế, khế ước mua bán ruộng đất (đoạn mãi, tuyệt mãi - bán đoạn, bán đứt), khế ước vay nợ, cấm cố tài sản, biên bản khám nghiệm tử thi, khám nghiệm thương tật, đơn kiện, đơn bảo lĩnh v.v... Việc ban hành mẫu biễu thống nhất về các loại đơn từ làm tăng thêm giá trị pháp lý của các văn bản và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp một cách đúng đắn nếu có xảy ra.

Khoán ước, lệ làng của Việt Nam có từ lâu đời. Trước khi vua Lê Thánh Tông ban hành Lệ cấm dân tục thiết lập tư ước, thì khoán lệ, khoán ước, cấm lệ v.v..., gọi chung là hương ước, lệ làng, được coi là tục lệ của làng, là tư ước, chưa được thừa nhận là một dạng pháp luật thuộc nền pháp luật chung của nhà nước.

Trong sách Hồng Đức thiện chính thư, tại mục Lệ 260 có ghi:

“ Cấm dân tục thiết lập tư ước.

Nhà nước có điều luật để chiếu vào đó mà thi hành, dân an nước thịnh, dân không nên có khoán ước riêng để trừ bỏ cái hại, theo chính bỏ tà. Nếu làng xã nào có tục khác lạ, lập ra khoán ước và cấm lệ, ắt phải nhờ viên chức nho giả, người nào đứng tuổi, có đức hạnh ngay thẳng, mới có thể tuân hành. Khi đã lập ra khoán lệ rồi, phải trình lên quan chức các nha môn xem xét rõ các điều lệ cố nên theo, sẽ phê chuẩn cho mà thi hành. Nếu thay trong khoán ước có điều thiên tư; gian tà, thì phê chữ “Bác” để cho khỏi sinh gian mưu. Nếu người nào không dự vào việc lập ước ấy mà tụ hợp riêng thì cho phép xã quan tố cáo lên nha môn để trị tội, để bỏ lệ tục, lấp hẳn sự cường hào tiếm đoạt. Các nhà chức trách không thể dung thứ “

Trình tự, thủ tục lập và thông qua hương ước do Lệ 260 được ban hành dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông vẫn được duy trì cho đến các đời vua cuối cùng của triều Nguyễn vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX, khi thực dân Pháp thực hiện chủ trương cải lương hương chính.

Sử liệu này chứng minh rằng kể từ khi vua Lê Thánh Tông ban hành Lệ 260 đã được ghi lại trong sách HĐTCT, Hương ước, lệ làng trở thành một dạng luật pháp của nền pháp luật chung của quốc gia, bởi các lẽ sau đây:

  • Đó là văn bản quy phạm được Nhà nước phê chuẩn và có giá trị bắt buộc phải tuân thủ như luật pháp. Vi phạm Hương ước cũng bị trừng trị như vi phạm pháp luật nhà nước.
  • Hương ước lệ làng không được trái lại với pháp luật nhà nước. Hơn nữa hương ước, lệ làng chính là sự bổ sung và cụ thể hóa những điều pháp luật Nhà nước còn thiếu, chưa cụ thể, chưa thật phù hợp với địa phương. Do vậy hương ước lệ làng có tác dụng làm cho pháp luật Nhà nước thâm nhập nhanh, sâu, rộng vào đời sống của dân. Người dân không biết chữ ở nông thôn có thể không biết đến luật pháp của vua ban. Chỉ cần họ tuân thủ đúng hương ước của làng là họ đã tuân thủ đúng pháp luật nhà nước. Pháp luật nhà nước, do vậy có hiệu lực thi hành cao và rộng khắp trong cả nước.

- Về hình thức, khác với quy phạm phong tục hay đạo đức, hương ước lệ làng là loại pháp luật thành văn, được phân chia thành chương mục, có phạm vi, đối tượng điều chỉnh rõ ràng. Phạm vi điều chỉnh bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động và mọi đối tượng của cộng đồng làng xã. Văn phong hương ước rất gần gũi với dân. Hương ước của làng được xã quan lưu giữ cẩn thận và sao cấp cho các thôn. Có nơi Hương ước được khắc trên bia đá rồi đem dựng ở đình làng hoặc khắc trên các lá đồng và lưu giũ tại đình làng. Hàng năm vào dịp Tết, có các làng xã thường tổ chức hội thề tuân thủ Hương ước. Mọi dân dinh trong làng, từng người một, phải thề trước thần linh là tuân thủ hương ước. Nhân các ngày hội làng, Hương ước cũng được đem đọc cho toàn dân làng nghe. Do vậy có nhiều người nhớ thuộc lòng hương ước của làng. Tinh thần tự nguyện tuân thủ hương ước trong dân rất cao.

Trải qua hàng ngàn năm, thông qua các điều quy định của Hương ước, nếp sống thuần hậu cùng nhiều đức tính tốt như tinh thần đoàn kết, cưu mang, giúp đõ nhau trong sản xuất, trong phòng chống thiên tai, tính kiên trì, dũng cảm trong chiến đấu giữ làng, giữ nước của người dân được hun đúc và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản chất giàu tính nhân văn của người Việt Nam. Nhờ đó mà trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ở Việt Nam đã hình thành nền văn hóa làng xã đặc trưng và trường tồn mà không một thế lực ngoại xâm nào có thể xóa bỏ được. Việt Nam đã có thời kỳ bị nước ngoài đô hộ trên 1000 năm. Việt Nam có thời kỳ mất nước nhưng làng xã không bao giờ mất. Hương ước lệ làng mặc dầu có thời gian bị cường hào thao túng, bị chính quyền thực dân Pháp làm cho biến dạng, bị lãng quên trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, nhưng nhìn chung Hương ước lệ làng vẫn phát huy được các mặt tích cực, của nó và xứng đáng được ghi nhận là một thành quả của nền văn hóa pháp lý Việt Nam. Từ Hội nghị Trung ương V BCH TW Đảng khóa VII năm 1993, Hương ước, Lệ làng được khôi phục trở lại dưới dạng các Hương ước cho các vùng nông thôn, các Quy ước cho các vùng đô thị hoặc là các Quy chế dân chủ nói chung. Thực tiễn cho thấy việc khôi phục các Hương ước, Quy ước đã nâng cao được tính chủ động, tính tự quản của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều địa phương nhờ biết phát huy dân chủ trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước mà phong trào các mặt đều có tiến bộ rõ rệt, các tệ nạn như nghiện hút, cờ bạc, phá rừng, lấn chiếm đất công v.v... giảm hẳn.

Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chính quyền Cách mạng đã xây dựng được một nền pháp luật theo quan điểm: Pháp luật của dân, do dân và vì dân. Nền pháp luật đó bao gồm các Hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và hệ thống văn bản dưới luật. Nền pháp luật được xây dựng từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là nền pháp luật phong phú nhất từ trước đến nay.

Khi con người biết đặt ra những quy phạm pháp luật, xây dưng nên những Sắc lệnh, những đạo luật, Bộ luật và sử dụng chúng với vai trò tác dụng là công cụ làm cơ sở pháp lý thống nhất để điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội thì loài người đã bước vào giai đoạn phát triển văn minh cao hơn hẳn so với xã hội khi chưa có pháp luật. Pháp luật, kinh qua thực tiễn đã trở thành một trong những công cụ không gì có thể thay thế để nâng cao tính tổ chức, sự thống nhất ý chí và hành động trong việc tạo ra những sức mạnh vô địch của loài người. Ngược lại, đối với bất kỳ quốc gia nào nếu để cho nền pháp luật của nước mình lâm vào tình trạng lạc hậu, trì trệ, không đáp ứng kịp thời những nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn đời sống thì xã hội lâm vào tình trạng tự mình trói buộc mình, tự mình kìm hảm mình, tự mình làm khó mình. Với những ý nghĩa đó, nền pháp luật là một trong ba yếu tố tạo nên nền văn hóa pháp lý. Sự phát triển của nên văn hóa pháp lý quốc gia tùy thuộc một phần rất quan trọng vào tình trạng của nền pháp luật quốc gia

  1. Kỹ thuật, Nghệ thuật xây dựng và sử dụng pháp luật phục vụ cuộc sống

Kỹ thuật, nghệ thuật xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống bao gồm trong nó hai khâu cơ bản: 1) Hoàn thiện nền pháp luật; 2) Làm cho pháp luật thâm nhập sâu, rộng khắp vào đời sống và phát huy được tối đa hiệu lực của pháp luật.

  1. Hoàn thiện nền pháp luật
    1. Làm cho có đủ pháp luật: Để mọi người tuân theo pháp luật thì trước hết phải có pháp luật. Hoàn thiện pháp luật cũng có nghĩa trước hết là bảo đảm cho mọi hoạt động của Nhà nước, của xã hội, của công dân đều có pháp luật làm cơ sở pháp lý thống nhất để điều chỉnh hành vi, để làm căn cứ phân biệt đúng sai, hợp pháp hay không hợp pháp trong thực hành công vụ, trong xử sự, giao tiếp. Cũng giống như cơ thể người, chỗ nào cũng phải có mạch máu dẫn máu đến để nuôi cơ thể. Cho nào mạch máu bị tắc hoặc không tới được thì cơ thể cho đó bị hoại tử. Thiếu luật pháp để làm chỗ dựa trong quản lý, trong giao dịch tất yếu sẽ xay ra các hành động tùy hứng, tùy tiện. Kỷ cương, phép nước do vậy sẽ bị rối.

1.2. Pháp luật phải phù hợp với thực tiễn: Nội dung quy định của luật pháp phải phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống. Luật pháp phù hợp với thực tiễn thì pháp luật được tuân thủ nghiêm, hiệu lực thì hành của pháp luật sẽ cao. Ngược lại nếu để cho pháp luật trở nên lỗi thời, lạc hậu so với thực tiễn, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng bị chối bỏ. Nếu cố dùng biện pháp hành chính để cưỡng chế việc thi hành thì càng gây ra những sự chống đối, bất tuân trong dân chúng. Kịp thời bổ sung, thay đổi những điều luật, đạo luật không còn thích hợp, do vậy, là công việc mang tính thường xuyên phải chăm lo để nâng cao hiệu lực thi hành của pháp luật và để hoàn thiện nền pháp luật.

  1. Văn phong pháp lý phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thi hành, dễ kiểm tra. Pháp luật dễ hiểu thì dân dễ nhớ. Pháp luật dễ nhớ thì dân dễ thi hành, việc kiểm tra đúng sai dễ phân biệt. Pháp luật do vậy được tuân thủ nghiêm. Pháp luật rườm rà, khó hiểu sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho các viên chức thoái hóa nhũng nhiễu dân.
  2. Thiết kế và thiết lập một trật tự pháp luật chặt chẽ: Trật tự của nền pháp luật của quốc gia cũng giống như trật tự của hệ thống thần kinh của con người. Các dây thần kinh chạy khắp cơ thể đều chịu sự chỉ huy từ hệ thần kinh trung ương. Các đầu mút thần kinh khắp cơ thể luôn ở trong tình trạng nhanh chóng phản ảnh tất cả những cảm nhận của nó về thần kinh trung ương và nhận lệnh xử lý từ hệ thần kinh trung ương. Con người hoạt động được là nhờ hệ thần kinh thông suốt. Nền pháp luật quốc gia phải được thiết kế và thiết lập theo một trật tự chặt chẽ như hệ thần kinh. Đó là một hệ thống thống nhất và hoạt động theo một trật tự nhất định. Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực cao nhất, là nguồn của toàn bộ hệ thống luật pháp. Luật không được trái Hiến pháp. Văn bản dưới luật không được trái với luật. Văn bản quy phạm của cấp dưới không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên. Văn bản nào, điều nào có hiệu lực hồi tố phải được quy định rõ. Pháp luật thâm nhập nhanh hay chậm, phát huy tác dụng cao với cuộc sống hay không, tùy thuộc một phần quan trọng ở tình trạng trật tự của nền pháp luật. Luật đã được ban hành nhưng còn phải đợi hướng dẫn của cơ quan thi hành luật mới có thể thực thi; văn bản hướng dẫn thi hành luật trái với luật nhưng vẫn được lưu hành áp dụng, vẫn được công nhận là hợp pháp; văn bản nào đã hết, văn bản nào còn hiệu lực thi hành mà không phân biệt được v.v... là những biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng trật tự bị đảo lộn, tình trạng cục bộ. địa phương, thiếu thống nhất của nền pháp luật. Khiếu kiện trong nhân dân do vậy ngày một nhiều. Các cơ quan xét xử lâm vào tình trạng quá tải, một phần là do có quá nhiều mâu thuẫn, chồng chéo của nền pháp luật.
  3. Đảm bảo tính khách quan trong soạn thảo, ban hành luật và tính ổn định lâu dài của luật: Trong soạn thảo luật phải tuân theo một số nguyên tắc:
  • Không phải là nhà làm luật muốn gì mà phải tìm xem là xã hội đang đòi hỏi những gì ?
  • Soạn thảo luật không phải là sáng tác luật theo nghĩa đen của từ đó. Soạn thảo luật trước hết là tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đời sống rồi từ đó rút ra những quy tắc xử sự phù hợp với quy luật khách quan đã được xã hội thừa nhận. Tiếp đến, bằng văn phong pháp lý, thể hiện những điều đó ra thành quy phạm pháp luật, đạo luật, bộ luật để dùng làm cơ sở pháp lý thống nhất trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  • Soạn thảo luật không có nghĩa là chỉ đưa ra những điều cấm đoán, xử phạt. Nội dung điều luật phải thể hiện đậm nét tính hướng dẫn xử sự đúng cho công dân. Hiệu lực thi hành cao của điều luật, bộ luật bắt nguồn từ lợi ích của nó chứ không phải là điều cấm đoán.

Bộ luật Hồng Đức có giá trị thực hiện và ảnh hưởng trên 500 năm, bộ luật dân sự Pháp còn gọi là Bộ luật Napoléon, có giá trị thực hiện trên 200 năm là do đã tuân thủ được các nguyên tắc nêu trên.

1.6. Coi trọng công tác hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật: Pháp luật được ban hành trong những thời kỳ khác nhau, được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi cần phải giải quyết một công việc nào đó, đòi hỏi phải tra cứu, tìm hiểu, vận dụng nhiều loại pháp luật khác nhau. Nếu luật pháp không được hệ thống hóa, pháp điển hóa ắt phải tốn nhiều thời gian và sức lực mới tìm ra được những điều luật cần tìm kiếm. Pháp luật đã được hệ thống hóa, pháp điển hóa tốt tạo nhiều thuận lợi cho việc tra cứu vận dụng. Hơn nữa thông qua việc hệ thông hóa, pháp điển hóa pháp luật, mọi sự lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẩn, trùng lặp, rối rắm của pháp luật sẽ được phát hiện và sửa đổi kịp thời. Văn bản nào, điều luật nào hết hiệu lực thi hành được đưa ra khỏi hệ thống pháp luật hiện hành. Pháp luật đã qua hệ thống hóa, pháp điển hóa sẽ được tu chỉnh và trở nên chặt chẽ, cô đúc, trong sáng hơn. Hệ thống hóa, pháp điển hóa không phải là công việc đơn giản. Nó đòi hỏi người làm công tác hệ thống hóa, pháp điển hóa phải có trình độ am hiểu sâu về pháp luật, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và phải tiến hành những cuộc điều tra, tổng kết công phu mới có thể tu chỉnh được luật. Công tác lập pháp, pháp điển hóa pháp luật là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Quốc hội và do Quốc hội đảm nhiệm. Công tác hệ thống hóa là công tác của hệ thống cơ quan hành pháp. Các ngành, các cấp thuộc hệ thống hành pháp phải thường xuyên hệ thống hóa pháp luật hiện hành thuộc ngành mình, cấp mình đảm nhiệm. Đó là một trong những tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý cao về mặt nhà nước của các cơ quan hành pháp. Ở Việt Nam, công tác hệ thống hóa pháp luật chưa được nhận thức đúng nên chưa được triển khai thực hiện đúng theo sự đòi hỏi của nó.

  1. Làm cho pháp luật thâm nhập nhanh vào cuộc sống.
    1. Pháp luật, tự nó, không thể có hiệu lực thì hành. Thông qua việc vận dụng của viên chức nhà nước trong thi hành công vụ của họ, pháp luật mới tìm được đường để thâm nhập và phát huy tác dụng với cuộc sống. Viên chức nhà nước trước hết phải là người thành thạo về pháp luật. Họ phải có khả năng hướng dẫn, truyền đạt, tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng hiêu đúng và tuân thủ đúng pháp luật. Bởi vậy, điều kiện hàng đầu trong việc làm cho pháp luật nhanh chóng thâm nhập sâu và phát huy tác dụng cao đối với cuộc sống là nhà nước phải thi tuyển để chọn ra những người thông thạo pháp luật và giao cho họ đảm nhiệm các cương vị phù hợp với trình độ hiểu biết và khả năng vận dụng pháp luật của họ. Đồng thời nhà nước phải thiết lập một cơ chế, giám sát, kiểm tra viên chức nhà nước tuân thủ pháp luật một cách nhạy bên, có hiệu quả khiến cho mọi hành vi quá lạm của viên chức đều bị phát hiện và xử lý nghiêm.
    2. Pháp luật phải được công khai hóa và phổ cập rộng rãi cho dân chúng biết. Bộ luật Hăm-mua-ra-bi của vương quốc Ba-bi-long được khắc lên cột đá và dựng ở quảng trường. Bộ luật 12 bảng của Đế quốc La Mã được khắc lên các bảng đồng và dựng lên ở các ngã ba đường. Ở Việt Nam, có một số làng xã đã khắc hương ước, lệ làng vào các bia đá rồi đem dựng tại đình làng để mọi người dân trong làng được biết. Những sử liệu trên đây cho thấy việc công khai hóa pháp luật, ngay từ xa xưa, đã được coi trọng đến mức nào.
    3. Làm cho dân chúng tin tưởng vào Nhà nước, vào các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ Công lý và thực hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Dân chúng có thể chịu đựng được đau khổ, thiểu thốn khi gặp thiên tai, địch họa. Nhưng lòng dân sẽ không yên khi công lý bị chà đạp. Ngựời có chức, có quyền, có tài sản phạm tội thì được bao che người nghèo khổ, yếu thế bị ức hiếp thì không có ai bênh vực, bảo vệ... đều là những sự kiện nhạy cảm dễ gây nên sự căm phẫn đối với chế độ, đối với các quan tòa. Giương cao ngọn cờ công lý, nghiêm chỉnh thực thi nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật là cách làm tốt để tạo ra sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội.

Nhận xét, đánh giá chung:

Để có sự đánh giá đúng trình độ phát triển và nêu ra được những kiến nghị có tính thực thi cao nhằm đưa nền văn hóa pháp lý nước ta phát triển lên đỉnh cao mới thì phải xem xét thực trạng theo những yếu tố tạo thành của nó,

Trên cơ sở những sử liệu đã sưu tầm được, có thể khẳng định rằng trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm qua, các dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên nền văn hóa pháp lý đặc trưng của người Việt khá phát triển trên cả ba yếu tố tạo thành. Nền văn hóa lúa nước và công cuộc đấu tranh chống nguy cơ dân tộc bị tiêu diệt bởi nạn ngoại xâm triền miên, đã hun đúc nên trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam một ý thức hệ pháp luật rất giàu tính nhân văn. Việt Nam là nước sớm có nền pháp luật thành văn. Trong thực thi, vai trò giáo dục, hướng dẫn, thuyết phục của pháp luật được coi trọng nên đã tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt là khi đất nươc phải đối mặt với những tình huống đặc biệt gay cấn có quan hệ đến sự tồn vong của đất nước. Người Việt Nam, đặc biệt người nông dân có truyền thống rất coi trọng thực tiễn. Trên mọi lĩnh vực đấu tranh, người Việt Nam đều có cách tư duy, cách hành động theo bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Nhờ đó mà người Việt Nam bảo vệ được đất nước mình, nòi giống dân tộc mình. Nhưng Việt Nam, cho đến nay, vẫn là nước chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là nền văn hóa pháp lý của Việt Nam chưa theo kịp với đà phát triển của nền văn hóa pháp lý của thế giới đương đại.

Pháp lý, pháp luật, pháp quyền là cái có sau. Nhưng với tư cách là bà đỡ mát tay cho tiến bộ, văn minh ra đời, tồn tại và phát triển, pháp lý, pháp luật, pháp quyền là những công cụ không có gì thay thế được nó. Bộ luật Napoléon không phải là cha đẻ của chế độ tư bản. Bộ luật ấy đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó là đóng vai trò bà mụ bằng cách tạo ra cơ sở pháp lý cho chế độ tư bản đã được manh nha trong lòng xã hội các nước châu Âu từ cuối thế kỷ XVI ra đời và trở thành hệ thống các nước tư bản ngày nay. Trong thực tiễn có khá nhiều trường hợp đấu tranh trên mặt trận pháp lý lại đóng vai trò tiên phong, mở đường cho các cuộc đấu tranh trên các mặt trận chính trị, kinh tế và xã hội. Đấu tranh pháp lý ghi nhận sự tồn tại và tạo thuận lợi cho đấu tranh chính trị kinh tế, xã hội phát triển. Trên mọi lĩnh vực đấu tranh, luôn luôn có đấu tranh pháp lý đi kèm và hỗ trợ.

Để hạn chế được những bất cập trong nền văn hóa pháp lý Việt Nam và để phát huy vai trò của nó đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa chung của Việt Nam tiến kịp với thế giới đòi hỏi có sự quan tâm đúng mức và phải có những kê hoạch mang tính tổng thể, cơ bản, lâu dài mới khắc phục được.

C. Các yếu tố chi phối sự phát triển của nền văn hóa pháp lý:

Có thể phân các yếu tố chi phối sự phát triển nền văn hóa pháp lý thành hai loại: 1) Các yếu tố khách quan; và 2) Các yếu tố chủ quan.

  1. Các yếu tố khách quan:

1.1. Sự phát triển của cách mạng khoa học: Vào nửa cuối của thế kỷ XX khoa học thuộc mọi lĩnh vực (nhân văn, xã hội, pháp lý, kinh tế...) đều có những phát triển rất mạnh mẽ. Đây là yếu tố khách quan có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nền văn hóa pháp lý. Trong hoàn cảnh này, những ý thức pháp luật bảo thủ, pháp luật lỗi thời, lạc hậu, kỷ cương pháp chế không nghiêm trở thành những rào cản của mọi sự tiến bộ.

  1. Giao lưu văn hóa được mở rộng: Với những tiến bộ về mặt kỹ thuật, phương tiện, khoảng cách địa lý và thời gian giữa các miền, vùng trong một nước, giữa các quốc gia được rút ngắn đến tối đa. Do vậy sẽ có nhiều phương án lựa chọn để tiếp thu tinh hoa văn hóa pháp lý nước ngoài để làm giàu thêm văn hóa pháp lý bản địa. Hơn nữa trong giao lưu phải có cơ sở pháp lý chung mà các bên đối tác đều công nhận thì hợp tác, giao lưu mới có thể thiết lập, duy trì một cách bên vững được.
  1. Các yếu tố chủ quan:
  1. Đổi mới ý thức hệ pháp luật: Mỗi quốc gia, dân tộc đều có ý thức pháp luật chung, mang tính đặc trưng cho quốc gia dân tộc đó. Nhưng các giai cấp, dân tộc, tầng lớp trong xã hội đều có ý thức pháp luật mang tính đặc trưng cho riêng giai cấp, dân tộc, tầng lớp đó. Trong việc đổi mới ý thức chung, phải có kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho các loại đối tượng khác nhau. Trong đổi mới ý thức pháp luật, trọng tâm trọng điểm là đổi mới ý thức của lãnh đạo, viên chức nhà nước. Người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy có ý thức pháp luật trong sáng, uyên thâm có tác dụng rất lớn đối với những người dưới quyền.

Tại Việt Nam, vai trò tác dụng của pháp luật, của những người làm công tác pháp luật tuy đã được coi trọng hơn trước nhưng vẫn chưa xứng tầm, chưa đúng vị trí của nó. Việc phổ cập giáo dục pháp luật suốt trong nhiều năm bị xem nhẹ. Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp luôn ở trong tình trạng chắp vá. Khoa học pháp lý đang ở trong tình trạng chậm phát triển so với các ngành khoa học nhân văn, với khoa học tự nhiên. Khoa học pháp lý Việt Nam chưa thật sự chú trọng nghiên cứu tinh hoa văn hóa pháp lý của dân tộc mình để phát huy mà thường có hiện tượng lấy của nước ngoài để làm mẫu mực cho trong nước. Tuy không thể hiện công khai, nhưng trong ý thức hệ pháp luật của nhiều đảng viên, cán bộ, viên chức vẫn còn giữ những quan niệm cũ như: thành kiến, định kiến với pháp luật, với cán bộ làm công tác pháp luật. Trong thực thi công vụ thì có khuynh hướng nặng về cưỡng chế, áp đặt, coi nhẹ việc thuyết phục để tạo sự đồng thuận.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành còn thiếu những điều luật quy định nhiệm vụ của viên chức phải lấy việc hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho dân hiểu đúng và thi hành đúng pháp luật là trách nhiệm hàng đầu của viên chức. Còn thiếu những biện pháp mang tính thực thi để phát hiện, thải loại những viên chức thoái hóa dùng pháp luật để trói buộc dân, làm khó dễ cho dân để vòi vĩnh, nhũng nhiễu dân. Trong dân chúng và các giới kinh doanh vẫn có không ít người coi dịch vụ tư vấn pháp luật là hoạt động tiêu tốn chứ không phải là hoạt động sinh lợi. Họ tìm đến luật sư chỉ khi nào có chuyện rắc rối với pháp luật.

  1. Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền. Ý thức pháp luật trở thành một trong những thành tố tạo nên phẩm chất, trình độ, năng lực của công dân, của đảng viên, viên chức nhà nước. Tiền đề này đòi hỏi xã hội, nhà nước phải trang bị cho mỗi công dân có được hành trang pháp lý cần thiết. Học pháp luật không phải là môn học phụ. Nội dung chương trình đào tạo nhân lực phải bao gồm cả nội dung giáo dục pháp luật. Trong trường hợp đưa người đi lao động nước ngoài, cơ quan có trách nhiệm cũng chưa chú ý giới thiệu cho họ những điều tối thiểu về pháp luật nước sở tại. Người lao động do vậy không biết cách để tự bảo vệ mình ở nơi đất khách quê người.

Tùy theo nhu cầu của các loại đối tượng mà có chương trình, nội dung giáo dục pháp luật khác nhau. Học pháp luật phải trở thành môn học chính, có kiểm tra, sát hạch, phải trở thành một trong những tiêu chí chính để tuyển dụng viên chức nhà nước. “Không biết luật không phải là lý do để tha miễn trách nhiệm”. Công tác thông tin truyền thông phải làm cho nguyên tắc này được phổ cập rộng rãi và được mọi người chấp nhận như là lẽ tự nhiên trong xã hội văn minh.

Giáo dục pháp luật một cách phổ cập và mang tính bắt buộc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nâng cao ý thức pháp luật của công dân, phòng chống một cách chủ động và có hiệu quả vi phạm pháp luật và phát triển văn hóa pháp lý. Trong chiến lược vì con người càn xây dựng những mẫu hình văn hóa pháp lý cao như: cơ quan, xí nghiệp, làng, xã, viên chức, thẩm phán, luật sư, nhà kinh doanh có văn hóa pháp lý cao v.v.. .để quảng bá rộng rãi trong xã hội.

  1. Pháp luật chứa đựng trong nó nhiều đòi hỏi mang tính mâu thuẫn thống nhất: vừa đòi hỏi phải có tính ổn định cao nhưng lại đòi hỏi phải có tính linh hoạt, vừa đòi hỏi phải có tính tổng hợp, khái quát cao nhưng lại đòi hỏi phải có tính cụ thể, vừa đáp ứng được lợi ích chung vừa thỏa mãn được lợi ích riêng, vừa có tính bất biến nhưng lại có tính tùy nghi lựa chọn v.v... Văn phong pháp lý là loại văn phong đặc thù, được coi trọng đến mức độ có thể gọi là văn hóa lập pháp. Đáp ứng được trọn vẹn những đòi hỏi đó quả thật không phải là một điều dễ dàng mà nhà làm luật nào cũng làm được. Nội dung các đạo luật, bộ luật là những tấm gương phản chiếu ý thức hệ pháp luật của nhà làm luật và kỹ thuật, nghệ thuật sử dụng pháp luật của nhà cầm quyền. Thực trạng của nền pháp luật là minh chứng tương đối đầy đủ và cụ thể nhất về thực trạng của cả nền văn hóa pháp luật. Vì vậy việc nghiên cứu các đạo luật, bộ luật cổ cung cấp nhiều bằng chứng xác thực để đánh giá sự phát triển của văn hóa pháp luật đương thời.

Khoa học làm luật ở Việt Nam chưa được đối xử như là một ngành khoa học. Cơ chế, trình tự dự thảo luật chưa đảm bảo được tính khách quan, toàn diện của pháp luật. Việc lấy ý kiến nhân dân tham gia xây dựng luật vừa rối rắm, vừa tốn kém nhưng lại mang nặng tính hình thức. Pháp luật của chế độ ta là pháp luật của dân, do dân vì dân. Việc thể hiện nguyên tắc này trong quá trình thông qua các dự thảo pháp luật tại Quốc hội còn mờ nhạt. Đại biểu quốc hội chưa tận dụng sự giúp đỡ của các chuyên gia. Họ có quá ít thời gian để đọc hết văn bản dự thảo, để nghiên cứu sâu nội dung. Việc góp ý kiến vào dự thảo luật cũng nặng về sửa chữa ngôn từ. Công tác phản biện dự thảo văn bản pháp luật trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân cũng như tại các kỳ họp của quốc hội chưa được coi trọng. Quốc hội là cơ quan lập pháp. Nhưng thực tế ở nước ta, quốc hội chỉ làm nhiệm vụ thông qua luật. Tính không khách quan của cơ quan thi hành luật được giao nhiệm vụ soạn thảo luật đã thể hiện ra tại diễn đàn quốc hội. Do vậy văn bản pháp luật được ban hành thiếu tính ổn định, chóng bị thay đổi. Điều này gây thiệt hại không ít đến quyền lợi của các nhà đầu tư, của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật. Thậm chí có những văn bản pháp luật mói ban hành ra đã gặp ngay sự phản ứng của dân buộc chính quyền phải ra lệnh hoãn thi hành! Hoặc có văn bản được ban hành nhưng trải qua nhiều năm nhưng chưa được một lần đem ra áp dụng.

  1. Đề cao tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, của viên chức nhà nước trước nhân dân: Cán bộ viên chức nhà nước là nô bọc của dân. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nêu lên trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng nhưng chưa được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong hệ thống pháp luật hiện hành còn chứa đựng một số tồn tại: Quyền chưa gắn liền với trách nhiệm; Quyền lợi chưa đi đôi với nghĩa vụ. Trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân khó phân biệt. Do vậy khi xảy ra những sự việc gây tổn hại lớn đến lợi ích nhà nước, quyền lợi của nhân dân thì không tìm ra được người phải chịu trách nhiệm. Việc kịp thời loại trừ, thanh lọc những viên chức kém tài năng, đức độ ra khỏi bộ máy nhà nước và đưa những người xứng đáng vào thay thế khó thực hiện được.
  2. Đẩy mạnh việc cải cách tư pháp: Cán bộ thuộc ngành tư pháp và bổ trợ tư pháp giữ vai trò trọng yếu trong nâng cao nền văn hóa pháp lý. Họ là những người lính xung kích trên lĩnh vực xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý. Nhà nước có chính sách đúng, có pháp luật tốt, nhưng đội ngũ cán bộ tư pháp kém về trình độ, yếu về mặt đạo đức thì công lý khó bảo đảm. Do vậy điều chủ yếu trong cải cách tư pháp không phải là cải cách thủ tục. Cải cách tư pháp trước hết và trên hết là cải cách con người làm công tác tư pháp. Đạo đức, trách nhiệm của cán bộ tư pháp là tiêu chí hàng đầu trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ tư pháp.

Trong bộ luật của vua Hăm-mua-ra-bi có điều quy định: “Quan tòa khi xét xử một vụ kiện đã ra phán quyết dưới dạng văn bản, nếu sau đó phát hiện có sai phạm do lỗi của quan tòa gây ra thì quan tòa sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã quyết định bồi thường đồng thời ông ta sẽ buộc phải rời vĩnh viễn khỏi ghế quan tòa và không bao giờ có thể trở thành quan tòa lần nữa.

Điều 686 BLHĐ quy định: “Các ngục quan, ngục lại khi xét án mà cố ý thêm bớt tội cho người, nếu là việc tha hẳn kẻ có tội hay phạt kẻ không có tội, thì sẽ bị khép vào tội đã thả hay đã buộc...”

Các sử liệu này cho thấy việc đảm bảo công lý và trách nhiệm của quan lại giữ việc xét xử dưới thời trị vì của vua Hăm-mua-ra-bi, vương quốc Ba-bi-long, thế kỷ thứ XVIII (TCN), của vua Lê Thánh Tông vương quốc Đại Việt thế kỷ XV (SCN) rất được coi trọng, có thể nói là rất nghiêm. Với quy định như vậy, ngục quan, hình quan lại phải hết sức cẩn thận trong thực hành chức trách duy trì cán cân công lý trong xã hội.

Văn hóa hóa pháp lý, đặc biệt là nền pháp luật, không thể đi trước và cao hơn những gì mà nền văn hóa vật thể của đất nước đã đạt được. Tuy vậy, ý thức pháp luật, kỹ thuật, nghệ thuật sử dụng pháp luật có thể đi trước một bước như đã từng xảy ra trong lịch sử nền văn hóa pháp lý Việt Nam. Trong các yếu tố chi phối đến sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý thì những yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Do vậy việc tác động đến các yếu tố chủ quan là điều cần ưu tiên trong lĩnh vực đấu tranh xây dựng nền văn hóa pháp lý.


VĂN HÓA PHÁP LÝ

(Các yếu tố hợp thành)

 

 

 

Ý thức pháp luật

(I)

Nền pháp luật

(II)

Trình độ kỹ thuật, Nghệ thuật sử dụng pháp luật

(III)

1) Trí tuệ pháp luật

1) Pháp luật thành văn

1) Học thuyết trị nước

- Nhận thức pháp luật

a) Luật

- Đức trị

- Khái niệm pháp luật

- Bộ luật

- Pháp trị

- Học thuyết pháp luật

- Đạo luật

- Kỷ trị

- Trường phái pháp luật

- Pháp lệnh

- Vô vi (không cần pháp luật)

2) Ý chí pháp luật

b) Văn bản dưới luật

2) Đưa pháp luật vào đời sống

- Tình cảm pháp luật

- Nghị định

- Công khai hóa pháp luật

- Thái độ pháp luật

- Thông tư hướng dẫn

- Cập nhật hóa pháp luật

- Quan điểm pháp luật

 

- Hệ thống hóa pháp luật

- Lập trường pháp luật

c) Hương ước lệ làng (đặc trưng của VN)

- Pháp điển hóa pháp luật

- Thói quen pháp luật

 

- Phổ biến, giáo dục pháp luật

-Khuynh hướng pháp luật

2) Án lệ (một vài nước Âu, Mỹ)

- Kiểm tra, giám sát pháp luật

 

 

- Khen thưởng, xử phạt

 

 

 


 

 

Tài liệu tham khảo:

  • Đại Việt Sử ký toàn thư, các tập I,II,III. NXB KHXH. H.1993.
  • Quốc triều hình luật. NXBPL. H. 1991.
  • Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp sửa đổi, bổ sung 2001.
  • Bộ luật Hăm-mua-ra bi.
  • Bộ luật 12 bảng La mã.
  • Hồ Chí Minh toàn tập. NXBCTQG.H.2000.
  • Phan Huy Lê: Lịch sử và văn hóa Việt nam. NXBGD.
  • J.J.Rút-xô: Bàn về khế ước xã hội. NXB Lý luận chính trị, 2004.
  • Mông-tét-ski-ơ: Tinh thần pháp luật. NXBGD. H.1996.
  • Ph. Ăng Ghen: Chống Duy Rinh. NXBST.H.1984.
  • Đại bách khoa toàn thư Liên xô, T.13. NXB Từ điển Bách khoa Mát- sco-va, 1973, tiếng Nga.
  • Trường Chinh: Về cách mạng tư tưởng văn hóa. NXBST. H. 1984.
  • 50 năm Đề cương văn hóa Việt Nam. NXBKHXH.H. 1995.
  • Bùi Xuân Đính: Lệ làng phép nước. NXBPL.H. 1985.
  • Văn Tạo: “Pháp luật Việt Nam trong lịch sử và di sản của nó”.
  • Lê Đức Tiết: Văn hóa pháp lý Việt Nam. NXBTP. 2005.

 

KHÁI NIỆM VĂN HOÁ PHÁP LUẬT VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VỀ VĂN HOÁ PHÁP LUẬT

PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh

Trong di sản lý luận của C.Mác, F.ăngghen và V.I.Lê nin không sử dụng thuật ngữ văn hoá pháp luật, vì thế để tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về văn hoá pháp luật phải nhận thức khái niệm thế nào là văn hoá pháp luật.

I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA PHÁP LUẬT.

  1. Khái niệm văn hoá.

Đương nhiên cách tiếp cận để làm rõ khái niệm văn hoá pháp luật phải xuất phát từ khái niệm văn hoá. Đã có nhiều các tiếp cận về văn hoá và hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Khái quát lại có thể nêu các cách tiếp cận và định nghĩa về văn hoá chủ yếu sau đây:

  1. Tiếp cận từ cấp độ của văn hoá.

Theo cách tiếp cận này, PGS Trường Lưu - nguyên Viện trưởng Viện văn hoá đã chia văn hoá thành 3 cấp độ để di sâu vào các mặt tạo thành bản chất của văn hoá.

  • Cấp độ khái quát nhằm đạt tới khái niệm chung, mang tính bao trùm, bao quát nhất của văn hoá:

Ở cấp độ này, PGS Trường Lưu cũng dẫn định nghĩa về văn hoá của Đào Duy Anh trong tác phẩm “Việt nam văn hoá sử cương” (1938) để minh hoạ:

“Người ta thường cho rằng văn hoá là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thể mà xem văn hoá có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hoá, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị và xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán lại không phải ở trong phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng văn hoá là sinh hoạt.”

Đặc biệt, ở cấp độ này phải kể đến và hết sức ngạc nhiên về định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hoá trong ghi chép của Người ở nhà tù Quảng Tây cùng trong quyển sổ ghi các bài thơ Nhật ký trong tù: “Vì lẽ sinh tồn cùng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phưuơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tổn.”[48]

M.Bow amado, nguyên Tổng giám đốc UNESCO cũng đưa ra định nghĩa tương tự ở cấp độ này: “Văn hoá là yếu tố cơ bản cho sức sống của một dân tộc, nó tổng hợp những hoạt động sáng tạo của một dân tộc, những phương thức sản xuất và sở hữu, những của cải vật chất, những hình thái tổ chức, những tín ngưỡng và những đau khổ, những sự nghiệp đang làm và những giải trí, những ước mơ và khát vọng.”[49]

Ph.Mayo - Tổng giám đốc UNESCO cũng cho rằng văn hoá là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiểu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.[50]

Như vậy, ở cấp độ này văn hoá được xem là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.

+ Cấp độ giá trị tinh thần được chi phối bởi bản chất văn hoá: Coi văn hoá chỉ là các giá trị tinh thần, phân biệt các sản phẩm văn hoá với sản phẩm ở các lĩnh vực khác.

+ Cấp độ hệ thống từng lĩnh vực cụ thể của giá trị tinh thần được thể hiện thành sản phẩm vật chất

Các cấp độ nêu trên quan hệ mật thiết với nhau, nhiều mặt xâu chuỗi nhau. (Xem PGS Trường Lưu - nguyên Viện trưởng Viện văn hoá “Văn hoá - Một số vấn đề lý luận”, NXB Chính trị quốc gia, HN.1999).

Giáo sư Trần Văn Bính - nguyên Viện trưởng Viện văn hoá và phát triển của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trước đây cho rằng muốn định nghĩa đầy đủ về văn hoá phải gắn văn hoá với con người.[51] Với cách tiếp cận này ông đã đưa ra nội hàm của khái niệm văn hoá bao gồm những nội dung sau:

  • Văn hoá trước hết là hoạt động nhằm phát huy những nhu cầu và năng lực của con người hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Nhu cầu và năng lực hướng tới Chân (cái đúng) con người khát khao hiểu biết về thế giới xung quanh và bản thân mình, hiểu biết về quá khứ, hiện tại, tương lai. Kết quả của sự hiểu biết đó là những tri thức, là sự xuất hiện các khoa học.

Khát vọng hướng tới cái Thiện (cái tốt) hình thành ở con người lương tâm và đạo đức.

Nhu cầu và năng lực hướng tới cái Mỹ (cái đẹp) là hướng đến sự hài hoà cân đối.

  • Văn hoá là giá trị: Khi hoạt động của con người hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ sẽ tạo nên các giá trị - đó là những chuẩn mực xã hội mà các dân cư, cộng đồng đã hình thành nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, tạo nên sự liên thông giữa các cá nhân trong cộng đồng và giữa các thế hệ. Các giá trị còn là sự kết tinh sáng tạo của con người - đó là các thành tựu về khoa học, giáo dục, nghệ thuật, các hoạt động kinh tế, xã hội...
  • Văn hoá là môi trường văn hoá: văn hoá là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Chúng tạo ra môi trường văn hoá - đó là tổng thể những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà xã hội đã tạo nên. Các giá trị này tác động trực tiếp đến con người, môi trường con người. Văn hoá vật thể thực chất là vật thể hoá các giá trị tinh thần (phi vật thể)
  1. Tiếp cận từ chức năng của văn hoá.

Từ quan niệm nêu trên văn hoá có các chức năng sau đây:

  • Chức năng giáo dục: định hướng, lý tưởng, đạo đức hành vi của con người, vào điều hay lẽ phải, theo những chuẩn mực xã hội. Vì có chức năng giáo dục nên văn hoá có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại.
  • Chức năng nhận thức: gắn với hoạt động giáo dục. đào tạo, khoa học
  • Chức năng thẩm mỹ: gắn với văn hoá, nghệ thuật.
  • Chức năng dự báo
  • Chức năng giải trí.
  1. Khái niệm văn hoá pháp luật

Từ cách tiếp cận và khái niệm về văn hoá nêu trên văn hoá pháp luật cũng cần được tiếp cận ở cấp độ khái quát, bao trùm, rộng nhất như khái niệm văn hoá. Theo cấp độ này văn hoá pháp luật bao gồm các thành tố sau đây:

  • Trình độ phát triển của khoa học pháp lý: bao gồm những tư tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật thể hiện trong lý luận chung về pháp luật, khoa học pháp lý chuyên ngành.
  • Mức độ hoàn thiện, chất lượng của hệ thống pháp luật hiện hành.
  • Thiết chế chính trị xã hội bảo đảm xây dựng và thực hiện pháp luật
  • Ý thức pháp luật và khả năng thực hiện pháp luật biểu hiện ở hành vi thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng xã hội.

Từ cách tiếp cận và xác định cấu trúc của văn hoá pháp luật nêu trên có thể nêu khái niệm văn hoá pháp luật như sau:

Văn hoá pháp luật là bộ phận của nền tảng tinh thần xã hội biểu hiện trình độ văn minh của đời sống pháp luật trong xã hội bao gồm các tư tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật gắn với hệ thống pháp luật, được đưa vào vận hành trong đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế chính trị - xã hội và được biểu hiện ở hành vi thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng xã hội nhằm phục vụ cho đời sống của con người và sự phát triển của xã hội.

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VỀ VĂN HOÁ PHÁP LUẬT.

Trên cơ sở nhận thức khái niệm và các yếu tố cấu thành văn hoá pháp luật nêu ở phần I có thể khái quát những quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lê nin về văn hoá pháp luật như sau:

  1. Quan điểm về bản chất, vai trò của pháp luật.

Các quan điểm của C.Mác, F.ăngghen, V.I.Lênin về vấn đề này không nhiều nhưng hết sức cô đọng, khoa học. C.Mác cho rằng pháp luật luôn luôn có tính giai cấp, đó là ý chí của giai cấp thống trị về chính trị trong xã hội. Tuy vậy, ý chí đó cũng phải chịu sự chi phối của tồn tại xã hội, bị ràng buộc bởi thực tại khách quan của xã hội. Nhận thức quan điểm này để thấy rằng vì pháp luật có tính giai cấp nên văn hoá pháp luật cũng luôn luôn có tính giai cấp.

Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Mác đã đánh giá bản chất của pháp luật tư sản như sau “pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được nâng lên thành luật, các ý chí mà nội dung là do những điệu kiện vật chất và đời sống của giai cấp các ông quyết định”.

Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, nhưng mặt khác pháp luật còn là giái trị xã hội phổ biến phản ánh thực tại khách quan, là thước đo hành vi của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến lợi ích chung của thành viên trong xã hội, huớng đến lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy nhà lập pháp không thể tuỳ tiện sáng tạo ra pháp luật mà phải chịu sự chi phối của các yêu cầu khách quan phát sinh trong các quan hệ xã hội. Trên ý nghĩa đó, C.Mác đã nhấn mạnh “nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên, ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp là vô cùng tuỳ tiện nếu như ông ta thay thế bản chất của sự việc bằng nhiều điểm bịa đặt của mình”[52]. Như vậy cần có pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng nhiệm vụ của những nhà làm luật là khám phá nhu cầu khách qua cần điều chỉnh, nhận thức đầy đủ, chính xác thực tiễn xã hội để quy phạm hoá, tạo môi trường và điều kiện cho quan hệ xã hội phát triển đúng quy luật, phù hợp với nhu cầu tiến bộ xã hội. Về điều này, bằng thiên tài của mình, khi nghiên cứu kinh tế tư bản, Mác đã chỉ rõ: “tính được điều chỉnh và trật tự chính là hình thức củng cố về mặt xã hội một phương thức sản xuất nhất định và do đó có sự giải phóng tương đối phương thức sản xuất đó khỏi sự ngẫu nhiên và tuỳ tiện thuần tuý”[53]

Tuy nhiên, khi xây dựng pháp luật phải chú ý tính khách quan, tính bị quy định của nó. Pháp luật không được vượt quá điều kiện kinh tế - xã hội. Trên tinh thần này Mác đã chỉ dẫn cụ thể như sau: “…Xã hội không lấy pháp luật làm cơ sở. Đó chỉ là ảo tưởng của những nhà luật học. Ngược lại, pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội do một phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh ra mà không phải là do ý muốn tuỳ tiện của một cá nhân... chừng nào bộ luật không còn thích hợp với quan hệ xã hội nữa thì nó sẽ biến thành một mớ giấy lộn ngay.”[54]

Về vai trò của pháp luật, C.Mác cho rằng pháp luật là phương tiện, công cụ của nhà nước đồng thời là công cụ, là vũ khí của nhân dân đề thực hiện bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Ngay từ những năm 1842 - 1843 trong những cuộc tranh luận về tự do báo chí, C.Mác đã khẳng định vai trò của pháp luật “… tự do được thừa nhận về mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức luật pháp. Luật pháp không phải là những biện pháp đàn áp chống lại tự do... Ngược lại, biện pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến... không phụ thuộc vào sự tuỳ tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do nhân dân”[55]. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen” C.Mác còn nhấn mạnh: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người, ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp trong khi đó thì dưới những hình thức khác nhau của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy”[56] Những chỉ dẫn trên đây của C.Mác rõ ràng vẫn còn nguyên giá trị trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay. Trong xây dựng pháp luật, vẫn có người lầm tưởng pháp luật là công cụ riêng của nhà nước và thuận lợi cho nhà nước, chưa chú ý đến vai trò của pháp luật với tư cách là phương tiện, vũ khí bảo vệ tự do, dân chủ trong tay nhân dân, bảo đảm thuận lợi cho nhân dân.

  1. Quan điểm về bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, pháp luật phải trở thành tối thượng.

Trong nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ vấn đề xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật là yêu cầu khách quan có tính nguyên tắc. Các bài báo của C.Mác phê phán pháp luật tư sản ở Đức, Pháp.,. những năm nửa đầu thế kỷ 19 đều thể hiện nhất quán nguyên tắc nêu trên. Trong bài “Những cuộc tranh luận về luật cấm trộm củi rừng” C.Mác cho rầng phải có sự bình đẳng trước pháp luật của chủ rừng và người làm thuê cho chủ rừng mới là bình đẳng, nhưng dưới chế độ bóc lột tư sản thì không thể có sự bình đẳng ấy, ngược lại “Toàn bộ chế độ nhà nước, vai trò của các cơ quan hành chính - tất cả những cái đó đều phải vượt ra ngoài quỹ đạo của mình, tất cả những cái đó đều bị hạ thấp tới mức làm vài trò công cụ của chủ rừng; lợi ích của chủ rừng phải là tinh thần chỉ đạo toàn thể bộ máy. Tất cả các cơ quan nhà nước trở thành tai, mắt, tay, chân, nhờ chúng mà lợi ích của chủ rừng nghe ngóng, nhòm ngó, đánh giá, bảo vệ, bắt bớ, chạy ngược, chạy xuôi”[57]

Theo nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật thì trong nhà nước pháp quyền, pháp luật trở thành tối thượng. Mọi thành viên xã hội, kể cả nhà nước, cán bộ công chức nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật, xử sự đúng yêu cầu của pháp luật không có ngoại lệ. Chỉ có như vậy pháp luật mới trở thành chuẩn mực chung, thước đo hành vi của mọi người. C.Mác kịch liệt lên án sự can thiệp tác động của các cá nhân đối với pháp luật.

Người nhấn mạnh: “tôi không nghĩ rằng những cá nhân phải được dùng là bảo đảm để chống lại luật pháp, ngược lại tôi nghĩa rằng luật pháp phải được dùng làm bảo đảm để chống lại các cá nhân... Không một người nào, ngay cả nhà lập pháp ưu tú nhất, cũng không được đặt cá nhân mình cao hơn luật pháp do mình bảo vệ”[58]. Tính tối thượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền còn được C.Mác đề cập đến khi phân tích thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp nhưng “bản thân Quốc hội không có quyền nào hết, nhân dân chỉ uỷ thác cho Quốc hội quyền bảo vệ quyền của nhân dân”[59].

  1. Văn hoá pháp luật đòi hỏi pháp luật phải được các chủ thể trong xã hội thực hiện thống nhất, nghiêm chỉnh trong thực tế.

Đây là vấn đề được V.I.Lê nin đề cập nhiều khi bàn đến pháp luật và pháp chế XHCN. Người luôn đề cao vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, Người nhấn mạnh: “Sự quan trọng của pháp luật không phải ở chỗ chúng được ghi rõ trên giấy mà là ở chỗ được đưa ra thi hành”[60]. Pháp luật dù có chất lượng như thế nào, đúng đắn như thế nào chăng nữa nhưng nếu không được bảo đảm thi hành trong thực tế, không biểu hiện thành hành vi ứng xử theo yêu cầu của pháp luật của các chủ thể trong xã hội thì theo V.I.Lênin pháp luật ấy cũng chỉ nằm trên giấy, không có một tí tác dụng nào.

