Trang chủ > Đề
tài >
Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
Tên đề tài
|
Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
|
Nội dung tóm tắt
|
Đề tài bao gồm Báo cáo phúc trình của đề tài, 12 chuyên đề nghiên cứu, 01 Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra xã hội học và 06 Phụ lục.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này[1] đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD (NTD) tại Việt Nam đồng thời trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Theo pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hiện hành, các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD quan trọng nhất ở Việt Nam gồm:
-
Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD[2].
-
Các Hội bảo vệ NTD (chủ yếu bao gồm Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam và các Hội bảo vệ NTD ở các tỉnh)
-
Hệ thống Tòa án
Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành và có hiệu lực (01/7/2011) NTD luôn mong ngóng tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sẽ giảm bớt, NTD sẽ an tâm khi sử dụng các hàng hóa, dịch vụ do thương nhân cung cấp. Tuy nhiên, quyền lợi NTD có thực sự được bảo vệ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một yếu tố rất quan trọng là năng lực, khả năng, điều kiện của các thiết chế bảo vệ NTD trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
Thực tiễn cho thấy, năng lực của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Cụ thể:
Kể từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành và có hiệu lực thi hành, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên công tác chỉ đạo, đôn đốc công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD vẫn chưa được tổ chức xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và nghiêm túc. Thêm vào đó, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của nhiều địa phương vẫn còn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng trong công tác bảo vệ NTD nhưng đến nay, việc triển khai các quy định pháp luật còn nhiều lúng túng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Theo báo cáo của kết quả điều tra xã hội học do nhóm chuyên gia thực hiện đề tài khảo sát cho thấy chỉ có 14,8% số người được hỏi trả lời có biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD ở Trung ương và cũng chỉ có 14% số người được hỏi khẳng định có biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD ở địa phương. Như vậy, vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được thực thi, các vụ việc xâm phạm đến quyền lợi của NTD vẫn diễn ra phổ biến. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), trung bình trong năm 2010 và 2011 số lượng các vụ việc gửi đơn khiếu nại đến các Sở Công Thương trong cả nước là 500 vụ, đến Cục Quản lý cạnh tranh là 60 - 70 vụ, đến các hội bảo vệ quyền lợi NTD trong cả nước là 1.500 vụ. Trên phạm vi cả nước, bình quân mỗi năm có hơn 2000 vụ việc được gửi đơn khiếu nại tới cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD[3]. Trong thực tế, số lượng vụ việc thương nhân vi phạm pháp luật bảo vệ NTD còn lớn hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD được Tòa án giải quyết lại rất ít. Trong thống kê của ngành Tòa án cũng không có hạng mục thống kê về các vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD.
Trong tương lai không xa, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ đặt ra đối với việc bảo vệ quyền lợi cho NTD Việt Nam, mà còn đặt ra đối với việc tham gia vào phong trào bảo vệ NTD trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Ủy ban điều phối quốc gia về bảo vệ quyền lợi NTD của ASEAN (gọi tắt là ACCP) đã được thành lập, ACCP được vận hành dựa trên ba trụ cột chính: xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hàng hóa mất an toàn cho NTD (Arlert System), bảo vệ NTD xuyên biên giới (Cross Border Redress) và giáo dục, đào tạo NTD (Training and Education), Việt Nam đã tham gia vào Mạng lưới cơ quan bảo vệ NTD thể giới (ICPEN). Điều này đặt ra những yêu cầu cao hơn trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, đồng thời đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cũng như các tổ chức xã hội, các cơ quan tài phán cần phải có những thay đổi tích cực để triển khai các hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện đầy đủ những cam kết trong khu vực và quốc tế.
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam” rất có giá trị và ý nghĩa trong việc đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong thực tiễn.
Ngoài ra, những nghiên cứu của đề tài này cũng rất thiết thực cho việc giảng dạy vấn đề các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, một nội dung của môn học Luật Cạnh tranh và bảo vệ NTD tại Trường Đại học Luật Hà Nội - đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp đồng thời chúng cũng là tư liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu có liên quan.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
So với các lĩnh vực pháp luật khác, lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD ra đời sau. Tuy nhiên, bảo vệ NTD là bảo vệ một thành tố, một chủ thể vô cùng quan trọng của nền kinh tế xã hội, vì vậy, nghiên cứu bảo vệ NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
-
Tác giả Geraint G. Howells và Stephen Weatherill trong cuốn “Consumer protection law”, Ashgate Pub Ltd., 2nd edition, 2005 đã diễn giải bản chất, nội dung của pháp luật bảo vệ NTD, bao gồm chính sách của NTD ở châu Ầu, trách nhiệm sản phẩm, bán hàng tận cửa và đặc biệt có giới thiệu và phân tích về OFT, cơ quan thương mại công bằng của Anh trong thực tế thực thi pháp luật để bảo vệ NTD tại quốc gia này.
-
Cuốn sách “Consumer Law and Policy - Text and Materials on Regulating Consumer Markets”, 3rd edition, Hart Publishing, 2012 của Iain Ramsay là một nguồn tư liệu quý báu cho các nhà nghiên cứu pháp luật bảo vệ NTD. Cuốn sách này giới thiệu các nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD như vai trò của Nhà nước trong bảo vệ NTD, các quan điểm, chính sách về pháp luật bảo vệ NTD ở trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, từ đó đưa ra các góc nhìn mang tính nghiên cứu chuyên sâu về chính sách và pháp luật bảo vệ NTD của quốc gia cũng như trên phương diện quốc tế.
-
Cuốn “Regulatory Revolution at the FTC: A thirty year perspective on competition and consumer protection ” tổng hợp tất cả các ý kiến của các nhà kinh tế và luật gia hàng đầu, bao gồm cả những nhân vật đã và đang làm việc tại FTC (Ủy ban thương mại liên bang của Hoa Kỳ), từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và đánh giá, phân tích quá trình hoạt động của FTC, từ việc có nguy cơ bị sụp đổ vào cuối những năm 1970 cho đến ngày hôm nay, trở thành một cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ NTD tại Hoa Kỳ.
-
Nhóm tác giả Geraint G. Howells, Iain Ramsay, Thomas Wilhelsson, David Kraft cung cấp những phân tích về các vấn đề trung tâm trong pháp luật và chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia trên thế giới trong cuốn “Handbook of Research on International Consumer Law”, Edward Elgar Pub, 2010. Các tác giả phân tích những quy định cả về thể chế và thiết chế bảo vệ NTD, những phương pháp tối ưu để thực thi pháp luật bảo vệ NTD trên cơ sở so sánh pháp luật bảo vệ NTD của Hoa Kỳ và EU. Từ đó, đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính sách bảo vệ NTD cũng như mô hình các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ở các quốc gia đang phát triển.
-
Tác giả Douglas J. Whaley tiếp cận vấn đề bảo vệ NTD rất xúc tích và ngắn gọn trong cuốn “Problems and Materials on Consumer Law”, 6th edition, Aspen Pub, 2011. Cuốn sách này chủ yếu bàn về các vấn đề chính của pháp luật bảo vệ NTD như hành vi lừa dối NTD, trách nhiệm sản phẩm của thương nhân đồng thời cung cấp các vấn đề liên quan tới các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ NTD thông qua các vụ án cụ thể.
-
Trong tác phẩm “Consumer Policy Toolkit” của OECD, các vấn đề về sự thay đổi của chính sách bảo vệ NTD trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, phân tích và đánh giá các vấn đề trọng tâm của chính sách bảo vệ NTD, xác định những công cụ của chính sách này để từ đó đề ra các giải pháp giúp cho các quốc gia tự mình xây dựng chính sách bảo vệ NTD sao cho hiệu quả nhất.
-
Tác giả John Vickers trong bài viết “Contracts and European consumer law: an OFT perspective” không đi sâu vào pháp luật hợp đồng, mà dựa trên kinh nghiệm của OFT (cơ quan thương mại công bằng của Anh) để giải quyết sự hài hòa pháp luật hợp đồng của các nước châu Âu trên cơ sở các chỉ thị của Cộng đồng châu Âu (EC) nhằm mục đích bảo vệ NTD. Tác giả đề cao sự hài hòa và bổ trợ lẫn nhau giữa pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ NTD của Liên minh châu Âu, chính sự bổ trợ này giúp cho các cơ quan nhà nước bảo vệ NTD thực thi và xử lý có hiệu quả các trường hợp xâm phạm lợi ích NTD.
-
“Effective Enforcement of Consumer Law in Europe Synchronizing Private, Public, and Collective Mechanisms” của Willem van Boom và Macro Loos đã có những phân tích về Luật Bảo vệ NTD của châu Âu, sự liên quan của Luật cạnh tranh không lành mạnh trong việc xác định các công cụ hiệu quả cho việc bảo vệ lợi ích của NTD. Đồng thời, tác phẩm cũng cho thấy mối quan hệ giữa việc thực thi luật cạnh tranh với việc thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Tác giả Frederick H. Miller, Alvin C. Harrell, Daniel J. Morgan trong cuốn“Consumer Law: Cases, Problems and Materials”, Carolina Academic Press, 1998 chủ yếu đề cập tới các vấn đề bảo vệ NTD trước khi họ thực hiện giao dịch với thương nhân; bảo vệ NTD trong khi thực hiện giao dịch và cuối cùng là bảo vệ NTD sau khi giao dịch đã hoàn tất liên quan đến vấn đề thanh toán hay hạn chế quyền của NTD... Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra những thảo luận về Luật Bảo vệ NTD của Hoa Kỳ dưới cấp độ liên bang và tiểu bang, quy chế làm việc của Ủy ban thương mại công bằng FTC trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, nhất là thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật ở các nước có kinh nghiệm lập pháp và nền kinh tế thị trường lâu đời như Anh, Mỹ, Nhật hay Liên minh châu Âu rất hữu ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam”
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bảo vệ quyền lợi NTD là một vấn đề tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vấn đề này thực sự được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sau khi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 được ban hành. Đến nay, ở Việt Nam mới có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD, đó là:
-
Cuốn “Tìm hiểu Luật Bảo vệ NTD các nước và vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam ”, Nxb. Lao động, 1999, do Viện Nhà nước và Pháp luật biên soạn là một trong số những công trình tiên phong nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam, đồng thời là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với những nhà nghiên cứu quan tâm tới Luật Bảo vệ NTD của một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ... cũng như chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng có những phân tích về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam mà cụ thể là hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu lên vấn đề xâm hại quyền lợi của NTD diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng ở nước ta, lý giải các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quyền lợi của NTD cũng như đề ra các biện pháp để bảo vệ NTD hữu hiệu nhấtẵ
-
TS. Đinh Thị Mỹ Loan bằng kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc tại Ban Quản lý cạnh tranh đã có những nghiên cứu khá chuyên sâu về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD. Bằng kinh nghiệm của mình, tác giả đã cho ra đời cuốn sách “Sổ tay công tác bảo vệ NTD”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006, trong đó nêu lên sự cần thiết của công tác bảo vệ NTD; hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của các nước trên thế giới; hướng dẫn của liên hợp quốc về bảo vệ NTD. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập tới việc triển khai công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay.
-
“Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD” của tác giả Bá Lỉnh, Nxb. Tư pháp, 2005 đã giới thiệu một số thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, đồng thời trình bày những quy định của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ NTD của Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn trình bày những quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
-
Vai trò của Hội bảo vệ NTD đối với vấn đề bảo vệ NTD trên thế giới rất quan trọng, tuy nhiên ở Việt Nam thì dường như vai trò của Hội còn khá mờ nhạt. Cuốn sách “Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2012 do TS. Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ biên là tác phẩm đầu tiên trình bày những nội dung liên quan tới Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam. Cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý của việc xác định vai trò của Hội Bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; Chương 2: Quá trình hình thành và các hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam; Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các học giả nghiên cứu về bảo vệ NTD, có thể kể đến một số đề tài sau:
-
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tể” do TS. Đinh Thị Mỹ Loan chủ nhiệm năm 2006 là một trong những đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ NTD. Nội dung của đề tài chủ yếu đề cập tới các vấn đề mang tính cốt lõi liên quan tới pháp luật bảo vệ NTD như quyền của NTD; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nghĩa vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ NTD. Ngoài ra đề tài còn giới thiệu pháp luật bảo vệ NTD của một số nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Canada, Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD, của Tổ chức quốc tế NTD v.v... Từ những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của pháp luật các nước về bảo vệ NTD, đề tài đưa ra những hạn chế của pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam, đồng thời đưa ra các phương hướng và kiến nghị những giải pháp rất có giá trị trong việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con người “Bảo đảm quyền của NTD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” do TS. Tưởng Duy Kiên chủ nhiệm đề tài năm 2007. Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng các quyền cơ bản của NTD trong pháp luật bảo vệ NTD như quyền được cung cấp thông tin, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền được giáo dục của NTD v.v.. Đồng thời, đề tài còn đề cập tới trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền của NTD được thực thi trên thực tế.
-
Đề tài, “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp do Ths. Đinh Thị Mai Phương làm chủ nhiệm năm 2008. Đề tài nêu khái quát các quy định của pháp luật bảo vệ NTD, đưa ra các điểm hạn chế, thiếu sót trong pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, nội dung của đề tài còn trình bày thực trạng xâm phạm quyền của NTD ở nước ta hiện nay, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật một cách hiệu quả nhất.
-
Đề tài “Nghiên cứu vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS.Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm năm 2011 nêu những kiến thức tổng quan về bảo vệ NTD và Hội bảo vệ NTD như nêu cơ sở pháp lý, thiết chế thực thi Luật Bảo vệ NTD trong đó có nêu vai trò của Hội trong các mặt hoạt động như phản biện xã hội, giáo dục NTD, giải quyết khiếu nại của NTD... từ đó kiến nghị những phương hướng, giải pháp giúp nâng cao vai trò của Hội trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam.
Từ những phân tích về tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước và ở nước ngoài cho thấy các công trình đã nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức quan trọng trong việc hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vê quyền lợi NTD ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ NTD ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sâu về bản chất, đặc điểm của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, những yểu tố ảnh hưởng tới năng lực thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các thiết chế này, những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ NTD trên thực tể để từ đó rút ra những bài học nhằm khắc phục, tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, qua đó góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
-
Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
-
Làm rõ thực tiễn thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam;
Đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
-
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD và thực trạng năng lực hoạt động của các thiết chế này trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh nghiệm tăng cường năng lực của các thiết chế bảo vệ NTD ở một số nước trên thế giới cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
-
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực của các thiết chế quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Đó là: các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD các cấp (Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã); Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (hai bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước về các sản phẩm và các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của đông đảo NTD); Các Hội bảo vệ NTD và hệ thống cơ quan Tòa án. Đây là những thiết chế công quyền và phi công quyền có trách nhiệm lớn trong việc giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ giải quyết yêu cầu của NTD trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó ngoài những thiết chế đã nêu trên thì còn có nhiều chủ thể có vai trò khá quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD như: các bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Bưu chính Viễn Thông, Bộ Thông tin Truyền thông...), cơ quan truyền thông (cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình), cơ quan công an, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội khác. Do hạn chế về thời gian và nguồn kinh phí triển khai cũng như một số yếu tố khác nên Đề tài không có điều kiện nghiên cứu về tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Do khuôn khổ thời gian và nguồn lực có hạn, trên cơ sở kế thừa một số kết quả của các công trình nghiên cứu khác, Đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
(i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD với những nội dung:
-
Làm rõ được khái niệm, đặc điểm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
-
Nêu và phân loại được các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở trên thế giới và ở Việt Nam;
-
Phân tích được vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD liên quan tới vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Đưa ra hệ thống các tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế đó;
(ii) Nghiên cứu kinh nghiệm tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở một số nước trên thế giới (tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước châu Á, Hoa kỳ và Canada)
(iii) Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
(iv) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
(v) Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Ngoài ra, Đề tài cũng xây dựng hệ các chuyên đề, phục vụ cho việc nghiên cứu, hình thành báo cáo phúc trình.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác- Lênin, Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đế giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu. Cụ thể:
-
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, mô tả, hệ thống hóa thực trạng quy định pháp luật về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: quy nạp, diễn giải, thống kê, điều tra xã hội học để đánh giá năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh luật để nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD, từ đó rút ra bài học để Việt Nam tham khảo.
-
Đề tài cũng tổ chức các hình thức lấy ý kiến (thông qua tọa đàm, phỏng vấn chuyên sâu) với các chuyên gia về vấn đề tăng cường năng lực cho các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
7. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN ĐÃ ĐƯỢC TRIỀN KHAI ĐẺ THỤ C HIỆN ĐÈ TÀI
Để triển khai Đề tài nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam, cùng các chuyên gia ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo tiến hành các hoạt động nghiên cứu mà Đề tài đặt ra. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu Đề tài đã tiến hành thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau để làm tài liệu tham khảo chính thức cho quá trình nghiên cứu.
Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát NTD về năng lực thực thi của hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trên khắp cả nước, từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái cho tới các tỉnh phía Nam như Phú Yên, Đồng Tháp... Phiếu điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu đề tài phát ra cho 3 đối tượng: (i) NTD là 250 phiếu; (ii) Cán bộ của cơ quan lý nhà nước về bảo vệ NTD và cán bộ Tòa án là 100 phiếu. Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã làm việc trực tiếp với Cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp tại Hà Nội và một số địa phương lân cận để thu thập thêm các thông tin thực tiễn phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Đề tài. Tại các buổi làm việc này, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng tiến hành lấy phiếu khảo sát từ chính các cơ quan tổ chức đó nhằm đánh giá khách quan và chân thực nhất về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
8. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
Trên cơ sở các chuyên đề nghiên cứu, các thông tin thu thập được từ quá trình triển khai đề tài và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, Ban chủ nhiệm Đề tài đã xây dựng báo cáo phúc trình của Đề tài với kết cấu gồm 4 chương, giải quyết các vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể là:
Chương 1: “Tổng quan về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD”. Trong chương này, các vấn đề lý luận cơ bản về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD như: khái niệm, bản chất, vai trò, sự ra đời của các thiết chế bảo vệ NTD được tập trung luận giải. Ngoài ra, chương này cũng nghiên cứu làm rõ cơ sở đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Những nội dung lý luận của Chương 1 là tiền đề để nghiên cứu, đánh giá và tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
Chương 2: “Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở một số nước trên thế giới”. Chương này tập trung nghiên cứu các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của một số nước đã khá thành công trong công tác bảo vệ NTD, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam, bao gồm: Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước Asean. Chương II đã đánh giá kinh nghiệm thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các nước nêu trên, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD để công tác bảo vệ NTD đạt hiệu quả cao.
Chưong 3: Thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam”. Nội dung của chương này tập trung đánh giá thực trạng năng lực của các thiết chế quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD, bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội bảo vệ NTD, Tòa án nhân dân, nêu rõ những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Chương 4: “Giải pháp tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam”. Chương này tập trung làm rõ yêu cầu, định hướng của việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra các đề xuất, các giải pháp pháp lý, giải pháp về chính sách, các giải pháp mang tính hành chính, tổ chức để tăng cường năng lực của của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, của các Hội bảo vệ NTD, của hệ thống Tòa án trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam.
[1] Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD; Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD; Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
[2] Bao gồm các cơ quan sau: Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương); Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương); Các chi cục, đội quản lý thị trường ở các địa phương; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế); Cục Khám chữa bệnh; Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ); Các chi cục tiêu chuẩn đo lường và chất lượng ở các địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp.
[3] Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và các cả nhân tổ chức kinh doanh để thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD”, Cục Quản lý cạnh tranh, 2012, tr. 43.
|
Nội dung toàn văn
|
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
ĐỀ TÀI
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Thư ký ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
ThS. Phạm Phương Thảo
HÀ NỘI, THÁNG 1/2014
PHẦN 1: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CỦA THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
1.1.1. Khái niệm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
1.1.2. Các thiết chế chủ yếu thực thi pháp luật bảo vệ NTD
1.1.2.1. Trên thế giới
1.1.2.2. Ở Việt Nam
1.1.3. Vai trò của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD
1.2. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
l.2.1. Khái niệm năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
1.2.2. Các tiêu chí xác định năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở ẤN ĐỘ
2.1.1. Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Ấn Độ
2.1.1.1. Thiết chế nhà nước về bảo vệ NTD
a. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở Ấn Độ
b. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng
c. Các bộ phận giải quyết khiếu nại trong cơ quan điều tiết ngành
2.1.1.2. Thiết chế xã hội - dân sự
2.1.2. Một số nhận xét, đánh giá về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luât bảo vê NTD của Ấn Đô
2.2. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở NHẬT BẢN
2.2.1. Khái quát hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Nhật Bản
a. Ủy ban NTD Nhật Bản
b. Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản
c. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản
d. Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương
2.2.2. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.3. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở MALAYSIA
2.3.1. Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Malaysia
2.3.1.1. Thiết chế nhà nước bảo vệ NTD ở Malaysia
a. Cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ NTD
b. Hội đồng tư vấn NTD quốc gia
c. Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD
d. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia
e. Các cơ quan điều tiết ngành
2.3.2. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD Malaysia
2.4. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở SINGAPORE
2.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD Singapore
2.4.2. Hiệp hội BVNTD Singapore
2.4.3. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Singapore
2.5. KINH NGHIỆM THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD CỦA THÁI LAN
2.5.l. Cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD Thái Lan
a. Ủy ban BVNTD (Consumer Protection Board- CPB)
b. Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp
2.5.2. Tổ chức xã hôi - dân sư
2.6. ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở VIỆT NAM
3.l. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
3.1.l. Nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong việc bảo vệ NTD
3.1.2. Thực trạng hoạt động của Bộ Công Thương trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
3.1.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Bộ Công Thương
a. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD
b. Nâng cao nhận thức, hiểu biết của NTD về các quy định của pháp luật và kiến thức tiêu dùng
c. Công tác tiếp nhận và giải quyết các phản ảnh của NTD được chú trọng và bước đầu đạt hiệu quả
d. Hoạt động kiếm soát các hoạt động của các to chức, cá nhân kinh doanh trên thực tế được chú trọng
đ. Hoạt động xây dựng, phát triển các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD tiếp tục được đẩy mạnh
e. Bộ mảy chuyên trách thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD đã được hình thành
g. Hoạt động hợp tác quốc tế được chú trọng và đạt được nhiều kết quả
h. Hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vỉ vi phạm và giải quyết khiếu nại của NTD được chú trọng
3.1.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Bộ Công Thương
a. Hoạt động chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa phương còn nhiều lúng túng, bất cập
b. Một số quy định của pháp luật chim được triển khai trên thực tế do thiếu hướng dan, chỉ đạo
c. Hoạt động xây dựng bộ máy chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của Cục Quản lý cạnh tranh và ở các địa phương chưa đủ mạnh và có vị thế xứng đáng
d. Nguồn lực cho hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD chưa được đảm bảo.
đ. Một số nhiệm vụ được giao cho Cục Quản lý cạnh tranh (cụ thể là Phòng bảo vệ NTD) nhưng chưa được thực hiện.
3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ Y TẾ TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
3.2.1. Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi của NTD
3.2.1.1. Các quy định pháp luật chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
3.2.1.2. Các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyển hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong một số lĩnh vực cụ thể
a. Trong lĩnh vực y tế dự phòng
b. Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh
c. Lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế
d. Lĩnh vực an toàn thực phẩm
3.2.2. Thực trạng hoạt động của Bộ Y tế trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD
3.2.2.1. Những mặt đạt được
3.2.2.2. Hạn chế về hoạt động thực thi pháp luật
3.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
3.3.1. Các thiết chế thực thi pháp luật khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ NTD
3.3.2. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đến bảo vệ quyền lợi của NTD
3.3.2.1. Trách nhiệm quản ỉỷ nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ
3.3.2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Bộ Khoa học và Công nghệ:
3.3.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường của Bộ Khoa học và Công nghệ
3.3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các thiết chế thực hiện pháp luật khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD
3.4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
3.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
3.4.1.1. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp
3.4.1.2. Nhiệm vụ của các đơn vị giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương
3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế
3.5. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỘI BẢO VỆ NTD TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
3.5.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội bảo vệ NTD trong công tác bảo vệ NTD
3.5.2. Thực trạng hoạt động của Hội bảo vệ NTD
3.5.2.1. Những đóng góp trong việc thực hiện công tác phản biện xã hội
3.5.2.2, Những đóng góp trong việc thực hiện công tác giáo dục NTD
3.5.2.3. Những đóng góp trong việc tham gia giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh
3.5.2.4. Hạn chế của Hội bảo vệ NTD trong việc thực hiện công tác bảo vệ NTD
3.5.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bảo vệ NTD của Hội bảo vệ NTD
3.6. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
3.6.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
3.6.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại tòa án
3.6.3. Thực trạng năng lực của tòa án trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD
3.6.3.1. Về tổ chức cán bô
3.6.3.2. Về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
3.6.3.3. Về cơ sở vật chất
4.1. YÊU CẦU CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
4.2. CÁC KIẾN NGHỊ CHUNG NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD để các thiết chế bảo vệ NTD có thể đưọc triển khai thực hiện chức năng nhiệm yụ của mình trong công tác bảo vệ NTD
4.2.2. Nhà nước phải có một chương trình, chiến lược tổng thể về bảo vệ NTD làm định hướng cho chính sách tăng cường nguồn lực cho công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD
4.2.3. Các thiết chế bảo vệ NTD trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các biện pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật và các hình thức giáo dục để NTD nâng cao nhận thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời để doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội.
4.2.4 Tăng cường khả năng hợp tác quốc tế để bảo vệ NTD trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
4.2.5. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD các cấp cũng như của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc kiểm tra hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
4.3. KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG THIẾT CHẾ TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
4.3.1. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Bộ Công Thương
4.3.2. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Ủy ban nhân dân các cấp
4.3.3. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Hội bảo vệ NTD
4.3.4. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của hệ thống Tòa án
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN II: CÁC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1. Nhận diện thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và vai trò của những thiết chế này trong việc bảo vệ BTD
TS. Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý
Chuyên đề 2: Các tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế đó
ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật
Chuyên đề 3: Kinh nghiệm tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Bắc Mỹ và Nhật Bản
Nguyễn Văn Cương, Bộ Tư pháp
ThS. Phạm Phương Thảo Trường Đọi học Luật Hà Nội
Chuyên đề 4: Kinh nghiệm tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Ấn Độ và một số nước ASEAN
ThS. Phạm Quế Anh, Văn phòng CUTS Hà Nội
Chuyên đề 5: Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam
ThS. Hoàng Minh Chiến, ThS. Nguyễn Ngọc Quyên, ThS. Phạm Phương Thảo
Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 6: Thực trạng năng lực và giải pháp tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
ThS. Nguyễn Văn Thành
Nguyên Phó ban BVNTD - Cục Quản lý cạnh tranh
Chuyên đề 7: Thực trạng nầng lực và các giải pháp tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
ThS. Trần Thị Trang
Vụ Pháp chế - Bộ Y tế
Chuyên đề 8: Thực trạng năng lực của Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
PGS. TS. Đoàn Năng & CN. Đào Thị Kim Oanh, ThS. Hoàng Minh Chỉến & ThS. Nguyễn Ngọc Quyên & ThS. Phạm Phương Thảo
Chuyên đề 9: Thực trạng nần g lực và các giải pháp tầng cường năng lực của Ủy ban nhân dần các cấp trong công tác mực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
ThS. Nguyễn Văn Thành
Nguyên Phó ban BVNTD - Cục Quản lý cạnh tranh
Chuyên đề 10: Thực trạng năng lực và các giải pháp tăng cường năng lực của Hội bảo vệ NTD trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 11: Thực trạng năng lực và các giải pháp tăng cường năng lực của hệ thống
TS. Vũ Thị Lan Anh
Trường Đọi học Luật Hà Nội
Chuyên đề 12: Một só kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD ở Việt Nam tòa án trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Trường Đại học Luật Hà Nội
Báo cáo đánh giá thực trạng năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng qua khảo sát người tiêu dùng, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ tòa án
ThS. Phạm Phương Thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1A:
Phụ lục số 1B:
Phụ lục số 2A:
Phụ lục số 2B:
Phụ lục số 3A:
P hụ lục số 3B
DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. Nguyễn Thị Vân Anh — Phó Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội
THƯ KÝ: ThS. Nguyễn Ngọc Quyên - Trường Đại học Luật Hà Nội
ThS. Phạm Phương Thảo - Trường Đại học Luật Hà Nội
THÀNH VIÊN NGHIÊN CỨU VÀ CỘNG TÁC VIÊN
1. ThS. Nguyễn Ngọc Quyên - Trường Đại học Luật Hà Nội
2. ThS. Phạm Phương Thảo - Trường Đại học Luật Hà Nội
3. TS. Vũ Thị Lan Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội
4. ThS. Phạm Quế Anh, Văn phòng CUTS Hà Nội
5. ThS. Hoàng Minh Chiến, Trường Đại học Luật Hà Nội
6. TS. Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
7. ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật
8. PGS. TS. Đoàn Năng, Nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ
9. Cử nhân. Đào Thị Kim Oanh, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Hà Nội
10. ThS. Nguyễn Văn Thành, Nguyên Phó ban BVNTD, Cục Quản lý Cạnh tranh
11. ThS. Trần Thị Trang, Vụ pháp chế - Bộ Y tế
12. ThS. Trần Thuỳ Linh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVQLNTD
|
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung
|
Cục QLCT
|
Cục Quản lý cạnh tranh
|
DN
|
Doanh nghiệp
|
Luật BVQLNTD
|
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
|
NTD
|
Người tiêu dùng
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
VINASTAS
|
Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
|
VSTP
|
Vệ sinh thực phẩm
|
PHẦN I
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này[1] đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD (NTD) tại Việt Nam đồng thời trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Theo pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hiện hành, các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD quan trọng nhất ở Việt Nam gồm:
-
Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD[2].
-
Các Hội bảo vệ NTD (chủ yếu bao gồm Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam và các Hội bảo vệ NTD ở các tỉnh)
-
Hệ thống Tòa án
Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành và có hiệu lực (01/7/2011) NTD luôn mong ngóng tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sẽ giảm bớt, NTD sẽ an tâm khi sử dụng các hàng hóa, dịch vụ do thương nhân cung cấp. Tuy nhiên, quyền lợi NTD có thực sự được bảo vệ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một yếu tố rất quan trọng là năng lực, khả năng, điều kiện của các thiết chế bảo vệ NTD trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
Thực tiễn cho thấy, năng lực của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Cụ thể:
Kể từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành và có hiệu lực thi hành, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên công tác chỉ đạo, đôn đốc công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD vẫn chưa được tổ chức xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và nghiêm túc. Thêm vào đó, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của nhiều địa phương vẫn còn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng trong công tác bảo vệ NTD nhưng đến nay, việc triển khai các quy định pháp luật còn nhiều lúng túng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Theo báo cáo của kết quả điều tra xã hội học do nhóm chuyên gia thực hiện đề tài khảo sát cho thấy chỉ có 14,8% số người được hỏi trả lời có biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD ở Trung ương và cũng chỉ có 14% số người được hỏi khẳng định có biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD ở địa phương. Như vậy, vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay vẫn chưa được nhiều người biết đến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được thực thi, các vụ việc xâm phạm đến quyền lợi của NTD vẫn diễn ra phổ biến. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), trung bình trong năm 2010 và 2011 số lượng các vụ việc gửi đơn khiếu nại đến các Sở Công Thương trong cả nước là 500 vụ, đến Cục Quản lý cạnh tranh là 60 - 70 vụ, đến các hội bảo vệ quyền lợi NTD trong cả nước là 1.500 vụ. Trên phạm vi cả nước, bình quân mỗi năm có hơn 2000 vụ việc được gửi đơn khiếu nại tới cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD[3]. Trong thực tế, số lượng vụ việc thương nhân vi phạm pháp luật bảo vệ NTD còn lớn hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD được Tòa án giải quyết lại rất ít. Trong thống kê của ngành Tòa án cũng không có hạng mục thống kê về các vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD.
Trong tương lai không xa, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ đặt ra đối với việc bảo vệ quyền lợi cho NTD Việt Nam, mà còn đặt ra đối với việc tham gia vào phong trào bảo vệ NTD trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Ủy ban điều phối quốc gia về bảo vệ quyền lợi NTD của ASEAN (gọi tắt là ACCP) đã được thành lập, ACCP được vận hành dựa trên ba trụ cột chính: xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hàng hóa mất an toàn cho NTD (Arlert System), bảo vệ NTD xuyên biên giới (Cross Border Redress) và giáo dục, đào tạo NTD (Training and Education), Việt Nam đã tham gia vào Mạng lưới cơ quan bảo vệ NTD thể giới (ICPEN). Điều này đặt ra những yêu cầu cao hơn trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, đồng thời đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cũng như các tổ chức xã hội, các cơ quan tài phán cần phải có những thay đổi tích cực để triển khai các hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện đầy đủ những cam kết trong khu vực và quốc tế.
Từ những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam” rất có giá trị và ý nghĩa trong việc đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong thực tiễn.
Ngoài ra, những nghiên cứu của đề tài này cũng rất thiết thực cho việc giảng dạy vấn đề các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, một nội dung của môn học Luật Cạnh tranh và bảo vệ NTD tại Trường Đại học Luật Hà Nội - đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp đồng thời chúng cũng là tư liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu có liên quan.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
So với các lĩnh vực pháp luật khác, lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD ra đời sau. Tuy nhiên, bảo vệ NTD là bảo vệ một thành tố, một chủ thể vô cùng quan trọng của nền kinh tế xã hội, vì vậy, nghiên cứu bảo vệ NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
-
Tác giả Geraint G. Howells và Stephen Weatherill trong cuốn “Consumer protection law”, Ashgate Pub Ltd., 2nd edition, 2005 đã diễn giải bản chất, nội dung của pháp luật bảo vệ NTD, bao gồm chính sách của NTD ở châu Ầu, trách nhiệm sản phẩm, bán hàng tận cửa và đặc biệt có giới thiệu và phân tích về OFT, cơ quan thương mại công bằng của Anh trong thực tế thực thi pháp luật để bảo vệ NTD tại quốc gia này.
-
Cuốn sách “Consumer Law and Policy - Text and Materials on Regulating Consumer Markets”, 3rd edition, Hart Publishing, 2012 của Iain Ramsay là một nguồn tư liệu quý báu cho các nhà nghiên cứu pháp luật bảo vệ NTD. Cuốn sách này giới thiệu các nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD như vai trò của Nhà nước trong bảo vệ NTD, các quan điểm, chính sách về pháp luật bảo vệ NTD ở trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, từ đó đưa ra các góc nhìn mang tính nghiên cứu chuyên sâu về chính sách và pháp luật bảo vệ NTD của quốc gia cũng như trên phương diện quốc tế.
-
Cuốn “Regulatory Revolution at the FTC: A thirty year perspective on competition and consumer protection ” tổng hợp tất cả các ý kiến của các nhà kinh tế và luật gia hàng đầu, bao gồm cả những nhân vật đã và đang làm việc tại FTC (Ủy ban thương mại liên bang của Hoa Kỳ), từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và đánh giá, phân tích quá trình hoạt động của FTC, từ việc có nguy cơ bị sụp đổ vào cuối những năm 1970 cho đến ngày hôm nay, trở thành một cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ NTD tại Hoa Kỳ.
-
Nhóm tác giả Geraint G. Howells, Iain Ramsay, Thomas Wilhelsson, David Kraft cung cấp những phân tích về các vấn đề trung tâm trong pháp luật và chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia trên thế giới trong cuốn “Handbook of Research on International Consumer Law”, Edward Elgar Pub, 2010. Các tác giả phân tích những quy định cả về thể chế và thiết chế bảo vệ NTD, những phương pháp tối ưu để thực thi pháp luật bảo vệ NTD trên cơ sở so sánh pháp luật bảo vệ NTD của Hoa Kỳ và EU. Từ đó, đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính sách bảo vệ NTD cũng như mô hình các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ở các quốc gia đang phát triển.
-
Tác giả Douglas J. Whaley tiếp cận vấn đề bảo vệ NTD rất xúc tích và ngắn gọn trong cuốn “Problems and Materials on Consumer Law”, 6th edition, Aspen Pub, 2011. Cuốn sách này chủ yếu bàn về các vấn đề chính của pháp luật bảo vệ NTD như hành vi lừa dối NTD, trách nhiệm sản phẩm của thương nhân đồng thời cung cấp các vấn đề liên quan tới các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ NTD thông qua các vụ án cụ thể.
-
Trong tác phẩm “Consumer Policy Toolkit” của OECD, các vấn đề về sự thay đổi của chính sách bảo vệ NTD trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, phân tích và đánh giá các vấn đề trọng tâm của chính sách bảo vệ NTD, xác định những công cụ của chính sách này để từ đó đề ra các giải pháp giúp cho các quốc gia tự mình xây dựng chính sách bảo vệ NTD sao cho hiệu quả nhất.
-
Tác giả John Vickers trong bài viết “Contracts and European consumer law: an OFT perspective” không đi sâu vào pháp luật hợp đồng, mà dựa trên kinh nghiệm của OFT (cơ quan thương mại công bằng của Anh) để giải quyết sự hài hòa pháp luật hợp đồng của các nước châu Âu trên cơ sở các chỉ thị của Cộng đồng châu Âu (EC) nhằm mục đích bảo vệ NTD. Tác giả đề cao sự hài hòa và bổ trợ lẫn nhau giữa pháp luật hợp đồng và pháp luật bảo vệ NTD của Liên minh châu Âu, chính sự bổ trợ này giúp cho các cơ quan nhà nước bảo vệ NTD thực thi và xử lý có hiệu quả các trường hợp xâm phạm lợi ích NTD.
-
“Effective Enforcement of Consumer Law in Europe Synchronizing Private, Public, and Collective Mechanisms” của Willem van Boom và Macro Loos đã có những phân tích về Luật Bảo vệ NTD của châu Âu, sự liên quan của Luật cạnh tranh không lành mạnh trong việc xác định các công cụ hiệu quả cho việc bảo vệ lợi ích của NTD. Đồng thời, tác phẩm cũng cho thấy mối quan hệ giữa việc thực thi luật cạnh tranh với việc thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Tác giả Frederick H. Miller, Alvin C. Harrell, Daniel J. Morgan trong cuốn“Consumer Law: Cases, Problems and Materials”, Carolina Academic Press, 1998 chủ yếu đề cập tới các vấn đề bảo vệ NTD trước khi họ thực hiện giao dịch với thương nhân; bảo vệ NTD trong khi thực hiện giao dịch và cuối cùng là bảo vệ NTD sau khi giao dịch đã hoàn tất liên quan đến vấn đề thanh toán hay hạn chế quyền của NTD... Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra những thảo luận về Luật Bảo vệ NTD của Hoa Kỳ dưới cấp độ liên bang và tiểu bang, quy chế làm việc của Ủy ban thương mại công bằng FTC trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, nhất là thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật ở các nước có kinh nghiệm lập pháp và nền kinh tế thị trường lâu đời như Anh, Mỹ, Nhật hay Liên minh châu Âu rất hữu ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu: “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam”
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bảo vệ quyền lợi NTD là một vấn đề tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vấn đề này thực sự được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sau khi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 được ban hành. Đến nay, ở Việt Nam mới có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD, đó là:
-
Cuốn “Tìm hiểu Luật Bảo vệ NTD các nước và vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam ”, Nxb. Lao động, 1999, do Viện Nhà nước và Pháp luật biên soạn là một trong số những công trình tiên phong nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam, đồng thời là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với những nhà nghiên cứu quan tâm tới Luật Bảo vệ NTD của một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ... cũng như chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng có những phân tích về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam mà cụ thể là hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu lên vấn đề xâm hại quyền lợi của NTD diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng ở nước ta, lý giải các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quyền lợi của NTD cũng như đề ra các biện pháp để bảo vệ NTD hữu hiệu nhấtẵ
-
TS. Đinh Thị Mỹ Loan bằng kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc tại Ban Quản lý cạnh tranh đã có những nghiên cứu khá chuyên sâu về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD. Bằng kinh nghiệm của mình, tác giả đã cho ra đời cuốn sách “Sổ tay công tác bảo vệ NTD”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006, trong đó nêu lên sự cần thiết của công tác bảo vệ NTD; hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của các nước trên thế giới; hướng dẫn của liên hợp quốc về bảo vệ NTD. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập tới việc triển khai công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay.
-
“Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD” của tác giả Bá Lỉnh, Nxb. Tư pháp, 2005 đã giới thiệu một số thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, đồng thời trình bày những quy định của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ NTD của Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn trình bày những quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
-
Vai trò của Hội bảo vệ NTD đối với vấn đề bảo vệ NTD trên thế giới rất quan trọng, tuy nhiên ở Việt Nam thì dường như vai trò của Hội còn khá mờ nhạt. Cuốn sách “Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2012 do TS. Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ biên là tác phẩm đầu tiên trình bày những nội dung liên quan tới Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam. Cuốn sách được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý của việc xác định vai trò của Hội Bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; Chương 2: Quá trình hình thành và các hoạt động của Hội Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam; Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật bảo vệ NTD cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các học giả nghiên cứu về bảo vệ NTD, có thể kể đến một số đề tài sau:
-
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tể” do TS. Đinh Thị Mỹ Loan chủ nhiệm năm 2006 là một trong những đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ NTD. Nội dung của đề tài chủ yếu đề cập tới các vấn đề mang tính cốt lõi liên quan tới pháp luật bảo vệ NTD như quyền của NTD; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nghĩa vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ NTD. Ngoài ra đề tài còn giới thiệu pháp luật bảo vệ NTD của một số nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Canada, Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD, của Tổ chức quốc tế NTD v.v... Từ những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của pháp luật các nước về bảo vệ NTD, đề tài đưa ra những hạn chế của pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam, đồng thời đưa ra các phương hướng và kiến nghị những giải pháp rất có giá trị trong việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con người “Bảo đảm quyền của NTD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” do TS. Tưởng Duy Kiên chủ nhiệm đề tài năm 2007. Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng các quyền cơ bản của NTD trong pháp luật bảo vệ NTD như quyền được cung cấp thông tin, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền được giáo dục của NTD v.v.. Đồng thời, đề tài còn đề cập tới trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền của NTD được thực thi trên thực tế.
-
Đề tài, “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp do Ths. Đinh Thị Mai Phương làm chủ nhiệm năm 2008. Đề tài nêu khái quát các quy định của pháp luật bảo vệ NTD, đưa ra các điểm hạn chế, thiếu sót trong pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, nội dung của đề tài còn trình bày thực trạng xâm phạm quyền của NTD ở nước ta hiện nay, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật một cách hiệu quả nhất.
-
Đề tài “Nghiên cứu vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS.Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm năm 2011 nêu những kiến thức tổng quan về bảo vệ NTD và Hội bảo vệ NTD như nêu cơ sở pháp lý, thiết chế thực thi Luật Bảo vệ NTD trong đó có nêu vai trò của Hội trong các mặt hoạt động như phản biện xã hội, giáo dục NTD, giải quyết khiếu nại của NTD... từ đó kiến nghị những phương hướng, giải pháp giúp nâng cao vai trò của Hội trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam.