Pháp luật phải được thực hiện trong thực tế nhưng điều quan trọng hơn là ở chỗ phải bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, thực hiện thống nhất, nghiêm chỉnh trên phạm vi toàn quốc. Về vấn đề này V.I.Lênin đã nhấn mạnh trong lý luận của Người về pháp chế XHCN: “Pháp chế không thể là pháp chế của tỉnh Ca-lu-ga hoặc tỉnh Ca-dan được mà phải là pháp chế duy nhất cho toàn nước Nga và cho cả toàn thể liên bang của các nước Cộng hoà Xô viết”[61]. V.LLênin đã phân tích rằng đối với nông nghiệp, công nghiệp, công tác hành chính, công tác quản lý v.v…. đều phải chú trọng đến những sự khác nhau của các địa phương nếu không sẽ rơi vào chế độ tập trung quan liêu “nhưng pháp chế thì phải thống nhất và mối nguy hại to lớn nhất trong đời sống của chúng ta cũng như trong tình trạng kém văn hoá của chúng ta là ở chỗ chúng ta dung túng quan điểm muôn thuở của nước Nga và những tập quán nửa man rợ muốn duy trì pháp chế của tỉnh Ca-lu-ga cho khác với pháp chế của tỉnh Ca-da.”[62]

Khi phân tích về vấn đề “song trung” trực thuộc hay không của Viện Kiểm sát, V.I.Lênin chỉ rõ: “Uỷ viên công tố có quyền và có bổn phận chỉ làm một công việc mà thôi, tức là: làm thế nào cho trong toàn nước cộng hoà có một sự nhận thức thật sự nhất trí về pháp chế, dù là ở các địa phương có những đặc điểm và những ảnh hưởng như thế nào chăng nữa... Nếu chúng ta không áp dụng cho bằng được điều kiện cơ bản ấy để thiết lập pháp chế thống nhất trong toàn liên bang, thì không thể nào nói đến vấn đề bảo vệ và xây dựng bất cứ một nền văn hoá nào được”.[63]

V.I.Lênin còn chỉ rõ trong điều kiện xây dựng nhà nước kiểu mới, tổ chức xây dựng xã hội mới càng đặt ra yêu cầu bức thiết của việc tăng cường pháp chế XHCN, Người cho rằng “điều kiện của một chính quyền vững vàng và chắc chắn càng tiến bộ, sự trao đổi của dân chúng càng phát triển thì lại càng cấp bách đề ra khẩu hiệu kiên quyết phải có pháp chế cách mạng rộng lớn hơn”[64].

  1. Trình độ văn hoá và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng, chi phối văn hoá pháp luật.

V.I.Lênin cho rằng sau khi giành được chính quyền thì nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng chuyển sang nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế, quản lý đất nước. Nhưng muốn quản lý đất nước và phát triển kinh tế thì điều mấu chốt là ở chỗ phải tiến hành cách mạng văn hoá. Người nhấn mạnh: “Cái mà chúng ta thiếu nhiều nhất là văn hoá, là năng lực quản lý... Về mặt kinh tế, chính trị, chính sách kinh tế mới hoàn toàn bảo đảm cho chúng ta khả năng xây dựng được nền móng cho nền kinh tế XHCN. Tất cả “chỉ” là tuỳ ở lực lượng văn hoá của giai cấp vô sản và đội tiên phong của nó”[65].

Đối với pháp luật cũng như các quyết định của nhà nước Xô Viết, cũng do tình trạng thiếu văn hoá nên không được thi hành một cách đầy đủ, đúng đắn. Người đã minh chứng tình trạng đó bằng ví dụ “Đại hội VIII các Xô Viết quyết định bắt buộc phải giảng dạy về kế hoạch điện khí hoá trong tất cả các trường học của nước Cộng hoà liên bang XHCN Xô Viết Nga. Quyết nghị đó cũng như nhiều quyết nghị khác, do tình trạng thiếu văn hoá của chúng ta (của những người bônsêvích) nên vẫn chỉ nằm trên giấy”[66]. Chính vì thực trạng đó V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền v.v... Ngày nay trọng tâm ấy đã chuyển sang công tác hoà bình tổ chức “văn hóa””[67]. Và “trọng tâm của chúng ta đã chuyển sang hoạt động giáo dục”[68].

V.I.Lênin cũng chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng không tôn trọng pháp luật, xử sự không theo yêu cầu của pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật là do trình độ văn hoá thấp kém và ảnh hưởng của phong tục, tập quán địa phương, lối sống của người tiểu tư hữu. Người nhấn mạnh “quả thật chúng ta đang sống trong tình trạng mà đâu đâu cũng có những hiện tượng không tôn trọng pháp luật và ảnh hưởng của địa phương là một trong những trở ngại lớn nhất, nếu không phải là trở ngại lớn nhất, cho công cuộc thiết lập pháp chế và nền văn hoá.”[69]

V.I.Lênin cũng cho rằng ngay bộ máy nhà nước Xô viết cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của tàn dư tư tưởng, văn hoá cũ. Người chỉ rõ “tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nối trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào; và đừng quên rằng những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ, quá khứ này tuy đã bị lật đổ nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu”[70].

Tuy nhiên văn hoá nói chung và văn hoá pháp luật nói riêng theo V.I.Lênin phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, do cơ sở vật chất của xã hội quyết định. Không thể giải quyết vấn đề văn hoá “bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một trong những đức tính tốt đẹp nhất nào của con người”[71]. Người nhấn mạnh “…Cuộc cách mạng văn hoá ấy, đối với chúng ta, có những khó khăn không thể tưởng tượng được, về mặt thuần tuý văn hoá (chúng ta bị mù chữ), cũng như về mặt vật chất (bởi vì muốn trở thành những nhười có văn hoá thì tư liệu vật chất để sản xuất phải phát triển tới một mức nào đó, chúng ta phải có một cơ sở vật chất nhất định nào đó”[72].

  1. Văn hoá pháp luật đòi hỏi cán bộ công chức nhà nước phải có đạo đức, phẩm chất, năng lực và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

Vấn đề đạo đức phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của công chức trong nhà nước pháp quyền là những yếu tố liên quan đến văn hoá pháp luật cũng được C.Mác đề cập trong nội dung tư tưởng pháp quyền của ông. CMác cho rằng “hiển nhiên khi những cá nhân là những người mang những chức năng và quyền lực nhà nước thì những cá nhân đó phải được xem xét căn cứ theo phẩm chất xã hội của họ, chứ không phải căn cứ theo phẩm chất tư nhân của họ”[73]. Như vậy từng chức danh trong bộ máy nhà nước cần được tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu công việc, theo đòi hỏi của xã hội, nghĩa là phải vì việc để chọn người. C.Mác đã chỉ ra đặc thú của luật pháp và chế độ của nhà nước của nền quân chủ lạp hiến là “tính không chịu trách nhiệm”[74] của nó.

Trong nhà nước pháp quyền phải để cao tính chịu trách nhiệm của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước. Họ được giao quyền lực khi thực thi công vụ nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý về các quyết định và hành vi của mình trước công dân. Nếu làm trái pháp luật, gây thiệt hại cho công dân phải bồi thường, kể cả trong hoạt động hành pháp và tư pháp. Đây là định hướng trong cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Đứng trước nhà nước, trong quan hệ với nà nước, công dân luôn luôn ở vào vị thế bất lợi hơn. Nhà nước pháp quyền dân chủ phải có thiết chế ngăn ngừa sự tuỳ tiện lạm quyền của công chức nhà nước. C.Mác tán thành những biện pháp trừu tượng mà Hêghen đưa ra, nhưng phân tích, chỉ rõ hơn: để bảo vệ xã hội công dân khỏi bị cơ cấu quan chức xâm phạm “Hêghen chủ trương dùng “thang bực” của cơ cấu quan chức, “sự xung đột” giữa quan chức và nghiệp đoàn, “bản thân quan chức”, “sát hạch” và “lương bổng”. C.Mác cho rằng đối với hệ thống “thang bực” dễ bị lợi ích cục bộ che giấu cần phải kết hợp với kiểm tra trên xuống, dưới lên và từ ngoài vào, đối với biện pháp xung đột cần bảo đảm khả năng đấu tranh thắng lợi của nghiệp đoàn; đối với bản thân công chức “phải bồi dưỡng tinh thần nhân đạo, bảo đảm “tính vô tư, tinh thần tuân thủ pháp luật và thái độ mềm mỏng” trở thành “tập quán của quan chức”, “giáo dục trực tiếp về mặt đạo đức và tinh thần”…[75]

  1. Về thiết chế chính trị xã hội bảo đảm xây dựng, thực hiện pháp luật.

Một nôi dung quan trọng khác liên quan đến nhà nước mà C.Mác đề cập đến là vấn đề phân chia quyền lực và vị trí, vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Trong tư tưởng của mình C.Mác tán thành quan điểm của Hêghen “coi nhà nước chính trị là một cơ thể, và do đó, coi việc phân chia quyền lực không phải là một sự phân chia máy móc mà là một sự phân chia có sức sống và hợp lý”[76]. C.Mác đánh giá đây là bước tiến lớn của Hêghen. Theo quan điểm của Đảng ta, nhà nước ta phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quyền lực, không tam quyền phân lập, nhưng có phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ chế nêu trên, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vừa bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Đó cũng chính là những thành tố góp phần xây dựng nền văn hoá pháp luật.

 


 

VĂN HÓA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC

PGS. TS. Hoàng Thị Kim Quế

Khoa Luật - ĐHQGHN

Đặt vấn đ

Văn hóa, văn hóa pháp luật và đạo đức là những vấn đề không mới nhưng luôn là đề tài thường trực, thiết yếu trong đời sống cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa, ván hóa pháp luật và đạo đức. Nhưng kết nối cả hai lại trong một tổng thể để xem xét, nghiên cứu thì tuy đã có song chưa nhiều và nói chung vẫn đang ở bước đầu khiêm tốn.

Qua thực đây là một trong những vấn đề rất khó, rộng lớn và phức tạp. Trong bài viết tham gia Hội thảo khoa học này chúng tôi chỉ xin nêu lên một số vấn đề phương pháp luận trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tham chiếu thực tiễn xã hội để cùng chia sẻ với các nhà khoa học.

Bản thân văn hoá có nội dung vô cùng phong phú và không xác định cụ thể về khái niệm1. Hiện nay trên thế giới có khoảng 400 - 500 định nghĩa văn hoá. Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác tạo thành truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc bên cạnh những giá trị chung của nhân loại. Văn hoá - một phạm trù bao quát tất cả các giá trị do con người sáng tạo nên trong quá trình hoạt động lý lụân và thực tiễn nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần.2

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống mà loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo; văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng khác. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá..”3.

Văn hoá pháp lý là hệ thống các yếu tố vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức và hành vi của con người. Văn hóa pháp lý là quá trình và kết quả hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực pháp luật, thể hiện trong việc xây dưng, khẳng định và giữ gìn những giá trị pháp lý.

  • Các thành tố cơ bản, các trạng thái và các trình độ khác nhau của văn hoá pháp lý

Văn hoá pháp lý là một thể thống nhất bao gồm các thành tố cơ bản là: tri thức pháp luật, tình cảm và niềm tin pháp luật; hành vi hợp pháp. Văn hoá pháp lý chỉ bao gồm bộ phận ý thức pháp luật phù hợp với các nguyên tắc, các yêu cầu của pháp luật.

Trên phương diện ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý chính là trạng thái tốt của ý thức pháp luật. Văn hoá pháp lý được thể hiện trong bốn trạng thái: tư tưởng - tâm lý pháp luật (ý thức pháp luật), quy phạm - tổng thể các quy phạm pháp luật; hành vi chỉ ra tính chất và kết quả của hoạt động pháp luật.

Các lĩnh vực của văn hoá pháp lý rất đa dạng, bao gồm: văn hoá lập pháp, Văn hoá tư pháp, văn hoá hành chính, văn hoá tư vấn pháp lý, văn hoá phổ biến, giáo dục pháp luật vv...Cũng như ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý được thể hiện ở các cấp độ như: văn hoá pháp lý phổ thông, văn hoá pháp lý nghề nghiệp, văn hoá pháp lý lý luận. Văn hoá pháp lý của cá nhân chính là trình độ ý thức pháp luật, trình độ của cá nhân về sử dụng pháp luật trong các hoạt động của mình.

Văn hóa pháp lý và đạo đức

Chức năng của văn hoá pháp lý suy cho cùng là nhằm đạt tới những hành vi hợp pháp trên cơ sở văn hoá đạo đức. Thực hành pháp luật phải trên cơ sư đạo đức (đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức tiến bộ của nhân loại). Liên hệ vào lĩnh vực văn hoá xét xử, một phiên toà có văn hoá chính là một phiên toà tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật tố lụng và các chuẩn mực văn hoá giao tiếp phù hợp bản sắc văn hoá dân tộc, văn hoá nhân loại. Văn hoá pháp luật của những người tham gia hoạt động tư pháp được thể hiện thông qua ý thức pháp luật của họ, ý thức và hành vi văn hoá, tôn trọng và tuân thủ pháp luật, thái độ đúng mực trong việc tiếp nhận và thi hành các quyết định của các cơ quan tư pháp. Biểu hiện tập trung nhất của văn hóa xét xử suy cho cùng chính là xét xử đúng pháp luật với sản phẩm là những quyết định thấu tình đạt lý.

Pháp luật suy cho cùng có sự khác biệt với đạo đức theo nghĩa hẹp, pháp luật mang tính đạo đức từ trong cội nguồn xa xưa cho đến tận ngày nay, trong toàn bộ hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, văn hoá pháp luật. Theo sự tiến bộ của lịch sử, khoảng cách giữa pháp luật và đạo đức ngày càng ngắn lại. Thời đại ngày nay, cũng sẽ không đúng hoàn toàn khi cho rằng pháp luật chỉ là đạo đức tối thiểu, chỉ là yêu cầu thấp nhất của đạo đức. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền đích thực phải là nền pháp luật của đạo đức, đủ năng lực bảo đảm và bảo vệ được đạo đức dễ từ đó bảo vệ an ninh kể cả trong giấc ngủ cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, cho dù xã hôi phát triển đến đâu, cũng không thể đạt đến sư xoá nhoà đường biên, ranh giới giữa đạo đức và pháp luật.

Giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Đó chính là biện chứng của đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ sinh tồn của chúng ở bất kỳ thời đại nào. Mọi hành vi của con người đều phải được đánh giá từ phương diện đạo đức, thông qua dư luận xã hội. Nói đến con người, đến giá trị con người thì tất nhiên phải nói đến đạo đức, vì: “đạo đức là một lĩnh vực thực sự người”4.

Văn hoá pháp lý không phải là sự lắp ghép cơ học giữa yếu tố văn hóa và yếu tố pháp luật

Pháp luật là hiện tượng văn hoá, trong văn hoá có chứa đựng pháp luật, một sản phẩm chắt lọc của văn hoá, Văn hoá pháp lý là sự nhận thức sâu sắc pháp luật, sự vận dụng đúng đắn pháp luật. Mọi sự bất chấp pháp luật, lạng lách pháp luật, bẻ cong pháp luật...đều là sự vận dụng pháp luật không có văn hóa. Ví như những quyết định độc quyền, độc đoán không tính toán tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp lâu bền, cái ích cũng là chưa có văn hoá.

Pháp luật, đạo đức chính là giá trị tiêu biểu nhất của văn hoá. Văn hóa chín muồi tất yếu sẽ sản sinh ra pháp luật. Hoạt động xét xử, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật và phù hợp lẽ công bằng, đạo đức xã hội, vì lợi ích chính đáng của con người chính là những giá trị tiêu biểu của văn hoá.

Một trong những tiêu chí căn bản để nhận diện văn hoá pháp lý đó là vấn đề quyền con người được thể hiện ở việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Văn hoá pháp lý là một trong những chỉ số phản ánh trình độ cao của dân chủ, của tự do.5 Xã hội pháp quyền thượng tôn pháp luật nhưng không thể thiếu đạo đức bởi chính sự kết hợp đạo đức và pháp luật mới tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất đối với hành vi và các quan hệ xã hộị, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Bản thân pháp luật là hình thái của văn hoá, văn hoá là chiều sâu, là nội dung của pháp luật. Văn hoá là con người, là Nhân, là Yêu người (nhân giả ái nhân). Văn hoá pháp luật liên quan trực tiếp đến yếu tố con người và luôn hướng tới các giá trị của pháp luật - chân - thin - mỹ - ích.

Văn hoá pháp lý trong lĩnh vực tư pháp, suy cho cùng là thể hiện ở những quyết định “thấu tình đạt lý”, ở những quyết định sáng suốt, vì công lý. Văn hoá pháp lý hướng tới cái đẹp, cái thiện, cái đúng và cái ích. Tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ quyền con người suy cho cùng phải hướng tới, đạt tới sự hài hoà giữa các chân giá trị đó. Tách rời từng giá trị một, sẽ không có một nền văn hoá pháp luật đích thực, không có sự hiện hữu của các quyền con người.

Ban hành và thực hành pháp luật nếu không với tinh thần trách nhiệm của lương tâm và luật pháp, không cẩn trọng, không có lòng trắc ẩn và cộng với những tác nhân bất lợi khác rất dễ dẫn đến một khả năng thực tế là đạt được trật tự đúng, cần thiết (theo quy định pháp luật) nhưng lại chưa thiện, chưa đẹp. Còn lợi ích ư, có đấy nhưng có thể chỉ là lợi ích đơn phương! Xét về bản chất, đây chưa đạt tới trình độ của nhà nước pháp quyền đích thực. Văn hoá pháp lý là một phận cấu thành hữu cơ của nhà nước - xã hội dân chủ pháp quyền.

Từ văn bản pháp luật đến VHPL là quá trình vận hành và chuyển đổi không dễ dàng bởi được thực hiện bằng những con người cụ thể, mặc dù ở khâu đầu vào của pháp luật đã có con người tham gia.

Văn hoá pháp luật mới sẽ là hướng quy tâm của mọi cái lợi, cái tốt, cái đẹp tên nền tảng cái đúng6. Hiện nay trong xã hội ta ý thức pháp luật chưa trở thành văn hoá của quản lý xã hội và chưa được thấm sâu trong tinh thần công dân7. VHPL có vai trò không thể thiếu được trong việc xây dựng lối sống đạo đức dân tộc và đạo đức tiến bộ của nhân loại, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần đưa các giá trị văn hóa pháp lý nhân loại vào VHPL nước nhà.

VHPL phải được gắn liền với một nền hành chính trong sạch. Nạn tham nhũng, nạn hối lộ, cửa quyền hoành hành là biểu thị của một hệ thống văn hoá pháp luật yếu. VHPL phải gắn với một nền lập pháp và tư pháp vững mạnh, có trí tuệ và đạo đức, thể hiện, ghi nhận được và bảo vệ được những giá trị của văn hóa pháp lý, luôn lấy yếu tố con người làm phương châm hành động.

Yếu tố con người

Tính chất căn bản nhất của văn hoá là tính nhân bản. Văn hoá đích thực là văn hoá luôn lấy con người làm đối tượng, mục tiêu và cứu cánh. Các quy định và thực tiễn pháp luật của chũng ta phải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển bao hàm tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người8. Nói đến văn hoá là nói đến các giá trị cao đẹp trong đời sống tinh thần, các giá trị ấy làm cho con người trở nên người hơn.9 Những quy định về lao động, việc làm, về nguyên tắc xét xử nhân đạo, về thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi, tiết kiệm...; về tín ngưỡng, tôn giáo vv... thực sự là vì con người, con người của lao động, hưởng thụ công bằng các giá trị vật chất, tinh thần.

Xét từ bình diện đạo đức, pháp luật đang tồn tại trong một môi trường đạo đức rất phức tạp có nhiều yếu tố tích cực và không ít những yều tố tiêu cực: sự đan xen giữa đạo đức truyền thống với những tàn dư của đạo đức cũ phong kiến, những yếu tố đạo đức mới tiến bộ chen lẫn với những hiện tượng suy thoái đạo đức10 ...Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đã đặt mọi đối tượng dưới quan niệm hàng hoá hoặc tính chất hàng hoá, đặt quan hệ đạo đức, lối sống vào mối tương quan mua bán sòng phẳng, lạnh lùng. Về phương diện đạo đức xã hội thì cơ bản vẫn kế thừa những lẽ sống nhân bản truyền thống như ý thức tự dân tộc, cộng đồng, khoan dung, tương trợ lẫn nhau. Những biểu hiện trên của đời sống đạo đức đã tác động theo chiều hướng cản trở, tiêu cực cho việc thực thi pháp luật. Khi đạo đức đã xuống cấp, thì dù pháp luật có hay đến mấy cũng trở nên vô nghĩa. Con người không hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức thì cũng dễ dàng vi phạm pháp luật cũng như ngược lại, sự vi phạm pháp luật, pháp luật không nghiêm lại là tiền đề làm rối loạn kỷ cương đạo đức xã hội.

Đạo đức đến lượt mình cũng đang tồn tại trong một môi trường pháp luật đã có những đổi thay căn bản, một môi trường pháp luật của nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, tự do và dân chủ, minh bạch và công khai. Các quan hệ xã hội cơ bản đã có pháp luật điều chỉnh.

Một điều đáng phải quan tâm nữa là đạo đức đang ở trong điều kiện thực hành nguyên tắc của nhà nước pháp quyền được làm tất cả những gì luật không cm”. Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu, cách vận dụng nguyên tắc này mà nhiều khi có cả sự lồng ghép lợi ích cá nhân hẹp hòi, không phù hợp về phương diện đạo đức và tinh thần pháp luật. Theo đó, có quan điểm cho rằng: luật không cấm = luật có quy định ghi rõ điều bị cấm, hai là: luật không có quy định = luật không cấm; ba là: do vậy, cái gì luật không cấm (tức kể cả luật không quy định) thì = hành vi hợp pháp. Hai vấn đề đặt ra là: luật không có quy định cấm và luật không có quy định bắt buộc thực hiện thì sẽ xử lý như thế nào, hành vi nào sẽ là hợp pháp?. Khi cuộc sống còn đơn giản thì để giữ gìn đạo đức người ta có thể sử dụng những biện pháp thuần tuý xã hội như động viên, giáo dục, khích lệ, bằng niềm tin, bằng cái nghĩa, cái tình như hồi chiến tranh. Còn nay khi chiến tranh đã đi qua, cái kinh tế, cái tự do chen chân vào thì con người lại rất cần đến pháp luật để bảo vệ đạo đức trong điều kiện mới và ngược lại, đạo đức là điều kiện đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật một cách có văn hoá.

Con người ngày nay thực sự được tự do phát triển, phát huy tài năng của mình, làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Nhưng tự do luôn đi đôi với trách nhiệm pháp luật và trách nhiệm đạo đức. Lòng tin nào cũng phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, một nguyên tắc vàng mà cuộc sống thị trường đã tạo dựng cho các cá nhân. Hiện nay tư tưởng và hành vi làm giàu chính đáng là một phẩm chất đạo đức mới tiến bộ được pháp luật, dư luận xã hội thừa nhận, khuyến khích và bảo vệ.
LUẬT TỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁ - VĂN HOÁ LUẬT TỤC

GS.TSKH. Phan Đăng Nhật

Luật tục là một thuật ngữ được chuyển dịch từ droit coutumier (tiếng Pháp) và customary law (tiếng Anh). Người ta còn dùng các thuật ngữ khác để chỉ luật tục như folk law (luật dân gian), indigenous law (luật bản địa), local law (luật địa phương), primitive law (luật nguyên thuỷ), unwritten law (luật không thành văn), luật bộ lạc (tribal law), luật truyền thống (traditional law), luật đang tồn tại sống (living law)... Những thuật ngữ trên, (phong tục, dân gian, địa phương, nguyên thuỷ, không thành văn, bản địa, bộ lạc, truyền thống, tồn tại sống,...) đều thống nhất một quan niệm chung là khu biệt với luật Nhà nước (statutory law); tức là phân biệt với pháp luật quan phương, chính quốc, toàn thể, thành văn,... Trong số các thuật ngữ trên, phổ biến nhất là droỉt coutumier - customary law, là một từ ghép gồm hai bộ phận:

- droit, law =luật

- coutume, custom = phong tục.

Cách cấu tạo từ này có hàm ý chỉ đây là một hình thức trung gian giữa phong tục, tập quán và pháp luật, trung gian giữa luật và tục.

Để tiện làm việc xin giới thuyết khái niệm luật tục của chúng tôi. Chúng tôi quan niệm, luật tục là loại hình pháp lý có đầy đủ tính dân gian, tính nguyên thuỷ, tính địa phương, tính dân chủ - cộng đồng. Nó ra đời và tồn tại tiêu biểu trong chế độ xã hội tiền giai cấp, lúc bấy giờ toàn dân làm chủ luật lệ của mình kể cả các khâu, như chúng ta nói bây giờ, lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy ở nước ta hiện nay luật tục tiêu biểu và cổ điển là luật tục các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên.

Với quan niệm như trên, theo nghĩa chặt chẽ, hương ước không phải luật tục. (Có tác giả quan niệm theo nghĩa rộng hương ước, khoán ước của các hội, phường, cũng là luật tục). Hương ước không ra đời trong xã hội tiền giai cấp, mà hình thành trong xã hội phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ XV, dưới thời Lê Thánh Tông. Văn bản hương ước cổ nhất còn lại, được soạn thảo thế kỷ XVII. Các nhà nho đứng ra soạn thảo, hội đồng kỳ mục thông qua và có quan trên duyệt y mới được thi hành. Cũng có nơi thăm dò ý kiến dân làng trong các dịp hội hợp lớn, dưới hình thức đọc khoán. Mặc dầu so với luật pháp của chính quyền đương thời, hương ước quy định những điều sát hợp tình hình và các mối quan hệ sở tại hơn, có tinh thần cộng đồng hơn; và do đó có tác dụng cụ thể trong việc bảo đảm ổn định, an toàn, an ninh cho xã hội phong kiến, trong đó có dân làng. Tuy nhiên, hương ước không thực sự là thuộc về cộng đồng làng xã về các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp như luật tục.

TS Bùi Xuân Đính đã nhận định rõ, hương ước do Nhà nước phong kiến lập ra, trước hết là vì lợi ích của Nhà nước. Nhà nước lợi dụng hương ước, thông qua nó mà áp đặt mô hình xã thôn phong kiến, lồng tư tưởng Nho giáo vào các quan hệ xã hội của từng làng xã. Hương ước cùng chung mục đích với pháp luật phong kiến1.

Vì những lý do trên, chúng tôi cho rằng luật tục dầu có gần gũi phần nào với luật tục nhưng thuộc về một tầng bậc khác, không thuộc phạm vi luật tục.

Trong các loại hình luật lệ các các dân tộc nước ta có Lệ mường của người Thái và người Mường. Đây là loại hình luật lệ chủ yếu có văn bản, do lang đạo, phía tạo lập ra, nhằm bảo đảm quyền lợi cho họ. Quyền lợi đó gồm tô ruộng đất, sản phầm thu được ở rừng, sông suối, công lao động phải đóng góp và tiền phạt những người phạm tội. Quyền lợi này được quy định rất chi tiết, khá lớn và là gánh nặng cho người lao động.

Ví dụ 1: Lệ số 2 trong lệ mường của họ Quách, Hoà Bình

“Hễ hàng năm, đến mùa làm ruộng, dân các khuê phải cùng đem nhau ra cày cấy ruộng cho lang đạo. Phải đi hết mọi xuất, nếu ai thiếu thì bị phạt lợn một con, rượu một chum. Đến mùa lúa chín, dân các khuê phải cùng nhau đem hết mọi xuất ra thu hoạch, đem về kho cho xong hoàn hảo. Ai thiếu cũng phải phạt như trên”2

Ví dụ 2: Điều 110 và điều 111 Luật lệ người Thái đen ở Thuận Châu.

“Không kể ai, đã là người dân mà săn, bắn, bắt được phải theo lệ biếu thịt hoang thú cho án nha và các phìa trong mường:

“Nai, lợn lòi, bò tót, phải biếu một đùi sau, một đường thăn to, một đường thăn trong, hai thăn dính thân ngoài, (nếu không biếu thăn trong thì có thể lấy thêm một đùi thay thế), một miếng thịt. Nếu là nai thì phải biếu thêm miếng đuôi. Nếu là gấu thì phải biếu thêm bốn chân và mật.

- Mọi thịt thú thu từ rừng về đem biếu đều phải đưa lên nhà ông lam pọng trước, để ông này trực tiếp chia phần:

. Đùi to sau phải biếu án nha hoặc các phìa (ai được hưởng thịt thú ở xổng nào thì biếu lên người đó).

. Đường thăn to đem biếu ông xen.

. Đường thăn trong đem biếu ông pọng.

. Một đường thăn dính thân ngoài (thăn treo) mang lên biếu ông ho luông.

. Một miếng thịt lên biếu ông pọng cang.

  • Còn một đường thăn dính thân ngoài nữa (thăn treo), lên biếu ông lam pọng-nguời chuyên chia thịt.3

. Nếu còn phải biếu chức quyền nào nữa thì án nha và các phìa, người được hưởng một đùi to đàng sau, sẽ cắt xẻ ra để chia cho họ.

Trên đây chỉ dẫn ra hai điều trong hàng trăm điều của lệ mường Mường -Thái. Qua đó chúng ta thấy rõ, lệ mường là công cụ sắc bén của tầng lớp trên, nhằm bảo vệ quyền chiếm đoạt, hưởng thụ và bóc lột của tầng lớp này; người dân chỉ cúi đầu tuân theo, tất nhiên không được tham gia bất kỳ một khâu nào trong việc định đoạt về luật lệ.

Tình hình đó khác hẳn với thời đại của luật tục. Lúc bấy giờ cộng đồng xây dựng, sửa đổi luật tục, cử người đứng ra xét xử, mọi người cùng tham gia xét xử và theo dõi việc thi hành. Trong xã hội nguyên thuỷ không có hình thức chuyên chính đối với con người. Kỷ luật nặng nhất là đuổi ra khỏi cộng đồng. Engels đã xác nhận điều này: “Với tất cả tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao! Không có quân đội hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan toà, không có nhà tù, không có những vụ xử án, thế mà mọi việc đều trôi chảy. Mọi sự xích mích và mọi sự tranh chấp đều được giải quyết bởi tập thể những người có liên quan”4

Sau khi xử, luật tục có chế tài phạt, nhưng không phải phạt để tầng lớp trên chiếm đoạt, mà đây là sự tạ lỗi với thần linh và cộng đồng. Hiện vật phạt thường có trầu cau, rượu cần, gà lợn dùng để cúng giàng và tất cả lễ vật này được dùng dễ tổ chức bữa ăn cộng cảm toàn cộng đồng, nhằm tạo nên sự tái hoà hợp của cộng đồng.

Vì những lý do trên, chúng tôi không xếp lệ mường vào khung luật tục và không coi là đối tượng nghiên cứu ở Đề tài này. Đó là luật pháp sơ khai.

GS Đặng Nghiêm Vạn đã đồng tình với ý kiến của chúng tôi khi ông nói về luật mường của người Thái - Mai Châu. Ông cho rằng đây không phải tập quán pháp (droits coutumiers) mà đây là luật được ra đời do ảnh hưởng của triều đình miền xuôi “Về sách ghi các điều luật mường là một tài liệu có một không hai ở vùng các dân tộc ít người ở miền Bắc hiện nay được biết. Với bản tài liệu này, ta có thể xem đây không phải là những tập quán pháp (droits coutumiers ) thường gặp ở các tộc người miền núi. Rõ ràng do ảnh hưởng của những điều luật thời xưa của triều đình, người Thái Mai châu đã xây dựng được một bộ luật bao gồm nhưng điều hình luật, dân luật và luật hôn nhân gia đình”5

Từ những quan niệm trên, chúng tôi lập bảng Phân loại các loại hình pháp lý sau đây:

BẢNG PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

Hình thức luật lệ

Xã hi ra đời

Ghi chú

Luật tục

Xã hội tiền g/c,

tiêu biểu là Trường Sơn -

Tây Nguyên

 

Luật lộ sơ khai

Xã hội bắt đầu có g/c, tiêu biểu là Mường - Thái.

 

- Pháp luật

- Hương ước

Xã hội g/c phát triển, tiêu biểu là người Việt

Một xã hội hai loại hình pháp lý

SƠ ĐỒ CÁC HÌNH THÁI VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC NƯỚC TA

(xét theo lịch đại)

Hình thái xã hội

Loại hình lệ luật

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đặc điểm văn hoá

Văn hoá buôn - pley. Tiêu biểu là Trường Sơn Tây Nguyên.

Luật tục

Nương rẫy là chủ yếu, dùng cuốc, chưa dùng trâu bò kéo.

Cơ bản chưa có giai cấp.

Chỉ có văn hoá dân gian, chưa có văn hoá bác học, cũng chưa có người làm văn hoá bán chuyên nghiộp (chỉ có các pô khan, pô thl ching, pô riu yang,...)

Toàn cộng đồng sở hữu, sáng tạo và thưởng thức văn hoá.

Văn hoá bản - mường. Tiêu biểu là Tày, Mường, Thái.

Pháp luật sơ khai.

Kinh tế nương rẫy, bắt đầu có ruộng nước.

Bắt đầu có giai cấp, tầng lớp trên.

Văn hoá dân gian là chủ yếu. Bắt đầu có văn hoá của tầng lớp trên đi theo hướng chuyên nghiệp hoá dần dần. Xuất hiện người làm văn hoá bán chuyên nghiệp (mo, then, tào, pựt,...)

Bắt đầu chia sẻ sở hữu văn hoá dân tộc, tầng lớp trên chiếm lĩnh một bộ phận nhỏ văn hoá.

Bắt đầu lẻ tẻ hình thành một bộ phận văn hoá bác học (văn học thành văn, tác gia thơ - Hoàng Đức Hậu, dân tộc Tày).

Văn hoá xóm làng. Tiêu biểu là vùng đồng bằng miền xuôi.

Pháp luật phong kiến và hương ước. (Một xã hội 2 hình thức luật lệ)

Nông nghiệp ruộng nước, dùng trâu bò kéo.

Giai cấp phong kiến thống trị toàn xã hội về mọi mặt. Nông dân trở thành giai cấp bị trị.

Tách ra hai dòng văn hoá dân gian và bác học tồn tại song song. Văn hoá dân gian từ chủ lưu trở thành thứ yếu.

Hình thành một dòng văn hoặc cung đình thức sự, được triều đình chăm sóc, quản lý và hưởng thụ, từ 2 nguồn:

-Triều đình thu thập các nghệ nhân dân gian có tài về kinh đô để khai thác và chuyên nghiệp hoá.

-Đào tạo các nhà văn hoá theo quy chuẩn của triều đình và học theo nứơc ngoài.

-Vẫn tồn tại tính folklore trong văn hoá bác học (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi,...)

 

Tóm lại, ở phần trên chúng tôi đã giới thuyết các thuật ngữ cơ bản của các loại hình luật lệ, xếp chúng theo quá trình lịch sử, trong khung chung của tiến trình văn hoá các dân tộc nước ta..

Trên đây là quy ước riêng để làm việc, không có ý thảo luận, tranh luận về vấn đề này. Nếu có tác giả nào quan niệm luật tục với nghĩa rộng hơn thì tuỳ, tôi không có ý kiến.

Tiếp theo là mục “luật tục là một hiện tượng văn hoá”. Để trả lời vấn đề trên, trước hết cần ôn lại các định nghĩa về văn hoá.

  1. Luật tục là một hiện tượng văn hoá

Tóm lại, ở phần trên chúng tôi đã giới thuyết các thuật ngữ cơ bản và xếp chúng theo quá trình lịch sử. Đây là quy ước riêng để làm việc, không có ý thảo luận, tranh luận về vấn đề này.

Tiếp theo là mục luật tục là một hiện tượng văn hoá. Để trả lời vấn đề trên, trước hết cần ôn lại các định nghĩa về văn hoá.

1. Sơ lược về các định nghĩa văn hoá

Văn hoá là một hiện tượng phức hợp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy các nhà khoa học có thể đứng ở nhiều góc độ khác nhau để đưa ra nhiều định nghĩa, kết quả có hàng trăm định nghĩa (có người nói 300-GS Phan Ngọc, cũng có người nói 400-GS Trần Quốc Vượng).

“Vào những năm 50 thế kỷ XX, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (1952) đã tổng hợp vào một cuốn sách, một số lớn đến kinh ngạc những định nghĩa về văn hoá. Mặc dù có sự chồng chéo nhau giữa các định nghĩa về văn hoá, nhưng hai ông đã cố gắng mổ xẻ khái niệm văn hoá qua sự phân loại thành 6 nhóm sau ;

- Nhóm định nghĩa thiên về mô tả

- Nhóm định nghĩa thiên về lịch sử

- Nhóm định nghĩa mang tính quy phạm

- Nhóm định nghĩa dưới góc độ tâm lý

- Nhóm định nghĩa theo cấu trúc

Nhóm định nghĩa theo gọc độ kế truyền”6

Nhà xã hội học Sta-e-rơ-man phân ra nhiều nhóm định nghĩa, GS Hoàng Vinh đã dựa vào đấy để tóm lược thành 12 nhóm tiêu biểu:

- Định nghĩa mang tính chất miêu tả.

- Định nghĩa mang tính chất lịch sử.

- Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội.

- Định nghĩa nhấn mạnh vào sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên.

- Định nghĩa nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội.

- Định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xử.

- Định nghĩa nhấn mạnh khía cạnh tư tưởng của văn hoá.

- Định nghĩa nhấn mạnh phương diện giá trị của văn hoá

- Định nghĩa nhấn mạnh hoạt động sáng tạo trong lịch sử.

- Định nghĩa nhấn mạnh mô hình các thể chế xã hội.

- Định nghĩa nhấn mạnh ý nghĩa biểu trưng của văn hoá.

- Định nghĩa nhấn mạnh phương diện thông tin của văn hoá.7

Từ các định nghĩa trên chúng tôi tổng hợp lại như sau:

Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần được các cộng đồng người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, bao gồm các sản phẩm thuộc cả lĩnh vực cụ thể và trừu tượng: công cụ, biểu tượng, thiết chế, phong tục, tín ngưỡng,...

Xét về đặc điểm, văn hoá có tính tổng thể, vận động, duy nhất thuộc về con người, khu biệt với tự nhiên, có tính giao lưu, tiếp biến.

Xét về ý nghĩa, tác dụng, văn hoá:

- chế định các hành vi ứng xử, các quan hệ của các cộng đồng người;

- khiến cho con người khả dĩ thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội;

- giúp cho các nhóm người giao tiếp với nhau, liên kết lại thành một cộng đồng riêng;

- làm cho con người trở thành những sinh vật đặc biệt, có nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý;

- vừa tạo nên sự phân biệt giữa loài người với giới động vật, vừa xác định những nét riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc.

2. Luật tục là một hiện tượng văn hoá

Đối chiếu với định nghĩa tóm tắt trên, luật tục có những điểm tương ứng:

  1. Luật tục là thành quả của sáng tạo tinh thần của cộng đồng được truyền qua bao thế hệ. Đồng bào nói, luật tục là “ông bà để lại cho”. Các thế hệ dựa vào những điều được kế truyền, điều chỉnh bổ sung hoặc loại trừ, khiến cho nội dung ngày càng thích hợp với cuộc sống đương đại.

Đây là một sự sáng tạo đồng bộ của nhiều bộ phận, các bộ phận đó ăn khớp, gắn bó với nhau và tác động tương hỗ.

Các điều của luật tục bao quát khá đầy đủ các mặt, các phạm vi cần thiết của cộng đồng. Nội dung luật tục thường có: những quy định về nguyên tắc chung, quan hệ hai chiều giữa người đầu làng và cộng đồng, hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, về tài sản, về đất đai, bảo vệ vật nuôi - cây trồng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước,...

Để bảo đảm cho các điều luật được thi hành nghiêm túc, có một cơ chế tổ chức, thường có: “hội đồng”già làng, (có nơi quy định rõ gồm chủ làng và chủ núi), người điều tra (pô grong-gong lan). Ở dưới “hội đồng” cấp làng, thường có ban xét xử của tộc họ. Khi việc xét xử diễn ra khó khăn phức tạp, ngày xưa thường có các hình thức thử tội như lặn nước, đổ chì, bóp trứng,....

Sau khi xét xử có hình thức tuyên thệ (cầm vòng), thề trước cộng đồng và thần thường có gà-rượu hoặc heo-rượu hoặc tội nặng thì trâu rượu. Các sản phẩm để cúng thần và làm bữa ăn cộng cảm, nhằm vui chung, kể cả hai bên tạm thời bất hoà, đem lại sự tái hoà hợp cho công đồng và xin sự xá tội của thần linh.

Tất cả các sáng tạo trên gồm các mặt ngôn ngữ - văn học, cơ chế - chế tài và đều gắn bó với nhau trên tinh thần cơ bản của xã hội tiền giai cấp: cộng đồng hoà hợp, dân chủ, bình đẳng, hữu ái. Đây là điểm thứ nhất của luật tục, chứng tỏ nó là một hiện tượng văn hoá.

  1. Luật        tục bao gồm những quy định thuộc về thiết chế xã hội, chế định hành vi ứng xử, điều hoà mối quan hệ cộng đồng. Ví dụ:

- Chương “Tranh chấp tài sản, giải quyết nợ nần”(Luật tục Jrai) có các điều :

. Về việc cam kết vay nợ.

. Về việc chiếm đoạt tài sản của người khác.

. Về việc vay nợ không trả được.

. Về tội không chịu trả nợ.

. Về tội không thực hiện cam kết.

. Về tội chiếm đoạt rẫy của người khác.

. Về tội chiếm hữu tài sản thừa kế của người khác.

- Chương “Trật tự an ninh xã hội” (Luật tục Jrai) có các điều:

. Về những kẻ bất chính.

. Về những kẻ lười biếng.

. Về bọn ăn trộm, ăn cắp.

. Về kẻ say rượu.

. Về thầy phù thuỷ, thầy bói bịp bợm.

. Về người phụ nữ hư hỏng, lẳng lơ.

. Về trẻ em phạm tội.

. Về tội phản bội lợi ích của dân làng.

. Về những kẻ không tham gia công việc của dân làng.

. Về những kẻ không trung thực.

. Về tội cố tình làm lây bệnh trong buôn làng.

. Về những kẻ thường xuyên gây ra tội ác.

. Về tội cố ý làm cháy nhà (buôn, làng, rừng).

. Về việc gia súc phá rẫy của người khác.

. Về tội giết gia súc của người khác.

. Về tội để chó dại cắn người.

  1. Luật tục quy định mối quan hệ ứng xử với tự nhiên, về bảo vệ môi trường. Ví dụ: Chương: “Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước” (Luật tục Raglai) có những điều:

. Cấm làm nhà ở, làm dơ bẩn nơi nguồn nước, mạch nước ngầm.

. Chỉ được dùng nước (suối, sông, hồ) ở một phía.

. Uống nước hai bờ là giành giật với ông bà.

. Cấm đàn bà trẻ con không được tắm nước suối, nước sông.

. Cấm săn bắn quá mức.

. Cấm săn bắn và mang thịt thú rừng.

. Cấm không được phát thông ranh rẫy.

. Không được cắt ngang đường Tây.

. Nghiêm cấm làm lửa cháy rừng.

. Cấm đụng chạm đến cây to, cây nhiều tuổi.

. Cấm làm nhà ở, phát rẫy nơi đầu núi chân làng.

. Không được làm nhà nơi thùng, trãng, bãi, ao.

. Không được làm rẫy nơi có người chết không được chôn cất đàng hoàng.

. Cấm tự ý du cư đến nơi rừng sống, đất mới.

  1. Hình thức diễn đạt của luật tục là văn học nghệ thuật.

Luật tục được diễn đạt bằng lời nói vần. Lời nói vần là một hình thức trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp và thơ ca hoàn chỉnh. Ngôn ngữ giao tiếp chỉ đòi hỏi đúng từ pháp, cú pháp, không đòi hỏi có tính nghệ thuât như vần nhịp đối, hình ảnh,... Tuy nhiên con người còn có các sinh hoạt đặc biệt, cần biểu đạt những cảm xúc mạnh mẽ: vui, buồn, giận, ghét, trang nghiêm,... Để biểu những tình huống “đặc biệt” này, con người có xu hướng dùng một loại ngôn ngữ cũng “đặc biệt”, có tính nghệ thuật, có các yếu tố vần nhịp, đối, hình ảnh. Mà ở lời nói vần tính nghệ thuật mới ở mức độ ban đầu.

Nhiều dân tộc nước ta có lời nói vần. Người Tày có phuối pác, phuối rọi; người Mường có bọ mẹng; người Bru-Vân Kiều có chà chấp: người Êđê có đuê; người Jrai có pđơk; người Raglai có đơp pacăp, người Mnông có nao mpring; người Việt có nói ví, nói lối,...

Luật tục không phải là một sinh hoạt bình thường. Nó quan trọng vì xét xử lỗi lầm của một thành viên cộng đồng, đồng thời trang nghiêm vì có sự chứng giám và tham gia của thần linh. Vì vậy luật phải được diễn đạt bằng lời nói vần. Dân tộc nào dùng lời nói vần của dân tộc ấy.

Ví dụ, đoạn lời nói vần sau đây, mở đầu điều luật về con cái xúc phạm đến bố mẹ:

1

Tơlơi/thâo prông hlôh/kơ ching

Dây buộc chiêng không thể lớn hơn cái chiêng

2

Adring/thâo prông hlôh/ kơ sang

Hiên nhà không thể lớn hơn cái nhà

3

Tang giang/ thâo prông kơ/ bơ bung

Chái nhà không thể lớn hơn mái nhà

4

Rơ sung/ thâo giông hlôh/kơ hơlâo

Cối giã gạo không thể cao hơn cái chày

5

Pơtâu/thâo prông hlôh kơ/ chứ

Hòn đá không thể lớn hơn quả núi

6

Bơ rcư/thâo diông hlôh/ kơ ia

Đập nước không thể dài hơn con sông

7

Dỗ mda/thâo gao hlôh/kơ ami ama

(Vậy) Con trẻ không thể khinh thường mẹ cha.

Nội dung điều luật tục được diễn đạt bằng lời nói vần Jrai-pơđơk. Nó khác với lời nói thông thường ở các yếu tố sau đây:

  1. Vần: ở trên ta thấy:

. câu 1 có từ ching vần với adring ở câu 2

. câu 2 có từ sang vần với tang glang ở câu 3

. câu 3 có từ bờ bung vần với rớung ở câu 4

v.v...

  1. Nhịp và đăng đối: Mỗi câu ở trên có thể ngắt làm ba nhịp

Tơ lơi/thao prồng hlôi/ kơ ching

Adring/thâo prông hlôh/ kơ sang.

v.v...

Các từ trong 3 nhịp đó đồng thời cũng đối sánh song hành với nhau từng đôi một.

Câu có vần nhịp rất dễ nhớ. Trong hoàn cảnh chưa có chữ viết, điều này rất cần thiết. Luật tục lại nêu lên 6 hiện tượng tự nhiên mà trong đó, bộ phận không thể to hơn toàn thể, như một quy luật tất yếu, để đi đến khẳng định là trẻ con không được khinh thường cha mẹ mình. Đây là phương pháp tư duy quen thuộc và rất thích hợp với tâm lý các dân tộc thiểu số.

Tóm lại, luật tục là sáng tạo của cộng đồng, một sự sáng tạo khá đồng bộ và chặt chẽ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ; về các mặt, thiết chế xã hội, chế định hành vi ứng xử, mối quan hệ xã hội và quan hệ tự nhiên. Nội dung văn hoá này lại được biểu hiện bằng một loại hình ngôn ngữ tiền thi ca, tức là bằng chính văn hoá nghệ thuật. Có thể kết luận, luật tục là văn hoá.

  1. Văn hoá luật tục. Đặc điểm

Văn hoá luật tục là một dạng của văn hoá pháp lý. Theo luật sư Lê Đức Tiết:

“Văn hoá pháp lý là một dạng, một bộ phận hợp thành của nền văn hoá dân tộc. Cũng như các dạng, các thành phần khác, văn hoá pháp lý bao gồm trong nó ba yếu tố:

- ý thức pháp luật của Nhà nước, của dân tộc, của các cộng đồng và của các công dân qua các thời kỳ lịch sử;

- Nền pháp luật bao gồm pháp luật thành văn và chưa thành văn được xây dựng nên qua các thời kỳ lịch sử;

- Trình độ kỹ năng, kỹ thuật sử dụng pháp luật với vai trò là vũ khí bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là công cụ quản lý thống nhất của Nhà nước, là căn cứ pháp lý điều chỉnh mọi mặt hoạt động của Nhà nước, của xã hội, là mực thước xử sự đúng pháp luật của mọi công dân”.8

Vân dụng lập luận trên đây vào thực tế luật tục nước ta, chúng tôi trình bày văn hoá luật tục theo các phần sau đây:

- Đặc điểm của văn hoá luật tục. Sự tôn trọng, tinh thần trách nhiệm của cộng đồng đối với luật tục, tinh thần khoan hoà đối với lầm lỗi và tính giáo dục cao.

- Các giá trị văn hoá của nội dung luật tục.

Như nội dung nêu trên đây, chúng tôi không có dự định trình bày toàn bộ luật tục như nó vốn có, mà quan tâm đến hai vấn đề có tính phương pháp luận:

- đứng ở góc độ văn hoá để đánh giá.

- và sự đánh giá luật tục không hoàn toàn dựa vào luật pháp Nhà nước để làm tiêu chuẩn.

1. Đặc điểm của văn hoá luật tục. Sự tôn trọng, tinh thần trách nhiệm của cộng đồng đối với luật tục và tinh thần khoan hoà đối với lầm lỗi..

  1. Đối với luật tục, không có một cơ quan chuyên trách đúng ra làm luật. Mà cơ quan này lại nói chung đại diện cho quyền lợi hẹp hòi của một tầng lớp hoặc một giai cấp để chuyên chính với bộ phận còn lại trong xã hội.

Làm nên các điều luật tục là toàn cộng đồng, nòng cốt là những già làng, những người có tham gia xử việc hoặc không tham gia. Họ là những người có uy tín, hiểu biết phong tục tập quán, hiểu biết văn hoá dân tộc, có tri thức bản địa của dân tộc về tự nhiên và xã hội.

Phương thức sáng tạo luật tục là phương thức sáng tạo văn hoá dân gian. Các nghệ nhân dân gian, một mặt nắm vững nhuần nhuyễn, thuộc lòng toàn bộ luật tục của cộng đồng mình; mặt khác hiểu biết sâu sắc đời sống thực tế, văn hoá dân tộc, tri thức bản địa, như đã nói trên. Họ ứng dụng các điều luật tục “của ông bà để lại” với một sự tôn trọng kính cẩn, và điều chỉnh cho phù hợp với đương thời. Họ luôn buộc phải nghe theo xu hướng của cộng đồng, điều gì không thích hợp thì cộng đồng loại trừ một cách vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm khắc. Đó là sự lãng quên, sự xoá bỏ tuyệt đối của thời gian.

- Chính phương thức sáng tạo nói trên đã khiến cho toàn cộng đồng nhận rõ luật tục là của chính mình luôn có trách nhiệm bảo vệ nó.

Trách nhiệm đó được thực hiện kể cả khi bản thân người có lỗi lầm phải nộp phạt. Không những chỉ cá nhân tự nguyện thi hành luật tục, mà cả tập thể nhỏ, gia đình, dòng họ đều liên đới chịu trách nhiệm. Trước hết là trách nhiệm tinh thần. Người ta thấy xấu hổ khi người thân, vợ, chồng, con cháu; hoặc người cùng họ, phạm lối với thần linh và làng xóm.

Trách nhiệm trên còn thuộc về phạm vi vật chất. Khi một thành viên không có điều kiện nộp phạt thì gia đình, dòng họ có nhiệm vụ đóng góp để trang trải việc này. Chúng tôi đã chứng kiến những trường hợp hai anh em có gia đình riêng, người em không chịu nộp phat, anh đứng ra nộp phạt thay em.9

- Một ý thức chung của tất cả cộng đồng là hết sức coi trọng sự hoà hợp chung và sự chấp thuận của thần linh. Một sự bất hoà giữa hai người hoặc hai nhóm người làm rạn nứt sự đoàn kết thương yêu vốn lâu dài và bền chặt trong buôn - plêy. Đây là điều mất mát và đau xót chung, tất cả mọi người đều có trách nhiệm hàn gắn. Hơn nữa, đồng bào tin rằng, những sự việc như vậy làm cho các vị thần hộ mệnh của cộng đồng buồn lòng và tức giận. Họ không tiếp tục phù hộ nữa, có khi còn trừng phạt, có những tội lỗi bị trừng phạt rất nặng nề như có người loạn luân cả vùng bị bão lụt, nằng hạn, dịch bệnh. Cho đến khi đôi tội nhân chịu thề không tái diễn và chịu hình phạt đặc biệt theo “quy định của ông bà xưa”10

Ở trên chúng tôi đã đã nói hành động của cá nhân có sự liên đới trách nhiệm với gia đình dòng họ. Đó là xét về ý thức xã hội. Còn theo quan niệm tâm linh của đồng bào, hành động của một cá nhân gây ảnh hưởng tới toàn thể cộng đồng. Vì vậy, toàn thể cộng đồng có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, ngăn chặn sự vi phạm luật tục đối với tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng. P. Guilleminet có nhận xét đúng như vây: “Tập thể cố làm sao cho trật tự được tôn trọng khắp mọi nơi để khỏi bị liên lụy trước sự trừng phạt của thần linh, tập thể buộc mọi người tôn trọng những quy tắc chung để trật tự khỏi bị vi phạm”11

J.Doumes cũng có nhận xét như trên, ông nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa người, súc vật, cây cối và thần linh trong thế giới Jrai: “Cần biết rằng tất cả những người, súc vật, cây cối... và thần linh có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Con người không thể làm đứt mối liên kết này nếu họ muốn sống trong sự hoà hợp, với sự trật tự của muôn vật như là “từ khi bắt đầu của vũ trụ”. Khi một một người thợ săn Jrai bắn một thú rừng, anh ta phải tạ lỗi: “xin chư vị tha lỗi vì con phải có cái ăn”, và khi anh ta giết một con hổ, phải làm lễ hiến sinh. Khi người Jrai chặt cây, anh ta cũng phải tạ lỗi như trên, kèm thêm là một nghi thức khấn thần cây. Các mối quan hê trên được coi như là một sợi dây bền chặt. Người nào làm đứt mối quan hệ hài hoà này, cuộc sống sẽ bị để doạ. Mục đích chính của việc giải quyết tranh chấp là nhằm nối lại sợi dây hoà hợp, nhờ vậy trật tự thế giới được bảo vệ và mối liên hệ thần thánh được thắt chặt (P.Đ.N. in nghiêng)”

  1. Luật tục một mặt rất nghiêm khắc, mặt khác lại khoan hoà. Khi có người lầm lỗi, bước đầu tiên là hoà giải trong nội bộ gia đình. Gia đình có thể không lớn lắm, cũng có thể hàng mấy chục người, như đại gia đình mẫu hệ Tây Nguyên. Khi không hoà giải được mới xử ở bậc cao hơn.

Người Raglai thường nêu phương châm xử việc là: Đặt nặng lấy nhẹ (Pùq traq mãq sidjươl), Đặt cao xử thấp (Pùq dlòc jừ dòq viar); hoặc là nói dưới hình thức hình ảnh: “Rắn ngóc đầu ngang vai. Chỉ cắn dưới bàn chân”. Tất cả đều có nghĩa là khi răn đe giáo dục, có thể nói nặng, nhưng xử phạt thì nhẹ, giống như người việt nói “Giơ cao đánh khẽ”.

Sau khi kết luận lỗi lầm và mức xử phạt, bao giờ cũng có lễ cầm vòng, uống rượu thề. Người chủ trì gọi là ông xử việc (pô phạt kđi, pô charana) giơ cao cái vòng tay lên. Các bên, người có lỗi và người bị thiệt hại, cùng cầm lấy vòng trước sự chứng kiến của cộng đồng. Ông xử việc trịnh trọng nói:

Cái vòng đã cầm

Mái tranh đã buộc

Có cả người làm chứng

Như con voi, tế giác đã chết

Đã chôn vùi

Không thể quay phải quay trái được nữa

Mọi việc đã xong xuôi.

Có nơi chúng tôi thấy ông xử việc đứng dậy cầm bát đồng, bát thờ, rót đầy rượu đã cúng, nghĩa là đã có sự tác động của yang. Thêm ba người khác, gồm già làng, người lầm lỗi, và người bị thiệt hại cùng nâng bát rượu. Ông xử việc trịnh trọng tuyên bố :

Tình thương của chúng ta như chén rượu đầy

Hãy rót đầy tình anh em

Rót đầy tình xóm làng

Rót đầy tình thương yêu

Chúng ta chung tay nâng chén rượu đầy

Chung miệng uống cạn chén rượu đầy

Từ nay coi như lửa đã tắt, điếu thuốc đã tàn

Mọi điều xấu đã chấm dứt

Kẻ nào mà

Tranh đã khô lại đòi tươi trở lại

Rượu (cần) đã nhạt lại đòi ngọt trở lại

Câu chuyện xong xuôi lại đòi lật lên

Phải xử phạt theo tục lệ ông bà xưa.

Trong không khí trang nghiêm, mọi người im phăng phắc lắng nghe. Khi ông xử việc ngừng, toàn thể ào lên sự đồng tình.

Và cả bốn người cùng chụm uống cạn bát rượu.

Toàn thể cử toạ vui vẻ thoả mãn. Người ta yên tâm, người Jrai nói, như thế là đã “mão pô grong, kol hrê, wek tơngan” (đã làm chứng, đã thắt nút, ngoéo tay xong xuôi), từ nay làng xóm trở lại hoà thuận, yên vui.

Bao giờ cũng vậy, sau buổi xử việc là một cuộc ăn uống cộng cảm, thân mật, vui vẻ.

Phần vật chất cho cuộc vui là các vật phẩm bị phạt, tuỳ theo nặng nhẹ đó là gà -rượu, lợn - rượu hoặc trâu –r ượu (rượu cần). Vật phẩm này trước dâng cúng yang, sau toàn thể cộng đồng hưởng lộc như nhau, không phân biệt thứ bậc, giàu nghèo.

Chính buổi ăn cộng cảm này góp phần điều hoà thêm những sự bất bình còn sót lại. Sau đó, mọi việc cũ đều được bỏ qua, không để bụng, không thù hằn, với niềm tin các yang cũng đã xoá mọi lỗi lầm cho cộng đồng.

Có những cuộc xử kiện đánh nhau do say rượu thì xử xong, liên hoan, hai bên làm lễ kết nghĩa vì rằng họ cho rằng xảy ra xích mích là do rượu đánh chứ không phải người đánh nhau.

  1. Giá trị của nội dung luật tục
    1. Giá trị nhân văn

Luật tục khuyên nên quan tâm đến hoàn cảnh phạm tội. Ví dụ: với tội phạm là người say rượu, cần phân biệt cụ thể mấy trường hợp.

- Nếu nạn nhân không thấy người say

Người say đánh bất ngờ mà chết

Người say rượu có tội.

(LTMnông)12

- Nếu nạn nhân đã thấy người say

Người say đang cầm gậy hoặc dao

Nạn nhân không tránh

Nạn nhân cũng sai.

(LT Mnông)

- Nạn nhân đã thấy người say

Người say đang cầm gậy hoặc dao

Nạn nhân muốn gây chuyện với người say

Nạn nhân càng sai.

(LT Mnông)

- Người đã cùng uống rượu với người say

Thấy nó say không chăm sóc

Người không chăm sóc nó cũng sai

Người bán rượu cho người say uống

Người bán rượu cũng sai.

(LT Mnông)

- Người nào đã thấy người say rượu

Người say rượu cầm gậy cầm dao

Không chịu báo cho người khác

Người đó cũng sai.

(LT Mnông)

- Người nào cho nó lấy vũ khí

Người đó tội nặng hơn.

(LT Mnông)

Về người say rượu, LT Êđê lưu ý trước hết xét xử tội ăn uống quá mức, sau đó tuỳ phạm tội nặng nhẹ mà xét thêm:

- Hắn là kẻ người ta mời đến ăn, không biết ăn,

người ta mời đến uống, không biết uống

Hắn uống cho đến say khướt,

đập phá chiêng ché nhà người ta,

hành hung cả người ta.

Hắn ăn xong là sinh chuyện gây gổ,

uống xong là sinh chuyện đánh đập,

hắn hành động như một kẻ điếc tịt,

 dễ nổi nóng, nổi giận, chửi bới, cắn xé.

Hắn là kẻ,

ăn không biết nghỉ, uống không biết dừng,

đụng đến cơm, đến rượu là,

đánh vợ đánh con, đánh anh đánh chị.

Mẹ người ta hắn chửi,

cha người ta đòi chém,

văng tục chửi bậy.

Tội của hắn là,

ăn không biết ăn vừa đủ no,

uống không biết vừa đủ chừng.

Vì vậy,

có tội phải đem ra xét xử,

Nếu đánh người ta đến chết, hoặc đã cầm dao chém chết nguời ta, thì hắn phải trả giá mạng người.

Nếu người ta bị thương thì hắn phải nộp một khoản bồi thường.

(LT Êđê)

Ở Tây Nguyên xưa, đặt bẫy bắt thú rừng là một việc làm thường xuyên. Vì vậy cũng thường có người trúng bẫy. Nhưng tình thế rất khác nhau. Do tính nhân ái, LT đưa ra nhiều trường tội khác nhau.

- Đặt cung mà giấu bon làng

Làm bẫy mà giấu bon làng

Như làm bẫy quanh bếp lửa

Như làm bẫy tại suối nước

Như đặt cung tại cửa ra vào

Nai vào trúng nai, ăn thịt nai

Lợn vào trúng lợn, ăn thịt lợn

Người vào trúng người, người bẫy có tội.

(LT Mnông)

LT Êđê cũng ghi nhận tội của người đặt bẫy không có dấu báo:

- Các bọng ong lớn, hắn không cắm dấu báo,

các bọng ong nhỏ, hắn không cắm dấu báo,

các cây êghuih, cây êsa, hắn không bóc vỏ để làm dấu báo.

Hắn đặt mang cung bẫy sập,

trong các bụi rậm, lùm cây,

mà hắn dấu bọn trẻ, không cho họ biết.

Miệng hắn không nói ra một lời,

răng hắn không nói ra một câu,

hắn không hề cho người ta biết,

đù đó chỉ là bốn, năm người.

Vì vậy,

khi chết người, hắn phải trả giá, đền mạng,

khi người ta bị thương, hắn phải chịu bồi thường.

Nếu người bị nạn,

giảm đau dần, rồi hết kêu la, rời được chăn chiếu,

thì khoản bồi thường gồm ba ko, và một con lợn, giá một ko.

Nếu người bị thương không giảm đau,

Vẫn cứ rên la, không rời được chăn chiếu,

Thì hắn phải đền mạng bằng một cái la

và phải làm lễ kpih một con trâu, cho gia đình người chết.

(LT Êdê)

Trong trường hợp gây nạn do cạm bẫy dã có dấu báo thì khác, tội có giảm nhẹ hoặc vô tội, và người bị nạn có khi còn phải cúng tạ:

- Cắm chông đã làm dấu hiệu

Đặt cung đã có chặn bờ

Làm bẫy đã có chặn bờ

Nai vào nai chết, ăn thịt nai

Lợn vào lợn chết, ăn thịt lợn

Người và người chết, không tội.

(LT Mnông)

-Các tổ ong lớn đã cắm dấu báo,

các tổ ong nhỏ cũng đã cắm dấu báo,

cây êghuih, cây êsa, cũng đã có dấu khắc vào vỏ cây,

để báo cho mọi người biết.

Khi đặt mang cung, cắm chông,

các ông cậu, ông bác đã được báo cho biết rồi.

Thế mà,

đi suối lấy nước, hắn không thèm hỏi,

đi rừng kiếm củi hắn không thèm hỏi,

Hắn không thèm hỏi, không nói một lời,

với người đã đặt, đã cài, đã cắm.

Vì vậy,

lỗi thuộc về hắn,

vì hắn đã đi vào đường đã đặt mang cung,

hắn đã đi vào đường đã đặt bẫy sập,

nếu hắn bị trúng ở đầu gối hay ở đùi, nếu hắn bị thương,

thì hắn phải làm một lễ kpih cho người chủ của cung, của bẫy

(LT Êđê)

Trong các xã hội khác, không chăm sóc người ốm đau, chỉ là khuyết điểm thuộc phạm vi đạo đức, nhưng trong luật tục, do tính nhân đạo cao của xã hội, khuyết điểm này trở thành tội:

- Những người thấy người đau mà không chăm,

có người ốm mà không trông,

có gạo rượu mà không lo bỏ ra cúng chữa chạy,

có bà mụ mà không mời bà mụ,

có thầy cúng mà không mời thầy cúng.

Người bệnh nằm li bì trên chiếu,

nằm mê man trong chăn,

tiếng nói cứ yếu đi nhanh.

Người bệnh khát nước, họ không đem nước đến cho uống,

người bệnh đói cơm, họ không đem cơm đến cho ăn.

Họ trốn biệt, giữ im hơi lặng tiếng,

chỉ mong sao phần họ được yên thân.

Tất cả những người đó,

khi có người đau, họ không trông nom,

khi có người ốm, họ không chăm sóc,

thậm chí có ai đó trong làng đi qua,

họ cũng hỏi với lấy một câu về người bệnh.

Như vậy,

bọn họ đều là người có tội, phải đưa ra xét xử.

(LTÊđê)

Đối với người phụ nữ vng chồng lâu

Chị ấy,

năm không còn thể chờ, tháng không còn thể đợi hơn nữa.

Chị ấy sẽ già đi mà không được ích gì.

Khi vang mình sốt mẩy, chị ấy khồng có cơm ăn,

không ai cời cho bếp lửa,

không ai kéo đắp cho tấm chăn,

Chị ấy chịu cảnh cô đơn, không nơi nương tựa.

Gặp ngày đói kém, chị ấy không có ai để đi đào cho một củ mài, không có ai cầm cho cái gậy chọc lỗ để trỉa,

cầm cho cái chổi để quét,

không có ai để dọn bờ phát bụi,

để xua giùm con két, con vẹt.

Đến đây,

chị ấy không còn sức chịu đựng cảnh sống âm thầm nữa.

Chị ấy sống cô đơn chờ đợi như vậy đã đủ rồi.

Chờ hết mùa rét này, qua mùa rét nọ,

chờ hết mùa khô này qua mùa khô kia,

chờ hết mùa cau này qua mùa cau khác,

đến đây sức chị ấy chờ người chống, mà mẹ cha đã hỏi cho,

như vậy đã đủ rồi.

Anh ta đã bỏ ra đi, chân đàng đông, đầu đằng tây.

lang thang như một con bò rừng, đã hết tháng, hết năm.

Biết đâu anh ta đã chẳng lạc đường, lạc sá,

đã chẳng bỏ xác dọc đường dọc sá,

chị ấy làm sao mà biết được để tang tóc cữ kiêng.

Vậy thì chị ấy sẽ nhờ những người anh em, những ông bác, ông cậu tìm cho một người chồng khác, một người biết làm ăn.

Những người chị em của chồng sẽ được cho biết,

Những người em, người cháu của chồng sẽ được cho hay,

Với một vòng đồng trao trả cho họ,

rằng bằng ấy năm tháng đợi chờ đã đủ rồi,

đến lúc này thì chị ấy phải có một người làm bạn mới,

một người chồng khác.

Như vậy không có chuyện gì phải đưa ra xét xử cả.

(LT Êđê)

2.2. Giá trị giáo dục đạo đức.

Con cháu đối với ông bà cha mẹ.

LT quan niệm gia đình là tế bào của cộng đồng, nên quan tâm trước hết việc củng cố mối quan hệ này:

+ Con phải hỏi ý kiến cha mẹ:

- Có cây đa thì phải hỏi cây đa,

có cây sung thì phải hỏi cây sung,

có mẹ cha thì phải hỏi mẹ cha.

Kẻ như lưỡi dao lại muốn dày hơn sống dao,

là một trẻ nít lại muốn khôn hơn người lớn,

có mẹ có cha mà không muốn hỏi mẹ cha.

Hắn đi rừng lấy củi mà không hỏi cha,

đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ.

bán cái này, mua cái khác mà không hỏi ông già bà cả.

Như vậy là có chuyện sai lầm phải đưa ra xét xử.

(LT Êđê)

+ Con cái phải vâng lời cha mẹ:

- Hắn là đứa con gái,

mẹ khuyên không nghe, cha bảo không vâng,

chưa phát rẫy đã rẫy cỏ,

không biết gì là điều trái điều phải.

Hắn là đứa, răn không nghe, bảo không vâng,

cầm cây sáo wứt thổi cho đến hết hơi (chết),

hắn không bao giờ chịu nghe lời dạy bảo.

Củi hắn không đi lấy, rẫy hắn không đi làm,

công việc làm ăn hắn chẳng bao giờ nghĩ đến,

bông hắn không đi hái,

chỉ hắn không chịu xe,

cối chày giã gạo hắn không động đến.

Hắn như ngọn cỏ, muốn vươn cao hơn cây lau.

Như cọng tranh, muốn vươn cao hơn cây sậy,

như con thú rừng muốn vọt cao hơn lùm cây êjung.

Hắn là đứa muốn thách cả cọp, muốn cao hơn cả thần,

mở miệng ra là nói lời hỗn xược.

Như con lợn, con trâu để cúng thần,

Vì những chuyên hắn gây ra, hắn phải chịu xét xử.

(LT Êđê)

Cãi lời người già là vỡ cán cào

Cãi lời mẹ là có tội

Cãi lời cha là có tội

Cãi lời chú bác là không được.

(LT Mnông)

+ Con phải săn sóc cha mẹ:

- Mẹ cha sinh ra và nuôi nấng con,

vì con mà chịu giường cứt chiếu đái,

đêm hôm lo củi lửa,

ngủ gà ngủ gật không thành giấc,

vì con mà chịu khổ, chịu cực,

đi mời bà mụ, thầy cúng về chữa chạy.

Thế mà,

đến khi hắn lớn khôn, béo tốt, đẫy đà, ngực căng vú nở,

Cưới chồng, làm riêng, ăn riêng,

chòi mới, rẫy mới, cơm ngọt, canh ngọt,

vợ chồng hắn ăn một mình.

Mẹ cha thiếu củi không được nhờ,

Thiếu nước không biết tựa vào ai.

Hắn không đoái hoài đến cha mẹ hắn nữa,

Không đến giúp đỡ cha mẹ hắn nữa.

Những người đã khó nhọc vì hắn,

đã địu hắn đến chai vai,

thế mà giờ đây chẳng còn một ai để sai bảo.

Quá hơn nữa,

khi hắn đã có bắp chân to, hắn giẫm lên cha,

khi hắn đã có đùi to, hắn đạp lên mẹ,

hắn là cây cuốc sắc, cây rựa bén, quật lại mẹ cha.

Vậy, hắn là kẻ có tội, phải đưa ra xét xử.

(LT Êđê)

- Cháu chắt đừng bỏ ông bà

Con cái đừng bỏ mẹ cha

Phải nuôi đến già

Đau ốm chăm sóc, chết thì phải chôn

Cơm cháo phải đút, quần áo phải giặt

Bỏ người già làm họ tủi thân

Con bỏ mẹ bỏ cha là có tội, phải xét xử.

(LT Mnông)

+ Ngược lại, cha mẹ có trách nhiệm dạy bảo con cái:

- Con cái của họ cứ như là những con lợn háu ăn,

như những con chó hay ăn vụng,

là những tên chuyên trộm cắp của cải người khác.

Bọn chúng lấy âu đồng của người ta trong nhà,

lấy chậu thau của người ta ở buồng.

Bọn chúng mở gùi nhỏ, lục gùi lớn,

đánh cắp tiền của người ta để ở nh.

Bọn chúng đi lén đi lút,

rón rén trong đêm tối, tìm lấy trộm của người ta.

Là cha mẹ của những đứa con hư đốn như vậy,

mà họ không dạy bảo chúng.

Họ khác nào con chim ngói tìm theo nắng,

Con chim két tìm theo gió,

họ là những kẻ đồng tình với con cái của họ, che giấu chúng.

Con cái của họ là những kẻ chồng con chưa có,

việc nhà thì lười, việc rẫy không siêng,

chỉ nghĩ đến việc đi lấy trôm, lấy cắp của người ta.

Như vậy, họ là kẻ có tội, phải dưa ra xét xử.

                                 (LT Êđê)

Lòng chung thuỷ

Chàng trai cô gái một lòng đều ước mong,

được thương nhau, yêu nhau, lấy nhau làm vợ chồng.

Vòng cườm họ đã trao cho nhau,

vòng tay họ đã đổi cho nhau,

vòng kia đổi lấy vòng này,

việc trao đổi do họ tự định đoạt.

Họ như những con ngựa,

Không bị ai ép phải chịu cương,

con trâu không bị ai ép phải chịu thừng,

không bị ai ép phải đổi vòng, đổi cườm cho nhau.

chính họ đã yêu cầu cây đa đầu suối xiềng voi họ lại,

treo chiêng họ lên, lắp cánh ná vào báng ná,

cho họ được làm lễ đính hôn.

Kẻo rồi sau này, sáng sớm thì làm con chim phí trống,

ban ngày lại trở thành con chim phí mái.

khi xuống thung, khi vào rừng lại sinh ra chuyện khác.

Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết,

đã cầm cần mời rượu thì đã vào cuộc cho đến khi rượu nhạt,

đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại.

Chớ có ban đêm thì nói thế này, ban ngày thì nói thế khác,

vừa quay lưng đi là đã sinh chuyện khác rồi.

Họ đã bất chấp dấu báo có nguy hiểm,

bất chấp cấm đường,

không đếm xỉ đến lời răn dạy của người tù trưởng nhà giàu.

Nếu chị muốn sinh sự, anh muốn kiếm chuyện,

thì sẽ bị coi như con chó háu ăn,

anh chị sẽ bị trừng trị như những kẻ ngang bướng,

người ta sẽ bàn việc xử phạt anh chị.

Họ đã bất kể cây cắm báo có chông, nên đã trúng chông,

đã bất kể cây cắm báo có thò nên đã trúng thò.

Họ bất chấp lời cam kết của họ với tù trưởng nhà giàu.

Vì vậy, họ tội, phải đưa ra xét xử.

(LT Êđê)

Tính ngay thẳng, thật thà

- Tát cạn ao cá người khác là trộm

Phát rẫy của người khác là tội

Xúc vũng cá họ nuôi là trộm

Đặt đơm nơi họ thường đặt là tội

Ăn cắp cá đơm phải đền.

(LT Mnông)

- Súc vật bon làng chạy ra bắt giúp

Của bon làng rơi ta lượm giúp

Bắt con lơn phải trả cho chủ

Bắt con gà phải trả cho chủ

Lượm được của rơi phải trả cho chủ

Không biết chủ phải trình làng

- Lượm được của rơi lấy luôn

Như vậy gọi là lấy lén

Ăn cắp và lấy lén tội ngang nhau

Mất con gà sẽ đền bằng lơn

Mất con lơn sẽ đền bằng trâu

Giấu của nhỏ: bị phạt rượu-gà

Giấu của lớn: bị phạt rượu-lợn

Giấu của to: bị phạt trâu, ché rlung.

(LT Mnông)

- Bắt được của cải ỏ giữa đường từ cây ktông đi vào làng,

hay trên mọi nẻo đường bà con thường qua lại,

của bắt được có thể là một con bò của nhà tù trưởng,

là con trâu của người nhà giàu,

hay là đồ vật của bà con trong bờ, trong bụi.

Thì phải hô hoán lên, đi báo cho mọi người biết,

chỉ cho mọi người thấy, nói cho mọi người hay,

trâu không biết của ai,

bò không biết của ai,

đồ đạc không biết ai là chủ.

Thì không được lấy lá ktu, lá ênăm, đem phủ lên,

không được đem đi giấu diếm.

Bắt được bò phải đi tìm người có bò,

nhặt được sợi dây phải đi tim chủ sợi dây.

Nhưng nếu trăng đã tàn, năm đã hết mà không tìm ra,

người bắt được có thể ăn thịt con vật.

Thời gian quá ba năm, vật bắt được sẽ thuộc người bắt được.

Trường hợp biết được người chủ thì phải trả cho chủ,

 chủ phải thưởng người bắt được,

đền bù công lao giữ gìn chăm sóc.

Vật bắt được lâu, thưởng nhiều,

vật mới bắt được, thưởng ít.

(LT Êđê)

- Bắt được mà hoá ra ăn cắp.

Hắn nhặt được của người ta, mà hắn không hé miệng nửa lời,

hắn không báo cho dân làng rằng dã nhặt được của.

Của bắt được, hắn lấy lá ktu, lá ênăm phủ lên,

hắn giấu đi hòng đánh cắp của người ta.

Đứng dưới gối cây ktong, hắn không kêu lên,

đứng dưới cây dầu rái hắn cũng không lên tiếng,

hắn không báo cho người tù trưởng nhà giàu hay biết.

Hắn kín hơi, kín tiếng, hắn giữ kín quả bầu với cả hạt trong đó.

Như vậy là hắn có tội.

Mất bò, mất trâu người ta đã đi tìm,

mất đồ đạc này nọ, người ta đã mò hỏi,

nhưng người bắt được là ai, vẫn không thấy.

Người ta đã hỏi khi mới sáng dậy, khi mặt trời đứng bóng,

Hỏi ngày hôm nay, hỏi cả ngày sau, may ra đã biết được.

Thế là phải bắt hắn trả gấp ba, thêm một cái trước và một cái sau.

Hắn phải đền tội như là một tên ăn cắp,

một tên đêm hôm vừa bước đi, vừa lấm lét nhìn chừng.

(LT Êđê)

Chng lười biếng

Rẫy không làm, chiếu nằm không kết

Gọi đi làm cỏ chạy núp bụi tre

Bảo đi canh, không đến bãi chông

Mời ăn cơm thì lại nhanh nhảu

Muốn có rẫy phải chịu khó làm

Muốn ăn thịt sóc thì phải làm ná

Muốn ăn cá thì phải đan rớ

Muốn ăn chuột thì làm bẫy ống

Bảo làm cỏ nói đất cứng quá

Bảo giã lúa, nói lúa cứng quá

Bão đi rẫy không thấy ở rẫy

Thăm bãi chông cũng không đến chông

Khi đi rừng không thèm hái rau

Đi chăn trâu không thèm chặt đọt

Đi bờ suối không lấy trứng kỳ nhông

Sáng thức dậy vơ lo giã lúa

Chồng ngồi hơ lửa co ro

Khi đến bữa là lên ăn cơm

Thấy nhà nào nó cũng vào được

Bon nào nó cũng vào được

Cơm nhà ai nó cũng ăn được

Vợ con không thèm ngó tới

Vợ có quyền ly dị

Lợn cưới sẽ mất

Ché cưới sẽ mất

Nhà chồng không được thắc mắc

Vợ có quyền đi lấy chồng khác.

(LT Mnông)

  1. Giá trị đoàn kết cộng đồng

Làm rẫy chung một vạt

Làm nhà chung một bon

Giếng nước chung một nguồn

Lạt muối giúp đỡ nhau

Thiếu lúa giúp đỡ nhau

Có thịt chim chia nhau

Có chim nhỏ ăn chung

Ngủ không yên rủ nhau

Làm rẫy giúp nhau

Kiếm ăn cùng đi

Chết chôn giúp, đau ốm chăm sóc

Không tranh cây củi gùi nước

Lấy cắp cá đơm là xấu

Voi ăn chuối, trâu ăn lúa

Gà ăn lúa, chó ăn cơm

Cần nhắc nhở với nhau

Lợn sai (thì) đập, trâu sai (thì) giết

Người sai (thì) đánh là xấu.

Uống rượu say mất lòng nhau

Khi giận thì nói, hết giận lại hoà

Không phạt chiêng to

Không phạt ché quý

Có thịt thú rừng chia nhau

Sai trái không chấp nhau.

(LT Mnông)

- Làm nhà chung vách

Làm rẫy chung bờ

Chăn trâu chung bãi cỏ

Làm rẫy giúp nhau, giã lúa giúp nhau

Hư rẫy giúp nhau

Hư chòi giúp nhau

Thú rừng phá lúa giúp nhau

Dưa, bầu mọc trong rẫy

Bò qua họ, họ hái

Bò qua mình, mình thu

Ớt xanh, cà non

Chuối xanh, mía non

Lạt muối, thiếu gạo

Mình thiếu xin nhau

Ai thiếu giúp nhau

Cây ớt, cây cà không cột, không ràng

Quả dưa, quả bí, không che

Cỏ lúa giúp nhau làm

Lúa chín, giúp nhau tuốt

Ăn gà nhỏ chia nhau

Uống rượu nhỏ chia nhau

Sai trái nhắc nhau

Có ý hay bàn bạc cùng nhau.

(LT Mnông)

- Oải nặng mang giùm, nước nặng gùi giúp,

công việc nương rẫy muộn màng,

phải giúp nhau làm kịp thời vụ,

ai ốm, ai đau, phải được mọi người trông nom săn sóc.

Khi người ta còn sống, thì ché rượu phải có đông người đến uống,

khi người ta chết, thì đám tang phải có đông người đến chôn.

Tục xưa ai quên phải nhắc giùm lại.

Tất cả phải nghe cùng một tai, cùng nói một miệng,

tất cả cùng một lòng một dạ.

Tất cả dân làng,

từ những người anh em, con cháu, đến kẻ ăn người ở,

tất cả mọi người ở đây và ở kia,

tất cả đều phải lắng tai nghe lấy điều này.

Có ai đó, dù là đàn ông hay đàn bà,

không chấp nhận tục xưa,

không tuân thủ những lời nhắc nhở.

Đó là kẻ có tội, phải đưa ra xét xử.

Hắn phải nộp phạt cho người đầu làng, giá trị một ko,

và phải cúng cho dân làng một con lợn một song.

(LT Êđê)

- Tê giác là kẻ thù, phải giúp nhau đánh đuổi,

Voi là kẻ thù, phải giúp nhau đánh đuổi.

Nếu kẻ thù là ma ác, quỷ dữ,

càng phải chung sức chung lòng giúp đỡ những người lâm nạn,

phải đến viếng thăm, cùng chia sẻ nỗi buồn đau.

Hễ nghe ai đó bị khó khăn, nguy hiểm,

là phải báo ngay cho mọi người biết để cứu trợ.

Thế mà hắn đã lặng thinh, im thít, bình chân như vại,

khi thấy cháy làng, nhà cửa, chòi lẫm bị thiêu,

hắn đã không chạy đến ngay, không tham gia cứu chữa.

Hắn làm như hắn là người lạ, không phải là người làng,

hắn xử sự như một người dưng.

Có địch, hắn không chém gấp,

thấy địch hắn vẫn không cùng bắn.

Chuyện nguy ngập xẩy ra buổi sáng,

đến chiều vẫn chưa thấy có mặt hắn.

Như vậy, hắn là kẻ có tội, phải đưa ra xét xử.

(LT Êđê)

  1. Giá trị bảo vệ môi trường sinh thái

Rừng là của chung

Đất là của chung

Suối nuôi cá là của chung

Cá dưới suối ai xúc cũng được

Bắt con ếch phải chừa con mẹ

Bắt con cá phải chừa con mẹ

Chặt cây tre phải chừa cây non

Đốt tổ ong phải chừa ong chúa

Thốc cá làm suối nghèo

Đánh ma lai dân làng tan rã

Bán con gia đình tan nát

Muốn ăn ếch, dùng ná mà bắn

Muốn ăn cá dùng rớ mà vớt

Không thuốc bằng lá kuau rle

Làm chết sạch cả tép cả cua

Bon làng có quyền khiếu nại

Ai thuốc cá có tội với làng

Tội thuốc cá không ai đền nổi.

(LT Mnông)

- Kẻ tàn nhẫn, hung ác, thô bạo,

giết hại không thương tiếc gia súc gia cầm.

Lăm lăm trong tay bó đuốc dài mấy gang,

hay bó rơm dài cả sải, ngực căng lên vì tức giận,

hắn tìm giết dã man không chút thương tiếc con vật người ta nuôi.

Miệng hắn ngoác ra như miệng đó, miệng đơm,

mồm hắn quai ra to như cái nia, cái nong.

Hắn là con người không thể khuyên bảo được.

Đã đến lúc phải từ bỏ hắn, vứt di như vứt cọng guột xuống bùn,

như đổ một mớ bã rượu,

chẳng còn ai luyến tiếc hắn.

Như con lợn, con trâu để cúng thần,

đã gây ra tội ác thì hắn phải mất mạng.

(LT Êđê)

- Kẻ đánh đập một cách vô cớ, giết hại một cách không có lý do,

súc vật của tù trưởng nhà giàu, súc vật của người anh em dân làng,

như vậy là hắn ganh tỵ không đâu với tổ tiên, với các thần.

Nếu hắn làm chết một con vật to bằng con lợn, thì phải trả giá:

thay cho đầu con lợn là một cái nồi ba,

thay cho 2 tai lợn là 2 thỏi thép,

thay cho bốn chân lợn là bốn ko,

Nếu là con vật lớn như con ngựa, bò, trâu,

mà chỉ bị thương thì hắn phải lo thuốc thang chạy chữa.

Khi con vật lành, hắn phải cúng giàng cho con vật,

một con lợn và một ché rượu.

Nếu như con vật chết thì hắn phải trả giá:

thay cho đầu con vật là một cái nồi ba,

thay cho hai tai con vật là hai thỏi thép,

thay cho bốn chân con vật là bốn nô lệ.

Bao giờ cũng vậy, hắn phải đền thêm hai,

một trước, một sau, thành ba.

Hắn là kẻ to gan lớn mạt, đòi vượt cả núi cao.

Vì vậy phải đưa hắn ra xét xử.

(LT Êđê)

- Khi đốt rẫy phải báo cho nhau biết

Nếu đốt lén, lửa cháy lan

Lửa ăn sang rẫy người khác

bị cháy rẫy, cháy lúa người khác

Người đốt rẫy có lỗi

Phải cúng bằng vịt, bằng chó

Chòi cháy phải đền.

(LT Mnông)

- Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi,

đàn bà thường đốt lửa bậy bạ,

có những người đốt lửa mà làm như kẻ điếc, kẻ đui.

Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi,

đàn bà thường đốt lửa bậy bạ,

có những người đốt lửa mà làm như kẻ điên kẻ dại.

Cây le đang đâm chồi thế mà họ chặt mất ngọn,

 

cây lồ ô đang đâm chồi mà họ chặt mất đọt.

Cả rừng le bị cháy khô, cả rừng lồ ô bị cháy trụi,

Hang thỏ, hang chồn đều bị thiêu sạch.

Vì vậy có chuyện nghiêm trọng phải xét xử.

Ai có con thì phải dạy con,

ai có cháu thì phải dạy cháu,

kẻo có khi đi hái củi mà không biết đi,

đi suối lấy nước mà không biết đi,

E rằng họ sẽ đốt đuốc cầm theo.

E rằng lửa sẽ cháy lan, thiêu trụi cả xóm làng người ta,

thiêu trụi cả chòi, cả kho lúa người ta đã dựng lên trong rừng.

Cho nên nếu biết được,

con đàn bà ấy là ai, thằng đàn ông ấy là ai,

thì việc xét xử buộc phải bồi thường nặng.

(LT Êđê)

  1.  Kết luận

Luật tục là một bộ phận quan trọng của văn hoá pháp luật, trong việc góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Nó ra đời từ xã hội “bình minh của loài người”, lúc chưa có sự thống trị và bóc lột, toàn cộng đồng sống theo nguyên tắc “đoàn kết, bình đẳng, tương trợ”.

Do vậy luật tục cũng có những đặc điểm và giá trị của xã hội trên. Đặc điểm của văn hoá luật tục là sự tôn trọng, tinh thần trách nhiệm của cộng đồng đối với luật tục và tinh thần khoan hoà đối với lầm lỗi. Nó có các giá trị nhân văn, gíá trị giáo dục đạo đức, giá trị đoàn kết cộng đồng và giá trị bảo vệ môi trường sinh thái.

Với những đặc điểm và giá trị trên, văn hoá luật tục rất cần cho xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta cần tiếp thu, kế thừa luật tục bằng hai phương thức: học tập các ưu điểm của nó và đưa luật tục vào đời sống ở những xã hội thích hợp.

P.Đ.N.

(2007)

 

Văn hoá pháp luật của người dân nông thôn ở Việt Nam: một số vấn đề

lý luận và thực tiễn

Ths. Nguyễn Văn Cương

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

  1. Đặt vấn đề

Nghiên cứu để vẽ nên một bức tranh chính xác về “văn hoá pháp luật” của người dân nông thôn là vấn đề khó và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.

Cái khó này xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau.

Có cái khó xuất phát từ vấn đề lý luận:   

Có cái khó xuất phát từ thực tiễn ...

  • Hiện nay có nhiều cách nhìn khác nhau về đời sống của người dân ở nông thôn.

Có quan điểm ngợi ca cuộc sống nơi thôn dã với tính chất ngây thơ hồn nhiên của người dân nông thôn. Có quan điểm coi thành thị mới là nôi của văn minh, coi nét đặc sắc về kỹ nghệ, tổ chức của đời sống công nghiệp thành thị là siêu việt hơn hẳn tình trạng lạc hậu vốn có của khu vực nông thôn[77].

Chuyện xảy ra sự khác biệt về quan điểm như vậy không phải chỉ xảy ra ở riêng nước ta mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

... Một điều rất đáng suy ngẫm là nếu nghiên cứu kỹ văn kiện của Đảng ở nước ta, chúng ta sẽ thấy, chủ trương “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần... nhưng vấn đề “đô thị hoá” hầu như không được đề cập... Điều đó cho thấy, “công nghiệp hoá, hiện đại hoá’ sẽ được coi là xu hướng phát triển tất yếu nhưng việc “đô thị hoá”có phải là xu thế phát triển tất yếu như vậy không, vẫn là vấn đề gây tranh cãi...

Dù quan điểm lý luận hoặc quan điểm chính thống về mặt chính trị như thế nào, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận thực tiễn rằng, quá trình “đô thị hoá” đang diễn ra khá mạnh mẽ ở nước ta... Các quy hoạch, kế hoạch phát triển của không ít địa phương trong cả nước...vẫn đặt ra mục tiêu nâng cấp khu vực này, khu vực kia thành “đô thị” loại cao hơn (chẳng hạn, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đổ thị loại VI).

Văn bản pháp luật nước ta cũng đã nêu rõ tiêu chí để xếp một vùng lãnh thổ là “đô thị” hay “nông thôn”:

Việc nghiên cứu văn hoá pháp luật của người dân nông thôn ở nước ta còn gặp những khó khăn khác:

  • Một là, “nông thôn” là hình ảnh của xã hội truyền thống của nước ta cho tới tận ngày nay. Có thể thấy rằng, cho tới tận hiện nay, Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia công nghiệp. Theo mục tiêu phấn đấu đặt ra hiện nay của Đảng và Nhà nước ta, phải hơn 1 thập kỷ nữa (đến năm 2020), Việt Nam mới “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[78], vấn đề thế nào là nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn tiếp tục là chủ đề gây tranh luận cho tới tận ngày nay[79].
  • Thứ hai, trong các công trình lý luận ở nước ta hiện nay, một quan điểm được thừa nhận khá rộng rãi rằng, nhu cầu “trị thủy” và “chống giặc ngoại xâm” là hai trong số những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời sớm của Nhà nước ở nước ta (chứ chưa phải là vấn đề phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp như quá trình ra đời của nhà nước trên thế giới)[80]. Giáo sư Phan Ngọc, trong tác phẩm “Một thức nhận về văn hoá Việt Nam” có đoạn “trong vấn đề quan hệ địa lý, người Việt Nam có ý thức mình là người nước Nam, nghĩa là ở phía Nam Trung Quốc”, thực tiễn lịch sử đã dạy cho người Việt Nam “phải biết cảnh giác với Trung Hoa bằng một ý thức thường trực”.

Nhu cầu “trị thủy” tạo nên ý thức cộng đồng cho dân tộc Việt Nam. Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá “lúa nước”.

Nhu cầu “chống giặc ngoại xâm”, chống xu hướng “đồng hoá” đã tạo nên “ý thức đoàn kết”. GS Phan Ngọc khẳng định “từ cái ngày người Việt xuống đồng bằng lấy nghề lúa nước làm phương thức kiếm sống, theo nhiều sách báo nói là vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, họ đã phải đào sông dẫn nước, đắp đê phòng lụt, hết chống hạn lại đến chống lũ lụt, thực tình nếu không tạo nên được những cộng đồng thống nhất, đoàn kết keo sơn, mọi người no đói có nhau, thì không thể nào tồn tại được”[81].

  1. Một vài nét phác hoạ về bức tranh nông thôn hiện nay ở nước ta

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề rất lớn có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trước đây, hiện nay và cũng như sau này, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nhân tố bảo đảm thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp phải hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng và cả nước; khai thác thuận lợi trong hội nhập quốc tế; phát huy cao nội lực trong nông thôn, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường, vươn lên của nông dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, đời sống văn hoá phong phú.

Sau hơn 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo; xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh; trình độ khoa học - công nghệ được nâng cao. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện. Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, sức cạnh tranh thấp; chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản thấp. Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn nhìn chung còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn; tỉ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc...

Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh : Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triến. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng và cả nước.

Trong những năm tới phải xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo tốt môi trường sinh thái; hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn để không thua kém xa so với các đô thị.

Trên cơ sở phân tích, làm rõ các mục tiêu cần đạt được từ nay đến năm 2020 và trước mắt đến năm 2010, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và xác định các nhóm giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện, trong đó đặc biệt lưu ý các giải pháp về quy hoạch (đất đai, sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng nông thôn mới); xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; đổi mới hoạt động các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn...

Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định ra Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hiện nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đang có nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng phải đối phó với không ít khó khăn, thách thức cả trong nước và từ quốc tế. vấn đề đặt ra là phải giải quyết đồng bộ và có hiệu quả cao, khắc phục yếu kém, khó khăn, nắm bấc thời cơ, vượt qua thử thách, đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển nhanh, phấn đấu đạt đến mục tiêu : nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, đặc biệt, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn, nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiển tiến trong khu vực, đủ bản lĩnh chính trị, thực sự làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nên nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công - nông - trí, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là mục tiêu tổng quát. Chúng ta cần cụ thể hoá thành các mục tiêu cho các giai đoạn đến năm 2010, 2020 cả về định tính và định lượng để phấn đấu.

Trong thời gian tới, chúng ta phải tập trung xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng vùng; coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ lâu dài diện tích đất lúa, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn hiện đại gắn với phát triển các đô thị; giải quyết việc làm cho nông dân, thực hiện đồng bộ chiến lược xoá đói, giảm nghèo, nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là những vùng khó khăn; tổng kết, rút kinh nghiệm, đối mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đột phá để công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn; đồi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách huy động cao các nguồn lực để phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ to lớn này, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn, nhất là Hội Nông dân Việt Nam. Phải tập trung nâng cao trình độ mọi mặt của nông dân, hình thành và thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công - nông - trí trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân, phát huy các quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng nông thôn. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề lớn, nhiều khó khăn, phức tạp. Chỉ khi vấn đề này được giải quyết một cách thoả đáng thì sự nghiệp ổn định và phát triến của đất nước ta mới thực sự lâu dài, bền vững.

III. Người dân nông thôn và pháp luật

a. Pháp luật giao thông qua con mắt của người dân nông thôn

Đời sống nông nghiệp với nền kinh tế hàng hoá sơ khai đã không khuyến khích hệ thống giao thông phát triển. Các cuộc hôn nhân gần gũi trên xóm dưới làng cũng không khuyến khích người dân nông thôn “xê dịch” nhiều.

Chính vì thế, kinh nghiệm tham gia giao thông của người dân nông thôn khá đơn giản. Phương tiện giao thông chủ yếu của người dân nông thôn trước đây là các loại phương tiện thô sơ như xe đạp, xe thồ, xe cải tiến, xe bò, xe ngựa, xe trâu... Ngoài ra, đi bộ cũng là cách di chuyển phổ biến của người dân nông thôn.

Làm quen với các phương tiện giao thông cơ giới hoá, nhất là các phương tiện hiện đại như xe ô tô, tàu hoả, máy bay v.v. không phải là điểm đặc trưng của người dân nông thôn.

Gần đây, do đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, nhu cầu giao thông của người dân cũng tăng lên. Không ít người dân nông thôn đã chọn lựa được loại phương tiện giao thông hợp với túi tiền của mình và khá tiện dụng là xe máy hoặc một số loại phương tiện cơ giới thô sơ (như xe công nông V.V.). Ngày càng nhiều người dân nông thôn sử dụng các phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông trên các tuyến đường lớn (quốc lộ, tỉnh lộ). Với kinh nghiệm và kỹ năng giao thông còn hạn chế, không ít người dân nông thôn đã gặp tai nạn khi tham gia giao thông. Một số loại phương tiện giao thông như xe kéo, xe công nông - vốn là những phương tiện vận tải khá hữu ích, khá phù hợp với các cung đường ở vùng nông thôn, lại trở thành nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm. Chính vì thế, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các loại xe kéo, xe công nông bị cấm lưu hành.

Việc cấm xe công nông đã gây phản ứng đối với không ít người dân nông thôn. Trên thực tế, hiện nay, mặc dù lệnh cấm đã được ban hành được hàng năm trời, nhưng không ít vùng nông thôn, bóng dáng chiếc xe công nông vẫn còn hiện hữu.

Chính quyền ở nhiều nơi cũng chấp nhận điều đó như một thực tế khách quan bởi trong sự đánh đổi giữa “đảm bảo an toàn giao thông” với “tính tiện lợi của phương tiện vận tải thô sơ” này, dường như tính tiện lợi đã thắng thế.

Vấn đề sử dụng mũ bảo hiểm đối với người dân nông thôn cũng là điều khá thú vị. Chúng tôi đã phỏng vấn người xe ôm: “tại sao chiếc mũ dành cho khách” không có quai? (hoặc quai bị hỏng)? Trả lời: “mũ chỉ để tránh cảnh sát giao thông” (mũ bảo hiểm không phải là thứ để bảo vệ, mà chỉ là đồ “qua mặt”, “đối phó” với cảnh sát giao thông, để tránh bị phạt)?

Tư tưởng này cho thấy nhận thức của không ít người dân nông thôn về biện pháp buộc sử dụng mũ bảo hiểm: họ vẫn làm theo quy định của pháp luật, nhưng làm theo không đến cùng hoặc không nhất thiết đồng ý với những lý do của việc buộc đội mũ bảo hiểm mà nhà nước đã đưa ra.

  1. Việc áp dụng chế độ hợp tác xã tràn lan

Nông thôn nước ta đã từng là nơi được áp dụng nhiều chính sách, pháp luật quan trọng. Ket quả của các đợt áp dụng chính sách, pháp luật mang lại nhiêu điều. Kèm theo những lần áp dụng chính sách, pháp luật mới là những bài học, trong đó có cả bài học về thành công và bài học thất bại. Bài học về thành công của quá trình khoán hộ (khoán 100 và khoán 10) theo đó người nông dân và các hộ gia đình nông dân được công nhận là chủ thể đích thực của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân phối nông phẩm đã khuyến khích người nông dân hăng hái đầu tư, gia tăng sản xuất. Từ một quốc gia thiếu đói về lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhiều thứ hai trên thế giới là thành quả của quá trình cải cách, đổi mới theo tinh thần công nhận quyền tự chủ trong sản xuất của người dân ở nông thôn. Ví dụ đó cho thấy tính nhạy cảm của người dân ở nông thôn đối với vấn đề sở hữu, vấn đề quyền tài sản - một vấn đề pháp lý trọng tâm của pháp luật.

Quyền sở hữu là đặc quyền của chủ sở hữu tiếp cận các nguồn lực nhất định trong xã hội. Chủ sở hữu là người có thể tiếp cận một cách đầy đủ nhất (so với các chủ thể khác ưong xã hội) đối với các nguồn lực trong xã hội mà họ sở hữu (các tài sản yật chất và tài sản trí tuệ). Các quy định về sở hữu - có ảnh hưởng trực tiếp tới “động lực làm việc”, “động lực sáng tạo”, “động lực làm ăn, kinh doanh” của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Chẳng hạn, giả sử tồn tại quy tắc ứng xử của xã hội là “người nào có tài sản và có lao động làm tăng tài sản thì tài sản gia tăng sẽ thuộc về người khác” thì chắc chắn, người có tài sản cũng không có ý định lao động để làm gia tăng giá trị của tài sản. Điều này cho thấy, cơ cấu sở hữu trong xã hội có mối quan hệ với quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước.