Từ những phân tích về tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước và ở nước ngoài cho thấy các công trình đã nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức quan trọng trong việc hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vê quyền lợi NTD ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ NTD ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sâu về bản chất, đặc điểm của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, những yểu tố ảnh hưởng tới năng lực thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các thiết chế này, những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ NTD trên thực tể để từ đó rút ra những bài học nhằm khắc phục, tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, qua đó góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
-
Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
-
Làm rõ thực tiễn thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam;
Đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
-
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD và thực trạng năng lực hoạt động của các thiết chế này trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh nghiệm tăng cường năng lực của các thiết chế bảo vệ NTD ở một số nước trên thế giới cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
-
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực của các thiết chế quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Đó là: các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD các cấp (Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã); Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (hai bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước về các sản phẩm và các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của đông đảo NTD); Các Hội bảo vệ NTD và hệ thống cơ quan Tòa án. Đây là những thiết chế công quyền và phi công quyền có trách nhiệm lớn trong việc giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ giải quyết yêu cầu của NTD trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó ngoài những thiết chế đã nêu trên thì còn có nhiều chủ thể có vai trò khá quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD như: các bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Bưu chính Viễn Thông, Bộ Thông tin Truyền thông...), cơ quan truyền thông (cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình), cơ quan công an, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội khác. Do hạn chế về thời gian và nguồn kinh phí triển khai cũng như một số yếu tố khác nên Đề tài không có điều kiện nghiên cứu về tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi của NTD ở Việt Nam.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Do khuôn khổ thời gian và nguồn lực có hạn, trên cơ sở kế thừa một số kết quả của các công trình nghiên cứu khác, Đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
(i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD với những nội dung:
-
Làm rõ được khái niệm, đặc điểm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
-
Nêu và phân loại được các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở trên thế giới và ở Việt Nam;
-
Phân tích được vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD liên quan tới vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Đưa ra hệ thống các tiêu chí xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế đó;
(ii) Nghiên cứu kinh nghiệm tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở một số nước trên thế giới (tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước châu Á, Hoa kỳ và Canada)
(iii) Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
(iv) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam;
(v) Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Ngoài ra, Đề tài cũng xây dựng hệ các chuyên đề, phục vụ cho việc nghiên cứu, hình thành báo cáo phúc trình.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác- Lênin, Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau đế giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu. Cụ thể:
-
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, mô tả, hệ thống hóa thực trạng quy định pháp luật về hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: quy nạp, diễn giải, thống kê, điều tra xã hội học để đánh giá năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh luật để nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD, từ đó rút ra bài học để Việt Nam tham khảo.
-
Đề tài cũng tổ chức các hình thức lấy ý kiến (thông qua tọa đàm, phỏng vấn chuyên sâu) với các chuyên gia về vấn đề tăng cường năng lực cho các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
7. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN ĐÃ ĐƯỢC TRIỀN KHAI ĐẺ THỤ C HIỆN ĐÈ TÀI
Để triển khai Đề tài nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam, cùng các chuyên gia ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo tiến hành các hoạt động nghiên cứu mà Đề tài đặt ra. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu Đề tài đã tiến hành thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau để làm tài liệu tham khảo chính thức cho quá trình nghiên cứu.
Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát NTD về năng lực thực thi của hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trên khắp cả nước, từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái cho tới các tỉnh phía Nam như Phú Yên, Đồng Tháp... Phiếu điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu đề tài phát ra cho 3 đối tượng: (i) NTD là 250 phiếu; (ii) Cán bộ của cơ quan lý nhà nước về bảo vệ NTD và cán bộ Tòa án là 100 phiếu. Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã làm việc trực tiếp với Cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp tại Hà Nội và một số địa phương lân cận để thu thập thêm các thông tin thực tiễn phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Đề tài. Tại các buổi làm việc này, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng tiến hành lấy phiếu khảo sát từ chính các cơ quan tổ chức đó nhằm đánh giá khách quan và chân thực nhất về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
8. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
Trên cơ sở các chuyên đề nghiên cứu, các thông tin thu thập được từ quá trình triển khai đề tài và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, Ban chủ nhiệm Đề tài đã xây dựng báo cáo phúc trình của Đề tài với kết cấu gồm 4 chương, giải quyết các vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể là:
Chương 1: “Tổng quan về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD”. Trong chương này, các vấn đề lý luận cơ bản về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD như: khái niệm, bản chất, vai trò, sự ra đời của các thiết chế bảo vệ NTD được tập trung luận giải. Ngoài ra, chương này cũng nghiên cứu làm rõ cơ sở đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Những nội dung lý luận của Chương 1 là tiền đề để nghiên cứu, đánh giá và tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
Chương 2: “Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở một số nước trên thế giới”. Chương này tập trung nghiên cứu các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của một số nước đã khá thành công trong công tác bảo vệ NTD, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam, bao gồm: Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước Asean. Chương II đã đánh giá kinh nghiệm thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các nước nêu trên, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD để công tác bảo vệ NTD đạt hiệu quả cao.
Chưong 3: Thực trạng năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam”. Nội dung của chương này tập trung đánh giá thực trạng năng lực của các thiết chế quan trọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD, bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các cấp, Hội bảo vệ NTD, Tòa án nhân dân, nêu rõ những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Chương 4: “Giải pháp tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam”. Chương này tập trung làm rõ yêu cầu, định hướng của việc tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra các đề xuất, các giải pháp pháp lý, giải pháp về chính sách, các giải pháp mang tính hành chính, tổ chức để tăng cường năng lực của của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, của các Hội bảo vệ NTD, của hệ thống Tòa án trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CỦA THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
1.1.1. Khái niệm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
Theo lý luận pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD (hay còn gọi là pháp luật bảo vệ NTD) được thừa nhận ở nhiều quốc gia,[4] NTD được coi là đối tượng “yếu thế” trong tương quan với các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Bởi vậy, sự hiện diện của pháp luật bảo vệ NTD nói chung và các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng là nhằm góp phần hỗ trợ NTD khắc phục thuộc tính “yếu thế” này trong các quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Sự yếu thế của NTD trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thường ở các khía cạnh cơ bản như: yếu thế trong khả năng tiếp cận các thông tin về hàng hóa, dịch vụ (nhà sản xuất, kinh doanh thường có hiểu biết về hàng hóa, dịch vụ mình cung ứng tốt hơn so với NTD); yếu thế trong khả năng đàm phán, thương lượng hợp đồng, các điều khoản giao dịch (trong không ít trường hợp, nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng các điều khoản giao dịch mẫu được thiết kế theo hướng chỉ có lợi cho nhà sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cho NTD); yếu thế trong khả năng chi phối giá cả trên thị trường; yếu thế trong việc tiếp cận, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình v.v.. Pháp luật bảo vệ NTD được ban hành cùng với đó là việc thiết lập các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD (hay còn gọi là thiết chế bảo vệ NTD) được sinh ra cũng là nhằm tạo công cụ để NTD kiềm chế nhà sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị trí ưu thế của mình trong quan hệ với NTD để thực hiện các hành vi không công bằng với NTD, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích chính đáng của NTD. Pháp luật bảo vệ NTD, vì thế, thường tập trung điều chỉnh các nội dung cơ bản như: kiểm soát các điều khoản hợp đồng không công bằng với NTD; kiểm soát tính trung thực của các loại thông tin thương mại mà nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp cho NTD (chống thông tin gian dối, quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn v.v..); bảo đảm tính an toàn của hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho NTD; kiểm soát dịch vụ hậu mãi (nhất là quy định về bảo hành); kiểm soát một số loại hành vi bán hàng đặc biệt mà NTD hay bị xâm hại quyền lợi như bán hàng tận cửa, bán hàng từ xa (nhất là các loại giao dịch qua Internet, giao dịch đặt hàng qua đường bưu điện v.v..), bán các loại ô tô, xe máy cũ v.v..
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, thuật ngữ “thiết chế” hay được sử dụng song hành với thuật ngữ “thể chế” trong các dự án, chương trình nghiên cứu về cải cách pháp luật, cải cách thể chế phục vụ sự vận hành của nền kinh tế thị trường.[5] Trong khi thuật ngữ thể chế thường được hiểu là các quy tắc, các “luật chơi” ràng buộc hành vi ứng xử của con người[6] thì thiết chế thường được hiểu là những tổ chức đóng vai trò thực thi và bảo đảm thực thi những quy tắc ấy.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này đã ghi nhận sự hiện diện của các thiết chế có vai trò quan trọng trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước (như Bộ Công Thương; Bộ, cơ quan ngang bộ khác; Ủy ban nhân dân các cấp); Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD; và cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Theo kinh nghiệm quốc tế, hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD (hay còn gọi là thiết chế bảo vệ NTD) ở các nước phát triển thường bao gồm 3 nhóm cơ quan là: các cơ quan hành chính trực tiếp bảo vệ NTD hoặc có liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ NTD; các tổ chức xã hội do NTD thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi của NTD (các hội, Hiệp hội bảo vệ NTD); các cơ quan tài phán về bảo vệ NTD (đặc biệt chú trọng là hệ thống Tòa án).
Trong nhóm các cơ quan hành chính trực tiếp bảo vệ NTD hoặc các cơ quan có liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ NTD, hầu hết các nước phát triển đều thiết lập cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD. Đây là cơ quan có vai trò trung tâm trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, ở tầm liên bang, Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission) được giao chức trách này.[7] Ở Anh, Văn phòng Thương mại công bằng (Office of Fair Trading) được giao chức trách này.[8] Điều khá thú vị là, các cơ quan này thường cũng được giao chức năng thực thi các quy định của Luật cạnh tranh bởi một lẽ khá giản dị: việc duy trì trật tự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trên thị trường, suy cho cùng, cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi NTD, bảo vệ chủ quyền của NTD trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ngay ở các quốc gia phát triển vừa nêu, chức năng bảo vệ NTD cũng không chỉ được trao duy nhất cho một cơ quan chuyên trách bảo vệ NTD như đã nói. Chức năng bảo vệ NTD còn được chia sẻ bởi nhiều cơ quan hành chính khác, nhất là các bộ và cơ quan điều tiết ngành. Những cơ quan quản lý ngành hoặc cơ quan điều tiết ngành thường được giao thêm trách nhiệm bảo vệ NTD chính là các cơ quan quản lý về lĩnh vực an toàn và chất lượng sản phẩm, các cơ quan quản lý về thực phẩm và dược phẩm, các cơ quan quản lý dịch vụ tài chính, ngân hàng, các cơ quan giám sát quảng cáo, thông tin cho NTD. Ngoài ra, chức trách bảo vệ NTD còn được giao cho cả các cơ quan trong chính quyền địa phương.[9]
Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD ở các nước phát triển chủ yếu là các hội, hiệp hội do NTD thành lập để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do quyền tự do lập hội ở các nước phát triển khá rộng rãi trong khi nhu cầu bảo vệ NTD rất đa dạng nên số lượng và chủng loại Hội bảo vệ NTD ở những nước này cũng rất đa dạng. Hầu hết các nước phát triển đều có rất nhiều Hội bảo vệ NTD được thành lập và hoạt động ở nhiều dạng quy mô khác nhau (quy mô theo ngành, quy mô theo địa phương, quy mô toàn quốc). Các Hội bảo vệ NTD thường dựa vào nguồn kinh phí nhận được từ tiền hội phí thành viên, tiền bán các loại báo, tạp chí phục vụ NTD và nhận tiền tài trợ từ các cá nhân, tổ chức hảo tâm. Trong một số trường hợp nhất định, các hội này cũng nhận được sự tài trợ của Chính phủ khi thực hiện các hoạt động nghiên cứu hoặc giáo dục tiêu dùng được Chính phủ chấp thuận.
Thiết chế tài phán tham gia bảo vệ NTD ở các nước phát triển chủ yếu là thiết chế Tòa án.[10] Thực tế cho thấy, trong khoảng 3-4 thập niên gần đây hệ thống Tòa án ở các nước phát triển đều có sự cải cách để quyền tiếp cận công lý (access to justice) của NTD được bảo đảm tốt hơn thông qua việc thiết lập cơ chế để các tòa khiếu kiện nhỏ (small claims courts) hoạt động theo thủ tục rút gọn (thủ tục đơn giản) có thể vận hành và việc thiết lập cơ chế khởi kiện tập thể (class action) để NTD hoặc Hội bảo vệ NTD có thể đứng ra khởi kiện chống lại các nhà sản xuất, kinh doanh xâm hại quyền lợi NTD trên bình diện lớn nhưng mỗi cá nhân NTD chỉ bị thiệt hại nhỏ nên không có động lực khởi kiện.
Ba nhóm thiết chế kể trên đều có những đặc trưng riêng có của mình. Với nhóm thiết chế đầu tiên (các cơ quan hành chính), các thiết chế này có thể tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không cần chờ đợi yêu cầu bảo vệ quyền lợi từ phía người tiêu dùng. Đây là nhóm thiết chế có vai trò rất quan trọng trong việc chủ động theo dõi, giám sát hành vi kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh trên thị trường và có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy trình pháp luật quy định. Nhóm thiết chế này do nhà nước thành lập ra và bảo đảm các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị hoạt động. Chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế này thường do đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo khá bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan để có thể thực thi các công vụ pháp luật quy định. Với nhóm thiết chế là các hội bảo vệ người tiêu dùng, các thiết chế này thường được hình thành dựa trên sáng kiến của người tiêu dùng, tuy được pháp luật công nhận, cho phép hoạt động và đôi khi được chính quyền hỗ trợ hoạt động dưới các hình thức khác nhau nhưng đây thuần túy là các tổ chức xã hội, không mang quyền lực nhà nước. Tiếng nói của các thiết chế này là tiếng nói đại diện của người tiêu dùng và là tiếng nói của dư luận. Nhóm thiết chế này có thể chủ động tiến hành một số loại hoạt động của mình mà không cần dựa theo yêu cầu của người tiêu dùng (như hoạt động phổ biến, giáo dục người tiêu dùng, các hoạt động nghiên cứu về hàng hóa, dịch vụ v.v.) nhưng cũng có hoạt động phải dựa theo yêu cầu của người tiêu dùng (ví dụ khi tiến hành giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng hoặc hỗ trợ người tiêu dùng khiếu nại). Với nhóm thiết chế tài phán bảo vệ người tiêu dùng, đây là nhóm chủ yếu do các Tòa án thực hiện. Đối với các thiết chế Tòa án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đây cũng là các thiết chế công quyền do nhà nước tổ chức ra và bảo đảm điều kiện hoạt động về nguồn nhân lực và tài chính. Người trực tiếp đứng ra giải quyết các vụ việc cho người tiêu dùng thường là các thẩm phán được đào tạo bài bản về pháp luật và các kiến thức có liên quan. Tuy nhiên, các thiết chế này chỉ thực hiện chức năng của mình khi có yêu cầu của người tiêu dùng (đơn khởi kiện). Các thiết chế này không có vai trò chủ động, trực tiếp giám sát hành vi kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh khi không có yêu cầu của người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi.
Có thể nói, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống, lịch sử và cấu trúc quốc gia (là quốc gia đơn nhất hay quốc gia liên bang) mà hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD (nhất là thiết chế cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD) được thiết kế cho phù hợp.[11]
Trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như đã đề cập ở trên, có thể đưa ra khái niệm thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD như sau: Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là các cơ quan, tổ chức có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ giải quyết các yêu cầu bảo vệ quyền lợi của NTD, thông qua đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được tôn trọng và được bảo đảm thực hiện.
1.1.2. Các thiết chế chủ yếu thực thi pháp luật bảo vệ NTD
1.1.2.1. Trên thế giới
Các đạo luật về bảo vệ NTD (BVNTD) đầu tiên được ban hành trên thế giới chủ yếu vào các thập niên 1950-1970. Đây cũng là thời kỳ mà phong trào BVNTD trở thành một trong những chủ điểm kinh tế, chính trị quan trọng trên toàn cầu. Trong số những mốc quan trọng nhất có thể kể đến là sự thành lập Liên minh Quốc tế các Hội NTD (International Organisation of Consumer Unions - IOCU) vào năm 1960, việc Tổng thống Hoa Kỳ Kenedy phát biểu trước Thượng viện Mỹ về các quyền cơ bản của NTD vào năm 1962, sau đó là việc thông qua bản Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD năm 1985. Tại châu Á, ngoại trừ trường hợp của Nhật Bản, nơi đạo Luật cơ bản về BVNTD đã được thông qua rất sớm vào năm 1968, hệ thống các văn bản pháp luật về BVNTD cũng như bộ máy thực thi ra đời khá muộn so với thế giới. Ấn Độ thông qua Luật BVNTD vào năm 1986, Hàn Quốc năm 1987, Trung Quốc năm 1993, Indonesia và Malaysia năm 1999 v.v..
Song song với quá trình hình thành và phát triển hệ thống các văn bản pháp luật về BVNTD là việc xây dựng, không ngừng phát triển và kiện toàn các thiết chế thực thi pháp luật tại các quốc gia. Theo các nghiên cứu tại chuyên đề 3, chuyên đề 4 của Đề tài này cho thấy, ở Mỹ, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan thì hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD có đặc trưng. Đó là, bên cạnh các cơ quan nhà nước, người ta không thể không kể đến bộ phận phi nhà nước là các Hội bảo vệ NTD, các tổ chức xã hội-dân sự hoạt động trong lĩnh vực này do vai trò quan trọng và đặc thù của họ trong công tác bảo vệ NTD. Các hội BVNTD không chỉ giúp phổ biến thông tin tới NTD, giáo dục NTD nhận biết các quyền lợi và trách nhiệm của mình, mà còn có các chức năng khác như: đại diện cho NTD tham gia vào quá trình xây dựng, phản biện pháp luật (thông qua đó giúp thực hiện “quyền được lắng nghe ý kiến” (right to be heard), và “quyền được đại diện” (right to représentation) - hai trong các quyền cơ bản của NTD); giải quyết tranh chấp giữa NTD với thương nhân (thông qua hòa giải). Ngoài ra, ở một số quốc gia, các hội BVNTD còn có chức năng đại diện cho NTD hoặc cho lợi ích công cộng, khiếu kiện ra Tòa án trong các vụ kiện tập thể (“représentative lawsuits” hay “class actions”), hoặc kiểm tra, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ (product testing), v.v.. Các hội BVNTD ở nhiều quốc gia trên thế giới (ví dụ như ở Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan...) còn ra đời trước cả Luật BVNTD và thường có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, vận động chính sách dẫn tới sự ra đời của các văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này. Do vai trò quan trọng đó mà các hội BVNTD luôn được kể tới trong hệ thống thiết chế thực thi pháp luật về BVNTD, mặc dù họ không nằm trong bộ máy chính thức.
Mảng các thiết chế nhà nước về BVNTD được cấu thành bởi hai nhóm cơ quan chính là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp (bao gồm Tòa án và/hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp bán tư pháp). Xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh là quan hệ tư, quan hệ này được điều chỉnh chủ yếu bởi hệ thống pháp luật tư, nên các tranh chấp giữa NTD với doanh nghiệp sẽ được các Tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp bán tư pháp thụ lý. Tuy nhiên, do quá trình hàng hóa dịch vụ tự nơi sản xuất đến với NTD là một quá trình phức tạp, ngay cả khi NTD đã sử dụng hàng hóa dịch vụ thì các hành vi của doanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật công, nên trong lĩnh vực này vẫn cần có can thiệp từ phía nhà nước để đảm bảo trật tự công. Do đó, tương ứng với hai hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa NTD và doanh nghiệp cũng như các quan hệ phát sinh từ quan hệ này là hai hệ thống cơ quan thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với NTD ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tư thì vẫn có khả năng xâm phạm lợi ích công cộng. Do vậy, trong hệ thống pháp luật vẫn phải có các quy phạm luật công để điều chỉnh các hành vi này và tương ứng là hệ thống cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật công. Trong hệ thống này có hai loại cơ quan là cơ quan quản lý hành chính nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương) và hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan này sẽ áp dụng các chế tài tương ứng là hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVNTD.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Pháp luật bảo vệ NTD là một trong lĩnh vực pháp luật ra đời muộn. Đến năm 1999, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD mới được ban hành và đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam mới thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Một trong những nội dung quan trọng của Luật Bảo vệ NTD là quy định về các cơ quan có trách nhiệm trong việc thực thi Luật này nhằm đảm bảo các quyền của NTD được bảo đảm trong thực tế.
Giống nhiều nước trên thế giới, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam bao gồm cả các thiết chế công quyền (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan quản lý ngành, hệ thống cơ quan tài phán về bảo vệ NTD) và thiết chế phi công quyền (như hội bảo vệ quyền lợi NTD và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hệ thống truyền thông v.v.).
Để tìm hiểu sâu hơn về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, chúng ta cần tìm hiểu và nhận diện từng bộ phận trong hệ thống các thiết chế chủ yếu bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD
Khoản 1 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia (như các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp) trong đó các cơ quan thuộc ngành Công Thương (Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện) đóng vai trò nòng cốt. Có thể nói, mô hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD như thiết kế của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 là mô hình phi tập trung (trách nhiệm không bị quy tụ duy nhất vào một cơ quan) nhưng không phân tán. Sự không phân tán ấy thể hiện ở việc mô hình đã xác định được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD Trung ương là Bộ Công Thương, ở địa phương là Ủy ban nhân dâp các cấp. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD là tổ chức có tính chất đầu mối, xâu chuỗi, liên kết hoạt động của các thành tố còn lại của mô hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Mô hình này được xây dựng trên nhận thức rằng việc bảo vệ quyền lợi NTD là công việc rộng lớn, phức tạp mà không một cơ quan nào tự mình có thể đủ sức đảm nhiệm.[12]
Thứ hai, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD
Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ NTD (đặc biệt là các Hội bảo vệ quyền lợi NTD) đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999.[13]
Phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 đã khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm cả các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, v.v.) tham gia vào công tác bảo vệ NTD.[14] Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã có một số quy định liên quan tới trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi NTD.
Hiện nay, ở Việt Nam các Hội bảo vệ NTD là tổ chức xã hội có lịch sử lâu đời nhất và tích cực nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng.
Thứ ba, cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh
Giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm giải tỏa tâm lý căng thẳng giữa hai bên và nhằm bảo vệ quyền lợi NTD. Theo pháp luật hiện hành (Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010), cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh gồm Tòa án nhân dân các cấp và trọng tài.
1.1.3. Vai trò của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD
Vai trò của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, bảo đảm cho các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được tuân thủ và tôn trọng trên thực tế. Thật khó hình dung rằng quyền của NTD (như quyền được thông tin, quyền được khiếu nại, quyền được bồi thường v.v.) sẽ được tôn trọng trên thực tế nếu thiếu vắng sự hiện diện của các cơ quan bảo vệ NTD. Ngay ở Việt Nam, thực tế đã cho thấy, khi Cục Quản lý cạnh tranh (cơ quan chuyên trách giúp Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD) đã lên tiếng và vào cuộc thì các doanh nghiệp bị NTD khiếu nại về hành vi xâm phạm quyền lợi NTD thường ứng xử có trách nhiệm và vì quyền lợi của NTD hơn.
Thứ hai, là địa chỉ mà khi NTD cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm hại có thể đến để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và tìm kiếm sự bảo vệ quyền lợi của mình. Chẳng hạn, với sự tồn tại của các tòa khiếu kiện nhỏ (thường là các phân tòa ở các Tòa án cấp sơ thẩm) ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ và Canada, khi NTD mua sắm các loại hàng hóa, vật dụng phục vụ cho nhu cầu thường nhật của mình (chẳng hạn các đồ dùng trong gia đình) nhưng đã mua phải hàng kém chất lượng, doanh nghiệp bán hàng không tôn trọng giải quyết thỏa đáng khiếu nại của NTD, NTD có thể khởi kiện doanh nghiệp này trước tòa khiếu kiện nhỏ (small claims courts) để giải quyết. Tại các Tòa án này, NTD sẽ được hướng dẫn khá kỹ về trình tự, thủ tục khởi kiện và tự mình hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, tự mình xuất trình chứng cứ và bảo vệ quyền lợi trước tòa mà không cần có sự trợ giúp của luật sư. Tòa án sẽ xem xét, triệu tập các bên tham dự phiên hòa giải hoặc xét xử dưới sự chủ tọa của một thẩm phán và có thể đưa ra phán quyết rất nhanh chóng so với quy trình tố tụng thông thường. Ngoài ra, NTD có thể tiếp cận với các Hội bảo vệ NTD để nhờ các Hội bảo vệ NTD tư vấn, hướng dẫn và lên tiếng. Ở Việt Nam, NTD cũng có thể tiếp cận với Tòa án (khởi kiện trước Tòa án) hoặc tiếp cận với các Hội bảo vệ NTD, với Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lơi hợp pháp của mình. Có thể nói, thông qua sự hiện diện của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD, NTD khi tham gia giao dịch trên thị trường và khi sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mình đã mua sắm trên thị trường có thể ý thức được rằng, sự tham gia thị trường của mình không hoàn toàn “đơn độc”. Khi quyền và lợi ích của mình bị nhà sản xuất, kinh doanh xâm hại một cách trái pháp luật, mình vẫn có thể có những “điểm tựa”, “chỗ dựa” nhất định là các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD đứng về phía mình, bênh vực quyền lợi cho mình. Tất nhiển, niềm tin này chỉ có thể được củng cố và ngày càng lớn dần khi các yêu cầu bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD thực sự được các thiết chế đã nêu thực tâm coi trọng và giải quyết một cách thỏa đáng, công bằng, nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ ba, là thiết chế giám sát sự vận hành của thị trường, giám sát cách ứng xử của các nhà sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Thông thường, các cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD (chẳng hạn như Ủy ban Thương mại Liên bang của Hoa Kỳ, Văn phòng Thương mại công bằng của Anh, Cục Quản lý cạnh tranh ở Việt Nam v.v..) thường được giao thẩm quyền trực tiếp xử lý một số loại hành vi thương mại không công bằng, xâm hại quyền lợi NTD (như thông tin gian dối cho NTD, quảng cáo gian dối v.v.) mà không cần có đơn khiếu nại hay yêu cầu từ phía NTD (hoặc từ phía các đối thủ cạnh tranh). Trong những trường hợp như vậy, các cơ quan bảo vệ NTD đã đóng vai trò trực tiếp giám sát sự vận hành của thị trường, giám sát cách ứng xử của các nhà sản xuất, kinh doanh trong mối quan hệ với NTD. Ở Việt Nam, bên cạnh Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (mà ở Trung ương là Cục Quản lý thị trường, ở cấp tỉnh là các Chi Cục Quản lý thị trường, ở cấp huyện là các Đội quản lý thị trường) thường xuyên tiến hành các hoạt động mang tính chất giám sát hành vi của các thương nhân khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho NTD. LỰC lượng quản lý thị trường đóng vai trò là lực lượng chủ chốt trong việc kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường nội địa (như sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hàng vi phạm quy định về dán nhãn, hàng hóa hạn sử dụng v.v.), góp phần bảo vệ và thúc đẩy sản xuất phát triển và bảo vệ quyền lợi NTD. Như vậy, có thể nói, thông qua sự hiện diện của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD, các nhà sản xuất, kinh doanh, khi tham gia thị trường luôn ý thức được rằng, mọi hành vi kinh doanh của mình, khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường đều nằm trong “tầm ngắm”, sự giám sát của không chỉ NTD mà của hàng loạt các thiết chế có vai trò hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi NTD.
Tuy mức độ, quy mô của hệ thống các thiết chế bảo vệ NTD do điều kiện lịch sử ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước quyết định, nhưng có thể khắng định rằng, sự hiện diện và tính hiệu quả trong hoạt động của các thiết chế này được xem như một trong những hàn thử biểu đo lường mức độ ưu tiên giải quyết các vấn đề của NTD ở mỗi quốc gia.
1.2. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
l.2.1. Khái niệm năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
Năng lực (capacity) là khả năng mà cá nhân, tổ chức và toàn xã hội có thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình - đây là cách hiểu phổ biến nhất của các chương trình phát triển năng lực trên thế giới[15]. Khái niệm năng lực này khá tương đồng với khái niệm năng lực hành vi trong luật học, nó diễn tả khả năng thực tế thực hiện được các hành vi của chủ thể. Đặt vấn đề nghiên cứu năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật có nghĩa là xác định chúng có thể thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật quy định hay không. Thông qua việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, các thiết chế này, góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo lập thói quen tôn trọng pháp luật của các chủ thể có liên quan.
Từ nhận thức chung nói trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD là khả năng thực tế mà thiết chế đó có được để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật bảo vệ NTD quy định cũng như những kỳ vọng của xã hội đối các thiết chế đó.
Đánh giá hay xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật là việc xác định năng lực hiện tại của nó trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của chúng có phù hợp hay không. Đánh giá năng lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ chỉ ra được cách thức sử dụng và tăng cường khả năng sẵn có của thiết chế để phù hợp với điều kiện tài chính, nhân lực... Việc đánh giá năng lựclà một cuộc thẩm định những khả năng hiện có của thiết chế trong việc thực hiện các chức năngchính và đạt tới những kết quả mong đợi.
1.2.2. Các tiêu chí xác định năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
Thông lệ về phát triển và đánh giá năng lực của UNDP và các tổ chức quốc tế khác cho thấy việc xây dựng các chỉ số xác định năng lực phải đượcsử dụng để đo lường hai hình thức khả năng và hiện thực của một quá trình. Chỉ số năng lực, do đó, cũng có tính chất và mục đích kép - có thể sử dụng chúng để đánh giá hiện trạng năng lực và kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của thiết chế. Không thể nói là một tổ chức rất mạnh khi họ có đầy đủ các điều kiện vật chất, nhân sự chất lượng khi kết quả công việc của họ quá kém.
Theo UNDP, thông thường năng lực của một thiết chế nói chung và năng lực của thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD nói riêng được xác định trên những tiêu chí chủ yếu sau[16]:
Thứ nhất, tiêu chí về các chỉ số pháp lý và hậu cần
Tiêu chí này được thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Trước hết, các thiết chế phải có một khung khổ pháp lý về tổ chức, chính sách, quy tắc và quy trình tham chiếu phù hợp cho các hoạt động. Một lẽ hiển nhiên là, tổ chức không thể hoạt động nếu nó không tồn tại hợp pháp. Cũng tương tự như vậy, các hoạt động của chúng phải được ghi nhận hoặc thừa nhận bởi quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, cơ cấu tổ chức của mỗi thiết chế phải được thiết kế khoa học để mỗi bộ phận không lấn sân nhau nhưng có thể phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả. Các quy tắc, lề lối làm việc của tổ chức phải phù hợp, thuận lợi cho tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tại mỗi thiết chế, quy trình kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng và có nhân sự, bộ phận thực hiện việc kiểm tra, giám sát nội bộ đối với những hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
+ Thứ ba, thiết chế phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị thích hợp để hỗ trợ hoạt động. Hệ thống thông tin của tổ chức phải được thiết kế sao cho đảm bảo tính thông suốt, nhanh, tin cậy và chính xác trong quá trình quản lý, điều hành của tổ chức.
Thứ hai, tiêu chí về nhân sự
Được coi là có năng lực nếu thiết chế có đội ngũ nhân viên đầy đủ trong tất cả các vị trí để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức được pháp luật quy định. Những người ở vị trí quản lý, điều hành phải là những người có khả năng, trình độ, có uy tín.
Nhân sự mạnh cũng có nghĩa là thiết chế có tỷ lệ luân chuyển nhân viên thấp. Một mặt, điều này thể hiện tính chuyên trách, chuyên nghiệp của các nhân viên, đồng thời nó cũng thể hiện nhân viên có thể hoàn thành công việc mà không cần hoặc không bị điều chuyển.
Bảo đảm tính bền vững trong công tác nhân sự, các thiết chế phải tạo cơ hội cho nhân viên phát triển chuyên môn và được đào tạo trong công việc. Công tác đào tạo có thể do đơn vị tự tổ chức, tự đào tạo hoặc gửi nhân viên đến cơ sở đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, các kỹ năng thực hành công việcẵ
Thứ ba, tiêu chí về tài chính
Tài chính cho hoạt động của tổ chức luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá năng lực của tổ chức đó. Bên cạnh việc họ có đủ kinh phí hoạt động, tổ chức phải có sự độc lập nhất định đối với các nhà tài trợ và đặc biệt là các doanh nghiệp. Điều này là đương nhiên bởi lẽ một khi tài chính bị phụ thuộc, họ có thể bị gây sức ép bởi các bên hữu quan và kết quả thực thi là không độc lập, không khách quan và có thể một mặt vi phạm pháp luật và mặt khác, gây tổn hại đến NTD và trật tự xã hội.
Trước tiên, tổ chức phải có thể tiếp cận với các nguồn tài chính phù hợp với việc lập kế hoạch ngân sách (bao gồm cả tín dụng, nếu phù hợp). Đây là điểm khá nhạy cảm vì đa số các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD đều thiếu kinh phí hoạt động, kể cả trong trường hợp được tạo điều kiện để vay kinh phí thì họ vẫn khó khăn trong việc tìm nguồn thanh toán các khoản vay đó. Một điều dễ thấy là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng quy mô lớn thường có khuynh hướng tài trợ cho các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động thi hành pháp luật bảo vệ NTD. Đặc biệt, các trào lưu có liên quan đến phát triển bền vững (sustainable development) lớn mạnh như thương mại công bằng (fair trade), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility - CSR) hay tạo lập giá trị chung (creating shared value - CSV) luôn thu hút các hoạt động tài trợ của các doanh nghiệp bởi một mặt, họ có thể đi theo trào lưu đó như một nhà kinh doanh có trách nhiệm, nhưng mặt khác, đó cũng là một kênh quan hệ công chúng (PR) rất hiệu quả. Nếu nhận kinh phí trực tiếp từ các doanh nghiệp đó, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD thường bị ảnh hưởng và có thể sẽ là lực lượng bênh vực trực tiếp các doanh nghiệp và bỏ qua quyền lợi của NTD. Chính vì vậy, ngoài nguồn kinh phí được hỗ trợ bởi nhà nước, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ngoài khu vực nhà nước như các Hội bảo vệ NTD luôn phải có một chính sách gây quỹ hoạt động một cách hợp lý. Việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức khác chỉ nên dừng lại ở việc “bán sản phẩm” của mình như quảng cáo trên trang thông tin, tạp chí, báo, bản tin điện tử của mình. Ngoài ra nguồn gây quỹ khác có thể là việc bán các ấn phấm so sánh sản phẩm, tiền thắng kiện trong các vụ việc bảo vệ NTD được trích lại hoặc tiền tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ và phi lợi nhuận.
Tài chính mạnh không thuần túy là việc có nhiều tiền, thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải kiểm soát được ngân sách riêng của mình. Những định mức chi tiêu, nguyên tắc chi tiêu tài chính phải được xác định một cách rạch ròi cùng một hệ thống kế toán minh bạch. Các hoạt động chi tiêu của tổ chức phải được thể hiện rõ ràng trong các chứng từ và ghi chép, lưu trữ, hạch toán theo chuẩn mực và quy trình kế toán được xác định trước.
Chỉ số tài chính phải đáp ứng tính bền vững, theo đó, tổ chức phải có dự kiến về nhu cầu nguồn lực tương lai của mình và các phương án gây quỹ khả thi. Tất cả những điều này cũng phải được nêu rõ trong kế hoạch hoạt động.
Quản lý tài chính hiệu quả là một tiêu chí quan trọng trong chỉ số về tài chính của thiết chế bảo vệ NTD. Ngoài việc tuân thủ quy trình kế toán đã được xác định, hiệu quả sử dụng tài chính phải được đặt lên hàng đầu trong chi tiêu cho hoạt động của mình. Hiệu quả trong sử dụng nguồn tài chính là việc sử dụng ít nhất nguồn tài chính của thiết chế nhưng thực hiện được nhiều công việc hơn, chất lượng tốt hơn và đúng pháp luật.
Thứ tư, tiêu chí về năng lực tạo môi trường thuận lợi
Một thiết chế được coi là hiệu quả thì luôn phải tạo ra một môi trường thuận lợi (creating an enabling environment) đối với người sử dụng dịch vụ, người giám sát dịch vụ và chính những nhân viên góp phần tạo ra dịch vụ đó. Thực thi pháp luật bảo vệ NTD cũng rất cần thiết phải có môi trường thuận lợi được tạo ra bởi các thiết chế thực thi lĩnh vực pháp luật này. Tùy thuộc vào tính chất mà môi trường thuận lợi của từng loại thiết chế có những đặc thù riêng.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Đặc trưng của các cơ quan quản lý nhà nước là chế độ thủ trưởng. Vì vậy, tạo môi trường thuận lợi trong các cơ quan này là phải có sự tôn trọng tính độc lập và chuyên nghiệp của các công chức từ lãnh đạo cơ quan. Điều này cho phép các công chức sẽ tham mưu “thẳng thắn và không sợ hãi” cho lãnh đạo về các hoạt động, vấn đề của đơn vị. Sự tôn trọng và tạo điều kiện cho nhân viên có thể xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, cũng có thể xuất phát từ các quy định nội bộ về quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ. Trong mọi trường hợp, quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ chặt chẽ và minh bạch là một bảo đảm để duy trì môi trường thuận lợi đối với các công chức thuộc cơ quan.
Môi trường thuận lợi còn là sự thuận lợi, thoải mái của người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước. Thiết chế nhà nước về bảo vệ NTD phải liên tục nỗ lực sắp xếp bộ máy hành chính để làm cho nó cởi mở hơn, hiệu quả và thân thiện hơn đối với người dân. Quy định, nội quy về tiếp dân hoặc những cam kết tương tự phải được công bố và niêm yết công khai tại trụ sở để xác lập các nghĩa vụ của cơ quan và quyền của người dân. Người dân có thể dễ dàng phát hiện ra danh tính của những công chức đang giải quyết công việc. Các công chức có nghĩa vụ phải đưa ra lý do cho quyết định, hành vi của mình trong các thủ tục hành chính. Các tiêu chí quyết định hành chính phải được công bố công khai.
Các bộ phận tiếp dân phải tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người dân theo định kỳ. Việc xử lý các phiếu hỏi, thư từ góp ý phải được thực hiện một cách công khai, nghiêm túc.
Mặt khác, các cơ quan truyền thông có thể tiếp cận các thông tin hoạt động của cơ quan nhà nước bảo vệ NTD trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Đối với các Tòa án (cơ quan tư pháp)
Một hệ thống tư pháp được coi là có năng lực, là nó phải độc lập. Tư pháp phải có quyền xét xử tính hợp pháp của các quyết định hành pháp và các phán quyết của tư pháp phải được ngành hành pháp tôn trọng và tổ chức thi hành. Ngoài những tiêu chí của hệ thống Tòa án hiện đại, theo hướng dẫn về nâng cao năng lực của UNDP, được coi là có năng lực tạo môi trường thuận lợi là[17]:
-
Tiếp cận Tòa án đơn giản với những thủ tục pháp lý không phức tạp với lệ phí phải chăng. Đối với các vụ án tranh chấp giữa thương nhân và NTD, khi khởi kiện, NTD là nguyên đơn không phải nộp tạm ứng án phí.
-
Thủ tục xét xử đơn giản, nhanh: nhìn chung, luật tố tụng hiện đại đang có khuynh hướng giản lược theo hướng giảm bớt những khó khăn, phức tạp đối với người tham gia tố tụng. Trong lĩnh vực bảo vệ NTD, khuynh hướng này được thực hiện triệt để hơn. Tố tụng nhiều nước cho phép áp dụng thủ tục xét xử đơn giản với thành phần hội đồng xét xử và thời gian tiến hành tố tụng được rút gọn.
-
Phán quyết được thi hành một cách nghiêm túc: đây là một yêu cầu chung đối với mọi nền tư pháp và mọi lĩnh vực pháp luật. Tuy thế, để tạo ra một sự tin tưởng, thoải mái cho người dân nói chung và NTD nói riêng trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD, việc thi hành phán quyết của Tòa án một cách nghiêm túc luôn được coi là một chỉ số quan trọng để tạo lập một môi trường thuận lợi và đánh giá năng lực thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
-
Người tham gia tố tụng được bảo vệ, đây là một quy định chung của tố tụng dân sự. NTD và cả doanh nghiệp bị kiện tham gia tố tụng được bảo đảm không phải chịu bất kỳ sức ép nào từ phía bên kia để thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách tốt nhất. Ngoài ra Tòa án còn có nghĩa vụ phải bảo đảm cho những người tham gia tố tụng được giảm bớt các sức ép từ truyền thông và công luận bằng việc một mặt vẫn công khai việc xét xử nhưng vẫn bảo đảm họ được cách ly ở mức độ phù hợp, không bị làm phiền bởi báo chí hoặc bị tấn công, làm phiền từ những người khác.
-
Tòa án phải cung cấp bản án nhanh ngay sau khi tuyên, có hệ thống hồ sơ Tòa án đáng tin cậy, các bản án được công khai, dễ tiếp cận và tra cứu;
-
Người dân có thể khiếu nại về hành vi sai trái của cán bộ tư pháp ngoài những kháng cáo chính thức trong quy trình tố tụng
Đối với các tổ chức xã hội
-
Tổ chức xã hội hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Đây là tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính quyền lên chính sách, hoạt động, việc tuyển nhân sự và tài chính của tổ chức xã hội. Một tổ chức xã hội được xem là độc lập khi mọi khía cạnh từ bổ nhiệm lãnh đạo, trụ sở, tài chính, hoạt động... đều có sự độc lập và tự chủ với cơ quan nhà nước. Tuy vậy, do tính chất hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD, các tổ chức xã hội vẫn có thể nhận những sự hỗ trợ kinh phí cho những hoạt động có liên quan và được giao bởi các cơ quan nhà nước. Đây cũng là trường hợp của Việt Nam[18].
-
Có quy trình tiếp nhận yêu cầu của NTD một cách minh bạch;
-
Các hoạt động tư vấn, đào tạo cho NTD không tính phí hoặc thu lệ phí thấp; Các hoạt động cung cấp thông tin pháp luật phải miễn phí. Tổ chức không được từ chối nghĩa vụ cung cấp thông tin pháp luật vì đây là một hoạt động hỗ trợ thi hành pháp luật bảo vệ NTD đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí.
-
Tổ chức xã hội được hoạt động theo nguyên tắc minh bạch và dân chủ và trách nhiệm giải trình bởi đây là những tổ chức tự nguyện được thành lập trên cơ sở phi lợi nhuận và để thực hiện các mục tiêu xã hội. Một hội được đánh giá cao khi các hội viên có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động bầu cử lãnh đạo hội, biểu quyết các quyết định quan trọng trong điều hành hội. Lãnh đạo hội có uy tín với tất cả các thành viên và các hành động của hội vì lợi ích chung của toàn thể hội viên - tức NTD.
Thứ năm, tiêu chí về kết quả thực hiện
Chỉ số kết quả thực hiện (performance result indicators) hay còn được gọi là chỉ số chuyên môn (thematic indicators) cho phép đánh giá thực tế các thiết chế hoạt động trên thực tế trên cơ sở so sánh với những mục tiêu đề ra. Đối với hoạt động thực thi pháp luật, việc đặt ra những chỉ tiêu bằng con số cụ thể là không khả thi bởi lẽ chúng hoàn toàn phụ thuộc vào số vụ việc phát sinh trong kỳ đánh giá. Phổ biến nhất là dựa trên tỷ lệ số vụ việc, nhiệm vụ được giải quyết trên tổng số vụ việc, nhiệm vụ phát sinh trong kỳ đánh giá. Ngoài ra, mức độ hài lòng của người thụ hưởng dịch vụ cũng được xem xét là một chỉ số định tính quan trọng. Tiêu chí kết quả công việc cũng được xem xét phù hợp với từng loại thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Tiêu chí về kết quả công việc của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực thi pháp luật bảo vệ NTD được thể hiện trên các khía cạnh sau:
-
Số lượng các quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành văn bản cấp trên về thi hành pháp luật bảo vệ NTD đã ban hành trên số lượng được giao về lĩnh vực đó. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và tối thiểu mà các cơ quan nhà nước phải làm. Do đó, đối với hoạt động này chỉ có thể là đạt hoặc không đạt chỉ tiêu.
-
Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý được phát hiện. Chỉ số này có thể biểu hiện bằng số vụ, cũng có thể trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Đáng lưu ý là số lượng dùng để so sánh phải là những vụ việc được phát hiện chứ không phải số lượng các vụ việc được thụ lý. Đây là nguyên tắc cần được quán triệt để tránh tình trạng giảm số vụ thụ lý nhằm nâng cao thành tích.
-
Một chỉ số quan trọng thể hiện tác động xã hội của hoạt động của các cơ quan quản lý là nâng cao ý thức pháp luật cho NTD và doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nhất của việc nâng cao ý thức pháp luật này là làm cho số vụ vi phạm bị phát hiện được giảm xuống. Khi đánh giá, cơ quan đánh giá có thể xác định chất lượng thực thi pháp luật thông qua sự biến thiên số lượng vi phạm giữa các kỳ đánh giá.