Việt Nam đã từng có nhiều kinh nghiệm hay về vấn đề này: đó là những kinh nghiệm được trả học phí khá đắt trong giai đoạn tiền đổi mới (1975- 1985). Mô tả dưới đây trong một cuốn sách của GS. Hoàng Chí Bảo về tình hình sản xuất nông nghiệp và kinh tế hợp tác trong giai đoạn đó là một minh chứng điển hình: “Người lao động có thái độ thờ ơ với công việc chung của hợp tác xã, ruộng đất, tài sản của hợp tác xã không được xã viên quan tâm, họ phải dồn vốn liếng và sức lao động vào mảnh đất 5% và tìm nguồn thu nhập để tồn tại. Quy mô hợp tác xã càng mở rộng thì lãng phí càng lớn, tình trạng vô chủ gia tăng đến mức nghiêm trọng tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm; tài sản, vốn qũy thất thoát; diện tích đất hoang hóa ngày càng tăng và phổ biến ở nhiều hợp tấc xã; sản xuất nông nghiệp sa sút liên tục và nghiêm trọng; mức thu nhập của xã viên giảm. Nhà nước phải đưa gạo về chi viện, cứu đói cho nông dân ngày càng nhiều. Trên thực tế, thu nhập từ kinh tế tập thể giảm đi rõ rệt, chỉ còn 30-40% tong thu nhập của hộ xã viên, có nơi chỉ còn 16-20% so với thu nhập của hộ xã viên[82]”.

  1. Vấn đề xác lập hương ước

Có một điều khá thú vị là gần đây, khi cuộc sống nông thôn ngày càng đi vào ổn định, phong trào xây dựng lại hương ước lại được đặt ra. Có thể nói rằng, việc khôi phục lại các loại hương ước truyền thống, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong làng đối với công việc chung của làng (chẳng hạn công việc về lễ hội, công việc xử lý tình huống chung của làng: ma chay, hiếu hỉ v.v.) là một nét văn hoá pháp luật rất đáng lưu ý.

Chúng tôi cho rằng, việc khôi phục lại hương ước chính là những biểu hiện của tính ổn định xã hội... Pháp luật, ở một chừng mực nhất định là biểu hiện của sự ổn định xã hội, thì hương ước cũng vậy.

  1. Vấn đề bầu cử thay (trong các cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, trừ bầu cử trưởng thôn, bầu cử cấp xã).

Quan sát các cuộc bầu cử ở nước ta tại một số vùng nông thôn, có thể thấy rằng, hiện tượng trong một gia đình, một người đi bầu cử thay cho cả hộ không phải là ít gặp. Điều này gợi ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ về cách nhìn của người dân nông thôn với các cuộc bầu cử ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để có thể rút ra các kết luận chính thức về vấn đề này, việc thiếu các khảo cứu sâu, nhất là các cuộc khảo sát xã hội học sẽ là điều rất không nên.

  1. Vấn đề sử dụng hợp đồng (khế ước)

Kỹ năng sử dụng khế ước không phải là vấn đề lớn đối với người dân ở nông thôn. Với bản tính mộc mạc, chất phác, nhiều người dân không nhìn các bản hợp đồng như những công cụ hoạch định, kế hoạch hoá cuộc sống của mình (Với lối sống giản dị, kỹ năng lao động giản đơn, tính kế hoạch hoá thấp, chuyện sử dụng hợp đồng để quản trị các quan hệ xã hội, quản trị các kế hoạch tương lai cho mình không phải là chủ điểm được người dân ở nông thôn thực sự để ý).

Gần đây, ở một số tỉnh, trước tình trạng lãi suất ngân hàng có biến động bất lợi cho ngân hàng, một số ngân hàng đã cho cán bộ xuống thuyết phục dân thoả thuận lại hợp đồng với lý do “nhà nước thay đổi chính sách”. Không ít người dân do không hiểu hết quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng của mình, lại được thuyết phục rằng, sự thay đổi lãi suất là do nhà nước quy định nên đã đồng ý. Trường hợp này, người dân đã bị thua thiệt do thiếu các hiểu biết cần thiết về pháp luật hợp đồng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dân ở nông thôn lại không thực hiện đúng những cam kết mình đã ký. Chuyện người dân nông thôn phá vỡ hợp đồng cung ứng nguyên liệu sản xuất cho một số nhà máy:

Liên kết 4 nhà chưa “mặn”, Vì sao? (Bài của nhà báo Hoàng Sơn - Báo Nông thôn ngày nay số ra ngày 12/7/2005): Sau hơn 1.000 ngày có Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ (về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng), nhà nông vẫn chạy vạy như con thoi đế liên kết với 3 nhà còn lại (doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học)... Nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. “4 nhà” vẫn chưa có được những cái “bắt tay” mạnh mẽ. Vì sao vậy? Để tìm câu trả lời, ngày 28-6, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức hội thảo đẩy mạnh liên kết “4 nhà” ở 11 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo lời đề dẫn của Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Phạm Quang Tôn và ông Trần Phú Mạc (Trưởng ban Kinh tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam), chương trình liên kết “4 nhà ” đã mở ra cơ hội lớn cho nông dân tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hội nông dân các tỉnh, thành trong khu vực đã ký kết với Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty VIC đế mua phân bón, thức ăn chăn nuôi trả chậm cho nông dân... Nhà khoa học, Nhà nước cũng đã vào cuộc. Hiệu quả đã có, nhưng chưa phản ánh đúng tiềm năng. Thực tế, nông dân vân phải bán phần lớn nông sản cho tư thương.,.

Doanh nghiệp - nông dân vẫn “làm phiền” nhau: Theo ông Phạm Quang Tôn, tỷ lệ nông sản hàng hoá vẫn còn thấp. Tình trạng ép giá, phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra, làm thua thiệt cho cả hai bên, Nông dân đã ký hợp đồng cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp với giá ổn định. Khi thấy giá thị trường cao hơn, một số nông dân quay sang bán nông sản ra thị trường, khiến doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu. Ngược lại, một số doanh nghiệp lại lây những lý do về kiểm định chất lượng để hạ cấp, hạ giá sản phẩm làm cho nông dân bức xúc. Việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản cũng góp phần làm giảm lòng tin của 2 bên... Phân tích về vấn đề này, ông Nguyên Trí Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho rằng, hiện tượng vi phạm hợp đồng đã xảy ra phổ biến. Nguyên nhân chính là do Nhà nước quy định giá sàn cho nông sản. Mà quy định giá sàn chỉ mang ý nghĩa bảo hiểm cho nông dân, chứ không đảm bảo quyển lợi cho cả 2 bên... Một nguyên nhân khác là nông dân vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng tiểu nông, manh mún và thấy lợi trước mắt. Việc nông dân phá hợp đồng sẽ khiến doanh nghiệp mất lòng tin. Khi 2 bên đã mất lòng tin, không tương đồng lợi ích thì rất khó mà “liên kết” lâu dài. Theo ông, vai trò của Hội nông dân Việt Nam trong việc tuyên truyền, vận động và thuyết phục nông dân hiểu ra vấn đề, tôn trọng hợp đồng đã ký có ý nghĩa rất quan trọng.

Liên kết trách nhiệm nhiều hơn là lợi ích: Tiến sĩ Tạ Minh Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nhận định: Chương trình liên kết 4 nhà đã bước sang năm thứ 3, nhưng chỉ có một vài điển hình thành công đủ mặt “4 nhà” như Nhà máy đường Lam Sơn. Phần lớn liên kết còn lại thực chất là những liên kết tay đôi (nhà nông - doanh nghiệp, nhà nông - nhà nước, nhà nông - nhà khoa học). Và rõ ràng, những liên kết kiểu này chưa thể phát huy tối đa sức mạnh 4 nhà... Tiến sĩ Tạ Minh Sơn, ông Nguyên Trí Ngọc và nhiều ý kiến khác nói rằng, đến bây giờ lý luận về vai trò của 4 nhà vẫn chưa thật rõ. Ai là người chủ trì trong liên kết 4 nhà? Liên kết ở đây là giúp đỡ nhà nông hay liên kết để cùng chia lợi, cùng chịu thiệt? Hiện nay, liên kết 4 nhà vẫn chưa mặn mà là vì nó đang thiết lập trên trách nhiệm nhiêu hơn là lợi ích, trong khi phải lấy lợi ích làm tiêu chí căn bản. Quan hệ nhà nông - nhà khoa học cũng vậy. Theo ông Lã Xuân Lý - Cục trưởng Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn, hiện mối quan hệ này đang như là sự giúp đỡ, bao cấp chứ chưa phải là đối tác cùng lợi ích, vì vậy chưa khuyến khích nhà khoa học đến với nông dân.

“Nhà nước” còn nhiều việc phải làm: Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho răng, Nhà nước có vai trò rất lớn, nhưng chưa thể hiện hết vai trò này. Hiện vẫn chưa tạo ra được hành lang pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các nhà. Khi có tranh chấp chỉ có hoà giải, nếu hoà giải không xong thì... đế đấy! Nhiều đại biểu cho rằng, nhà nước phải đứng ra làm trọng tài để giải quyết chuyện này! Về những chính sách cho nông dân vay vốn, ông Phạm Hữu Cờ - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: Chính phủ nâng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp từ 10 lên 15 triệu đồng; quy định mức vay không bảo đảm bằng tài sản đối với những hộ làm ngành nghề, nhất là khi chủ trương “mỗi làng 1 nghề” đang được xây dựng (hiện đối tượng này chưa hề được quy định). Ông Cờ nói, Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cấp “sổ đỏ” đế nông dân dẽ dàng vay vốn thế chấp đầu tư mở rộng sản xuất. Nhiêu doanh nghiệp khác kiến nghị Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp thu mua nông sản để đảm bảo tiêu thụ cho nông dân ngay cả khi giá thị trường biến động xấu... Ông Chu Văn Thước - Phó Giám đốc Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển cho rằng: Hiện nay, Quyết định 80 đã có, nhưng các Bộ, ngành và chính quyền địa phương nhiều nơi chưa quan tâm nên chỉ còn liên kết 3 nhà, 2 nhà khiến doanh nghiệp không yên tâm đầu tư cho nông dân… Đại biểu Nguyễn Xuân Quý (xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình) góp ý: Nhà nước cần quy hoạch sản xuất nông nghiệp hợp lý hơn để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Sản phẩm hàng hoá ở đây là sản phẩm có chất lượng cao, được chế biến và có sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều đại biểu nông dân cũng cho rằng việc quy hoạch cần gắn với nội dung liên kết 4 nhà. Còn nếu 4 nhà vẫn rời rạc như hiện nay, thì nông sản vẫn sẽ chỉ là sản phẩm thô và điệp khúc được mùa mất giá vẫn sẽ tiếp diễn. Hình ảnh quả vải thiều Hải Dương và quả dứa ở Bắc Giang chứng tỏ hiệu lực của liên kết 4 nhà vẫn còn rất hạn chế.

  1. Văn hoá pháp luật người dân nông thôn

Văn hoá pháp luật của người dân nông thôn không thể tách rời những nét văn hoá truyền thống ở nông thôn Việt Nam.

Nông thôn Việt Nam nơi lưu giữ nhiều truyền thống văn hoá tốt... nơi xuất thân của bao anh hùng, hào kiệt trong xã hội...Đạo nghĩa dân tộc: tình làng, nghĩa xóm:...Hiện tượng “gia đình hoá” các quan hệ xã hội:...Tính tự trị của cộng đồng “làng xã”....

Văn hoá pháp luật của người dân nông thôn cũng đang đứng trước những thách thức mới:

  • Nỗi lo về sự mai một một số di sản văn hoá pháp luật ở nông thôn: “hương ước” cổ ở làng xã nông thôn, do thiếu sự lưu giữ cần thiết trong những thời kỳ khó khăn của lịch sử (giai đoạn đói, giai đoạn chiến tranh, giặc dã v.v.).-. nay đã không còn?
  • Nỗi lo về sự mai một một số di sản văn hoá pháp luật ở nông thôn: khi những di sản ấy được thể hiện dưới dạng chữ Hán cổ (nay rất ít người có khả năng đọc được): trong đó, phải kể đến những lời khuyên về lẽ sống của người xưa hoặc những tôn vinh của người xưa đối với một số giá trị nào đó được thể hiện dưới dạng chữ Hán ở các Đình làng cổ, các chùa cổ... nay lớp hậu sinh không còn khả năng đọc và thẩm thấu...
  • Nỗi lo về sự chuyển biến quá nhanh (theo kiểu bề nổi) của quá trình đô thị hoá (dân di cư, phá vỡ kết cấu làng xã... mang theo cả tệ nạn xã hội về làng)...

Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không có ý định “giữ làng” bằng cách đóng cửa làng, ... thay vào đó, chúng tôi mong muốn, quá trình “mở cửa làng” hiện nay... cẩn có sự điều chỉnh hợp lý hơn...Quá trình mở cửa làng phải là quá trình có sự quản lý, có sự cân nhắc, tính toán, có sự tham gia tích cực, chủ động hơn của người dân nông thôn...

Phân tích dưới đây của nhà báo Hoàng Sơn, đăng trên báo Nông thôn ngày nay số ra ngày 28/8/2005[83] cho thấy trong các quan hệ họp đồng với người nông thôn: vấn đề hài hoà lợi ích vẫn là vấn đề quan trọng. Neu lợi ích không hài hoà, việc liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân sẽ rất khó thành công. Cụ thể:

Một trong những dẫn chứng rõ nhất là chuyện đầu tư trồng dứa ở Bắc Giang. Dự án này bắt đầu từ năm 2000, có sự tham gia của cả 4 nhà (nhà nông, nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học). Tỉnh Bắc Giang đã đầu tư hơn 15 tỷ đồng giúp ND 69 xã trồng dứa với kỳ vọng sẽ đưa vùng nguyên liệu dứa lên 3,000ha. Dứa nguyên liệu sẽ cung cấp cho Nhà máy Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang (thuộc Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội). Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện dự án, Nhà máy chỉ mua được 5-7% trong tổng số 8.000-10.000 tấn dứa nguyên liệu/năm. Dân phải bán ra ngoài hoặc cho doanh nghiệp khác với giá 200-500 đồng/kg, trong khi Nhà máy phải đánh xe vào tận Thanh Hóa mua thêm dứa. Lý do đưa ra là quả quá nhỏ, làm dứa đóng hộp thì cho vào máy gọt không được, còn chế biến nước dứa cô đặc thì dây chuyền công nghệ chưa đầu tư! Ông Trần Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy phân trần: “Với các loại cây rau ngắn ngày, chúng tôi đã phối hợp với nông dân rất thành công. Nhưng với cây dứa thì trục trặc vì thị trường, giá cả luôn biến động, chất lượng dứa dân trồng chưa đảm bảo...”.

Có thể thấy ngay ở đây vai trò của khuyến nông, nhà khoa học còn mờ nhạt, UBND tỉnh lúng túng khi chưa tìm thấy lối ra cho dự án, lợi ích của nhà nông và doanh nghiệp không điều hoà, chưa cùng gánh chịu rủi ro... Trong khi đó, Dự án dứa Đồng Dao (Ninh Bình) lại rất thành công. Nhà máy không thiếu nguyên liệu, nông dân không phải bán dứa ra ngoài với giá rẻ. Theo ông Đinh Cao Khuê - Giám đốc Cổng ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Giao, lý do chính là Công ty đã đầu tư công nghệ đồng bộ, theo dõi sát chuyển biến của giá thị trường để chọn giá mua vào hợp lý, bảo đảm cả doanh nghiệp và nông dân đều có lại.

Việc quy định giá sàn trong các hợp đồng cần uyển chuyển hơn nữa: Một ví dụ khác về hiệu quả liên kết thấp do quy định giá sàn cứng nhắc. Đó là liên kết 4 nhà ở Đồng Tháp trong việc tiêu thụ lúa chất lượng cao cho nông dân. Trong 2 năm 2002-2003, Đồng Tháp đã gieo cấy hơn 91.000ha lúa chất lượng cao. UBND tỉnh phân công 4 doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ với giá sàn 1.300 đồng/kg. Nhưng các doanh nghiệp chỉ tiêu thụ được 15% kế hoạch... Công ty Xuất nhập khẩu lương thực - vật tư nông nghiệp Đồng Tháp ký hợp đồng thu mua 4.500 tấn, nhưng cuối cùng chỉ mua được 150 tấn (dưới 7%). Nguyên nhân chủ yếu, theo các doanh nghiệp là do phương thức hợp đồng tiêu thụ nông sản theo giá sàn ký trước chỉ mang tính bảo hiểm cho nông dân, chứ chưa điều hoà lợi ích với doanh nghiệp. Khi giá xuống thấp hơn giá sàn, doanh nghiệp vẫn phải mua theo giá sàn, nông dân không cùng chịu rủi ro, khi giá lên cao, doanh nghiệp thường vẫn bám sát giả sàn khiến nông dân thấy thiệt mà bán ra ngoài, như vậy, chưa phải lời cùng ăn, lỗ cùng chịu. Ở Đồng Tháp, những nhược điểm này đang dần được khắc phục. Đến nay, các doanh nghiệp đã tiêu thụ được 50% lúa chất lượng cao qua hợp đồng cho nông dân. Một nguyên nhân khác khiến cho các doanh nghiệp ngại ký hợp đồng tiêu thụ nông sản là do sản xuất nông nghiệp thường gặp phải rủi ro do thiên tai, trong khi bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa có. Tuy nhiên, trong Quyết định 80 chỉ quy định chia sẻ rủi ro chung chung, chưa có điều khoản cụ thể, doanh nghiệp đành chọn cách “nắm đằng chuôi”. Bảo hiểm nông nghiệp sẽ là một nội dung mà 4 nhà phải hoạch định càng sớm càng tốt.

Thỏa thuận - cách giải quyết tranh chấp tốt nhất: Nông dân và doanh nghiệp rất cần nhau, nhưng vẫn xảy ra xung khắc khi không tương đồng lợi ích, vi phạm hợp đồng. Khi bị thiệt hại, cả 2 bên đều kêu ca, nhưng họ đều muốn hòa giải, thoả thuận chứ không muốn đưa ra toà xét xử. Ông Mai Khắc Mại-Giám đốc Công ty Chế biến rau quả Hà Tĩnh cho rằng: “nông dân vẫn là người chịu thiệt thời nhất khi có biến động, tranh chấp. Vì vậy nên thông qua các đoàn thể, chính quyền để hoà giải, giải quyết mâu thuẫn. Đưa nhau ra toà chỉ là cùng bất đắc dĩ. Mà toà có xử bồi thường thì nông dân như người không có tóc, khó mà thực hiện”. Đồng ý với ý kiến này, ông Huỳnh Huy Hoàng - Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp nói, quan hệ nhà nông - doanh nghiệp vẫn làm lợi cho 2 nhà nhiều hơn là thiệt. Vi phạm hợp đồng chỉ là số ít, chủ yếu là do thoả thuận chưa chặt chẽ, thông tin chưa đầy đủ về giá cả, thị trường... “4 nhà” cần phải giải quyết chuyện này trước. Một số doanh nghiệp tham gia 4 nhà cho rằng, dù làm ăn với nhau qua hợp đồng, nhưng cái quan trọng nhất để giữ chân nhau là chữ tín. “Trước mắt, chưa nên áp dụng hay bổ sung các chế tài khắt khe. Tuy nhiên, về lâu dài, đã làm ăn qua hợp đồng, cần có những điều khoản ràng buộc chặt chẽ. Nếu không, sẽ rất khó ký thêm hợp đồng mới”- ông Lê Quốc Phong - Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền nói.

  1. Kết luận

Ở một chiều cạnh nào đó, có thể nói văn hoá là phát triển. Văn hoá là giá trị không chỉ dành cho thế giới hiện tại mà còn là giá trị dùng để kiến tạo thế giới tương lai.

Văn hoá pháp luật của người dân nông thôn hiện nay trong bối cảnh nông thôn đang đi vào con đường hiện đại hoá cũng đòi hỏi đặt ra những câu chuyện về quản trị chính quyền, câu chuyện của lòng dân, của chữ tín, câu chuyện của pháp quyền.

Mặc dù vậy, sẽ có những bộ phận cư dân nông thôn, hài lòng với cuộc sống bình thường do nghề nghiệp mang lại, thích sống lối sống mộc mạc, giản dị, thì chữ “pháp” ở trong đầu của họ có thể không phải là thứ người dân quan tâm một cách thường trực nếu như chữ “pháp” ấy rời xa với “lẽ công bằng”, “sự giải phóng”, “trạng thái tự do”, không có áp bức và nhu cầu thường trực, thiết yếu của người dân.

 

VĂN HÓA PHÁP LUẬT VÀ KINH NGHIỆM XÂY DNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA TRUNG QUC1

Mao Xiaoxiao*

Tóm tắt

Văn hóa và pháp luật có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Văn hóa pháp luật có thể được định nghĩa là phong tục, tập quán, quan điểm, quan niệm, cách thức suy nghĩ và hành động định hướng cách ứng xử của các tầng lớp xã hội đối với pháp luật bằng những cách thức cụ thể (hoặc nhận thức đúng đắn hoặc nhận thức lệch lạc các giá trị pháp luật). Với cách nhìn như vậy, văn hóa pháp luật Trung Quốc được hiểu là những tập quán, thói quen, quan điểm, quan niệm tồn tại trong xã hội Trung Quốc, định hướng cách ứng xử của các tầng lớp xã hội đối với pháp luật.

Điều được thừa nhận rộng rãi là văn hóa pháp luật Trung Quốc có truyền thống bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, về mặt lịch sử, văn hóa pháp luật Trung Quốc có thể được bắt đầu tính từ thời nhà Hạ khi hình thái nhà nước và pháp luật đầu tiên xuất hiện. Vào thời Xuân Thu, Nho giáo cho rằng con người không bao giờ tồn tại với tư cách là một thực thể đơn độc. Nho giáo tin rằng cá nhân mỗi con người là một phạm trù đạo đức; những quy tắc đạo đức mà mỗi cá nhân phải phục tùng được gọi là luân lí (“Li”).

Văn hóa pháp luật Trung Quốc có ba đặc điểm cơ bản. Thứ nhất, văn hóa pháp luật Trung Quốc có yếu tố hạt nhân là văn hóa pháp luật công. Ngay từ thời xa xưa, “Hình”, “Luật” và “Pháp” (“Xing”, “Lv”, “Fa”) đều được được xem là luật hình sự. Chức năng duy nhất của các luật này là trừng phạt người phạm tội hoặc trả thù cho nạn nhân bởi lẽ, “Pháp” được xem là hình phạt và hình phạt đồng nghĩa với cái chết. Thứ hai, văn hóa pháp luật Trung Quốc có truyền thống né tránh việc kiện tụng. Văn hóa của người Trung Quốc, đặc biệt là của Nho giáo, cho rằng một xã hội lý tưởng là một xã hội hòa đồng, không có tranh chấp nảy sinh. Và ngay cả khi có tranh chấp nảy sinh, cũng không nên giải quyết tranh chấp bằng con đường kiện tụng. Thứ ba, Nho giáo đã yêu cầu một chuẩn mực có tính tập thể về mặt luật pháp. Một vài học giả đã nhận định rằng, chuẩn mực mang tính tập thể này là chuẩn mực của các nghĩa vụ. Với một chuẩn mực như vậy, người dân chỉ được hưởng rất ít quyền.

Người viết bài này cho rằng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật Trung Quốc chính là thái độ của người dân đối với các thiết chế luật pháp. Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên thái độ của người dân đối với các thiết chế luật pháp cũng đang ở trong trạng thái chuyển đổi. Một mặt, những yếu tố mang tính truyền thống vẫn tiếp tục tác động đến văn hóa pháp luật Trung Quốc; mặt khác, người dân Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi thái độ của mình đối với pháp luật.

Từ năm 1978, Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Điều không còn nghi ngờ là trong vài thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã gặt hái được những thành tựu vĩ đại trong công cuộc chuyển đổi của mình và ngày một hội nhập sâu rộng với thế giới, về xây đựng văn hóa pháp luật trong thời kỳ chuyển đổi ở Trung Quốc, có một vài kinh nghiệm đáng lưu ý, đặc biệt là sự chuyển đổi về mặt tinh thần luật pháp, từ “nhân trị” sang “pháp trị”. Do Trung Quốc mở cửa trở lại từ năm 1978 và cố gắng hội nhập với thế giới, các hoạt động hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài đã đặt ra yêu cầu phải bảo hộ về mặt pháp lý. Thêm vào đó, sự phát triển của nề kinh tế thị trường đương nhiên đòi hỏi phải có những nguyên tắc gắn với pháp quyền. Vì vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc đã xác định pháp luật với tư cách là nguồn của các quy định chính thống. Cùng với quá trình chuyền đổi, Nhà nước đã ban hành một số lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra một khung pháp luật chi tiết cho nền kinh tế được thị trường hóa.

Do còn thiếu những kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường, phần lớn các quy định nằm trong khung pháp luật chi tiết đó đều được “nhập khẩu” từ pháp luật của các nước có nền kinh tế thì trường phát triển hoặc từ những quy định của luật pháp quốc tế - cái được gọi là hệ thống các quy phạm cởi mở đã được toàn cầu hóa. Một vài học giả đã nhận định rằng việc cấy ghép các quy định pháp luật này vào hệ thống pháp luật Trung Quốc có thành công hay không phần nhiều phụ thuộc vào sự năng động, linh hoạt của văn hóa pháp luật. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là có những yếu tố của gắn với văn hóa pháp luật Trung Quốc mâu thuẫn với những quy định pháp luật đã được toàn cầu hóa. Vì vậy, tầm quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống - cái cần được phản ánh trong pháp luật Trung Quốc được đã được các học giả ghi nhận.

Một vài gợi ý cho Việt Nam xuất phát từ kinh nghiệm của Trung Quốc được đề cập trong bài viết này. Trước hết, khi tạo dựng văn hóa pháp luật cần phải tạo ra sự cân bằng, đồng bộ giữa cải cách kinh tế, cải cách luật pháp và chính trị. Điều hiển nhiên là cải cách về kinh tế sẽ đòi hỏi phải cải cách về mặt luật pháp, hướng tới một khung pháp luật theo định hướng của kinh tế thị trường. Khi tạo lập một khung pháp luật như vậy, văn hóa pháp luật cũng cần được hình thành phù hợp với định hướng pháp luật của nền kinh tế thị trường. Những cải cách kinh tế và luật pháp tiếp tục đặt ra nhu cầu phải cải cách chính trị theo đó chính quyền cần tuân thủ các quy định pháp luật do cơ quan làm luật ban hành. Điều này có nghĩa là tinh thần nhà nước pháp quyền cần được tôn trọng, và vì thế, sẽ tác động đến việc xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật. Thứ hai, tác giả bài viết này cho rằng pháp luật của nước ngoài có thể được cấy ghép vào hệ thống pháp luật của một quốc gia nhưng cần nhận thực rằng sẽ có một rủi ro mà các quốc gia gặp phải là sự không tương thích của pháp luật được du nhập với văn hóa của nước tiếp nhận. Kinh nghiệm của Trung Quốc về du nhập các cơ chế giải quyết tranh chấp là một ví dụ điển hình, theo đó việc xung đột giữa pháp luật được du nhập và văn hóa của nước tiếp nhận thường được gây ra bởi sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Chính vì điều này yếu tố văn hóa pháp luật luôn phải được xem xét trong quá trình du nhập pháp luật từ bên ngoài vào hệ thống pháp luật của một quốc gia.

Đặt vấn đề

“Văn hóa” được xem là một trong vài thuật ngữ có ý nghĩa phức tạp nhất trong ngôn ngữ Anh.[84] Việc đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chính xác thế nào là văn hóa pháp luật trở thành chủ đề của rất nhiều cuộc bàn luận.[85] Tuy nhiên, văn hóa được thừa nhận rộng rãi là thuật ngữ bao hàm các vấn đề như ngôn ngữ, tri thức, tôn giáo, phong tục, tập quán, nghệ thuật, công nghệ, hệ tư tưởng và các quy tắc.[86] Trong các công trình nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như xã hội học hoặc khoa học chính trị, văn hóa pháp luật có thể được định nghĩa từ góc độ của phong tục, tập quán, các giá trị, quan điểm, cách thức suy nghĩ ứng xử.[87] Theo Friedman, văn hóa pháp luật có thể được định nghĩa là “bộ phận của văn hóa nói chung - bao gồm phong tục, tập quán, quan điểm, quan niệm, cách thức suy nghĩ và hành động định hướng cách ứng xử của các tầng lóp xã hội đối với pháp luật bằng các cách thức cụ thể (hoặc nhận thức đúng đắn hoặc nhận thức lệch lạc các giá trị pháp luật)”.[88] Với cách tiếp cận như vậy, văn hóa pháp luật Trung Quốc được hiểu là phong tục, tập quán, quan điểm, quan niệm, cách thức suy nghĩ và hành động của người Trung Quốc định hướng cách ứng xử của các tầng lớp xã hội đối với pháp luật.

Bài viết này bao gồm ba phần. Phần thứ nhất của bài viết bàn về hoàn cảnh lịch sử và các đặc điểm cơ bản của văn hóa pháp luật Trung Quốc cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật Trung Quốc. Phần thứ hai của bài viết đề cập đến kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng văn hóa pháp luật trong thời kỳ chuyển đổi. Phần cuối của bài viết này bàn đến một vài kinh nghiệm trong quá trình xây dựng văn hóa pháp luật của Trung Quốc có thể phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

I. Tổng quan về văn hóa pháp luật Trung Quốc

Trong phần này tổng quan về văn hóa pháp luật Trung Quốc sẽ được đề cập thông qua việc giới thiệu một cách khái quát về hoàn cảnh lịch sử, các đặc điểm chính của văn hóa pháp luật Trung Quốc và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật Trung Quốc.

  1.  Hoàn cảnh lịch sử

Điều được thừa nhận một cách rộng rãi là văn hóa pháp luật Trung Quốc có truyền thống ảnh hưởng bởi Nho giáo. Vì vậy, khi nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử của văn hóa pháp luật Trung Quốc cần thiết phải tổng kết lại học thuyết về tư tưởng phù hợp để có thể hiểu được sự phát triển mang tính lịch sử của văn hóa pháp luật Trung Quốc.

Trước đời nhà Hạ, không có sự xuất hiện của bất kỳ hình thức nhà nước với tính chất là một tổ chức chính trị ở Trung Quốc. Vì vậy, cổ luật ở Trung Quốc cũng chưa xuất hiện vào thời kỳ này. Vào thời nhà Hạ (Xia, 2070 đến l600 trước công nguyên), hình thức nhà nước và pháp luật đầu tiên đã xuất hiện. Vào thời gian này do chiến tranh liên miên xảy ra giữa các bộ lạc, Hoàng đế bắt đầu sử dụng hình luật để trừng phạt các bộ lạc làm phản. Luật này được gọi là “Yu Xing”[89]. Sau đó, vào đời nhà Thương (Shang), luật này được gọi là “Tang Xing” và “Jiu Xing” ở đời nhà Tây Chu. Việc ban hành “Yiu Xing”, “Tang Xing” và “Jiu Xing” được xem là kết quả của các cuộc chiến tranh liên miên giữa các bộ lạc.

Ở thời kỳ Chiến Quốc (Zhan Guo), Nho giáo - một học thuyết tư tưởng quan trọng cho rằng mỗi cá nhân còn người không thể tồn tại như một cá thể riêng rẽ, đơn độc mà luôn buộc phải tồn tại trong các mối quan hệ qua lại như giữa bố với con, giữa các anh chị với em, vợ với chồng, giữa chủ với tớ và ngược lại. Trong khi thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm qua lại như vậy, mỗi người đều nhận ra trách nhiệm của cá nhân mình. Chính vì điều này rất khó có thể tìm được khái niệm con người trừu tượng trong học thuyết Nho giáo. Cá nhân mỗi con người Trung Quốc truyền thống là một phạm trù đạo đức. Trong một xã hội được định hướng bởi việc phải thực hiện những nghĩa vụ, mỗi cá nhân cần tuân theo giáo lý (“Li”) gồm tập hợp hàng loạt các quy tắc đạo đức, luân lý.[90]

Cùng thời kỳ này, còn có một học thuyết tư tưởng khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa pháp luật Trung Quốc. Đó chính là học thuyết Âm - Dương (Yin - Yang). Học thuyết Âm - Dương đã cố gắng gắn kết thiên nhiên với con người. Những người theo học thuyết này cho rằng cách ứng xử của con người có thể tìm thấy trong cách ứng xử của thiên nhiên vì con người là một phần của thiên nhiên. Trong sơ đồ Âm - Dương, hai mầu đen trắng gắn kết chặt chẽ với nhau, phản ánh mối quan hệ Âm - Dương, về khía cạnh văn hóa pháp luật, học thuyết Âm - Dương cho rằng người quản lý, cai trị thuộc về phần Dương, đối tượng bị quản lý thuộc về phần Âm, tương tự như trái đất nằm dưới trời. Chính vì vậy, điều hết sức tự nhiên là mọi người đều phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định mà người quản lý, cai trị mình ban hành ra.

Khi Hán Vũ cho phép Nho giáo được truyền bá một cách chính thống bằng con đường nhà nước, các học thuyết tư tưởng nêu trên có phạm vi áp dụng và ảnh hưởng rất rộng rãi nhờ sức manh của quyền lực nhà nước. Thông qua Nho giáo, những người theo tư tưởng pháp trị (legalist) đã đặt ra các công cụ và biện pháp quản lý, cai trị, các quy định pháp luật, các biện pháp trừng phạt, xử lý người vi phạm; những tư tưởng của học thuyết Âm - Dương đã củng cố việc duy trì quyền lực tối cao của hoàng đế và quan hệ thứ bậc theo chiều dọc trong xã hội.[91]

Băt đầu từ năm l840, do tác động từ phương Tây, Trung Quốc đã buộc phải mở cửa. Cũng từ thời điểm đó, Trung Quốc buộc phải thay đổi hệ thống pháp luật của mình phù hợp với tiêu chuẩn phương Tây. Chính vì điều này, hệ thống pháp luật của Trung Quốc đã bắt đầu quy định các biện pháp bảo vệ một cách bình đẳng quyền của các cá nhân. Mặc dù các học thuyết mang tính giáo lý của Nho giáo, các khái niệm truyền thống hầu như bị thay thế bởi các đạo luật ban hành từ đầu từ những năm 1920 và 1930, vẫn có những hạn chế trong việc thực thi các đạo luật có tính cách tân này. Vì vậy, pháp luật truyền thống của Trung Quốc, trong chừng mực nào đó, có lẽ vẫn còn được duy trì. Sự ra đời của các đạo luật có tính cách tân không chứng tỏ được rằng đã có một chế độ pháp quyền theo kiểu phương Tây tồn tại ở Trung Quốc.[92] Dù vậy, sự tự do về mặt ý chí của các chủ thể đã đưọc pháp luật Trung Quốc thừa nhận bởi ngày càng nhiều những người theo tư tưởng pháp trị của Trung Quốc cho rằng nền kinh tế thị trường luôn yêu cầu phải có những quy định pháp luật hợp lý.

Vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại năm 1978, khó có thể nói rằng Trung Quốc đã có hệ thống pháp luật theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã đặt ra nhu cầu phải bảo hộ về mặt pháp lý cho các hoạt động này. Dần từng bước, ngày càng nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhưng các giá trị pháp luật và ý thức pháp luật phát ưiển chậm hơn so với số lượng các văn bản pháp luật được ban hành.[93] Tháng năm 2001 Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO đánh dấu sự hội nhập toàn diện của mình với thế giới. Sự toàn cầu hóa yêu cầu pháp luật Trung Quốc về lĩnh vực thương mại và đầu tư phải đồng bộ với thực tiễn quốc tế. Tuy nhiên, tâm điểm của vấn đề không phải là việc phương Tây hóa pháp luật Trung Quốc mà là quốc tế hóa pháp luật Trung Quốc phù hợp với mục tiêu cải cách cơ cấu và kinh tế cũng như tự do hóa lực lượng sản xuất theo yêu cầu của thị trường.[94]

  1. Các đặc điểm cơ bản của văn hóa pháp luật Trung Quốc

Trong phần này, tác giả bài viết tập trung vào việc phân tích các đặc điểm cơ bản của văn hóa pháp luật Trung Quốc. Tuy nhiên, do Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi nền văn hóa pháp luật Trung Quốc có lẽ đã có sự thay đổi. Vì lẽ đó, các đặc điểm được đề cập ở đây là của văn pháp luật Trung Quốc truyền thống.

2.1. Đặc trưng của văn hóa pháp luật: văn hóa pháp luật công

Theo truyền thống, phần lớn pháp luật của Trung Quốc là pháp luật thành văn.[95] Ban hành luật thành văn đã có lịch sử hơn hai nghìn năm kể từ khi đạo luật đầu tiên “Fa Jing” được ban hành. Trong suốt hai nghìn năm qua, các đạo luật của Trung Quốc được gọi là “Pháp”, “Luật” hay “Hình” (Fa, Lv, Xing). Trên thực tê, ở các văn bản của cổ luật, ba thuật ngữ trên có cùng chung một ngữ nghĩa. Chẳng hạn, cuốn từ điển Er Ya giải thích “Hình đồng nghĩa với Pháp”, “Pháp đồng nghĩa với Luật”; Shuo Wen và Tang Lv Su Yi cũng đồng quan điểm như vậy.[96]

Trong văn hóa pháp luật Trung Quốc truyền thống, Hình, Pháp, Luật đều chỉ hình luật và “Fa Jing” là một ví dụ minh họa. “Fa Jing” có sáu chương gồm 'luật về tội cướp’ (Tao Fa), ‘luật về tội trộm cắp’(Zei Fa), ‘luật về tù nhân’ (Qui Fa), ‘luật về điều tra’ (Pu Fa), ‘điều khoản bổ sung’ (Za Fa) và ‘điều khoản chung’ (Ju Fa). Rõ ràng, “ Fa Jing” là một đạo luật hình sự. Cũng giống như “Fa Jing”, các đạo luật cổ khác đều là các đạo luật hình sự hoặc liên quan đến việc áp dụng luật hình sự. Tuy nhiên nếu so sánh với các đạo luật hình sự hiện đại, các đạo luật cổ này rất khác biệt. Chức năng duy nhất của các đạo luật cổ này là trừng phạt người phạm tội hoặc quy định các biện pháp trả thù cho nạn nhân, bởi lẽ “Pháp” được coi là đồng nghĩa với hình phạt, hình phạt là đồng nghĩa với cái chết.[97] Văn hóa pháp luật truyền thống cho rằng tội phạm chỉ có thể phòng chống được thông qua việc trừng phạt. Do vậy, cổ luật Trung Hoa đã quy định hàng trăm loại hình phạt mang tính chất hết sức hà khắc.[98] Mặt khác, ngay cả các quan hệ dân sự cũng được điều chỉnh bởi các quy định của luật hình sự. Vào thời Tây Chu, có nhiều quy định điều chỉnh quan hệ về vay nợ hoặc giao dịch buôn bán, theo đó nếu bên vi phạm hợp đồng sẽ bị trừng phạt bằng luật hình sự. Nói cách khác, mặc dù bản chất của những quy định pháp luật này liên quan đến các vấn đề về dân sự nhưng chúng vẫn chứa đựng yếu tố hình sự.[99]

Nhìn chung, cổ luật Trung Hoa phản ánh thuộc tính đặc trưng của văn hóa pháp luật công. Có thể có hai khía cạnh liên quan đến vấn đề. Thứ nhất, triết lý cổ điển của Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành thuộc tính văn hóa pháp luật đặc trưng này. Triết lý Trung Hoa cồ cho rằng pháp luật bắt nguồn từ mệnh lệnh của Trời (tian) và được xem như là biểu hiện của ý Trời (tian li). Thêm vào đó, ý Trời lại gắn với bản chất của con người (ren qing). Vì vậy, thể thống nhất của ba yếu tố ‘ý Trời’, ‘nhân bản’ và pháp luật trở thành đặc điểm có ý nghĩa quan trọng của văn hóa pháp luật Trung Quốc và nền tảng của thể thống nhất này là vấn đề nhân bản.[100] Triết học cổ điển Trung Hoa đã có nhiều luận bàn về vấn đề này. Thuyết Pháp trị (Fa Jia) cho rằng bản chất của con người là xấu. Nho giáo nhìn nhận vấn đề này theo cách nhìn toàn diện hơn. Khi bàn về bản chất con người một cách chung chung, trừu tượng. Nho giáo cho rằng bản chất của con người là tốt. Tuy nhiên khi xem xét vấn đề ở từng tình huống thực tế, Nho giáo lại có xu hướng cho rằng bản chất con người là xấu. Với cách nhìn như vậy, văn hóa pháp luật Trung Quốc truyền thống cho rằng văn hóa pháp luật công và việc nhấn mạnh vai trò của luật hình sự có tác dụng kìm chế bản tính xấu của con người.

  1. Định hướng giá trị của văn hóa pháp luật Trung Quốc: “né tránh việc kiện tụng”

Văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo cho rằng một thế giới lý tưởng là thế giới hòa đồng, không có tranh chấp nảy sinh. Thậm chí, ngay cả khi có tranh chấp nảy sinh, cũng nên không dính líu tới việc kiện tụng. Đây được xem là định hướng giá trị của văn hóa pháp luật Trung Quốc. Trong tiếng Hán, việc né tránh kiện tụng như vậy được gọi là ‘Wu Song’.

Định hướng giá trị như vậy được phản ánh rõ ràng trong nhận định của Lão Tử về luật pháp, thượng đế và con người “Fa Ren Di, Di Fa Tian, Tian Fa Tao, Tao Fa Zi Ran”. Mười ba từ này đã diễn tả một cách tinh tế cơ sở học thuật của ‘Wu Song’.[101] Thuật ngữ ‘Zi Ran’ (bản chất) có ý đặc biệt trong bối cảnh của văn hóa Trung Hoa truyền thống. Đây là thuật ngữ mang tính trừu tượng diễn tả sự hiếu biết của con người đối với thế giới cũng như bản chất của thế giới. Thượng đế, con người và luật pháp là một phần của thế giới này nên về cơ bản phải hòa hợp với nhau. Vì vậy, nhận thức này được xem là cách lý giải khá thuyết phục cho tâm lý né tránh kiện tụng.

Liên quan đển việc làm thế nào để né tránh việc kiện tụng, các triết gia cổ điển của Trung Quốc đã có ba cách nhìn khác nhau. Thứ nhất, Tao Jia cho rằng bản chất nguyên thủy của thế giới là rất hoàn hảo, không có mâu thuẫn, xung đột; tuy nhiên, do tính ‘xấu’ của mình, con người đã dùng đạo đức và pháp luật phá vỡ đi sự hoàn hảo đó. Luật pháp và đạo đức không bao giờ có thể giúp được con người trở lại sự hoàn hảo vốn có ban đầu của mình. Cách hữu hiệu duy nhất để giải quyết vấn đề này là vứt bỏ khỏi xã hội các quy tắc đạo đức và luật pháp; mâu thuẫn, xung đột chỉ có thể tránh được khi con người thực sự muốn quay trở lại trạng thái ban đầu của thế giới.[102] Thứ hai, Nho giáo cho rằng mâu thuẫn, bất đồng có thể được giải quyết thông qua việc nhấn mạnh vai trò của các quy tắc đạo đức. Khổng Tử đã tuyên bố rằng “tôi mong rằng các mâu thuẫn, bất đồng được giải quyết càng sớm, càng tốt!” (Ting Song, Wu You Ren Ye. Bi Ye Shi Wu Song Hu”. Khổng Tử tin rằng cách duy nhất để tránh mâu thuẫn, xung đột là củng cố, hoàn thiện các quy tắc đạo đức (Xiu Li). Trên thực tế, Khổng Tử không bao giờ phủ nhận vai trò của luật pháp, nhưng ông cho rằng củng cố và hoàn thiện các quy tắc đạo đức là cách thức quyết định để xây dựng một xã hội hòa bình, không có mâu thuẫn, tranh chấp.[103] Thứ ba, Fa Jia cho rằng mâu thuẫn, bất đồng, kiện tụng chi có thể tránh được nếu như có đạo luật hình sự nghiêm khắc nhằm phòng ngừa tội phạm. Hà Phi Tử cho rằng tội phạm chỉ có thể được loại trừ bằng những hình phạt nghiêm khắc (Yi Xing Qu Xing).

2.3. Chuẩn mực tập thể của pháp luật

Trong lịch sử, đơn vị cơ bản của một xã hội không phải là từng cá nhân mà là tập hợp các cá nhân; xã hội Trung Hoa cổ không phải là ngoại lệ. Cư dân trong xã hội lúc bấy giờ bao giờ cũng thuộc về một dòng tộc nhất định về mặt luật pháp, những cư dân này không được coi là những cá nhân độc lập mà là đại diện cho một dòng tộc nào đó. Đây chính là biểu hiện của chuẩn mực tập thể của pháp luật trong đó nhấn mạnh rằng lợi ích của một dòng tộc phải được đặt lên hàng đầu. Chuẩn mực tập thể của pháp luật cũng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Khổng tử đã từng nhấn mạnh rằng gia đình có vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc chính trị của nhà nước (“Tian Xia Zhi Ben Zai Guo, Guo Zhi Ben Zai Jia”). Thêm vào đó, Nho, giáo cũng cho rằng quốc gia là một gia đình lớn, trong đó hoàng đế đóng vai trò là người cha. Chính vì vậy, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa gia đình đã giao thoa với nhau và trở thành một thể thống nhất.

Chuẩn mực tập thể của pháp luật Trung Quốc hoàn toàn khác biệt so với chuẩn mực cá nhân của pháp luật phương Tây. Về mặt lịch sử, sự phát triển của chuẩn mực pháp luật Trung Quốc trải qua ba thời kỳ. Thứ nhất, chuẩn mực pháp luật Trung Quốc dựa trên lợi ích của bộ lạc. Thứ hai, chuẩn mực pháp luật của Trung Quốc dựa trên lợi ích của dòng tộc. Thứ ba, chuẩn mực pháp luật dựa trên lợi ích của nhà nước. Nói chung, quá trình phát triển lịch sử này phản ánh thuộc tính vì lợi ích của tập thể trong các chuẩn mực của pháp luật Trung Quốc. Một vài học giả đã chỉ ra rằng chuẩn mực tập thể trong pháp luật Trung Quốc là chuẩn mực của các nghĩa vụ. Với chuẩn mực này, người dân được hưởng rất ít quyền. Quyền lực của hoàng đế, của dòng tộc, của người cha, người chồng trong gia đình đã ràng buộc trách nhiệm của họ.[104] Dẫu vậy, chuẩn mực pháp luật này là kết quả tất yếu của môi trường xã hội, lịch sử và tự nhiên. Chuẩn mực đó đã điều chỉnh sự cân bằng nội tại của xã hội Trung Quốc và thúc đẩy nó phát triển.[105]

  1. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật Trung Quốc trong thời kỳ chuyển đổi

Như đã đề cập ở phần trên, văn hóa pháp luật là thuật ngữ chỉ phong tục, tập quán, quan điểm, quan niệm, cách thức suy nghĩ, hành động định hướng cách ứng xử của con người đối với pháp luật. Vì vậy, khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật Trung Quốc, tác giả của bài viết này cho rằng thái độ của người Trung Quốc đối với thiết chế luật pháp chính là yếu tố chính ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật Trung Quốc. Thêm vào đó, do Trung Quốc đang trong thời kỳ chuyển đổi tiến tới việc xây dựng nền một kính tế thị trường, thái độ của người Trung Quốc đối với các thiết chế pháp luật cũng ở trong trạng thái chuyển đổi. Một mặt, những yếu tổ truyền thống vẫn còn ảnh hưởng đến việc hình thành văn hóa pháp luật Trung Quốc. Mặt khác, cùng với cải cách kinh tế và hội nhập với thế giới, người Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi thái độ của mình đối với thiết chế luật pháp. Do vậy có thể khẳng định lằng, car hai điều này đã tác động đến văn hóa pháp luật Trung Quốc.

3.1. Thái độ ứng xử truyền thống đi vi pháp luật của người Trung Quốc

Mặc dù cải cách pháp luật hiện nay ở Trung Quốc đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ cả từ phía Đảng và Nhà nước, nó vẫn vấp phải những khó khăn nảy sinh từ thái độ truyền thống của người Trung Quốc đối với pháp luật, cản trở sự tham gia của họ đối với việc cải cách các thể chế luật pháp. Và Nho giáo là tác nhân gây ảnh hưởng chính đến điều này. Việc Nho giáo nhấn mạnh đến sự hài hòa về mặt xã hội, tránh các xung đột về lợi ích đã tương tác với cấu trúc gia đình, xã hội cũng như các thiết chế chính trị đã tạo ra sắc tháỉ đặc trưng của văn hóa pháp luật Trung Quốc. Điều này đã tác động đến việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong đời sống xã hội. Khi tranh chấp nảy sinh, các giá trị truyền thông và đạo đức đã ngắn cản việc viện dẫn các quy phạm pháp luật hay sử dụng các cơ quan nhà nước để giải quyết tranh chấp.[106]

Trên thực tế, văn hóa truyền thống đã ngăn cản mọi người đưa các tranh chấp của mình nhờ tòa án giải quyết và điều này vẫn còn tồn tại ngay trong điều kiện hiện nay. Một điều dễ nhận thấy là các thẩm phán Trung Quốc thường khuyến khích việc thỏa hiệp giữa các bên tranh chấp hay thực hiện việc hòa giải giữa họ khi các tranh chấp được mang đến tòa án. Thêm vào đó, do thiết chế luật pháp không có ý nghĩa quan trọng mà thực chất chỉ là công cụ để tuyên truyền và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc, cách ứng xử như đã nêu trên cũng được Đảng khuyến khích. Nhiều người dân Trung Quốc đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn vẫn còn khá ngần ngại mang các tranh chấp của mình đến tòa án để giải quyết mà thường lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp thông thường như thương lượng, hòa giải bởi những người có uy tín trong dòng tộc của mình. Cách thức giải quyết tranh chấp này chỉ tập trung vào việc điều chỉnh quan hệ giữa các bên tranh chấp mà không tham chiếu đến các quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cho họ.

  1. . Sự thay đổi trong thái độ ng xử đối vi pháp luật của người Trung Quốc

Do Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị truyền thống đã bị thay đổi và điều này kéo theo việc các thế chế luật pháp chính thức ngày càng được thừa nhận một cách rộng rãi.