-
Mức độ hài lòng của người dân. Đây là chỉ số thể hiện thái độ cảm nhận của NTD đối với hoạt động của cơ quan, công chức. Các bảng hỏi được thiết kế phù hợp để phỏng vấn người đã tham gia thủ tục, người không tham gia thủ tục về hoạt động của cơ quan. Mức độ hài lòng có thể chia làm nhiều cấp độ: không hài lòng, hài lòng và rất hài lòng.
Đối với các Tòa án (cơ quan tư pháp)
Các cơ quan tư pháp không có nhiệm vụ phải ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hoạt động nhằm hướng dẫn thực hiện pháp luật, chúng chỉ thực hiện việc xét xử khi có đơn kiện từ NTD hoặc các hiệp hội. Việc xác định kết quả thực hiện của Tòa án cũng được dựa trên số vụ thụ lý chứ không phải là số lượng vụ vi phạm hoặc tranh chấp. Cụ thể, có thể dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá kết quả thực hiện của Tòa án:
-
Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý được thụ lý. Chỉ tiêu lập kế hoạch nên dựa theo kết quả đạt được của kỳ đánh giá trước và không thấp hơn nó.
-
Số lượng các vụ việc bị kháng cáo, kháng nghị để xét lại ở cấp tố tụng cao hơn trên tổng số vụ đã xét xử. Tỷ lệ này có phản ánh một phần chất lượng của bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời cũng thể hiện mức độ hài lòng của người dân đối với việc tiến hành tố tụng và ra phán quyết của Tòa án.
-
Số lượng các bản án quyết định được thi hành trên tổng số bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Chỉ số này cũng cho thấy chất lượng xét xử vì án xử đúng mới thi hành thuận lợi được. Ngoài ra, nó cũng phản ánh chất lượng công tác thi hành án.
-
Sự biến thiên trong số lượng đơn kiện cũng phản ánh một phần của thực trạng thực thi pháp luật. Nó cho thấy các tranh chấp là tăng, hay giảm và nếu giảm thì cũng có nghĩa là hoạt động thực thi của tất cả thiết chế, trong đó có cơ quan tư pháp, đang trở nên tốt hơn.
-
Mức độ hài lòng của người dân: nhìn chung, các bảng hỏi đối với người tham gia tố tụng được khuyến khích áp dụng nhưng không bắt buộc vì số lượng người tham gia tố tụng thường ít hơn nhiều so với người tham gia thủ tục hành chính tại cơ quan quản lý. Mặt khác, mức độ hài lòng của người dân cũng đã được thể hiện trong việc kháng cáo các bản án, quyết định của Tòa án. Để toàn diện hơn, cơ quan đánh giá có thể lấy chỉ tiêu số khiếu nại ngoài tố tụng đối với các ứng xử, hành vi tiêu cực của cán bộ Tòa án trong khi tiến hành hoặc tham gia tố tụng; cũng có thể kết hợp với số lượng những dư luận, đánh giá xấu về Tòa án cụ thể trên các phương tiện truyền thông chính thức để xác định mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của Tòa án.
Đối với tổ chức xã hội
Khác các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò tuyên truyền, vận động việc tuân thủ pháp luật bảo vệ NTD. Trong trường hợp có tranh chấp, họ có thể tiếp nhận khiếu nại của NTD và thực hiện vai trò hòa giải; khi được ủy quyền hoặc trong những trường hợp được pháp luật quy định, tổ chức xã hội có thể thay mặt NTD kiện vụ việc ra Tòa án và tham gia tố tụng với tư cách đại diện của nguyên đơn. Bởi vậy, chỉ số kết quả thực hiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD có thể căn cứ vào các tiêu chí cụ thể sau:
-
Tỷ lệ số lượng hoạt động tuyên truyền so sánh với hoạt động của kỳ đánh giá trước.
-
Tỷ lệ hòa giải thành trên tổng số đơn khiếu nại của NTD.
-
Tỷ lệ thắng kiện đối với các vụ tổ chức xã hội khởi kiện phản ánh chất lượng tham gia tố tụng của tổ chức.
-
Khả năng gây quỹ hoạt động cũng là một tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động của tổ chức xã hội. Tuy có thể không phải là các hoạt động liên quan thực thi pháp luật nhưng nó lại phản ánh trình độ quản trị và chiến lược phát triển tổ chức, tổ chức trở nên độc lập về tài chính, trước hết là với các cơ quan nhà nước, và góp phần làm cho hoạt động chính của mình được bảo đảm về kinh phí, bảo đảm thù lao xứng đáng cho nhân viên. Các hoạt động vận động tài trợ, cung cấp dịch vụ có thể thực hiện theo các cách thức như tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, các nghiên cứu hoặc tư vấn, đào tạo khác cho doanh nghiệp hoặc người dân có quan tâm.
-
Đánh giá chỉ số mức độ hài lòng của NTD khi tham gia các hoạt động của tổ chức xã hội nên được coi là bắt buộc trong hoạt động của tổ chức.
Tóm lại: xác định năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD là một hoạt động vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng rất cần thiết. Bởi vậy, Đề tài nghiên cứu này đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng năng lực của các thiết chế, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực các thiết chế này để bảo vệ NTD, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội.
CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở ẤN ĐỘ
2.1.1. Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Ấn Độ
Năm 1986, Ấn Độ ban hành Luật Bảo vệ NTD. Đây là đạo luật đầu tiên và rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi NTD, bên cạnh Luật Bảo vệ NTD năm 1986, pháp luật bảo vệ NTD của Ấn Độ còn gồm nhiều văn bản có liên quan đến bảo vệ NTD. Đó là:
-
Các luật liên quan đến thương mại nội địa;
-
Luật Thương mại giữa các bang: Luật Kiểm soát các hình thức đồ uống có cồn (và các hoạt động buôn bán, thương mại giữa các bang) năm 1955.
-
Luật Điều chỉnh các loại hợp đồng hàng hoá bán giao sau năm 1952;
-
Luật về các loại hàng hoá thiết yếu năm 1955;
-
Luật Ngăn chặn các hình thức buôn bán chợ đen và đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá thiết yếu năm 1980;
-
Luật cấm sử dụng không hợp lý các loại biểu tượng và tên gọi năm 1952;
-
Luật Tiêu chuẩn về khối lượng và đo lường năm 1976;
-
Luật về Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ năm 1986;
Hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Ấn Độ gồm: (i) Thiết chế nhà nước về bảo vệ NTD; (ii) Thiết chế xã hội dân sự.
2.1.1.1. Thiết chế nhà nước về bảo vệ NTD
Thiết chế nhà nước về BVNTDT ở Ấn Độ gồm 03 bộ phận cơ bản:
-
Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD (cơ quan hành chính);
-
Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng (cơ quan tư pháp và bán tư pháp);
-
Các bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD trong các cơ quan điều tiết ngành
a. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở Ấn Độ
Ấn Độ có một cơ quan cấp bộ chuyên trách về các vấn đề liên quan đến NTD - Bộ các vấn đề về NTD, phân phối thực phẩm và hàng hoá công cộng[19], trong đó, Vụ các vấn đề về NTD là cơ quan quản lý nhà nước toàn quyền về bảo vệ NTD (Department of Consumer Affairs - DCA).
DCA chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách bảo vệ NTD, giám sát giá cả, đảm bảo cung ứng những hàng hóa thiết yếu, thúc đẩy phong trào NTD và kiểm soát các cơ quan thực thi như Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ. Cụ thể, DCA có chức năng giám sát các vấn đề và thực thi các văn bản pháp luật có liên quan đến NTD.
Bộ các vấn đề về NTD, phân phối thực phẩm và hàng hoá công cộng do một Bộ trưởng là thành viên nội các đứng đầu. Người đứng đầu DCA liên bang cũng ở cấp Bộ trưởng. Tương tự, trong chính quyền các bang của Ấn Độ, cũng có một cơ quan DCA cấp bang do một Bộ trưởng cấp bang đứng đầu. Cơ quan DCA cấp bang cũng có sự tham gia chéo của đại diện các cơ quan Chính phủ khác, cũng như đại điện của các tổ chức xã hội dân sự, để đảm bảo tính đại diện. Các cơ quan DCA cấp Trung ương cũng như cấp bang đều thiết lập nên các tiểu ban và các nhóm làm việc đế thực hiện nghiên cứu các chính sách cụ thể, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lợi ích của NTD. Các cơ quan DCA Trung ương và cấp bang đều họp ít nhất 2 lần/năm.
Năm 2002, DCA Trung ương thành lập một bộ phận gọi là Bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD, để giải quyết khiếu nại của NTD liên quan tới:
-
Việc mua bán các hàng hoá, dịch vụ có khiếm khuyết hay việc đặt giá cao hơn quy định một cách bất hợp lý;
-
Các khiếu nại nói chung, bao gồm cả các khiếu nại nhận được từ Ban thư ký nội các hay Văn phòng Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các vấn đề về NTD;
-
Trả lời các khiếu nại của NTD được đăng tải trên các báo chí đến khả năng có thể.
Các khiếu nại này có thể liên quan đến nhiều vấn đế, ví dụ như việc cung cấp các loại tủ lạnh, ti-vi có khiếm khuyết, việc các nhà thầu xây dựng sử dụng vật liệu tồi trong xây dựng chung cư, việc các ngân hàng/công ty quản lý quỹ không hoàn lại tiền gửi có kỳ hạn vào ngày đáo hạn, hay việc các nhà cung cấp dịch vụ có các hành vi thương mại không lành mạnh, v.v.. Tính đến 31/03/2007, Bộ phận này đã nhận được tổng cộng 2272 khiếu nại. Bộ phận này không có quyền thi hành án trong giải quyết tranh chấp, nên trong nhiều trường hợp, khi khả năng không cho phép, họ sẽ chuyển khiếu nại của NTD tới các cơ quan điều tiết ngành có chức năng hoặc các cơ quan thuộc hệ thống giải quyết tranh chấp tiêu dùng.
DCA Trung ương cũng triển khai một Đường dây tư vấn quốc gia theo số điện thoại miễn phí 1800-11-4000, do Trường Đại học New Delhi vận hành, nhằm giúp tư vấn cho NTD về cách giải quyết các khiếu nại của họ. Đường dây hoạt động từ 9h30 tới 17h30 trong tất cả các ngày làm việc (từ thứ 2 đến thứ 7)ệ Đường dây này được quảng cáo rộng rãi để giúp NTD nhận thức rõ về sự tồn tại của nó và có thể sử dụng dễ dàng.
b. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng
Luật BVNTD năm 1986 của Ấn Độ đã quy định về các cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại của NTD ở cấp quận, cấp bang và cấp quốc gia. Luật cũng quy định về thủ tục vận hành tổ chức hoạt động đảm bảo những cơ quan này luôn hoạt động một cách có hiệu quả.
Các cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD tồn tại song song nhưng tách biệt khỏi hệ thống Tòa án đã có từ trước đó. Cơ cấu tổ chức của những cơ quan này (được biết đến như là Hội đồng cấp quận, Hội đồng cấp bang và Hội đồng quốc gia), Cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD ở cấp quận và cấp bang gồm 3 người, ở cấp quốc gia gồm có 5 người. Chủ tịch của mỗi cấp phải là thẩm phán hoặc đã từng là thẩm phán (hoặc ở Tòa án cấp quận thì là một người có đủ năng lực làm thẩm phán). Chủ tịch là người đảm bảo đưa ra những phân xử đúng đắn và sáng suốt. Những thành viên khác của cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD các cấp phải là những người có khả năng, nghiêm minh, chính trực, có hiểu biết và có kinh nghiệm phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, luật, thương mại, kế toán, công nghiệp, công tác xã hội hoặc hành chính, một trong số những thành viên phải là nữ giới.
Mỗi thành viên của cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD được phép giữ chức vụ trong nhiệm kỳ 5 năm hoặc tới độ tuổi 65 đối với trường hợp của Hội đồng cấp quận và Hội đồng bang, và tới độ tuổi 70 đối với trường hợp ở Hội đồng quốc gia, bất kể điều kiện nào đến trước, và không được tái bổ nhiệm. Tiền thù lao, nhiệm kỳ và điều kiện làm việc của các thành viên của Hội đồng quận, Hội đồng bang do chính quyền bang quyết định, của Hội đồng quốc gia do chính quyền Trung ương quyết định.
Một số chỉ trích cho rằng cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD được cấu thành bởi những người không phù hợp đã dẫn tới việc sửa đổi Luật này. Hiện tại, Ủy ban bầu chọn sẽ có trách nhiệm chọn lựa thành viên ở từng cấp. Đối với Hội đồng quận và Hội đồng bang, Ủy ban bầu chọn bao gồm Bộ trưởng Tư pháp và các Thứ trưởng cũng như Bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới NTD và các Thứ trưởng, cùng Chủ tịch của Hội đồng bang. Đối với Hội đồng quốc gia, một Thẩm phán của Tòa án tối cao của Ấn Độ được chỉ định bởi Chánh án Tối cao của Ấn Độ thay thế cho vị trí Chủ tịch của Hội đồng bang trong Ủy ban bầu chọn.
Hội đồng quận có thể thụ lý đơn khiếu nại với những trường hợp mà giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ và tiền đòi bồi thường không vượt quá 500,000 rupee. Hội đồng bang có thể thụ lý những đơn khiếu nại mà giá trị của chúng vượt quá 500,000 rupee nhưng lại ít hơn 2,000,000 rupee. Tiền bồi thường vượt quá 2,000,000 rupee phải được chuyển lên Hội đồng quốc gia xem xét. Hội đồng bang cũng có vai trò như là cơ quan giám sát và có thẩm quyền để xem xét lại hồ sơ và thông qua những quyết định thích hợp đối với những tranh chấp chưa được xử trước đó hoặc đã được phân xử bởi Hội đồng quận. Hội đồng bang cũng có vai trò như là cơ quan kháng án chống lại những quyết định được đưa ra tại Hội đồng quận nhưng những kháng án này phải được đưa ra trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định được ban hành bởi Hội đồng quận. Hội đồng quốc gia cũng tương tự có vai trò như là cơ quan kháng án chống lại những quyết định do Hội đồng bang đưa ra.
Đặc thù quan trọng nhất của cơ cấu giải quyết tranh chấp khiếu nại tiêu dùng theo quy định của Luật BVNTD Ấn Độ năm 1986 là tính tự do linh hoạt về mặt tư cách khởi kiện. NTD bị thiệt hại có thể tự mình khởi kiện hoặc có thể tìm kiếm sự trợ giúp của bất kỳ hiệp hội BVNTD được thừa nhận nào. Những quy định này cũng cho phép những vụ kiện tụng tập thể và có tính đại diện, cũng như cho phép những vụ án do chính quyền bang và chính quyền nhà nước khởi kiện.
Luật Bảo vệ NTD năm 1986 của Ấn Độ không quy định cụ thể cách thức mà đơn khiếu nại được nộp lên cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD và trong thực tế, bất kỳ cách thức khiếu nại nào (là một bức thư hoặc thậm chí khiếu nại miệng) cũng được Hội đồng quận xem xét giải quyết. Thời hạn giải quyết một đơn khiếu nại là 90 ngày. Trường hợp mà đơn khiếu nại liên quan đến hàng hóa bị khiếm khuyết và phải yêu cầu phòng thí nghiệm thích hợp kiểm tra, đơn khiếu nại sẽ phải được giải quyết trong thời hạn 150 ngày. Các bên không phải chịu bất cứ một khoản án phí nào, trừ một khoản lệ phí nộp đơn khiếu kiện nhỏ (cả khoản này cũng có thể được miễn cho NTD được liệt vào dạng nghèo khổ theo luật định). Tuy nhiên, các bên có toàn quyền tự do tìm kiếm và sử dụng người đại diện về mặt pháp lý cho mình.
Hội đồng quận sau khi chuyển đơn khiếu nại đến bên bị khiếu nại và yêu cầu các bên phải trình bày bản tường trình vụ việc trong thời hạn 30 ngày. Nếu đơn khiếu nại bị từ chối hoặc bác đi hoặc không có sự phản hồi nào từ các bên khác, phiên tòa sẽ được mở để giải quyết khiếu nại. Tòa án quận được quyền yêu cầu một phòng thí nghiệm được phê chuẩn tiến hành những kiểm tra cần thiết đối với hàng hóa bị khiếu nại, và chi phí do người khiếu nại trả. Sau đó, các bên đều có một cơ hội được trình bày ý kiến của mình trước tòa. Mọi thủ tục tố tụng tại Hội đồng quận được coi là tố tụng pháp lý thực sự.
Hội đồng quận có thẩm quyền tương tự như là thẩm quyền được giao cho một tòa dân sự thông thường và những quyền này bao gồm cả quyền triệu tập và cưỡng chế sự có mặt của người tham dự và thẩm vấn bất kỳ người bị kiện hay nhân chứng nào, phát hiện và đưa ra những chứng cớ, thu thập lời khai. Hội đồng quận cũng được trao quyền để bắt người vi phạm phải làm những việc như sau:
-
Sửa chữa, thay thế hoặc trả lại tiền cho hàng hóa đã bán;
-
Bồi thường cho những mất mát và thiệt hại gây ra do sự bất cẩn của bên bị khiếu nại;
-
Xóa bỏ những khiếm khuyết, thiếu sót của những dịch vụ được cung ứng;
-
Không được tiếp tục những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh, rút khỏi thị trường hoặc không được chào bán những hàng hóa có hại;
Hội đồng bang và Hội đồng quốc gia thực thi thẩm quyền tương tự như của Hội đồng quận trong việc xem xét những khiếu nại thuộc thẩm quyền xét xử của họ.
Nhằm giải quyết các khiếu nại của NTD theo đúng thời hạn luật định, các Hội đồng bang đã thành lập thêm các toà án tiêu dùng nhỏ cho các khu vực có tỷ lệ khiếu nại, tranh chấp cao. Trước đây, Hội đồng Quốc gia Ấn Độ đã khuyến cáo thành lập thêm 46 tiểu toà như vậy tại 15 Hội đồng bang. Hiện tại, đã thành lập thêm được 5 tiểu toà tại 4 Hội đồng bang.
Từ năm 2004-2005, một dự án mang tên “Vi tính hoá và nối mạng các Toà án Tiêu dùng trên toàn quốc”, với số vốn 486.4 triệu rupee (tương đương 11,306,369 USD) do Trung tâm Tin học Quốc gia điều phối được thực hiện, nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin giúp phát triển hệ thống quản lý điện tử, tính minh bạch và tính hiệu quả của các toà án tiêu dùng, hỗ trợ cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng hơn, đúng thời hiệu luật định. Dự án thực hiện thành công cho phép NTD khiếu nại online cũng như theo dõi diễn biến, kết quả khiếu kiện của họ trên mạng Internet. Hiện tại, dự án đã triển khai tại 33/34 Hội đồng bang và 533/570 Hội đồng tiêu dùng cấp quận.
Từ khi được thành lập theo Luật Bảo vệ NTD năm 1986 đến cuối năm 2007, Hội đồng tiêu dùng các cấp (Tòa án tiêu dùng) của Ấn Độ đã giải quyết được một số lượng tương đối lớn các tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh[20].
c. Các bộ phận giải quyết khiếu nại trong cơ quan điều tiết ngành
Các cơ quan điều tiết ngành Ấn độ như Cơ quan Điều tiết ngành Viễn thông Ấn Độ (Telecom Regulatory Authority of India - TRAI), Cơ quan Điều tiết ngành Điện lực Trung ương (Central Electricity Regulatory Commission - CERC) và 18 Cơ quan Điều tiết ngành Điện lực Bang (State Electricity Regulatory Commissions (SERCs)), Bộ Đường sắt (Ministry of Railways), v.v, đều có bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD. Ngoài ra, ví dụ như trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Viễn thông (Department of Telecommunications) cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD, dưới hai hình thức - đường dây nóng (call centres) giải quyết thắc mắc và cơ quan trọng tài. Tương tự trong lĩnh vực điện lực, các cơ quan SERCs đều thành lập bộ phận giải quyết thắc mắc (call centres) và bộ phận trọng tài để giải quyết khiếu nại của NTD. Nếu NTD không thoả mãn với các dịch vụ này, họ có thể đưa tranh chấp đó ra các toà án tiêu dùng đã đề cập tới ở phần trên.
Giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về các vấn đề NTD (DCA) và các cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án tiêu dùng) với các cơ quan điều tiết ngành của Ản Độ cũng thường xuyên có các hoạt động tham vấn (consultation) và tư vấn, góp ý (advice).
Một cơ quan điều tiết khác là Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ[21], nằm dưới sự kiểm soát của DCA. Cục Tiêu chuẩn có trụ sở chính tại New Delhi; 5 văn phòng khu vực đông, tây, nam, bắc và văn phòng khu vực trung tâm; 17 chi nhánh bán sách về Tiêu chuẩn Ản Độ và các ấn phẩm khác của Cục; có 1 phòng thí nghiệm cấp Trung ương; 4 phòng thí nghiệm cấp địa phương và 3 chi nhánh các phòng thí nghiệm.
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ có vai trò thiết lập nên những tiêu chuẩn của Ấn Độ cho tất cả các ngành như: ngành thực phẩm và nông nghiệp, thuốc, dệt may, nguồn nước, phương tiện giao thông vận tải, v.v, và chứng nhận về hàng hóa. Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể gửi đơn khiếu nại liên quan đến hàng hóa được chứng nhận bởi Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ trực tiếp qua trang web của tổ chức.
Bên cạnh đó, dựa trên đánh giá về mặt kỹ thuật của Cục mà một phòng thí nghiệm thích hợp sẽ được Chính quyền bang công nhận hay không. Khi một khiếu nại liên quan đến hàng hóa bị khiếm khuyết và cần phải được kiểm tra, minh định thì Hội đồng quận sẽ phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm thích hợp đựợc phê chuẩn để tiến hành giám định và chi phí sẽ do người khiếu nại trả.
Chính quyền Ấn Độ gần đây có triển khai một dự án mang tên Kiểm tra so sánh các sản phẩm tiêu dùng, do tổ chức VOICE (New Delhi) tiến hành với tổng số vốn 22,5 triệu rupees trong 2 năm (tương đương 521,808 USD). Trong khuôn khổ dự án này, cho đến nay, đã có 10 dòng sản phẩm và 02 loại dịch vụ được đem ra kiểm tra so sánh trong năm đầu tiên, có công bố kết quả công khai.
2.1.1.2.Thiết chế xã hội - dân sự
Ấn Độ là một quốc gia có phong trào BVNTD trong xã hội dân sự phát triển rất mạnh mẽ, từ các tổ chức lớn ở cấp quốc gia đã vươn lên tầm quốc tế, hay các tổ chức cấp cơ sở, quận huyện, thành phố.
Các hội BVNTD (tổ chức xã hội dân sự/tổ chức phi Chính phủ) được quyền khiếu nại với tư cách đại diện cho NTD, dù NTD đó có thuộc Hiệp hội BVNTD hay không (theo Điều 12(b) của Luật BVNTD 1986).
Cơ quan DCA Trung ương có liệt kê một số các tổ chức xã hội về BVNTD trên trang web chính thức của mình, cho thấy sự gắn kết, hợp tác khá chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với xã hội dân sự trong lĩnh vực này[22]. Ngoài ra, các tổ chức xã hội về BVNTD cũng có tự mình thành lập các liên minh hoặc các tổ chức lớn như Hội đồng Điều phối các Hiệp hội NTD (Consumer Coordination Council - CCC), hay Hội đồng Trung ương về BVNTD (Central Consumer Protection Council - CCPC).
2.1.2. Một số nhận xét, đánh giá về năng lực của các thiết chế thực thi pháp luât bảo vê NTD của Ấn Đô
Thứ nhất, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Ấn Độ khá đầy đủ và rất dễ tiếp cận. Cụ thể, các thiết chế bảo vệ NTD của nhà nước có mặt đến tận cấp cơ sở, và trong hầu hết các ngành kinh tế.
Các thiết chế bảo vệ NTD của nhà nước và của xã hội dân sự có tính tương hỗ lẫn nhau và phối hợp hoạt động có hiệu quả khiến cho ngay cả một NTD nghèo khó và đơn lẻ cũng có thể đưa các quan ngại và khiếu nại của mình tới các cơ quan hữu quan hoặc các tổ chức có liên quan.
Ví dụ, như đã nói ở trên, mặc dù DCA là cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD, với các chức năng xây dựng chính sách và hành chính là chủ yếu, trong DCA vẫn tồn tại một Bộ phận giải quyết khiếu nại, có thể giúp hòa giải các tranh chấp, hoặc chuyển các khiếu nại của NTD tới cấp thích hợp của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, NTD cũng có thể đưa khiếu nại tới các cơ quan điều tiết ngành hay nhờ sự trợ giúp của các tổ chức xã hội về BVNTD. Các trung tâm giải đáp hay đường dây nóng cũng giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp diễn ra hiệu quả hơn.
Thứ hai, xét về mặt tổ chức, các cơ quan hành chính, bộ máy giải quyết tranh chấp, các cơ quan điều tiết ngành hay các tổ chức xã hội về BVNTD đều có mức độ độc lập nhất định với nhau, có các chức năng riêng biệt, và có nguồn ngân sách hoạt động riêng biệt (được phân bổ hằng năm từ ngân sách của chính quyền Trung ương và chính quyền các bang, do các cấp khác nhau của Quốc hội Ấn Độ quyết định). Tuy nhiên, điều này không hề hạn chế việc các cơ quan, tổ chức này tham vấn ý kiến lẫn nhau hay đưa ra các khuyến nghị bổ sung trong các lĩnh vực có liên quan. Bên cạnh đó, Quỹ Phúc lợi của NTD do cơ quan DCA Trung ương quản lý cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xã hội về BVNTD trên cơ sở có giải trình, minh bạch.
Thứ ba, hệ thống thiết chế bảo vệ NTD có vẻ rất cồng kềnh nhưng lại thích hợp với tình hình Ấn Độ, là một quốc gia có diện tích lớn, đông dân, phần lớn có thu nhập, và trình độ giáo dục thấp, nơi các quan hệ mua bán trao đổi trên thị trường tiêu dùng trực tiếp đa phần còn không chính thức, số lượng các khiếu nại giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh do vậy là rất lớn đòi hỏi một số lượng lớn các cơ quan giải quyết, giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi của NTD.
Thứ tư, nhà nước Ấn Độ có sự đầu tư tương đối lớn về mặt tài chính cho công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Thứ năm, Ấn Độ một quốc gia đang phát triển, với những hạn chế về nguồn lực, nhận thức của NTD, v.v nhưng được đánh giá là một quốc gia có bộ máy thiết chế BVNTD khá mạnh với các cơ chế BVNTD hoạt động tương đối hiệu quả thể hiện qua số lượng các vụ khiếu nại, tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết khá lớn.
2.2. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở NHẬT BẢN
Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế lớn mạnh ở châu Á và luôn đặt vấn đề bảo đảm đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững. Hệ thống pháp luật Nhật Bản về bảo vệ quyền lợi NTD đã được hình thành và phát triển trong khoảng hơn bốn mươi năm trở lại đây và đang ngày càng được hoàn thiện.
Hệ thống pháp luật bảo vệ NTD của Nhật Bản bao gồm những văn bản chủ yếu sau:
Đạo luật cơ bản Bảo vệ NTD của Nhật Bản được ban hành vào ngày 30 tháng 5 năm 1968, đây là một trong những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đặt nền móng cho các chính sách bảo vệ NTD của Nhật Bản. Tuy nhiên, trải qua một thời gian khá lâu, những điều kiện kinh tế xã hội xung quanh NTD đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự xuất hiện của internet và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, vì vậy Đạo luật cơ bản về bảo vệ NTD mới đã được ban hành vào tháng 5 năm 2004 thay thế đạo luật cũ. Tên của đạo luật này cũng đã được đổi thành “Đạo luật Tiêu dùng cơ bản”. Đạo luật này đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 2008 và 2009.
Luật Hợp đồng tiêu dùng được ban hành vào tháng 5 năm 2000, tuy nhiên mãi đến tháng 4 năm 2001 mới chính thức có hiệu lực. Đạo luật đã đưa ra các quy tắc sử xự hoàn toàn mới so với các quy định trong luật dân sự, đối với các giao dịch dân sự liên quan tới NTD.
Luật Trách nhiệm sản phẩm được ban hành ngày 1/7/1994 và có hiệu lực sau một năm kể từ ngày ban hành. Luật này quy định trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các khuyết tật của sản phẩm gây ra nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD.
Luật Giao dịch thương mại mặc định, được ban hành vào ngày 2/6/1985 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện tại của Nhật Bản. Luật này tập trung chủ yếu vào việc bảo vệ quyền lợi NTD trong các giao dịch thương mại đặc thù (mang tính chất mặc định) như bán hàng tận nhà, bán hàng qua điện thoại, bán hàng đa cấp, cung cấp dịch vụ liên tục... Theo đó để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ NTD trong các giao dịch đặc thù này, các nhà làm luật đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với các nhà cung cấp, đồng thời nghiêm cấm một số hành vi nhất định với mục đích phòng ngừa rủi ro mà NTD gặp. phải khi tham gia vào các giao dịch đó. Luật Giao dịch thương mại mặc định có những quy định khá chặt chẽ và chi tiết giúp bảo vệ NTD một cách hiệu quả.
Ngoài những quy định mang tính đặc thù về bảo vệ NTD, pháp luật bảo vệ NTD của Nhật Bản còn bao gồm những quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm như Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật An toàn thực phẩm. Những quy định này nhằm đảm bảo cho NTD được sử dụng những sản phẩm thực sự chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Hay những văn bản luật bổ trợ cần thiết khác như Luật Phòng chống các chú thích sản phẩm bất hợp lý; Luật về ngoại lệ của Luật dân sự đối với hợp đồng điện tử và thông báo chấp nhận điện tử; Luật Bảo vệ người cung cấp thông tin - “Whistleblower” với mục đích bảo vệ những cá nhân đã tiết lộ thông tin về các hành vi sai trái của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới lợi ích của NTD, lợi ích công cộng.[23]
2.2.1. Khái quát hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Nhật Bản
Khác với Ấn Độ, công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Nhật Bản chủ yếu dựa vào các thiết chế nhà nước, thiết chế xã hội (các Hội bảo vệ NTD) hoạt động chỉ mang tính chất hỗ trợ cho cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD.
Hệ thống thiết chế nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản nhìn chung được tổ chức khá chặt chẽ và có tính thống nhất. Hệ thống thiết chế nhà nước bảo vệ NTD của Nhật Bản cũng theo mô hình “hạt nhân” (tức là có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD, các cơ quan ban ngành có liên quan khác sẽ hỗ trợ cơ quan này trong việc bảo vệ NTD nói chung). Khác với Ấn Độ, mô hình cơ quan chuyên trách bảo vệ NTD Nhật Bản là mô hình cơ quan trực thuộc Chính phủ, không phải đơn vị trực thuộc bộ. Bốn cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản là Ủy ban NTD Nhật Bản, Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản, Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản và Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương.
a. Ủy ban NTD Nhật Bản
Ủy ban NTD là cơ quan thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản cùng với Ủy ban Thương mại công bằng hay Ủy ban quốc gia về an toàn của công chúng, Ủy ban NTD Nhật Bản được thành lập ngày 1/9/2009. Đây là một cơ quan độc lập có chức năng giám sát toàn thể cơ chế quản lý, bảo vệ quyền lợi NTD với các cơ quan hữu quan, trong đó bao gồm cả Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản. Các thành viên của Ủy ban được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và làm việc bán chuyên nghiệp, Ủy ban NTD Nhật Bản họp công khai 02 lần/tháng và không hạn chế đối tượng tham dự. Tất cả các tài liệu, video, biên bản có liên quan đến các cuộc họp này đều được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh các cuộc họp chính thức, Ủy ban NTD có thể tổ chức họp nội bộ trung bình 2-6 lần/tháng hoặc trong trường hợp cần thiết.
Nhiệm vụ chính của Ủy ban NTD Nhật Bản bao gồm: (i) Xây dựng chính sách và phối hợp với các bộ, cục có liên quan tới NTD đề ra các chính sách liên quan tới NTD; (ii) Đưa ra các kiến nghị điều tra về tính an toàn của các sản phẩm dịch vụ hoặc các khuyến cáo/hướng dẫn liên quan đến bảo vệ NTD cho Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản hoặc các cơ quan hữu quan.
b. Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản
Cục Bảo vệ NTD được thành lập cùng với Ủy ban NTD, là cơ quan thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản do Chính phủ thành lập. Đây là cơ quan thực thi cấp Trung ương trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản. Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản trực tiếp thực thi các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến bảo vệ NTD, bao gồm Luật Chú thích sản phẩm, Luật liên quan đến các vấn đề giao dịch, Luật An toàn thực phẩm, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm... Để đảm bảo việc thực thi đúng các quy định pháp luật về bảo vệ NTD, Cục tiến hành kiểm tra các sản phẩm và dịch vụ xem có đáp ứng tốt nhất quyền lợi NTD hay không, và đưa ra các hướng dẫn hay các quy định cho doanh nghiệp không tuân thủ luật pháp.
Ngoài ra nhằm phục vụ cho hoạt động lưu trữ thông tin chung, Cục đã xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu thông tin về sự cố NTD từ Trung ương đến địa phương, đổi mới hệ thống mạng thông tin tiêu dùng toàn quốc (mạng PIO - NET)
Bên cạnh công tác thực thi Luật và giám sát chung các hoạt động về bảo vệ quyền lợi NTD, Cục cũng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục NTD, đưa ra các thông báo thu hồi sửa chữa sản phẩm, cảnh báo, khuyến cáo tới NTD.
c. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản
Trung tâm bảo vệ NTD hay còn được gọi là Trung tâm sinh hoạt quốc dân, là một cơ quan hành chính độc lập đóng vai trò chính trong công tác bảo vệ NTD của Nhật Bản. Cơ quan này có chức năng là một cơ quan tư vấn cấp Trung ương, có chức năng điều phối và hỗ trợ cho các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương trên toàn quốc cũng như phối hợp hoạt động cùng các cơ quan chuyên trách khác về bảo vệ NTD. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản trực thuộc Cục Bảo vệ NTD Nhật Bản, không phân cấp thành các chi nhánh địa phương mà chỉ có hai văn phòng đại diện tại Tokyo và Sagamihara, Trung tâm có khoảng 200 nhân viên và được tổ chức hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản chính là đơn vị kết nối doanh nghiệp với NTD thông qua việc truyền đạt những mong muốn của NTD về sản phẩm hàng hóa dịch vụ tới các doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp có những giải pháp hoàn thiện/thay đổi sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ NTD. Với nghiệp vụ đặc trưng là tư vấn trung gian và trung gian hòa giải Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản có thể hỗ trợ cho các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương và đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan quản lý về các chính sách liên quan đến bảo vệ NTD. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản thực hiện sáu nhóm nghiệp vụ sau đây:
(i) Tư vấn: Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản tiến hành tư vấn cách thức xử lý các vụ việc phức tạp về bảo vệ NTD tại địa phương do các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương chuyển đến. Trong trường hợp này Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản không tư vấn trực tiếp cho NTD, mà tư vấn gián tiếp thông qua các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng đại phương.
(ii) Thu thập phân tích và cung cấp các thông tin tư vấn về bảo vệ NTD: Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản sẽ tiến hành thu thập phân tích các thông tin tư vấn thông qua Hệ thống mạng thông tin toàn quốc về bảo vệ người tiêu dùng (Mạng PIO - NET). Từ đó có thể đưa ra các cảnh báo cho người tiêu dùng, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông hay các cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.
(iii) Kiểm tra sản phẩm: Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản có thể tiến hành kiểm tra sản phẩm nhằm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng tại các địa phương. Bởi các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng tại địa phương không phải lúc nào cũng có đủ cơ sở vật chất kĩ thuật để kiểm tra các sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như kết luận các sản phẩm đó có đủ điều kiện an toàn hay gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc tiến hành kiểm tra sản phẩm như vậy nhằm xác định rõ trách nhiệm của các bên trong tranh chấp liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản cũng có thể tự mình tiến hành kiểm tra, tìm hiểu các vấn đề của sản phẩm để đưa ra cảnh báo đối với người tiêu dùng. Nghiệp vụ này do Văn phòng Sagamihara của Trung tâm đảm nhiệm.
(iv) Giáo dục cộng đồng (hay người tiêu dùng): việc quảng bá giáo dục đối với người tiêu dùng là nghiệp vụ hết sức quan trọng của Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản. Trung tâm có thể thông qua các hình thức như họp báo, xuất bản ấn phẩm, tờ rơi, thiết lập website điện tử... nhằm cung cấp thông tin tới người tiêu dùng.
(v) Đào tạo: không chỉ tiến hành đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ tư vấn tiêu dùng tại địa phương, Trung tâm còn tiến hành đào tạo cho các cán bộ tư vấn tiêu dùng của các doanh nghiệp.Trung tâm cũng mở những khóa đào tạo kĩ năng tư vấn tiêu dùng cho đối tượng là giáo viên cũng như học sinh, sinh viên. Ngoài ra, Trung tâm cũng triển khai kiểm tra cấp chứng chỉ “chuyên gia tư vấn tiêu dùng” trên phạm vi toàn quốc cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
(vi) Giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án (ADR - Alternative Dispute Resolution): nhằm giảm tải những khiếu kiện của người tiêu dùng, giảm bớt gánh nặng cho Tòa án, từ năm 2009 Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản đã thành lập ra Ủy ban giải quyết tranh chấp, Ủy ban gồm 15 thành viên được bổ nhiệm bởi cơ quan có thẩm quyền. Những thành viên trong Ủy ban phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật hay các kiến thức chuyên ngành khác. Những tranh chấp tiêu biểu giữa người tiêu dùng và thương nhân mà địa phương chưa giải quyết được sẽ có thể được đưa ra giải quyết tại Ủy ban giải quyết tranh chấp của Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản. Ủy ban giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành hòa giải trung gian hoặc đưa ra phán quyết (giống như phán quyết trọng tài) đối với những tranh chấp này, tùy theo sự lựa chọn của các bên. Phương thức giải quyết tranh chấp này mặc dù được tiến hành bởi cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên khác với cách thức giải quyết tranh chấp theo con đường hành chính theo quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 của Việt Nam. Việc giải quyết tranh chấp này không sử dụng tới quyền lực hành chính nhà nước, mà gần giống với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thẩm quyền của Ủy ban giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, khác với phương thức trọng tài, giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án không đòi hỏi mức phí cao và các chi phí tố tụng tốn kém khác, thủ tục tố tụng không phức tạp mà khá đơn giản, phù hợp với NTD. Vì vậy mặc dù chỉ mới được thành lập nhưng Ủy ban giải quyết tranh chấp đã tỏ ra hoạt động khá hiệu quả, giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp mỗi năm.[24] Cách thức giải quyết tranh chấp này tỏ ra rất phù hợp đối với những tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng bởi tính linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả cao. Ngoài ra, hàng năm Ủy ban này cũng tiến hành công bố công khai Danh sách kết quả tổng quan hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Đây là một trong những phương thức giúp nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng cũng như nâng cao uy tín và vai trò của Ủy ban giải quyết tranh chấp thuộc Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản.
d. Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương
Nhật Bản có khoảng 1000 Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương trên toàn quốc phân theo địa bàn tỉnh hoặc khu vực. Đây cũng là những cơ quan hành chính độc lập có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương mình. Các trung tâm này khá gần gũi và tương đồng với cơ quan bảo vệ NTD cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam (các Sở Công Thương tỉnh thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi địa bàn mình quản lý). Các trung tâm này hoạt động như những đầu mối đầu tiên, tiến hành thu thập, xử lý các thông tin về bảo vệ người tiêu dùng.
2.2.2. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Có thể thấy rằng một trong những ưu điểm lớn nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhật Bản, đó là sự đầu tư mang tính quy mô và bài bản từ phía Nhà nước. Trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Các Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản hay còn được gọi là Trung tâm sinh hoạt quốc dân, đều là những cơ quan hành chính nhà nước và đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi các chính sách về bảo vệ người tiêu dùng. Mỗi năm Nhật Bản đều dành một phần không nhỏ ngân sách nhà nước để chi cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các trung tâm này. Điều này một phần lý giải tại sao những trung tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nhật Bản hoạt động rất có hiệu quả. Trung bình mỗi năm, các trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản tiếp nhận và xử lý khoảng 900.000 vụ việc tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, tiến hành kiểm tra khoảng 370 sản phẩm để tư vấn tiêu dùng và công bố cảnh báo người tiêu dùng đối với khoảng 170 sản phẩm đã kiểm tra. Ngoài ra nhằm phục vụ mục đích quảng bá giáo dục người tiêu dùng, các Trung tâm này cũng thực hiện những nghiệp vụ như tổ chức họp báo để đưa ra các cảnh báo tới người tiêu dùng (năm 2010 tổ chức họp báo 25 lần với 68 vụ việc); phát hành ấn phẩm là tạp chí chuyên môn về bảo vệ người tiêu dùng hay các tờ rơi phố biến kiến thức về cuộc sống (Nguyệt san Người tiêu dùng phát hành khoảng 7000 bản/tháng); cung cấp thông tin nhanh chóng trên các website, email... Cử chuyên gia tư vấn thực hiện các khóa ngắn hạn về các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng với các đối tượng người tiêu dùng khác nhau tại các địa điểm trên phạm vi toàn quốc (khoảng 1000 địa điểm/năm)[25]. Với những thành tựu đáng ghi nhận đó, có thể khẳng định mô hình thiết chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nhật Bản là một mô hình khá thành công, là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2.3. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở MALAYXIA
2.3.1. Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ở Malaysia
Giống Ấn Độ, thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Malaysia gồm 2 bộ phận chủ yếu, đó là: Thiết chế nhà nước bảo vệ NTD và thiết chế xã hội-dân sự tham gia bảo vệ NTD.
2.3.1.1. Thiết chế nhà nước bảo vệ NTD ở Malaysia
Thiết chế nhà nước bảo vệ NTD của Malaysia gồm: (i) Cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ NTD; (ii) Cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng; (iii) Cơ quan điều tiết ngành.
a. Cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ NTD
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BVNTD ở Malaysia là Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia (http://www.kpdnhep.gov.my). Trong Bộ Nội thương có Vụ các vấn đề về NTD phụ trách chuyên sâu lĩnh vực này, bên cạnh các cơ quan chức năng khác. Các chức năng khác của Bộ Nội thương như quản lý giá cả và cung ứng một số các loại hàng hoá thiết yếu, quản lý các vấn đề về đo lường và trọng lượng, dấu hiệu và tên gọi; cũng có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của NTD Malaysia.
Bên cạnh chức năng quản lý hành chính và thực thi chính sách BVNTD, Bộ Nội thương có 3 chương trình chính liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm:
-
Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của NTD - thông qua một loạt các hoạt động như in sách hướng dẫn tiêu dùng, tổ chức các tọa đàm, v.v..
-
Chương trình BVNTD - bên cạnh các công tác nghiên cứu pháp luật về BVNTD, có trách nhiệm nhận khiếu nại của NTD và chuyển cho các cơ quan hữu quan giải quyết, bao gồm cả các cơ quan giải quyết tranh chấp.
-
Chương trình phát triển phong trào xã hội về BVNTD - cộng tác chặt chẽ với và giúp đỡ các tổ chức xã hội về BVNTD tại Malaysia.
b. Hội đồng tư vấn NTD quốc gia
Luật BVNTD Malaysia năm 1999 quy định Bộ trưởng Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia có thể thành lập Hội đồng tư vấn NTD quốc gia theo phần IX của Luật (sau đây gọi là ‘Hội đồng’).