Như đã đề cập ở phần trên, văn hóa truyền thống Trung Quốc đã cản trở người dân mang các tranh chấp của mình đến tòa án để giải quyết. Nói một cách rộng hơn, nó đã làm cho người dân Trung Quốc ngần ngại sử dụng các thể chế luật pháp chính thức để giải quyết các công việc của mình. Tuy nhiên, do Trung Quốc ngày một hội nhập sâu rộng đối với thế giới, pháp luật phương Tây và các quy phạm mang tính toàn cầu đã được du nhập vào Trung Quốc với mục đích tạo ra một khung pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cùng với điều này, thái độ ứng xử của người dân đối với luật pháp và thể chế cũng có sự thay đổi. Điểu này thể hiện ờ chỗ số các vụ việc tranh chấp giải quyết bằng con đường hòa giải, thương lượng có xu hướng giảm trong khi đó số lượng các tranh chấp kinh tế được mang đến tòa án để giải quyết có chiều hướng gia tăng. Thêm vào đó, mặc dù sự cam kết thực hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền còn bị hạn chế bởi việc tiếp tục duy trì sự mâu thuẫn giữa việc khẳng định quyền lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản với việc sử dụng pháp luật như là một công cụ để quản lý, sự phát triển của hệ thống pháp luật hành chính ở Trung Quốc đã phản ánh mối quan tâm của Trung Quốc trong việc kìm chế sự độc đoán chuyên quyền của các cán bộ, công chức. Điều này càng được khẳng định nếu ngày càng có nhiều các thiết chế luật pháp mà người dân Trung Quốc có thể đặt nhiều niềm tin vào hơn được tạo ra.[107]

Nhiều học giả và quan chức Trung Quốc đã đề xuất việc xây dựng một hệ thống luật pháp trong đó ghi nhận các chuẩn mực của nguyên tắc đảm bảo công bằng về mặt thủ tục. Từ năm 1978, rất nhiều các cuộc bàn luận về cải cách chính trị và luật pháp đã đề xuất đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền.[108] Cùng với tầng lớp trí thức - những người luôn đánh giá cao tầm quan trọng của nguyên tắc pháp quyền, các tầng lớp khác trong xã hội Trung Quốc cũng đồng loạt kêu gọi việc thiết lập các thể chể luật pháp đủ mạnh để xây dựng và phát triển xã hội. Trong số đó phải kể đến cộng đồng các doanh nhân - những người mong muốn các giao dịch kinh tế của họ được bảo vệ bằng các quy định pháp luật do nhà nước đảm bảo thực hiện.[109] Những cán bộ, công chức Trung Quốc đã từng trải qua thời kỳ cách mạng văn hóa đều nhận thức rõ sự cần thiết phải kiểm tra và xử lý nghiêm khắc những hành vi độc đoán, chuyên quyền của các cán bộ, công chức. Đồng thời, rất nhiều người dân đã nhận thức được rằng họ đã bị các cán bộ, công chức quan liêu, cửa quyền đối xử không đúng trong thời gian khá dài và mong muốn có được một hệ thống pháp luật có thể răn đe và xử lý nghiêm khắc những hành vi tiêu cực như vậy. Nhiều học giả cũng đã ghi nhận rằng người nông dân Trung Quốc tin tưởng vào các luật và chính sách được ban hành chống lại những hành vi xử sự được cho là không công bằng của các quan chức;[110] việc phản đối lạm dụng môi trường đã bắt đầu xuất hiện sau khi các luật về môi trường được ban hành.[111] Những điều này đã chỉ ra rằng câu hỏi liệu ở Trung Quốc đã hình thành nhà nước pháp quyền hay chưa đã thực sự trở thành vấn đề của Trung Quốc.

Thái độ của người dân Trung Quốc đối với pháp luật cũng bị ảnh hưởng bởi sự va chạm ngày càng nhiều giữa người dân Trung Quốc với khách nước ngoài đên viếng thăm Trung Quốc, cũng như thông qua việc tuyên truyền của các phương tiện truyền thông nước ngoài. Trung Quốc bắt đầu áp dụng chính sách mở cửa từ năm 1978 với mục tiêu cố gắng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh như vậy, ngày càng nhiều nhà đầu tư và khách du lịch đã có mặt ở Trung Quốc. Vì thế ngày càng nhiều người dân Trung Quốc đã có cơ hội tiếp xúc với văn hóa phương Tây, pháp luật phương Tây, thảo luận về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây. Thêm vào đó, Hoa kiều đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá các giá trị phương Tây vào Trung Quốc, mặc dù bộ phận Hoa kiều ở Hồng Kông và Đông Nam Á, những người thường có xu hướng kinh doanh theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ, lệ thuộc vào các mối quan hệ xuất phát từ cộng đồng dòng tộc, làng xóm, hoặc liên minh phường hội, không chú ý nhiều đến tầm quan trọng của các thể chế luật pháp chính thức.[112]

Vì vậy, có thể kết luận rằng văn hóa pháp luật Trung Quốc trong thời kỳ chuyển đổi bị ảnh hưởng bởi cả cách ứng xử truyền thống lẫn thay đổi đối với các thể chế pháp luật chính thức của nhà nước.

  1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hình thành văn hóa pháp luật trong thời kỳ chuyển đổi

Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế nhằm cố gắng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong nhiều thập kỷ qua, không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn trong giai đoạn chuyển đổi. Thêm vào đó, từ năm 2001, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO - thành tựu được đánh giá là hòn đá tảng cho việc hội nhập của Trung Quốc với nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn chuyển đổi, văn hóa pháp luật truyền thống của Trung Quốc đương nhiên đã mâu thuẫn với sự phát triển của nề kinh tế thị trường. Phần tiếp theo của bài viết này tập trung vào việc phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng văn hóa pháp luật trong giai đoạn chuyển đổi đáp ứng với yêu cầu của hội nhập quốc tế.

  1. Tinh thần cải cách pháp luật: từ “quản lý bằng con người” (‘nhân trị’) đến “quản lý bằng pháp luật” (‘pháp quyền’)

Khi bàn luận về văn hóa Trung Quốc truyền thống, điều được thừa nhận rộng rãi là pháp luật Trung Quốc đã từng chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng nhân trị. Một vài học giả đã lập luận rằng tư tưởng nhân trị bắt nguồn từ sự phát triển của cổ luật Trung Hoa. Ong Zhu Yongbing đã nhấn manh rằng vào thời phong kiến hoàng đế là người nắm quyền lực tối cao, lấn át bất kỳ thiết chế nào kể cả luật pháp. Đây chính là điểm chính của thuyết nhân trị bởi lẽ vào thời kỳ đó bất kỳ việc ‘cai trị bằng đội ngũ quan lại’ (rule by officials) nào đều có thể bị nhấn chìm trong quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

Dù vậy, điểm khá thú vị là vẫn tồn tại một hệ thống pháp luật ‘cộng sinh’ với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Một vài học giả lập luận rằng, vào thời kỳ phong kiến, một phần của tư tưởng ‘pháp quyền' đã từng bước được củng cố. Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật, chế độ nhân trị dù là hoàng đế trị’ hay ‘quan lại trị’ đã được thay thế bởi ‘pháp trị’, Thứ nhất, cả hoàng đế và đội ngũ quan lại đều được thúc giục phải tuân thủ luật pháp vì điều này sẽ góp phần vào việc hợp pháp hóa sự cai trị của họ. Thứ hai, bản thân hệ thống pháp luật cũng ngày một phát triển. Thứ ba, Nho giáo đã cung cấp một cơ sở lý luận khá thuyết phục để hạn chế quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Second, the legal system itself had evolved to be more and more comprehensive.[113] Tuy nhiên quan điểm này đã bị nhiều học giả phản đối. Họ cho rằng, ông Zhu đã nhầm lẫn các khái niệm ‘nhân trị’, ‘pháp quyền’ do không xem xét sự khác biệt về cơ sở chính trị và định hướng giá trị của từng khái niệm. Thứ nhất, khái niệm ‘pháp quyền’ theo đúng nghĩa chỉ thực sự xuất hiện trong giai đoạn lịch sử hiện đại bởi lẽ quyền lực của hoàng đế chưa bao giờ bị hạn chế bởi các quy định pháp luật. Ngược lại, pháp luật luôn được các hoàng đế sử dụng để thực thi quyền hành của mình. Do không có một khái niệm ‘pháp quyền’ thực sự nên không thê bàn đến việc nó đã phát triển như thế nào trong thời kỳ phong kiến. Thứ hai, trong thời kỳ phong kiên chế độ ‘nhân trị’ ngày càng củng cố vững mạnh. Nếu coi nhà Tống là bước ngoặt của chế độ ‘nhân trị’, có thể dễ nhận thấy rằng quyền lực của các hoàng đế sau thời kỳ nhà Tống ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.[114] Thứ ba, Nho giáo không thể giới hạn một cách hiệu quả chế độ ‘nhân trị’. Vì sự thịnh suy của triều đình, đội ngũ quan lại theo tư tưởng Nho giáo có thể cố gắng hết sức để thuyết phục hoàng đế hành động theo các quy tắc đạo đức hay quy định của pháp luật. Tuy vây, do đội ngũ quan lại này không thể hình thành nên một lực lượng độc lập có đầy đủ uy lực để hạn chế quyền lực của hoàng đế nên hoàng đế có thể từ bỏ giáo lý của Nho giáo vào bất kỳ lúc nào nếu muốn. Kết quả là quyền lực của hoàng đế vẫn là điểm chính và hoàng đế là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với mọi vấn đề.[115]

Tác giả bài viết này cho rằng, vào thời kỳ phong kiến khó có thể tồn tại tư tưởng ‘pháp quyền’ bởi lẽ ‘pháp quyền’ đòi hòi phải được xây dựng trên những điều kiện tiên quyết như điều kiện về chính trị, cấu trúc kinh tế, khác biệt hoàn toàn với những gì mà chế độ ‘nhân trị’ yêu cầu. Lẽ dĩ nhiên, chế độ ‘nhân trị’ cũng cần đến pháp luật để hợp pháp hóa quyền lực của hoàng đế. Tuy nhiên, pháp luật của thời kỳ này không đưa ra bất kỳ một sự hạn chế nào đối với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Vì vậy, cho dù các quy định pháp luật của thời kỳ này có phức tạp đến mức độ nào, chúng hoàn toàn chỉ là công cụ (zhi ju) để thực hiện quyền lực của hoàng đế.[116] Thực tế cho thấy, sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu thiết lập nền kinh tế thị trường là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự tồn tại của tư tưởng ‘pháp quyền’. Vì vậy, việc chuyển đồi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc hội nhập của Trung Quốc với nền kinh tế thế giới là hai tiền đề cần thiết cho việc kêu gọi xây dựng nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc.

Như nhiều học giả đã khẳng định, pháp quyền - tư tưởng truyền thống của hệ thống phái luật phương Tây bất nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhiều nhà sử học và nghiên cứu pháp luật đã gọi Hy Lạp cổ đại là “nhà nước pháp quyền”.[117] Tuy nhiên, ‘pháp quyền’ trong Hy Lạp cổ đại có sự khác biệt cơ bản với pháp quyền trong xã hội hiện đại. Điểm khác biệt cơ bản trong pháp quyền thời Hy Lạp cổ đại là sự phân chia cư dân thành ba bộ phận khác nhau, công dân, người nước ngoài và nô lệ. Dù công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật, người nước ngoài và nô lệ không được đối xử giống như công dân vì họ không được hưởng quyền như công dân. Lợi ích của người nước ngoài và nô lệ không được phản ánh trong pháp luật. Tương tự như vậy, trẻ em và phụ nữ cũng không có quyền công dân. Sự phân chia dân cư thành những bộ phận như vậy đã hạn chế việc áp đụng pháp quyền - cái chỉ dành cho bộ phận cư dân là công dân.

Pháp quyền trong xã hội hiện đại kế thừa những nội dung mang tính lý luận của thời Hy Lạp cổ đại và đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng của nó. Một vài học giả đã liệt kê ba nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nguyên tắc pháp quyền trong hệ thống pháp luật Tây phương gồm, sự phát triển phồn thịnh của nề kinh tế thị trường, truyền thống văn hóa đặc biệt của phương Tây và sự thể chế hóa hệ thống cơ quan nhà nước. Trong ba nguyên nhân này yếu tố phát triển của nền kinh tế thị trường được coi là nền tảng vật chất cơ bản cho việc hình thành pháp quyền trong xã hội phương Tây.

Trên thực tế, kinh tế thị trường đã đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện nguyên tắc pháp quyền bởi lẽ pháp quyền cung cấp nền tảng cho việc hình thành khái niệm ‘hợp đồng xã hội’, sự bình đẳng giữa các thành phần của thị trường, tư tưởng tự do, ý thức về quyền của cá nhân - những nguyên tắc cơ bản cho việc hình thành một nền kinh tế thị trường.[118] Do Trung Quốc đang cố gắng chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, hiển nhiên Trung Quốc phải có sự thay đổi tinh thần của văn hóa pháp luật từ ‘nhân trị’ sang ‘pháp quyền’. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp dưới đây.

  1. Pháp luật được khẳng định là nguồn của các quy định chính thống

Vào thời Mao Trạch Đông (1949 - 1976), nghị quyết do Đảng cộng sản Trung Quốc ban hành và áp dụng là nguồn quy định chính thống duy nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước. Vào thời kỳ, chức năng duy nhất của các văn bản pháp luật là tuyên bố các chính sách đã được Đảng cộng sản thông qua. Tuy vậy, từ năm 1978 khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế với yêu cầu của việc xây dựng pháp quyền, giới lãnh đạo bắt đầu thừa nhận pháp luật là một loại nguồn của các quỵ định chính thống.

Vào năm 1982, Hiến pháp mới của Trung Quốc đã thừa nhận rằng các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chứ không phải là các chỉ thị của Đảng là phương tiện duy nhất để thi hành các chính sách,[119] cho dù việc thi hành các văn bản pháp vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các nghị quyết của Đảng. Việc cải cách này phản ánh cách nhìn nhận mới của giới lãnh đạo đối với vai trò của luật pháp. Thêm vào đó, do pháp luật được nhìn nhận không chỉ là việc thể chế hóa một cách thụ động đường lối chủ trương của Đảng, hoạt động lập pháp đã trở thành một hoạt động chuyên nghiệp đặc biệt.

Tuy vậy, vẫn còn có vấn đề xung quanh vai trò của hoạt động lập pháp luật. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự ảnh hưởng của quan điểm chỉ đạo xuất hiện từ thời Mao Trạch Đông đến thời của Đặng Tiều Bình đối với việc thi hành luật pháp. Quan điểm này nhấn mạnh rằng việc thi hành pháp luật và chính sách cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa phương. Cho đến thời điểm hiện nay, quan điểm chỉ đạo này vẫn có tác động quan trọng đến quá trình soạn thảo và thi hành pháp luật ở Trung Quốc. Vĩ vậy, mặc dù pháp luật được thừa nhận là nguồn của các quy định chính thống, việc thi hành pháp luật vẫn là một rào cản đối với việc xây dựng pháp quyền ở Trung Quốc hiện nay.

  1. . Xây dựng một khung pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường

Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Trung Quốc buộc phải ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật nhằm cung cấp một khung pháp luật cụ thể cho nền kinh tế thị trường. Do các văn bản pháp luật này các văn bản được định hướng bởi nền kinh tế thị trường, chúng đồng thời cũng phản ánh trong đó tinh thần của pháp quyền.

Năm 1986, Quốc Hội Trung Quốc đã ban hành các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Được coi là một bộ luật dân sự rút gọn, văn bản này đã xác định các mối quan hệ dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường, giải quyết các mối quan hệ pháp luật giữa các bên bình đẳng trong nền kinh tể thị trường. Năm 1994, Luật Công ty bắt đầu có hiệu lực pháp lý. Luật này chỉ ra rằng không chỉ các công ty thuộc sở hữu nhà nước và cả các công ty tư nhân cũng có quyền tham gia vào nền kinh tế thị trường đang trỗi dậy ở Trung Quốc. Tháng 3 năm 1999, Quốc Hội Trung Quốc ban hành Luật Hợp đồng mới thay thế hai văn bản trước đây đã điều chỉnh riêng rẽ hợp đồng các doanh nhân Trung Quốc ký kết với đối tác nước ngoài và hợp đồng ký kết giữa các doanh nhân Trung Quốc đối với nhau. Luật Hợp đồng mới đại diện cho một bước tiến mới đối với các nhà lập pháp của Trung Quốc trong việc tạo ra các thể chế pháp lý mới đồng bộ hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Năm 2006, Luật Công ty mới được ban hành đặt ra những quy định mới đơn giản hơn về mặt thủ tục thành lập công ty.

Ít nhiều những văn bản pháp luật theo định hướng kinh tế thị trường kể trên đã phản ánh những nguyên tắc của pháp quyền. Việc ban hành và thực hiện những văn bản pháp luật này sẽ giúp cho việc hình thành một khung pháp luật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, một khung pháp luật như vậy nhất định sẽ là một thành tố của văn hóa pháp luật có tinh thần pháp quyền.

  1. Văn hóa pháp luật Trung Quốc và việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài (transplantation of law)

Pháp luật được cho là tri thức của quốc gia, gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Tuy vậy, với những nền kinh tế chuyển đổi mong muốn hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật nước mình nhằm mục đích làm cho nền kinh tế của mình thích ứng với yêu cầu của thị trường là điều thường cần phải thực hiện. Tuy nhiên, việc tiếp nhận pháp luật có thể tạo ra những xung đột với văn hóa pháp luạt của quốc gia tiếp nhận nó.

  1. Văn hóa và pháp luật

Điều dường như không cần phải tranh luận nhiều là pháp luật và văn hóa có sự gắn bó chặt chẽ. “Pháp luật giống như ngôn ngữ hay âm nhạc là sản phẩm lịch sử của nền văn minh nhân loại, và vì vậy, có nguồn gốc sâu xa từ đời sống tinh thần của con người”.[120] Một vài nhà khoa học xã hội cho rằng, do pháp luật bám rễ sâu vào văn hóa, do đó, sẽ vô nghĩa nếu bàn đến mối quan hệ giữa pháp luật và văn hóa; thực ra, văn hóa và pháp luật là sự phản ánh lẫn nhau.[121] Mặc dù quan điểm này xem ra có vẻ cực đoan song nó đã chỉ ra mối quan hệ rất gần gũi giũa pháp luật và văn hóa.

Mối quan hệ gần gũi như vậy đã giúp chúng ta đưa ra một kết luận tương đối rõ ràng là pháp luật phải ứng xử trong bối cảnh văn hóa mà nó tồn tại và phát huy hiệu lực.[122] Thêm vào đó, giáo sư Dworkin còn khẳng định rằng sự hợp lý của pháp luật chỉ có thể đạt được khi pháp luật phù hợp với các quy phạm văn hóa.[123] Ngược lại, giáo sư Hart có quan điểm cho rằng sự hợp lý của pháp luật không phải là sự phản ánh của các quy phạm văn hóa thịnh hành mà điều này nằm trong sự cộng hưởng với một hệ thống quy phạm đạo đức rộng lớn hơn.[124] Bài viết này không có mục đích làm sâu về mối quan hệ giữa pháp luật với văn hóa; thay vì đó, tác giả của bài viết này tin rằng nếu các quy phạm pháp luật không phù hợp với bối cảnh văn hóa mà nó tồn tại, chúng sẽ khó có hiệu lực trên thực tế.

  1.  Văn hóa pháp luật Trung Quốc và pháp luật ‘nhập khẩu’

Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu chính sách mở của từ năm 1978 nhằm mục đích hội nhập đất nước rộng lớn này với nền kinh tế thế giới. Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc gắn chặt với tiến trình hội nhập này. Với mục tiêu chuyến đối nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường- nền kinh tế đòi hỏi phải có một nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó, Trung Quốc buộc phải xây dựng một khung pháp luật phù hợp. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường, phần lớn các quy định của khung pháp luật này được du nhập từ các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, từ các quy định của luật pháp quốc tế hay còn gọi là hệ thống các quy phạm tự do đã được toàn cầu hóa.

Một vài học giả lập luận rằng việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào tính năng động của văn hóa pháp luật.[125] Quan điểm của Potter cho rằng văn hóa pháp luật văn hóa pháp luật có thể được xem là cơ sở để hiểu được mối quan hệ giữa quy phạm pháp luật của quốc gia và quy phạm pháp luật 'nhập khẩu’ đáng được hoan nghênh.[126] Theo Potter, sự xung đột giữa hệ thống các quy phạm pháp luật tự do đã được toàn cầu hóa mà các nhà cải cách pháp luật đang nỗ lực du nhập với các quy phạm và giá trị đã bám rễ sâu trong hệ thống pháp luật Trung Quốc có thể hiểu được thông qua những phân tích thấu đáo về văn hóa pháp luật.

Theo cách nhìn nhận này, đề án cải cách pháp luật của Trung Quốc hiện nay có thể được coi là nỗ lực trong việc du nhập các nguyên tắc về trách nhiệm của chính quyền nhà nước vào Trung Quốc. Trên thực tế, dựa vào những điểm cốt lõi về sự bình đẳng của con ngưởi và pháp luật tự nhiên, hệ tư tưởng chính trị tự do truyền thống cho rằng chính quyền nhà nước phải thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân,[127] và như vậy chính quyền nhà nước mới thực sự có trách nhiệm. Kết quả là, các nhà lãnh đạo chính trị được yêu cầu là phải được chọn thông qua bầu cử dân chủ. Cùng với điều này, các cơ quan hành chính cũng được yêu cầu là phải thực thi quyền hành của mình trong phạm vi đã được luật pháp ủy quyền. Vì vậy, chính quyền có trách nhiệm được kỳ vọng là sẽ thực thi thẩm quyền của mình phù hợp với nguyên tắc pháp quyền. Nói cách khác, trách nhiệm của các cơ quan chính trị và hành chính có thể được coi là trách nhiệm trước xã hội. Các quy tắc của chính quyền có trách nhiệm thiết lập một hệ thống được tin cậy được xác định bởi những điều kiện lịch sử của các mối quan hệ kinh tế - xã hội và chính trị ở Bắc Mỹ và châu Âu. Mô hình chung để truyền bá những quy tắc này từ quốc gia phát triển sang quốc gia đang phát triển phản ánh sự mất cân bằng trong quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế - đặc trưng của quá trình toàn cầu hóa năng động hiện nay. Các quốc gia đang phát triển nhiều khi buộc phải tiếp nhận các quy tắc đã được toàn cầu hóa trong tiến trình hội nhập với thế giới. Trên thực tế, khả năng của các quốc gia có nền kinh tế cổng nghiệp tự do trong việc đưa các quy tắc đó trở thành yếu tố cơ bản của toàn cầu hóa được quyết định chủ yếu bới quyền lực chính trị và kinh tế cũng như chính bởi chính nội dung của chính các quy tắc này.[128]

Trung Quốc là một trong những kinh tế chuyển đổi đang nỗ lực ‘nhập khẩu’ các quy phạm pháp luật mang tính toàn cầu này. Quá trình chuyển đổi của Trung Quốc đã tạo ra nhiều vấn đề về mặt kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội để nâng cao nhận thức về vai trò của pháp luật trong việc giải quyết những vấn đê này. Tính phức tạp của các quan hệ kinh tế, chính trị ngày một gia tăng đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật mang tính chuẩn mực, khách quan thay thế các quy phạm mang tính chủ quan, tùy tiện, gắn với những tập tục truyền thống.[129] Điều này cũng đòi hỏi phải tạo ra sự chặt chẽ về cơ cấu và thủ tục như các quy phạm pháp luật đề ra. Khư đã đề cập ở phần trên, do thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng một khung pháp luật định hướng cho nền kinh tế thị trường, việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài là cách thức được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Tuy vậy, điều dễ nhận thấy là trong quá trình ‘nhập khẩu’ pháp luật nước ngoài những quy phạm truyền thống gắn với văn hóa pháp luật Trung Quốc đã xung đột với các quy phạm pháp luật nhập khẩu. Một vài học giả đã lập luận rằng mặc dù có sự thay đồi về mặt thể chế, sự bền bỉ của các quy phạm truyền thống vẫn là yếu tố quan trọng đối với văn hóa chính trị của các xã hội hiện đại.[130] Bắt nguồn từ các giá trị truyền thống, trong một chừng mực nhất định các quy phạm văn hóa truyền thống của Trung Quốc phản ánh thực tế đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc liên quan đến hàng loạt các vấn đề như giáo dục, giới, lao động, việc làm, người cao tuổi. Lẽ đương nhiên, cũng sẽ có những quy phạm mới sẽ xuất hiện theo kịp với sự thay đổi của đời sống xã hội.[131] Tuy nhiên, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy những quy phạm này không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình chuyền đổi. Do các quy phạm pháp luật trong nước không đủ để theo kịp với những sự thay đổi về kinh tế xã hội, việc nhập khẩu pháp luật nước ngoài là một giải pháp có thể giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề mới nảy sinh. Dẫu vậy, điều cần lưu ý là những quy phạm pháp luật được ‘nhập khẩu’ này cọ thể không phù hợp với bối cảnh văn hóa của quốc gia nhập khẩu pháp luật. Pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp là một ví dụ điển hình. Một trong những lĩnh vực mà cải cách pháp luật của Trung Quốc hướng tới là nền tư pháp có hiệu quả, trọng tâm là sự công bằng trong thủ tục tố tụng. Điều này đòi hỏi cả bên nguyên và bên bị phải tuân thủ những quy định về thủ tục tố tụng nhất định khi tham gia vào quá trình tranh tụng. Đây chính là một trong những đặc điểm cơ bản của pháp luật phương Tây được ‘nhập khẩu’ vào Trung Quốc. Tuy vậy, truyền thống tâm lý né tránh kiện tụng (“Wu Song”) trong văn hóa pháp luật Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, đặc biệt ở khu vực nông thôn nơi mà văn hóa truyền thống vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, những người đứng đầu dòng tộc, những người già có uy tín đóng vai trò như những thẩm phán để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp không có các quy định về thủ tục tố tụng bắt buộc. Thêm vào đó, mục đích của việc giải quyết tranh chấp không phải nhằm vào việc xác định ai là người vi phạm pháp luật mà tập trung vào việc giải quyết ổn thỏa tranh chấp và hướng các bên tranh chấp thiêt lập quan hệ hợp tác. Rõ ràng, ở đây đã có sự xung đột giữa quy phạm nhập khẩu và và văn hóa pháp luật truyền thống. Chính vì vậy, một vài học giả Trung Quốc đã ghi nhận tầm quan trọng của của các giá trị đạo đức truyền thống cần được phản ánh trong pháp luật Trung Quốc. Zhu Suli cho rằng, hệ thống pháp luật Trung Quốc cần được xây dựng dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống của Trung Quốc.[132] Về vấn đề giải quyết tranh chấp, Zhu cho rằng, trong khi các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính truyền thống cần được quan tâm, ‘luật pháp cần được tuyên truyền, phổ biến đến khu vực nông thôn’. Điều này ám chỉ rằng, những yếu tố truyền thống của văn hóa pháp luật cần được củng cố và cố gắng làm cho các quy phạm pháp luật được ‘nhập khẩu’ phù hợp với văn hóa pháp luật truyền thống.

  1. Những gi ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong phần này, tác giả bài viết muốn đưa ra một vài gợi ý cho Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc.

  1. Làm thế nào để cân bằng mối quan hệ giữa cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách pháp luật khi xây dựng văn hóa pháp luật?

Kinh nghiệm của Trung Quốc đã chỉ ra rằng cả việc hội nhập với nền kinh tế thế giới lẫn cải cách nền kinh tế trong nước đều đòi hỏi phải cách pháp luật nhằm mục tiêu thiết lập một khung pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường. Khung pháp luật như vậy đòi hỏi phải xác lập văn hóa pháp luật trong đó ‘nhân trị’ phải được thay thế bằng ‘pháp quyền’. Rất nhiều học giả cũng nhận định rằng cải cải pháp luật khó có thể tách rời với hệ thống chính trị[133] và là hệ quả chính trị tất yếu của những thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội.[134] Tác giả bài viết này cho rằng do Đảng và Nhà nước quyết định tiến trình cải cách pháp luật và kinh tế của Trung Quốc nhằm hướng tới việc thiết lập nền kinh tế thị trường, không thể tách rời cải cách pháp luật và hệ thống và cần thiết phải nhìn nhận hệ thống chính trị như là một yếu tố trong xây dựng văn hóa pháp luật

Như đã đề cập ở phần trên, một yếu tố cơ bản của pháp quyền là trách nhiệm của chính quyền nhà nước theo đó các cơ quan hành chính được yêu cầu xử sự theo đúng phạm vi quyền lực được ủy quyền hợp pháp. Đây cũng là một trong những mục đích của việc xây dựng văn hóa pháp luật. Mục đích cũng tạo ra một thách thức đối với hệ thống chính trị Trung Quốc hình thành từ trước. Trong khoảng năm mươi năm trở lại đây hệ thống chính trị của Trung Quốc đã có sự chuyển đổi từ một hệ thống từng được coi là có mức độ tập quyền và hiệu quả cao nhất sang một hệ thống mà ở đó bộ phận trung tâm gặp những khó khăn trong việc điều phối hoạt động của chính các cơ quan thuộc quyền quản lý của mình. Do quyền lực và nguồn lực hoàn toàn bị phân tán, việc thực hiện quyền kiểm tra và giám sát của trung ương phụ thuộc nhiều vào sự đồng thuận của các cơ quan địa phương - cơ quan có thẩm quyền trượt khỏi sự kiểm soát của chính quyền trung ương.[135]

Chế độ tản quyền tiếp tục mời gọi việc áp dụng thử nghiệm và bước ra khỏi các chính sách mang tính chất trung ương tập quyền. Thêm vào đó, cả cơ quan lập pháp lẫn cơ quan giải thích pháp luật đều hoạt động thiếu khoa học. Cùng với điêu này là quan điểm không rõ ràng về vai trò của pháp luật trong quản lý ở Trung Quốc của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.[136] Một vài học giả Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng vai trò của các cơ quan lập pháp cần được tăng cường và như thế sẽ làm hạn chế bớt quyền hành của Đảng trong quản lý. Một vài nhà lãnh đạo đã cố gắng trong việc xem xét để trao cho Quốc hội nhiều quyền hơn nữa bởi lẽ hoạt động lập pháp của Quốc hội ngày càng mang tính chuyên nghiệp.[137] Nỗ lực này sẽ có những tác động nhất định đối với việc xây dựng văn hóa pháp luật bởi lẽ một cuộc cải cách chính trị như vậy sẽ hạn chế bớt quyền hành của chính phủ trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này đương nhiên sẽ làm thay đổi văn hóa pháp luật, chuyển từ chế độ ‘nhân trị’ sang chế độ ‘pháp quyền’.

Vì thế tác giả bài viết này quan niệm rằng Việt Nam cần phải tạo ra sự cân bằng trong cải cách kinh tế, chính trị và pháp luật khi xây dựng văn hóa pháp luật. Lẽ đương nhiên cải cách kinh tế sẽ dẫn đến yêu cầu phải cải cách tư pháp, hướng tới một khung pháp luật có định hướng thị trường. Những cải cách kinh tế và luật pháp tiếp tục đặt ra nhu cầu phải cải cách chính trị theo đó chính quyền cần tuân thủ các quy định pháp luật do cơ quan làm luật ban hành. Điều này có nghĩa là tinh thần nhà nước pháp quyền cần được tôn trọng, và vì thế, sẽ tác động đến việc xây dựng và hình thành văn hóa pháp luật.

  1. Làm thế nào để cân bằng mối quan hệ giữa pháp luật được tiếp nhận từ nước ngoài vi văn hóa pháp luật sở tại?

Vấn đề liệu văn hóa pháp luật sở tại có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài vần là vấn đề còn nhiều tranh luận. Montesquieu cho rằng có mối rủi ro rất lớn ("un grand hazard") khi tiếp nhận pháp luật nước ngoài; phải có một sự hết sức trùng hợp thì pháp luật của quốc gia này mới có khả năng phù hợp với hệ thống pháp luật của nước khác.[138] Điều này ám chỉ rằng pháp luật rất khó có thể cấy ghép vào một môi trường khác biệt về văn hóa. Kahn-Freund lập luận rằng pháp luật gắn bó chặt chẽ với bối cảnh của nó bao gồm yếu tố về mỗi trường, văn hóa và chính trị.[139] Ông nhận định rằng việc sử dụng pháp luật nước ngoài như là các mô hình pháp luật trong nước sẽ “trở thành một vấn đề dễ bị lạm dụng nếu như chỉ chú ý đến tinh thần tuân thủ pháp luật một cách thuần túy mà bỏ qua bối cảnh cụ thể của pháp luật”.[140] Trong dự đoán của mình Kahn-Freund cho rằng tầm quan trọng của yếu tố văn hóa có thể sẽ giảm bớt do đã có sự “dàn phẳng sự đa dạng về văn hóa và kinh tế”.[141] Tuy nhiên yếu tố chính trị sẽ là vấn đề trở ngại chính đối với việc du nhập pháp luật nước ngoài.[142] Kahn-Freund kết luận rằng những e ngại của Montesquieu về tiếp nhận pháp luật nước ngoài trên mọi phương diện vẫn còn nguyên giá trị.[143] Tuy vậy, văn hóa pháp luật có thể không phải là trở ngại chính.

Tác giả của bài viết này cho rằng pháp luật nước này có thể cấy ghép vào nước khác nhưng có sự rủi ro khi nó không phù hợp với văn hóa của nước tiếp nhận. Kinh nghiệm của Trung Quốc về cơ chế giải quyết tranh chấp là một ví dụ điển hình. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sự mâu thuẫn giữa luật được cấy ghép và văn hóa sở tại thường do sự xung đột giữa văn hóa giữa hệ thống pháp luật phương Tây và phương Tây.

Nếu Việt Nam mong muốn cấy ghép pháp luật phương Tây hay các quy phạm đã được toàn cầu hóa, có thể có những mâu thuẫn giữa văn và pháp luật sẽ xảy ra. Nó có thể gây ra những rắc rối phức tạp hơn cả những gì mà những quy định pháp luật sẽ cấy ghép định giải quyết. Nói cách khác, nếu như văn hóa sở tại bị bỏ qua, hậu quả của việc cấy ghép pháp luật không chỉ đơn giản biểu hiện ở việc pháp luật đó bị bỏ qua hay từ chối mà có thể gây ra những tình huống tồi tệ hơn. Đương nhiên không phải mọi quy định được cấy ghép đều nhạy cảm với văn hóa sở tại, nhưng điều cần thiết là phải xem xét yếu tố văn hóa pháp luật trong quá trình cấy ghép.

 

VĂN HOÁ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG SỰ GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VỚI VĂN HOÁ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Thạc sĩ Vũ Thị Nga

Trưng đại học Luật Hà Nội

1. Hoàn cảnh, xu hướng giao lưu, tiếp biến văn hoá pháp luật giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến

  1. Ngay từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông. Trung Quốc thuộc khu vực Đông và Đông Bắc Á. Lãnh thổ ban đầu của Trung Quốc chỉ gồm lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó dần dần được mở rộng. Vùng Nam Trường Giang từ đời Tần qua đời Hán, đời Đường bị sáp nhập dần vào lãnh thổ Trung Quốc và cơ tầng văn hoá Đông Nam Á bản địa của các cộng đồng Bách Việt ở đây đã dần bị Hán hoá. Không gian văn hoá Đông Á bao gồm bốn quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Trung Quốc giữ vai trò là trung tâm của không gian văn hoá Đông Á. Với những đặc trưng về giá trị văn hoá Đông Á truyền thống1 và qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả, có thể thấy từ phương diện VHPL, Trung Quốc có một số đặc trưng sau:
  • VHPL Trung Quốc là VHPL Nho giáo2 có kết hợp với tư tưởng Pháp trị của phái Pháp gia3. Những quan điểm dạo đức - chính trị pháp lý của Nho giáo là bệ đỡ tư tưởng cho giai cấp phong kiến Trung Quốc xây dựng các thiết chế nhà nước và pháp luật của mình.
  • Chế độ tông pháp gia trưởng và đạo tề gia theo tam cương là cơ sơ cho đạo trị quốc.
  • Lễ nghi tông pháp Nho giáo đã đưa đến đặc trưng trọng lễ trong dòng chảy VHPL Trung Quốc truyền thống.
  • Trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng luôn là thang giá trị cao nhất trong VHPL Trung Quốc và là chuẩn mực định hướng xử sự của con người trong pháp luật.
  • Ý thức dân tộc cao gắn liền với tư tưởng và chính sách đối ngoại bình thiên hạ.
  • Pháp luật thành văn xuất hiện từ rất sớm và phong phú về hình thức văn bản pháp luật.
  • Nhà nước tập quyền chuyên chế ngày càng được gia cường đến mức cực quyền và thiết chế nhà nước được hoàn thiện với trình độ tổ chức cao thể hiện ở sự phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận cấu thành thiết chế.

Với bề dày và sức mạnh của mình, VHPL Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam .

  1. Việt Nam, về địa lý nằm liền kề phía Nam Trung Quốc nhưng thuộc khu vực Đông Nam Á. Về phương diện văn hoá, thời tiền sử và sơ sử. Việt Nam thuộc cơ tầng văn hoá Đông Nam Á bản địa với những đặc trưng riêng. Khoảng nửa cuối thiên kỉ I TCN, nhà nước ở Việt Nam ra đời sớm trên nền tảng chế độ tư hữu chậm phát triển và sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc do yêu cầu của công cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi và chống ngoại xâm.

Đó là nhà nước và pháp luật sơ khai còn đậm tàn dư truyền thống của xã hội thị tộc bộ lạc. Ngay sau đó trong hơn mười thế kỉ, từ cuối thế kỉ III TCN đến năm 938, cộng đồng người Việt bị phong kiến Trung Quốc thống trị hầu như liên tục. Chính quyền phong kiến Trung Quốc đã du nhập Nho giáo, mô hình thiết chế pháp luật Nho giáo và hệ thống pháp luật Nho giáo vào Việt Nam bằng nhiều biện pháp. Như vậy, nền VHPL bản địa sơ khai Việt Nam đã đối diện với một thử thách khắc nghiệt: nguy cơ bị hoà tan vào một nên VHPL cao bậc nhất ở khu vực Đông Á. Trong thử thách khắc nghiệt đó, sự trỗi dậy của ý thức quốc gia - dân tộc, của tư tưởng yêu nước, sức sống dẻo dai, bền bỉ; sự cố kết cộng đồng chặt chẽ của người Việt đã giúp người Việt giữ được làng. “Đứng trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội hạ tầng, có thể nói trong thời Bắc thuộc người Việt mất nước chứ không mất làng”[144]. Cố kết chặt chẽ với nhau trong các làng xóm cổ truyền có truyền thống tự quản cao, người Việt, khai thác tối đa chính sách pháp luật “dĩ hi cố tục trị” của chính quyền đô hộ đã rất sớm có ý thức tự điều chỉnh các quan hệ trong nội bộ cộng đồng bằng các phong tục tập quán của mình, bất chấp hoặc từ chối hệ thống văn bản pháp luậi Nho giáo xa lạ. Qua hơn mười thế kỉ, lối sống và tâm lý coi trọng tục lệ, tập quán cũng được củng cố. Lối sống và tâm lý đó góp phần quan trọng giữ gìn bản sắc VHPL bản địa của người Việt.

Tuy nhiên, bằng chính sách đồng hoá cường bức và quá trình giao thoa văn hoá tự nhiên giữa những di dân người Hán ồ ạt đến sinh sống ở Giao Chỉ với người Việt bản địa, ở mức độ nhất định, văn hoá Hán nói chung và VHPL Hán nói riêng, nhất là tư tưởng và lễ nghi Nho giáo đã thâm nhập vào xã hội Việt, nhất là vào các tầng lớp trên. Chẳng hạn, mội số người Việt được đi học chữ Hán, học Nho tại các trường học của chính quyền đô hộ và được bố làm quan ở Giao Chỉ như Lý cầm, Lý Tiến, Trương Trọng... Các hào trưởng người Việt như Lí Bí, cha con họ Khúc, Dương Đìng Nghệ sau khi giành độc lập cũng tiếp thu mô hình tổ chức chính quyền trung ương và tổ chức chính quyền địa phương theo chế độ quận huyện của Trung Quốc để xây dựng hệ thống chính quyên độc lập, tự chủ. Điều đó cho thấy về thiết chế pháp luật của thời kì này, người Việt đã xoá bỏ cơ cấu bộ lạc, giữ lại và củng cố cơ cấu xóm làng, thích nghi với cơ cấu quận huyện..

Như vậy, trong hơn mười thế kỉ Bắc thuộc, ở Việt Nam, chủ thể tham gia vào quá trình giao lưu và tiếp biến với VHPL Hán là cả cộng đồng người Việt ở vị thế bị phong kiến Trung Quốc cai trị, áp bức nên người Việt vừa chối từ vừa tiếp nhận, thâu hoá và thích nghi với một số yếu tố pháp luật Hán. Vì thế, diễn trình giao thoa VHPL Hán - Việt đã phát triển theo xu hướng lớp VHPL Hán bao trùm lên cơ tầng VHPL bản địa của người Việt.

  1. Từ thế kỉ X, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ. Các vương triều phong kiến Việt Nam phải tiến hành công cuộc phục hưng dân tộc, xây dựng một quốc gia cường thịnh ở phía Nam, đồng thời phải liên tiếp chống lại các cuộc xâm lược của phong kiến Trung Quốc, ngăn ngừa nguy cơ tái Bắc thuộc. Hai sự nghiệp xây dựng, và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi giai cấp phong kiến Việt Nam phải tìm kiếm một mô hình tổ chức, một phương thức và công cụ quản lý đất nước phù hợp. Các vương triều phong kiến Việt Nam đã tìm thấy giải pháp cho sự tìm kiếm của mình bằng cách chủ động tiếp nhận chọn lọc những thành tựu VHPL của Trung Quốc với tư tưởng học người Trung Quốc để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, để tăng cường tính độc lập với Trung Quốc5. Sự kết hợp cơ tầng VHPL Đông Nam Á bản địa với sự thâu hoá chọn lọc VHPL Trung Quốc đã hình thành nên VHPL truyền thống Việt Nam có những đặc trưng riêng:
  • Tính dân tộc giữ vai trò chi phối, định hướng quá trình xây dựng và phát triển của pháp luật và các thiết chế pháp luật.
  • Tinh thần cộng đồng, hoà đồng làng xã cao và vai trò quan trọng của làng xã trong đời sống đất nước đã hình thành chế độ tự trị làng xã khá bền vững và quy định thế ứng xử chính trị hoà đồng giữa làng và nước.
  • Mô hình nhà nước tập quyền phát trển theo hướng chuyên chế nhưng luôn có sự điều tiết để đảm bảo thế ứng xử chính trị hoà đồng giữa làng và nước.
  • Tư tưởng và lối sống trọng lệ hơn trọng luật.
  • Hệ thống pháp luật hướng Nho được xen cài nhiều yếu tố luật tục.

Như vậy, trong thời kì phong kiến độc lập, chủ thể tham gia vào quá trình giao lưu VHPL Việt - Hán là các tập đoàn phong kiến cầm quyền đại diện cho các vương triều phong kiến Đại Việt và cư dân nước Đại Việt. Quá trình đó luôn diễn ra trong ý thức dân tộc sâu sắc, trong sự phân biệt có khi là đối sánh Bắc - Nam, trong sự lựa chọn chủ động để tăng cường sự độc lập và tiềm lực đất nước. Quá trình đó thể hiện xu hướng kết hợp, đan xen hai yếu tố Việt - Hán trong các bộ phận cấu thành VHPL Việt Nam truyền thống và về cơ bản yếu tố VHPL Hán đậm đặc xét trên bình diện quan phương, song có phần loãng nhạt hơn xét trên bình diện phi quan phương.

  1. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá pháp luật giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến

Về cấu trúc, VHPL hình thành lừ ba bộ phận: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các thiết chế pháp luật, phương thức và kĩ năng sử dụng pháp luật của các chủ thể trong đời sống. Tuy nhiên, tư tưởng pháp luật (bộ phận quan trọng của VHPL) do sự hạn chế về học thuật ở Việt Nam lại thường thể hiện chủ yếu qua thiết chế nhà nước, hệ thống pháp luật và thế ứng xử chính trị của nhà nước, của các tầng lớp dân cư. Do vậy, để tránh trùng lặp, bài viết trình bày lồng ghép sự tiếp biến tư tưởng pháp luật Việt - Hán qua các yếu tố trên.

  1. Sự tiếp biến tư tưởng chính trị pháp lý Nho giáo qua các thiết chế nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến.
    1. Xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế theo mô hình Trung Quốc nhưng luôn có sự điều tiết cho phù hợp với truyền thống lịch sử, với yêu cầu của đất nước qua từng thời kỳ.

Trong nhà nước quân chủ tập quyền Nho giáo, vua là nhân vật trung tâm. Thuyết thiên mệnh, thuyết tôn quân quyền, thuyết chính danh của Nho giáo khẳng định địa vị, chức năng, quyền lực nhà vua là do trời định sẵn “trời giúp ké hạ dân, đặt vua để cai trị dân”[145]. Với địa vị đó, trong nhà nước quân chủ tập quyền của Nho giáo, nhà vua nắm giữ toàn bộ vương quyền, thần quyền, quyền lực kinh tế. Địa vị độc tôn của nhà vua còn được khẳng định bằng những ưu quyền đặc biệt khác. Bên cạnh đó, lí luận kinh điển Nho giáo khuyến cáo nhà vua phải biết tuân theo mệnh trời, coi dân là gốc của nước, phải tu dưỡng đạo đức, chuyên cần chính sự, tôn trọng quần thần... Có như vậy mới duy trì được lâu dài đế vị, đế quyền.

Trong nhà nước quân chủ Trung Quốc theo mô hình Nho giáo, yếu tố quan trọng thứ hai là đội ngũ quý lộc, quan lại từ trung ương đến địa phương. Là công cụ thực thi quyền lực của nhà vua, quý tộc, quan lại có hai chức năng: tư vấn và phụ tá, thực thi quyền lực của nhà vua.

Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền Nho giáo đó về cơ bản được các vương triều phong kiến Việt Nam tiếp nhận nhưng không phải toàn bộ hệ thống mà chỉ chọn lọc những yếu tố, những bộ phận phù hợp và mức độ đậm đặc hay loãng nhạt còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và nhu cầu phát triển của đất nước qua các thời kì.

Dưới thời Lý - Trần, Các vua thời Lý và thời Trần đều theo thuyết Thiên mệnh đế khẳng định, củng cố vương vị và vương quyền của mình. Trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ nêu rõ “trên kính mệnh trời, dưới theo lòng dân” để triều thần trên dưới ủng hộ quyết định lớn lao của ông. Từ năm 1028, Lý Thái Tông quy định vào ngày 4/4 hàng năm, các quan trong triều phải đến đền Đồng Cổ dự lễ thề tận trung với vua. Thời Trần, nghi thức này dược quy định tương tự.

Nhưng trong xu thế giải Hán hoá sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và trước hiểm hoạ ngoại xâm liên tiếp từ Trung Quốc, tư tưởng Nho giáo về xây dựng một nhà nước tập quyền với sự tập trung cao độ quyền lực vào nhà vua đã bị mềm hoá. Dù nắm quyền chủ tế của đất nước nhưng các vua Lý - Trần không hành xử quyền lực một cách cực đoan. Chính sách cai trị của nhà Lý, nhà Trần thể hiện sâu sắc tư tưởng thân dân, tư tưởng hoà đồng giữa nhà vua với hoàng tộc, quần thần. Chính sách đó được đúc kết cô đọng trong câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo dặn vua Trần Anh Tông trước khi ông mất: “Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước” và khi ông tr lời vua Trần về kế sách giữ nước “Vua tôi cùng lòng, anh em hoà mục, nước nhà góp sức”[146]. Thậm chí, các vị quân vương Lý - Trần còn nhiều lần trực tiếp cầm quân chinh phạt hay xuống các vùng thôn quê xem dân chúng gặt lúa, đánh cá... ở các vị vua Lý, vua Trần, có sự kết hợp hài hoà giữa quyền lực của một ông vua đứng đầu nhà nước quân chủ lập quyền với trách nhiệm của một thủ lĩnh trước cộng đng dân tộc.

Trong tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, nhà Lý, nhà Trần đều mô phỏng tổ chức chính quyền trung ương và địa phương của Trung Quốc, đồng thời tiếp thu hệ thống chức danh quan lại của Trung Quốc mà cụ thể là của nhà Tống nhưng có sự đẽo gọt về quy mô. Lê Quý Đôn đã nhận xét: “đại khái tên quan triều nhà Trần giống như chế độ nhà Tống”[147].

Đến thời Lê, do chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, do nhu cầu phát triển nhà nước tập quyền thống nhất, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến Việt Nam. Thời Nguyễn, nhà Nguyễn cũng thi hành chính sách độc tôn Nho giáo. Lê Thánh Tông và Minh Mạng là những ông vua thấm nhuần tư tưởng Nho giáo và nhiệt thành tiếp thu mô hình nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế Trung Quốc để áp dụng vào Việt Nam và phát triển mô hình nhà nước đó phần nào tới mức độ cực quyền. Trong quan niệm của Lê Thánh Tông và Minh Mạng, quân chủ tập quyền chuyên chế phải thể hiện quân quyền là trên hết. Trong các phát biểu, các văn bản pháp luật cũng như trong hành động cụ thể, hai ông thể hiện những nỗ lực nhằm tăng cường địa vị, uy quyền, vai trò cá nhân của một ông vua toàn năng. Điển hình là các biện pháp cải cách hành chính do hai ông đề xướng và thực hiện trong suốt quãng đời làm vua, đỉnh điểm là vào năm 1471 và các năm 1831, 1832 nhằm thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước tối cao vào nhà vua, hạn chế tối đa sự lạm quyền, lộng quyền của các quan chức trong triều, buộc họ phải thực thi chức trách của mình trong phạm vi quyền hạn đã được khoanh vùng.

Thần quyền của hoàng đế cũng được đề cao qua lễ tế Giao vào tháng Giêng hàng năm được đặt thành lệ thường từ năm l462 dưới thời Lê Thánh Tông. Như vậy, tư tưởng quân chủ thần quyền kết hợp chặt chẽ với vương quyền tuyệt đối của các vị hoàng đế Lê sơ và triều Nguyễn là biểu hiện sinh động của việc vận dụng tư tưởng tôn quân đại thống nhất, thuyết thiên mệnh của Nho giáo vào quá trình củng cố vững chắc đế vị, đế quyền của các hoàng đế phong kiến Việt Nam.

Đồng thời, chính quyền trung ương mạnh với hệ thống các cấp chính quyền địa phương lệ thuộc được xây dựng. Trong đó, cấp đạo (Lê sơ), cấp tỉnh (Nguyễn) và cấp xã được chú trọng nhất. Với việc đặt tại mỗi đạo (tỉnh) ba ly chuyên môn, chia nhỏ địa giới hành chính và tăng cường sự kiểm tra giám sát đối với hoạt động cai trị của quan chức cấp đạo, tỉnh thông qua giám sát ngự sư và chế độ kinh lược sử, triều đình Lê, Nguyễn đã kiểm soát chặt chẽ được cấp chính quyền địa phương trục thuộc trực tiếp.

Bằng nhiều biện pháp cải cách chính quyền cấp xã, triều Lê, triều Nguyễn đã thực sự kiểm soát được các làng xã và thành công lớn nhất của các ông là “đã nhanh chóng đưa được những nguyên lý quản lý con người, quản lý xã hội của đạo Nho vào làng Việt... thể chể hoá chúng, buộc các làng xã phải chấp nhận, phải tuân theo”[148].

Đồng thời, chế độ tuyển dụng quan lại bằng khoa cử thông qua ba cấp thi của nhà Minh, nhà Thanh cũng được nhà Lê, nhà Nguyễn tiếp thu.

Sự tiếp nhận mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế của các vương triều phong kiến Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Khi mà nền kinh tế tiểu nông dựa trên quan hệ sản xuất nhỏ và vừa là chủ yếu, kinh tế hàng hoá kém phát triển không tạo ra mối liên kết thường xuyên giữa các vùng miền, lãnh thổ quốc gia trải dài đến hơn 3000 km với hệ thống sông ngòi chằng chịt và đất nước luôn đứng trước hiểm hoạ ngoại xâm thì một chính quyền trung ương tập quyền mạnh sẽ là một giải pháp tối ưu đảm bảo sự thống nhất bền vững của đất nước, đảm bảo huy động được tối đa sức mạnh của cộng đồng dân tộc cho công cuộc trị thuỷ, thuỷ lợi và chống ngoại xâm. Bởi vậy, không chỉ các lập đoàn phong kiến thống trị mà dân chúng Đại Việt thông qua cộng đồng làng xã cũng biểu lộ thái độ tán thành một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế mạnh hơn là tình trạng phân quyền:

Một nhà hai chủ không hoà

Hai vua một nước ắt là không yên[149]

Do cấu trúc xã hội truyền thống nhà - làng - nước, do chế độ tự trị làng xã bền vững nên dù thực hiện nhiều biện pháp cải cách nhằm kiểm soát chặt chẽ làng xã nhưng nhà Lê sơ và nhà Nguyễn đều thể hiện sự tôn trọng, sự nhân nhượng quyền tự trị làng xã khi thừa nhận xã trưởng, lý tưởng do dân làng bầu ra, thừa nhận hương ước là một bộ phận của luật nước, thừa nhận ruộng làng nào chia cho dân làng ấy. Chính vua Gia Long đã thừa nhận nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước... vương chính lấy làng làm trước”[150].

Nhìn chung lại, các vương triều phong kiến Việt Nam khi thực hiện quyền cai trị của mình thường tránh thế đối đầu với cộng đồng làng xã và luôn duy trì thế ứng xử chính trị hoà đồng giữa làng và nước. Thế ứng xử chính trị đó vừa là một truyền thống VHPL Việt Nam vừa biểu hiện sự biến thái của những quan điểm chính trị pháp lý Nho giáo, sự biến thái của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế Trung Quốc ở Việt Nam. Đồng thời, để phù hợp với phạm vi quản lý và lãnh thổ Việt Nam, cơ cấu bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế Trung Quốc khi được các vương triều phong kiến Việt Nam tiếp nhận cũng đã được đẽo gọt về quy mô hoặc thêm bớt tuỳ vào yêu cầu cụ thể của từng triều đại. Rõ nhất là ở tổ chức Lục bộ. Lê Thánh Tông và Minh Mạng đều tham khảo quy chế tổ chức lục bộ của hai triều đại Minh, Thanh nhưng đều có một số thay đổi, ví dụ: dưới triều Minh, lục bộ có 38 ty chuyên môn thì triều Lê Thánh Tông chỉ có 11 ty; triều Thanh, lục bộ có 44 ty chuyên môn thì triều Minh Mạng, lục bộ có 21 ty chuyên môn.

Từ những phác hoạ trên có thể thấy, qua các thời kì các thiết chế nhà nước ở Việt Nam đều thể hiện sự tiếp nhận chọn lọc, sự vận dụng linh hoạt tư tưởng chính trị Nho giáo và mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế Trung Quốc vào hoàn cảnh cụ thể trong nước của các vương triều phong kiến Việt Nam.

  1. Thể chế nhà nước Lưỡng đầu ở Việt Nam, sự biến thái độc đáo của tư tưởng chính trị Nho giáo và sự kết hợp độc đáo mô hình nhà nước quân chủ tập quyền Nho giáo với truyền thống VHPL dân tộc

Thuyết thiên mệnh, thuyết tôn quân quyền, thuyết chính danh của Nho giáo đều đề cao địa vị siêu nhiên, độc tôn và quyền uy tối thượng của Thiên tử. Kinh điển Nho giáo khẳng định “Trời không có hai mặt trời, trăm họ không có hai vua Thiên tử”[151]. Vì vậy, toàn bộ quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào một vị hoàng đế đứng đầu triều đình là đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến Trung Quốc trong hơn 2000 năm phát triển. Nhưng trong lịch sử công quyền Việt Nam thời kỳ phong kiến và phong kiến đã xuất hiện và tái lập cách thức tổ chức quyền lực nhà nước rất độc đáo: quyền lực nhà nước do hai nguyên thủ quốc gia cùng nắm giữ. Từ thời Trần, chế độ nhà nước hai vua là một tập quán chính trị vững chắc và đó là một biện pháp tổ chức khôn khéo nhằm duy trì lâu dài đế vị đế quyền của dòng họ Trần. Độc đáo nhất là chế độ nhà nước lưỡng đầu thời Lê - Trịnh được thiết lập từ năm 1599 đến năm 1786 với những biểu hiện khác biệt:

  • Hai nguyên thủ là vua Lê và chúa Trịnh đại diện cho quyền và địa vị thống trị của hai dòng họ.
  • Có sự phân định rõ ràng về địa vị, quyền hành giữa vua và chúa.
  • Trong bộ máy chính quyền trung ương có hai hệ thống cơ quan trực thuộc vua Lê, chúa Trịnh.

Cần phải thấy rằng chế độ nhà nước lưỡng đầu này dược thiết lặp sau gần một thế kỉ rưỡi, Nho giáo giữ địa vị thống trị về tư tưởng ở Việt Nam. Thuyết Tôn quân quyền, thuyết chính danh, tư tưởng trung quân đã ăn sâu vào tư tưởng tình cảm của giới quan lại và Nho sĩ Bắc Hà. Thể chế nhà nước lưỡng đầu này tồn tại liên tục gần hai thế kỉ vì nhiều lẽ, trong đó tư tưởng chính danh và tư tưởng trung quân của đạo Nho đóng vai trò đáng kể.

Như vậy, trong lịch sử công quyền phong kiến Việt Nam, chế độ nhà nước lưỡng đầu được xem như một truyền thống trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Quá trình thiết lập thể chế độ nhà nước lưỡng đầu ở Việt Nam cho thấy đó đều là sự lựa chọn rất tự nhiên và chủ động cách thức tổ chức quyền lực nhà nước tối cao của các vị vua chúa Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh xã hội và tình hình chính trị đất nước đương thời. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chế độ nhà nước lưỡng đầu xuất hiện vào thời sơ Đường và trung Đường đều là hệ quả của các sự biến chính trị như sự biến của Huyền Vũ, binh biến đèo Mã Ngôi buộc Đường Cao Tố, Đường Huyền Tông phải lui về làm Thái Thượng Hoàng, nhường ngôi cho con là Đường Thái Tông, Đường Túc Tông. Và các vị Thái Thượng Hoàng đó đều hữu danh vô quyền. Dưới triều Thanh, vào năm 1796, vua Càn Long đã truyền ngôi cho con là thái tử Ngưng Viên (hoàng đế Gia Khánh) và lui về làm Thái thượng hoàng được ba năm thì mất. Mặc dù lui về làm Thái thượng hoàng nhưng Càn Long vẫn giữ được thực quyền. Càn Long ở ngôi 60 năm và trong quá trình cai trị, ông rất chú ý tới vùng Giang Nam xa xôi của Trung Quốc và đã 6 lần tuân du tới đó. Ông cũng có quan hệ bang giao nhiều lần với triều đình Lê - Trịnh, đặc biệt là có quan hệ bang giao thường xuyên với nhà Tây Sơn và tỏ ra rất tôn trọng vua Quang Trung. Trước đó, năm 1651, nhà Thanh đã phong cho chúa Trịnh làm An Nam phó quốc vương để phò tá cho vua Lê là An Nam quốc vương. Có thể qua mối quan tâm của Càn Long tới vùng đất phía Nam Trung Quốc, có thể qua quan hệ bang giao và sự hiểu biết về văn hoá chính trị phương Nam mà ông thấy ở chế độ nhà nước lưỡng đầu truyền thống của người Việt sự ích lợi trong việc ngăn chặn được tình trạng bất ổn định triều chính do các vương tử tranh quyền, đoạt vị thường vẫn xảy ra ở triều đình Trung Quốc trước và sau khi vua cha mất. Nếu như vậy thì việc ông lui về làm Thái thượng hoàng cũng là lẽ đương nhiên vì “một trung tâm văn minh lớn bao giờ cũng chứa đựng sức mạnh lan toả, phát huy và khả năng hấp thụ, tiếp nhận từ ngoài vào để tăng thêm tiềm lực của trung tâm”[152].

Chế độ nhà nước lưỡng đầu là một đặc trưng riêng của VHPL Việt Nam nên ngay trong cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương của nhà nước Lê - Trịnh mặc dù vẫn theo khuôn mẫu của triều Lê Thánh Tông nhưng lại có các cơ quan nhà nước không thể tìm thấy trong nhà nước phong kiến Trung Quốc trước đó và sau này. Đó là cơ quan ngũ phủ, phủ liêu và lục phiên bên phủ chúa. Như vậy, vẫn trung thành và áp dụng linh hoạt những nguyên lý trị đạo của Nho giáo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, kế thừa tập quán chính trị truyền thống của dân tộc kết hợp với mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu theo khuôn mẫu Trung Quốc, tập đoàn phong kiến họ Trịnh đã thiết lập nên nhà nuớc quân chủ tập quyền lưỡng đầu độc đáo ở Việt Nam. Nhà nước đó đã thực hiện việc quản lý đất nước hiệu quả trong gần hai thế kỉ.

  1. Sự tiếp biến tư tưởng chính trị - pháp lý qua hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam

2.2.1 Các vương triều phong kiến Việt Nam tiếp nhận đường lối cai trị kết hợp giữa đức trị và pháp trị của Trung Quốc

Sự tiếp nhận đường lối cai trị đó thể hiện ở một số nội dung sau:

  • Pháp luật hoá yêu cầu của tư tưởng Nho giáo về đức độ và năng lực của người cầm quyền, đồng thời quy định những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc khi có vi phạm yêu cầu đó:

Đối với Thiên tử - người nắm quyền chủ thể của đất nước, tư tưởng chính trị Nho giáo đòi hỏi “nhà vua ở ngôi, đức độ hẳn đứng đầu thiên hạ”, “nhà vua nên cẩn thận giữ lấy đức vọng”[153]. Bởi vậy, nhà vua phải theo đức nhân thi hành thiên đạo, chăm nuôi dân chúng. Thiên tai, dịch bệnh được coi là điềm trời răn đạo vua đã làm sai lệch thiên đạo. Vì thế, nhà vua phải tự biết nhận lỗi, sửa đức chỉnh đốn chính sự. Việc hạ chiếu tự răn mình, nhận lỗi, sửa đức trở thành tập quán chính trị của các vị hoàng đế Trung Quốc và Việt Nam. Vua Lê Nhân Tông trong 17 năm ở ngôi đã bảy lần hạ chiếu tự nhận lỗi, sửa đức. Năm 1812, vua Gia Long cũng xuống chiếu tự xét mình và cho hoãn thuế một năm, cho soát lại hình án vì sợ có oan sai.

Với quan lại, tư tưởng chính trị Nho giáo cho rằng sự an nguy, hưng phế, trị loạn của đất nước là “tại các quan hay hay dở”[154]. Vì vậy, các vương triều phong kiến Trung Quốc và Việt Nam đều quy định rất chặt chẽ tiêu chí về phẩm chất, năng lực của quan lại. Ví dụ, thời Tống, thời Nguyễn quy định tiêu chuẩn “tứ thiện tứ tốt” làm căn cứ định kỳ tra xét hoạt động cai trị của quan lại hàng năm để lấy đó mà giáng bãi hoặc thăng chuyển quan lại. Các vị hoàng đế Việt Nam thường ban chiếu dụ răn dạy quan lại phải rèn đức tu thân. ĐVSKTT cho biết từ tháng 9/1429 đến tháng 8/1491 các vua Lê Sơ đã 12 lần ban chiếu dụ, sắc chỉ răn dạy các quan văn võ trong ngoài phải dốc lòng trung ái, giữ mình thanh liêm, cần mẫn, yêu nuôi quân dân, công bằng khi xử kiện, hoà mục với đồng liêu... Pháp luật trừng phạt rất nghiêm khắc các tội tham nhũng (Đ138 - QTHL), bê trễ công vụ của quan lại (Đ121, 156, 199 - QTHL).

  • Pháp luật quy định nghĩa vụ giáo hoá dân của nhà nước, của quan lại: chủ trương đức trị của Nho giáo coi việc giáo hoá dân là gốc của đạo trị nước. Nếu chưa giáo hoá dân, chưa dạy dân biết điều hay nên làm, điều dở nên tránh mà chỉ chăm chăm trừng phạt dân thì là bạo ngược. Khổng Tử nói “không dạy dân để dân phạm tội mà giết, gọi là ngược, không răn bảo trước mà muốn việc thành ngay, ấy gọi là hung bạo”[155]. Thể chế chủ trương đó, nhà nước phong kiến Trung Quốc và Việt Nam đều rất chú trọng đến việc giáo hoá dân chúng. Từ thời Tần, Hán, nhà nước Trung Quốc đã đặt chức Tam lão ở các hương lý đế dạy bảo thanh niên và mọi người tuân thủ các quy định, lề lối của xã hội. Thời Minh, Minh Thành Tố ban bố Lục dụ (6 điều dạy bảo) buộc thần dân phải tuân theo. Triều Thanh ban hành “Thượng dụ thập lục điều”, “Thánh dụ giảng huân” và quy định vào ngày mùng một và ngày rằm, các quan lại địa phương phải tổ chức các buổi giảng giải “thánh dụ giảng huấn” đế dân chúng hiểu và thực hiện, ở Việt Nam, năm 1461, Lê Thánh Tông ban hành 24 điều “Huấn dân đại cáo”. Năm 1485, ông ban dụ cho các quan thừa, hiến, phủ, huyện: “Quan phủ huyện châu...trong khi đi tuần hành, đến chỗ thôn xóm dân nào tt phi đem hết những lời văn của sc dụ đi trước, lời dạy v l nhạc xưa nay, ân cần hiểu bảo, đê cho dân biết theo thiện đổi lỗi”[156]. Vua Minh Mạng cũng ban hành 10 điều huấn dự.

Như vậy, thông qua pháp luật, những quy phạm đạo đức - chính trị Nho giáo đã được phổ biến rất rộng rãi đến dân chúng. Điều đó vừa góp phần nâng cao nền tảng đạo đức xã hội vừa củng cố trật tự gia trưởng phong kiến trong phạm vi gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu cai trị của nhà nước.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định nghĩa vụ giáo hoá dân chúng của quan lại bằng tấm gương đạo đức của chính quan lại và gia đình. Để thực hiện nghĩa vụ đó, pháp luật cấm quan lại thực hiện nhiều hành vi.

  • Pháp luật quy định trách nhiệm chăm nuôi dân chúng của nhà nước, của quan lại: lí luận kinh điển Nho giáo cho rằng quốc gia cấu thành từ ba yếu tố: dân cư, đất đai và vua (đại diện cho chủ quyền quốc gia). Trong đó, dân là quan trọng nhất. Mạnh Tử từng nói: “Quốc dĩ dân vi bản”. Chính vì dân là gốc của nước nên dân có giàu nước mới mạnh, dân có an nước mới trị. Bởi vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước và của quan lại là chăm nuôi dân chúng. Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, đói kém... nhà vua thường hạ chiếu tự nhận lỗi trước thần dân và có những hành vi tích cực cứu giúp dân chúng như miễn giảm tô thuế, mở kho phát thóc cứu đói ... Đó là một Lập quán chính trị bền vững mà triều vua nào cũng phải thực hiện. Đồng thời, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của quan lại là phải cai trị tốt để làm cho dân nhiều lên, làm cho dân giàu lên. Pháp luật trừng trị rất nghiêm khắc quan lại, nhất là các quan địa phương khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm này (Đ248, 284, 295, 347, 350, 625 - QTHL).
  • Pháp luật quy định mức hình phạt nặng và các hình phạt dã man tàn bạo đê bảo vệ lễ nghi và các chuẩn mực đạo đức Nho giáo: Hàn Phi Tử cho rằng, một trong những thuật trị nước tốt là “hình phạt nặng dứt khoát”, “trong việc thi hành hình phạt, phải phạt nặng những tội nhẹ... đó gọi là cách dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt”[157]. Pháp luật Trung Quốc, vì thế quy định áp dụng biện pháp chế tài hình sự đối với các vi phạm lễ nghi và chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Hơn nữa, mức hình phạt thường rất nặng. Pháp luật phong kiến Việt Nam cũng quy định tương tự. Hệ thống ngũ hình được pháp luật quy định áp dụng với những người xâm hại lễ giáo và trật tự gia đình gia trưởng phong kiến, xâm hại những quy định trong “Huấn dân đại cáo” mà nhà vua đã ban hành. Ví dụ, điều 17, 137, 142 - HĐTCT; Đ237 - TNDHT.
  • Pháp luật quy định mở rộng phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt: Hàn Phi Tử đưa ra một thủ thuật cai trị trong thiên Chế phân: “Cái nước trị an cao nhất thì khéo lo việc ngăn cấm điều gian... nhưng làm cách nào để trừ bỏ cái gian tinh vi? Phải khiến cho dân rình xem ẩn tình của nhau. Nhưng làm thế nào để họ rình xem ẩn tình của nhau? Xin thưa rằng chỉ có cách bắt những người cùng xóm chịu tội chung mà thôi”[158]. Vì vậy, tiếp thu thủ thuật cai trị của phái Pháp trị, pháp luật Trung Quốc ngay từ thời Chiến Quốc đã quy định chế độ trách nhiệm hình sự liên đới. Các bộ luật của phong kiến Trung Quốc sau này đều quy định chế độ trách nhiệm hình sự liên đới căn cứ vào mối quan hệ gia đình, mối quan hệ láng giềng và đồng cư. Pháp luật phong kiến Việt Nam cũng quy định tương tự. Đ 411,412,457 - QTHL; Đ223, 224- HVLL quy định trách nhiệm hình sự liên đới căn cứ vào mối quan hệ gia đình. Chiếu năm 1123 của nhà Lý quy định trách nhiệm hình sự liên đới căn cứ vào mối quan hệ láng giềng. Đ424- QTHL; Đ223 - HVLL quy định truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới căn cứ vào mối quan hệ đồng cư.

Ngay cả những vi phạm trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính... cũng đều bị quy định áp dụng hình phạt. Điều đó cho thấy, pháp luật phong kiến Việt Nam đã mở rộng diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt. Có thế thấy rõ xu hướng này qua bộ QTHL và bộ HVLL. Ví dụ, bộ QTHL có 622/722 điều quy định áp dụng hình phạt đối với mọi loại vi phạm pháp luật.

  1. Hệ thống pháp luật thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa lễ và hình, giữa đức và pháp.

Đức trị coi lễ là biện pháp chủ yếu để cai trị và giáo hoá dân chúng. Xét đến cùng, trong chế độ phong kiên, lễ và pháp cùng nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo hướng thiết lập một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị. Lễ chính là việc quy tắc hoá những chuẩn mực đạo đức trong gia đình, trong xã hội nhằm hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách. Làm cho dân giữ được lễ là đã củng cố và bảo vệ được nền tảng đạo đức làm cơ sở cho trật tự phong kiến. Vì vậy, lễ nghi Nho giáo được thể chế thành nhiều quy định của pháp luật phong kiến Trung Quốc. “Pháp luật cổ đại của Trung Quốc, con đường chủ yếu thông suốt là duy trì và bảo vệ lễ giáo phong kiến”[159].

Ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc, pháp luật phong kiến Việt Nam cũng quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, trong xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi. Đồng thời, nhiều tập quán lễ nghi trong dân gian đã được luật hóa. Điều đó góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi tác động của luật nước vì nó đã đưa ra những định hướng, những chuẩn mực cho hành vi hoàn toàn phù hợp với tâm lý, với thói quen hành xử theo luật tục của cư dân Việt. Trong QTHL và HVLL có nhiều quy định thể hiện nội dung trên.

Việc thể chế hoá lễ nghi Nho giáo và các chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã giới hạn tối đa quyền cá nhân của con người trong gia đình, trong xã hội. Vì vậy, cũng như pháp luật phong kiến Trung Quốc, trách nhiệm cá nhân trước cộng đồng là chuẩn mực định hướng xử sự của con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

  1. Hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam là hệ thống pháp luật hướng Nho được chỉnh sửa và xen cài nhiều yếu tố luật tục

Những nội dung đã trình bày trên cho thấy hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam là hệ thống pháp luật hướng Nho. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật này ra đời và phát triển ở nước Đại Việt, trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội - lịch sử của cộng đông cư dân Việt nên nó phải phù hợp với đặc điểm và truyền thống văn hoá Đại Việt.

Trước hết, có nhiều chế định kinh điển của pháp luật phong kiến Trung Quốc được pháp luật phong kiến Việt Nam tiếp thu nhưng đã được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Đại Việt, với phong tục tập quán của người Việt. Chẳng hạn như chế định ngũ hình, chế định thập ác tội.

Thứ hai, pháp luật phong kiến Việt Nam ngoài việc xác lập trật tự gia trưởng trong xã hội, trong gia đình theo lễ nghi Nho giáo vẫn có nhiều chế định phản ánh, ghi nhận và tôn trọng những tư tưởng truyền thống, những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc như tư tưởng yêu nước, tinh thần cộng đông làng xã: truyền thống tôn trọng phụ nữ và chế độ gia đình nho tương đối cởi mở... Các quy định về chế độ tài sản giữa vợ chồng, về thừa kế tài sản trong gia đình, về các quan hệ nhân thân trong gia đình, về hợp đồng trong pháp luật phong kiến Việt Nam đặc biệt là trong luật nhà Lý, nhà Trần, trong bộ QTHL đã thể hiện rất rõ nội dung này.

Thứ ba, hương ước - một bộ phận của luật nước vừa thể hiện sự thẩm thấu lễ nghi Nho giáo vào cộng đồng cư dân làng xã vừa thể hiện sự chấp nhận rộng rãi yếu tố luật tục trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam.

3. Một vài kết luận

Sự giao lưu và tiếp biến VHPL giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến là một diễn trình liên tục, lâu dài suốt hơn 2000 năm. Trong diễn trình đó, với vai trò là trung tâm văn hoá Đông Á, VHPL Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt Nam. Nhiều yếu tố VHPL Hán đã nhập thân vào cộng đồng người Việt, hoà trộn với văn hoá Việt tạo thành nét đồng văn giữa hai nền VHPL Hán - Việt. Do vậy, VHPL Việt Nam truyền thống được hình thành trong dòng chảy hơn 2000 năm là sản phẩm của diễn trình giao lưu và tiếp biến VHPL giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa những yếu tố văn hoá nội sinh và những yếu tố văn hóa ngoại sinh, giữa luật tục cổ truyền và luật hướng Nho.

Chính qua quá trình hội nhập khu vực văn hoá Đông Á từ rất sớm mà các vương triều phong kiến Việt Nam đã tiếp thu chọn lọc và thâu hoá được nhiều thành tựu của VHPL Hán, xây dựng được hệ thống pháp luật và các thiết chế pháp luật phù hợp, làm công cụ quản lý đất nước, quản lý xã hội hữu hiệu, đưa Việt Nam thành một quốc gia mạnh ở khu vực Đông Nam Á đương thời.

Các yếu tố VHPL là nền tảng quy định bản sắc VHPL Việt luôn luôn được bảo lưu và giữ vai trò chỉnh hợp quá trình giao lưu và tiếp biến VHPL Việt - Hán. Quá trình phát triển của VHPL Việt Nam thời phong kiến cho thấy sự tích hợp những yếu tố VHPL Hán đậm đặc ở thượng tầng và loãng nhạt ở hạ tầng. Dòng chảy VHPL Việt Nam cho thấy quá trình giao lưu và tiếp biến VHPL Việt - Hán luôn diễn ra theo xu hướng cơ tầng Việt, thượng tầng Hán, đồng thời luôn có sự tương tác giữa chúng.

 

 

 

 

 


 

VĂN HÓA PHÁP LUẬT PHÁP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ PHÁP LUẬT PHÁP VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng

Đại học luật Hà Nội

1. Khái quát về văn hoá pháp luật Pháp

1.1.      Bối cảnh lịch sử

Pháp là một trong những quốc gia có nền văn hoá pháp luật phát triển cao bởi nó không những có hệ thống pháp luật thành văn rất phát triển, có trình độ hệ thống hoá và pháp điển hoá cao mà còn là quê hương của những tư tưởng pháp luật tiến bộ về tự do, dân chủ, các quyền công dân và quyền con người có ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.

Thuật ngữ “France” (nước Pháp) như một quốc gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ IV1. Trước thời kỳ này trong số những tộc người sống ở phía Bắc đế quốc Roma thì các bộ tộc Germains là hùng mạnh nhất. Các bộ tộc Germains bao gồm Bourgondes, Francs, Vandales, Anglo-saxons, Wisigoths. Khoảng cuối thế kỷ II, các bộ tộc này đang sống ở giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thuỷ trên một vùng đất đai rộng lớn từ sông Ranh (ở phía Tây) đến sông Vixtuyn (ở phía Đông), từ sông Danube (ở phía Nam) đến biển Bantích (ở phía Bắc).

Từ thế kỷ III, người Wisigoths tràn xuống vùng Bancan, người Francs chiếm vùng Gaule. Chính quyền Roma phải đồng ý cho họ định cư trên lãnh thổ của mình với tư cách đồng minh của Roma. Đến giữa thế kỷ IV, khi bộ tộc Hung nô vượt biển Caspien đột nhập khu vực Đông - Nam châu Âu thì các dân tộc Germains cũng ồ ạt tràn sâu vào lãnh thổ của đế quốc Roma khi mà đế quốc này đang trong tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Trong hai thế kỷ IV và V các dân tộc Germains liên tục xâm lấn những vùng đất thuộc quyền cai trị của đế quốc Roma. Dân nghèo và nô lệ ở những vùng này, vốn bị bóc lột nặng nề bởi đế quốc Roma đã coi những người Germains như những vị cứu tinh của họ2. Người Wisigoths từ Bancan tấn công sang phía Tây, xâm chiếm Italia. Hơn 40.000 nô lệ Roma đã chạy theo người Wisigoth. Năm 410, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Alarich, người Wisigoths đã chiếm được Roma, thủ phủ của đế quốc Tây Roma. Trong khi người Wisigoths đang làm chủ Italia thì người Vandales từ lưu vực sông Oder, băng qua xứ Gaule, vượt dãy Pyrenees xâm chiếm Tây Ban Nha (năm 408). Người Bourgondes cũng tràn xuống định cư ở vùng sông Rhone thuộc Đông - Nam Gaule và thiết lập ở đây vương quốc Bourgonde (năm 420). Người Francs xâm nhập khu vực phía Bắc xứ Gaule thành lập nên vương quốc France. Khoảng năm 440, người Anglo-saxon vượt biển Manche, đổ bộ lên nước Anh[160]. Sau những cuộc chinh phục của các bộ tộc Germains vào thế kỷ V trên các lãnh thổ của đế quốc Roma khi xưa đã xuất hiện nhiều quốc gia mới:

  • Vương quốc Wisigoths ở Tây Ban Nha;
  • Vương quốc Vandale ở Bắc Phi;
  • Vương quốc France ở miền Bắc xứ Gaule;
  • Vương quốc Ostrogoths ở Italia;
  • Vương quốc Anglo-saxon ở Anh.

Trong thời kỳ này Hoàng đế Roma của đế quốc Tây Roma đã mất hết quyền lực. Năm 476 thủ lĩnh quân sự của người Germain là Odoacre đã lật đổ vị Hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây Roma là Romulut Ogustuler và tự xưng làm vua. Vào thời kỳ đế quốc Tây La Mã sụp đổ, đó cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều vương quốc mới trong đó có France - nước Pháp ngày nay. Vị vua đầu tiên của nước Pháp được biết đến là Slovis Đệ nhất (481 - 511). Đến thế kỷ VI France đã trở thành vương quốc lớn mạnh nhất trong số các quốc gia đầu tiên ở Tây Âu. Đến triều đại Charlemagne Đại đế (768 - 814), vị Hoàng đế này đã tiến hành hơn 50 cuộc chiến tranh chinh phục để mở rộng lãnh thổ của vương quốc. Năm 722 xâm chiếm đất đai của người Saxon, phía nam nước Đức ngày nay, năm 774 tiêu diệt vương quốc Lambard, sát nhập lãnh thổ miền Bắc Italia vào lãnh thổ của người Francs, cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX chiếm được Barcelone của Tây Ban Nha. Charlemagne còn tiến hành những cuộc viễn chinh sang Đông Âu, chinh phục vương quốc của người Bavaria, vương quốc Avare vùng trung lưu sông Danube và buộc một số bộ lạc người Slavơ phải nộp cống. Như vậy, đến đầu thế kỷ IX Hoàng đế Charlemagne đã mở rộng lãnh thổ của vương quốc France tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tây Roma trước đây. Lãnh thổ nước Pháp lúc bấy giờ có biên giới rộng lớn từ bờ Đại Tây Dương ở phía Tây đến sông Enbơ và sông Danube ở phía Đông và từ nam Italia ở phía Nam đến biển Bantích ở phía Bắc.

Vào thế kỷ IX, năm 843, ba hoàng tử, ba người anh em ruột và cũng là ba người cháu nội của Hoàng đế Charlemagne vĩ đại sau khi đã tiến hành cuộc nội chiến để tranh giành vương miện Hoàng đế không thành đã đàm phán và ký kết Hiệp ước Verdune chia lãnh thổ rộng lớn của vương quốc Charlemagne làm 3 phần cho anh cả, anh hai và em út tương ứng với lãnh thổ của ba cường quốc Tây Âu ngày nay là Pháp, Đức, Italia[161]. Bối cảnh lịch sử trên đây cho thấy tuy Pháp, Đức, Italia hiện nay là những quốc gia hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên thời xa xưa đều là những khu vực lãnh thổ dưới sự trị vì của đế chế Roma, sau đó đều là những khu vực lãnh thổ dưới sự cai trị của Hoàng đế Charlemagne vĩ đại. Bối cảnh lịch sử đó cho thấy pháp luật các nước châu Âu trong đó có pháp luật Pháp đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã cổ đại và đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau do điều kiện địa lý và chính trị.

Cũng như hệ thống pháp luật lục địa châu Âu nói chung, hệ thống pháp luật Pháp có thể được chia thành ba giai đoạn phát triển. Trước thế kỷ XIII là giai đoạn pháp luật tập quán. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển pháp luật thành văn. Từ thế kỷ XIX đến nay là giai đoạn pháp điển hoá pháp luật và phát triển sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp sang các quốc gia khác. Ngoài đặc điểm trên đây, có thể chỉ ra một đặc điểm khác của pháp luật Pháp là có sự khác nhau rõ rệt giữa hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam nước Pháp. Hai vùng này được ngăn cách bởi sông Lotre chảy trong khoảng giữa Geneva và bờ biển Atlantic. Vùng phía nam sông Lotre, vùng có diện tích nhỏ hơn được gọi là “Pays de droit ecrit” nghĩa là vùng pháp luật thành văn, được phát triển trên cơ sở luật La Mã. Còn vùng miền Bắc sông Lotre chiếm 3/5 diện tích được gọi là “Pays de coutumes” nghĩa là vùng tập quán. Vùng này là vùng phát triển pháp luật tập quán như tập quán Paris, tập quán Normandy và tập quán Bretagne.

Theo Hiến pháp hiện hành, 1958, nước Pháp ngày nay là một nhà nước đơn nhất, đa nguyên chính trị, có chính thể cộng hoà lưỡng tính, Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Về phương diện hành chính nước Pháp có 22 vùng (Region), 96 tỉnh (Département) không kể 4 tỉnh và lãnh thổ hải ngoại, 329 quận (Arrondissement), 3829 tổng (Canton), 36551 xã (Commune).

1.2. Các đặc điểm cơ bản của văn hoá pháp luật Pháp

  1. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá pháp luật La Mã

Các bộ luật lớn của Pháp như bộ luật dân sự Napoleon 1804, Bộ luật thương mại năm 1807 đều được hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và luật La Mã. Luật La Mã được nghiên cứu tại các trường đại học của Pháp và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu luật pháp thành văn và tập quán pháp luật của họ chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật. Corpus juris civilis được tiếp nhận rộng rãi ở Pháp cũng như ở các nước lục địa châu Âu.

  1. Nước Pháp là nơi khởi nguồn của nhiều tư tưởng pháp luật tiến bộ

Nhiều tư tưởng pháp luật tiến bộ được xuất phát từ nước Pháp. Tư tưởng pháp luật tự nhiên về quyền công dân và quyền con người thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền của Pháp năm 1789; tư tưởng phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện rõ trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu, tư tưởng chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ trong tác phẩm “Khế ước xã hội” của Jean Jaques Rousseau.

1.2.3. Hệ thống luật Pháp được phân chia thành công pháp và tư pháp.

Do ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã hệ thống pháp luật Pháp được phân chia thành Jus publicum (công pháp), Jus privatum (tư pháp). Công pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tư nhân. Công pháp là gồm các ngành luật như Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật ngân hàng, Luật tài chính... Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân. Tư pháp bao gồm các ngành luật như luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật thương mại.

Cơ sở để phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội). Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là phương pháp tự do thỏa thuận ý chí và bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật. Còn phương pháp điều chỉnh của công pháp chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp (Jus publicum và Jus privatum) có liên quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị thế kỷ XVII bởi vì việc phân chia này được xem là ý muốn của những người bảo hoàng muốn áp đặt chế độ quân chủ trong pháp luật, theo đó chỉ có tư pháp mới là lĩnh vực tự do của các nhà luật học, còn công pháp là lĩnh vực mà các nhà khoa học pháp lý cần phải kiêng kỵ, vì đó được coi như là “khu vực cấm”.

1.2.4. Hệ thống pháp luật Pháp coi trọng lý luận pháp luật

Ngay từ thế kỷ XII, khi đại học Paris mới ra đời, quan điểm của các giáo sư đại học lúc này đã là: pháp luật là công cụ, là mô hình tổ chức xã hội, là cái Sollen (cái cần phải làm) chứ không phải là Sein (cái đang xảy ra trong thực tiễn). Quan điểm này được duy trì trong những thế kỷ tiếp theo. Các học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật được coi là nguồn của pháp luật. Các bộ luật của Pháp thông thường đi từ cái chung đến cái riêng mặc dù nhiều bộ luật không có sự tách bạch thành phần chung và phần riêng. Ở phần đầu các bộ luật các khái niệm chung được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch. Các bộ luật thường bắt đầu bằng các khái niệm chung làm cơ sở lý luận cho các phần sau và thông thường được xây dựng theo tư duy logic từ cái khái quát đến cái cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể, từ lý luận đến thực tiễn.

1.2.5. Hệ thống pháp luật Pháp là hệ thống pháp luật có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao

Ngoài các bộ luật thông thường như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật thương mại các quốc gia lục địa châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác như Bộ luật đất đai, Bộ luật tổ chức hệ thống toà án hành chính, Bộ luật tố tụng hành chính, Bộ luật hàng hải, Bộ luật hàng không, Bộ luật bầu cử, Bộ luật thuế, Bộ luật giao thông đường bộ, Bộ luật sở hữu trí tuệ, Bộ luật tiêu dùng, Bộ luật nông thôn, Bộ luật về các toà án tài chính, Bộ luật chung về các chính quyền địa phương, Bộ luật y tế công, Bộ luật tiền tệ và tài chính, Bộ luật môi trường, Bộ luật hỗ trợ xã hội và gia đình, Bộ luật quốc phòng, Bộ luật du lịch, Bộ luật di sản và nghiên cứu... Nhờ xây dựng được nhiều bộ luật, việc nghiên cứu, thực hiện và áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Các quy phạm pháp luật trong các bộ luật thường rất cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua một văn bản pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thi hành.

1.2.6. Hệ thống pháp luật Pháp không coi tiền lệ pháp luật là một hình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn.

Khác với hệ thống pháp luật Anh, Mỹ, hệ thống pháp luật Pháp do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Sau cách mạng 1789, các luật gia Pháp hầu như có quan điểm tương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Toà án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật. Án lệ là hình thức pháp luật không được khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một cách hạn chế như là một hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thành văn.

1.2.7. Nước Pháp là đất nước có nghề luật phát triển và có uy tín trong xã hội.

Từ thời kỳ La Mã cổ đại, pháp luật và những người bảo vệ pháp luật đã được xã hội coi trọng. Thời đó người La Mã đã quan niệm: “Lex est norma resti” (Law is a rule of right) nghĩa là pháp luật là quy tắc của lẽ phải. Người La Mã cũng có câu thành ngữ khác: “Lex est dictamen rationis (Law is the dictate of reason) - pháp luật là mệnh lệnh của công bằng, công lý. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá pháp luật La Mã nên người Pháp cũng rất coi trọng pháp luật và những người chọn sự nghiệp bảo vệ pháp luật làm nghề nghiệp của mình. Ở Pháp cũng như nhiều nước lục địa châu Âu quyền tư pháp được tách khỏi quyền lập pháp, hành pháp và là một nhánh quyền lực hoàn toàn độc lập. Để đảm bảo cho thẩm phán độc lập ngoài việc được bổ nhiệm suốt đời, thẩm phán còn được hưởng một khoản lương rất cao so với các nghề nghiệp khác. Hơn thế nữa, trụ sở toà án ở Pháp thường là nơi có kiến trúc đẹp nhất trong các loại công sở, thường đó là các lâu đài đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, vì vậy người Pháp đặt tên các trụ sở toà án là Palais de Justice (Lâu đài công lý).

  1. Cấu trúc của hệ thống pháp luật Pháp
  1. Sự phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp

Hệ thống pháp luật Pháp cũng như các hệ thống pháp luật các nước lục địa châu Âu phân chia thành công pháp (Droit public) và tư pháp (Droit prive). Công pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan công quyền với nhau và giữa các cơ quan công quyền với tư nhân. Công pháp có các ngành luật đặc trưng: Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật tài chính công (bao gồm nhiều nhánh như Luật thuế, Luật kiểm toán công, Luật ngân sách). Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân như Luật dân sự (bao gồm cả Luật hôn nhân và gia đình), Luật thương mại, Luật lao động. Một số ngành luật được coi là hỗn hợp giữa luật công và luật tư như Luật hình sự, Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự,Tư pháp quốc tế...

Theo Rene David[162], ở Pháp khoa học pháp lý liên kết các quy phạm pháp luật vào các nhóm lớn là công pháp và tư pháp. Sự phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp dựa trên tư tưởng đã hình hành từ lâu trong các luật gia Pháp là những mối quan hệ giữa người cai trị và người bị cai trị đòi hỏi những chế định hoàn toàn khác với các mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, lợi ích chung và lợi ích riêng không thể cùng đo trên một bàn cân. Các nhà luật học theo trường phái pháp luật tự nhiên của Pháp thường cho rằng pháp luật là trật tự của tự nhiên, không phụ thuộc vào nhà nước và cao hơn nhà nước. Trong một thời gian dài, mối quan tâm của các nhà luật học chủ yếu tập trung vào tư pháp vì công pháp thường gắn với quyền lực của Hoàng đế. Bàn luận về quyền lực của Hoàng đế trong điều kiện chưa có các thiết chế dân chủ được coi là một điều kiêng kỵ. Vào thế kỷ XVII, XVIII khi trường phái pháp luật tự nhiên phát triển thì đây cũng là giai đoạn tạo ra khả năng mới để phát triển công pháp. Khi các quyền tự nhiên của con người được tôn trọng, các quyền cồng dân, quyền con người được thiết lập, quyền lực tối cao của nhà nước không còn thuộc về Hoàng đế mà thuộc về nhân dân thì khoa học pháp lý trong lĩnh vực công pháp ở Pháp đã có điều kiện để phát triển. Để hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước, nhiều tư tưởng pháp luật mới được hình thành như phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về dân tộc, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, chính quyền hành pháp chịu trách nhiệm trước Nghị viện - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, nguyên thủ quốc gia do dân bầu cử trực tiếp trong chế độ cộng hoà lưỡng tính, thiết chế Hội đồng bảo hiến, thiết chế đảng cầm quyền và đảng đối lập... Theo quan điểm của các luật gia Pháp, chúng ta có thể phân biệt công pháp và tư pháp khác bằng những nguyên tắc cơ bản và các đặc điểm đặc trung:

Công pháp có các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân;
  • Đảm bảo sự phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Đảm bảo cho các cơ quan tư pháp độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp;
  • Đảm bảo các quyền công dân và quyền con người được tôn trọng, thực hiện;
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền (L’Etat de Droit)

Tư pháp có các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Nguyên tắc tự do thỏa thuận ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật;

- Nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể trong việc thể hiện ý chí và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý;

  • Nguyên tắc thiện chí, trung thực (good faith, bonne foi) trong việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý;
  • Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng;
  • Nguyên tắc không xâm phạm lợi ích hợp pháp của các chủ thể pháp luật khác.

Công pháp có các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Mục đích của công pháp là bảo vệ lợi ích công;
  • Quy phạm công pháp mang tính tổng quát cao;
  • Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của công pháp là phương pháp mệnh lệnh;
  • Công pháp thường thể hiện tính bất bình đẳng giữa các chủ thể pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước (hoặc người có thẩm quyền) thường ra các quyết định mang tính mệnh lệnh và bên chủ thể khác phải thi hành.

Tư pháp có các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Các quy định của tư pháp hướng tới việc bảo vệ lợi ích tư nhân;
  • Các quy phạm của tư pháp thường rất cụ thể, chi tiết;
  • Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là tự do thỏa thuận ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật;
  • Các quan hệ pháp luật tư pháp thể hiện sự bình đẳng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

2. Những thành tựu cơ bản của nền văn hoá pháp luật Pháp

  1. Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền của Pháp năm 1789

Trong các thành tựu của văn hoá pháp luật Pháp trước hết phải kể đến Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền năm 1789 của Pháp. Văn bản pháp luật quan trọng này là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật của nhân loại. Những quy định cơ bản của Bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành những nguyên tắc cơ bản của các bản Hiến pháp của các quốc gia lục địa châu Âu và của nhiều nước trên thế giới. Đó là các quy định sau đây:

  1. Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
  2. Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Đó là các quyền: tự do, sở hữu, an toàn và chống lại áp bức.
  3. Nguyên tắc tất cả chủ quyền nhà nước thuộc về dân tộc. Không một tổ chức hay cá nhân nào được vi phạm chủ quyền của dân tộc.
  4. Tự do là khả năng được làm tất cả những gì không hại đến người khác. Việc thực hiện quyền tự nhiên của con người được giới hạn bởi những quy định nhằm đảm bảo cho mọi thành viên khác trong xã hội cũng được thực hiện quyền đó. Những giới hạn này chỉ có thể được xác định bởi văn bản luật.
  5. Chỉ có luật mới có thể cấm đoán các hành vi mà nó xác định là có hại cho xã hội. Không ai có thể ngăn cản con người thực hiện một hành vi mà luật không cấm và không ai có thể bắt buộc người khác thực hiện một hành vi mà luật không bắt buộc thực hiện.
  6. Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể công dân. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây dựng luật. Luật pháp chỉ là một cho tất cả mọi người dù là bảo vệ hay trừng phạt. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.
  7. Không ai có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam giữ ngoài những quy định của luật.
  8. Luật chỉ thiết lập các hình phạt một cách nghiêm khắc khi điều đó là thật sự cần thiết và không ai bị áp dụng hình phạt theo luật, nếu luật đó ban hành sau khi hành vi đã xảy ra.
  9. Tất cả mọi người đều được coi là vô tội khi chưa có một bản án của Toà án có thẩm quyền kết tội.
  10. Không ai có thể bị truy bức vì quan điểm của họ, kể cả khi đó là quan điểm tôn giáo, miễn là sự biểu hiện quan điểm đó không gây ra sự rối loạn trật tự xã hội mà pháp luật đã thiết lập.
  11. Tự do giao lưu tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Công dân có quyền tự do nói, viết, in ấn, ngoại trừ sự lạm dụng quyền đó trong những trường hợp mà luật quy định.
  12. Sự đảm bảo các quyền con người và quyền công dân cần thiết một sức mạnh nhà nước. Sức mạnh này được thiết lập vì lợi ích chung của mọi người chứ không phải vì lợi ích của những người được trao sức mạnh đó.
  13. Để duy trì quyền lực công cộng và những chi phí hành chính mỗi công dân tuỳ theo khả năng của mình phải đóng góp một khoản nhất định cho Nhà nước.
  14. Tất cả mọi công dân có quyền tự mình xác lập sự cần thiết về đóng góp công cộng, về cơ sở xác lập, về xác định định suất về việc thu và thời hạn.
  15. Xã hội có quyền đòi hỏi tất cả các viên chức nhà nước phải thẩm kế về chi tiêu hành chính của mình.
  16. Mọi xã hội mà trong đó quyền con người và công dân không được đảm bảo, không có sự phân chia quyền lực thì không thể có Hiến pháp.
  17. Quyền sở hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Khi xã hội cần thiết vì lợi ích chung với sự đền bù thỏa đáng sở hữu tư nhân buộc phải chuyển thành sở hữu công cộng.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền 1789 của Pháp đã đặt nền móng cho một ngành luật mới ra đời đó là Luật Hiến pháp. Những quy định trong bản tuyên ngôn nổi tiếng này trở thành những nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế độ dân chủ trong lịch sử lập hiến các nước lục địa châu Âu. Ngày 3/9/1791 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Pháp ra đời. Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền được đưa vào phần đầu của bản Hiến pháp này.

  1. Bộ luật dân sự Napoleon 1804

Thành tựu thứ hai cần phải nói đến trong nền văn hoá pháp luật Pháp là Bộ luật dân sự Napoleon. Bộ luật này đã tồn tại trên 200 năm, được coi là Hiến pháp dân sự và là thánh đường của pháp luật Pháp.

  1. Sự ra đời của bộ luật là ước muốn lâu đời của nước Pháp

Dưới chế độ phong kiến (người Pháp thường gọi là Ancien Regime) nước Pháp có quá nhiều nguồn pháp luật: tập quán, pháp luật hoàng gia, pháp luật giáo hội, pháp luật La Mã. Hơn thế nữa nước Pháp chia làm hai vùng lãnh thổ có chế độ pháp luật khác nhau. Miền Bắc là vùng pháp luật tập quán, còn miền Nam là nơi áp dụng pháp luật thành văn - pháp luật La Mã. Vào các thế kỷ XV, XVI, XVII người Pháp đã có ý định pháp điển hoá pháp luật bằng việc ban hành các sắc lệnh và Luật:

  • Sắc lệnh của Montils - Les - Tour, năm 1453, là sắc lệnh thể hiện sự thừa nhận các tập quán của các vùng; một thời gian sau, một bộ sưu tập về tập quán trong các vùng đã được xuất bản.
  • Sắc lệnh 1629 đã một phần thực hiện ý định pháp điển hoá bằng cách điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực dân sự như tặng cho tài sản, thừa kế, chuyển nhượng, phá sản, cho vay lấy lãi, hôn nhân. Tuy nhiên, sắc lệnh này đã bị các toà án phản đối một cách mạnh mẽ.
  • Các sắc lệnh của Colberi về Tố tụng dân sự năm 1667, về Pháp luật hình sự 1670, về Pháp luật thương mại năm 1673 cũng là những bước tiến quan trọng trong tư duy pháp điển hoá của nước cộng hoà Pháp.
  • Luật Saint - Germain (1679) thể hiện trung thành tinh thần pháp luật tập quán của Pháp đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học bên cạnh luật La Mã và Luật giáo hội.
  • Dưới thời Louis 14 (1638 - 1715), Chánh án Paris là ông Guillaume de Lamoignon, với sự cho phép của nhà vua, đã tiến hành pháp điển hoá những công trình của ông đã không được thừa nhận chính thức.
  • Vào thế kỷ XVIII linh mục Saint-Pierre và Daguessau cũng đã có những hoạt động nhằm thống nhất pháp luật nhưng không thành.

Theo giáo sư André Castaldo (Đại học Paris II), có một nguyên tắc xa xưa từ thời trung cổ là nhà vua cần phải tôn trọng tập quán, vì thế các vị vua thường ít can thiệp vào các phong tục tập quán. Các phong tục tập quán lại thường tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực luật tư vì thế các sắc lệnh của các vua ban hành thường ít liên quan đến lĩnh vực luật tư. Ví dụ, các sắc lệnh của Vua Louis XIV chỉ giới hạn trong lĩnh vực tố tụng hình sự và dân sự hoặc chỉ liên quan đến lĩnh vực thương mại, không có sắc lệnh nào liên quan đến luật tư.

Những ví dụ và những phân tích trên đây cho thấy Bộ luật dân sự Napoleon ra đời không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà ngược lại Bộ luật này chính là sự chuyển hoá thành hiện thực mong ước của người Pháp trong nhiều thế hệ và qua nhiều thế kỷ.

  1. Quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự Napoleon

Sau cách mạng dân chủ tư sản 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng một bộ luật dân sự, nhưng ý định đó đã không biến thành hiện thực. Quốc hội lập hiến (Constitutiante), cũng như Quốc hội lập pháp (Legislative) đã có dự kiến sẽ ban hành một bộ luật chung về dân sự để áp dụng cho toàn thể vương quốc nhưng cả hai dự án đều không thành. Chính quyền Quốc ước (Conventionnel) muốn tiếp tục thực hiện dự án này nhưng cũng như hai dự án trước, bộ luật vẫn chưa thể ra đời được. Jean Jacques Regis de Cambecéres, một trong những tác giả của Bộ luật dân sự Napoleon 1804 đã đưa ra hai bản dự thảo và dưới chế độ Đốc chính (Dtrectotre) còn đưa ra bản dự thảo thứ ba nhưng cả ba bản dự thảo này đều không được chấp nhận. Một số lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đinh còn có nhiều bất đồng giữa các viện của Nghị viện. Sau đó không lâu, hai nhà luật học nổi tiếng lúc bấy giờ là Jaqueminot và Target còn đưa ra một dự thảo bộ luật với danh nghĩa cá nhân.

Khi Napoleon Bonaparte trở thành Hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây dựng bộ luật dân sự đã có điều kiện chín muồi để trở thành hiện thực. Với ý chí chính trị mạnh mẽ, Napoleon đã biến những mơ ước về bộ luật dân sự của mình từ những ngày trong tù ngục trở thành hiện thực. Ngày 12 tháng 8 năm 1800 một uỷ ban soạn thảo bộ luật dân sự được thành lập với 4 thành viên, 4 luật gia nổi tiếng lúc bấy giờ là: Tronchet, Portails, Bigot de Preameneu và Malle ville. Dự thảo bộ luật được soạn thảo trong hai năm và được trình lên Toà tư pháp tối cao và các toà phúc thẩm để xem xét. Các toà án đã đồng ý với các nội dung cơ bản của dự luật. Cuối cùng, bộ luật dân sự đã được công bố bởi đạo luật ngày 21 tháng 3 năm 1804. Bộ luật này đã thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự phong kiến.