Hội đồng bao gồm các thành viên: (i) Tổng Thư ký của Bộ trưởng Bộ Nội thương và BVNTD; và (ii) không quá 16 thành viên khác đại diện cho lợi ích của NTD, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các tổ chức phi Chính phủ và viện sĩ hàn lâm (học giả). Các thành viên do Bộ trưởng Bộ Nội thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 2 năm và có thể tái bổ nhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Bộ trưởng sẽ bổ nhiệm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng. Hội đồng cũng có thể mời các cá nhân khác tham dự các cuộc họp hay tranh luận của Hội đồng với mục đích tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề được thảo luận, nhưng các cá nhân này không được quyền bỏ phiếu tại cuộc họp hay tranh luận đó. Cá nhân được mời nhận tiền thù lao theo quy định của Hội đồng. Ngoài ra, theo Điều 80 của Luật, Hội đồng có thể bổ nhiệm thư ký và các viên chức khác nếu thấy cần thiết để hỗ trợ Hội đồng.
Điều 73 Luật BVNTD quy định về trách nhiệm của Hội đồng trong việc tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nội thương, bao gồm:
-
Các vấn đề về NTD và việc thực thi Luật BVNTD Malaysia;
-
Thúc đẩy công tác BVNTD và nâng cao nhận thức về công tác BVNTD; và
-
Các vấn đề khác mà Bộ trưởng đưa ra nhằm thực thi Luật này và công tác BVNTD một cách hiệu quả.
c. Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD
Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD (Tribunal for Consumer Claims) được thành lập theo Điều 85, phần XII của Luật BVNTD Malaysia năm 1999. Phần XII gồm 38 điều, quy định cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến toà án này như thành viên, thẩm quyền pháp lý, phán quyết của toà án và các vấn đề có liên quan khác. Toà án này là một bộ phận của Bộ Nội thương, có chức năng riêng, tách biệt khỏi hệ thống toà án thông thường của Malaysia (bao gồm các toà dân sự và các toà giải quyết khiếu nại có giá trị nhỏ - dưới 5,000 ringgit - vốn chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa NTD và nhà kinh doanh cho đến khi toà chuyên biệt này được thành lập). Đây là nơi mà NTD có thể nộp đơn khiếu nại đòi bồi thường vì những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ, đảm bảo cho khiếu nại được xem xét trong thời gian ngắn nhất, với thủ tục đơn giản và chi phí thấp nhất có thể.
Theo Điều 86 của Luật BVNTD, Tòa án gồm có một Chủ tịch và một Phó chủ tịch (là những công chức ngành Luật và Tư pháp) và không ít hơn 5 thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội thương bổ nhiệm. Hệ thống toà án này bao gồm tổng cộng 15 toà có mặt ở từng bang của Malaysia.
Tòa án này xem xét và phân xử:
-
Bất kỳ một khiếu nại đòi bồi thường nào liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong thẩm quyền của nó theo Luật quy định;
-
Khi mà tổng số tiền đòi bồi thường không vượt quá 25,000.00 Rigit; và
-
Bất kỳ các vấn đề khác do Bộ trưởng quy định bằng chỉ thị đăng trên Công báo;
Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc bất kỳ một thành viên nào của Tòa án do Chủ tịch đề xuất sẽ thực hiện thẩm quyền của tòa.
Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đòi bồi thường sau:
-
Các khiếu nại phát sinh từ cái chết hoặc thiệt hại của một cá nhân;
-
Các khiếu nại đòi lấy lại đất, hoặc bất kỳ bất động sản nào hoặc các lợi ích liên quan đến vấn đề đất đai;
-
Các khiếu nại trong đó quyền về đất đai, hoặc bất động sản, lợi ích về đất đai, hoặc nhượng quyền thương mại là vấn đề phải xem xét;
-
Các tranh chấp liên quan đến: lợi ích của người nào đó theo di chúc hoặc không có di chúc để lại; thiện chí; bất kỳ một sự lựa chọn hành động nào; bất kỳ một bí mật kinh doanh hoặc quyền sở hữu trí tuệ;
-
Trong trường hợp có những Tòa án khác được thành lập theo luật định đã xem xét và phân xử những khiếu nại đòi bồi thường về các vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án này.
Thẩm quyền của Tòa án được giới hạn trong những khiếu nại mà nguyên nhân dẫn đến hành vi khiếu nại phát sinh trong vòng 3 năm trở lại.
d. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia
Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia (NCCC), được chính thức thành lập bởi Datuk Hj. Mohd Shafie Hj.Apdal, Bộ trưởng Bộ Nội thương và các vấn đề về NTD vào ngày 13 tháng 7 năm 2004. Trung tâm này được khởi xướng với sự phối hợp của Hiệp hội nghiên cứu và giáo dục NTD (ERA), Hội BVNTD các bang Selangor và Wilayah Persekutuan và Bộ Nội thương và các vấn đề về NTD.
Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia có chức năng giúp đỡ NTD giải quyết vấn đề và khiếu nại bằng việc đảm bảo những khiếu nại này sẽ được chuyển đến cơ quan chức năng liên quan và đồng thời trung tâm cũng đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa NTD và doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp khiếu nại.
Trong năm 2006, con số các vụ khiếu nại của NTD do NCCC giải quyết thành công cũng như chuyển đến các cơ quan thuộc hệ thống là khá cao. Số đơn khiếu nại của NTD mà NCCC giải quyết là 13.724 chiếm 74,8% trong tổng số đơn khiếu nại của NTD thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác nhau[26].
e. Các cơ quan điều tiết ngành
Các vấn đề về BVNTD (an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, khiếu nại, v.v.) trong các ngành có điều tiết, ví dụ như viễn thông, điện lực, v.v. đều do các cơ quan điều tiết ngành phụ trách. Ví dụ như Ủy ban điều tiết ngành viễn thông và Đa truyền thông (SKMM) có một Bộ phận riêng phụ trách giải quyết khiếu nại của NTD. NTD có thể nộp đơn khiếu nại về chất lượng dịch vụ. v.v online hoặc tại văn phòng của cơ quan này. Trong khi đó, Ủy ban điều tiết ngành năng lượng (ST) ủy thác cho bốn công ty điện lực lớn tại Malaysia giải quyết các khiếu nại của NTD về chất lượng dịch vụ của họ.
2.3.1.2. Tổ chức xã hội - dân sự
Trong Luật BVNTD Malaysia không có quy định điều chỉnh về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của các Hội BVNTD, nhưng trên thực tế, hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia diễn ra rất sôi nổi. Rất nhiều hội BVNTD ở các bang đã được thành lập từ trước khi Luật BVNTD được ban hành năm 1999. Ở Malaysia, Hội BVNTD cấp bang được thành lập trước khi thành lập Hội BVNTD cấp liên bang.
Hội BVNTD liên bang Malaysia (FOMCA) là một tổ chức phi Chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận, hướng tới đảm bảo quyền công dân tại Malaysia. Tổ chức này là ngôi nhà chung cho tất cả các Hội BVNTD đã đăng kí thành lập ở Malaysia. FOMCA là cầu nối, gắn kết các hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia lại với nhau và tiến hành các hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy phong trào BVNTD.
Cơ cấu tổ chức của FOMCA: gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, cố vấn (là những cựu chủ tịch của FOMCA), cố vấn pháp lý, và ban quản trị văn phòng.
FOMCA có vai trò:
-
Nghiên cứu các vấn đề về NTD và ảnh hưởng của nó lên NTD;
-
Thúc đẩy và thực hiện công tác giáo dục cho NTD;
-
Tuyên truyền phổ biến, thúc đẩy phong trào NTD phát triển;
-
Nếu được yêu cầu, sẽ tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu chính của FOMCA là:
-
Thúc đẩy phát triển và mở rộng các phong trào BVNTD có tổ chức ở Malaysia.
-
Giải quyết các vấn đề của NTD và thúc đẩy quyền lợi của NTD;
-
Thúc đẩy thông qua sức mua của NTD một định hướng phát triển dựa trên sức cầu để đảm bảo công bằng về kinh tế và xã hội và chất lượng môi trường sống cho tất cả mọi người.
-
Có vai trò như ban cố vấn, điều phối các hội BVNTD khác ở Malaysia.
FOMCA cũng được Hội đồng cố vấn BVNTD quốc gia cấp kinh phí hoạt động.
2.3.2. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD Malaysia
Hệ thống thiết chế BVNTD của Malaysia khá giống với hệ thống của Ấn Độ ở các điểm sau:
-
Cơ quan BVNTD có vị trí cao trong Chính phủ đảm bảo độc lập, quyền lực và sự ủng hộ chính trị;
-
Có sự tách bạch chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp, lập quy, và giải quyết tranh chấp trong BVNTD để đảm bảo tính độc lập, chuyên biệt đồng thời có sự cộng tác chặt chẽ giữa các cơ quan này;
-
Thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp rộng khắp đến tận cơ sở, dễ tiếp cận;
-
Duy trì quan hệ cộng tác với các cơ quan điều tiết ngành và tổ chức xã hội để đảm bảo sự ủng hộ về mặt xã hội.
Hệ thống này được đánh giá khá cao về tính tổ chức và hiệu quả trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có không ít chỉ trích của giới phê bình và các tổ chức xã hội độc lập về một số điểm yếu còn tồn tại của hệ thống, ví dụ như Vấn đề lạm quyền của một số công chức Chính phủ, hay quy trình bổ nhiệm các thành viên cao cấp còn thiếu minh bạch và tính giải trình. Có thể nói đây cũng là một mặt trái của quyền lực nhà nước cao được trao cho các cơ quan pháp quyền của hệ thống.
2.4. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD Ở SINGAPORE
Mô hình của Singapore có điểm đặc biệt so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đó là các vấn đề liên quan đến BVNTD do một tổ chức dân sự - xã hội nằm ngoài hệ thống công quyền chịu trách nhiệm chính. Cơ quan công quyền duy nhất có chức năng liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD là Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương Singapore. Tất cả trách nhiệm để bảo vệ NTD trong đó có việc giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh được Luật BVNTD Singapore, trao quyền cho Hội NTD Singapore (CASE). Việc thiết kế mô hình thiết chế bảo vệ NTD của Singapore giúp giản tiện và gọn nhẹ hóa bộ máy hành chính và tư pháp, trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu BVNTD trong xã hội.
2.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD Singapore
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD Singapore là Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPS), trực thuộc Bộ Công Thương Singapore. Theo quy định của Luật BVNTD Singapore năm 2004 trong mục miêu tả thương mại và yêu cầu về an toàn, Vụ An toàn sản phẩm có trách nhiệm quản lý và kiểm soát an toàn sản phẩm đối với NTD. Đơn vị này được hưởng kinh phí từ ngân sách của Chính phủ đồng thời được hưởng lệ phí thu từ các doanh nghiệp theo quy định của nhà nước. Biện pháp quản lý an toàn sản phẩm là dán "Nhãn an toàn" đối với danh mục hàng hoá bắt buộc phải quản lý về an toàn sản phẩm. Đồng thời, cơ quan này cũng có trách nhiệm kiểm tra an toàn sản phẩm tiêu dùng lưu thông trên thị trường. Hiện nay, hoạt động của Vụ bao gồm:
+ Xây dựng và hoàn thiện các quy định về an toàn sản phẩm;
+ Hướng dẫn nhà sản xuất và nâng cao kiến thức cho NTD về an toàn sản phẩm;
+ Điều tra các sự cố mất an toàn đối với NTD;
+ Kiểm tra giám sát "nhãn an toàn" của hàng hoá lưu thông trên thị trường của 45 loại hàng hóa bắt buộc.
Vụ này tổ chức kiểm tra giám sát "nhãn an toàn" của hàng hóa lưu thông trên thị trường theo định kỳ 5 năm kiểm tra 1 lần đối với mỗi nhà phân phối. Ngoài ra, Vụ cũng có thể kiểm tra đột xuất khi phát hiện có vi phạm dựa vào thông tin của phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến phản hồi của NTD và thông tin từ các cơ sở sản xuất. Ngoài ra mỗi năm, Vụ phát động 01 chiến dịch hành động vì an toàn sản phẩm với những chủ đề theo từng năm như: “Tìm kiếm nhãn an toàn”; “Kiểm tra nhãn an toàn”; “Ngôi nhà an toàn với nhãn an toàn”; Tôi là NTD sản phẩm với nhãn an toàn; Tôi tìm kiếm nhãn an toàn, còn bạn thì sao? Với những tuần lễ an toàn trên toàn đất nước Singapore sẽ có chương trình quảng bá rộng rãi trên truyền hình; trò chơi trên truyền hình; triển lãm; rút thăm trúng thưởng; tờ rơi quảng cáo; sách hướng dẫn sử dụng an toàn cho NTD; điều tra sự hiểu biết của NTD qua từng năm.
CPS kiểm tra định kỳ thực hiện theo các bước sau:
+ Điều tra tình hình thực tế tại địa điểm kiểm tra - Đưa ra mục tiêu của đợt kiểm tra- Kiểm tra "safety mark" của hàng hóa thuộc danh mục phải có "safety mark" theo quy định, nếu cửa hàng vi phạm quy định sẽ mời chủ cửa hàng về cơ quan quản lý CPS xử lý vi phạm phạt tiền tới 10.000 $ và phạt tù tới 2 năm. Thường mỗi năm xử phạt từ 6-8 cơ sở với mức từ 500-2000 $/lcơ sở.
+ Ngoài 45 sản phẩm trong danh mục nếu xuất hiện các sản phẩm khác gây mất an toàn thì CPS cũng sẽ tiến hành kiểm tra và sẽ xem xét để bổ sung vào danh mục bắt buộc phải có "safety mark". Kết thúc kiểm tra CPS có thông báo kết quả cho doanh nghiệp bị kiểm tra.
Đối với trường hợp kiểm tra đột xuất khi có vi phạm thì CPS thực hiện theo các bước: Tiếp nhận thông tin (kể cả chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế); kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm; kiểm tra nguồn cung cấp phân phối loại sản phẩm vi phạm; công bố trên phương tiện thông tin đại chúng biết về sản phẩm vi phạm an toàn; ngừng lưu thông sản phẩm, xem xét lại việc chứng nhận "safety mark", yêu cầu nhà phân phối có biện pháp ngăn chặn kịp thời; nhà phân phối phải tự kiểm tra 100% số sản phẩm đó trong những lô tiếp theo; cơ quan CPS sẽ giám sát việc thực hiện các yêu cầu trên trong vòng 6 tháng.
2.4.2. Hiệp hội BVNTD Singapore
Hiệp hội BVNTD Singapore (CASE) là tổ chức phi Chính phủ được thành lập từ năm 1971. Khi được thành lập, Thủ tướng Go Chor Tong đã cấp cho tổ chức này 5 triệu đô la Singapore. Hoạt động của Hội này dựa vào tiền đóng góp của các thành viên tham gia Hội, phí thu được từ các vụ khiếu kiện của NTD và tiền quyên góp từ thiện thông qua các hoạt động thể thao. Mục đích thành lập cũng như chức năng chính của CASE bao gồm:
+ Giáo dục NTD thông qua việc cung cấp thông tin, kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến nhằm giúp họ thành những NTD thông thái;
+ Làm việc với doanh nghiệp và khu vực bán lẻ nhằm thúc đẩy thương mại lành mạnh có lợi cho NTD;
+ Thúc đẩy việc xây dựng các văn bản luật liên quan đến BVNTD.
Mặc dù không phải là cơ quan nhà nước nhưng vai trò và khả năng ảnh hưởng của CASE trong lĩnh vực NTD rất lớn, nhất là hoạt động dự thảo và vận động hành lang cho các đạo luật liên quan đển BVNTD, ví dụ như Luật BVNTD của Singapore[27] năm 1975, Luật Kinh doanh và bán hàng đa cấp sửa đổi năm 2000, Luật Quảng cáo sửa đổi năm 2003, Luật BVNTD mới năm 2004[28]. Điều này cho thấy CASE nắm trong tay thực quyền để giải quyết tốt những vấn đề về NTD. Khi Luật BVNTD năm 2004 chính thức có hiệu lực, CASE cũng đã kí Biên bản hợp tác với 21 hiệp hội doanh nghiệp và các đối tác nhằm thúc đẩy việc triển khai luật cũng như thúc đẩy công tác hòa giải liên quan đến khiếu nại của NTD.
CASE có chiến lược tuyên truyền quảng bá hình ảnh ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ năm 1975, CASE đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác với Trung tâm phát thanh truyền hình Singapore để thực hiện các chương trình NTD trên đài và vô tuyến. Năm 1996, CASE chính thức có mặt trên mạng Internet và ra Tạp chí NTD “Consumer Magazine” in màu toàn bộ. Xuất phát từ mục đích đặt lợi ích của NTD lên trên hết, CASE không ngừng phát triển những kế hoạch truyền thông để tiếp cận với NTD như: lên sóng chương trình phát thanh CASE Talk để giải đáp thắc mắc của NTD trên hệ News Radio 93.8; thành lập và hỗ trợ Mạng lưới hoạt động tiêu dùng do sinh viên quản lý của Trường Đại học Quản lý SMU (năm 2001); thậm chí CASE Talk còn được mở rộng sang kênh 95.8 FM của Capital Radio để tiếp cận thính giả Trung Quốc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của CASE khá gọn nhẹ nhưng làm việc rất hiệu quả và bao quát được nhiều lĩnh vực về BVNTD. Hiện tại tuy chỉ trả lương cho khoảng trên 30 nhân viên làm việc chính thức nhưng CASE có một mạng lưới đông đảo các tình nguyện viên làm việc tại 8 trung tâm hòa giải.
Có thể khẳng định rằng CASE hoạt động rất hiệu quả nhờ có việc phối hợp chặt chẽ với không chỉ các cơ quan trong nước mà còn tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.
Trong nước, Hiệp hội có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý như SR1NG, AVA[29]. Kể từ năm 2002, CASE phối hợp với Bộ Y tế nhằm đảm bảo các hóa đơn chứng từ của bệnh viện luôn minh bạch và rõ ràng. Năm 2006, CASE và Hiệp hội các đại lý du lịch quốc gia[30] đã cùng nhau phát động kế hoạch xây dựng sự tín nhiệm chung của NTD cho ngành công nghiệp du lịch (Joint accreditation scheme). Ngoài ra, CASE cũng áp dụng những Thỏa thuận mẫu và quảng cáo minh bạch đối với các cơ quan giới thiệu việc làm đã được công nhận.
Ngoài nước, từ năm 1972, CASE đã trở thành thành viên thông tin[31] của IOCU[32] và đến năm 2002 trở thành thành viên liên kết[33]. Năm 2005, CASE là nước đầu tiên trên thế giới kí Biên bản ghi nhớ với Ủy ban điều phối NTD[34] của Ấn Độ. Cũng trong năm đó, CASE gia nhập Hiệp hội kiểm tra nghiên cứu Quốc tế BVNTD[35] với mục đích nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu và kiểm tra sản phẩm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD.
Nhìn vào những đóng góp và hoạt động của CASE có thể thấy được tính hiệu quả của các tổ chức này. Thực tế, CASE thực hiện đồng thời nhiều chức năng: dự thảo và xây dựng luật để đề xuất lên Chính phủ, thực thi những quyền hành pháp nhất định theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác khi triển khai hoạt động.
Với đặc thù là tổ chức phi Chính phủ, CASE đã tận dụng được số lượng không nhỏ tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động của mình góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc cũng như tận dụng được nguồn nhân lực ấy.
Về việc giải quyết tranh chấp của NTD, trình tự giải quyết khiếu nại của CASE được tiến hành theo từng bước sau:
-
Xem xét các chứng cứ từ 2 phía NTD và nhà cung cấp;
-
Hòa giải tại các trung tâm;
-
Nếu không được sẽ chuyển sang giải quyết bằng cách khiếu kiện ra tòa dân sự.
Thực tế qua các năm tỉ lệ hoà giải được tại các trung tâm của CASE chiếm 80% các vụ khiếu kiện của NTD.
Uy tín của CASE không ngừng được nâng cao khi mà Hiệp hội này luôn sáng tạo ra những kênh mới để tiếp cận với NTD và luôn tìm hiểu, chia sẻ nguyện vọng của NTD đồng thời đứng về phía họ trong trường hợp quyền lợi bị các doanh nghiệp xâm phạm. Phương châm giáo dục NTD của CASE sẽ phát huy hiệu quả bởi lẽ trình độ học vấn của người dân Singapore nhìn chung rất cao, dân số lại ít. Năm 2007 vừa qua, CASE lần đầu tiên tổ chức sự kiện “Đồng hành cùng CASE” trên quy mô cả nước để kỉ niệm ngày Quyền NTD thế giới.
Bên cạnh các hoạt động trong nước, từ năm 2005, CASE bắt đầu tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế với Ủy ban BVNTD của Ấn Độ và Hiệp hội tiêu dùng Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ “tham vọng” nối dài cánh tay BVNTD của CASE trên phạm vi xuyên quốc gia.
Nhìn chung, CASE luôn có những đổi mới và sáng tạo trong quá trình hoạt động, cùng với tiếng nói không nhỏ trong việc xây dựng Luật BVNTD, CASE đã tạo được uy tín đối với NTD và đông đảo doanh nghiệp Singapore. CaseTrust là một điển hình cho những đóng góp của CASE. CaseTrust được hiểu là một loại mã (code) được CASE kiểm nghiệm và cấp cho các doanh nghiệp, cửa hàng để chứng minh cho NTD về chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ. CaseTrust có thể được ví như một dạng “tem bảo hành”, là bên trung gian thu hút được lòng tin của cả NTD và doanh nghiệp. Sáng kiến này của CASE (1999) đến nay vẫn nhận được hưởng ứng và hợp tác từ phía doanh nghiệp và đông đảo NTD.
2.4.3. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Singapore
Singapore được xem là một trong những nước tiến bộ hàng đầu trên thế giới, luôn tìm ra những cách thức mới để bảo vệ người dân nói chung và NTD nói riêng, về công việc BVNTD, như đã nói ở trên, mô hình của Singapore không giống như nhiều quốc gia khác, do đặc thù nền kinh tế quốc dân có quy mô nhỏ, nên cơ quan nhà nước không hoàn toàn kiểm soát vấn đề trên mà trách nhiệm chính được trao cho Hiệp hội NTD Singapore (CASE), một tổ chức phi Chính phủ. CASE cũng được trang bị đầy đủ nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng của mình. Kinh nghiệm đáng học hỏi từ hoạt động của CASE là việc CASE không ngừng đưa ra các sáng kiến để tự tăng cường năng lực bản thân trong lĩnh vực BVNTD, cũng như huy động nguồn lực bổ sung (nhân lực tình nguyện, sự hợp tác của các cơ quan khác) để phục vụ cho công tác này, trên cơ sở nguồn lực tài chính ban đầu do Chính phủ trao cho. Có thể nói tính linh hoạt và sáng tạo là đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống thiết chế BVNTD tại Singapore.
2.5. KINH NGHIỆM THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD CỦA THÁI LAN
Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Thái Lan gồm: thiết chế nhà nước và thiết chế xã hội - dân sự.
2.5.l. Cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD Thái Lan
Các cơ quan nhà nước về BVNTD Thái Lan nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Những cơ quan này đồng thời cũng là cơ quan điều tiết ngành, bao gồm: (Ủy ban BVNTD) và Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếpẻ
a. Ủy ban BVNTD (Consumer Protection Board- CPB)
Ủy ban này gồm Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch và các thành viên khác: Tổng thư ký cho Thủ tướng Chính phủ, Thư kí thường trực của Văn phòng Thủ tướng, Thư ký thường trực của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, Thư ký thường trực của Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Tổng thư ký Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm, tám thành viên có đủ điều kiện được bổ nhiệm bởi Hội đồng Bộ trưởng, Tổng thư ký của Văn phòng Ủy ban BVNTD. Nhiệm kỳ của các thành viên này là 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
Ủy ban BVNTD gồm có 3 ban sau: Ban về nhãn mác, Ban về hợp đồng, Ban về quảng cáo. Mỗi ban bao gồm không ít hơn 7 và không nhiều hơn 13 thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng, do Ủy ban BVNTD bổ nhiệm. Mỗi một thành viên có nhiệm kỳ là 2 năm.
Ngoài ra còn có các tiểu ban: như Tiểu ban về đàm phán: hợp đồng, quảng cáo, nhãn mác; Tiểu ban quyết định và giám sát quảng cáo; Tiểu ban về xem xét khiếu nạiử
Ủy ban BVNTD có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
-
Xem xét các khiếu nại của NTD khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt hại do hành vi của doanh nghiệp;
-
Khởi kiện đối với hàng hóa gây hại cho sức khỏe NTD theo Điều 36 Luật BVNTD;
-
Công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền lợi của NTD, và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ hay tên của chủ thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;
-
Đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ban, xem xét và quyết định kháng nghị đối với lệnh của Ban;
-
Ban hành các quy định liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của Ban và tiểu ban;
-
Giám sát và thúc đẩy việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cán bộ có thẩm quyền, các quan chức Chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác theo quy định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán bộ có thẩm quyền đối với vi phạm đến quyền của NTD;
-
Khởi tố theo pháp luật các vụ vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD khi Ủy ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu theo Điều 39 của Luật BVNTD
-
Đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện pháp BVNTD, xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến BVNTD khi được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao.
-
Công nhận các tổ chức thành lập theo Điều 40 của Luật BV NTD.
-
Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của Ủy ban.
Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Ủy ban có thể giao cho Văn phòng Ủy ban BVNTD thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất để trình lên Ủy ban xem xét.
Văn phòng Ủy ban BVNTD (OCPB) thuộc Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo Luật BVNTD, chịu sự quản lý và kiểm soát của Thủ tướng Chính phủ. Người đứng đầu cơ quan này là Tổng thư ký, đồng thời sẽ là thư ký và thành viên của Ủy ban BVNTD.
Được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Ủy ban BVNTD giao phó, OCPB có thẩm quyền và trách nhiệm như sau:
-
Tiếp nhận khiếu nại của NTD khi quyền lợi của họ bị xâm hại do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra;
-
Theo dõi và giám sát các hoạt động của những doanh nghiệp vi phạm quyền của NTD, và sắp xếp để kiểm tra và thẩm định chất lượng hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Thúc đẩy hay tiến hành việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến BVNTD cùng các viện nghiên cứu hay các cơ quan khác;
-
Thúc đẩy giáo dục cho NTD về an toàn và nguy hại của hàng hóa, dịch vụ;
-
Phổ biến thông tin kỹ thuật và thông tin giáo dục tới NTD nhằm tạo thói quen tiêu dùng tốt cho sức khỏe, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên;
-
Hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, thúc đẩy hoặc xây dựng các tiêu chuẩn của hàng hóa và dịch vụ;
-
Thực hiện các hoạt động khác do các Ban hoặc Ủy ban giao phó
Luật BVNTD Điều 39 trao cho Ủy ban BVNTD quyền tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của NTD khi Ủy ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.
Trong trường hợp Ủy ban thấy cần thiết tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của NTD hoặc khi nhận được khiếu nại của NTD mà các quyền của họ bị xâm phạm, và Ủy ban nhận thấy rằng việc khởi tố sẽ có lợi cho NTD xét về tổng thể thì Ủy ban có quyền chỉ định công tố viên với sự chấp thuận của Tổng Vụ trưởng Vụ công tố, hoặc một công chức chuyên trách về BVNTD trong OCPB tiến hành khởi kiện vụ án dân sự và khởi tố vụ án hình sự tại toà án đối với những người vi phạm quyền của NTD. Tất cả mọi chi phí đều được miễn trừ.
Tóm lại, NTD sẽ không trực tiếp mà gián tiếp khởi kiện theo pháp luật về việc vi phạm các quyền của NTD thông qua Ủy ban BVNTD và các Hội BVNTD được thừa nhận.
b. Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp
Bên cạnh Luật BVNTD năm 2002, Thái Lan có thông qua một đạo luật nữa cũng có tầm quan trọng cao trong lĩnh vực này - Đạo luật về Bán hàng và Tiếp thị trực tiếp. Đạo luật này bảo vệ NTD tránh khỏi sự ràng buộc của các hợp đồng bán hàng trực tiếp một chiều không công bằng, tránh khỏi bị lừa bởi các hình thức bán hàng đa cấp bất chính, và bảo vệ sự riêng tư của NTD trước các hình thái tiếp thị trực tiếp.
Theo đạo luật này, một Ủy ban Bán hàng và Tiếp thị trực tiếp được thành lập, bao gồm một Chủ tịch do Nội các bổ nhiệm, 4 thành viên mặc nhiên (Cục trưởng Cục Nội thương, Cục trưởng Cục Xúc tiến Công nghiệp, người đứng đầu lực lượng cảnh sát hoàng gia Thái Lan, và Tổng Thư ký Ủy ban Lương thực và Dược liệu), 4 thành viên được bổ nhiệm từ các hiệp hội có liên quan đến tiếp thị và bán hàng trực tiếp và BVNTD, và 4 thành viên khác nữa theo yêu cầu (trong đó có 2 đại diện của giới doanh nghiệp). Chủ tịch Ủy ban BVNTD sẽ chịu trách nhiệm giữ sổ đăng ký bán hàng và tiếp thị trực tiếp, trong khi Tổng thư ký của Văn phòng Ủy ban BVNTD sẽ tham gia vảo Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp với tư cách thành viên và thư ký.
Ủy ban này có nhiệm kỳ 3 năm bao gồm các tiểu ban về bán hàng và tiếp thị trực tiếp, tiểu ban về quy tắc và thử tục thông báo, tiểu ban về so sánh sai lệch, tiểu ban về xem xét khiếu nại NTD. Ủy ban này có chức năng BVNTD trong hệ thống bán hàng và tiếp thị trực tiếp, và có thể đưa ra các khuyến cáo chung cho NTD về các loại mặt hàng, dịch vụ “có thể gây hại” và danh tính các nhà sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó mà không cần phải giải trình cụ thể về các khuyến cáo này. Ủy ban này do Văn phòng Ủy ban BVNTD giám sát, quản lý và hỗ trợ.
2.5.2. Tổ chức xã hôi - dân sư
Một trong các tổ chức xã hội BVNTD nổi bật nhất của Thái Lan là Tổ chức vì NTD (Foundation for Consumers - FFC), thành lập năm 1994. Tổ chức này là một thành viên cốt cán giúp thành lập Hiệp hội các Tổ chức BVNTD Thái Lan (CCOT) gồm 17 thành viên là các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực như sức khoẻ, giới tính, nông nghiệp, quyền của người lao động. FFC có thành lập một Trung tâm Khiếu nại và Hỗ trợ pháp lý và phát hành một tạp chí tiêu dùng có tên “Tạp chí Người mua thông thái” với 12,000 độc giả thường xuyên. Các vụ khiếu nại do Trung tâm Khiếu nại và Hỗ trợ pháp lý giúp giải quyết được đăng lên tạp chí này và thông qua đó tới tay giới truyền thông mở rộng.
Các hội BVNTD được Ủy ban BVNTD cho phép thành lập. Theo Điều 40 của Luật BVNTD Thái Lan: “Bất kỳ hội nào có mục tiêu BVNTD hoặc chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh và có điều lệ, hội đồng, thành viên và các phương pháp hoạt động hoàn toàn phù hợp với các điều kiện do quy định của Bộ đặt ra thì đều có quyền làm đơn gửi Ủy ban xin công nhận quyền tiến hành các thủ tục khởi tố theo pháp luật như quy định tại Điều 41.
Điều 41 của Luật quy định rằng, trong việc khởi tố theo pháp luật về việc vi phạm các quyền của NTD, các hội đã được Ủy ban công nhận có quyền khởi tố hình sự hay dân sự hay tiến hành kiện cáo để BVNTD và có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại thay mặt cho thành viên của hội nếu hội được thành viên của mình ủy quyền thay mặt đòi bồi thường thiệt hại.
Luật BVNTD cũng quy định bảo vệ quyền lợi của các thành viên đã ủy quyền cho hội tiến hành các vụ khiếu nại, kiện tụng bằng việc quy định hội sẽ không được rút lui việc kiện tụng nếu không được Tòa án chấp thuận, và rằng việc rút lui một vụ kiện hay thôi xét xử một vụ kiện, v.v chỉ được thực hiện nếu có giấy đồng ý của người ủy quyền gửi lên Tòa án.
2.5.3. Nhận xét, đánh giá về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Thái Lan
Về nguyên tắc, hệ thống cơ quan nhà nước về BVNTD của Thái Lan là khá độc lập, tập trung và có quyền lực cao, với Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch của CPB (cơ quan lập quy về BVNTD), và Văn phòng của CPB (cơ quan thực thi) thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng có những quyền lực thực tế khá mạnh, có tính răn đe cao, ví dụ như đưa ra khuyến cáo về các sản phẩm dịch vụ có hại mà không cần giải trình hay chứng minh. Điều này có lợi là nâng cao vị thế của công tác BVNTD tại Thái Lan, tạo thuận lợi cho công tác thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể về công tác thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp tiêu dùng nào có sẵn cho phép đánh giá mức độ thành công của hệ thống này. Hệ thống giải quyết tranh chấp của Thái Lan vẫn còn thiên quá nhiều về hòa giải thương lượng và các biện pháp hành chính, chưa tách bạch khỏi đươc hệ thống Tòa án nói chung. Hệ thống BVNTD cũng có sự hợp tác chặt chẽ của cơ quan cảnh sát hoàng gia Thái Lan.
2.6. ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Qua tìm hiểu, nghiên cứu năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD của một số quốc gia ở châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng có thể rút ra một số nhận định sau:
Thứ nhất, mặc dù có các cách tiếp cận khác nhau nhưng các quốc gia nêu trên đều có một hệ thống thiết chế bảo vệ NTD bao gồm thiết chế nhà nước và thiết chế xã hội - dân sự kết hợp để thực thi pháp luật bảo vệ NTD có hiệu quả. Nhìn chung đối với thiết chế nhà nước, các quốc gia đều có cơ quan nhà nước chuyên biệt về BVNTD. Ấn Độ và Malaysia có cả một Bộ các vấn đề liên quan đến NTD. Nhật Bản, Thái Lan có một Ủy ban về BVNTD đặc biệt ở Thái Lan, Ủy ban này do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Điều này giúp tăng cường quyền lực thực thi pháp luật của hệ thống thiết chế BVNTD, có ảnh hưởng tích cực đến năng lực bộ máy nhà nước trong công tác bảo vệ NTD. Singapore là trường hợp ngoại lệ nơi không sử dụng công quyền là chính để BVNTD, thay vào đó là thông qua quyền lực của xã hôi dân sự. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là CASE nhận được sự đỡ đầu của chính Thủ tướng Go Chor Tong. Nhật Bản, tổ chức xã hội (Hội bảo vệ NTD) cũng tham gia vào công tác bảo vệ NTD nhưng chỉ mang tính hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ NTD và là cầu nối giữa doanh nghiệp và NTD còn công tác bảo vệ NTD chủ yếu dựa vào thiết chế nhà nước.
Do đó, mặt trái trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD của thiết chế nhà nước là vấn đề là hiện tượng lạm quyền, dĩ nhiên, cần được luôn luôn chú ý ngăn chặn và xem xét, ví dụ như xây dựng và đảm bảo một cơ chế bố nhiệm, kiểm tra và thanh tra nghiêm ngặt.
Thứ hai, việc phát triển một hệ thống chuyên trách để giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa NTD và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao năng lực của hệ thống thiết chế BVNTD. Ấn Độ có cả một hệ thống bán tư pháp quy mô rộng khắp từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương chịu trách nhiệm về vấn đề này, với nhân sự có kinh nghiệm hoạt động trong các cơ quan tư pháp. Hệ thống này còn có sự hỗ trợ của các phòng, ban chuyên trách ở các cơ quan hữu quan, và các nỗ lực hòa giải tại các tổ chức dân sự - xã hội. Malaysia có Tòa án chuyên trách về NTD. Tại Singapore, CASE là đầu mối xử lý tất cả các tranh chấp, khiếu nại của NTD trước khi tới bước chuyển ra tòa dân sự, với mức độ thành công vụ việc lên đến 80%. Tương tự như vậy tại Thái Lan với vai trò của OCPB. Việc phát triển và sử dụng chuyên môn tư pháp trong hệ thống giải quyết tranh chấp cũng cho phép bảo vệ quyền lợi của NTD một cách hiệu quả. Đặc biệt, tất cả các quốc gia mà chúng tôi tham khảo kinh nghiệm đều có một quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại tiêu dùng gọn nhẹ, dễ tiếp cận, không đòi hỏi nhiều kinh phí, để thân thiện hơn với NTD.
Thứ ba, để thực thi pháp luật bảo vệ, 2 yếu tố vô cùng quan trọng, cần được đầu tư đó là về nhân lực và tài chính cho hệ thống thiết chế bảo vệ NTD này. Trong khi nhu cầu về làm gọn nhẹ bộ máy hành chính là hiển nhiên, các đầu tư thiết yếu này là tối cần thiết, để hệ thống thiết chế bảo vệ NTD có thể hoạt động trên một nền tảng vững chắc. Dĩ nhiên, là các cơ quan, tổ chức nhận được đầu tư cần phải chịu trách nhiệm (accountability) cũng như minh bạch (transparency) về việc các khoản đầu tư đó được sử dụng hiệu quả như thế nào. Kinh nghiệm thế giới về cơ chế kiểm toán xã hội (social audits) có thể được xem xét học tập liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức dân sự - xã hội trong lĩnh vực này nên được khuyến khích, thậm chí thể chế hóa (institutionalize), để tạo ra sự cân bằng cho bộ máy và giúp huy động thêm các nguồn lực và sự ủng hộ trong xã hội đối với vấn đề BVNTD.
Thứ tư, khi bộ máy đã được thiết kế với mức độ trao quyền thích hợp, có đầu tư ban đầu vững chắc, với chuyên môn sâu và chuyên biệt về BVNTD, các công nghệ mới cũng như các sáng kiến hoạt động mới cần được không ngừng áp dụng và triển khai, giúp hệ thống thiết chế BVNTD đến gần hơn với mỗi đối tượng được bảo vệ, ví dụ như số hóa (digitalization) hệ thống, sử dụng nhiều kênh giao tiếp: truyền thống thông qua các phương tiện truyền thông cũ như tivi, báo, đài; trung tầm như mạng Internet, đường đây nóng (hotlines) và các trung tâm giải đáp (call centres); hoặc cập nhật nhất như các ứng dụng trên điện thoại thông minh (smart phones), v.v.. Nhật Bản, Malaysia đã xây dựng một hệ thống mạng lưới ngân hàng dữ liệu thông tin về sự cố NTD từ Trung ương đến địa phương đã giúp cho việc tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của NTD một cách hiệu quả hơn.
Thứ năm, vấn đề hợp tác quốc tế cũng cần được chú trọng đẩy mạnh cho cả khu vực công quyền và phi công quyền, ngày nay khi các vấn đề NTD đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia với thương mại điện tử (e-commerce) và phong trào tự do hóa thương mại.
Thứ sáu, công tác giáo dục cho NTD ở các nước mà đề tài nghiên cứu rất được chú trọng. Ở các quốc gia như Malaysia và Singapore, vấn đề BVNTD hiện đã được đưa vào trường học, từ cấp tiểu học đến đại học. Ở Ấn Độ, các nhà hoạt động xã hội về quyền của NTD đến tận các làng mạc hẻo lánh nhất để nói chuyện với những người nông dân mù chữ. Việt Nam cũng cần phát triển các hoạt động như vậy để giúp NTD nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tự bảo vệ bản thân và hợp tác với các cơ quan thuộc hệ thống thiết chế BVNTD nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động nói chung của toàn bộ bộ máy.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT
3.l. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
3.1.l. Nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong việc bảo vệ NTD
Khoản 2, Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyển lợi NTD” Điều 34 Nghị định của Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định rõ hơn: “Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở Trung ương”.
Khoản 21, Điều 2 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương cũng quy định nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.
Theo nghĩa rộng, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD tại Bộ Công Thương thuộc trách nhiệm đan xen giữa nhiều đơn vị, bộ phận khác nhau. Theo Nghị định 95/2012/ND- CP của Chính phủ, Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Ngoài chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương còn được giao là cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực khác có liên quan trực tiếp đến quyền lợi NTD, đặc biệt là: điện, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, thương mại và thị trường trong nước, thương mại biên giới, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, quản lý cạnh tranh...
Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước này, mục tiêu mà các công cụ pháp lý hướng đến là để đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và xã hội trong đó có cả NTD. Thậm chí, một số lĩnh vực quản lý nhà nước mà Bộ Công Thương đang thực hiện nhằm trực tiếp hướng đến việc bảo vệ quyền lợi NTD. Ví dụ, về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có trách nhiệm: quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì. Trong lĩnh vực quản lý thị trường, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại... Trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương có trách nhiệm trong việc điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh.. Tất cả các chức năng, nhiệm vụ nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền lợi của NTD.
Theo nghĩa hẹp, để trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bảo vệ NTD ở cấp Trung ương, Điều 48, Luật BVQLNTD quy định Bộ Công Thương thực hiện 6 nhiệm vụ sau:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung.
-
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
-
Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD.
Cụ thể hơn, theo Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên, đồng thời cũng là cơ quan tiếp nhận việc báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006, Ban Bảo vệ quyền lợi NTD trong Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ NTD. Hiện nay theo Quyết định số 848/QĐ-BTM ngày 05/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, nhiệm vụ này được giao cho Phòng Bảo vệ NTD và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
-
Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi đượe cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật.
-
Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi NTD trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ NTD.
-
Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ NTD theo quy định của pháp luật.
-
Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ NTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
Như vậy, có thể nói Bộ Công Thương có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Các lĩnh vực mà Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý nhà nước là rất rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD cũng như giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính có thể bảo vệ được uy tín, thương hiệu của mình từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, ổn định xã hội.
Do đó, đánh giá thực trạng hoạt động của Bộ Công Thương, xác định những kết qủa đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế cần khắc phục là rất cần thiết.
3.1.2. Thực trạng hoạt động của Bộ Công Thương trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
3.1.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Bộ Công Thương
a. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành từ năm 1999 và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD. Mặc dù đây được coi là những văn bản pháp lý hết sức quan trọng, là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi NTD nhưng thực tiễn cho thấy các văn bản này rất ít được áp dụng. Kể từ khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD từ Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2004, Bộ Công Thương đã nhanh chóng triển khai hoạt động xây dựng các văn bản pháp lý quan trọng như Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD (thay thế Nghị định số 69/2001/NĐ-CP) và đặc biệt là Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Đây được coi là bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Ngay sau khi Luật được ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn Luật này, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đảm bảo đúng tiến độ và trình tự thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật sau:
-
Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011).
-
Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012). Hiện nay, các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP được thay thế bởi các quy định trong mục 10 chương 2 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014).
-
Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012).
Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi tiếp nhận công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh.
b. Nâng cao nhận thức, hiểu biết của NTD về các quy định của pháp luật và kiến thức tiêu dùng
Để các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định đó đến với các đối tượng chịu sự tác động là vô cùng quan trọng. Khác với các lĩnh vực khác, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD tác động đến hầu hết các chủ thể trong xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, NTD đến các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức xã hội... Do đó, để các đối tượng này hiểu rõ các quy định của Luật cũng như để đảm bảo hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt được hiệu quả cao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau như: tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, lớp tập huấn cho các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương trên cả nước; phối hợp với các Sở Công Thương, các Hội bảo vệ NTD địa phương phổ biến các quy định của Luật và văn bản hướng dẫn đối với các doanh nghiệp, NTD trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các phóng sự, đăng tải các bài viết, phỏng vấn đề người dân hiểu các quy định của Luật. Đặc biệt, nhân kỷ niệm “Ngày quyền của NTD Thế giới 15 - 3”. Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo đồng thời chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện các hoạt động cần thiết để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật, nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và phát hành miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền.