  1. Nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự Napoleon

Bộ luật dân sự Napoleon bao gồm 2283 Điều, chia thành Thiên mở đầu (Titre Preliminatre) và 3 Quyển (Livre). Các quyển chia làm các Thiên (Titre), các Thiên chia thành các Chương (Chapitre); các Chương chia làm các Phần (Section); các phần chia thành các Điều (Article).

Thiên mở đầu (Titre Préliminatre) từ Điều 1 đến Điều 6. Thiên này được gọi là: “Công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật” (De la publication, des effets et de l’application des lois en general) chứa đựng một số nguyên tắc cơ bản về luật:

  • Văn bản luật và văn bản hành chính, trong trường hợp văn bản hành chính được đăng trên công báo của Cộng hoà Pháp, có hiệu lực kể từ ngày quy định tại văn bản đó hoặc kể từ ngày sau ngày công bố nếu văn bản luật, văn bản hành chính không quy định ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những điều khoản mà việc thi hành đòi hỏi phải có quy định hướng dẫn thì thời điểm có hiệu lực được lùi lại đến ngày quy định hướng dẫn thi hành đó có hiệu lực. Trong trường hợp khẩn cấp, văn bản luật hoặc văn bản hành chính sẽ có hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm công bố của Hoàng đế (Tổng thống) đối với văn bản luật, hoặc theo quy định của Chính phủ đối với văn bản hành chính (Điều 1);
  • Luật chỉ có hiệu lực về tương lai, không có hiệu lực hồi tố (Điều2);
  • Các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và về hình sự bắt buộc thực hiện đối với bất kỳ ai sống trên lãnh thổ Pháp;
  • Các bất động sản của những người nước ngoài trên lãnh thổ Pháp được điều chỉnh theo luật của Pháp;
  • Địa vị pháp lý và năng lực Pháp luật của công dân Pháp ở nước ngoài được xác định theo luật của Pháp (Điều 3);
  • Thẩm phán mà từ chối xét xử với lý do Pháp luật không quy định, quy định không rõ ràng hay không đầy đủ thì có thể bị truy tố vì tội không xét xử (Điều 4);
  • Cấm thẩm phán đặt ra các quy định chưng và có tính lập quy để tuyên án khi giải quyết một vụ việc mà mình được giao xét xử (Điều 5);
  • Không được thực hiện bất kỳ một thoả thuận (hợp đồng) nào vi phạm trật tự và đạo đức xã hội (Điều 6).
  • Quyển 1 - Về người (Des personnes) từ Điều 7 đến Điều 515.

Quyển này quy định về chứng thư, hộ tịch (Des actes de l’Etat civil) như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng thư khai tử; nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quyền của cha mẹ, tình trạng vị thành niên, giám hộ và quyền tự lập, tình trạng thành niên và những người thành niên được pháp luật bảo hộ.

  • Quyển 2 - về tài sản và những thay đổi về sở hữu (Des biens et des differentes modifications de la propriete) từ Điều 516 đến Điều 710.

Quyển này quy đinh về phân biệt các loại tài sản (động sản, bất động sản), về sở hữu, quyền thu hoa lợi, quyền sử dụng và quyền cư dụng (de 1’habitation); dịch quyền (một nghĩa vụ đối với bất động sản tạo điều kiện thuận tiện cho việc sử dụng bất động sản của người khác) hay địa dịch (Des servitudes ou services fonciers), dịch quyền phát sinh địa thế, dịch quyền xác lập theo quy định của pháp luật (như các quy định về tường hào chung; khoảng cách giữa các công trình trung gian cần thiết đối với một số công trình xây dựng; trổ cửa sổ sang bất động sản của nhà hàng xóm; máng nước dọc mái nhà); dịch quyền về lối đi; dịch quyền xác lập theo ý chí của con người; chấm dứt dịch quyền.

  • Quyển 3 - Các phương thức xác lập quyền sở hữu (Des differentes manieres dont on acquiert la propriete) từ Điều 711 đến Điều 2281. Quyển này bao gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề thừa kế, tặng cho lúc còn sống và di chúc; hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng nói chung; những cam kết được hình thành không thông qua thỏa thuận; hôn ước và các chế độ tài sản trong hôn nhân; hợp đồng mua bán; hợp đồng trao đổi; hợp đồng thuê mướn; hợp đồng thầu khoán xây dựng bất động sản; công ty dân sự; những thoả thuận liên quan đến việc thực hiện những quyền không chia phần; vay mượn; gửi giữ và quyền trữ; hợp đồng mang tính chất may rủi (đánh bạc và cá cược; hợp đồng về lợi tức trọn đời); uỷ quyền; bảo lãnh; dàn xếp, thoả thuận trọng tài; cầm cố; quyền ưu tiên và quyền thế chấp; cưỡng chế chuyển quyền sở hữu và thứ tự giữa những người có quyền; thời hiệu và chiếm hữu.
  1. Các đặc điểm cơ bản của bộ luật dân sự Napoleon
  • Đây là bộ luật phản ánh những tư tưởng của cách mạng dân chủ tư sản Pháp bảo vệ các quyền và tự do của cá nhân. Về sở hữu, bộ luật đã khẳng định quyền sở hữu là quyền được hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn là không sử dụng tài sản vào những việc mà pháp luật cấm (Điều 544). Không ai có thể bị buộc nhượng lại quyền sở hữu của mình, trừ phi vì lợi ích công cộng và với điều kiện được bồi thường trước một cách thoả đáng (Điều 545). Mọi người đều có quyền giao kết hợp đồng nếu không bị pháp luật coi là vô năng (Điều 1123).

Quyền tự do của cá nhân được khẳng định trong các quy định về quyền của mỗi người được tôn trọng đời tư của mình (Điều 9); quyền của cha, mẹ đối với con chấm dứt khi con đạt 18 tuổi (khi mới ban hành bộ luật là 21 tuổi).

  • Bộ luật được xây dựng trên nguyên tắc phi tôn giáo.

Đây là nguyên tắc được thể hiện rõ trong các quy định về hôn nhân và gia đình. Thể thức cử hành lễ kết hôn không gắn với nhà thờ mà cử hành công khai trước viên chức hộ tịch của xã, nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú vào thời điểm công bố (Điều 165).

  • Tính ổn định, khả năng tồn tại và có hiệu lực lâu dài của bộ luật.

Bộ luật dân sự Napoleon được các luật gia thực hành nổi tiếng của Pháp như Tronchet, Portails, Bigot de Préameneu và Maleville soạn thảo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hoàng đế Napoleon, một người có hiểu biết sâu sắc về luật La Mã cổ đại. Napoleon đã từng giành trọn 2 năm trong tù ngục để nghiên cứu luật La Mã cổ đại với ý định tự mình làm luật sư bào chữa cho mình và nếu sự nghiệp chính trị thành công sẽ xây dựng bộ luật của mình.

Cho đến nay Bộ luật dân sự Napoleon đã tồn tại được trên 200 năm, vì vậy bộ luật này thường được các luật gia Pháp gọi là “Hiến pháp dân sự” của nước cộng hoà Pháp. Trải qua hai thế kỷ, trong số 2283 điều của Bộ luật vẫn còn giữ được nguyên vẹn trên 1100 điều.

  • Ý tưởng của các tác giả khi soạn thảo Bộ luật dân sự Napoleon là thông qua việc thống nhất các quan hệ dân sự xây dựng nền tảng để thống nhất các quan hệ chính trị.

Một trong những tác giả của Bộ luật dân sự Napoleon là portalis vào năm 1802 đã nói: “Trật tự dân sự chính là xi măng gắn kết các vấn đề chính trị. Chúng ta không phải là những người miền Prô-văng, miền Brơ-ta-nhơ hay xứ An-zat, chúng ta là người Pháp”. Theo giáo sư Claude Witz Bộ luật dân sự chính là một trong những “khối đá tảng” mà Hoàng đế Napoleon đã đặt trên đất Pháp để củng cố quốc gia.

  • Bộ luật dân sự Pháp đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật lập pháp. Đây là bộ luật mẫu mực về cấu trúc chặt chẽ, lôgic của các chế định pháp luật, về việc sử dụng ngôn ngữ chính xác, giản dị, trong sáng, dễ hiểu, sự phù hợp với thực tiễn, sự kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể của các quy phạm pháp luật. Các nguyên tắc chung của bộ luật dân sự được quy định rất cụ thể, nhung vẫn đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo, tạo điều kiện cho các thẩm phán có thể giải thích linh hoạt, phù hợp với thực tế. Có thể đưa ra các ví dụ sau đây để minh chứng:
  • Điều 1382: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại”;
  • Điều 1384: “Mỗi người phải chịu trách nhiệm không những về những thiệt hại do mình gây ra mà cả những thiệt hại do những người mà mình phải chịu trách nhiệm hoặc những vật mà mình coi giữ gây ra”.

Hai nguyên tắc trên đây trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có thể áp dụng cho mọi quốc gia trên thế giới bởi tính hợp lý và công bằng của nó. Những quy định mang tính nguyên tắc như vậy có thể vượt qua không gian và thời gian và có thể áp dụng trong nhiều thế kỷ mà không cần phải nghi ngờ vào tính chân lý và công bằng của nó.

Nhiều quy phạm trong Bộ luật dân sự Napoleon thể hiện tính mẫu mực về tính cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng và vì thế đã được tiếp nhận nguyên vẹn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta có thể thấy điều này qua một số điều luật sau đây:

  • Điều 671 : “Chỉ được phép trồng những cây to, cây nhỡ, cây nhỏ gần giới hạn đất láng giềng theo khoảng cách được xác định theo những quy định cụ thể hiện hành hoặc những thông lệ được thừa nhận. Nếu không có những quy định hoặc thông lệ thì cây mọc cao trên 2 mét phải trồng cách đường giới hạn phân cách hai bất động sản là 2 mét, đối với các cây trồng khác là nửa mét.”
  • Điều 673: “Chủ sở hữu bất động sản có quyền buộc bên hàng xóm phải cắt bỏ các cành cây mọc vươn sang đất của mình. Nếu hoa quả ở các cành cây tự nhiên rụng xuống thì chủ sở hữu đất bị cành cây vươn sang được hưởng. Nếu rễ cây hoặc cành nhỏ mọc vươn sang đất người khác thì người đó có quyền cắt những rễ và cành cây nhỏ đó đến giới hạn đường phân chia của hai bên. Quyền được cắt rễ cây và cành nhỏ hoặc quyền được yêu cầu bên hàng xóm cắt các rễ cây, cành cây của các cây to, cây nhỡ, cây nhỏ không thể bị thời hiêu tiêu diệt”.
  • Điều 675: “Chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ hoặc lổ cửa vào bức tường chung dù bằng bất cứ cách nào, kể cả khi có lắp kính mở, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề bên kia đồng ý.”;
  • Điều 681: “Chủ sở hữu bất động sản phải lắp đặt mái nhà sao cho nước mưa chảy vào đất nhà mình hoặc đường công cộng, không được để nước mưa chảy vào đất của bên hàng xóm”.

Bộ luật dân sự Napoleon trong quá trình hơn 200 năm tồn tại đã được không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Có thể đưa ra các minh chứng sau đây:

  • Cơ chế trách nhiệm trước đây trong bộ luật dân sự dựa trên khái niệm lỗi, vì vậy nhiều trường hợp xảy ra tai nạn lao động, nhung người lao động không được bồi thường do không chứng minh được lỗi của người sử dụng lao động. Luật ngày 09/4/1898 đã buộc người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động ngay cả trong những trường hợp người chủ lao động không có lỗi. Theo Luật số 70-459 ngày 04/6/1970 cha và mẹ, với tư cách là người thực thi quyền trông giữ con, phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do con chưa thành niên sống với họ gây ra. Người chủ và người được uỷ thác phải chịu trách nhiệm về thiệt hai do gia nhân và người giúp việc gây ra trong khi họ làm nhiệm vụ. Thầy giáo và những người thợ thủ công phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do học sinh gây ra khi những người này đang chịu sự giám sát của họ.
  • Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có nhiều cải cách trong tư duy pháp luật theo xu hướng tự do và bình đẳng. Quyền lực của người cha, theo triết lý năm 1804, đã bị huỷ bỏ, thay vào đó là khái niệm quyền của cha mẹ đối với con cái. Vào năm 1804 khi Bộ luật mới ra đời, theo Điều 1124 người phụ nữ có chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vì khi ký kết hay thực hiện bất kỳ một hợp đồng dân sự có giá trị nào đều phải được sự đồng ý của người chồng.

Người vợ có nghĩa vụ tuân theo ý chí của chồng, “có nghĩa vụ sống với chồng và theo chồng đến bất cứ nơi nào được chồng chọn làm nơi cư trú” (Điều 214 BLDS). Về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, người chồng quản lý tài sản chung, nếu vợ chồng không lựa chọn một chế độ quản lý tài sản khác. Thì nay, theo Điều 1124 được sửa đổi theo Luật số 68-5 ngày 03/01/1968, bị coi là không có năng lực giao kết hợp đồng chỉ là những người chưa thành niên, chưa được quyền tự lập và người thành niên được bảo hộ do bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Điều 213 của Bộ luật dân sự được sửa đổi theo Luật số 70-459 ngày 04/6/1970 xác định vợ chồng cùng nhau đảm bảo việc quản lý gia đình về mặt tinh thần và vật chất. Vợ chồng cùng có nghĩa vụ dạy dỗ con cái và chuẩn bị cho tương lai của chúng. Với Luật số 75-617 ngày 11/7/1975, Điều 215 BLDS đã quy định: “Nơi ở của gia đình là nơi vợ chồng chọn, có sự thoả thuận chung”. Với Luật ngày 03/01/1972 nguyên tắc bình đẳng con trong giá thú và ngoài giá thú được thiết lập. Với Luật ngày 05/7/1974 tuổi thành niên được giảm từ 21 tuổi xuống 18 tuổi.

  • Vấn đề xác lập họ, tên cho con cũng là vấn đề cần lưu ý khi nói đến sự phát triển của Bộ luật dân sự Napoleon. Trước năm 2002, theo tập quán pháp luật áp dụng đương nhiên, con mang họ của bố, phụ nữ lấy chồng mang họ của chồng. Tuy nhiên, sau khá nhiều tranh luận, Luật số 2002-304 ngày 04/3/2002, đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 2003-516 ngày 18/6/2003 và được thể hiện trong Điều 311-21 của BLDS Napoleon cho phép cha, mẹ thoả thuận để lựa chọn họ cho con, theo đó con có thể mang họ của bố, hoặc họ của mẹ hoặc họ của cha và mẹ kết hợp lại theo trật tự thỏa thuận.
  • Chế định ly hôn trong BLDS cũng đã trãi qua nhiều bước thăng trầm và thay đổi đáng kể theo hướng phát triển tư tưởng tự do hôn nhân. Bộ luật dân sự khi mới được ban hành vào năm 1804 đã cho phép ly hôn, trong đó có thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, Luật De Bonald ngày 8/5/1816 đã bãi bỏ chế định ly hôn vì cho rằng chế định ly hôn làm huỷ hoại gia đình. Mãi đến gần cuối thế kỷ XIX, với Luật Naquet ngày 27/7/1884 chế định ly hôn mới được tái thiết lập, tuy nhiên cũng chỉ cho phép ly hôn do lỗi của một bên, còn thuận tình ly hôn vẫn chưa khôi phục được. Luật ngày 15/12/1904 cho phép người vợ (chồng) ngoại tình được kết hôn với người tình của mình. Luật ngày 5/7/1956 cho phép công nhận đứa con do ngoại tình là con trong giá thú nếu bố mẹ đứa trẻ đó kết hôn với nhau. Luật số 75-617 ngày 11/7/1975 đã phi hình sự hoá hành vi ngoại tình, tiếp tục cho phép thuận tình ly hôn và ly hôn do “chấm dứt cuộc sống chung” khi vợ và chồng không sống chung trong thực tế từ 6 năm trở lên” ngay cả khi một bên không muốn ly hôn.

Cuộc cải cách gần đây nhất đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ly hôn được thực hiện vào năm 2004. Luật số 2004-439 ngày 26/5/2004 (được thể hiện trong Điều 238 BLDS) quy định cuộc sống chung của vợ chồng được coi là hoàn toàn chấm dứt khi hai vợ chồng đã sống riêng biệt từ 2 năm trở lên, tính từ thời điểm có quyết định triệu tập ra toà để giải quyết việc ly hôn.

“Vấn đề năng lực hành vi dân sự cũng có những thay đổi nhất định theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều 22 BLDS Napoleon nguyên thuỷ quy định về vấn đề tước bỏ hoàn toàn quyền dân sự trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Quy định này tạo nên một khái niệm khá đặc biệt là “chết dân sự”- con người còn tồn tại về mặt sinh lý học nhưng về khía cạnh pháp lý coi như đã chết vì các quyền dân sự là các quyền cơ bản và tối thiểu nhất của con người không còn nữa. Quy định này đã được bãi bỏ bởi Luật ngày 31/5/1854. Bộ luật dân sự Việt Nam cũng như một số bộ luật dân sự của một số nước khác xác định năng lực pháp luật dân sự có từ khi con người sinh ra, tuy nhiên bộ luật dân sự Napoleon không có quy định trực tiếp về vấn đề này. Trong phần Thừa kế thuộc Quyển 3 - Các phương thức xác lập quyền sở hữu của Bộ luật dân sự Napoleon người ta thấy có các quy định gián tiếp về năng lực pháp luật dân sự của các phôi thai. Đó là các quy định tại Điều 725 và Điều 906, theo đó các phôi thai được hưởng thừa kế, nếu sinh ra đứa bé sống được.

  • Về quốc tịch, BLDS Napoleon cũng có những thay đổi đáng lưu ý. Khi bộ luật mới ban hành vấn đề quốc tịch chưa được đề cập đến trong bộ luật. Các vấn đề pháp lý liên quan đến quốc tịch được quy định trong một đạo luật nằm ngoài bộ luật, đó là Luật ngày 10/8/1927, Trên cơ sở luật này, năm 1945 Bộ luật quốc tịch đã được ban hành. Với Luật ngày 22/7/1993 các quy định về quốc tịch đã được đưa vào bộ luật dân sự (Thiên I bis bao gồm các Điều từ 17 đến 34). Việc đưa Luật quốc tịch vào bộ luật dân sự khẳng định quan điểm gắn kết các quyền dân sự với tư cách công dân và việc giải quyết các tranh chấp về quốc tịch trước Toà dân sự của Toà án tư pháp. Theo quy định tại Điều 29 BLDS (Xác lập theo Luật số 73-42 ngày 9/1/1973) chỉ có Toà dân sự có thẩm quyển giải quyết các vụ kiện về quốc tịch Pháp hoặc quốc tịch nước ngoài của cá nhân. Các Toà hành chính hoặc các Toà tư pháp khác chỉ có thẩm quyền giải quyết các vấn đề quốc tịch khi đó là yêu cầu phụ, trừ trường hợp đó là Toà hình sự có bồi thẩm đoàn.

Việc thực hiện thủ tục tuyên bố vào quốc tịch Pháp hoặc mất quốc tịch Pháp, việc cấp giấy chứng nhận Quốc tịch Pháp thuộc thẩm quyền của Toà án. Theo quy định tại Điều 26-1 (Xác lập theo Luật số 93-933 ngày 22/7/1993) mọi tuyên bố về quốc tịch phải được đăng ký tại toà sơ thẩm có thẩm quyền trong trường hợp thủ tục tuyên bố được thực hiện tại Pháp hoặc tại Bộ tư pháp trong trường hợp thủ tục tuyên bố được tiến hành tại nước ngoài. Nếu không tiến hành đăng ký mọi tuyên bố về quốc tịch sẽ không có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 31 BLDS (Xác lập theo Pháp lệnh số 45-2441 ngày 19/10/1945) chỉ có lục sự trưởng tại Toà án sơ thẩm thẩm quyền hẹp (Tribunal d’instance) là người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quốc tịch Pháp cho những người chứng minh có quốc tịch này.

2.3. Hệ thống toà án Pháp

Thành tựu thứ ba cần phải nói đến đó là văn hoá pháp đình của Pháp. Hệ thống tổ chức và hoạt động của toà án ở Pháp được giới luật học trên thế giới đánh giá cao và nó có ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều nước trên thế giới.

Hệ thống toà án Pháp được chia thành ba hệ thống là: toà án tư pháp, toà án hành chính và toà án hiến pháp (Hội đồng bảo hiến).

  1. Toà án tư pháp
  •  Sơ đồ toà án tư pháp ở Pháp (Sơ đồ 1)
  •  Ghi chú:
  • Cour de Cassation - Toà phá án (Toà án tư pháp tối cao);
  • Cour d'Appel - Toà phúc thẩm;
  • Tribunal de Grande Instance - Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền rộng;
  • Tribunal d’instance - Toà sơ thẩm dân sự thẩm quyền hẹp;
  • Cour d’Assises - Toà đại hình;
  • Tribunal correctionnel - Toà tiểu hình;
  • Tribunal de police - Toà vi cảnh (xét xử các vụ hình sự nhỏ);
  • Tribunal de Commerce - Toà thương mại;
  • Tribunal paritatre des baux ruraux - Toà án giải quyết các tranh chấp hợp đồng nông nghiệp;

  • Conseil prud’hommes - Tòa lao động.

 

 

 

  1. Toà dân sự thông thuong

Toà dân sự thông thường gồm có các cấp xét xử :

- Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp - Tribunal d,Instance tòa này thay thế cho các toà hòa giải (Tribunal de paix) tồn tại trước năm 1958. Các tòa này có thẩm quyền xét xử các vụ dân sự nhỏ, có giá trị tranh chấp đền 30.000 fr (trước khi sử dụng đồng Euro), sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án có giá trị từ 13.000 fr trở xuống.

- Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng (Tribunal de Grande Instance) là cấp xét xử cơ bản của hệ thống tòa án Pháp. Mỗi tỉnh có từ 1 đến 3 tòa. Toàn bộ nước Pháp có 181 tòa. Tòa án này xét xử theo nguyên tắc tập thể, mỗi phiên tòa đều có 3 thẩm phán chuyên nghiệp. Quyết định của tòa án này có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên tòa phúc thẩm.

- Tòa phúc thẩm (Cour d’Appel) được thành lập ở các thành phố lớn và các khu vực lãnh thổ. Toàn thể nước Pháp có 3 ấn Tòa phúc thẩm (chưa kể lãnh thổ hải ngoại). Toà án này có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các vụ án do các toà án cấp dưới xét xử bị kháng nghị, kháng cáo, và xét xử sơ thẩm các bản án phức tạp. Các vụ án xét xử phúc thẩm gồm có 5 thẩm phán, các vụ án xét xử sơ thẩm gồm 3 thẩm phán và 9 hội thẩm (lấy theo danh sách cử tri có lý lịch tư pháp trong sạch). Quyết định của Toà phúc thẩm có thể bị kháng nghị, kháng cáo lên Toà phá án.

  1. Toà dân sự đặc biệt

Bên cạnh các toà dân sự thông thường còn có các toà án khác như toà thương mại (Tribunal de Commerce), toà lao động (Conseil prud’hommes), toà xét xử hợp đồng nông nghiệp (Trbunal paritatre des baux ruraux).

c. Toà hình sự thông thường

Toà hình sự thông thường ở Pháp được tổ chức phù hợp với việc phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự Pháp. Bộ luật hình sự hiện hành của Pháp phân chia tội phạm làm ba loại: contravention (tội vi cảnh như lái xe quá tốc độ chưa gây tai nạn, lái xe không có giấy phép, lái xe sử dụng rượu, bia, trộm cắp nhỏ bị bắt quả tang...); delit (tội phạm thường); crime (tội giết người). Mỗi loại tội phạm được xét xử ở một loại toà án khác nhau.

  • Toà vi cảnh (Tribunal de police) xét xử các tội vi cảnh, có thể áp dụng các hình phạt tù từ 1 ngày đến 2 tháng, phạt tiền từ 12.000 fr. trở xuống (hiện nay đã chuyển sang phạt bằng Euro với số tiền tương ứng);
  • Toà tiểu hình (Tribunal correctionnel) xét xử thường tội (delit) và có thể áp dụng hình phạt tù trên hai tháng hoặc phạt tiền trên 12.000 fr (hiện nay đã chuyển sang phạt bằng euro với số tiền tương ứng);
  • Toà tiểu hình phúc thẩm (Tribunal correctionnel d’appel) xét xử phúc thẩm các bản án bị kháng nghị, kháng cáo của hai loại toà án nói trên.

Phiên toà phúc thẩm tiểu hình được xét xử bằng ba thẩm phán chuyên nghiệp.

  • Toà đại hình (Cour d’Assises) xét xử các tội đại hình (tội giết người).

Toà đại hình không phải là toà án hoạt động thường trực mà 3 tháng/kỳ. Trong các phiên toà đại hình ngoài 3 Thẩm phán, l Công tố viên còn có 9 Hội thẩm (Juré). Các Hội thẩm tham gia xét xử vụ án được lựa chọn một cách ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm trong số 50 Hội thẩm nhân dân được toà án gọi đến. Danh sách các Hội thẩm nhân dân được Toà đại hình lựa chọn hành năm từ danh sách cử tri có lý lịch tư pháp trong sạch. Các thẩm phán và hội thẩm bình đẳng khi xử án. Trong một phiên toà đại hình, thẩm phán và hội thẩm phải bỏ hai loại phiếu kín để giải quyết vụ việc. Phiếu thứ nhất trả lời câu hỏi có tội hay không có tội? Bị cáo chỉ bị coi là có tội khi có ít nhất 2/3 tổng số thẩm phán và hội thẩm khẳng định là có tội. Hình phạt cụ thể sẽ được quyết định sau khi công bố kết quả lần bỏ phiếu thứ nhất. Lần bỏ phiếu thứ hai để quyết định hình phạt cụ thể chỉ xảy ra khi kết quả lần một được công bố là có tội. Trước khi lần bỏ phiếu thứ hai sẽ thực hiện, trong phòng nghị án các thẩm phán có nghĩa vụ giải thích quy định điều luật liên quan đến tội phạm tương ứng mà bị cáo phạm phải. Mức độ hình phạt (thời gian tù có thời hạn hoặc tù chung thân) được quyết định theo đa số.

d. Toà án hình sự đặc biệt gồm có:

  • Toà án giành cho các vị thành niên (Tribunal des Enfants);
  • Toà án quân sự;
  • Toà án an ninh quốc gia.

Trong các toà hình sự của Pháp đều có thẩm phán điều tra (Jugde d’instruction), thẩm phán xét xử (Jugde ) và thẩm phán áp dụng hình phạt (Jugde d’Application de peine).

e. Toà phá án (Cour de Cassation)

Toà phá án là Toà án tối cao của nước cộng hoà Pháp. Toà án này được gọi là Toà phá án vì nó thường huỷ bỏ các bản án của toà án cấp dưới nhưng không thay thế các bản án đó bằng các bản án của mình mà gửi vụ án xuống một toà án khác cùng cấp toà án đã xét xử vụ việc, xét xử lại. Toà phá án chỉ xem xét “questions of law” chứ không xem xét “question of fact” điều đó có nghĩa là Toà phá án chỉ xem xét toà án cấp dưới khi xét xử có tuân thủ đúng các quy tắc của pháp luật vật chất và tố tụng hay không, áp dụng pháp luật đúng hay sai còn việc xét xử lại Toà án sẽ không tự mình xem xét. Như vậy, nếu một bản án có sai sót về mặt thủ tục tố tụng hay áp dụng pháp luật nội dung không đúng thì Toà phá án sẽ huỷ án và chuyển hồ sơ vụ án cho một Toà án phúc thẩm khác xét xử lại.

Toà phá án có 6 toà (Chambre) chuyên trách bao gồm 3 tòa dân sự, 1 tòa thương mại, tài chính, 1 toà hình sự, 1 toà về các vấn đề xã hội. Về nhân sự Toà phá án có 1 chánh án, 6 chánh toà, 84 thẩm phán, 37 cố vấn (conseiller referendatre), 1 viện trưởng công tố, l viện phó công tố, 19 công tố viên cao cấp, 2 công tố viên uỷ quyền. Tổng số thẩm phán và công tố viên của Toà phá án là 149.

  1. Toà án hành chính

a. Toà án hành chính thẩm quyền chung

  •  Toà hành chính sơ thẩm (Tribunal Administratif)

Toà án hành chính sơ thẩm là toà án có thẩm quyền chung trong lĩnh vực hành chính, xét xử sơ thẩm mọi vụ việc hành chính, trừ một số trường hợp ngoại lệ vụ việc được giao cho toà án khác theo quy định của pháp luật. Các toà án hành chính sơ thẩm được thành lập từ năm 1953[163] thay thế cho các “Hội đồng tỉnh trưởng” vốn là một dạng toà án được thành lập vào năm 1800 trong mỗi tỉnh với năng lực rất hạn chế. Thẩm quyền của Toà án hành chính được xác định theo nguyên tắc lãnh thổ nghĩa là Toà hành chính có thẩm quyền xét xử là toà án nơi có trụ sở của cơ quan hành chính đã ban hành quyết định hành chính bị khiếu kiện, hoặc hợp đồng hành chính có tranh chấp.

* Toà hành chính phúc thẩm (Tribunal Administratif d'Appel).

Toà hành chính phúc thẩm được thành lập ở các thành phố lớn như Paris, Bordaux, Marseil, Lyon và một số thành phố là trung tâm của một số khu vực lãnh thổ như Nancy, Nantes, Douai, VersaillesTheo nguyên tắc trên, Pháp có 8 toà hành chính phúc thẩm.

* Tham chính viện (Conseil d’Etat)

Tham chính viện là toà án hành chính tối cao của Pháp, ngoài ra Tham chính viện còn là cơ quan tham mưu cho Chính phủ Pháp.

Tham chính viện có khoảng 300 thành viên nhưng chỉ 2/3 trong số đó là hoạt động thường xuyên tại tham chính viện, số còn lại thường nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương. Đa số các thành viên của tham chính viện được lựa chọn từ những người đã tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia. Thành viên tham chính viện chia làm ba loại: thẩm phán tập sự, thẩm phán tham vấn và thẩm phán cao cấp. Tham chính viện được chia thành 6 ban, 5 ban có chức năng hành chính (nội vụ, tài chính, công chính, xã hội, nghiên cứu) và 1 ban có chức năng tài phán. Ban tài phán chia làm 10 tiểu ban. Tuỳ theo tầm quan trọng và tính chất của vụ việc cần giải quyết, hội đồng xét xử của Tham chính viện có 4 dạng sau đây:

  • Đối với vụ việc đơn giản Hội đồng xét xử chỉ có 3 thẩm phán;
  • Đối với những vụ việc tương đối phức tạp và khó giải quyết Hội đồng xét xử được thành lập từ nhiều tiểu ban, gồm 9 thành viên, trong đó tiểu ban đã thụ lý vụ việc và tiến hành thẩm cứu sẽ phối hợp với một tiểu ban khác để xét xử.
  • Đối với những vụ việc phức tạp và khó giải quyết về mặt pháp luật hoặc có ý nghĩa quan trọng Hội đồng xét xử sẽ có 17 thành viên bao gồm Chủ tịch Ban tài phán, 3 Phó chủ tịch Ban tài phán, 10 Chủ tịch tiểu ban, báo cáo viên và 2 thẩm phán cao cấp.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp và nhạy cảm về chính trị thì phải do Hội đồng thẩm phán Tham chính viện xét xử. Đây là Hội đồng cao nhất, gồm Chủ tịch của tất cả các Ban hành chính và Ban tài phán, 3 Phó chủ tịch Ban tài phán, Chủ tịch tiểu ban thẩm cứu và báo cáo viên, dưới sự chủ toạ của Phó chủ tịch Tham chính viện (tất cả có 12 thành viên)[164].

Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tham chính viện chủ yếu bao gồm:

  • Khiếu kiện đối với Nghị định và Pháp lệnh của Chính phủ;
  • Khiếu kiện đối với các quyết định là văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ trưởng cũng như quyết định là văn bản áp dụng pháp luật;
  • Khiếu kiện đối với những văn bản hành chính có phạm vi áp dụng vượt ra ngoài quản hạt của một toà án hành chính sơ thẩm;
  • Khiếu kiện đối với những quyết định hành chính của cơ quan đại diện của Pháp ở nước ngoài;
  • Khiếu kiện đối với những quyết định của bộ trưởng trong lĩnh vực kiểm soát tập trung kinh tế;
  • Khiếu kiện về sự xâm hại của các quyết định xử phạt của cơ quan hành chính độc lập ban hành;
  • Khiếu kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản hành chính;
  • Tranh chấp liên quan đến tình trạng cá nhân của công chức được bổ nhiệm theo quyết định của Tổng thống;
  • Khiếu kiện về bầu cử đại biểu Hội đồng vùng, đại biểu Hội đồng đảo Corse và thành viên Nghị viện châu Âu.

Tham chính viện là cơ quan duy nhất có quyền giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định xét xử chung thẩm của mọi toà án hành chính. Khác với Toà phá án trong toà án tư pháp Tham chính viện sau khi huỷ án hành chính có thể trực tiếp xét xử lại về mặt nội dung vụ việc nếu thấy “có lợi cho công tác quản lý xét xử”. Ngoài ra Tham chính viện có thẩm quyền đưa ra ý kiến hướng dẫn giải quyết vụ việc theo yêu cầu của các toà án hành chính sơ thẩm hoặc toà án hành chính phúc thẩm.

b. Các toà án hành chính thẩm quyền chuyên biệt

Nước cộng hoà Pháp có các toà án hành chính chuyên biệt sau đây:

  • Toà kiểm toán (Tribunal de Compte) thành lập năm 1807;
  • Toà kỷ luật, ngân sách và tài chính thành lập năm 1948;
  • Uỷ ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội thành lập năm 1990;
  • Uỷ ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tỵ nạn thành lập năm 1988.

Sở dĩ các toà án hành chính này gọi là các toà án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt là vì mỗi toà án thuộc loại này chỉ có một phạm vi thẩm quyền nhất định, mang tính chất đặc thù của vụ việc. Một số thiết chế nói trên được tổ chức theo hai cấp xét xử. Ví dụ, Toà kiểm toán trung ương có quyền xử phúc thẩm quyết định của các Toà kiểm toán vùng. Tất cả các thiết chế này đều chịu sự kiểm tra của Tham chính viện thông qua cơ chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, chính vì vậy mà các toà án này được xếp vào ngạch hành chính.

Các quy tắc tố tụng áp dụng cho các toà án hành chính thẩm quyền chung cũng được áp dụng cho toà án hành chính có thẩm quyền chuyên biệt trừ trường hợp văn bản thành lập toà án hành chính chuyên biệt có quy định khác. Nguyên tắc tranh tụng với sự đòi hỏi các bên phải được thông báo về các tài liệu, lý lẽ và yêu cầu của bên kia được áp dụng cho tất cả các toà án chuyên biệt cũng như các toà án có thẩm quyền chung.

  1. Toà án Hiến pháp

Ở Pháp toà án Hiến pháp được gọi là Hội đồng bảo hiến (Conseil Constitutionnel). Hội đồng bảo hiến được thành lập theo Hiến pháp 1958. Hội đồng bảo hiến bao gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 1/3, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 1/3 với nhiệm kỳ 9 năm và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá một nhiệm kỳ.

Ngoài 9 thành viên nói trên, các cựu Tổng pháp (nếu không từ chối) đều là thành viên của Hội đồng bảo hiến.

Chức năng của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, 60 Thượng nghị sĩ hoặc 60 Hạ nghị sĩ.


  • Sơ đồ toà án hành chính ở Pháp (Sơ đồ 2):

 

 

 

2.4. Đào tạo luật và nghề luật

Ở Pháp, những người theo nghề luật, phụ thuộc vào lĩnh vực làm việc khác nhau trong tương lai, có thể được đào tạo khác nhau. Nhìn chung, các thẩm phán, luật sư, công tố viên, công chứng viên đều phải trải qua một khoá học 4 năm trong trường đại học để nhận được bằng “Maitrise en droit” (cử nhân luật). Sau khi có bằng cử nhân, để trở thành thẩm phán các luật gia phải trải qua một kỳ thi tương đối khó để vào học Trường đào tạo thẩm phán (Ecole National de la Magistrature) tại Bordeaux trong thời gian 30 tháng. Các học viên Trường đào tạo thẩm phán được gọi là các “Auditeur de Justice” (các thẩm phán tập sự) và được hưởng lương do nhà nước cấp trong thời gian học tập. Hàng năm Trường đào tạo thẩm phán đào tạo khoảng 200 thẩm phán. Các thẩm phán ở Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thẩm phán trung ương.

Các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và được làm việc một cách độc lập và ổn định, họ không thể bị di chuyển nơi làm việc nếu họ không đồng ý.

Cũng như một số nước khác, ở Pháp để hành nghề luật sư, trước hết phải có bằng cử nhân luật (Maitrise en Droit). Sau đó các luật gia phải trải qua một kỳ thi để được vào học ở “Centre national de formation professionel” (Trung tâm quốc gia đào tạo nghiệp vụ). Ở trung tâm này các học viên trong thời gian một năm sẽ luyện các bài tập thực hành và học các chuyên đề do các giáo sư, các thẩm phán, các luật sư trình bày. Kết thúc khoá học, các học viên phải trải qua một kỳ thi để có giấy chứng nhận về khả năng hành nghề luật sư (Certificat d’aptitude à la profession d’avocat). Sau khi vượt qua được kỳ thi này, các luật gia phải trải qua một thời kỳ tập sự 2 năm (gọi là Avocat stagiatre). Luật sư tập sự chưa thể làm việc độc lập ngay với tư cách một luật sư bào chữa tại phiên toà, họ buộc phải làm việc với tư cách cộng tác viên (collaborateur) cho một luật sư khác hoặc làm việc với tư cách luật sư tư vấn. Sau thời gian tập sự nếu có nhận xét tốt của luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập sẽ nhận được giấy chứng nhận hết tập sự (Certificat de successful completion de probational periode) và trở thành luật sư chính thức. Tính đến năm 1990 ở Pháp có khoảng 20000 luật sư bào chữa (avocats) và khoảng 5000 luật sư tư vấn (conseils juridiques)[165].

  1. Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp vào quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
    1. Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp vào hoạt động lập hiến ở Việt Nam

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, đặc biệt là Bản tuyên ngôn dân quyền và công dân quyền của nước Pháp 1789, Hiến pháp 1791 và các bản Hiến pháp tiếp theo của Pháp giới trí thức Việt Nam đã tranh luận sôi nổi về việc xây dựng một bản Hiến pháp cho Việt Nam. Trên tờ tạp chí “Nam phong” đã diễn ra cuộc bút chiến sôi nổi giữa hai nhà văn Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh về thiết lập một nền quân chủ lập hiến hay một nền hành chính trực trị. Nhà văn Phạm Quỳnh cho rằng nên xây dựng một nền quân chủ lập hiến trong đó đảm bảo quyền dân chủ cho người dân An Nam, quyền cai trị cho Hoàng đế An Nam và quyền bảo hộ cho chính phủ Pháp. Còn nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh sau khi phân tích sự thối nát và bảo thủ, lạc hậu của chế độ quân chủ ở Việt Nam đã kiến nghị bãi bỏ chế độ quân chủ, thiết lập một nền hành chính trực trị do chính phủ bảo hộ Pháp thực hiện. Khác với Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh, các nhà cách mạng yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huynh Thúc Kháng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền cho việc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, thiết lập và bảo vệ các quyển tự do dân chủ cho người dân An Nam, quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã trình lên Hội nghị Vessailles Bản yêu sách của nhân dân An Nam trong đó có điểm thứ 7, yêu cầu ban hành cho người dân An Nam một bản Hiến pháp. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, mơ ước của người dân Việt Nam về một bản Hiến pháp cho người dân Việt Nam đã có điều kiện biến thành hiện thực. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Hiến pháp 1946 đã được xây dựng.

Hiến pháp 1946, mặc dù được xây dựng trong một thời gian không dài nhưng đây là bản Hiến pháp kết tinh được những tinh hoa của Hiến pháp tư sản, đặc biệt là các bản Hiến pháp đầu tiên của nước cộng hoà Pháp. Mô hình chính thể theo Hiến pháp 1946 là mô hình kết hợp giữa chính thể Cộng hoà tổng thống của Hoa Kỳ và cộng hoà lưỡng tính của nước Pháp.

  1. Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp với việc xây dựng và thực hiện các bộ luật dân sự ở Việt Nam

Trong thời thực dân Pháp đô hộ, dưới sự ảnh hưởng của Bộ luật dân sự Napoleon 1804, một số Bộ luật dân sự Việt Nam đã được ban hành:

  • Bộ luật dân sự giản yếu của Nam kỳ được ban hành năm 1884 (Precis de legislation civile). Bộ luật này gồm có 11 thiên quy định về các vấn đề nhân thân, hộ tịch, giá thú, ly hôn, phụ hệ, con nuôi, giám hộ...Bộ luật này có kết cấu giống với Bộ luật dân sự Napoleon, thậm chí có nhiều thiên trong bộ luật sao chép y nguyên nội dung Bộ luật dân sự của Pháp. Do vậy Bộ luật này không phản ánh được các phong tục của người Việt Nam. Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã nhận xét rằng Bộ luật này thiên về tính cách cá nhân, trong khi truyền thống của người Việt trọng về gia đình. Bộ luật này chỉ chú trọng các vấn đề cá nhân, kết hôn, ly hôn... trong khi đó các vấn đề quan trọng như hợp đồng, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế không được quy định. Vì bộ luật này có nhiều thiếu sót nên khi cần thiết thường phải áp dụng các quy định của Bộ luật Gia Long và Hồng Đức.
  • Bộ luật dân sự Bắc Kỳ được ban hành năm 1931. Bộ luật này còn được gọi là Bộ luật Morché (Thống sứ Bắc Kỳ). Bộ luật này được chuẩn bị khá công phu, tuy nhiên hoàn toàn theo tinh thần của người Pháp. Ngày 6/7/1917 Toàn quyền Đông Dương đã ban hành một Nghị định thiết lập một uỷ ban Việt - Pháp để xây dựng dự thảo bộ luật dân sự Bắc Kỳ. Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931 gồm 1455 Điều chia thành l Thiên sơ bộ và 4 Quyển. Trong Thiên sơ bộ quy định các nguyên tắc của luật dân sự hiện đại như nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng và tự do cá nhân, nguyên tắc tôn trọng quyền tư hữu, nguyên tắc tự do khế ước. Quyển thứ nhất của Bộ luật dân sự Bắc Kỳ thể hiện sự tiếp nhận có chọn lọc một số nội dung của Bộ luật dân sự Napoleon trong sự kết hợp với giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam trong các quan hệ về hôn nhân, gia đình và thừa kế. Tuy nhiên, Bộ luật này cũng có một số quy định không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Ví dụ, việc hạn chế năng lực hành vi của người đàn bà có chồng trong các giao dịch dân sự như mua, bán hoặc nhận tài sản thừa kế. Việc mua, bán hoặc nhận thừa kế tài sản người phụ nữ có chồng chỉ có thể thực hiện được khi có sự đồng ý của người chồng. Các quy định trên đây không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam vì trong các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại người phụ nữ Việt Nam có quyền khá rộng rãi, họ hoàn toàn độc lập và không hề phụ thuộc vào chồng khi thực hiện một hành vi dân sự như mua, bán các loại hàng hoá cần thiết cho cuộc sống.
  • Bộ luật dân sự Trung Kỳ được ban hành năm 1936 (còn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật 1936). Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1936 bao gồm 5 Quyển, 1709 Điều (nhiều hơn Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 254 Điều). Tác giả của bộ luật này là Collet, cố vấn pháp luật của chính phủ bảo hộ. Các quy định về hợp đồng và quyền sở hữu được quy định khá chặt chẽ. Các quy định về hợp đồng được xây dựng giống với luật La Mã và được quy định khá chi tiết. Đó là các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thuê nhân công, hợp đồng công nghệ, hợp đồng vận tải. Một số quy định trong bộ luật mang tính hiện đại và tiến bộ. Ví dụ, Điều 9 Bộ luật dân sự Trung Kỳ quy định: “Người và của (tài sản) đều không ai được xâm phạm và do pháp luật bảo hộ. Tục bắt người làm nô lệ nhất thiết là nghiêm cấm”. Ngoài một số quy định mang tính đặc thù như phần khế ước được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn các bộ luật dân sự Nam Kỳ và Bắc Kỳ, về cơ bản Bộ luật này giống Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931.

Sau cách mạng tháng 8/1945, trong điều kiện chưa xây dựng được các Bộ luật mới, Sắc lệnh ngày 10/10/1945 đã cho phép áp dụng các luật lệ của chế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nền độc lập tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Đất nước tạm thời chia làm hai miền và việc thống nhất đất nước theo Hiệp định sẽ được thực hiện sau hai năm bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước do chính quyền hai miền hiệp thương tổ chức. Nhưng sau khi hất cẳng Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Vì vậy từ năm 1955 đến 1975 ở Việt Nam đã hình thành hai chính quyền: Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Miền Bắc và Việt Nam cộng hoà ở Miền Nam.

Ở Miền Bắc, ngày 1/7/1959 Toà án nhân dân tối cao đã có chỉ thị số 772-TATC đình chỉ áp dụng những luật lệ của chế độ cũ, và từ thời điểm đó chỉ áp dụng những luật lệ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ở Miền Nam ngày 20/12/1972 Tổng thống Nguyễn Vân Thiệu ký sắc lệnh đồng thời ban hành 5 Bộ luật trong đó có Bộ luật dân sự. Bộ luật này về cơ bản duy trì hệ thống pháp luật của Pháp tại Nam kỳ trước đây.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất hai miền Bắc-Nam thành một nhà nước duy nhất, các bộ luật ở miền Nam trong đó có Bộ luật dân sự bị bãi bỏ, pháp luật miền Bắc được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả hai miền Nam Bắc. Ngày 28/10/1995 Bộ luật dân sự của nhà nước thống nhất được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996. Sau 10 năm có hiệu lực, nhiều quy định của Bộ luật này cần được bổ sung và sửa đổi. Vì vậy Quốc hội khoá XI, tại Kỳ hợp thứ VII, ngày 14/6/2005 đã thông qua Bộ luật dân sự mới. Bộ luật dân sự 2005 cũng có kết cấu gồm 7 phần như Bộ luật dân sự 1995, tuy nhiên số lượng các điều được giảm bớt cho gọn nhẹ hơn, chỉ còn 777 Điều (Bộ luật dân sự 1995 có 838 Điều). Bộ luật dân sự 2005 được xây dựng trên tinh thần hội nhập quốc tế, tiếp thu nhiều tư tưởng pháp luật lục địa châu Âu (Pháp, Đức) nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của đời sống dân sự Việt Nam.

  1. nh hưởng của hệ thống tổ chức toà án Pháp đối với Việt Nam

Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam, hệ thống toà án ở Việt Nam được xây dựng theo mô hình toà án phong kiến, ở đó không có sự tách biệt giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp, các quan cai trị đầu hạt đồng thời là các quan xét xử. Hơn thế nữa trong hệ thống cơ quan tư pháp thời kỳ này không phân biệt cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, cơ quan xét xử. Các tri phủ, tri huyện tự mình điều tra, tự mình truy tố và đồng thời tự mình xét xử. Trong hệ thống tố tụng lúc này chưa thiết lập được nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật vì còn tồn tại chế định “bát nghị” (tám trường hợp được miễn giảm hình phạt) và nhiều thiết chế khác bảo vệ những người có quan hệ huyết thống với vua và quan lại cao cấp của triều đình. Quyền được bào chữa của các bị cáo cũng chưa được thiết lập.

Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam, bên cạnh các toà án của người Việt xây dựng theo mô hình toà án phong kiến để xét xử người Việt, người Pháp đã thành lập thêm hệ thống toà án Pháp xây dựng theo mô hình toà án tư sản để xét xử công dân Pháp và công dân nước ngoài kể cả người Việt đã nhập quốc tịch Pháp. Các toà án Pháp được xây dựng trong thời kỳ này hoàn toàn là những toà án theo mô hình toà án hiện đại. Đó là đảm bảo nguyên tắc tư pháp tách khỏi hành chính thành một ngành độc lập, không một quan cai trị hành chính nào đồng thời có thể là thẩm phán. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử được tách biệt và độc lập với nhau. Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập, quyền được bào chữa của các bị cáo được đảm bảo. Nhờ hệ thống toà án này du nhập vào Việt Nam, mô hình toà án tư sản đã có ảnh nhất định đến tư duy tố tụng và cách thức tổ chức hệ thống toà án cho người Việt Nam. Và một hệ thống toà án như vậy đã nhanh chóng được thiết lập sau cách mạng tháng 8/1945 khi Việt Nam đã giành được độc lập.

  1. Ảnh hưởng của các cơ quan đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đến ý tưởng tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sau khi Việt Nam giành được độc lập

Trong thời kỳ người Pháp đô hộ Việt Nam, một hệ thống cơ quan đại diện dân chúng được thành lập. Đó là Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial du Cochinchine) thành lập theo sắc lệnh ngày 8/2/1880 của Tổng thống Pháp; Uỷ ban tư vấn kỳ hào Bắc Kỳ (Commission Consultative des Notables du Tonkin) thành lập theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 30/4/1886 và sau đó, ngày 4/5/1907 đổi thành Viện tư vấn bản xứ Bắc Kỳ (Chambre Consultative indigène du Tonkin); Trung kỳ tư vấn Hội đồng thành lập theo Đạo dụ ngày 19/3/1920 của vua Bảo Đại, đến năm 1926 đổi thành Trung Kỳ nhân dân đại biểu viện.

Ngoài các cơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp kỳ còn có cơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp tỉnh và thành phố. Ở Nam Kỳ, Hội đồng quận được thiết lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 5/8/1889 (Conseil d’Arrondissement). Toàn bộ Nam Kỳ được chia làm 20 quận (theo tên gọi của đơn vị hành chính ở Pháp là Arrondissement), vì vậy Nam Kỳ có 20 Hội đồng quận, ở Bắc Kỳ từ năm 1886 Uỷ ban tư vấn hàng tỉnh được thiết lập (Commission Consultative Provincial) đến năm 1898 đổi thành Uỷ ban tư vấn bản xứ hành tỉnh (Commission Consultative Indigènes Provincial). Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ ngày 19/3/1913 chính thức thành lập Hội đồng hàng tỉnh và các Hội đồng hành tỉnh ở Bắc Kỳ tồn tại đến năm 1940. Ở Trung Kỳ Hội đồng hàng tỉnh được thiết lập theo Nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ năm 1913 (bổ sung, sửa đổi vào các năm 1930, 1935, 1939). Các cơ quan đại diện dân chúng cũng được thành lập tại các thành phố Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng trong đó chỉ có Sài Gòn là mành phố duy nhất ở Việt Nam có cả hai cơ quan Quyết nghị và Chấp hành đều do bầu cử thành lập nên. Từ năm 1882 ở Sài Gòn đã áp dụng chế độ thị trưởng bầu (Matre élu).