Có thể thấy, Bộ Công Thương cụ thể là Phòng Bảo vệ NTD trong Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ đã rất nỗ lực tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ NTD. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài trên đối tượng là NTD thì có đến 84,8% biết khái niệm NTD, 56,7% biết các quyền của NTD, 78,8% số người được hỏi có biết đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD Trung ương và 73,6 % số người biết trả lời đúng cơ quan có thẩm quyền là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức tiêu dùng cho người dân của Bộ Công Thương cũng mới chỉ thực hiện theo đợt và hướng tới một số đối tượng nhất định chứ chưa được tiến hành thường xuyên trên phạm vi rộng. Vì thế, những người được hỏi hầu như không hiểu rõ, đầy đủ về khái niệm NTD, về các quyền của NTD cũng như về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong thực hiện công tác bảo vệ NTD[36].
c. Công tác tiếp nhận và giải quyết các phản ảnh của NTD được chú trọng và bước đầu đạt hiệu quả
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD cho thấy, các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD không những không giảm mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài thì có đến 81,6% NTD được hỏi cho rằng tình trạng thương nhân xâm phạm đến quyền lợi NTD xảy ra ở Việt Nam là phổ biến và rất phổ biến, trong đó 62% số người được hỏi trả lời đã từng bị thương nhân xâm phạm đến quyền lợi của mình.
Chính vì vậy, công tác tư vấn, tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại cho NTD là một trong những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cả NTD đồng thời góp phần đưa những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Xác định được điều đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD tại địa phương cũng như các tổ chức xã hội chú trọng công tác tiếp nhận, giải quyết các phản ánh của NTD. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng giải quyết tranh chấp của NTD. Nhờ đó, hoạt động tiếp nhận và giải quyết phản ánh của NTD đã được cải thiện. Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2011 có hơn 550 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công Thương và tỉ lệ giải quyết thành công là 90.2%; gần 2000 vụ khiếu nại đến Hội bảo vệ NTD các địa phương và khoảng 60 vụ khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh[37]. Mặc dù số lượng các vụ việc còn rất hạn chế nhưng có thể nói rằng bước đầu NTD đã ý thức được việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đặt niềm tin vào các thiết chế bảo vệ NTD.
Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho NTD khi phản ánh các vụ việc vi phạm trên thực tế, Bộ Công Thương đã xây dựng và vận hành thành công Hệ thống tiếp nhận phản ánh của NTD bằng điện thoại hay còn được gọi là đường dây nóng bảo vệ NTD (Call Center, với số 0439387846). Với sự ra đời của hệ thống này, NTD, các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ NTD có thể nhanh chóng phán ánh các thông tin, vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD trên thực tế. Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kịp thời giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho NTD. Đây là kinh nghiệm của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đặc biệt là tại Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ...
Bên cạnh hệ thống Call Center, Bộ Công Thương phối hợp với dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam - EU (Muntrap 3) xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử riêng về bảo vệ NTD tại địa chỉ http://bvntd.vca.gov.vn/SitePages/Home.aspx. Ngoài chức năng là nơi tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phản ánh những hoạt động bảo vệ NTD trong nước và quốc tế thì trang thông tin này cũng cho phép NTD được quyền gửi các yêu cầu, phản ánh đối với những vấn đề liên quan một cách nhanh nhất.
Do mới được vận hành nên rất ít NTD biết đến sự tồn tại của hệ thống đường dây nóng bảo vệ NTD cũng như trang thông tin điện tử bảo vệ NTD. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài có đến 92,4 % số người được hỏi không biết đến đường dây này. Những người biết đến đường dây nóng bảo vệ NTD thì có một số người trả lời chưa từng sử dụng đường dây này bao giờ, một số người cho rằng số điện thoại này rất khó nhớ, một số khác phản ánh đã gọi đến nhưng việc hướng dẫn giải quyết vòng vèo, mất thời gian và không hiệu quảử Nhiều mục trên trang thông tin điện tử bảo vệ NTD (bvntd.vca.gov.vn) không có thông tin, ví dụ mục danh sách của tổ chức, cá nhân vi phạm hay mục hỏi đáp của doanh nghiệp... Như vậy có thể thấy việc triển khai công tác tiếp nhận khiếu nại của NTD của Bộ Công Thương chưa thật sự đạt hiệu quả tốt.
d. Hoạt động kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thực tế được chú trọng
Một trong những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là các tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp). Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD, chỉ khi doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như hiểu rõ các quy định của pháp luật thì hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD mới mang lại kết quả. Nhận thức được điều đó, Bộ Công Thương đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ quyền lợi NTD tới doanh nghiệp.
Đặc biệt, thực hiện Điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD về trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật, năm 2012 tại Việt Nam đã có 18 trường hợp doanh nghiệp chủ động thu hồi sản phẩm do phát hiện có khuyết tật (tăng 12 vụ so với năm 2011[38]). Điều này thể hiện được ý thức tự giác của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NTD đã được nâng cao (trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành rất ít trường hợp sản phẩm bị thu hồi như vậy).
Ngoài ra, hoạt động đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật cũng được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Tính đến cuối tháng 8 năm 2013, đã có 161 bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được đăng ký tại Cục Quản lý cạnh tranh[39] và hơn 100 bộ hồ sơ đăng ký tại các Sở Công Thương[40]. Đặc biệt, nhiều Tổng Công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hòa Phát... đã thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung một cách nghiêm túc. Thông qua hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD đã phát hiện và kịp thời yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều nội dung không phù hợp với Luật có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NTD.
Như vậy, hoạt động giám sát hoạt động của các tổ chức, kinh doanh trong việc đảm bảo quyền lợi NTD đã được chú trọng và bước đầu đạt được kết quả góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD và đảm bảo tính thực thi của các quy định pháp luật trên thực tế.
đ. Hoạt động xây dựng, phát triển các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD tiếp tục được đẩy mạnh
Các tổ chức xã hội bảo vệ NTD (các Hội bảo vệ NTD) là một lực lượng hết sức quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước đây công tác xây dưng, phát triển các hội này chưa được chú trọng, số lượng các tổ chức xã hội được thành lập rất hạn chế, nhiều tổ chức xã hội được thành lập nhưng hoạt động không có hiệu quả. Tuy nhiên, kể từ khi tiếp nhận hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương đã đặc biệt chú trọng công tác phát triển các tổ chức xã hội bằng việc chỉ đạo sát sao các địa phương trong việc vận động thành lập và tạo điều kiện phát triển cho các Hội bảo vệ NTD. Chính nhờ điều đó, nếu như tại thời điểm năm 2006, số lượng các Hội bảo vệ NTD chỉ là 19 Hội thì đến nay cả nước có 48 Hội bảo vệ NTD (trong đó có 47 Hội địa phương và 1 Hội Trung ương). Nhiều Hội bảo vệ NTD không ngừng lớn mạnh, hoạt động hết sức có hiệu quả như: Hội Kiên Giang, Bình Dương, Cà Mau, Hà Tĩnh... Bộ Công Thương cũng chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD thông qua các hoạt động đào tạo, hỗ trợ.
e. Bộ mảy chuyên trách thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD đã được hình thành
Nếu như ở nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD đã được quan tâm từ rất sớm, bộ máy quản lý nhà nước thực hiện công tác này cũng được xây dựng và vận hành có hiệu quả thì tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ NTD là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, khi Bộ khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, công tác này được giao cho Tống cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trực tiếp xử lý, tuy nhiên, tại cơ quan này lại không có bất kỳ một bộ phận nào chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Chính vì điều đó, công tác quản lý nhà nước về vấn đề này được thực hiện một cách thiếu hiệu quả, mang tính bột phát. Tuy nhiên, kể từ khi công tác này được chuyển giao cho Bộ Công Thương, cơ quan này đã giao hoạt động quản lý nhà nước trực tiếp cho Cục Quản lý cạnh tranh và thành lập hai đơn vị riêng để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước là Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung[41]. Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực nhưng hiện nay tổng số lượng cán bộ tham gia bảo vệ quyền lợi NTD tại Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay là 09 người (dự kiến được bổ sung từ 2 - 3 nhân sự vào đầu năm 2014), tăng gấp 3 lần so với năm 2005, trong đó Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD đã được trang bị bộ máy bao gồm 5 biên chế trong đó có 01 thạc sỹ luật, 02 thạc sỹ quản trị kinh doanh và 02 cử nhân kinh tế, Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung có 4 biên chế trong đó có 03 cử nhân luật và 01 cử nhân kinh tế.
Nguồn nhân lực này thường xuyên được Cục Quản lý cạnh tranh gửi đào tạo chuyên sâu về bảo vệ NTD tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Astralia, Nhật Bản... Ngoài ra, các cán bộ bảo vệ NTD của Cục Quản lý cạnh tranh được cử tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn ngày (1-2 tuần) như tại Singapore, Hàn Quốc hoặc các hội thảo từ 3 - 5 ngày theo chuyên đề như tại Thái Lan, Indonesia và nhiều hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Việc xây dựng, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực như hiện nay thể hiện sự nỗ lực lớn của Bộ Công Thương giúp từng bước được cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam.
g. Hoạt động hợp tác quốc tế được chú trọng và đạt được nhiều kết quả
Như trên đã đề cập, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Nhật,... vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD đã được quan tâm từ rất sớm và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cũng có nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong khi đó, tại Việt Nam vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây. Chính vì vậy, việc mở rộng hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển là rất quan trọng. Đến nay, Bộ Công Thương đã mở rộng mối quan hệ và nhận được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động tham gia các tổ chức, các diễn đàn khu vực về bảo vệ quyền lợi NTD. Đặc biệt, các nước ASEAN đã thành lập Ủy ban điều phối quốc gia về Bảo vệ NTD (ACCP) trong đó Việt Nam là một trong các quốc gia tham gia việc vận động thành lập tổ chức này. Tại kỳ họp đầu tiên của ACCP, Việt Nam vinh dự được các nước bầu giữ trách nhiệm là chủ tịch nhóm giáo dục và đào tạo (là một trong ba trụ cột của ACCP cùng với Hệ thống cảnh báo sớm, bồi thường xuyên quốc gia); vinh dự được bầu làm Chủ tịch các kỳ họp của ACCP tại Việt Nam và Singapore năm 2013. Cũng trong năm nay, Việt Nam chính thức được công nhận làm thành viên của Mạng lưới thực thi và bảo vệ quyền lợi NTD quốc tế (ICPEN).
Đây là những hoạt động hết sức hữu ích không chỉ tận dụng được sự hỗ trợ của quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển mà còn góp phần nâng cao vị thế của cơ quan bảo vệ NTD ở Việt Nam.
h. Hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vỉ vi phạm và giải quyết khiếu nại của NTD được chú trọng
Như đã phân tích, nếu hiểu hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD theo nghĩa rộng thì Bộ Công Thương còn thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể hướng đến bảo vệ quyền lợi NTD trong đó có hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế. Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn hàng năm của Bộ Công Thương đã xử phạt hàng trăm nghìn vụ việc gian lận thương mại mỗi năm, không chỉ đảm bảo trật tự quản lý kinh tế mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD. Bên cạnh lực lượng quản lý thị trường, cơ quan quản lý cạnh tranh với tư cách là cơ quan được giao điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh đã khởi xướng, điều tra và xử lý 40 vụ việc hạn chế cạnh tranh và 94 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh từ năm 2006 đến năm 2011[42]. Đứng trên góc độ hẹp về công tác bảo vệ quyền lợi NTD, năm 2011 và năm 2012 đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, kiểm tra, xử lý vi phạm quyền lợi NTD tại Cục Quản lý cạnh tranh, cụ thể:
Trong 02 năm 2011 và 2012, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và giải quyết trên 120 vụ khiếu nại của NTD liên quan đến rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau[43]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi NTD trên thực tế vẫn chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng vi phạm quyền lợi NTD. Tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm... không những không giảm đi mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều hành vi quảng cáo sai sự thật, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, việc tăng giá các mặt hàng nhanh chóng vẫn chưa có giải pháp để xử lý triệt để. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NTD, mà còn ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh và tính thực thi các quy định pháp luật trên thực teế
Có thể nói rằng, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, Bộ Công Thương đã có những hoạt động hết sức có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn hoạt động của Bộ Công Thương cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.
3.1.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Bộ Công Thương
a. Hoạt động chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa phương còn nhiều lúng túng, bất cập
Theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP Sở Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên phạm vi tỉnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, cho đến thời điểm này hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của nhiều địa phương vẫn còn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đối với việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu bắt buộc phải đăng ký, tính đến tháng 8 năm 2013, chỉ mới có hơn 100 hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được đăng ký tại các Sở Công Thương. Một số địa phương, Sở Công Thương chỉ mới tiếp nhận 1 - 2 bộ hồ sơ, thậm chí có Sở Công Thương còn chưa tiếp nhận được bộ hồ sơ nào (như Lâm Đồng, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Hải Phòng, Thái Nguyên...).
Việc giao chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi NTD cho các đơn vị chuyên môn tại mỗi nơi cũng có nhiều điểm khác nhau, có nơi giao cho Chi Cục Quản lý thị trường (như tại Hải Dương), có nơi giao Phòng Quản lý thương mại (như tại Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An), Phòng Kinh tế đối ngoại (như Hà Nội) hoặc Phòng Pháp chế (như Cà Mau)... Chính vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và nghiêm túc.
Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế về nguồn lực, các điều kiện khách quan khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên chính là thiếu sự theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thường xuyên, có hiệu quả của Bộ Công Thương. Thực tế, Bộ Công Thương chỉ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Sở Công Thương trong một số thời điểm mang tính sự vụ như nhân dịp ngày Quyền của NTD thế giới (15/3), các đợt triển khai kiểm soát hợp đồng theo mẫu, tổng kết công tác năm...Điều này dẫn đến việc các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương mang tính bột phát, thiếu định hướng và nhiều nơi còn mang tính đối phó.
b. Một số quy định của pháp luật chim được triển khai trên thực tế do thiếu hướng dan, chỉ đạo
Quan hệ giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh là một quan hệ dân sự. Chính vì vậy, các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, NTD luôn có vị trí yếu thế so với tổ chức, cá nhân kinh doanh và nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi NTD chỉ là những vụ việc đơn giản và có tình tiết rõ ràng. Do đó, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định về thủ tục đơn giản (khoản 2 Điều 42) để giải quyết vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, thủ tục này lại chưa được quy định cụ thể trong Luật Tố tụng dân sự, đồng thời cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương và Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có bất kỳ hướng dẫn nào nên quy định này vẫn chưa được triển khai trên thực tế. Tương tự, quy định về Tổ chức hòa giải trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD vẫn chưa được triển khai do thiếu những hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan.
Những hạn chế do thiếu hướng dẫn như trên không chỉ ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các quy định pháp luật mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp của NTD nói riêng và hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD nói chung.
c. Hoạt động xây dựng bộ máy chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của Cục Quản lý cạnh tranh và ở các địa phương chưa đủ mạnh và có vị thế xứng đáng
Hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trên thực tế tương đối phức tạp, đa dạng. Do đó, cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cần phải được giao cho một đơn vị chuyên trách đặc biệt là tại địa phương. Như trên đã nói, mặc dù bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại Trung ương đã được thành lập (trước đây là Ban bảo vệ NTD, hiện nay là Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung), tuy nhiên, với sự đa dạng và phức tạp trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thì với số lượng biên chế và vị trí pháp lý như thế là chưa phù hợp. Mặt khác, số lượng cán bộ của Phòng trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ NTD thường có biến động, một số cán bộ có kinh nghiệm, có nhiệt huyết đã chuyển công tác ra khỏi Bộ Công Thương hoặc được điều động sang làm công tác khác nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Cho đến nay, theo đánh giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương đó chính là việc thiếu nguồn lực đặc biệt là biên chế, bộ máy để thực hiện nhiệm vụ này. Trong khi đó, Bộ Công Thương vẫn chưa phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan trong việc tìm ra giải pháp xử lý vấn đề nói trên.
d. Nguồn lực cho hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD chưa được đảm bảo
Dù xét nội hàm bảo vệ quyền lợi NTD dưới góc độ rộng hay hẹp thì kinh phí luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của công tác này. Để các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của luật (bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức cá nhân kinh doanh và NTD) sớm ý thức được quyền, nghĩa vụ nói riêng và hành lang pháp lý nói chung trong hoạt động của mình thì Bộ Công Thương cần chú trọng các hoạt động từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt đối với một luật mới như Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ Sở Công Thương và các Hội bảo vệ quyền lợi NTD cũng cần được triển khai thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, việc xây dựng và phát triển các giải pháp kỹ thuật (như hệ thống tổng đài tư vấn, trang thông tin điện tử riêng) không những là một công cụ hỗ trợ hiệu quả, mà còn là xu hướng quốc tế mà Việt Nam cần phát triển để hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong khi đó, kinh phí mỗi năm Cục Quản lý cạnh tranh được giao trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD chỉ khoảng 600 triệu đồng (khoảng 30.000.000 USD).
Nguồn kinh phí này mới phục vụ được một phần nhỏ yêu cầu triển khai công việc trên thực tế. Phần còn lại phụ thuộc vào tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế và nguồn kinh phí xã hội hóa. Sự hạn chế về nguồn kinh phí cũng như tính chủ động của nguồn kinh phí đã hạn chế không nhỏ hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi NTD.
đ. Một số nhiệm vụ được giao cho Cục Quản lý cạnh tranh (cụ thể là Phòng bảo vệ NTD) nhưng chưa được thực hiện, đó là những nhiệm vụ sau:
-
Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi NTD (trong trường hợp vụ việc liên quan đến hai tỉnh trở lên) trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
-
Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ NTD theo quy định của pháp luật.
-
Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ NTD.
3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ Y TẾ TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BảO VỆ NTD
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD không nêu đích danh Bộ Y tế với tư cách là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi NTD mà chỉ quy định chung chung đây là cơ quan có trách nhiệm “phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD”, tuy nhiên, trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Y tế cũng có vai trò quan trọng. Bởi, Bộ Y tế là cơ quan được pháp luật giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế và là lĩnh vực liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ các quyền lợi thiết thân của NTD.
3.2.1. Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi của NTD
Xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể của ngành y tế.
3.2.1.1. Các quy định pháp luật chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD chủ yếu quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD là Bộ Công Thương và không quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Do đó, việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD chủ yếu dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế đối với các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế có liên quan đến bảo vệ NTD.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD nói chung được quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thương mại. Nội dung, phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD được thể hiện cụ thể trong các luật chuyên ngành về y tế như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Pháp lệnh Dân số và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
Theo quy định của Luật Chất lượng hàng hóa, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng đối với các hàng hóa: thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc cho người, hoá chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD.
Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý công tác tiêu chuẩn và quy chuẩn đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế, bao gồm:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế.
-
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế.
-
Tổ chức triển khai pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
-
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3.2.1.2. Các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyển hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong một số lĩnh vực cụ thể
a. Trong lĩnh vực y tế dự phòng
Lĩnh vực y tế dự phòng bao gồm phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dự phòng và sử dụng vắc xin trong phòng, chống dịch bệnh, truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn để phòng bệnh, dịch, quản lý các dịch vụ y tế trong lĩnh vực dự phòng như tiêm chủng, kiểm nghiệm vắc xin.
Các quy định pháp luật về y tế dự phòng liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm:
-
Thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Y tế trong bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế dự phòng.
-
Quy định hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD: cơ quan có chức năng quản lý nhà nước (các Cục trong lĩnh vực dự phòng, Sở Y tế), các trung tâm thuộc y tế dự phòng, các tổ chức xã hội trong lĩnh vực y tế dự phòng.
-
Các quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở y tế, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, thông tin, quảng cáo, bảo đảm chất lượng đối với các dịch vụ, hàng hóa (vắc xin, hóa chất chế phẩm diệt khuẩn, diêt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế) trong lĩnh vực dự phòng để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người sử dụng.
-
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân trong sử dụng dịch vụ, hàng hóa: quyền sử dụng hàng hóa có chất lượng, được cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, được Nhà nước cung cấp các dịch vụ công ích thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe (tiêm chủng miễn phí một số bệnh, vệ sinh phòng dịch), được khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của NTD....
-
Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ sức khỏe NTD.
b. Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh
Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề, loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, giá dịch vụ, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng (phụ nữ, trẻ em, người có công, người cao tuổi, người khuyết tật...).
Các quy định pháp luật trong lĩnh vực khám chữa bệnh liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm:
-
Thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Y tế trong bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
-
Quy định hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD: cơ quan có chức năng quản lý nhà nước (các Vụ, Cục trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế), các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các tổ chức xã hội trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
-
Các quy định về thành lập và điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, điều kiện của người hành nghề, quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu, áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn mới trong khám bệnh, chữa bệnh; quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, thông tin, quảng cáo, bảo đảm chất lượng đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng và chế độ bảo hiểm y tế, chính sách của Nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
-
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân trong sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: quyền sử dụng dịch vụ bảo đảm chất lượng, được cung cấp thông tin, công khai giá dịch vụ, được lựa chọn dịch vụ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp, được tôn trọng và bảo vệ bí mật, thông tin cá nhân, được khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của người bệnh, được bồi thường khi xảy ra sai sót chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh....
Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến bảo vệ sức khỏe người bệnh.
c. Lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế
Lĩnh vực dược, mỹ phẩm bao gồm hoạt động liên quan đến nguyên liệu làm thuốc, sản phẩm thuốc, sản phẩm mỹ phẩm dành cho người. Lĩnh vực trang thiết bị y tế bao gồm các sản phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các quy định pháp luật về dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm:
-
Thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Y tế trong bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
-
Quy định hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD: cơ quan có chức năng quản lý nhà nước (các Vụ, Cục tham mưu trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, Sở Y tế), các cơ sở kiểm nghiệm chất lượng dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, các tổ chức xã hội trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
-
Các quy định về thành lập và điều kiện hoạt động, quy trình sản xuất của cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, trang thiết bị y tế, điều kiện của người hành nghề, quy chế chuyên môn trong sản xuất thuốc, nghiên cứu, thử nghiệm thuốc trên lâm sàng; đăng ký lưu hành, phân phối, sử dụng thuốc, quản lý giá thuốc, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, thông tin, quảng cáo, kiểm nghiệm, quản lý, bảo đảm chất lượng đối với các sản phẩm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người sử dụng.
-
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân trong sử dụng sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế: quyền sử dụng hàng hóa bảo đảm chất lượng, được cung cấp thông tin, công khai giá hàng hóa, được khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của NTD, được bồi thường mua hàng hóa không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế liên quan đến bảo vệ sức khỏe NTD.
d. Lĩnh vực an toàn thực phẩm
Lĩnh vực an toàn thực phẩm bao gồm hoạt động liên quan đến nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, lưu thông, phân phối và được NTD sử dụng.
Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm:
-
Thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Y tế trong bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
-
Quy định hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD: cơ quan có chức năng quản lý nhà nước (các Cục, Chi cục tham mưu trong lĩnh vực thực phẩm, Sở Y tế), các cơ sở kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, các tổ chức xã hội nghề nghiệp chuyên ngành và bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
-
Các quy định về thành lập và điều kiện hoạt động, quy trình sản xuất của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, điều kiện của người tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đăng ký, công bố sản phẩm, quản lý giá một số sản phẩm thực phẩm thiết yếu, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, nhãn hàng hóa, thông tin, quảng cáo, kiểm nghiệm, quản lý, bảo đảm chất lượng đối với các sản phẩm thực phẩm để bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người sử dụng.
-
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân trong sử dụng sản phẩm thực phẩm: quyền sử dụng hàng hóa bảo đảm chất lượng, được cung cấp thông tin, công khai giá hàng hóa, được khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của NTD, được bồi thường mua hàng hóa không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Các quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ và đáp ứng quyền lợi của NTD.
-
Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực phẩm liên quan đến bảo vệ sức khỏe NTD.
3.2.2. Thực trạng hoạt động của Bộ Y tế trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD
3.2.2.1. Những mặt đạt được
a. Hoạt động ban hành pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NTD liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà mtớc của Bộ Y tế đã triển khai và đạt được một số kết quả:
-
Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đã được thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung và đang từng bước hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thì các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư trong lĩnh vực y tế đã chú trong đến các quy định nhằm bảo vệ trực tiếp quyền lợi của NTD (quyền của NTD, sử dụng hàng hóa, dịch vụ y tế; quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp, quyền trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ và đáp ứng quyền lợi của NTD) và cả các quy định liên quan đến bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ y tế nhằm bảo vệ sức khỏe NTD (điều kiện, tiêu chuẩn, yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, dịch vụ và cơ sở sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ); cơ chế để triển khai, thực thi việc bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Việc tổ chức triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đã đạt được những kết quả rõ rệtẵ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ NTD đã được quan tâm và có tính chủ động. Việc phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trong việc bảo đảm chất lượng dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho người dân đã được triển khai thường xuyên, nghiêm túc. Các cơ quan nhà nước đã từng bước chủ động, kịp thời trong việc cung cấp thông tin, khuyến cáo đến NTD về các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng. Việc tôn vinh, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng đã góp phần khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp chú trong nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đã góp phần định hướng cho NTD tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, hàng hóa có chất lượng. Các cơ sở sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ ngày càng quan tâm đến việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội, đặc biệt có vai trò của các hội nghề nghiệp, hiệp hội sản xuất kinh doanh, hội bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan thông tin đại chúng và đông đảo NTD.
b. Hệ thống tổ chức thực thỉ pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NTD đã bắt đầu được quan tâm
Hệ thống tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế bao gồm: hệ thống cơ quan tham mưu, tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ NTD (ở Trung ương là các Vụ, Cục quản lý chuyên ngành, Thanh tra Bộ; ở địa phương là Sở Y tế, Phòng Y tế và các chi cục); hệ thống cơ quan phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước như các Viện, Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định và bảo đảm chất lượng; hệ thống các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế có các hoạt động phối hợp với cơ quan quản lý nàh nước trong bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan trong bảo vệ quyền lợi NTD liên quan đến lĩnh vực tham mưu, phụ trách.
-
Y tế là lĩnh vực có đông đảo các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Do đó, các tổ chức này sẽ có điều kiện, tiềm năng để tham gia, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD.
c. Nhân lực thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NTD đã được quan tâm
-
Nhận thức của cán bộ thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD đã được nâng lên ở các lĩnh vực có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ y tế như khám chữa bệnh, dược phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế.
-
Trong thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều biện pháp để bổ sung nhân lực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đến người dân như khám chữa bệnh, dược, thực phẩm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đã được quan tâm hơn.
Trong các mặt hoạt động liên quan đến bảo vệ NTD, Bộ Y tế đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm soát an toàn thực phẩm để thực hiện Đề án Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là một đơn vị đầu mối đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước có liên quan tới hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Quyết định số 48/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là Cục Quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm đã thành thực phẩm có nguồn gốc sản xuất trong nước và nhập khẩu lưu thông trên thị trường trong phạm vi cả nước. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại tất cả các địa phương trên cả nước. Vì vậy có thể thấy, trách nhiệm cũng như khả năng thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là rất lớn. Bởi một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đó là: “Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước; chỉ đạo hoạt động thanh tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho mạng lưới; phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử phạt hành chính của các tổ chức và cá nhân liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.
Năm 2012, Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế đã phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế thành lập 15 đoàn thanh tra theo chuyên đề và đột xuất tại 20 tỉnh, thành phố để tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, có tính cấp bách hoặc xác minh xử lý các trường hợp vi phạm về kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Tại các địa phương, Sở Y tế cùng các cơ quan liên quan đã thành lập 23.787 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm và đã phát hiện 127.101 cơ sở vi phạm trong đó có 28.352 cơ sở vi phạm bị xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước 17.022.197.000 đồng tăng hơn 4 tỷ so với năm 2011. Các vi phạm chủ yếu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh là sản xuất thực phẩm ở môi trường vệ sinh không đảm bảo, điều kiện vệ sinh của cơ sở kinh doanh không đạt theo quy định, vi phạm về không có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.[44]
Năm 2013, Chi cục An toàn thực phẩm của nhiều tỉnh trên cả nước đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm quy định an toàn thực phẩm, có thể kể đến vụ việc sau:
Ngày 27/12/2013 theo khiếu nại của NTD về chất lượng mứt kẹo của cơ sở sản xuất mứt Tết Lê Thanh Bình và Trần Kim Hải tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn thực phẩm Lào Cai đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện cơ sở đóng gói mứt Tết Lê Thanh Bình sử dụng kẹo, mứt đã quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng để đóng gói mứt Tết. Đoàn kiểm tra đã xử phạt cơ sở này hơn 2 triệu đồng vì có hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Cũng tại thị trấn Phố Lu, Đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh Trần Kim Hải sử dụng một số loại mứt dạng rời chưa được đóng gói, mứt thành phẩm, tem nhãn vỏ hộp mứt và một số dụng cụ đóng gói mứt Tết của cơ sở sản xuất Mứt tết Hồng Vân Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra chủ cơ sở đã không xuất trình được hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ mua bán nguyên liệu, không xuất trình được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; hồ sơ công bố sản phẩm đối với nguyên liệu và mứt thành phẩm. Trước hành vi có dấu hiệu sản xuất giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai đã xử phạt cơ sở Trần Kim Hải 23 triệu đồng.
Mặc dù có thể thấy mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm xử phạt còn tương đối thấp, chưa mang tính răn đe. Tuy nhiên có thể thấy, đây cũng chính là một trong những hoạt động thiết thực góp phần vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Vì vậy để tăng cường hiệu quả trong thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các cơ quan chuyên ngành về y tế có liên quan.
3.2.2.2. Hạn chế về hoạt động thực thi pháp luật
-
Các quy định pháp luật về bảo vệ NTD vẫn còn thiếu và cần tiếp tục hoàn thiện đặc biệt là về các quy định liên quan đến quy chuẩn, yêu cầu đối với chất lượng dịch vụ, hàng hóa; bồi thường thiệt hại khi cung cấp dịch vụ, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ quyền lợi NTD, vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội, người dân trong bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Việc tiếp cận thông tin trong bảo vệ quyền lợi NTD vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
-
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong bảo vệ quyền lợi của người sử dụng hàng hóa, dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu thanh tra theo kế hoạch, luận phiên các lĩnh vực, địa bàn và theo kiến nghị, phản ánh của cơ quan thông tin đại chúng, người dân; chưa có nhiều hoạt động thanh tra kiểm tra chủ động, toàn diện, chuyên sâu, đột xuất về chất lượng hàng hóa, dịch vụ y tế. Việc xử lý vi phạm còn chưa bảo đảm tính răn đe, chưa chú trong đến yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho NTD.
-
Hệ thống tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế ở Trung ương và địa phương đều chưa có một cơ quan đầu mối về bảo vệ quyền lợi NTD. Nhiệm vụ này được giao cho từng Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách. Do đó, công tác tổ chức thực thi pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD chưa mang tính tổng thể.
-
Các tổ chức xã hội và NTD chưa được tham gia một cách đầy đủ trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Một số tổ chức hội nghề nghiệp chuyên ngành còn chưa quan tâm, chưa tích cực, chủ động trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và vận động hội viên, cộng đồng chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NTD.
-
Các cơ quan tham mưu trong quản lý nhà nước về y tế chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ chuyên môn, vào hoạt động quản lý nhà nước về y tế nói chung và chưa dành ưu tiên cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD, chưa bố trí bộ phận chuyên trách hoặc đầu mối về bảo vệ quyền lợi NTD tại các Vụ, Cục, Sở Y tế.
-
Trong các văn bản của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Y tế, các Vụ, Cục, Chi cục chưa quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong bảo vệ quyền lợi NTD còn hạn chế.
-
Các cơ quan, tổ chức đều chưa bố trí được cán bộ đầu mối về bảo vệ quyền lợi NTD. Do đó, nhiệm vụ này được lồng ghép và tất cả công chức khi xử lý các công tác chuyên môn đều có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực phụ trách. Điều này dẫn đến công tác này không mang tính thường xuyên, chưa toàn diện và chưa được thống kê, tổng hợp đầy đủ.
-
Nhân lực trong ngành y tế dù đã được bổ sung nhưng vẫn còn thiếu nhiều mặc dù phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế rất rộng. Do đó, không đủ cán bộ để triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Lự lượng thanh tra viên trong ngành y tế kể cả Trung ương và địa phương còn thiếu rất nhiều (trên cả nước mới có khoảng trên 300 thanh tra viên y tế). Các Cục quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế mặc dù được bố trí cơ quan tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành nhưng không đủ công chức để thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD rất khó khăn do thiếu nhân lực thực hiện.
-
Tài chính cho công tác thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD được bố trí chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức. Hiện nay, chưa có văn bản của Nhà nước (Bộ Tài chính) hướng dẫn về nhiệm vụ và định mức chi cho công tác bảo vệ NTD. Khi lập dự toán ngân sách, các cơ quan, đơn vị thường chưa quan tâm đến mục chi cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên phải phân bổ cho rất nhiều hoạt động nên thường xuyên thiếu, cấp phát, phân bổ chậm nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
3.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường.
3.3.1. Các thiết chế thực thi pháp luật khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ NTD
Hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật khoa học và công nghệ liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng trước hết bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngoài ra còn có các cơ quan kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội như các hội, hiệp hội.
Các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng được thiết kế thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương với sự phân công, phân cấp tương đối rõ ràng. Cụ thể như sau: Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trên phạm vi cả nước, trong đó Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TĐC) là đơn vị nòng cốt. Tổng cục TĐC có đầy đủ các đơn vị trực thuộc mạnh về năng lực quản lý và hàng chục đơn vị sự nghiệp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng với đội ngũ nhân lực hàng ngàn người được đào tạo tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động tương đối có hiệu quả và hội nhập được với khu vực và thế giới. Cục Quản lý chất lượng trực thuộc Tổng cục TĐC làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng được kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động. Hầu hết các bộ, ngành quản lý kinh tế - kỹ thuật đều có cơ quan chuyên trách quản lý về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng và thực hiện quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng tại địa bàn của mình và có các Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND. Trong mỗi Sở Khoa học và Công nghệ đều có chi cục TĐC đang tiếp tục được tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân lựcẵ Hệ thống thanh tra khoa học và công nghệ gồm thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, thanh tra Tổng cục TĐC, thanh tra của các Sở Khoa học và Công nghệ, thanh tra các chuyên ngành ở các Bộ, ngành ngày càng được tăng cường về mọi mặt và phát huy tác dụng trong việc bảo đảm thực thi pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ở Trung ương cũng như địa phương trên tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, một trong 8 quyền của NTD là quyền: “yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng... mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết” không được đảm bảo bởi hiện tại chưa có cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định để xác định chất lượng, tiêu chuẩn của hàng hóa, sản phẩm khi có khiếu nại của người tiêu dùng.
Thực tế có nhiều vụ, NTD cho rằng hàng hóa khi sử dụng không đảm bảo chất lượng nhưng nhà sản xuất khăng khăng khẳng định sản phẩm mình cung cấp đạt chất lượng. Ví dụ, NTD mua xe Toyota Camry trang bị máy điều hòa 3 vùng nhiệt độ. Khi sử dụng, khách hàng nhận thấy nếu để nhiệt độ khoang sau 24 độ cao hơn nhiệt độ chỗ ngồi của lái xe (20 độ) thì xảy ra hiện tượng có luồng hơi nóng phát ra trong khoang sau, nhiệt độ tại cửa sổ máy lên đến 42 độ và trong khoang xe là 32 độ. NTD khiếu nại với nhà sản xuất thì được giải thích, đó là hiện tượng bình thường của cơ chế máy điều hòa của dòng xe này. Sự giải thích này không thuyết phục NTD cũng như không làm NTD an tâm[45].
3.3.2. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đến bảo vệ quyền lợi của NTD
3.3.2.1. Trách nhiệm quản ỉỷ nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật và có nhiệm vụ:
-
Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
-
Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức thực hiện văn bản đó;
-
Thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
-
Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
-
Quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp;
-
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
-
Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
-
Tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới quốc gia thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp;
-
Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện thống kê về lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;
-
Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3.3.2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Bộ Khoa học và Công nghệ:
-
Xây dựng, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
-
Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
-
Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định.
-
Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng, quy chế quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp, quy chế chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trong xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
-
Chủ trì tổ chức đánh giá, đề xuất các hình thức tôn vinh, khen thưởng cấp quốc gia đối với sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc về hoạt động chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy định điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
-
Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong cả nước; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, phổ biến kiến thức, thông tin về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
-
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực được phân công.
3.3.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường của Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia, văn bản quy phạm pháp luật về đo lườngế
-
Tổ chức quản lý, thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường.
-
Tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn.
-
Quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
-
Tổ chức nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ về đo lường.
-
Hợp tác quốc tế về đo lường.
-
Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo lường.
-
Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đo lường.
-
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền.
3.3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các thiết chế thực hiện pháp luật khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD
Như đã trình bày ở trên, hệ thống các thiết chế do Nhà nước thành lập để thực thi pháp luật khoa học và công nghệ, cụ thể là pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khá lớn về số lượng và cũng rất đa dạng và đồng bộ, rộng khắp các bộ, ngành ở Trung ương và tất cả các địa phương (có ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hầu hết các bộ, ngành và cả các cơ quan Tòa án và kiếm sát) với đội ngũ công chức, viên chức hàng vạn người. Các quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, về phân công trách nhiệm quản lý, quy trình công tác cụ thể trong từng lĩnh vực cũng khá rõ, thậm chí có hiệu lực cao.
Cho đến nay hệ thống pháp luật làm cơ sở, khuôn khổ hoạt động cho các cơ quan nêu trên về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng khá đầy đủ, cụ thể và đồng bộ, có hiệu lực pháp lý cao, ngày càng được hoàn thiện, về cơ bản đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian qua, các cơ quan nêu trên thời gian đã thực hiện nhiều hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện và đưa hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng vào sản xuất và đời sống.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã triển khai rất nhiều cuộc thanh, kiểm tra về chất lượng của hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, đồng thời Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ở các địa phương cũng có những hoạt động rất thiết thực nhằm kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh ở địa phương nơi mình quản lý có thực hiện tốt các quy định về đo lường, có tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, hàng hóa đã công bố hay không. Điển hình như từ ngày 12/3/2013, Đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ trì, phối hợp Cục Quản lý thị trường, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Nội kiểm tra tại các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội. Kết quả đã phát hiện 02 cơ sở sản xuất có vi phạm hành chính về chất lượng sản phẩm hàng hóa là:
Hợp tác xã Song Long , sản xuất mũ bảo hiểm nhãn hiệu HSL,vi phạm 03 hành vi:
-
Sản xuất mũ bảo hiểm (có 02 model) không chứng nhận hợp quy;
-
Sản xuất mũ bảo hiểm sử dụng giấy chứng nhận hợp quy đã hết hiệu lực;
-
Sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng không phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN (có 4/7 mẫu không đạt).
Công ty Á Long, sản xuất mũ bảo hiểm Along, vi phạm:
-
Sản xuất mũ bảo hiểm sử dụng giấy chứng nhận họp quy đã hết hiệu lực.
Đoàn kiểm tra có Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng và yêu cầu khắc phục, thực hiện chứng nhận hợp quy mới được tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Có thể thấy, công tác kiểm tra tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa được Bộ Khoa học và Công nghệ rất quan tâm, chú trọng, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đã cố gắng thực hiện tốt các quy định pháp luật, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm từ đó nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của NTD.
Tuy nhiên quá trình thực thi pháp luật thời gian qua cũng cho thấy tình trạng thực thi pháp luật nhiều nơi, nhiều lúc, ở nhiều địa bàn không nghiêm, vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng vẫn xảy ra không ít, nhiều trường hợp nghiêm trọng. Cụ thể là nhiều hàng hóa sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu không công bố tiêu chuẩn áp dụng, không đáp ứng yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuât, vi phạm các quy định về đo lường, chất lương trong tất cả các khâu từ sản xuất đến xuất nhập khẩu và kinh doanh trên thị trường và cả trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, gây tác hại không nhỏ cho động thực vật và môi trường.
Tồn tại tình trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến hoạt động quản lý nhà nước thiếu hiệu quả, thậm chí buông lỏng, thiếu kiên quyết, thiếu chủ động, đặc biệt sự phối hợp giữa các cơ quan thuộc các ngành, các cấp còn nhiều bất cập. Ngoài ra công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng đúng mức cho nên hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực này còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó một số quy định cụ thể của pháp luật lúc thiếu, lúc tỏ ra bất cập, không đồng bộ làm hạn chế hoặc gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân, của các cơ quan thực thi pháp luật.
3.4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Ủy ban nhân dân các cấp đóng vai trò cơ quan quản lý cấp địa phương trong các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Với những nhiệm vụ, quyền hạn được giao hiện nay về bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng và các lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới quyền lợi NTD nói chung, hoạt động của các Ủy ban nhân dân có một vị trí then chốt góp phần đạt hiệu quả chung trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD trên cả nước.
3.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
3.4.1.1. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, Ủy ban nhân dân các cấp được giao rất nhiều nhiệm vụ trong từng lĩnh vực như: kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; giao thông vận tải; xây dựng, quản lý và phát triển đô thị; thương mại, dịch vụ và du lịch; giáo dục và đào tạo; văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; y tế và xã hội; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường...
Riêng về công tác bảo vệ quyền lợi NTD, Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định Ủy ban nhân dân các cấp có các trách nhiệm chung sau:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
-
Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.
-
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
Ngoài ra, các Ủy ban nhân dân cấp xã còn được giao các trách nhiệm cụ thể trong việc bảo vệ NTD tham gia giao dịch với các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể, Điều 6 Nghị định 99/2011/NĐ- CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (sau đây gọi là Nghị định 99/2011/NĐ- CP) quy định các trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
-
Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại[46].
-
Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
-
Xử lý các vi phạm về bảo vệ NTD theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
-
Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
3.4.1.2. Nhiệm vụ của các đơn vị giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương
a) Đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Công Thương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp và điểm công nghiệp trên địa bàn. Trong những nhiệm vụ được giao, rất nhiều hoạt động của các Sở Công Thương liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD.
Riêng các nhiệm vụ trực tiếp về bảo vệ NTD, Khoản 1 Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
-
Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
-
Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;
-
Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ NTD thực hiện;
-
Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh;
-
Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động;
-
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Điều 23 Nghị định này;
-
Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
-
Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật;
-
Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
b) Đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đợn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
-
Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Nghị định 99/2011/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan;
-
Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;
-
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi NTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;
-
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi NTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại;
-
Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Điều 23 Nghị định 99/2011/NĐ-CP;
-
Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
-
Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
3.4.2. Thực trạng hoạt động của UBND các cấp trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
3.4.2.1. Những kết quả đạt được
a. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được triển khai
Trong năm 2012, UBND các cấp trên toàn quốc đã triển khai và thực hiện công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp và NTD dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như[47]:
-
Tổ chức các lớp tập huấn pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cho các cán bộ chuyên trách; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công tác bảo vệ quyền lợi NTD do Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương tổ chức;
-
Phát hành các tờ rơi, treo pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, đặc biệt nhân sự kiện Ngày Quyền NTD thế giới 15 tháng 3;
-
In và phát miễn phí các tài liệu, sổ tay tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi NTD cho cán bộ, doanh nghiệp và NTD;
-
Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, báo điện tử, thực hiện các bản tin, phóng sự nhỏ về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Thực hiện các cuộc khảo sát, điều tra hỏi đáp nhỏ về nhận thức của NTD, doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các chương trình đưa hàng Việt đảm bảo chất lượng về nông thôn;
-
Tổ chức hội thảo tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, hội thảo chuyên đề liên quan tới bảo vệ quyền lợi NTD cho NTD, doanh nghiệp;
-
Phát động các phong trào theo từng chuyên đề như phong trào tháng an toàn vệ sinh thực phẩm; phong trào cân đúng nhằm nâng cao nhận thức cũng như ý thức của cộng đồng doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Tổ chức xét và tặng giấy khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD (điển hình như Tiền Giang).
Bên cạnh các hoạt động nêu trên, thời gian gần đây, Ủy ban nhân dân các tỉnh trên cả nước đã nhận thức được tầm quan trọng của “Ngày Quyền của NTD thế giới” - 15 tháng 3 và đã chú trọng tới các hoạt động kỷ niệm sự kiện này nhằm tuyên truyền công tác bảo vệ NTD tới toàn xã hội. Năm 2012, số địa phương hưởng ứng và tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 15 tháng 3 so với năm 2011 đã tăng lên (từ 41 địa phương năm 2011 lên 45 địa phương năm 2012).
Bên cạnh các hoạt động truyền thống như tổ chức mít tinh kỷ niệm, hội thảo, treo băng rôn, khẩu hiệu,Ểắ. nhiều địa phương còn tiến hành các hoạt động thiết thực, cụ thể như:
-
Đặt cân đối chứng tại các trung tâm thương mại, các khu chợ đầu mối và tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ (điển hình như Bắc Giang, Hà Nam, Cà Mau).
-
Ban hành, rà soát, bổ sung nội quy chợ, trung tâm thương mại theo quy định của Nghị định 99/2012/NĐ-CP (Khánh Hòa).
-
Phát câu hỏi đáp ngắn về nhận thức đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD tới cộng đồng NTD trong địa phương;
-
Tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm. (Cà Mau: tổ chức điều tra, khảo sát tình hình dịch vụ tài chính như sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM, vay tín dụng ngân hàng, bảo hiểm y tế).
-
Phát động “Tháng hành động vì quyền lợi NTD” với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, NTD trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
b. Hoạt động kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã bước đầu được thực hiện.
Sở Công Thương được giao nhiệm vụ kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi một tỉnh. Theo nghiên cứu, một số Sở Công Thương đã tích cực triển khai các hoạt động cụ thể như xây dựng quy trình, thủ tục hành chính cho hoạt động tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Đôn đốc các doanh nghiệp có nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đến đăng ký tại Sở Công Thương, đồng thời hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện cho doanh nghiệp.
Tính đến giữa năm 2013, có khoảng 173 hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Một số địa phương đã tiếp nhận nhiều hồ sơ đăng ký nhất như: Hòa Bình (53 bộ); Đăk Lăk (9 bộ); Bình Định (17 bộ); Hưng Yên (8 bộ); Long An, Yên Bái, Nghệ An (7 bộ) v.v..[48]
Những việc làm nêu trên chứng tỏ ý thức của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương đã được nâng lên và nhiệm vụ kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bước đầu đã được các Sở quan tâm. Đồng thời, điều đó còn cho thấy sự nỗ lực của các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương mặc dù chỉ là cán bộ kiêm nhiệm.
c. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong bảo vệ quyền lợi NTD đã được thực thi
Trong năm 2012, Sở đã chỉ đạo Chi Cục Quản lý thị trường phối hợp với các ban, ngành, đơn vị có liên quan tiến hành khoảng 30.000 đợt thanh tra, kiểm tra trên cả nước có liên quan tới BVQLNTD (thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất), trong đó xử lý vi phạm hành chính khoảng gần 20.000 vụ[49]. Các vụ việc vi phạm chủ yếu liên quan tới gian lận trong kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; kinh doanh sữa; cân đong đo đếm sai; kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; buôn bán hàng nhái, hàng kém chất lượng; vi phạm về nhãn mác...
d. Xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi NTD
Ủy ban nhân dân đã ý thức được tầm quan trọng của các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD với vai trò như “cánh tay nối dài” của cơ quan Nhà nước nên đã từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức xã hội thông qua những nội dung như sau[50]:
-
Giao nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi NTD cho hội bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương và cấp kinh phí cho hội, cụ thể như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre.
-
Công nhận hội bảo vệ quyền lợi NTD là hội có tính chất đặc thù: tính đến hết năm 2012, trên cả nước đã có 08 hội được địa phương công nhận là hội đặc thù, được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên như Cà Mau (được hỗ trợ kinh phí, giao 03 định suất biên chế, hỗ trợ cơ sở vật chất), Thái Nguyên, Tiền Giang (05 chi hội được công nhận có tính chất đặc thù), Bắc Giang, Long An (hỗ trợ kinh phí, giao 03 biên chế)...
-
Thành lập và phát triển Hội bảo vệ quyền lợi NTD: Tính đến tháng 7 năm 2013, trên cả nước đã có 46 Hội bảo vệ quyền lợi NTD cấp tỉnh, 01 Hội hoạt động liên tỉnh (Vinastas).
e. Hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại của NTD
Tính đến giữa năm 2013[51], các Sở Công Thương đã tiếp nhận khoảng 276 vụ việc khiếu nại của NTD, giải quyết thành công hơn 216 vụỗ Một số tỉnh có số lượng vụ việc lớn như Tiền Giang (78 vụ); Bình Dương, Đăk Lăk, Hải Phòng (25 vụ); Đồng Nai (22 vụ). Các lĩnh vực vi phạm chủ yếu là xăng dầu, chiết gas trái phép, cước viễn thông, điện máy, ô tô xe máy, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều Sở Công Thương trên cả nước đã thành lập bộ phận tư vấn, giải quyết khiếu nại cho NTD. Mặc dù hoạt động còn nhiều bất cập nhưng điều này đã thể hiện sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
g. Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD đã được hình thành
Tại một số Sở Công Thương, để triển khai hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD được phân công cho các đơn vị chuyên môn thực hiện, như: Chi Cục Quản lý thị trường (như tại Hải Dương), Phòng Quản lý thương mại (như tại Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An), Phòng Kinh tế đối ngoại (như Hà Nội), Phòng Pháp chế (như Cà Mau)...
Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, mặc dù hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ này, tuy nhiên việc phân công này đã được một số địa bàn chủ động triển khai, ví dụ: tại Hòa Bình, hiện nay đã có 9 huyện giao nhiệm vụ cho Phòng Kinh tế và hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố thực hiện.
Bước đầu các đơn vị này đã thực hiện một số nội dung trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song có thể khẳng định rằng việc phân công các bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương là một bước tiến hết sức đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD.
Những kết quả trên đây thể hiện sự chuyển biến và nỗ lực lớn của UBND các cấp, đặc biệt của cấp tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đáp ứng được các yêu cầu trên thực tế để có thể làm thay đổi môi trường bảo vệ NTD Việt Nam do những hạn chế, tồn tại dưới đây.
3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế
a. Hạn chế trong chỉ đạo, điều hành triển khai nhiệm vụ
-
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong thời gian qua cho thấy hoạt động bảo vệ NTD chưa được các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương xem là một trong những nhiệm vụ phải thực hiện. Các hoạt động thường chỉ được thực hiện trong một số thời điểm nhất định và mang tính bị động, chưa tạo ra được một phong trào rộng khắp và thu hút sự quan tâm của xã hội. Ở một số nơi, công tác bảo vệ quyền lợi NTD hầu như chưa được triển khai. Thậm chí một số địa phương công tác này vẫn do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện hoặc giao cho các Hội bảo vệ quyền lợi NTD (như Tây Ninh, Kiên Giang...).
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài đối với đối tượng là NTD thì có đến 58 % số người được hỏi không biết về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa phương, số lượng 42 % biết thì cũng không biết chính xác về tên gọi cũng như nhiệm vụ của các cơ quan này.
Thực trạng này cho thấy, nhận thức của xã hội, của doanh nghiệp và của chính NTD về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa phương là chưa đầy đủ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động bảo vệ NTD ở địa phương trong thời gian qua.
-
Về công tác tư vấn, giải quyết yêu cầu của NTD
Hoạt động giải quyết yêu cầu của NTD được quy định là thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện. Tuy nhiên tính đến nay hầu như chưa có đơn vị cấp huyện nào trên cả nước triển khai hoạt động này. Theo kết quả điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu đề tài thì 100% cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về NTD được hỏi đều trả lời cơ quan mình chưa từng nhận được đơn khiếu nại của NTD. Điều này cho thấy, NTD chưa biết hoặc ngại sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng biện pháp hành chính.
Trên thực tế, công tác tư vấn, giải quyết khiếu nại cho NTD chủ yếu do các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD địa phương đảm nhận. Tại cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, Sở Công Thương đang là cơ quan tiếp nhận và giải quyết khiếu nại do cấp huyện hiện nay đang thiếu nhân lực và trình độ. Tuy nhiên sổ vụ việc của NTD lên các Sở Công Thương còn rất ít. Đặc biệt trên cả nước có khoảng 60% các Sở Công Thương không nhận được bất kỳ một khiếu nại nào của NTD trong năm 2012 (Kon Tum, An Giang, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Bình Phước, Bắc Giang, Đăk Nông, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hà Giang, Phú Yên, Phú Thọ, Sơn La...). Một phần của thực trạng này là do thiếu sự chỉ đạo, điều hành trong triển khai công việc tại địa phương.
-
Về kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung Một trong những nhiệm vụ trọng tâm khác của Sở Công Thương là kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Mặc dù đã đạt được một số kết quả như phần trên đã trình bày nhưng đến nay hoạt động này vẫn chưa được triển khai đồng đều trên cả nước. Trong thời gian vừa qua, phần lớn các Sở Công Thương hướng dẫn nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký theo từng vụ việc cụ thể chứ chưa có quy trình áp dụng chung. Điều này gây ra nhiều khó khăn không những cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn cho cả các cán bộ phụ trách công tác này.
Về số lượng hồ sơ, mặc dù đã hết thời hạn đăng ký đối với những hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đang triển khai nhưng số lượng hồ sơ nộp về các Sở Công Thương còn rất hạn chế, thậm chí còn khoảng 50% các Sở Công Thương chưa tiếp nhận/ chưa có hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (như Bắc Cạn, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Điện Biên Phủ.
-
Về công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ NTD
Nhà nước đã công nhận vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, đồng thời đã có những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để Hội triển khai hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương chưa ý thức được tầm quan trọng của các tổ chức xã hội. Một trong những định hướng xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là tiến tới xã hội hóa sâu, rộng công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn 17 địa phương chưa có Hội Bảo vệ quyền lợi NTD, hoặc có nơi có hội nhưng hoạt động chỉ mang tính cầm chừng, không hiệu quả (như Yên Bái).
Thực tế này đã ảnh hưởng đến nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, toàn xã hội và chính NTD, ảnh hưởng không nhỏ đển hiệu quả hoạt động bảo vệ NTD trong thời gian qua.
b. Hạn chế về số lượng nguồn nhân lực
Mặc dù hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD đã được giao cho một số đơn vị tại Sở Công Thương hoặc tại UBND cấp huyện. Tuy nhiên, xét trên bình diện toàn quốc, chỉ mới có một số ít địa phương hình thành bộ máy. Các địa phương còn lại (đặc biệt là UBND cấp huyện và cấp xã), hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD chưa được triển khai.
Ở những địa phương đã triển khai, việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Sở chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc kết nối trên cả nước. Bên cạnh đó, tất cả các cán bộ đều là kiêm nhiệm và số lượng còn hạn chế. Tại các tỉnh, các đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ này thông thường chỉ có 3-4 cán bộ như: Khánh Hòa, Bạc Liêu, Đăk Lăk… Tại cấp huyện, những địa phương đã triển khai cũng chỉ có từ 1 - 2 cán bộ thực hiện nhiệm vụ này. cấp xã hầu như chưa có. Trong số các cán bộ được phân công, chưa có địa phương nào bố trí được cán bộ chuyên trách về bảo vệ NTD. Hầu hết các cán bộ này đều phải làm các công việc khác, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ NTD chỉ là kiêm nhiệm. Do đó, trên thực tế nhiều cán bộ của Ủy ban nhân dân các cấp chưa triển khai được công tác kiêm nhiệm này. Điều này dẫn tới nguồn lực phân bổ đã thiếu hụt mà nguồn lực thực thi thực tế lại càng thiếu hụt trầm trọng hơn.
c. Hạn chế về chất lượng của đội ngũ cán bộ
Không những thiếu hụt về số lượng, các cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương còn có nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm hoạt động. Cán bộ của UBND các cấp chưa thực sự nắm vững các quy định về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, các quy định pháp luật có liên quan cũng như chưa được trang bị các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài cho đối tượng là cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, với câu hỏi: “Anh/chị đã được triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 chưa?”, chỉ có 21,5% số cán bộ được hỏi trả lời đã từng được tập huấn để triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, còn 78,5% số cán bộ còn lại chưa được tập huấn. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cán bộ của cơ quan nhà nước khi giải quyết các vụ việc liên quan đến bảo vệ NTD thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình.
Cũng theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài trong số các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD được hỏi thì có 61,3% trả lời chỉ được đào tạo cơ bản về công tác bảo vệ NTD thông qua các đợt tập huấn ngắn ngày, 38,7% chưa từng được đào tạo về công tác bảo vệ NTD. Điều đó cho thấy trình độ, hiểu biết về công tác bảo vệ NTD của các cán bộ của cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD địa phương còn rất hạn chế.
d. Hạn chế về chất lượng công việc
Khác với các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền lợi NTD liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Đối tượng NTD cũng rất đa dạng với tất cả thành phần xã hội và tầm nhận thức khác nhau. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này là phải phong phú về nội dung và hình thức hoạt động.
Tuy nhiên, các hoạt động tuyên tuyền, phổ biến chưa thực sự đa dạng, cuốn hút (một số địa phương vùng núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái...). Các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tại hầu hết các địa phương chủ yếu chỉ hướng tới đối tượng là cán bộ chuyên trách, tổ chức xã hội trong khi mới chỉ tiếp cận đến một số lượng và một nhóm đối tượng NTD rất nhỏ và chưa có nhiều buổi tập huấn dành cho đối tượng là doanh nghiệp.
e. Sự hạn chế trong nguồn kinh phí triển khai
Hầu hết các đơn vị giúp Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương chưa được cấp ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này. Một số Sở Công Thương được bố trí ngân sách nhưng rất hạn chế[52]. Trong khi đó, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD có rất nhiều nội dung cần phải thực hiện.
g. Một số nhiệm vụ được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,cấp huyện, cấp xã nhưng chưa được triển khai. Đó là những nhiệm vụ sau:
-
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban nhân dân cấp trên đối với Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ NTD.
-
Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD (thuộc nhiệm vụ của cơ quan bảo vệ NTD cấp huyện, trường hợp vụ việc vi phạm liên quan từ 2 huyện trở lên thì Sở Công Thương có trách nhiệm).
-
Ủy ban nhân cấp xã chưa thực hiện hết các trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ NTD đặc biệt là chưa thực hiện hoạt động kiểm tra giảm sát hoạt động của Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn. Điều đó thể hiện, hầu hết ở phường xã, Ban quản lý chợ chưa thực hiện được trách nhiệm được giao. Đó là chưa làm được các hoạt động sau:
+ Đặt và duy trì hoạt động của cân đối ứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để NTD tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.
+ Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại.
+ Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của NTD
3.5. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA HỘI BẢO VỆ NTD TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
3.5.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội bảo vệ NTD trong công tác bảo vệ NTD
Về mặt pháp lý, vai trò của các Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 (thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).
Để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm các Hội bảo vệ NTD và cả các tổ chức xã hội khác như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v..) tham gia vào công tác bảo vệ NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã xác định rõ các tổ chức xã hội nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng được tham gia bảo vệ quyền lợi của NTD, được tự mình thực hiện các hoạt động giúp NTD bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 28 Luật BVQLNTD. Đó là những hoạt động sau:
-
Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTD khi có yêu cầu; có thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh;
-
Đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
-
Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
-
Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ NTD;
-
Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng;
-
Thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao để bảo vệ quyền lợi NTD
Hai điểm mới đáng lưu ý của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 trong việc xác định trách nhiệm của Hội bảo vệ NTD đồng thời là quyền của Hội BVNTD. Đó là
-
Hội có quyền đồng thời là có trách nhiệm đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.
-
Khi thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ NTD do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của NTD; hướng dẫn, đào tạo, nâng cao nhận thức cho NTD; tư vấn, hỗ trợ cho NTD; thực hiện các nghiên cứu khảo sát, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của NTD), Hội bảo vệ NTD được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
Từ những phân tích trên cho thấy, theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì vai trò, địa vị pháp lý của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng đã được xác định rất rõ và được nâng lên nhiều so với các quy định trước đây. Điều đó đã tạo một vị thế nhất định, tạo điều kiện cho các Hội bảo vệ NTD thực hiện được sứ mệnh cao cả là bảo vệ NTD của mình.
3.5.2. Thực trạng hoạt động của Hội bảo vệ NTD
Hiện nay, tổ chức của Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam chủ yếu được chia làm 2 cấp. Ở Trung ương có Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS) hoạt động trong phạm vi cả nước (được gọi là Hội Trung ương). Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nếu có điều kiện thì thành lập Hội bảo vệ NTD tỉnh (còn được gọi là Hội địa phương). Ngoài ra, một số địa phương như Kiên Giang, ở cấp xã đã thành lập một số Chi hội bảo vệ NTD.
Các Hội bảo vệ NTD tỉnh nếu tự nguyện có đơn xin gia nhập VINASTAS thì trở thành hội thành viên của VINASTAS. Các hội thành viên hoạt động độc lập theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội Trung ương và chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Hội Trung ương. Tính đến tháng 7 năm 2013, cả nước có 47 Hội bảo vệ NTD (trong đó có 1 Hội Trung ương và 46 Hội địa phương ở các tỉnh)[53].
Trong hơn hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, các Hội bảo vệ NTD đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ NTD. Những thành tựu đó được thể hiện trong 3 mặt hoạt động sau:
3.5.2.1. Những đóng góp trong việc thực hiện công tác phản biện xã hội
Trong hoạt động phản biện xã hội, các Hội bảo vệ NTD Việt Nam đã có những đóng góp sau:
Thứ nhất, tham gia xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010. Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam đã cử người tham gia Ban biên tập, tổ soạn thảo Luật và có những ý kiến đóng góp đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ngay từ đầu.
Thứ hai, trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được thông qua, VINASTA đã tham gia ý kiến vào những văn bản pháp luật có liên quan đến lợi ích của NTD như Luật Thương mại 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn 2006, Luật Điện lực 2006, Luật Khiếu nại và tố cáo 2008, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật chất lượng hàng hoá 2007, Luật An toàn thực phẩm 2010...Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực, VINASTAS cũng tham gia xây dựng, góp ý kiến cho việc ban hành các văn bản liên quan đến việc hướng dẫn thi hành Luật này như: Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD; Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD; Quyết định 02/2012/QD-TTg về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Ngoài ra, VINASTAS cũng tham gia góp ý kiến cho việc xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đến bảo vệ NTD như: Thông tư ghi nhãn sản phẩm sữa của Bộ Công Thương (năm 2011), Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm (2011), Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (năm 2011), Luật Quảng cáo (2012), Luật Giá (2012)[54].
Thứ ba, VINASTAS đã cử người tham gia vào Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam (CODEX Việt Nam), vào các ban kỹ thuật trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn nhà nước có liên quan đến NTD cũng như tham gia nhiều ý kiến trong việc định giá các sản phẩm thiết yếu trong tiêu dùng như giá điện, xăng dầu, giá sữa...
Thứ tư, sau hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Hội bảo vệ NTD đã thực hiện một số hoạt động phản biện xã hội về hàng hoá dịch vụ trên thị trường, tiêu biểu là các hoạt động sau:
-
VINASTAS đã thực hiện trách nhiệm tổ chức khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm của mình thông qua các hoạt động như: Thực hiện đề tài: “Đánh giá tồn dư các hóa chất độc hại trong thịt lợn siêu nạc”, Tổ chức Hội thảo “ Sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực phẩm” tại Hà Nội ngày 13/4/2012, cùng Tạp chí Thực phẩm và Sức khỏe thực hiện chương trình khảo sát “Sản phẩm, dịch vụ tin cậy vì NTD” nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam theo chủ trương của Bộ Chính trịễ
-
VINASTAS và một số Hội bảo vệ NTD địa phương điển hình là Hội Kiên Giang, Hội bảo vệ NTD Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ NTD TP. Hồ Chí Minh đã tham gia tích cực vào việc phát hiện sai phạm của thương nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD trong việc sử dụng chất độc hại để sản xuất bún, bán canh, bánh hỏi hay phát hiện chất tạo nạc trong thịt lợn, phản ánh thương nhân không tuân thủ nghĩa vụ bảo hành cho NTD...[55]
Như vậy, trong hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD các Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam đặc biệt là VINASTAS đã thực hiện một số hoạt động thể hiện vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD trong công tác phản biện xã hội. Tuy nhiên, trước thực trạng rất nhiều thương nhân có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của NTD trên nhiều lĩnh vực như báo chí phản ảnh thì những việc đã làm được của các Hội bảo vệ NTD chưa thấm tháp là bao. Ví dụ, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra và không có dấu hiệu thuyên giảm. Năm 2010 có 175 vụ ngộ độc thực phẩm làm 51 người chết, 3978 người phải vào viện; năm 2011 có 148 vụ ngộ độc thực phẩm, 27 người chết, 3663 người phải vào viện; năm 2012 có 168 vụ ngộ độc thực phẩm, 34 người chết, 4335 người phải vào viện.[56]
3.5.2.2, Những đóng góp trong việc thực hiện công tác giáo dục NTD
Trong thời gian qua, để thực hiện công tác giáo dục NTD, VINASTAS và các Hội bảo vệ NTD địa phương đã tham gia tuyên truyền, giáo dục về kiến thức tiêu dùng và pháp luật về bảo vệ NTD thông qua các hoạt động: thông tin, hướng dẫn, giáo dục NTD, trang bị cho NTD những hiểu biết về quyền và trách nhiệm cũng như về vai trò, vị trí của họ trong xã hội, cung cấp cho NTD thông tin và hiểu biết về tiêu dùng, để họ có ý thức và có khả năng tự bảo vệ mình trong mọi tình huống. Để làm được việc này, bên cạnh việc sử dung các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet... Hội có Báo NTD ra mỗi tuần 1 số (tiền thân là Tạp chí NTD ra mỗi tháng 2 kỳ) phổ biến các thông tin liên quan đến bảo vệ NTD và đưa chúng lên mạng website của Hội (nguoitieudung.com.vn). Ngoài ra, thành viên Ban chấp hành Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam đã viết bài cho các báo, tham gia diễn đàn trực tuyến tư vấn pháp luật, trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các cơ quan thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến bảo vệ NTD (bao gồm, TTXVN, cổng thông tin điện tử Chính phủ, Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Cáp Việt Nam, Truyền hình Hà Nội, Báo Nhân dân, Báo quân đội nhân dân Việt Nam, Báo điện tử Vnexpress, VietnamNet, Dân Trí…). Các Hội địa phương như Hội Tiền Giang, Hội Bình Dương, Hội Phú Thọ... tích cực phát hành các đĩa CD tuyên truyền pháp luật bảo vệ NTD, xây dựng các phóng sự, viết bài cho các báo, trả lời phỏng vấn báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố.
Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam cũng trực tiếp tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn cho các Hội ở các địa phương (trung bình mỗi năm khoảng 4-5 hội thảo) để trao đổi kinh nghiệm về hoạt động bảo vệ NTD, tổ chức và vận hành các văn phòng khiếu nại của NTD, phát triển các tổ chức bảo vệ NTD ở các địa phương, giải quyết vấn đề tài chính của Hội, phổ biến pháp luật về bảo vệ NTD . Trong 2 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, VINASTAS đã tổ chức 14 Hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau để giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ tình hình tiêu dùng một số mặt hàng cũng như giúp NTD nhận biết được một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình như: cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp với bảo vệ NTD; hội thảo về thị trường giấy, về thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em; về hiểm họa trasfat, về sản phẩm tiết kiệm điện, về chất lượng hóa mỹ phẩm và sức khỏe NTD, về dịch vụ hậu mãi, về sử dụng chất tạo nạc và an toàn thực phẩm, về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em, về rau an toàn...
Đặc biệt, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam đã thành lập một số câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Chất lượng được thành lập từ năm 1995, Câu lạc bộ NTD nữ được thành lập năm 1998, Câu lạc bộ Chống hàng giả và gian lận thương mại được thành lập năm 2000 và năm 2011 Câu lạc bộ doanh nghiệp tin cậy vì NTD được thành lập, nhằm giáo dục các doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng, hướng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì lợi ích NTD để tăng cường năng lực, động viên và lôi kéo họ vào các hoạt động bảo vệ NTD cũng như thông tin và giáo dục về tiêu dùng cho lực lượng phụ nữ là người trực tiếp thực hiện hoạt động tiêu dùng hàng ngày.
Tuy nhiên, số lượng thành viên của câu lạc bộ này chưa nhiều, hoạt động chưa thường xuyên nên việc cung cấp thông tin, tuyên truyền của VINASTAS cũng mới chỉ tiến hành trên phạm vi không rộng và kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Mặt khác, đến nay các Hội địa phương hầu như chưa tổ chức các câu lạc bộ để thực hiện chức năng giáo dục về tiêu dùng.
Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ NTD, VTNASTAS và một số Hội địa phương đã thông qua hoạt động đưa các thông tin, cảnh báo cho NTD về những vi phạm pháp luật bảo vệ NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã góp phần giáo dục NTD phải cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch với thương nhân để bảo vệ quyền lợi của mình.
Như vậy trong công tác giáo dục NTD, Hội bảo vệ NTD đã thực hiện được một số hoạt động giúp nâng cao nhận thức của NTD trong việc tự bảo vệ mình nhưng nhìn chung NTD ở Việt Nam chưa được Hội bảo vệ NTD giáo dục về tiêu dùng một cách đầy đủ, bài bản, thường xuyên và trên phạm vi rộng.
3.5.2.3. Những đóng góp trong việc tham gia giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010, tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết bằng 5 phương thức. Đó là: giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải, bằng trọng tài, bằng Tòa án và giải quyết bằng biện pháp hành chính.
Từ trước khi có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và đến nay Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thực thi được hơn 2 năm, ở nước ta các Hội bảo vệ NTD chủ yếu giúp NTD giải quyết tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức thương lượng, hòa giải, tức là giúp NTD thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Để thực hiện quyền khiếu nại của mình, NTD có thể trực tiếp khiếu nại hoặc thông qua các Hội bảo vệ NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã quy định, tổ chức xã hội nói chung và các Hội bảo vệ NTD nói riêng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ tư vấn NTD đặc biệt trong vấn đề giải quyết khiếu nại của NTD khi họ có yêu cầu.
Ở Việt Nam, từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực, việc tư vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại của NTD có nhiều thuận lợi hơn. Những quy định của Luật đặc biệt là những quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD là cơ sở để việc tư vấn, hòa giải dễ dàng hơn, tạo điều kiện để Hội bênh vực NTD hữu hiệu hơn[57]. Năm 2012, VINASTAS cùng các Hội địa phương tiếp nhận 961 khiếu nại của NTD và đã giải quyết thành công với tỷ lệ 83%. So với trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành thì số vụ khiếu nại gửi đến các văn phòng khiếu nại của các Hội bảo vệ NTD không tăng lên. Bởi, theo bài viết của TS. Đinh Thị Mỹ Loan, ủy viên Ban chấp hành Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam trong tập tài liệu của Hội thảo “Pháp luật về bảo vệ NTD - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2009 thì trong năm 2008, 2009, mỗi năm VPTVKN của các Hội bảo vệ NTD trong cả nước tiếp nhận khoảng 1000 yêu cầu khiếu nại bằng nhiều hình thức (bằng đơn, bằng gọi điện thoại...).
Như vậy, trước và sau khi Luật Bảo yệ quyền lợi NTD có hiệu lực trung bình mỗi Hội bảo vệ NTD đã được thành lập cũng chỉ tiếp nhận 26 yêu cầu khiếu nại trong 1 năm nhưng tỷ lệ giải quyết thành công tăng hơn trước (trước khi có Luật BVQLNTD giải quyết thành công được 76,6%, nay được 83%). Trong đó, Văn phòng khiếu nại của NTD của VINASTAS ở TP. Hồ Chí Minh và ở Hà Nội, Văn phòng khiếu nại của Hội bảo vệ NTD Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng khiếu nại của Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ NTD Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là cơ sở tiếp nhận nhiều khiếu nại nhất. Trong năm 2012 Văn phòng khiếu nại của VINASTAS tại Hà Nội nhận được 143 vụ khiếu nại và Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận được 145 vụ khiếu nại, Văn phòng khiếu nại của Hội bảo vệ NTD Thành phố Hồ Chí Minh nhận được 150 khiếu nại, Văn phòng khiếu nại của Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ NTD Thành phố Hồ Chí Minh nhận được hơn 100 khiếu nại. Còn ở các Hội bảo vệ NTD ở địa phương, số vụ khiếu nại gửi đến VPTVKN rất ít, nên số vụ giải quyết được cũng rất nhỏ. Ví dụ, trong năm 2010, Hội bảo vệ NTD Bến Tre tiếp nhận 09 vụ khiếu nại về hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng.
Từ các số liệu trên cho thấy, năng lực giải quyết khiếu nại của các tổ chức đã được NTD biết đến và tin tưởng nhưng số vụ giải quyết khiếu nại chưa được nhiều và chủ yếu vẫn tập trung ở những tỉnh thành phố lớn.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính thì theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, tổ chức xã hội nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng có thể tự mình hoặc đại diện NTD khởi kiện vì lợi ích công cộng hoặc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện bảo vệ quyền lợi của NTD khi phát hiện vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh gây thiệt hại tới lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng. Đến nay, Hội bảo vệ NTD chưa thực hiện các quyền này của mình.
Từ việc phân tích thực trạng hoạt động của các Hội bảo vệ NTD, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của Hội bảo vệ NTD còn bộc lộ một số hạn chế.
3.5.2.4. Hạn chế của Hội bảo vệ NTD trong việc thực hiện công tác bảo vệ NTD
Thứ nhất, hoạt động của các Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi NTD còn mang tính hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên.
Hiện nay, hoạt động của VINASTAS và các Hội bảo vệ NTD địa phương chưa thật sự có hiệu quả, chưa xứng với vai trò của nó trong xã hội nói chung và lĩnh vực bảo vệ NTD nói riêng. Hội bảo vệ NTD được vận hành như một trong những “kênh” được cơ quan nhà nước lập ra để tiếp nhận và chuyển đi các khiếu nại của NTD đang bức xúc chứ không phải là nơi NTD phát ra tiếng nói tập thể và chính thức của mình. Công tác giáo dục NTD được tiến hành không có hệ thống và chỉ tập trung vào một số ít NTD, chưa nhiều NTD được biết đến các chương trình, các cuộc hội thảo mà các Hội bảo vệ NTD tổ chức.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, trong số những NTD được hỏi, chỉ có 14,8% biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD Trung ương và chỉ 14 % biết đến sự tồn tại của Hội bảo vệ NTD địa phương. Có tới 74,4% số người được hỏi trả lời chưa bao giờ tham gia lớp phổ biến pháp luật bảo vệ NTD cũng như kiến thức tiêu dùng do Hội bảo vệ NTD tổ chức.
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Hội được khởi kiện hoặc đại diện NTD khởi kiện vì lợi ích công cộng nhưng đã hai năm thực thi Luật này, Hội chưa khởi kiện một vụ việc nào để bảo vệ quyền lợi cho NTD, dù rất nhiều vụ xâm phạm quyền lợi đã bị phanh phui. Thay vì việc chủ động giải quyết vấn đề từ cơ sở, Hội lại thụ động chờ đợi NTD đến khiếu nại mới tham gia vào. Bởi vậy, hoạt động của Hội vẫn còn mang tính hình thức, chưa góp phần xử lý vi phạm và bảo vệ hiệu quả quyền lợi NTD.
Đối với các tỉnh có Hội bảo vệ NTD thì hoạt động của Hội chủ yếu là ở khu vực thị xã, tỉnh lỵ mà chưa phân bố rộng khắp đến các địa bàn hành chính cấp huyện, xã hay vùng sâu, vùng xa - những nơi người dân có trình độ thấp, là đối tượng của các hành vi gian lận tiêu dùng.
Hơn nữa, nhiều hội địa phương được thành lập nhưng không hoạt động thường xuyên trong tất cả các mặt hoạt động nhất là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hoặc đưa ra những cảnh báo để bảo vệ quyền lợi NTD. Thậm chí, có những Hội bảo vệ quyền lợi NTD chỉ tồn tại về mặt hình thức và hầu như không có hoạt động nào nổi bật. Số lượng Hội bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động không hiệu quả còn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số 47 Hội bảo vệ NTD đã thành lập.
Thứ hai, chưa thiết lập được mối quan hệ mật thiết giữa các Hội bảo vệ NTD với nhau cũng như với các tổ chức khác có liên quan trong công tác bảo vệ NTD
Trong việc thực hiện công tác bảo vệ NTD các hội bảo vệ NTD không những phải phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần phối hợp với các hội địa phương với nhau nhằm trao đổi thông tin, kiến thức, hỗ trợ nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt với những vụ kiện cần sự phối hợp như lên tiếng phản đối, cảnh báo hàng hóa dịch vụ không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD và ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy vậy, trong thực tế mối quan hệ giữa Hội bảo vệ NTD với các tổ chức trong nước không chặt chẽ, ngoài việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, thì chưa có những chương trình hành động thống nhất. VINASTAS, với tư cách là tổ chức hoạt động trên phạm vi cả nước, được coi như là “Hội Trung ương” nhưng không có sự chỉ đạo về phương hướng hoạt động cũng như các hỗ trợ khác cho Hội địa phương. Các hoạt động của Hội địa phương vì vậy nhìn chung vẫn mang nhiều yếu tố tự phát và thiếu tính tổ chức, hoạt động manh mún, không có hiệu quả.
Sự tham gia của các Hội vào các tổ chức quốc tế cũng còn rất hạn chế, chỉ có VINASTAS đã tham gia vào quốc tế NTD, (Tổ chức Tín thác và Đoàn kết vì NTD (CUTS) , các Hội ở địa phương do hạn chế về khả năng ngoại ngữ nên khó tham gia và tận dụng sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của các tổ chức quốc tế này.
Thứ ba, chưa thể hiện được vai trò, vị trí của Hội trong công tác bảo vệ NTD
Như trên đã trình bày, VINATAS và một số Hội bảo vệ NTD địa phương đã đạt được một số thành tựu thể hiện vai trò, vị trí của mình trong công tác bảo vệ NTD. Tuy nhiên, trước thực trạng rất nhiều thương nhân có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của NTD thì những việc đã làm được của các Hội bảo vệ NTD vẫn còn là quá ít. Chưa kể, một số vụ tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm pháp luật gây thiệt hại không nhỏ tới quyền lợi NTD đã được báo chí và dư luận đề cập đến rất nhiều nhưng các Hội bảo vệ NTD lại không vào cuộc. Ví dụ, vụ gian lận kinh doanh xăng dầu trong cước tính taxi đã làm nóng dư luận trong một thời gian vì sự phổ biến cũng như thiệt hại không nhỏ cho NTD và toàn xã hội, với vai trò của mình, VINASTAS hoàn toàn có quyền nêu ý kiến bằng văn bản đề nghị với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan phải tăng cường việc kiểm tra, nhất là kiểm tra đột xuất, để việc ngăn chặn gian lận có hiệu quả. Nhưng trên thực tế, Hội lại không đứng ra khởi kiện vụ gian lận để bảo vệ NTD như đúng vai trò và tên gọi của Hội. Vụ việc nước uống Lavie bị nghi nhiễm chất bẩn, các cán bộ nhân viên của tổ chức CRS/VN đã nhờ VINASTAS đứng ra bảo vệ. Mặc dù VINASTAS cũng đã gặp gỡ đại diện của LaVie để tìm hiểu vấn đề. Nhưng trước sự im lặng của LaVie, VINASTAS cũng không có động thái khác để góp phần xử lý vụ việc.
3.5.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bảo vệ NTD của Hội bảo vệ NTD
a. Thiếu nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động của hội
Ở Hội Trung ương (VINASTAS) đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế khiến công việc luôn trong tình trạng quá tải. Nhân sự chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc hưu trí, vì vậy, dù có nhiệt tình và tâm huyết đến đâu thì cũng khó bảo vệ NTD một cách hiệu quả. Ở các địa phương, tình trạng cán bộ kiêm nhiệm (thậm chí một số nơi không có cán bộ chuyên trách), cán bộ thiếu kinh nghiệm (về cả xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD cũng như kinh nghiệm xử lý vụ việc cụ thể) còn phổ biến.
Xuất phát từ nguyên nhân này, nhìn chung hoạt động của các Hội bảo vệ NTD không được tiến hành một cách thường xuyên, NTD vì vậy không hăng hái, mạnh dạn gửi các khiếu nại hoặc liên hệ công việc đến các Hội.
b. Thiếu sự quan tâm của các cơ quan nhà nước
-
Về kinh phí hoạt động: theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, các tổ chức xã hội được hỗ trợ kinh phí khi thay mặt Nhà nước thực hiện các công việc được giao. Nhưng đến nay, ngoài một số tỉnh như Bình Dương, Kiên Giang thì rất nhiều Hội bảo vệ NTD vẫn chưa nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ cơ quan nhà nước của tỉnh[58]. Việc thiếu nguồn hỗ trợ kinh phí đã làm hạn chế rất nhiều hiệu quả của hoạt động bảo vệ NTD.
-
Về cơ sở vật chất, kĩ thuật: cơ sở vật chất của Hội còn yếu kém, các văn phòng khiếu nại thường được đặt ở các địa điểm không thuận tiện. Rất ít phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại để đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa bảo vệ quyền lợi NTD đặc biệt khi có tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
-
Thiếu sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở Trung ương cũng như ở địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
c. Nhận thức của NTD cũng như ỷ thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD còn yếu
Hiện nay, nhận thức của NTD về việc bảo vệ quyền lợi của mình vẫn còn khá mơ hồ. Không chỉ ở nông thôn, miền núi mà ngay cả ở thành phố nhiều NTD chưa hiểu quyền của mình là gì cũng như trách nhiệm để tự bảo vệ mình như thế nào. Đa số NTD Việt Nam không biết đầy đủ về 8 quyền cơ bản của họ, rất ít người biết đến sự tồn tại của các Hội bảo vệ NTD. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề tài đối với đối tượng là NTD, có tới 42,8% số người được hỏi không biết về các quyền của NTD, 57,2% biết về quyền của NTD nhưng cũng không biết đầy đủ các quyền của NTD, hầu hết số đó cũng chỉ biết từ 1 đến 3 quyền của NTD là: quyền được thông tin về sản phẩm; quyền được được lựa chọn sản phẩm phù hợp; quyền được khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, rất ít NTD biết đến sự tồn tại của Văn phòng khiếu nại và nhận thức của họ về việc nhờ bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho mình còn rất kém. Một số NTD còn cho rằng Hội bảo vệ NTD hoạt động chưa hiệu quả nên không tin tưởng lắm vào khả năng giải quyết khiếu nại ở các văn phòng tư vấn khiếu nại của Hội. Chỉ có một số ít NTD khiếu nại trưc tiếp đến người bán hàng, người cung ứng dịch vụ, hoặc tìm đến sự can thiệp của cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, còn đại đa số bỏ qua, chấp nhận thiệt thòi.
NTD còn có những thói quen không có lợi cho công tác bảo vệ NTD như mua bán không yêu cầu người bán hàng hóa xuất hóa đơn hoặc lưu trữ hóa đơn.
-
Về ý thức của doanh nghiệp
Một trong nguyên nhân dẫn đến những vi phạm của các doanh nghiệp đối với NTD trong thời gian qua là các doanh nghiệp chưa tự giác và chưa có thói quen chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo vệ NTD. Khi NTD khiếu nại đến doanh nghiệp về hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp chưa hiểu trách nhiệm của mình đối với NTD nên đã không giải quyết kịp thời, thỏa đáng để đảm bảo quyền lợi cho NTD.
Mặt khác, trong thực tiễn cho thấy do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD, không ít doanh nghiệp ngại thừa nhận sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái và ngại tham gia công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, ngại lên tiếng vì sợ việc tiết lộ thông tin về tình trạng đó sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của mình.
d. Các quy định của pháp luật liên quan đến Hội bảo vệ NTD còn nhiều bất cập
Kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về bảo vệ NTD cho thấy các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
-
Với tính chất đa ngành và phạm vi điều chỉnh rất rộng, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay vẫn còn khá sơ sài và chưa làm rõ được nhiều khái niệm quan trọng, ví dụ như: khái niệm “NTD”, khái niệm “điều khoản bất bình đẳng” vốn rất phổ biến trong thực tiễn pháp luật bảo vệ NTD ở các nước, khái niệm “lợi ích công cộng”... Điều này gây không ít những cản trở trong việc tuyên truyền cũng như thực thi pháp luật bảo vệ NTD của các Hội bảo vệ NTD.
-
Hình thức xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, trừng phạt kẻ vi phạm. Theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ NTD (từ 1/1/2014 được thay thế bởi Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, các hành vi bị cấm và bảo vệ quyền lợi NTD) thì tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của NTD bị phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng). Điều này dẫn đến trong thực tế, nhiều thương nhân bị phạt rồi vẫn tiếp tục vi phạm vì lợi nhuận họ thu được lớn hơn rất nhiều so với mức phạt họ bị xử lý.
-
Bảo vệ NTD là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau. Các Hội bảo vệ NTD cần sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan nhà nước để hoạt động có hiệu quả, nhưng đến nay pháp luật vẫn chưa quy định một cách cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với các Hội bảo vệ NTD, để tổ chức xã hội này có thể phát huy được vai trò của mình.
-
Các quy định của pháp luật hiện hành chưa tính đến yếu tố đặc thù của các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD nên chưa có những quy định phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cũng như nguồn nhân lực cho các hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD với tư cách là một “tổ chức xã hội đặc biệt”.
Ngoài ra, Luật không quy định rõ Hội có thẩm quyền vận động NTD tẩy chay hàng hóa của thương nhân khi thương nhân vi phạm pháp luật đặc biệt vi phạm pháp luật môi trường.
3.6. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
3.6.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án giải quyết vụ án liên quan đến quyền lợi NTD được ghi nhận trong các văn bản luật khác nhau, trong đó có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án hiện nay được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và Nghị định số 99/2011/NĐ - CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Với tư cách là cơ quan xét xử, Tòa án tham gia bảo vệ quyền lợi NTD thông qua việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến NTD khi có yêu cầu. So với việc giải quyết các vụ án dân sự thông thường khác, khi xét xử vụ án liên quan đến quyền lợi NTD có những nét đặc thù, thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, Tòa án có thẩm quyền xem xét và quyết định áp dụng thủ tục xét xử đơn giản hoặc thủ tục xét xử thông thường khi giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và pháp luật về tố tụng dân sự. Việc quy định quyền áp dụng thủ tục đơn giản của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp là một điểm tiến bộ của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho NTD có nhiều cơ hội để tiếp cận công lý bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, do quy định tiến bộ này mới chỉ được ghi nhận trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chứ không được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự, kể cả khi Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung sau đó nên trên thực tế, hệ thống toà án nhân dân không áp dụng quy định này của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Thứ hai, NTD không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của nhà kinh doanh. Trong quá trình xét xử, Tòa án dựa trên cơ sở các chứng cứ chứng minh của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của NTD, các tài liệu chứng cứ mà Tòa án thu thập để xác định lỗi, xác định thiệt hại mà NTD phải gánh chịu (nếu có) và mức bồi thường thích hợp. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, Tòa án có quyền tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ khi NTD có yêu cầu trong một số trường hợp nhất định (khoản 2 Điều 6, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đưa ra ngoại lệ để NTD thuận lợi hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể là NTD không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh, mà chính các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có nghĩa vụ chứng minh là mình không có lỗi (khoản 1, khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD). Đây là điểm mới rất tiến bộ của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, mà trong khoa học pháp lý gọi là đảo ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi, tạo điều kiện cho NTD bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ ba, NTD không phải nộp tạm ứng án phí (khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD). Đây là quy định thể hiện rõ sự khuyến khích NTD bảo vệ quyền lợi của mình. Thường NTD cá nhân có tâm lý ngại kiện tụng, cộng thêm phải bỏ ra một khoản tiền tạm nộp cho Tòa án (tạm ứng án phí) để có thể bắt đầu vụ kiện chưa biết ngày kết thúc khiến NTD không muốn đi kiện.