Các cơ quan đại diện dân chúng trong thời kỳ Pháp thuộc phần lớn chỉ mang tính chất hình thức vì chỉ có từng lớp kỳ hào mới được tham gia bầu cử và ứng cử và các cơ quan đại diện. Vai trò của các cơ quan đại diện lúc này rất hạn chế vì chỉ có thẩm quyền tư vấn. Các kiến nghị của các cơ quan đại diện chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của đại diện chính phủ bảo hộ.

Mặc dù có những hạn chế trên đây, tuy nhiên thiết chế cơ quan đại diện cho dân chúng bên cạnh các cơ quan hành chính nhà nước là một thiết chế mới mà nhà nước phong kiến chuyên chế không thể có. Thiết chế cơ quan đại diện dân chúng đã được nhiều nhà cách mạng yêu nước sử dụng để đòi quyền lợi chính trị cho nhân dân Việt Nam. Thiết chế này đã có ảnh hưởng nhất định đến tư duy tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại theo hướng càng ngày càng dân chủ hơn. Sau cách mạng tháng 8/1945, khi nước nhà đã giành được độc lập, những kinh nghiệm dù rất hạn chế của các cơ quan đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đã giúp cho người dân Việt Nam tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân là hệ thống cơ quan dân cử thực sự dân chủ của mình.

  1. Ảnh hưởng của khoa học pháp lý của Pháp với khoa học pháp lý Việt Nam

Do những ảnh hưởng trên đây, một hệ quả tất yếu là nền khoa học pháp lý Việt Nam, một yếu tố quan trọng trong văn hoá pháp lý Việt Nam, cũng chịu ảnh hưởng của khoa học pháp lý của Pháp vì Việt Nam cũng đã có một lớp luật sư và các nhà khoa học pháp lý có tên tuổi như Tiến sĩ - Luật sư Phan Văn Trường, luật sư Phan Anh, Luật sư Vũ Đình Hoè, Giáo sư Nguyễn Ngọc Minh, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc... được đào tạo và trưởng thành trong nền văn hoá pháp luật Pháp. Các nhà luật học Việt Nam được đào tạo ở các trường luật của Pháp đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp 1946 và các văn bản pháp luật quan trọng khác cho nhà nước Việt Nam trong những năm tháng đầu tiên giành được độc lập cũng như trong công tác đào tạo các từng lớp cử nhân luật sau này. Sau khi Việt Nam xoá bỏ chế độ hành chính quan liêu, bao cấp chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhâp nền kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, trong đó có hệ thống pháp luật Pháp lại tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống pháp luật Việt Nam. Nền khoa học pháp lý của Pháp thông qua Nhà pháp luật Việt - Pháp (La Maison du Droit Vietnamo - Française) và nhiều con đường hợp tác khoa học và đào tạo khác nhau lại tiếp tục ảnh hưởng đến nền khoa học pháp lý Việt Nam./

 

VÀI NÉT VỀ VĂN HOÁ PHÁP LUẬT HỒI GIÁO

TS. Trần Minh Hương

Đại học Luật Hà Nội

Trong rất nhiều định nghĩa về văn hoá tôi có thiện cảm đặc biệt với hai định nghĩa sau đây: Thứ nhất, “Văn hoá là cách con người giải quyết các vấn đề. Một cách hữu ích để xem văn hoá bắt nguồn từ đâu là: văn hoá là cách một nhóm người giải quyết các vấn đề và nhất trí trong các tình huống khó xử”1; Thứ hai, “Văn hoá là phương tiện để con người giao tiếp, duy trì và phát triển kiến thức của họ về thái độ đối với cuộc sống. Văn hoá là cái khung của ý nghĩa trong đó con người lý giải các kinh nghiệm của họ và chỉ dẫn cho hành động của họ”2. Đối với văn hoá pháp luật Hồi giáo, hai định nghĩa nêu trên đã tìm được đất sống của mình và điều đó thể hiện tương đối rõ nét.

Văn hoá pháp luật Hồi giáo có nhiều điểm độc đáo, khác biệt với các nền văn hoá pháp luật khác. Nghiên cứu văn hoá pháp luật Hồi giáo để hiểu và so sánh, đối chiếu với các nền văn hoá pháp luật khác sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn giá trị của các nền văn hoá pháp luật khác nhau và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển văn hoá pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn hoá pháp luật Hồi giáo chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ. Với bài viết này, tác giả đặt mục tiêu khiêm tốn là giới thiệu một vài nét về văn hoá pháp luật Hồi giáo.

  1. Khái quát về đạo Hồi (Đạo Islam)

Đạo Hồi xuất hiện ở bán đảo Arập vào đầu thế kỷ VII. Quá trình phát triển của đạo Hồi là sự đan xen những nhu cầu tín ngưỡng và tâm lý, những sự trùng hợp lợi ích vật chất của các thế lực cầm quyền, cùng với những hoạt động cưỡng bức bằng chiến tranh, bằng bạo lực. Đạo Hồi là tôn giáo phát triển mạnh nhất và nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay có khoảng 1,2 tỷ tín đồ Hồi giáo có mặt ở khắp các châu lục.

Đạo Hồi là tôn giáo do Muhammad (570 - 632) sáng lập, thờ thánh Allah. Muhammad cho rằng mỗi dân tộc phải có một tiên tri của mình và ông là tiên tri của người Arập. Năm 610 ông bắt đầu truyền giáo. Năm 622 ông thành lập cộng đồng Hồi giáo đầu tiên và cũng là quốc gia Hồi giáo đầu tiên. Người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo đồng thời cũng là người đứng đầu quốc gia.

Xương sống giáo lý đạo Hồi là kinh Koran (có nghĩa là sách đọc) do Muhammad nói là do thiên thần truyền cho, ông ghi lại bằng chữ Arập, gồm 114 chương, chứa những giáo điều và châm ngôn. Kinh Koran là tác phẩm mang tính chất tôn giáo và pháp luật của đạo Hồi đồng thời là tác phẩm văn xuôi thành văn lớn đầu tiên bằng tiếng Arập được lưu giữ đến tận ngày nay.

Nhân vật trung tâm kinh Koran là thánh Alla có sức mạnh vô địch, hiểu biết tất cả, sáng tạo ra mọi thứ. Con người - theo kinh Koran - là một thực thế yếu đuối, bất lực, không có khả năng xây dựng cuộc sống trên trái đất; những ai từ chối tuân lệnh của thánh Alla sẽ bị kết tội là những kẻ vĩnh viễn chịu đau khổ; còn ai tuân lệnh thì sẽ có chỗ bên thánh Alla.

Giáo lý đạo Hồi là sản phẩm của người Arập nên được người Arập đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Đối với tín đồ đạo Hồi, kinh Koran là những lời chân lý của Thượng đế Alla, là lời răn dạy của Người về việc đời và việc đạo. Tín đồ phải học thuộc, phải thực hiện, không được nghi ngờ. Tín điều quan trọng bậc nhất của đạo Hồi là sự tin tưởng rằng Alla là Thượng đế duy nhất, là đấng kiến tạo và điều khiển mọi sự sinh tồn, đã chiến thắng và chinh phục được tất cả các thần thánh khác nên toàn bộ sức mạnh của các thần thánh đều tập trung ở Alla. Tín điều có tầm quan trọng thứ hai trong giáo lý của đạo Hồi là sự tôn sùng Muhammad. Muhammad được coi là sứ giả của Thượng đế Alla và là sứ giả anh minh nhất, vĩ đại nhất trong các sứ giả, được Alla chọn là người thay mặt cho mình truyền bá các điều răn dạy của người cho các tín đồ. Cuộc sống trần gian, theo kinh Koran, chỉ là trò chơi, trò tiêu khiển, là sự phô trương khoái lạc và sự ganh đua về của cải, con cái. Vì thế, chỉ có trong tương lai, cuộc sống nơi thiên đàng, con người mới có căn nhà để lưu lại mãi mãi.

Đạo Hồi có năm cốt đạo đòi hỏi tín đồ phải tuân thủ trong mọi hoàn cảnh:

Một là, tin tưởng tuyệt đối vào thánh Alla và nhà tiên tri Muhammad, tin vào sự phán quyết cuối cùng và cuộc sống ở thế giới bên kia;

Hai là, cầu nguyện hàng ngày: Tín đồ phải thực hiện cầu nguyện năm lần mỗi ngày, khi cầu nguyện phải quay mặt về hướng thánh địa Mecca. Việc cầu nguyện có thể tiến hành ở bất kỳ nơi nào (ở nhà, tại thánh đường, trường học, thậm chí cả ở sân bay, bến cảng...) trừ những nơi dơ bẩn;

Ba là, trong tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch, trùng với tháng 3 dương lịch) các tín đồ chỉ được ăn khi mặt trời lặn (trừ trẻ nhỏ, người già và người ốm);

Bốn là, tín đồ bắt buộc phải làm từ thiện và mức thông thường phải đóng góp được quy định bằng 1/10 lợi tức thu được hàng năm của tín đồ để bố thí cho người nghèo;

Năm là, các tín đồ phải hành hương đến Thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời. Những người đã từng đến Thánh địa Mecca là những người luôn nhận được sự kính trọng của cộng đồng.

Ngoài năm cốt đạo trên, một quy định đáng chú ý nữa là, tín đồ Hồi giáo phải có bổn phận tham dự các cuộc Thánh chiến để bành trướng thế lực và truyền bá tôn giáo.

Trong giáo lý Hồi giáo có sự kết hợp chặt chẽ giữa đạo và đời, giữa tôn giáo và chính trị. Từ khi ra đời cho đến nay đạo Hồi luôn có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt trong các quốc gia Hồi giáo.

Đạo Hồi không có tổ chức giáo hội thống nhất toàn thế giới mà tổ chức theo hệ phái hoặc theo từng quốc gia. Mâu thuẫn giữa các hệ phái thể hiện khá sâu sắc. Samuel Huntington cho rằng đó là “một thế giới có mức độ đa nguyên cao” với những sự chia rẽ to lớn giữa các dòng đạo Hồi khác nhau và giữa những quốc gia khác nhau. Đã có nhiều nỗ lực để giảm bớt mức độ mâu thuẫn mà một trong những biểu hiện là các tổ chức Hồi giáo đang kêu gọi thành lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn thế giới.

  1. Văn hoá pháp luật Hồi giáo trong thế giới hiện đại

Tuy thế giới Hồi giáo bị chia rẽ sâu sắc nhưng Luật Hồi giáo có sức sống rất mãnh liệt, kể cả ở những nơi Hồi giáo không phải là quốc đạo. Tại các nước khác nhau vị trí, vai trò của Luật Hồi giáo cũng khác nhau. Để tiện việc theo dõi chúng tôi chia làm 3 nhóm nước sau đây:

  • Các nước coi Hồi giáo là quốc đạo và Luật Hồi giáo là nguồn của pháp luật:

Tại các quốc gia này không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước, các quy phạm tôn giáo đồng thời là quy phạm pháp luật. Điều đó được mặc nhiên công nhận, tuy nhiên điều đó cũng có thể được ghi nhận trong văn bản pháp luật của nhà nước. Ví dụ, Hiến pháp Cộng hoà Yemen quy định rằng Kinh Shari’ah là nguồn của toàn bộ pháp luật (Islamic Shari’ah is the source of al. legislation)[166].

Shari’ah, trong tiếng Arập, có nghĩa Ià con đường (way hoặc path). Shari’ah quy định về tất cả các khía cạnh của đời sống, trong đó có chính trị, kinh tế, luật thương mại, luật ngân hàng, luật hôn nhân gia đình... Các quy định trong Shari’ah được sử dụng để quản lý xã hội và giải quyết các tranh chấp. Shari’ah được hợp thành bởi kinh Koran (lời của Thánh Alia tiết lộ cho tiên tri Muhammad), kinh Sunna (những lời dạy bảo của tiên tri Muhammad và những giai thoại về nhà tiên tri và các tín đồ với cuộc sống phù hợp trật tự tôn giáo được quy định trong kinh Koran), Idjima (quan điểm thống nhất của các học giả pháp lý đạo Hồi) và Qiyas (án lệ).

Ở các nước này Hồi giáo luôn ở thế thống trị, nó chưa bao giờ bị đẩy vào thế phòng thủ với nhà nước thế tục hiện đại như Thiên chúa giáo ở châu Âu. Hệ quả là Hồi giáo chưa quen phải sống chung với pháp quyền.

Các nước điển hình thuộc nhóm này là: Afghanistan, Pakistan, Kowait, Quata, Arập Xêut, Yemen...

  • Các nước coi Hồi giáo là quốc đạo nhưng không coi Luật Hồi giáo là nguồn của pháp luật:

Đó là những nước mà đạo Hồi rất phát triển nhưng Luật Hồi giáo chỉ được coi là những quy phạm tôn giáo chứ không phải là pháp luật. Điều đó có thể được quy định trong Hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật khác. Ví dụ, Hiến pháp Malaixia quy định “Hồi giáo là quốc giáo nhưng các tôn giáo khác có thể hành đạo trong hoà bình và hoà hợp ở bất kỳ nơi nào thuộc liên bang” (Islam is the religion of the Federation; btr other religions mav be practiced in peace and harmony in any part of Federation)[167].

Tuy nhiên, trong thực tế ở các nước này Luật Hồi giáo thường được sử dụng để hỗ trợ nhà cầm quyền đạt đến những mục đích nhất định hoặc phục vụ mục đích đấu tranh với chính quyền. Chẳng hạn, nhằm mục đích giảm ô nhiễm không khí cho thủ đô Catro của Aicập do nông dân đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, một sắc luật Hồi giáo đã được ban bố với nội dung cấm đốt đồng. Nhà sắc luật Hồi giáo Aicập, nơi công bố luật, đã giải thích rằng Kinh Koran cấm đoán những hành vi bị xem như gây hại cho xã hội. Đây là trường hợp Luật Hồi giáo được sử dụng để hỗ trợ nhà cầm quyền. Ta cũng có thể lấy ví dụ về trường hợp Luật Hồi giáo được sử dụng để đấu tranh với chính quyền. Đó là ở một số vùng của Inđônêxia, các giáo sỹ đã và đang vận động các tín đồ (trong đó có các quan chức nhà nước) sống theo trật tự do Luật Hồi giáo quy định nhằm mục đích bài trừ tham nhũng và bất công. Họ tuyên bố rằng Luật Shari’ah đòi hỏi mọi người phải trở thành công dân Hồi giáo tốt, tinh thần sống theo Luật Shari’ah là dẹp bỏ tham nhũng và bất công. Bằng việc vận động mọi người sống theo Luật Hồi giáo họ hy vọng các quan chức tham nhũng sẽ cảm thấy xấu hổ và lo sợ bị trừng phạt theo Luật Hồi giáo.

Điển hình cho nhóm này là Aicập, Thổ nhĩ Kỳ, Inđônêxia, Malaixia...

* Các nước khác:

Các nước khác đề cập đến ở đây là những nước không thuộc hệ thống pháp luật Hồi giáo và cũng không coi Hồi giáo là quốc đạo nhưng có đông người theo Hồi giáo sinh sống. Những người theo đạo Hồi ở các nước này (đặc biệt là ở phương Tây) luôn phản kháng lại sự hấp thụ văn hoá pháp luật của các nước đó, đồng thời rất khéo léo trong việc đáp ứng yêu cầu của pháp luật chính thống và duy trì truyền thống pháp luật Hồi giáo một cách không chính thức. Người Hồi giáo di cư, một mặt muốn hoà nhập với xã hội phương Tây nơi họ định cư, mặt khác lại muốn giữ bản sắc tín đồ. Làm được việc này thật không dễ bởi luật Hồi giáo đòi hỏi phải tuân thủ rất ngặt nghèo bất chấp hoàn cảnh.

Khi không thể dung hoà được giữa việc tuân thủ pháp luật chính thống nơi họ định cư và duy trì truyền thống pháp luật Hồi giáo thì xung đột nổ ra là tất yếu. Xung đột giữa Hồi giáo và phương Tây đã tồn tại cả ngàn năm nay bởi sự hiện diện của hàng thế kỷ chiến tranh tôn giáo và hàng thế kỷ người châu Âu đi chiếm đóng thuộc địa trong lịch sử. Điều này đã tạo nên một mối quan hệ phức tạp và khó khăn giữa Hồi giáo và phương Tây.

Xung đột thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: những cuộc bạo động (đốt xe, đập phá...) ở ngoại ô Pari, phản đối dự luật cấm học sinh trường công không được mang khăn choàng đầu của phụ nữ theo đạo Hồi... và đặc biệt là sau sự kiện tờ Jillands-Posten (Đan Mạch) công bố 12 bức tranh biếm hoạ đấng tiên tri Mohammed của đạo Hồi vào tháng 9/2005. Sau đó các phương tiện truyền thông của hơn 50 quốc gia hoặc đăng mới hoặc thể hiện lại biếm hoạ khiến cho cả thế giới Hồi giáo phẫn nộ. Điều đó dẫn đến những hậu quả không lường trước được: nhiều người đã bị thiệt mạng; một số nước triệu hồi đại sứ hoặc đóng cửa sứ quán tại Đan Mạch; Đan Mạch đóng cửa sứ quán tại một số quốc gia Hồi giáo; người Trung Đông tẩy chay hàng hoá Đan Mạch, làm cho nước này chịu thiệt hại hàng chục triệu đô la; văn phòng toà báo Jillands-Posten bị doạ đánh bom... Thế giới Hồi giáo thực sự tin rằng Hồi giáo đang bị tấn công.

  1. Nhận định về các giá trị của văn hoá pháp luật Hồi giáo

Nhận định về các giá trị của văn hoá pháp luật Hồi giáo là việc không đơn giản bởi mỗi học giả có cách đánh giá dựa trên những tiêu chí riêng, thậm chí đôi khi xuất phát từ định kiến. Sau đây xin lấy một vài khía cạnh của vấn đề để minh hoạ.

  • V các giá trị nhân quyền:

Trong con mắt một số người phương Tây, Hồi giáo bị coi là một tôn giáo phản nhân quyền. Họ tập trung phê phán tôn giáo này ở những khía cạnh như duy trì những hình phạt khắc nghiệt, phân biệt đối xử đối với phụ nữ, tính hiếu chiến, khủng bố, thiếu dân chủ...

Để bảo vệ Luật Hồi giáo trước sự phê phán đó, Tuyên ngôn quyền con người của thế giới Hồi giáo (Tuyên ngôn Cairô năm 1990) đã khẳng định các quyền và tự do cơ bản cũng là một phần của học thuyết Hồi giáo. Không ai có quyền tước đoạt toàn bộ hay một phần các quyền tự do của người khác, đó là luật lệ của thánh Alla và luật lệ đó mang tính quyền lực nghiêm khắc. Bản tuyên ngôn còn liệt kê các quyền con người như: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh cá nhân, quyền được đối xử nhân đạo trong thời chiến, quyền được kết hôn, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em, quyền được tị nạn, quyền có việc làm, quyền sở hữu tài sản và quyền có mức sống thích đáng... và nêu rõ rằng, các quyền và tự do nói tới ở trên xuất phát từ và chỉ giải thích trên cơ sở học thuyết Hồi giáo.

  • Nhận thức về danh dự, trách nhiệm hay sự cuồng tín, cực đoan:

Nhận thức về danh dự và sự trả thù - trả thù và giành lại đanh dự hầu như là truyền thống của các bộ lạc - là động cơ của rất nhiều thanh niên.... Những từ “danh dự” và “đạo đức” có sức cuốn hút đối với toàn bộ thế giới Hồi giáo. Rất nhiều người Hồi giáo sẽ hoàn toàn bác bỏ những phương pháp bạo lực của Bin Laden. Đa số sẽ nói họ hoàn toàn không đồng tình với Bin Laden khi ông ta nói sát hại phụ nữ và trẻ em là có thể chấp nhận được, nhưng họ sẽ đồng tình khi ông ta bày tỏ nỗi lo lắng khi Hồi giáo bị mất danh dự[168].

Ngược lại, có ý kiến cho rằng ý niệm thánh chiến (jihad) và ý niệm tử đạo hoàn toàn phù hợp với tâm lý vốn hung bạo của người Arập vì họ rất quen thuộc với cuộc sống đầy bất trắc nơi sa mạc. Mặt khác, Kinh Koran mô tả thiên đàng rất hấp dẫn đối với các chiến binh trẻ tuổi: sau khi chết trận, được coi như tử đạo, sẽ được Chúa cho lên thiên đàng để được hưởng đủ thứ lạc thú cho đến muôn đời. Niềm tin đặc biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho những người lính Hồi giáo trở thành những chiến sỹ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến. Lịch sử bành trướng và phát triển của đạo Hồi luôn luôn gắn liền với chiến tranh và bạo lực. Vì thế đạo Hồi nổi tiếng là “tôn giáo của lưỡi gươm” hoặc “tôn giáo quân phiệt”. Kinh thánh Koran của Hồi giáo được gọi là “cuốn sách của tử thần” (The book of the death) và đức tin Hồi giáo là “đức tin hung bạo”.

Các yếu tố khác như hiếu chiến, khủng bố, thiếu dân chủ... về cơ bản, cũng xuất phát từ những suy nghĩ mang tính định kiến và phiến diện của một số người ở phương Tây chứ hoàn toàn không phải là bản chất của Hồi giáo. Rất nhiều học giả về Hồi giáo đã chứng minh rõ điều này. Ví dụ, Jacques Rolieet, một nhà thần học theo Thiên chúa giáo đã khẳng định trong cuốn Tôn giáo và chính trị của ông là : “...đạo Hồi không chứa đựng bạo lực... Nếu tôi không nhầm thì kinh Koran quy định rất rõ rằng người Hồi giáo nên tôn trọng người Cơ đốc giáo và người Do thái để họ không chống đối các luật của đạo Hồi”.

 

 



[1] Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1998.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiộn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2001, tr. 114.

[3] Hồ Chí Minh về vă hóa, H, 1997, tr.11.

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, t.6, tr36-369.

[5] “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Thêm (1999), “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS. Phan Ngọc (1998), “Hồ Chí Minh - Văn hóa và đổi mới” của GS. Đinh Xuân Lâm và TS. Bùi Đình Phong (1998), “Bàn về khoan dung trong văn hóa” của GS.TSKH. Huỳnh Khái Vinh (2004) v.v. “Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam” của GS. Vũ Khiêu và PGS.TS. Thành Duy (2000), “Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời phong kiến Việt Nam - những suy ngẫm” của Bùi Xuân Đức (2000), “Nho giáo trong tương lai văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Kim Sơn, Tạp chí Văn hóa nghệ thuận, 2/2003; “Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo” của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), “Gợi mở những giá trị truyền thống của tư tưởng chính trị pháp lý Việt Nam” của TS. Lê Quốc Hùng (2005) v.v.

[6]  Xem Đề tài khoa học cấp Bộ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo đục pháp luật trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam (Chủ nhiệm Dương Thanh Mai, 1992-1994); “Bàn về giáo dục pháp luật” của PTS. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), “Xây dựng ý thức và lỗi sống theo pháp luật của TS. Đào Trí Úc (chủ biên) (1995); Luận án PTS Đinh Xuân Thảo - Giáo dục pháp luật trong các trường đại hạc, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) (1996); Luận án PTS. Dương Thanh Mai - Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp (1996). Cũng cần nhắc đến luận án phó tiến sỹ luật học của Nguyễn Đình Lộc - công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về ý thức pháp luật (1977).

[7] “Văn hóa pháp luật và phát triển văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay”, (đề tài khoa học cấp trường của Trường ĐH Luật Hà Nội) (1999); “Văn hóa pháp lý với việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới ở Hà Nội” (đề tài cấp thành phố do LS. Lê Đức Tiết (2005); “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa pháp luật ở nước ta” bài viết của TS. Lê Thanh Thập - Tạp chí Luật học số 4/1999; “Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay” PGS.TS. Lê Minh Tâm - Tạp chí luật học số 5/1998; “Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đổi mới ở nước ta” - TS. Trần Ngọc Đường - Tạp chí Luật học số 2/2003 v.v), “Bàn về ý thức pháp luật” của TS. Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Luật học số 1/2003). 

[8]  Viện khoa học pháp lý - “Văn hóa tư pháp” (Thông tin khoa học pháp lý số 7/2001); “Văn hóa pháp luật ở công sở trong điều kiện cải cách hành chính rà cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” (Luận văn thạc sĩ - Nguyễn Thị Lê Thu (2003); “Đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả của hoạt động tư pháp” của PGS. Phạm Hồng Hải (Tạp chí Luật học số 2/2003; sách “Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của TS. Trần Quan Tiệp, NXB Chính trị quốc gia, H, 2004; “Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hoá” của TS. Lê Đàng Doanh, NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài gòn, 2005.

[9] Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước KX.04 “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” do Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm; Đề tài độc lập cấp Nhà nước do TS. Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động thi hành án ở Việt Nam” (2001-2003)… Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình hành động quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật” (2003-2004); Dự án điều tra cơ bản “Tình hình hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân” (2000-2002)…

[10]  Sách “Các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật” (Nxb. Mat-xcơ-va năm 1986); “Tổ chức và hiệu quả giáo dục pháp luật” (Nxb. Minsk 1983).

[11] Sách “Ý thức pháp luật của người Nhật” (1967).

[12] Lawrence Friedman - Văn hoá pháp luật và phát triển xã hội, 1969.

[13]  Lawrence Friedman - Total Justice (1985) và the Public of choice: Law, society and culture, (1990); Henry Ehrman - So sánh văn hóa pháp luật (1976).

14 Lý luận cơ bản của khoa học pháp lý - Tôn Quốc Hoa, 1985.

[15] “Đa dạng văn hóa và xã hội tự do” (Cultural diversity and liberal society) của Suri Ratnapala (2005); sách “Văn hoá pháp luật trong thời đại toàn cầu hoá: Châu Mỹ Latin và Châu Âu Latin” (Legal culture in the age of globalization: Latin America and Latin Europe), của Lawrence M. Friedman and Rogelio Perez-Perdomo (2003); Sách “Văn hoá xét xử” (The Culture of Judging), của Lawrence Rosen ; “Các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc thực hiện Công ước của UNESCO về bảo tồn và phát huy đa dạng văn hóa” (chuyên đề của các học giả nước ngoài - Nhà Pháp luật Việt - Pháp) (2005).

[16] Legal culture in the age of globalization: Latin America and Latin Europe, của Lawrence M. Friedman và Rogelio Perez-Perdomo (eds). Stanford University Press, 2003.

[17] GS.TS. Hoàng Chí Bảo - Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, H, 2005.

[18] Một (01) tháng quy đổi là tháng gồm 22 ngày làm việc, mỗi ngày làm viộc gồm 08 tiếng.

(1) Xem: Vũ Khiêu, Bàn về văn hiến Việt Nam, Tuyển 3, Nxb. KHXH, H. 1996, tr. 480.

(2) Xem: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1998, tr. 55.

(3) Xem: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1998, tr. 55.

(4) Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, H. I988, tr. 118-120.

(5) Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Sđd, tr, 383.

(6) Xem: V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 33, Nxb. Tiến bộ, M. 1976, tr. 115.

1 PGS TS, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiadp@vnu.edu.vn

2 Xem danh mục tài liệu tham khảo cuối chuyên đề.

3     Lê Đức Tiết, Văn hóa pháp lý Việt Nam, 2005; Trần Ngọc Đường, Văn hóa pháp lý với sự nghiệp đồi mới ở nước ta, Luật học 2/2003; Viện Khoa học pháp lý, “Văn hóa tư pháp”, Thông tin Khoa học pháp lý, 7/2001.

4 Xem thêm: Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, Nxb. Trẻ, 2006

5 Xem thêm Phạm Duy Nghĩa, Gia tài 60 năm luật học, in trong PDN; Bay cùng đàn sếu, Nxb. Trẻ, 2007

6 Xem thêm: Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam, 2006; các bàn luận của Lữ Phương về chính sách đổi mới và các bình luận, dù chấm phá, song rất sắc sảo khác của các học giả trên: www.viet-studies.info

7 Xem thêm: Samuel Huntington, Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb. Lao động, 2003

8 K Zweigert and H Koetz, An Introduction to Comparative Law, Oxford University Press and I.e.Mohr (Paul Siebeck), 1998

9 Xem thêm sách của ông Vũ Văn Mẫu (Dân-luật lược-giảng, Quyển Nhất, Saigon 1967, Dân-luật lược- giảng, Quyển Hai, Saigon 1968 và Việt Nam Dân luật lược khảo, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Saigon 1963), Dân luật khái luận, Sài Gòn, 1958, Cổ luật Việt Nam lược khảo, Sài Gòn 1970, Pháp luật diễn giảng, Sài Gòn 1975. Trong các sách đó, cuốn Cổ luật Việt Nam lược khảo 1970 rất đáng đọc, ông Mẫu dường như là những người cuối cùng cố gắng nối liền mạch cổ luật với cái gọi là la re’ception des droits occidienteux thời nay. Bên Harvard có ông Tạ Văn Tài, học trò của ông Mẫu cùng vói một nhóm chuyên gia Hán Nôm có soạn cuốn “The Le Code: Law in traditional Vietnam” về cơ bản cũng không thể đi xa hơn ông Mẫu về Cổật Việt Nam.

10 Theo Maria Dakolias, ‘Methods for Mornitoring and Evaluating the Rule of Law’, World Bank (2005) có tại: www4.worldbank.org/legal/database/justice/data/UsingSectorGlanceDatabase.pdf truy cập 24/12/2007.

11 Theo Lars p. Feld and Stephan Voigt, “Economic Growth and Judicial Independence: Cross Country Evidence Using a New Set of Indicators,” (2002), có tại http://www.isnie.org/ISNIE03/papers03/voigt.pdf

1 Xem, Lê Minh Tâm, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2003, tr. 50

(1) Xem Lê Minh Tâm, Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2004, tr. 394-397.

(1) Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1993, tr. 263.

(1) Lê Minh Tâm, Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 11/2000, tr. 51.

(1) Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1993, tr. 264.

1 Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), tập thể tác giả, Trưởng Ban biên soạn: GS. VS. Nguyễn Duy Quý, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 615.

2 Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ nhất), tập thể tác giả, đồng chủ biên: GS. TS. Nguyễn Hữu Vui - GS.TS. Nguyễn Ngọc Long, Nxb. chính trị quốc gia, Hà Nội 2004, tr. 474.

[19] Ví dụ: PGS. TS. Nguyễn Văn Động, Văn hóa pháp lý trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 9 năm 2006, tr. 8.

[20] PGS. TS. Nguyễn Văn Động. Văn hoá pháp lý trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí đã dẫn, tr. 8.

[21] Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, tập thể tác giả, chủ biên: Hoàng Phê, in lần thứ tư (đợt 2), 38.410 mục từ, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội, Đà Nẵng, 1996, tr. 1001.

[22] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 956.

[23] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 956.

[24] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 423.

[25] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 424.

[26] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 689.

[27] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 689.

[28] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 690.

[29] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 341.

[30] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 341.

[31] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 293.

 

[32] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 824

[33] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 968.

[34] Từ điển tiếng Việt, sách dã dẫn, tr. 1035

[35] Từ diển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 952.

[36] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 952.

[37] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 877.

[38] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 962.

[39] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 407.

[40] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 406.

[41] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 406.

[42] PGS. TS. Nguyễn Văn Động, Văn hóa pháp lý trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 9 năm 2006, tr. 12.

[43] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 501.

[44] Từ điển tiếng Việt, sách đã dẫn, tr. 961.

1 Tài liệu của Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp, Hà Nội 2003.

[45] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1996, tr. 129.

[46] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 2001, tr. 132

[47] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 130.

[48] Hồ Chí Minh, toàn tâp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,. Tập 3, tr.431.

[49] PGS. Trường Lưu, Văn hóa - Một số vấn đề lý luận, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 40.

[50] Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao: Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá, HN, 1992, tr.23

[51] Xem giáo trình Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2006, tr.9-36

[52] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - HN. 1995, tập 1, tr.232

[53] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị, tập 25, M.1995 (tiếng Nga)

[54] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - ST, HN.1993. tập 6, tr.332-333

[55] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, NXB Chính trị qưốc gia - HN.1995, tập 1, tr.95

[56] Sdd, tr. 350.

[57] Sđd.Tập l, tr.205

[58] Sđd. Tập 1, tr.202

[59] Sđd. Tập 6, tr.348

[60] V.I.Lênin, toàn tập 31, NXB Tiến bộ Matxcova, 1962, tr.l 10.(Tiếng Nga)

[61] Sđd, tập 45, NXB Tiến Bộ, Matxcova, 1978, tr.232

[62] Sđd, tập 45, NXB Tiến Bộ, Matxcova, 1978, tr.232

[63] Sđd, tập 45, NXB Tiến Bộ, Matxcova. 1978, tr.233

[64] Sđd, tập 44 NXB Tiến Bộ, Matxcova, 1978, tr.403-404

[65] Sđd, tập 45, tr.74

[66] Sđd, tập 45, tr.62

[67] Sđd, tập 45, tr.428

[68] Sđd, tập 45, tr.428

[69] Sđd, tập 45, tr 234

[70] Sdd, tập 45, tr.442-443

[71] Sđd, tập 45, tr.444

[72] Sđd, tập 45, tr.429

[73] C.Mác - F. Ăng ghen, toàn tập. tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. tr.337

[74] Sđd, tập 1, tr.362

[75] Sđd, tập 1, tr.386-387

[76] Sđd, tập 1, tr.319

1 Xem, Ban tư tưởng - văn hoá trung ương Bộ văn hoá thông tin. Văn hoá và kinh doanh, Nxb Lao động, Hà nội 2001, tr. 222

2 Từ điển tiếng Việt 1997, tr. 1062

3 Hồ Chí Minh, tụ cập 3, Nxb CTQG. Hà nội 1995, tr 431

4 Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin dùng cho các trường đại học và cao đẳng. Bộ Đại hoc và trung học chuyên nghiệp, H, 1983, tr. 10

5 Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004, tr. 168

6 Trường Lưu, sdd, tr. 373

7 Trường Lưu, sdd, tr. 368

8 GS.VS. Hoàng Trinh, Mấy vấn đề văn hoá và phát triển. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, tr. 23

9 Hoàng Vinh, Một số vấn đề lý luận văn hoá thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. tr. 197

10 GS. TSKH Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001.

1 Bùi Xuân Đính: Hương ước và pháp luật, trong sách Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, do Ngô Đức Thịnh và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr. 877-879.

2 Bùi Văn Kín chủ biên: Góp phần tìm hiểu tỉnh Hoà Bình, Ty Văn hoá thông tin Hoà Bình xuất bản, 1972, tr. 44.

3 Ngô Đức Thịnh, Cầm trọng: Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, H. 1999, tr 129-130.

4 C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn lập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1995, tr. 147.

5 Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên): Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, NXB Khoa học xã hội, 1977, tr.217.

6 Đỗ Lai Thuý, Theo vết chân những người khổng lồ, Nxb. Văn hoá thông tin - Tạp chí văn hoá nghệ thuật, H, 2006, tr.6.

7 Hoàng Vinh, Tập bài giảng lý luận văn hoá, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1999, tr. 27-30

8 LS. Lê Đức Tiết: Văn hóa pháp lý Việt Nam, NXB Tư pháp, H. 2005, tr.34-35.

9 Phan Đăng Nhật chủ biên: Luật tục Chăm và luật tục Raglai, NXB Văn hoá dân tộc, H, 2003, tr. 185.

10 Hình phạt của tội loạn luân mà chúng tôi tìm hiểu được thường là bắt đôi trai gái trần truồng, ăn trong máng lợn, ám chỉ chúng đã xử sự như súc vật thì bắt hành động kiếu súc vật. Có nơi còn có người cầm que lùa họ bò đi trong tư thế của gia súc. Hình phạt này thực hiện trước cộng đồng là một sự xỉ nhục ghê gớm, làm cho mọi người khiếp sợ tội loạn luân.

11 P. Guilleminet: Luật tục người Bahna, Seđăng, Jrai ở tỉnh Kontum, Tập I, EFEO, 1952, Hà Nội, tr.24.

12 Trong đoạn này, các trích dẫn luật tục (viết tắt là LT) Mnông lấy tù sách: Luật tục Mnông, GS Ngô Đức Thịnh chủ biên, NXB chính trị quốc gia, H, 1998 ; và LT Êđê lấy từ sách: Luật tục Êđê, Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, NXB chính trị quốc gia, H, 1996.

[77] Bùi Quang Dũng, “Xã hội học nông thôn”, NXB Khoa học xã hội, 2007, tr. 24.

[78] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ…

[79] GS. Đỗ Quốc Sam, Một vài ý tưởng về xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020, trong cuốn “Bàn về Chiến lược phát ttriển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới” (của Bộ Kê hoạch và Đầu tư), Hà Nội, tháng 9/2007, tr. 13 (cũng trong ấn phấm kể trên, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh và nhiều nhà nghiên cứu cũng nêu vấn đề này).

[80] GS.TS. Lê Minh Tâm và Ths. Vũ Thị Nga (chủ biên), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2006, tr. 14-16; cũng xem GS. Phan Ngọc “Một thức nhận vể văn hoá Viật Nam”, NXB Văn hoá thông tin, 2005, tr. 19-21.

[81] GS, Phan Ngọc “Một thức nhận về văn hoá Việt Nam”, NXB Văn hoá thông tin, 2005, tr. 20-21.

[82] GS, TS. Hoàng Chí Bảo - Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb. Lý luận chính trị, 2005, tr. 116.

[83] Bài báo: “Liên kết 4 nhà-cần những cái bắt tay chật chẽ”.

1 Bản dịch tiếng Việt từ tiếng Anh của TS Nguyễn Văn Quang, Khoa Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội.

* Mao Xiaoxiao dược Khoa Luật Đại học Phúc Đán cấp bằng tiến sỹ năm 2007 và hiện là giảng viên của Đại học Zhejiang Gongs hang, Hàng Châu, Trung Quốc.

[84] Xem Ray Mond Williams “Các từ khóa- Từ vựng trong lĩnh vực văn hóa và xã hội” (X976) trang 76.

[85] Về nội dung của các cuộc bàn luận này có thể tham khảo Guyoia Binder, What's Left?, 69 Tex. L. Rev. 1985, trang 2035-40 (1991); Philip M. Nichols, The Viability Of Transplanted Law. Kazakhstani Reception of A Transplanted Foreign Investment Code, 18 u. Pa. J. ĩnt'1 Econ. L. 1235, trang 1237.

[86] Xem Philip M. Nichols, The Viability Of Transplanted Law: Kazakhstani Reception Of A Transplanted Foreign Investment Code, 18 U. Pa. J. int'l Econ. L 1235, trang 1237

[87] Xem Lawrence Friedman, Hệ thống pháp luật: Cái nhìn từ góc độ của khoa học xã hội (J975) trang 15.

[88] Sđd, trang 15. Nguyên văn tiếng Anh: “those parts of general culture - customs, opinions, and ways of doing and thinking - that bend social forces toward or away from the law and in particular ways.”

[89] Xem Zhang Zhongqiu, Nghiên cứu so sánh văn hóa pháp luật Trung Quốc và văn hóa pháp luật phương Tây, sách tái bản lần thứ ba, Đại học Chính Pháp Bắc Kinh 2006, trang 9.

[90] Xem Ma.H., “Khái niệm cá nhân và việc tiếp nhận pháp luật nước ngoài ở Trung Quốc”, 9 J. Chinese Law, No.2 Fall 1995, trang 208.

[91] Xem Jan Hoogmarthen, EC Trade Law Following China’s Accession to the WTO, Kluwer Law International, trang 38.

[92] Xem Zhang Zhongqiu, chú thích số 7 trang 215.

[93] Xem Zhang Zhongqiu , chú thích số 7 trang 215.

[94] Xem Chen J. “Market Economy and the Internationalisation of Civil and Commercial Law in the People’s Republic of China”, in Jayasuriya (ed.) Law, Capitalism and Power in Asia-The Rule of Law and Legal Institution, London Poutledge, 1999, trang 81.

[95] Trước đời nhà Tần, hai đạo luật cơ bản là ‘Lv Xing’ và ‘Fa Jing’; xem Zhang Zhongqiu, The Historical Development And Characteristics Of Ancient China’s “Lv”, Shi Xue Yue Kan. 1989, trang 1.

[96] Xem chú thích số 6, trang 84.

[97] Sđd, trang 89.

[98] Sđd, trang 91.

[99] Sđd, trang 93.

[100] Sđd trang 99.

[101] Sđd, trang 356.

[102] Lão Tử . chương 37, trang 38, 40.

[103] Lun Yu: Yan Yuan; xem chú thích số 6. trang 362-363.

[104] Báo cáo cách mạng cùa nông dân tại linh Hồ Nam. Tuyển tập Mao Trạch Bông, lập 11, Nxb. Nhân dân, 1998

[105] Xem chú tích số 6, trang 60.

[106] Liang Zhiping, Explicating “Law1: A Comparative Perspective of Chinese and Western Legal Culture, 3 J. Chin. L. 1989, p.55.

[107] Stanley Lubman , Bird in a Cage: Chinese Law Reform After Twenty Years, 20 NW. J. Int'i L, & Bus. p 406.

[108] Chen Yunsheng, Meiyou Falu De Zhengzhi Shi Weixian De Zhengzhi, Politics Without Law is Dangerous Politics, Faxue 1987,  l, p. 2-3,

[109] Pitman B. Potter, Guanxi and the PRC Legal System: From Contradiction to Complementarity, in Pitman B. Potter and Michael W. Dowdle, Developing Civil Society in China: From the Rule by Law Toward the Rule of Law?, 4 Woodrow Wilson Center Asia Program Special Report, March, 2000, p. 175-197.

[110] Li Lianjiang and Kevin J. O’Brien, Villagers and Popular Resistance in Contemporary China, 22 Modern China 1996, p.28; Kevin O'Brien and Li Lianjiang, The Politics of Lodging Complaints in Rural China, 143 China Q., 1995, p.756.

[111] Jun Jing, Environmental Protests in Rural China, in Elizabeth J. Perry and Mark Selden, eds., Chinese Society: Change, Conflict and Resistance, 2000, p. 143.

[112] Supra note 24, p.408.

[113] Zhu Yongbing, Shi Lun Wo Guo Feng Jian Jun Zhu Zhuan Zhi Quan Li Fa Zhan De Zong Qu Shi, Beijing Daxue Xuebao, Vol2, 1998.

[114] Supra note 6, p.329.

[115] Ibid, p.330.

[116] Ibid, p.331.

[117] Adofphe J Merkel, The concept and form of ‘role of law , Faxueyicong, vol.5, 1983.From Zhang Zhongqiu, Comparative Studies of Chinese And Western Legal Cultures 3rtl, China University of Politics and Law Press, 2006, p.347.

[118] Supra note 6, p.347-348.

[119] China’s Constitution 1982, article 5.

[120] Christopher Osakwe, Introduction: The Problems of the Comparability of Notions in Constitutional Law, 59 Till. L. Rev. 1985, p.875.

[121] See Richard Thompson Ford, Facts and Values in Pragmatism and Personhood, 48 Stan. L. Rev. 1995, p. 217, 228); Bernard J. Hibbitts, "Coming to Our Senses-" Communication and Legal Expression in Performance Cultures, 4! Emory LJ. 1992, p.873, 885.

[122] Philip M. Nichols , The Viability Of Transplanted Law: Kazakhstani Reception Of A Transplanted Foreign Investment Code, 18 U. Pa. J. Int’l Econ. L. 1997, p.1240.

[123] Ronald Dworkin, Law's Empire, 1986, p.206-215

[124] Michael D. Bayles, Hart's Legal Philosophy: An Examination, 1992,p. 185-88 (outlining the debate between Dworkm and Hart). The obvious criticism of a scheme that declares law legitimate if it comports with cultural norms is that those norms may not themselves be legitimate. See generally Tony Honoré, the Dependence of Morality on Law, 13 Oxford J, Legal Stud. 1. 1993,p. 1-3. (posing questions raised by Hart's arguments). From supra note 39, p. 1241.

[125] Legal Reform in China: Institutions, Culture, and Selective Adaptation, 29 Law & Soc. Inquiry 465, Spring, 2004, £.465.

[126] Potter, Globalization and Economic Regulation in China: Selective Adaptation of Globalized Norms and Practices, Washington University Global Studies Law Review 1 2003, p. 119-150.

[127] Heller, Agnes, On Formal Democracy, Keane. 1988; Lindblom, Charles E. Politics and Marke: The World's Political-Economic Systems, Basic Books, 1975, p.126-130.

[128] Wagner, R. H. Economic Interdependence, Bargaining Power and Political Influence. International Organization 42,1988, p.461.

[129] See Eisenstadt, s. N., and L. Roniger, Patrons, Clients and Friends- Interpersonal Relations and the Structure of Trust in Society, Cambridge University Press, l984.

[130] McAuley, Political Culture and Communist Politics: One Step Forward Two Steps Back. In Brown 1985, p. 31.

[131] Bohannon, The Differing Realms of Law. American Anthropologist. 1965, p. 33.

[132] Bohannon, The Differing Realms of Law. American Anthropologist. 1965, p. 33.

[133] Dao Xuezheng, 1987, Fazhi jianshi she zhengzhi tizhi gaige de zhongyao neirong .Lilun yuetan 9, p.33-37.

[134] Li Fuqi, Shehui zhuyi chuji jieduan minzhu yu fazhi jianshe de Ịiiingcheng, Zhongguo faxue, 2, 1983, p.3-9.

[135] Wang Shaoguang, The Rise of the Regions: Fiscal Reform and the Decline of Central State Capacity in China, in Andrew G. Walder, ed., The Waning of the Communist State: Economic Origins of Political Decline in China and Hungary,, 1995, p. 87, 109.

[136] Supra note24, p.385.

[137] See, Qiao Shi interviewed on Role of NPC, in Foreign Broadcast Information Service, Daily Report, China Dec. 14,1996, p. 96-242.

[138] Montesquieu, De l'Esprit des Lois Livre 1, chapitre 3,1 749, from O. Kahn-Freund, On Uses and Misuses of Comparative Law. 37 Mod. L. Rev 1, 1974, p.6-7.

[139] O. Kahn-Freund, On Uses and Misuses of Comparative Law, 37 Mod. L. Rev. 1, 1974, p.7.

[140] Ibid, p. 27.

[141] Ibid, p. 9.

[142] Ibid, p.11.

[143] Ibid, p. 22.

1 Phan Huy Lê, Lịch sử văn hóa Việt nam - tiếp cận bộ phận, NXB GDHN, 2007, tr.1008-1009.

2 Phan Huy Lê, sđd

  • Nguyền Hồng Phong, Văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại, NXB VHTT HN. 1998

Nguyễn Hùng Hậu, Triết lý trong văn hoá phương Đông, NXB SPHN

  • Lý Tường Hải, Khổng Tử (sách dịch), NXB VHTT HN, 2005
  • Ngô Vinh Chính, Truơng Miện Quý (chủ biên), Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc. NXB VHT

3 Vũ Văn Mầu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng (quyển thứ 2), SG 1975

- Pháp luật diễn giảng, QJ, Tl, SG 1975

- Vũ Khiêu, Đức trị và pháp trị trong Nho giáo, NXB KHXH HN 1995

  • Vũ Minh Giang, Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quán lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới, chương trình khoa học cấp nhà nước KX-10, đề tài KX-10-08
  • Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hoà, Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam, TI. NXB CTQG, HN 1995
  • Sự biến đổi tư tưởng chuyển từ lễ sang pháp ở Trung Quốc vi đại (Bản dịch cùa Trương Đình Nguyên,  NDXBX Xuất bản, TVKHXH, Kí hiệu Vd2163
  • Lã Trấn Vũ, Lịch sử tưởng chính trị Trung Quốc, NXB Sự thật HN 1964.

[144] Phan Huy Lê, Trần Quổc Vượng, Hà Văn Tấn. Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam TI, ĐHVT&THCN. H 1985. tr 342 - 343

[145] Kinh thượng thư, Dịch giá Thẩm Quỳnh. BGD xuất bản, SG 1965, tr 201.

[146] Đại Việt sử ký tòan thư, T1, NXB VHTT, H2004. tr 549

[147] Lê Quý Đôn toàn tập, T3, Kiến văn tiểu lục, NXB KHXH, H1977, tr 111.

[148] Nguyễn Quang Ngọc, Về sự trở lại của phương thức tổ chức quản lý nông thôn truyền thống dưới thời Lê Sơ, in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử, NXB CTQG, HN 2002, tr 423.

[149] Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXb VH, HN 2000, tr.437.

[150] Đại Nam thục lục, T1. NXB GD, Hn 2004, tr. 583.

[151] Mạnh Tử, Vạn Chương Thượng, in trong Tư thư, NXB QĐND, HN 2003, tr. 709.

[152] Mạnh Tử, Vạn Chương Thượng, in trong Tư thư, NXB QĐND, HN 2003, tr. 709.

[153] Kinh thượng thư, Thẩm Quỳnh dịch, sđd, tr. 307 - 181.

[154] Kinh thượng thư, Thẩm Quỳnh dịch, sđd, tr. 181.

[155] Trích theo Trần Trọng Kim. Nho giáo, quyển thượng, BGD. TTML xuất bản. 1971- tr 138.

[156] Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr 401.

[157] Hàn Phi Tử, T1, NXB VH, 1990, tr. 393.

[158] Hàn Phi Tử, T1, NXB VH, 1990, tr. 393.

[159] Ngô Vĩnh Chính, Trương Miện Quý (chủ biên), Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc. NXB VHTT, tr 333.

1 Xem: Dictionnaire encyclopedique de la langue francaise 1994, p. 52

2   Xem: Lịch sử thế giới cổ đại do Lương Ninh chủ biên, Nxb, Giáo dục 1998, tr. 237

[160] Xem : Sách đã dẫn, tr. 237

[161] Lịch sử thế giới trung đại - Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Anh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, Nxb. Giáo dục 1998, tr.l5

[162] Les grands systeme: de đroit contemporahis par Rene David et Camille Jauffret Spinosi, Precis Dalloz 1992, p. 62.

[163] Pháp luật hành chính của cộng hoà Pháp par Marune Lambard & Gilles Dumont, Nxb. Dalloz.

[164] Xem: Pháp luật hành chính của Cộng hoà Pháp - Martine Lombard và Gilles Dumont, Bản dịch của nhà pháp luật Việt - Pháp, 2007, tr. 578.

[165] Xem Introduction to comparative law - Konrad Zweigert and Hem Kotz, Clarendon Press - Oxford 1998, p. 128.

1 Schein, E., Văn hoá tổ chức về sự lãnh đạo, Josse-Bass, San Francisco, 1985.

2 Geert, c. Lý giải văn hoá, Basic Books, New York, 1973.

[166] Xem Điều 3 Chương 1 Phần I Hiến pháp Cộng hoà Yemen.

[167] Xem Điều 3 Phần I Hiến pháp Malaixia.

[168] Akbar Ahmed. Con đường nào hoá giải bạo lực và thù hàằn? Biên dịch Hồng Ngọc, theo Pew Forum.

 

 

File đính kèm downloadTải về