Thứ tư, các tổ chức xã hội có quyền khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD (điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD). Để tạo điều kiện cho nhiều NTD cùng bị xâm phạm bởi một hành vi của nhà kinh doanh được biết và quyết định tham gia hay khởi kiện độc lập, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định tổ chức xã hội đó có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh (khoản 1 Điều 44). Đồng thời Tòa án có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án (khoản 3 Điều 44). Sau khi xét xử, bản án, quyết định của Tòa án do tổ chức xã hội khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 45).
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: "Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện vì lợi ích công cộng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án" (Điều 46). Theo quy định này thì Tòa án có thẩm quyền quyết định việc sử dụng khoản tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng. Tổ chức xã hội không được tùy tiện sử dụng khoản tiền trên mà phải thực hiện theo đúng nội dung Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định giải quyết vụ án.
Bên cạnh việc áp dụng những quy định đặc thù riêng có đối với vụ án bảo vệ quyền lợi NTD, do là một loại vụ án dân sự nên Tòa án có quyền áp dụng các quy định chung trong pháp luật tố tụng dân sự, trong đó có việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời...
3.6.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Tòa án
Có thể khẳng định, số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD được Tòa án giải quyết rất ít. Trong thống kê của ngành Tòa án cũng không có hạng mục thống kê về các vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD, bởi đơn giản vụ án loại này được coi là vụ án dân sự và được tính chung vào số liệu của án dân sự.
Theo điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu đề tài, trong số các cán bộ Tòa án được hỏi thì hầu như tuyệt đại đa số chiếm 97,1% chưa từng thụ lý và xét xử vụ án nào về bảo vệ NTD, chỉ có 2,9% trả lời đã từng thụ lý và xét xử vụ án loại này.
Trên thực tế, trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được thông qua và sau khi Luật này có hiệu lực, NTD gặp rất nhiều khó khăn khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình.
Giữa năm 2007, dư luận xôn xao khi cơ quan chuyên môn công bố về hàm lượng chất 3 - MCPD có trong nhiều mẫu nước tương vượt mức cho phép. Anh Hà Hữu Tường (28 tuổi, tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2002, là cán bộ thi hành án quận 8 TP. Hồ Chí Minh) đã chính thức nộp đơn khởi kiện 17 cơ sở nước tương và yêu cầu bồi thường 30 tỷ đồng đến TAND TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6/2007. Toà án đã không thụ lý đơn kiện của anh Tường vì lý do nguyên đơn và bị đơn không cụ thể. Trong đơn khởi kiện, anh Tường ghi thay mặt “hàng triệu NTD”, không hề có tên cụ thể của những NTD và cũng không có văn bản ủy quyền cho anh Tường đứng ra khởi kiện thay. Để vụ án được thụ lý, anh Tường đã đứng ra khởi kiện theo ủy quyền của một số bệnh nhân ung thư tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đến lúc này đơn kiện của anh Tường mới được TAND TP. Hồ Chí Minh thụ lý nhưng kết quả giải quyết ra sao thì không hề được công bố công khai để NTD được biết.
Đầu năm 2011, có một vụ án NTD khởi kiện nhà hàng kinh doanh ra Tòa án do bị mất xe máy tại nhà hàng khi đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng này. Đó là vụ kiện của anh Vũ Song Toàn đối với nhà hàng My Way Hospitality (Cầu Giấy, Hà Nội) về việc anh bị mất xe máy khi gửi tại khu vực vỉa hè của nhà hàng. Sau hơn 7 tháng, Tòa án mới thụ lý hồ sơ do phải bổ sung nhiều chứng cứ, hồ sơ theo quy định của Tòa án. Kết quả sau hơn một năm theo đuổi vụ kiện, qua cả phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, NTD vẫn bị thua kiện.
Năm 2012, ông Đống Tấn Đạt đã nộp đơn khởi kiện Công ty cổ phần xây dựng Nhật Quang tại Tòa án nhân dân quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty đã không giao nhà chung cư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Tòa án đã yêu cầu người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí theo án dân sự thông thường mà không thực hiện quy định việc miễn nộp tạm ứng án phí của NTD theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi của NTD. Hội BVQLNTD Thành phố Hồ Chí Minh đã can thiệp bằng văn bản chính thức gửi Tòa án nhưng Tòa án viện lý do đối tượng khiếu nại là Hợp đồng mua nhà chung cư, mà nhà ở không phải là hàng tiêu dùng, buộc NTD phải đóng tạm ứng án phí. Cuối cùng NTD đành bỏ ý định khởi kiện vì ngại mất thêm khoản tiền tạm ứng án phí mà không biết kết quả ra sao[59].
Có thể thấy việc NTD đứng lên đòi quyền lợi khi bị vi phạm không hề đơn giản, mất nhiều thời gian, sức lực, thường không đủ chứng cứ để chứng minh thiệt hại nên NTD dễ nản lòng và lựa chọn cách bỏ qua quyền lợi của mình. Trong vụ việc nước tương nhiễm chất 3 - MCPD, số lượng NTD bị xâm phạm quyền lợi lên đến con số hàng triệu nhưng thực tế chỉ duy nhất một người lên tiếng đòi quyền lợi. Ở những nước phát triển, ở những vụ việc có nhiều NTD bị xâm phạm quyền lợi và có tính chất tương tự nhau, cơ chế kiện tập thể (Class action) thường được sử dụng. Người bị thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm có thể khởi kiện riêng lẻ hoặc khởi kiện tập thể. Hình thức khởi kiện tập thể cho phép một người hoặc một nhóm người nhân danh cả tập thể người bị thiệt hại được tiến hành khởi kiện yêu cầu bồi thường mà không cần có văn bản ủy quyền chính thức của những người bị thiệt hại. Phán quyết của Tòa án sau đó sẽ có hiệu lực chung đối với toàn bộ những NTD được coi là thuộc tập thể khởi kiện, trừ những người gửi văn bản đến Tòa án thông báo rằng mình không tham gia vụ kiện[60]. Cơ chế kiện tập thể vừa rút ngắn thời gian, chi phí cho người khởi kiện và Tòa án, vừa có thể bảo vệ quyền lợi của đông đảo NTD. Pháp luật bảo vệ NTD nước ta đã bước đầu tính đến cơ chế này khi cho phép các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD có quyền khởi kiện hoặc đại diện NTD khởi kiện mà không cần ủy quyền. Tuy nhiên, vì lý do chưa được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự nên cơ chế này vẫn chưa được thi hành trong thực tế.
Như vậy, có thể thấy, cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD bằng Tòa án được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Nhưng trên thực tế, khi bị xâm phạm quyền lợi, NTD thường không sử dụng Tòa án hoặc có sử dụng nhưng không có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài thì trong số NTD được hỏi chỉ có 6% ưu tiên lựa chọn giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng con đường Tòa án và có tới 68% số NTD được hỏi cho rằng giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án rất phức tạp và không hiệu quả.
3.6.3. Thực trạng năng lực của Tòa án trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD
3.6.3.1. Về tổ chức cán bô
Trong bối cảnh các loại vụ án có chiều hướng gia tăng, việc bổ sung số lượng cán bộ, Thẩm phán cho Tòa án đáp ứng yêu cầu công tác xét xử là rất cần thiết. Năm 2012, Tòa án các cấp đã tuyển dụng mới 510 cán bộ, biên chế của ngành Tòa án nhân dân được bổ sung thêm 1.713 người. Năm 2012, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã trình Chủ tịch nước bổ nhiệm mới 12 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã bổ nhiệm mới 187 Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân địa phương và 229 Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp[61]. Tuy nhiên, tình trạng chung là ngành Tòa án luôn quá tải; số lượng cán bộ, Thẩm phán chưa đủ để giải quyết các vụ án, đặc biệt là ở các Tòa án địa phương dẫn đến án tồn đọng, số vụ án quá thời hạn xét xử, số lượng đơn giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được giải quyết vẫn còn nhiều. Hiện nay, hệ thống Tòa án chưa có thẩm phán chuyên trách về các vụ án bảo vệ quyền lợi NTD. Các vụ án về bảo vệ quyền lợi NTD được xét xử như vụ án dân sự thông thường. Đây là lĩnh vực khá mới mẻ, trong khi đa số các Thẩm phán được đào tạo từ thời kỳ chưa có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, những kiến thức về vấn đề này còn khá xa lạ với họ. về nguyên tắc, các Thẩm phán phải được bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức pháp luật mới. Tuy nhiên, các Tòa án thường chỉ tổ chức tập huấn những vấn đề mới, liên quan trực tiếp đến hoạt động của Thẩm phán hoặc các lĩnh vực có nhiều vụ án như tập huấn về Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi). Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung chưa được các Tòa án tổ chức tập huấn rộng rãi đến cán bộ Tòa án, Thẩm phán.
3.6.3.2. Về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
Năm 2012, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức 56 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 7.000 lượt học viên là Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án, trong đó tập trung chủ yếu vào việc tập huấn nghiệp vụ về tố tụng hành chính và tố tụng dân sự theo quy định mới của Luật Tố tụng hành chính và Luật sửa đối, bố sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao còn tổ chức 08 lớp đào tạo về tin học, ngoại ngữ và tập huấn nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ và công tác tài chính cho các cán bộ trong ngành. Đồng thời, trong năm qua, tất cả các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều đã tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác xét xử cho các Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại địa phương mình theo một nội dung chương trình thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao[62]. Tuy nhiên, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án, Thẩm phán không có lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD do số lượng vụ án trong lĩnh vực này còn quá ít ỏi, trong khi đó, số lượng các vụ án khác ngày càng tăng, một số văn bản pháp luật mới được ban hành hoặc sửa đổi nên phải được Tòa án chú trọng bồi dưỡng là điều dễ hiểu.
Trường cán bộ Tòa án tiến hành nâng cao năng lực và quy mô, trong đó tập trung vào việc củng cố đội ngũ giảng viên của Trường và đầu tư cơ sở vật chất các trang thiết bị phục vụ hoạt động cho Trường. Tuy nhiên, với số lượng nhân lực ngành Tòa án trên cả nước (bao gồm cả cấp huyện, cấp tỉnh) rất lớn, quy mô và khả năng bồi dưỡng của Trường cán bộ Tòa án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đặc biệt các chương trình bồi dưỡng về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD chưa được chú trọng xây dựng và triển khai.
3.6.3.3. Về cơ sở vật chất
Năm 2012, ngành Tòa án được Nhà nước giao tổng dự toán kinh phí là 2.146 tỷ đồng (chi thường xuyên 1.656 tỷ đồng và chi đầu tư xây dựng cơ bản 490 tỷ đồng). Nhìn chung, tổng kinh phí chi thường xuyên về cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác xét xử và các hoạt động của Tòa án. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, có 24 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 11 dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 và 33 dự án chuyển tiếp. Các công trình đầu tư và đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng, quy mô và công năng sử dụng, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các Tòa án hiện nay và có tính tới việc đổi mới mô hình tổ chức Tòa án. Để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, năm 2012, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục đầu tư 70 tỷ đồng để trang bị bàn ghế hội trường xét xử, thiết bị tăng âm, máy chiếu, giá lưu trữ hồ sơ và một số thiết bị thiết yếu khác cho các Tòa án để phục vụ yêu cầu công tác. Trong năm qua, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành kiểm tra quyết toán kinh phí năm 2011 của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong toàn ngành. Qua kiểm tra cho thấy, nhìn chung các đơn vị đều sử dụng kinh phí đúng mục đích; chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, tập trung chủ yếu cho các hoạt động nghiệp vụ; không để xảy ra tiêu cực, lãng phí trong quản lý và chi tiêu ngân sách[63]. Nhìn vào các số liệu thống kê, có thể thấy ngành Tòa án được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử. Tuy nhiên, trên thực tế, điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các thành phố Trung ương còn rất khó khăn, chật chội. Ví dụ, ở Tòa án nhân dân TP. Hà Nội có tình trạng gần chục thẩm phán phải làm việc trong một căn phòng chỉ rộng hơn một chục m2, mỗi người chỉ đủ chỗ cho một bàn làm việc. Trong điều kiện làm việc đó, cán bộ Tòa án thực hiện đủ nhiệm vụ được giao đã là một cố gắng rất lớn.
Có thể thấy, mặc dù được Nhà nước quan tâm đầu tư nhung Tòa án nhân dân các cấp còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử nhằm bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng. Những khó khăn có thể là khách quan hoặc chủ quan, nhưng đều cản trở việc thực thi hiệu quả pháp luật bảo vệ NTD.
Từ thực trạng nêu trên, có thể chỉ ra nhũng hạn chế, bất hợp lý trong công tác bảo vệ NTD của hệ thống Tòa án như sau:
-
Thứ nhất, lực lượng cán bộ, Thẩm phán chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD.
Tình trạng thiếu cán bộ Tòa án ở một số vùng, một số khu vực chưa được khắc phục. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, một số lĩnh vực còn yếu như: kỹ năng vệ công tác dân vận, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế..., đặc biệt cán bộ Tòa án, Thẩm phán chưa có nhiều kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. Việc xét xử những vụ án liên quan đến bảo vệ NTD còn quá ít khiến cho nhiều thẩm phán còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm giải quyết những vụ việc này.
Trong khi đó, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao[64]. Một số Thẩm phán bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ. Điều này có thể khiến NTD có tâm lý ngại ngần, chưa thực sự tin tưởng để quyết định yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của mình.
Thử hai, công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Tòa án trong thời gian qua chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong tình hình hiện nay. Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án chưa có sự quan tâm thích đáng, chưa xây dựng chuyên đề, tài liệu tập huấn cho cán bộ, Thẩm phán về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD[65].
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài (thực hiện vào tháng 8/2013) đối với đối tượng là các cán bộ, thẩm phán của Tòa án thì 100% trả lời chưa được tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về xét xử loại vụ án bảo vệ NTD và có tới 14,3% chưa biết đến sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010.
Thứ ba, còn tồn tại sự bất hợp lý trong các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD, cụ thể:
-
Theo quy định của BLTTDS (Điều 164) và Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (Điều 42), NTD có trách nhiệm xác định thiệt hại của mình khi nộp đơn khởi kiện. Trong khi đó, việc xác định thiệt hại rất khó thực hiện, vì thiệt hại có thể đã xảy ra hoặc đang tiềm ẩn và cần có sự giám định từ các cơ quan chuyên môn. Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian và chi phí đối với bên khởi kiện;
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục đơn giản khi giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD. Trên thực tế, Tòa án chưa thể thực hiện quy định này bởi chưa có tiêu chí cụ thể xác định thế nào là một vụ án đơn giản, có chứng cứ rõ ràng; khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định thủ tục đơn giản chỉ được áp dụng để giải quyết đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD nếu điều này quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự. Đến nay, pháp luật về tố tụng dân sự lại chưa quy định về vấn đề này nên Tòa án chưa áp dụng quy định về thủ tục đơn giản trên thực tế.
Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP
LUẬT BẢO VỆ NTD
4.1. YÊU CẦU CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Chương 3 của báo cáo phúc trình Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng khả năng các thiết chế bảo vệ NTD ở Việt Nam trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật bảo vệ NTD quy định cho mỗi thiết chế. Có thể thấy, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD (Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các cấp) các bộ ngành khác (đặc biệt là Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ), các Hội bảo vệ NTD, Tòa án các cấp đã nỗ lực trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên năng lực hiện tại của các thiết chế đều chưa đủ mạnh về nguồn lực tài chính, về nguồn nhân lực, về tạo môi trường thuận lợi cho NTD và đương nhiên kết quả thực hiện các nhiệm vụ pháp luật quy định chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế.
Do đó, để Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đi vào cuộc sống, quyền lợi của NTD thực sự được đảm bảo thì rất cần thiết phải tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD làm cho năng lực các thiết chế này mạnh hơn, thúc đẩy hoạt động của các thiết chế đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ NTD, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Việc tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD cần dựa trên các yêu cầu, đòi hỏi sau:
Thứ nhất, phải xác định đúng và chính xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD
Năng lực là một đại lượng động và đa chiều. Năng lực có thể cải thiện, nhưng nó cũng có thể giảm sút và dù thế nào đi nữa, nó không bao giờ đứng yên và, do đó, khó nắm bắt. Yêu cầu của việc xác định hay đánh giá năng lực của các thiết chế luôn đòi hỏi tính chính xác và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Tính chính xác của hoạt động đánh giá, tuy vậy, lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, về cơ bản, việc xác định năng lực của các thiết chế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
-
Sự khác biệt trong điều kiện hoạt động của các thiết chế và những đặc thù của các ngành
-
Dữ liệu điều tra cơ sở cần được chính xác và mới nhất,
-
Các chỉ số dùng để đánh giá được xây dựng một cách khoa học
Các cơ quan, tổ chức tại các địa bàn khác nhau và những đặc thù của các ngành khác nhau làm cho một công cụ đánh giá có thể rất chính xác với địa bàn, ngành này nhưng lại khó đo đạc, xác định năng lực thực sự của các cơ quan thuộc địa bàn, ngành khác. Ví dụ, khi xác định tỉ lệ luân chuyển nhân viên, rõ ràng đặc thù của tư pháp làm cho nó ổn định hơn rất nhiều các ngành khác. Cũng tương tự như vậy, độc lập về tổ chức và tài chính là bắt buộc đối với tổ chức xã hội nhưng không thể đòi hỏi điều đó tại các cơ quan nhà nước.
Khi các thiết chế cùng hệ thống nhưng hoạt động tại các địa phương khác nhau, trong rất nhiều trường hợp, kết quả xác định năng lực phản ánh không chính xác thực tế các cơ quan đó. Chẳng hạn: tại địa bàn cửa khẩu, cơ quan quản lý thị trường và kiểm dịch phải tiến hành kiểm tra nhiều loại hàng tiêu dùng với số lượng lớn hơn tại các địa phương khác, hiện tượng quá tải rất dễ xảy ra và vì thế tỷ lệ vụ việc được xử lý trên tổng số vụ được phát hiện nhiều khi là rất thấp. Ngược lại tại những vùng ít giao dịch, tỷ lệ này lại có thể rất cao, thậm chí là 100% nhưng số lượng chỉ là một vài vụ lẻ tẻ.
Phục vụ cho việc xây dựng các chỉ số, dữ liệu cơ sở (baseline data) là hết sức quan trọng bởi nó cho phép chỉ ra hiện trạng tổ chức, nhân sự, hiện trạng thực thi để có thể đặt ra các định mức, cấp độ trung bình làm giá trị đối chiếu, những điển hình thành công để có thể nhân rộng. Điều tra cơ sở cũng cho phép đánh giá sơ bộ năng lực của các thiết chế. Đáng lưu ý là, đánh giá năng lực nhằm tìm kiếm những giải pháp để nâng cao năng lực và hướng tới chất lượng thực thi pháp luật được cải thiện chứ không phải đánh giá chỉ để xếp hạng hay thuần túy nhận thức thực trạng. Dữ liệu cơ sở không chính xác, quá cũ sẽ không cho phép đặt ra những hướng tác động đúng đắn để cải thiện tình hình. Hoạt động đánh giá năng lực phụ thuộc vào việc tạo lập công cụ đánh giá - tức các bộ chỉ số. Không có bộ chỉ số phù hợp để đánh giá cũng tương tự như việc đo chiều dài mà không có thước. Dựa vào kết quả điều tra cơ sở, người đánh giá sử dụng khung lý thuyết để tạo ra bộ chỉ số cho từng ngành nghề, lĩnh vực và loại hình thiết chế cho các kỳ đánh giá tiếp theo.
Thứ hai, việc tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải có lộ trình và chiến lược toàn diện của nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp luật bảo vệ NTD là lĩnh vực pháp luật đang dần được hoàn thiện ở Việt Nam và bắt đầu được nhà nước quan tâm trong việc xây dựng các thiết chế thực thi lĩnh vực pháp luật này. Tuy nhiên, các thiết chế nhà nước bảo vệ NTD (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở Trung ương và ở địa phương) cũng như các thiết chế xã hội dân sự (các Hội bảo vệ NTD) đều chưa có đủ khả năng về nhân lực lẫn tài lực để thực hiện nhiệm vụ, chức năng bảo vệ NTD được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Bởi vậy, để tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD, trước hết Chính phủ phải có chương trình, chiến lược quốc gia về bảo vệ NTD để các nguyên tắc bảo vệ NTD được quy định tại Điều 4 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD: bảo vệ NTD là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội; quyền lợi của NTD được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật thực sự được bảo đảm.
Mặt khác, chương trình bảo vệ NTD cần đặt ra lộ trình theo thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư tăng cường năng lực của các thiết chế bảo vệ NTD.
Thứ ba, việc tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD phải đảm bảo sự đồng bộ, phối hợp có hiệu quả giữa các thiết chế để các quyền của NTD được bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Một trong những mong muốn của NTD là tình trạng thương nhân xâm phạm quyền lợi NTD sẽ được kiểm soát bởi các thiết chế nhà nước cũng như thiết chế xã hội - dân sự để 8 quyền của NTD được ghi nhận trong Luật Bảo vệ NTD được bảo đảm thực thi trên thực tế. Muốn vậy, phải có cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD với nhau, cũng như với các cơ quan điều tiết ngành, cơ quan tư pháp cũng như với tổ chức xã hội.
Thứ tư, việc tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải xuất phát từ sự quyết tâm thực thi pháp luật để bảo vệ NTD của các thiết chế trong việc bảo vệ NTD
4.2. CÁC KIẾN NGHỊ CHUNG NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD để các thiết chế bảo vệ NTD có thể đưọc triển khai thực hiện chức năng nhiệm yụ của mình trong công tác bảo vệ NTD
Pháp luật chính là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cơ quan thực thi có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Pháp luật bảo vệ NTD có phạm vi điều chỉnh rất rộng và là một hệ thống pháp luật gồm nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực có mục đích bảo vệ NTD. Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Tuy nhiên, một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa được hướng dẫn cụ thể, một số quy định chưa được thực thi do còn vướng với những quy định trong các luật khác. Vì vậy, để tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để các thiết chế bảo vệ NTD có thể thực thi được các quy định của pháp luật bảo vệ NTD hiện hành thì theo chúng tôi Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội cần ban hành những văn bản sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và UBND quận, huyện theo hướng xác định rõ ràng và cụ thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện có chức năng và nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa phương.
Theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Công Thương là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp và thương mại bao gồm các ngành và lĩnh vực trong đó có lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng mà không quy định cụ thể trách nhiệm của Sở Công Thương trong công tác bảo vệ NTD do đó thực tế công tác này chưa được chú trọng, chưa có biên chế chính thức cho việc thực hiện công tác bảo vệ NTD.
Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định: ở các quận có Phòng Kinh tế giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại, ở các huyện có Phòng Công Thương có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tương tự UBND quận. Do đó, có thể thấy Nghị định 14/2008/NĐ-CP chưa quy định cơ quan chuyên môn nào trong UBND cấp quận, huyện có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ NTD. Vì vậy, trong thực tế Ủy ban nhân dân cấp quận huyện chưa quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ NTD.
Thứ hai, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành nghị định mới thay thế ND 99/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD với những nội dung cơ bản sau:
(i) Quy định rõ thế nào là gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước
Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD có thể đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng, Điều 25 quy định: cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của NTD, của tổ chức xã hội đối với những vi phạm của tổ chức cá nhân kinh doanh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng. Do đó, cần phải có quy định xác định rõ trong trường hợp nào được coi đó là hành vi vi phạm gây thiệt hại đến nhiều NTD, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Bởi nếu không làm rõ yếu tố định lượng này thì không xác định được trách nhiệm của cơ quan bảo vệ NTD cấp huyện trong việc tiếp nhận yêu cầu của NTD, của tổ chức xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của NTD cũng như thẩm quyền của tổ chức xã hội trong việc đại diện NTD khởi kiện.
(ii) Mở rộng phạm vi những hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Điều 28 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP đã quy 05 nhóm công việc gắn với nhiệm vụ của nhà nước có thể giao cho tổ chức xã hội, bao gồm: tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của NTD; hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho NTD; tư vấn, hỗ trợ cho NTD; thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của NTD. Tuy nhiên, trên thực tế, một số hoạt động mà các tổ chức xã hội đã thực hiện rất có hiệu quả trong thời gian qua như hoạt động hòa giải lại không được quy định là một nhiệm vụ giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Trong thực tế, các tranh chấp của NTD thường là các tranh chấp có giá trị nhỏ, tình tiết rõ ràng và xảy ra với số lượng lớn. Do đó, nếu các tổ chức xã hội thực hiện việc hòa giải các tranh chấp thành công thì không những bảo đảm được trật tự xã hội mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước giảm thiểu một khối lượng đáng kể công việc phải thực hiện.
Thực tế thì người có thể hiểu một cách tốt nhất các tranh chấp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ lại chính là những doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tương tự. Những tiêu chuẩn công nghệ, thực tế được hình thành từ chính các doanh nghiệp này chứ không phải là các cơ quan nhà nước (tiêu chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành chỉ là sự công nhận chính thức). Do đó, nhà nước cần khuyến khích sự tham gia hòa giải, giám định của các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội khoa học kỹ thuật, các Hội bảo vệ NTD đối với các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng. Đây không phải là việc đùn đẩy việc cho cộng đồng của nhà nước mà thực chất, đó là cách thức hiệu quả nhất trong việc điều hành xã hội. Một quốc gia hiện đại không phải là có một nhà nước có thể làm tất cả mọi việc lớn nhỏ trong xã hội mà là nhà nước biết phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội dân sự vào cùng giải quyết các vấn đề chung.
(iii) Quy định Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam là Hội đặc thù
Điều 35 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội có quy định : “Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án”.
Cùng với Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/11/2010 về việc quy định Hội có tính chất đặc thù là danh sách những Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước. Theo đó có 28 Hội được công nhận là Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong cả nước như: Hội sân khấu Việt Nam ; Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam; Hội Người mù Việt Nam; Hội Đông y Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam. Hội bảo vệ NTD Việt Nam chưa được công nhận là Hội đặc thù. Điều này đã làm hạn chế sự hỗ trợ về các nguồn lực của Nhà nước cho hoạt động của VINASTAS. Trong khi đó, khó khăn lớn nhất cản trở hoạt động của Hội chính là vấn đề tài chính. Hiện nay, một số ít Hội bảo vệ NTD ở địa phương được UBND tỉnh công nhận là Hội đặc thù, được cấp kinh phí và giao biên chế cán bộ phục vụ cho hoạt động của Hội còn đa số các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD không có bất kỳ nguồn thu ổn định nào cũng như không có nguồn đóng góp từ các hội viên.
Do đó, pháp luật cần xem xét công nhận Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam là một tổ chức xã hội đặc thù để được nhà nước cấp kinh phí và điều động cán bộ được đào tạo tạo điều kiện cho Hội hoạt động có hiệu quả.
(iv) Quy định cụ thể cơ quan nào sẽ có khả năng chứng nhận các hòa giải viên có đủ tư cách tham gia hòa giải trong các tranh chấp về bảo vệ người tiêu dùng và cơ chế thực thi quyết định hòa giải thành đó
Vai trò lớn nhất của tổ chức xã hội khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là bên thứ ba, đứng ra làm trung gian hòa giải cho các tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật chỉ cho phép các tổ chức xã hội có đủ điều kiện mới được phép thành lập tổ chức hòa giải các tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các hòa giải viên phải đáp ứng được các điều kiện nhất định về trình độ, kinh nghiệm... nhưng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Thứ ba, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần ban hành Pháp lệnh quy định về các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp của NTD ở Tòa án. Cụ thể là:
(i) Quy định thủ tục tố tụng đơn giản (thủ tục rút gọn) phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Do thủ tục tố tụng được quy định trong luật hình thức nên trong trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự để ghi nhận vấn đề này thì nên ban hành Pháp lệnh hơn là ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn vấn đề này.
(ii) Quy định cơ chế giải quyết nhanh gọn những tranh chấp nhỏ bảo vệ quyền lợi NTD nhỏ lẻ, theo đó chỉ cần xét xử một cấp ở Tòa án cấp quận, huyện và bản án có hiệu lực thỉ hành ngay.
Điều kiện để áp dụng cơ chế này có thể là giá trị tranh chấp hoặc số lượng nguyên đơn hạn chế. Chỉ có cơ chế như vậy mới giải quyết nhanh chóng, triệt để việc bảo vệ quyền lợi của NTD nhỏ lẻ, khuyến khích họ bảo vệ mình thông qua thiết chế Tòa án, đồng thời răn đe các nhà kinh doanh thiếu trách nhiệm.
-
Quy định cụ thể cơ chế kiện tập thể
Hiện nay, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã bước đầu quy định về hình thức này đối với các tổ chức xã hội (có thể khởi kiện hoặc đại diện NTD khởi kiện để bảo vệ quyền lợi NTD). Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục để các tổ chức xã hội có thể khởi kiện theo cơ chế này để bảo vệ lợi ích của NTD.
-
Quy định một cơ chế tài chính rõ ràng đối với việc phân chia và sử dụng đối với sổ tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổ chức xã hội tiến hành khởi kiện để khuyến khích họ tham gia tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi NTD
Thứ tư, cần sửa đổi Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án theo hướng quy định rõ cơ chế giảm hoặc miễn án phí cho nguyên đơn là NTD. Khi mà NTD là những người nghèo không bị áp lực phải gánh thêm khoản án phí thì họ sẽ mạnh dạn đấu tranh bằng con đường khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặc dù,Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã quy định NTD khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án nhưng Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 không được sửa đổi phù hợp. Theo Pháp lệnh này, các trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí quy định tại Điều 12 không bao gồm trường hợp NTD. Vì thế, để quy định tiến bộ này của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được áp dụng, cần bổ sung trong Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án đối tượng NTD hoặc đại diện của NTD không phải nộp tạm ứng án phí. Tuy nhiên, cũng phải xét đến tính hai mặt của quy định này và có cơ chế kiểm soát phù hợp vì có thể xảy ra trường hợp NTD lợi dụng quy định không phải nộp tạm ứng án phí, đưa các thương nhân vào vòng kiện tụng nhằm dọa dẫm, cản trở hoạt động kinh doanh của họ một cách thiếu căn cứ.
4.2.2. Nhà nước phải có một chương trình, chiến lược tổng thể về bảo vệ NTD làm định hướng cho chính sách tăng cường nguồn lực cho công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành năm 2010, tuy nhiên đến nay sau hơn hai năm triển khai thực hiện, văn bản pháp lý này vẫn chưa thực sự tỏ ra có hiệu quả. Cho tới nay, chưa có một Nghị quyết hoặc Chương trình hành động tổng thể mang tính quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó tại Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, cơ quan bảo vệ NTD ở cấp cao nhất luôn tổ chức họp định kỳ hàng tháng để xây dựng chính sách và phối hợp với các cơ quan có liên quan tới NTD đề ra các chính sách bảo vệ NTD. Việc đề ra các chính sách cũng như cơ chế phối hợp hành động giữa các cơ quan ban ngành về công tác bảo vệ người tiêu dùng là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với những mô hình hạt nhân về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như ở Việt Nam. Công tác bảo vệ quyền lợi NTD của chúng ta hiện nay vẫn chỉ mới tập trung vào một số thiết chế cơ bản như lực lượng quản lý thị trường, lực lượng của ngành y tế, Cục Quản lý cạnh tranh, lực lượng làm công tác tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa của ngành Khoa học và Công nghệ, các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD. Việc phối hợp hoạt động giữa những cơ quan này với hệ thống các cơ quan quản lý hành chính khác, hệ thống chính trị (như Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận tổ quốc...) còn hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh của các tổ chức đoàn thể đó.
Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần phê duyệt chương trình Chiến lược quốc gia về bảo vệ NTD trong giai đoạn 10 năm cũng như Chương trình mục tiêu Quốc gia bảo vệ NTD trong giao đoạn 5 năm để huy động mọi nguồn lực tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chính phủ cần có chính sách rõ ràng trong việc bảo vệ NTD để thực hiện thông điệp đầu năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về NTD, lấy NTD làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiết chế bảo vệ NTD, phát triển các trung tâm bảo vệ NTD.”
Mặt khác, chính sách bảo vệ NTD của nhà nước phải thể hiện đề cao việc bảo vệ quyền lợi NTD bằng việc khẳng định chủ trương của nhà nước trong việc tăng cường nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cho công tác bảo vệ NTD.
4.2.3. Các thiết chế bảo vệ NTD trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các biện pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật và các hình thức giáo dục để NTD nâng cao nhận thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời để doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội.
Các thiết chế bảo vệ NTD chỉ hoạt động có hiệu quả khi bản thân NTD nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình, biết tự bảo vệ mình. Hiện nay, NTD Việt Nam chưa biết đến các quyền và nghĩa vụ cùa mình, khi có tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh thường chọn cách im lặng chịu thiệt mà không tìm cách để bảo vệ mình. Bởi vậy, quyền lợi của NTD chỉ thật sự được đảm bảo khi họ biết tự bảo vệ mình. Do đó, các cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD, các Hội bảo vệ NTD cần tăng cường thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật một cách thường xuyên đến tận người dân ở xã phường và thực hiện nhiều biện pháp thích hợp để NTD hiểu biết pháp luật và các kiến thức tiêu dùng.
Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo quyền lợi NTD chính là việc các doanh nghiệp phải có ý thức tôn trọng pháp luật bảo vệ NTD. Ở Việt Nam hiện nay khá nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật bảo vệ NTD, chưa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bởi vậy, để bảo vệ quyền lợi NTD, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, các thiết chế bảo vệ NTD phải thường xuyên tổ chức hội thảo, các diễn đàn và các hình thức khác để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề sau:
-
Marketing và thực hành kinh doanh trung thực: doanh nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực, không sai lệch; thực hiện kinh doanh công bằng và đúng cam kết.
-
Bảo vệ an toàn và sức khỏe cho NTD: doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ an toàn cho NTD trong quá trình sử dụng và tiêu dùng; hàng hóa cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật khác liên quan đến sức khỏe và an toàn của NTD; có cơ chế thu hồi và hành động khắc phục hậu quả hàng hóa có khuyết tật; giảm thiểu các mối nguy hiểm trong thiết kế sản phẩm.
-
Đảm bảo tiêu dùng bền vững: doanh nghiệp phải thúc đẩy nhận thức của NTD để hiểu các ảnh hưởng của sự lựa chọn hàng hóa và dịch vụ lên sức khỏe và môi trường; cung cấp hàng hóa và dịch vụ thân thiện môi trường; cung cấp các thông tin về cách giảm thiểu ảnh hưởng của tiêu dùng tới sức khỏe và môi trường.
-
Tích cực giải quyết khiếu nại, tranh chấp của NTD: Doanh nghiệp cần có biện pháp ngăn ngừa để giảm thiểu khiếu nại; thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại thích hợp và hiệu quả .
-
Bảo vệ dữ liệu cá nhân và đời tư của NTD: Doanh nghiệp cần giới hạn việc thu thập dữ liệu cá nhân ở các thông tin cần thiết cho việc cung cấp hàng hóa & dịch vụ với sự cho phép tự nguyện của NTD; quy định mục đích thu thập dữ liệu; có các biện pháp an ninh hợp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân của NTD.
4.2.4. Tăng cường khả năng hợp tác quốc tế để bảo vệ NTD trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng vừa có thể tiêu dùng những hàng hóa có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo, đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD đã trở thành vấn đề mang tính thời sự, các tổ chức quốc tế bảo vệ NTD vì vậy cũng ngày càng phát triển. Việc tham gia, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với những tổ chức này là một trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, giúp bảo vệ quyền lợi NTD tốt hơn. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS) là thành viên của Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quốc tế (CI). Tuy nhiên, hoạt động hợp tác giữa VINASTAS và CI chưa nhiều, và chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa với các tổ chức quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng không chỉ trong phạm vi khu vực lãnh thổ, mà còn cả những tổ chức, hiệp hội trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Ngoài ra tăng cường khả năng hợp tác quốc tế, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cần giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước tiên, phải kể đến đó là kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực ASEANS như Malaysia, Singapore, Thái Lan... Điểm chung đầu tiên dễ thấy có thể rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia nói trên là dù họ có các cách tiếp cận khác nhau, quốc gia nào cũng có một hệ thống chuyên biệt về BVNTD. Malaysia có cả một Bộ các vấn đề liên quan đến NTD. Thái Lan có một Ủy ban về BVNTD do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Điều này giúp tăng cường quyền lực thực thi pháp luật của hệ thống thiết chế BVNTD, có ảnh hưởng tích cực đến năng lực bộ máy. Singapore là trường hợp ngoại lệ nơi không sử dụng công quyền là chính để BVNTD, thay vào đó là thông qua quyền lực của xã hôi dân sự. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là Hiệp hội BVNTD Singapore (CASE) nhận được sự đỡ đầu của chính Thủ tướng. Bên cạnh đó việc phát triển một hệ thống chuyên trách để giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa NTD và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng có tác dụng đáng kế trong việc nâng cao năng lực của hệ thống thiết chế BVNTD. Tại Singapore, CASE là đầu mối xử lý tất cả các tranh chấp, khiếu nại của NTD trước khi tới bước chuyển ra tòa dân sự, với mức độ thành công vụ việc lên đến 80%. Tương tự như vậy tại Thái Lan với vai trò của OCPB, việc phát triển và sử dụng chuyên môn tư pháp trong hệ thống giải quyết tranh chấp cũng cho phép bảo vệ quyền lợi của NTD một cách hiệu quả. Đặc biệt, tất cả các quốc gia được tham khảo kinh nghiệm đều có một quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại tiêu dùng gọn nhẹ, dễ tiếp cận, không đòi hỏi nhiều kinh phí, để thân thiện hơn với NTD. Ngoài kinh nghiệm từ các nước trong khu vực, đề tài cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác như Ản Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong đó có những kinh nghiệm đã và đang được Cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam thực hiện. Cụ thể là, hiện nay Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng thí điểm đối với cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng bằng việc thiết lập hệ thống đường dây nóng về bảo vệ người tiêu dùng.
Đây chính là một trong những thành công lớn nhất của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản. Việc xây dựng một hệ thống ngân hàng dữ liệu thông tin về sự cố người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương đã giúp tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của người tiêu dùng Nhật Bản một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Chính từ những kinh nghiệm quý báu đó, sẽ giúp cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD còn hết sức non trẻ của Việt Nam, thực thi tốt nhiệm vụ của mình.
4.2.5. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD các cấp cũng như của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc kiểm tra hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Bảo vệ NTD liên quan đến nhiều lĩnh vực và có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, bởi vậy, để pháp luật bảo vệ NTD được thực thi trên thực tế thì trong phương hướng nhiệm vụ hoạt động hàng năm của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD phải xác định một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan này là tăng cường kiểm tra hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD của mình.
4.3. KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG THIẾT CHẾ TRONG VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Qua phân tích dấu hiệu nhận diện các thiết chế bảo vệ NTD (ở chương 1) và thực trạng hoạt động của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD (ở chương 3), có thể thấy: mỗi thiết chế đều có những ưu điểm và những hạn chế riêng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Đối với nhóm thiết chế các cơ quan hành chính có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, các thiết chế này có thể tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không cần chờ đợi yêu cầu bảo vệ quyền lợi từ phía người tiêu dùng. Đây là nhóm thiết chế hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi, giám sát hành vi kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh trên thị trường và có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy trình pháp luật quy định. Nhóm thiết chế này do nhà nước thành lập ra và bảo đảm các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị hoạt động. Chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế này thường do đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo khá bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan để có thể thực thi các công vụ pháp luật quy định. Bên cạnh ưu điểm trên, thiết chế cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ NTD có hạn chế lớn nhất là sự quan liêu và có thể không thật sự hào hứng trong việc thực hiện chức năng bảo vệ NTD vì các cơ quan này ở Việt Nam còn phải thực hiện rất nhiều công việc khác.
Với nhóm thiết chế là các Hội bảo vệ người tiêu dùng, các thiết chế này thường được hình thành dựa trên sáng kiến của người tiêu dùng, tuy được pháp luật công nhận, cho phép hoạt động và đôi khi được chính quyền hỗ trợ hoạt động dưới các hình thức khác nhau nhưng đây thuần túy là các tổ chức xã hội, không mang quyền lực nhà nước. Tiếng nói của các thiết chế này là tiếng nói đại diện của người tiêu dùng và là tiếng nói của dư luận. Nhóm thiết chế này có thể chủ động tiến hành một số loại hoạt động của mình mà không cần dựa theo yêu cầu của người tiêu dùng (như hoạt động phổ biến, giáo dục người tiêu dùng, các hoạt động nghiên cứu về hàng hóa, dịch vụ v.v..) nhưng cũng có hoạt động phải dựa theo yêu cầu của người tiêu dùng (ví dụ khi tiến hành giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng hoặc hỗ trợ người tiêu dùng khiếu nại). Nhóm thiết này có ưu điểm lớn nhất đó là, việc bảo vệ NTD xuất phát chính từ NTD nên mang tính chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện công tác bảo vệ NTD của các Hội là rất hạn chế. Ở Việt Nam, ngoài hạn chế nêu trên, Hội bảo vệ NTD thường được thành lập do sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước và hoạt động bị phụ thuộc nhiều vào định hướng, chỉ đạo của nhà nước. Cụ thể, trong Quy chế làm việc của Ban chấp hành Hội bảo vệ NTD của một số tỉnh như Đồng Tháp... đều quy định: Hội chịu sự lãnh đạo của Sở Công Thương về các mặt hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và BVNTD.
Với nhóm thiết chế tài phán bảo vệ người tiêu dùng, đây là nhóm chủ yếu do các Tòa án thực hiện. Đối với các thiết chế Tòa án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đây cũng là các thiết chế công quyền do nhà nước tổ chức ra và bảo đảm điều kiện hoạt động về nguồn nhân lực và tài chính. Người trực tiếp đứng ra giải quyết các vụ việc cho người tiêu dùng thường là các thẩm phán được đào tạo bài bản về pháp luật và các kiến thức có liên quan. Tuy nhiên, các thiết chế này chỉ thực hiện chức năng của mình khi có yêu cầu của người tiêu dùng (đơn khởi kiện). Thiết chế này không có vai trò chủ động, trực tiếp giám sát hành vi kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh khi không có yêu cầu của người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi. Do đó, với tâm lý của người Việt là ngại kiện tụng nên Tòa án ít được NTD sử dụng để bảo vệ quyền lợi.
Trong các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi doanh nghiệp và bản thân người tiêu dùng cũng còn mơ hồ trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD, thiết chế xã hội dân sự còn yêu cần ưu tiên chú trọng tăng cường năng lực của thiết chế nhà nước trong việc bảo vệ NTD.
Mặt khác, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài trên đối tượng là NTD, cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD, cán bộ Tòa án thì các đối tượng này đều thống nhất cho rằng thiết chế cần ưu tiên tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay trước hết là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các cấp.
4.3.1. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Bộ Công Thương
Thứ nhất, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại Bộ Công Thương theo hướng tăng cường nguồn lực và xác định rõ địa vị pháp lý của bộ máy này. Hiện nay, hoạt động của Phòng bảo vệ quyền lợi NTD (trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) vẫn còn khó khăn (nhân lực thiếu chỉ có 9 - 10 người, kinh phí ít) nên hoạt động còn mờ nhạt chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác, cơ quan bảo vệ NTD ở Trung ương phải có vài trăm người thực hiện chức năng là cơ quan tư vấn cấp Trung ương về bảo vệ NTD, điều phối và hỗ trợ các cơ quan bảo vệ NTD địa phương trên toàn quốc, phối hợp hoạt động với các cơ quan chuyên ngành khác về bảo vệ NTD và đưa ra các khuyến nghị cho Chính phủ và các cơ quản quản lý khác về chính sách liên quan đến bảo vệ NTD.
Trong thời gian tới, cần cân nhắc thành lập một cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD độc lập như nhiều quốc gia trên thế giới đang làm. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cơ quan này và góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Chúng ta có thể học tập mô hình Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC). Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) là một cơ quan liên bang độc lập, không trực thuộc bất kỳ bộ hay cơ quan nào thuộc Chính phủ, được thành lập theo Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSA). Bằng luật này, Quốc hội giao trách nhiệm cho CPSC “bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng”. Không phải tất cả các sản phẩm tiêu dùng đều thuộc thẩm quyền của CPSC, song cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý hơn 15 ngàn loại sản phẩm. Danh mục các sản phẩm này có thể tìm thấy trên trang web của CPSC tại địa chỉ là: www.cpsc.gov/. Trang web này cũng hướng dẫn đầy đủ các yêu cầu của các đạo luật liên quan và cách thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn qui định. CPSC thực hiện trách nhiệm trên bằng cách:
-
Xây dựng các tiêu chuẩn tự nguyện cho các ngành công nghiệp;
-
Ban hành và thực thi các tiêu chuẩn bắt buộc;
-
Thông báo cho các cơ sở sản xuất biết và hướng dẫn họ thực hiện các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm thông qua các hình thức như hội thảo hoặc gửi thông báo;
-
Cấm các sản phẩm tiêu dùng nếu các sản phẩm đó không có các tiêu chuẩn có tính khả thi để bảo vệ thích đáng công chúng;
-
Kiểm tra và đưa ra lệnh thu hồi sản phẩm có khuyết tật hoặc yêu cầu những sản phẩm đó được sửa chữa.
-
Tiến hành nghiên cứu về các sản phẩm có thể gây nguy hại;
-
Cung cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền bang và địa phương, các tổ chức tư nhân, và bằng cách trả lời các câu hỏi của người tiêu dùng.
Thứ hai, Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý về bảo vệ quyền lợi NTD. Để đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, Bộ Công Thưong với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cần báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ban hành một văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (như giữa Bộ Công Thương với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ...) trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác bảo vệ người NTD. Có như vậy hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD mới đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Thứ ba, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cần có giải pháp vận hành có hiệu quả đường dây nóng bảo vệ NTD cũng như trang web riêng về bảo vệ NTD. Cụ thể, nên đổi số của đường dây này cho dễ nhớ và tuyên truyền phổ biến rộng rãi về sự hiện diện của số máy này. Trang web bảo vệ NTD của Cục Quản lý cạnh tranh phải có đầy đủ các thông tin được thể hiện trên giao diện của trang web này, đặc biệt trên trang web phải thường xuyên công bố những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD để cảnh báo doanh nghiệp và giúp NTD phòng ngừa thiệt hại có thể xảy ra.
Thứ tư, về cơ bản, khi chưa sửa đổi Luật thì việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực là cần thiết. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, giải pháp để tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD phải được nhìn từ tổng thể. Vì vậy việc cấu trúc lại mô hình cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD chính là một trong những giải pháp quan trọng nhất để hoàn thiện hơn nữa hoạt động của cơ quan này. Như chúng ta đã biết, hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi NTD là Bộ Công Thương, trong đó Bộ Công Thương lại giao trách nhiệm chính quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cho Cục Quản lý cạnh tranh. Chỉ ngay cái tên “Cục Quản lý cạnh tranh” cũng đã chưa xứng tầm với nhiệm vụ của cơ quan này, vì thực chất Cục Quản lý cạnh tranh còn thực thi cả nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Vì vậy, trong Cục Quản lý cạnh tranh, hiện nay cũng chỉ có hai (02) phòng phụ trách về mảng bảo vệ quyền lợi NTD đó là Phòng Bảo vệ NTD và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Chưa nói đến nhân sự cũng như cơ sở vật chất, ngay cả các chính sách về phân cấp quản lý công việc hay phân bổ tài chính hoạt động đối với cấp Phòng cũng là một trong những khó khăn vướng mắc khiến công tác bảo vệ quyền lợi NTD chưa thực sự thể hiện vai trò và tầm quan trọng của nó. Vì vậy, nhóm tác giả Đề tài, mạnh dạn đưa ra kiến nghị nhằm cơ cấu lại Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, theo hướng tách Cục Quản lý cạnh tranh ra khỏi Bộ Công Thương, thành lập Cục bảo vệ quyền lợi NTD. Như vậy để vừa đảm bảo thực thi Luật Cạnh tranh tốt hơn cũng như tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung Ương.
4.3.2. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Ủy ban nhân dân các cấp
Thứ nhất, Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ sớm ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
Văn bản này sẽ thay thế Thông tư 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cần giải quyết các vấn đề sau đây:
-
Quy định rõ việc thành lập bộ phận chuyên môn tại các Sở Công Thương hoặc quy định thống nhất về bộ phận trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ này.
-
Quy định rõ về nguồn ngân sách cũng như biên chế cho các đơn vị chuyên môn thực hiện nhiệm vụ này.
-
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên môn tại Sở Công Thương.
Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD theo quan điểm của nhóm nghiên cứu đề tài nên thành lập bộ phận chuyên môn thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại Sở Công Thương là: Phòng Bảo vệ NTD (hoặc Phòng Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ NTD) tại Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước. Bố trí biên chế từ 3-5 cán bộ trực thuộc Phòng này.
Việc thành lập phòng chuyên môn thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở cấp tỉnh là tối ưu nhất vì (i) đảm bảo được tính thống nhất về cơ cấu bộ máy nhà nước; (ii) đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp trong việc thực thi quy định của Luật và triển khai các hoạt động bảo vệ NTD trên phạm vi toàn quốc; (iii) giảm tải được một khối lượng công việc đáng kể cho các bộ phận đang kiêm nhiệm hoạt động quản lý cạnh tranh và bảo vệ NTD; (iv) đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ NTD, qua đó nâng cao nhận thức cho toàn xã hội.
Bên cạnh đó, tham khảo Báo cáo đánh giá tác động của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, nếu thực hiện theo phương án này thì lợi ích mang lại cho nhà nước, xã hội là rất lớn trong khi chi phí không đáng kỂ.
Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định rõ đơn vị chuyên môn tại cấp huyện là Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ NTD trên địa bàn huyện, đồng thời tăng biên chế cho đơn vị chuyên môn này để có thể thực hiện có hiệu quả.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo cán bộ phụ trách về bảo vệ quyền lợi NTD địa phương.
Như đã nêu trên, sự hạn chế trong năng lực chuyên môn của các cán bộ phụ trách công tác này là một trong những yếu tố lớn làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Đối với một số hoạt động như hoạt động giải quyết tranh chấp, nếu cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động này không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như thiếu kỹ năng cơ bản thì không những hoạt động giải quyết tranh chấp không có hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp, NTD mà còn mất niềm tin của xã hội đối với năng lực giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý nhà nước.
Chính vì vậy, nhiệm vụ đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD là hết sức cấp thiết và mang ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của công tác này. Theo đó, trong thời gian tới cần tổ chức nhiều buổi tập huấn mang tính chuyên sâu theo chuyên đề để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa phương. Bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các cấp cần chủ động tận dụng nguồn lực xã hội cũng như sử dụng ngân sách được phân bổ một cách hợp lý để tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương.
Thứ ba, giao biên chế và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ NTD
Các hoạt động về bảo vệ quyền lợi NTD cũng như đào tạo cán bộ chỉ có thể triển khai trên thực tế khi có kinh phí. Sự hạn chế trong nguồn kinh phí hoạt động là một trong những nguyên nhân căn bản làm hạn chế hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi NTD hiện này. Vì vậy, Ủy ban nhân dân các cấp cần chú trọng tới việc giao chỉ tiêu biên chế, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD cho các đơn vị giúp Ủy ban thực thi các hoạt động này.
Thứ tư, đẩy mạnh thành lập các đường dây nóng bảo vệ NTD ở các cấp địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã, phường) và nâng cao hiệu qủa hoạt động cuả trang web của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó chú trong đến công tác công khai các doanh nghiệp vi phạm pháp luật bảo vệ NTD trên phạm vi địa phương.
Đặc biệt, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại là chủ thể có vai trò rất quan trong trong việc kịp thời giải quyết các yêu cầu của NTD phản ánh về sự vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi NTD mua hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại. Bởi vậy, Ban quản lý chợ cần công bố trên hệ thống truyền thanh của chợ, của tổ dân phố về các trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ NTD, nhất là cũng phải thiết lập và niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận giải quyết yêu cầu của NTD
4.3.3. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của Hội bảo vệ NTD
Thứ nhất, Nhà nước cần hỗ trợ và phối hợp với Hội bảo vệ NTD trong việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
Hội bảo vệ NTD là tổ chức xã hội hoạt động vì lợi ích của NTD nhưng không có nguồn thu từ hội phí của hội viên cũng như không có nguồn thu nào ổn định vì vậy họ gặp nhiều khó khăn về kinh phí trong việc triển khai các hoạt động của Hội. Do đó, để Hội có thể nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của mình, nhà nước cần có những hỗ trợ sau cho hoạt động của Hội:
-
Trước mắt, Nhà nước cần hỗ trợ ban đầu về địa điểm, cơ sở vật chất cho các Hội bảo vệ NTD khi mới thành lập đặc biệt là các khu vực mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đây là sự hỗ trợ rất cần thiết cho hoạt động của Hội. Bởi, hiện nay các thành viên của Hội chủ yếu là những người về hưu, thu nhập không cao khó có thể đầu tư trụ sở và các trang thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động giải quyết khiếu nại, tuyên truyền, giáo dục NTD. Theo Điều 30 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thì: khi thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ NTD, tổ chức bảo vệ NTD được ngân sách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhưng đến nay, nhiều Hội bảo vệ quyền lợi NTD không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía nhà nước để thực hiện các hoạt động của Hội.
-
Trong giai đoạn trước mắt, Nhà nước cần trợ cấp hoặc trả phụ cấp xứng đáng cho các cán bộ chuyên môn làm việc theo giờ hành chính ở các văn phòng của Hội, sau đó tiến tới thành lập quỹ bảo vệ NTD để chi cho các công tác bảo vệ NTD.
Hiện nay, các cán bộ làm việc hàng ngày tại văn phòng Hội đặc biệt là những người phụ trách công tác tư vấn giải quyết khiếu nại của NTD đều làm việc theo cơ chế tự nguyện không có tiền lương, không có trợ cấp nên khó có thể đảm bảo họ gắn bó lâu dài với hoạt động của Hội.
Về lâu dài, các hoạt động của hội phải dựa trên nguồn kinh phí của chính hội chứ không thể phụ thuộc vào tiền ngân sách Nhà nước. Việc thu phí của người tiêu dùng là không hợp lý vì dù không đóng quỹ cho hội, họ vẫn là người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc gây quỹ cần được xem là một hoạt động quan trọng trong quản trị hội. Phù hợp với tôn chỉ, mục đích của mình, các hoạt động gây quỹ có thể thông qua:
1) Xuất bản các ấn phẩm tư vấn tiêu dùng;
2) Vận động tài trợ, kết hợp với các phong trào, hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR);
3) Xuất bản, làm dịch vụ điều tra động thái, xu hướng của người tiêu dùng tại một địa bàn, thời điểm.
4) Các vụ kiện bảo vệ người tiêu dùng, nếu thắng kiện, cần trích một phần để gây quỹ.
-
Như trên đã nêu, công tác bảo vệ quyền lợi NTD là công tác đòi hỏi sự phối hợp liên ngành do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Bảo vệ quyền lợi NTD, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nguồn lực cho các Hội. Cục Quản lý cạnh tranh cần có những hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ cho Sở Công Thương các tỉnh để tư vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cùng Hội bảo vệ NTD phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho NTD. Đặc biệt, các Ủy ban nhân dân tỉnh cần thực hiện một cách có hiệu quả các quy định của pháp luật về việc hỗ trợ kinh phí cho các Hội bảo vệ NTD, qua đó giảm áp lực về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để các Hội hoạt động có hiệu quả.
-
Nhà nước cần có chủ trương cụ thể về việc phát huy vai trò của các thiết chế trong hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ NTD. Bộ Công Thương và một số Bộ khác (Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ) nên có các nghị quyết hoặc chương trình hành động liên tịch ký với Mặt trận Tổ quốc cũng như các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc để các tổ chức này có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tham gia công tác bảo vệ NTD. Các nghị quyết liên tịch ấy sẽ góp phần đưa vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD thành một trong những ưu tiên trong các chương trình nghị sự của các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc các cấp.
Thứ hai, kiện toàn các Hội bảo vệ NTD theo hướng hình thành một hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Khác với các lĩnh vực khác, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD diễn ra trên tất cả các địa bàn từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo... Vì vậy, muốn triển khai các hoạt động bảo vệ NTD một cách rộng khắp và đồng bộ việc xây dựng một hệ thống Hội bảo vệ NTD xuyên suốt từ Trung Ương đến địa phương là hết sức cần thiết.
Hiện nay, nước ta có 63 tỉnh thành[66], trong đó 46 tỉnh thành là có Hội bảo vệ NTD địa phương. Các tỉnh thành có Hội bảo vệ NTD địa phương lại chủ yếu là ở những thành phố, đô thị phát triển, nhận thức cũng như ý thức bảo vệ của NTD tại đây cao hơn các địa bàn khác. Việc chỉ tập trung bảo vệ NTD tại các đô thị làm cho hoạt động bảo vệ NTD của các Hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cũng như sự kỳ vọng của xã hội. Do đó, các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức xã hội cần vận động, hỗ trợ về nguồn nhân lực, kinh phí để tiến tới việc mỗi địa phương sẽ có một Hội bảo vệ NTD, đảm bảo việc bảo vệ NTD sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Trong hệ thống tổ chức bảo vệ NTD, VINASTAS với cương vị là Hội Trung ương cần đưa ra những định hướng, chương trình hoạt động thống nhất để các hội thành viên có phương hướng hoạt động, thực hiện các vai trò của mình trong các công tác phản biện xã hội,giáo dục, giải quyết khiếu nại bảo vệ quyền lợi NTD. Qua đó, sẽ khắc phục được tình trạng hoạt động bảo vệ NTD ở nhiều hội địa phương còn lúng túng, mang tính tự phát và không có hiệu quả.
Các Hội địa phương trong phạm vi cả nước cần phối hợp, tích cực trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về chuyên môn, nghiệp vụ để công tác bảo vệ NTD có thể diễn ra thuận lợi. Đặc biệt các Hội cần phối hợp chặt chẽ tiến hành các nhiệm vụ đại diện cho NTD khởi kiện các vụ án vì lợi ích công cộng, lợi ích của nhiều NTD.
Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội bảo vệ NTD
VINASTAS và các hội địa phương cần vận dụng nhiều phương thức hoạt động phong phú và phù hợp hơn như: vận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng, sử dụng đài truyền hình, báo chí, hệ thống loa phát thanh công cộng, tổ chức các hoạt động nói chuyện, phân phát các tờ rơi, tài liệu, tổ chức các phong trào bảo vệ quyền lợi NTD nhằm thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng trong xã hội... cần phải sử dụng trang Website của Hội để tuyên dương thương nhân thực hiện tốt pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và cảnh báo đối với những thương nhân có những sản phẩm, dịch vụ có hại cho NTD hoặc có những hành vi khác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD.
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam cho thấy, hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD dùng hiện nay rất nghèo nàn về phương thức cũng như nội dung. Điều này dẫn đến các hoạt động diễn ra một cách nhàm chán, đơn lẻ và thiếu hiệu quả. Theo kinh nghiệm ở các nước trên thế giới, các tổ chức bảo vệ NTD thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động. Thậm chí, từng đối tượng NTD khác nhau sẽ có các phương thức hoạt động rất khác nhau. Vì vậy ở nhiều nước, các tổ chức bảo vệ NTD thực sự chiếm được lòng tin của NTD.
VINASTAS và các Hội địa phương cần chủ động trong việc bảo vệ NTD đặc biệt chủ động tham gia khởi kiện . Theo quy định của pháp luật VINASTAS hoàn toàn có quyền kiện doanh nghiệp ra tòa hoặc dùng quyền lực của NTD để tẩy chay không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp vi phạm. Nhưng từ khi được thành lập, VINASTAS chủ yếu thực hiện hoạt động hòa giải là chính mà chưa khởi kiện một vụ vi phạm nào ra tòa. Trong thời gian tới, với khung pháp lý đầy đủ và hoàn thiện hơn, các tổ chức bảo vệ NTD có thể tự đứng ra khởi kiện khi phát hiện các hành vi gây thiệt hại đến lợi ích công cộng. Vì vậy, các tổ chức bảo vệ NTD thay vì thụ động chờ đợi NTD đến khiếu nại mới tham gia vào bảo vệ, Hội cần chủ động giải quyết vấn đề từ cơ sở.
Để mở rộng hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của mình tới đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, bao gồm tổ chức và cá nhân nước ngoài sinh sống hoạt động tại Việt Nam, VINASTAS và một số Hội bảo vệ NTD ở các địa phương cần sửa đổi điều lệ hiện có theo hướng khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tự nguyện gia nhập hội đều có thể trở thành hội viên mà không nên quy định như hiện nay là chỉ có công dân Việt Nam và các tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ quyền lợi NTD mới có thể trở thành thành viên của Hội.
Các hội địa phương nên học tập kinh nghiệm của Hội Bảo vệ quyền lợi NTD Kiên Giang đặt các cân đối chứng và thành lập các Văn phòng Tư vấn và giải quyết khiếu nại tại các chợ, trung tâm thương mại, sử dụng hệ thống loa truyền thanh để công khai phê bình những thương nhân thường xuyên có hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD dùng như cân sai, bán hàng không đảm bảo chất lượng, có thái độ không lịch sự với NTD.
Các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD cũng cần phải quảng cáo cho tổ chức của mình một cách tích cực hơn để quảng đại quần chúng biết về sự tồn tại và năng lực bảo vệ quyền lợi NTD, lấy những vụ việc đã giải quyết khiếu nại của NTD làm chứng cứ chứng minh. Các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD cần hướng dẫn cụ thể cho người dân biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình, làm sao để NTD không cảm thấy vất vả khó khăn nếu giải quyết các tranh chấp của mình với thương nhân bằng các biện pháp thương lượng, hòa giải, khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài.
Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam và các Hội bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương cần tăng cường tham gia vào các tổ chức quốc tế bảo vệ NTD như CI (Quốc tế NTD), CUTS (Tổ chức thống nhất và tín thác vì NTD của Ấn Độ) để tranh thủ hỗ trợ tài chính và học hỏi kinh nghiệm về phương thức hoạt động của họ.
Bảo vệ NTD là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm rất lớn của các doanh nghiệp. Sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng góp phần rất lớn cho thành công của hoạt động bảo vệ NTD. Do đó, các Hội bảo vệ NTD cần có sự phối hợp hoạt động với các Hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Da giày... để bảo vệ quyền lợi NTD cũng như uy tín của các doanh nghiệp. Mặt khác, Hội bảo vệ NTD cần vận động doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ tài chính cho hoạt động của Hội.
Thứ tư, cần có cơ chế phối hợp hoạt động của Hội với các cá nhân, tổ chức có nhiệt huyết tham gia vào hoạt động của Hội
Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Hội bảo vệ NTD ở Singapore trong việc khuyến khích các tình nguyện viên là các giảng viên, các cán bộ cơ quan nhà nước, các doanh nhân tham gia vào hoạt động hòa giải tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Thứ năm, nâng cao nhận thức của xã hội đối với vị trí, vai trò của tổ chức xã hội trong hoạt động bảo vệ NTD
Việc cộng đồng doanh nghiệp, NTD không “mặn mà” với các tổ chức xã hội, không coi đây là địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của mình một phần xuất phát từ tư tưởng của NTD, doanh nghiệp chỉ coi các cơ quan nhà nước, Tòa án là thiết chế chính, còn các tổ chức xã hội không thể đứng ra bảo vệ quyền lợi, sự tham gia của các tổ chức này chỉ mang tính khuyến khích trong hoạt động bảo vệ NTD. Chính nhận thức này làm cho các tổ chức xã hội không phát huy được hết vai trò, vị trí của mình.
Để nâng cao nhận thức của xã hội đối với vai trò, vị trí của tổ chức xã hội trong việc bảo vệ NTD thì cần:
-
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, rađiô, báo, tạp chí và internet; trả lời phỏng vấn, đối thoại trực tuyến... tuyên truyền đến NTD, cộng đồng các doanh nghiệp các quy định của pháp luật về quyền hạn cũng như trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc bảo vệ NTD. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được diễn ra thường xuyên, với nhiều cấp độ, nhiều hình thức phong phú. Ví dụ: tổ chức các hội thảo, khoá đào tạo về bảo vệ NTD cho đại diện NTD và cộng đồng doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền cũng phải tiến hành trên phạm vi cả nước đặc biệt đối với các vùng nông thôn, miền núi, NTD thường xuyên bị vi phạm quyền lợi.
Để việc tuyên truyền thực sự đạt hiệu quả cần có sự phối hợp giữa tổ chức xã hội với thiết chế khác. Các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương từ mỗi vị trí của mình có trách nhiệm lớn trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ, hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục để nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của tổ chức xã hội được nâng cao.
-
Tích cực thực hiện các hoạt động gây dựng hình ảnh, niềm tin về tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD trong con mắt NTD để quảng đại quần chúng biết về sự tồn tại và năng lực bảo vệ NTD như:
+ Tổ chức các sự kiện về quyền của NTD, tiến tới xây dựng “Tuần lễ quốc gia về NTD” như một số nước (Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Niu Di-lân...), tổ chức cuộc hội thảo, tọa đàm, các cuộc gặp mặt đối thoại với NTD, doanh nghiệp để trao đổi ý kiến về vấn đề cần quan tâm xung quanh công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
+ Sử dụng hệ thống website của hội đưa các thông tin, cảnh báo cho NTD về những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân ảnh hưởng đến quyền lợi NTD, đồng thời tuyên dương thương nhân, doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật bảo vệ NTD, đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Việc làm này vừa giúp NTD có thể tự bảo vệ mình, vừa mang lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp với các tổ chức xã hội.
4.3.4. Kiến nghị nhằm tăng cường năng lực của hệ thống Tòa án
Thứ nhất, từng bước xây dựng đội ngũ thẩm phán giải quyết các vụ án về quyền lợi NTD.
Như đã phân tích ở phần trên, chúng tôi không ủng hộ quan điểm thành lập Tòa án chuyên biệt về NTD trong giai đoạn hiện tại, vì trong điều kiện số lượng, chất lượng cán bộ, thẩm phán còn nhiều hạn chế, số lượng các vụ án gia tăng trong khi các vụ án liên quan đến NTD lại quá ít, điều kiện về vật chất còn nhiều hạn chế thì việc xây dựng mô hình Tòa chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD sẽ gây áp lực tới ngân sách nhà nước mà hiệu quả đem lại không cao. Trong giai đoạn trước mắt, vẫn nên để Tòa án dân sự giải quyết các vụ án về bảo vệ quyền lợi NTD nhưng phải chú trọng vào việc đào tạo những thẩm phán chuyên trách trong lĩnh vực này. Thẩm phán chuyên trách về các vụ án bảo vệ quyền lợi NTD cần phải có kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực khác nhau do tranh chấp giữa NTD với thương nhân rất đa dạng, tuy nhiên cần tập trung vào các lĩnh vực hay xảy ra tranh chấp như vấn đề chất lượng hàng hóa, giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, bảo hành hàng hóa,... Ngoài ra, những thẩm phán này cần có kỹ năng hòa giải trong tố tụng dân sự nhằm giúp đơn giản hóa và nhanh chóng giải quyết những vụ án về bảo vệ NTD, tránh cho NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải mất thời gian và tiền bạc khi theo đuổi vụ án mà vẫn đạt được kết quả tốt nhất cho hai bên. Những thẩm phán chuyên trách đã qua đào tạo sẽ giải quyết những vụ án về bảo vệ quyền lợi NTD nhanh chóng, hiệu quả hơn; khi không có nhiều vụ việc về bảo vệ NTD những Thẩm phán này sẽ tiến hành xét xử những vụ việc dân sự khác. Trong giai đoạn tiếp theo, khi nhận thức của NTD nâng cao, số lượng các vụ việc về bảo vệ quyền lợi NTD tăng lên, nếu thấy cần có hệ thống Tòa án chuyên trách thì sẽ tiến hành xây dựng mô hình này. Trên cơ sở đội ngũ thẩm phán chuyên trách đã được đào tạo và có kinh nghiệm, việc triển khai xây dựng mô hình Tòa án chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD sẽ có nhiều thuận lợi.
Thứ hai, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, thẩm phán giải quyết các vụ án liên quan đến NTD thông qua các lớp đào tạo, tập huấn. Cùng với việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cần chú trọng việc bồi dưỡng các kiến thức xã hội về bảo vệ quyền lợi NTD, khả năng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, cần tổ chức các chương trình bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm với các Hiệp hội bảo vệ NTD - nơi giải quyết hầu hết các vụ việc về bảo vệ quyền lợi NTD.
Thứ ba, nâng cao chất lượng hội thẩm nhân dân, lựa chọn hội thẩm nhân dân từ những người có kinh nghiệm, uy tín trong việc giải quyết các vụ việc về bảo vệ NTD từ các cơ quan, tổ chức liên quan như các Hiệp hội bảo vệ NTD địa phương, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS ).
Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ quan giám định tại các địa phương đủ năng lực giám định một cách nhanh chóng và chính xác các loại sản phẩm có chứa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe của NTD. Đồng thời, thiết lập cơ chế phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan liên quan (giám định, y tế, đo lường, các tổ chức xã hội, các hiệp hội bảo vệ NTD...) trong quá trình giải quyết vụ án.
Chỉ khi chúng ta hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật, cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến NTD bằng Tòa án, đồng thời nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Tòa án thì mới hy vọng Tòa án trở thành công cụ hữu hiệu và được NTD tin tưởng cầu viện tới khi cần bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.
KẾT LUẬN
Hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam trong một thời gian dài gần như đã bị lãng quên (tính đến trước thời điểm năm 2008) do hoạt động kém hiệu quả. Đến nay, sự ra đời của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra một hành lang pháp lý và tiền đề vững chắc cho việc cải thiện diện mạo của công tác này. Pháp luật chính là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cơ quan thực thi có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy để tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, việc đánh giá những quy định pháp luật liên quan là hết sức cần thiết. Vai trò, nhiệm vụ của những cơ quan thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời những quy định pháp luật này cũng cần phải thiết kế sao cho phù hợp với thực tế, để có thể được triển khai thực hiện. Đảm bảo cơ chế thực thi pháp luật chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng cường năng lực cho các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để vận hành một thiết chế thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế một cách hiệu quả không hề đơn giản. Đặc biệt khi chúng ta đang trong giai đoạn rihững bước đi chập chững đầu tiên trong công tác triển khai, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng cũng như cơ chế thực thi những quy định này. Việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia đi trước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng là một yêu cầu tất yếu. Mặc dù vậy, chúng ta cần phải biết chọn lọc những kinh nghiệm ấy sao cho phù hợp với nền kinh tế và những điều kiện phát triển xã hội của Việt Nam. Việc kiện toàn hệ thống cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải được tiến hành từ Trung ương tới địa phương, trong đó có tính toán đến việc ưu tiên và chú trọng hơn cho những thiết chế nhất định. Cụ thể, đối với vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương, năng lực của Ủy ban nhân dân các cấp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trên cả nước. Để nâng cao chất lượng công tác bảo vệ NTD, cần tập trung cải thiện và khắc phục những hạn chế đang tồn tại về năng lực của các đơn vị tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra việc triển khai công tác hỗ trợ từ phía Nhà nước cho các tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTD cũng nên được chú trọng. Các tổ chức xã hội này, điển hình như Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam luôn có tiếng nói vô cùng quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của NTD. Mặt khác, tất cả giải pháp trên đây cần thực hiện mang tính đồng bộ từ việc củng cố hành lang pháp lý cho đến đầu tư một nguồn nhân lực, vật lực xứng tầm. Chỉ khi đó, các quy định pháp luật mới có ý nghĩa trên thực tế và công tác bảo vệ quyền lợi NTD mới thực sự được cộng đồng xã hội ghi nhận./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
I. Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001).
2. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
3. Luật Cạnh tranh 2004.
4. Bộ luật Dân sự 2005.
5. Luật Thương mại 2005.
6. Luật Dược 2005.
7. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
8. Luật Khám chữa bệnh năm 2009.
9. Luật an toàn thực phẩm 2010.
10. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
11. Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 (thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).
12. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
13. Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD.
14. Quyết định 19/2009/QĐ-TTg ngày 6/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.
15. Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
16. Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh
II. Bài viết khoa học, sách tham khảo, sách chuyên ngành
1. Nguyễn Thị Vân Anh (chủ biên), Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD, Nxb. Chính trị quốc gia, 2012.
2. TS. Đinh Văn Ân và TS. Lê Xuân Bá (đồng chủ biên), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
3. Ban soạn thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Báo cáo rà soát hệ thống pháp luật bảo vệ NTD tại Việt Nam (2009) do nhóm chuyên gia GS.TS. Lê Hồng Hạnh (Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp), TS. Dương Thị Thanh Mai, TS. Đinh Dũng Sỹ, TS. Nguyễn Thị Ánh Vân, TS. Vũ Thị Bạch Nga và các cộng sự thực hiện.
4. Báo cáo phúc trình đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008 của Bộ Tư pháp “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi NTD”.
5. Báo cáo số 372/BC-UBTVQH12 ngày 12/10/2010 giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Báo cáo kết quả hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD của Bộ Công Thương tại Hội thảo: “Hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD” tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 7 năm 2013
7. Cục Quản lý cạnh tranh (2006), sổ tay công tác bảo vệ NTD, Nxb Chính trị quốc gia.
8. Cục Quản lý cạnh tranh (2011), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2011
9. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo kết quả 1 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD
10. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2012
11. Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và các cá nhân tổ chức kinh doanh để thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD”.
12. Nguyễn Hùng Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), tham luận "Thực trạng vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD - những vấn để đặt ra” tại Hội thảo "Thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ NTD và định hướng xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD" do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Star-Vietnam tổ chức ngày 11/6/2008 tại Hà Nội.
13. Nguyễn Sĩ Dũng (2006): Năng lực thể chế, Người đại biểu nhân dân, tháng 1/2006.
14. Bùi Nguyên Khánh (2010), "Một số ỷ kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2010
15. Nguyễn Mạnh Hùng , Phó chủ tịch VINASTAS, Báo cáo tham luận tại Hội thảo “Nhìn lại một năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD” do VINASTAS tổ chức tại Hà Nội ngày 27/7/2012.
16. PGS.TS. Hà Huy Thành (chủ biên), Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
17. Phan Thị Việt Thu, Báo cáo tham luận “Thực tiễn và kết quả hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD sau hai năm Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực ” tại Hội Thảo “Hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2013
18. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân
19. Viện Khoa học pháp lý, “Cơ chế pháp lý bảo vệ NTD: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế”, Thông tin khoa học pháp lý số 4+5/2007
III. Tài liệu internet
1. http://www.baophuyen.com.vn/Kinh-te-82/8806305705806105971
2. Bảo Hân, “Đặc sản bưởi Diễn chủ yếu là giả”, Vietnamnet, ngày 6/2/2013 <http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/108653/dac-san-buoi-dien-chu-yeu-la-gia.html>
3. “Mỗi người dân hãy chính là những NTD thông thái” <http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=1363> (ngày 7/2/2013).
4. www.nguoitieudung.com.vn/home/?act=News-Detail-c-12-1140-Day_manh_cong_tac_bao_ve_quyen_loi_nguoi_tieu_dung_trong_nam_2011_cua_tinh_Ben_Tre.html
5. Hồng Tú, "Vụ Vedan: Kiện tập thể, được không?”, Báo điện tử "Báo mới.com" http://www.baomoi.com/Vu-Vedan-Kien-tap-the-duoc-khong/58/4257585. epi
6. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh_(Vi%El%BB%87t_Nam)
7. http://vfa.gov.vn/so-lieu-bao-cao/so-lieu-ngo-doc-230.vfa
B. TÀI LIỆU TIỂNG NƯỚC NGOÀI
I. Văn bản pháp luật
1. Canada Consumer Product Safety Act
2. Canada Environmental Protection Act
3. Canada Competition Act
4. Canada Consumer Packaging and Labelling Act
5. Canada Privacy Act
6. Luật Tiêu chuẩn về Khối lượng và Đo lường 1976 của Ấn Độ
7. Luật BVNTD 1986 của Ấn Độ
8. Luật BVNTD Malaysia năm 1999
9. Đạo luật cơ bản Bảo vệ NTD 1968 của Nhật Bản
10. Luật trách nhiệm sản phẩm 1994 của Nhật Bản
11. Luật Hợp đồng tiêu dùng 2000 của Nhật Bản
12. Luật BVNTD (Thương mại Công bằng) Singapore
II. Bài viết khoa học, sách tham khảo, sách chuyên ngành
1. M.R. Bhagavan and I. Virgin (2004), "Generic Aspects of Institutional Capacity, Development in Developing Countries", Stockholm Environment Institute, Norway
2. Stephen Brobeck (ed) (1997), Encyclopedia of the Consumer Movement ,Oxford: ABC-CLIO
3. August Horvath (2009), et. al, Consumer Protection Law Developments , Chicago: ABA Book Publishing
4. Geraint Howells & Stephen Weatherill (2005), Consumer Protection Law, 2nd ed., Hants: Ashgate
5. Iain Ramsay (2007), Consumer Law and Policy: Text and Materials on Regulating Consumer Markets, 2nd ed., Oxford: Hart Publishing
6. OECD (2011), Perspectives Note: Enabling Environment for Capacity Development
7. UNDP (2005) “Measuring Capacities: An Illustrative Catalogue to Benchmarks and Indicators ”, Capacity Development Group
III. Tài liệu internet
1. http://bis.org.in
2. http://www.case.org.sg/Structure.php
3. http://www.consumer.go.jp/english/cprj/index.html
4. <http://www.consumerscouncil.com/index.cfm?pagepath=About_Us&id=13937>
5. Consumers Union <http://www.consumersunion.org/about/>
6. Consumers International <http://www.consumersintemational.org/who-we- are/about-us>
7. <http://www.consumerhandbook.ca/en/>
8. <http://www.consumerreports.org/cro/aboutus/history/printable/2000/index.htm>
9. <http://www.consumerprotectionbc.ca/consumers-alias/help-for-consumer- rights>
10. <http://www.consumerinfonTiation.ca/eic/site/032.nsf/eng/01173.html>
11. Eugene Buttigieg, “Synergy between Consumer Policy and Competition Policy”, Bank of Valletta Review, No. 33, Spring 2006. at 1 <http://www.bov.com/filebank/documents/BR33%20Eugene%20Buttigieg.pdf>Office of Fair Trading <http://www.oft.gov.uk/>.
12. Federal Trade Commission <http://www.ftc.gov/bcp/index.shtml>.
13. http://fcamin.nic.in/Events/EventDetails.asp?EventId=:1473&Section=:Consu mer%20Information&ParentID=0&Parent=1&check=0
14. <http://www.ic.gc.ca/eic/site/oca-bc.nsf/eng/ca02556.html>
15. OECD, “The Interface between Competition and Consumer Policies”, 2008 <http://www.oecd.org/dataoecd/22/34/40898016.pdf>
16. OFT, “Joining up Competition and Consumer Policy: The OFT’s Approach to Building an Integrated Agency”, 2009
17. <http://www.oft.gov.uk/shared_oft/speeches/2009/spe-1209.pdf>;
18. Tổng thuât từ tài liệu Spencer Weber Waller, et. al, “Consumer Protection in the United States: An Overview” <http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1000226>
Chuyên đề 1
NHẬN DIỆN THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD VÀ VAI TRÒ CỦA NHỮNG THIẾT CHẾ NÀY TRONG VIỆC BẢO VỆ NTD
TS. Nguyễn Văn Cương
Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý
1. KHÁI NIỆM THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
Trong lý luận về pháp luật bảo vệ NTD được thừa nhận ở nhiều quốc gia,[67] NTD, trong cách nhìn của pháp luật bảo vệ NTD hiện đại được coi là đối tượng “yếu thế” trong tương quan với các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Bởi vậy, sự hiện diện của pháp luật bảo vệ NTD nói chung và các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng là góp phần hỗ trợ NTD khắc phục thuộc tính “yếu thế” này trong các quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, thuật ngữ “thiết chế” hay được sử dụng song hành với thuật ngữ “thể chế” trong các dự án, chương trình nghiên cứu về cải cách pháp luật, cải cách thể chế phục vụ sự vận hành của nền kinh tế thị trường.[68] Trong khi thuật ngữ thể chế thường được hiểu là các quy tắc, các “luật chơi” ràng buộc hành vi ứng xử của con người[69] thì thiết chế thường được hiểu là những tổ chức đóng vai trò thực thi những quy tắc ấy. Thể chế vì thế được coi như “phần mềm” còn thiết chế được coi là “phần cứng” trong cơ chế điều chỉnh các hành vi trong xã hội.
Giới nghiên cứu về pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng một số thuật ngữ khác nhau để chỉ những tổ chức đảm nhiệm vai trò bảo vệ NTD bằng việc đưa pháp luật thuộc lĩnh vực này vào cuộc sống.[70] Có nhà nghiên cứu gọi những tổ chức này là “thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD” hoặc “thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD,”[71] trong khi đó một số nhà nghiên cứu khác lại gọi những tổ chức này là “thiết chế bảo vệ NTD.”[72] Trong nghiên cứu này, những thuật ngữ kể trên được coi là tương đương, và cho gọn lại, chúng tôi gọi chung là “thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD”.
Ở Việt Nam, đã từng có quan điểm cho rằng thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam sẽ gồm 3 nhóm cơ quan, tổ chức chính sau[73]: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tiến hành hoặc tham gia công tác bảo vệ NTD. Trong số đó, phải kể đến các cơ quan quan trọng thuộc ngành Công Thương (như Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, hệ thống quản lý thị trường từ Trung ương tới cấp huyện, cùng các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố); các cơ quan thuộc ngành Y tế (như Cục An toàn thực phẩm và Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, cùng các Sở Y tế các tỉnh, thành phố); các cơ quan thuộc ngành Khoa học và công nghệ (như Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố) v.v.. Thứ hai, hệ thống các cơ quan tài phán, trong đó bao gồm Toà án nhân dân các cấp (trong đó phải kể đến TAND cấp huyện, Toà dân sự TAND cấp tỉnh và Toà dân sự TAND tối cao) và hệ thống các tổ chức trọng tài, hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thứ ba, hệ thống các Hội bảo vệ quyền lợi NTD.
Có thể nói, tuy quan niệm trên đã xác định được khá cơ bản những chủ thể có tính nòng cốt trong việc bảo vệ NTD, cũng cần lưu ý rằng, các cơ quan quản lý ngành như các cơ quan thuộc ngành tài chính, ngân hàng, lực lượng cảnh sát kinh tế, cơ quan công tố cũng có vai trò không thể coi nhẹ trong việc bảo vệ NTD. Ngoài ra, các hiệp hội doanh nghiệp,[74] các cơ quan truyền thông, báo chí cũng là những chủ thể có thể có vai trò đáng kể trong việc bảo vệ NTD.
Bên cạnh đó, quan niệm như trên còn chưa phân biệt và làm rõ được vai trò của cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD và các cơ quan, tổ chức khác trong việc bảo vệ NTD (nhất là các cơ quan quản lý ngành). Việc phân biệt và khẳng định này có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ, muốn có cơ chế bảo vệ NTD có hiệu quả, điều tất yếu đặt ra là cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền lợi của NTD phải đóng vai trò như người tổng chỉ huy thực sự trong việc xây dựng, thực hiện, điều phối các chương trình, chiến lược, kế hoạch bảo vệ NTD. Trong khi đó, với các cơ quan quản lý ngành, vai trò, nhiệm vụ trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD chỉ là một mặt quan trọng trong các hoạt động quản lý của các cơ quan này.
Theo kinh nghiệm quốc tế, hệ thống thiết chế bảo vệ NTD ở các nước phát triển thường bao gồm cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD (ví dụ ở Hoa Kỳ là Ủy ban thương mại Liên bang,[75] ở Anh là Văn phòng thương mại công bằng[76] v.v.), các cơ quan điều tiết ngành (nhất là cơ quan quản lý về lĩnh vực an toàn và chất lượng sản phẩm, cơ quan quản lý về lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, cơ quan quản lý dịch vụ tài chính, ngân hàng, cơ quan giám sát quảng cáo, thông tin cho NTD v.v.), và các thiết chế tham gia vào việc giải quyết khiếu kiện của NTD (như Tòa án, trọng tài v.v.).[77] Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống, lịch sử và cấu trúc quốc gia (là quốc gia đơn nhất hay quốc gia liên bang) mà hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD (nhất là thiết chế cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD) được thiết kế cho phù hợp.[78]
Trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như đã đề cập ở trên, có thể đưa ra một khái niệm về thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD (hay thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD) như sau: thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là các cơ quan, tổ chức có chức năng giải quyết hoặc trực tiếp hỗ trợ giải quyết các yêu cầu bảo vệ quyền lợi của NTD, thông qua đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
Với quan niệm như trên, các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD này bao gồm cả các thiết chế công quyền (cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan quản lý ngành, hệ thống cơ quan tài phán về bảo vệ NTD) và thiết chế phi công quyền (như Hội bảo vệ quyền lợi NTD và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hệ thống truyền thông v.v.).
Hệ thống thiết chế này cũng được coi như những bộ phận quan trọng trong cơ chế giải quyết các vấn đề của NTD mà xã hội đã thiết lập. Sự hoạt động có hiệu quả của các thiết chế này góp phần lành mạnh hóa các quan hệ thị trường, đảm bảo môi trường cạnh tranh an toàn và công bằng cho cả NTD và doanh nghiệp. Tuy mức độ, quy mô của hệ thống các thiết chế này do điều kiện lịch sử ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước quyết định, nhưng có thể khẳng định rằng, sự hiện diện và tính hiệu quả trong hoạt động của các thiết chế này được xem như một trong những hàn thử biểu đo lường mức độ ưu tiên giải quyết các vấn đề của NTD ở mỗi quốc gia.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam chủ yếu gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD,[79] hệ thống cơ quan tài phán về bảo vệ NTD[80] và hệ thống các Hội bảo vệ NTD.[81]
2. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010,[82] Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi của NTD được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia (như các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp) trong đó các cơ quan thuộc ngành Công Thương (Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện) đóng vai trò nòng cốt.
2.l. Bộ Công Thương
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.[83] Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Công Thương được Luật Bảo vệ quyền lợi NTD trao cho 6 nhóm nhiệm vụ cụ thể như sau (Điều 48):
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chủ trì thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.[84]
-
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
-
Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD.
Ngoài quy định kể trên, tại Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có quy định Bộ Công Thương cũng là cơ quan tiếp nhận việc báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.
Có thể nói, quy định kể trên của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là sự tiếp nối các quy định trước đây của pháp luật khi kể từ năm 2004, Bộ Công Thương (lúc đó là Bộ Thương mại) đã được giao nhiệm vụ “thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật.”[85] Trước đó, nhiệm vụ này được giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) theo quy định tại Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999.[86] Việc giao cho Bộ Công Thương nhiệm vụ kể trên cũng phù hợp với bối cảnh Bộ Công Thương mới được giao thêm các nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng liên quan tới công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010.[87]
Quy định giao cho Bộ Công Thương thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi cả nước cũng phù hợp với điều kiện Bộ Công Thương đang có hai cơ quan rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD đó là Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Quản lý thị trường.
Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập với tư cách là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại (tiền thân của Bộ Công Thương) từ năm 2004. Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 và Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.[88]
Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006, trong Cục Quản lý cạnh tranh có Ban Bảo vệ NTD (nay là Phòng Bảo vệ NTD). Phòng này có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ trưởng Bộ Công Thương) và Quyết định số 848/2013/QĐ-BCT ngày 5/2/2013 của Bộ trường Bộ Công Thương.
Việc giao cho Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ kể trên có ưu điểm nổi bật là góp phần đảm bảo tính liên thông giữa chính sách cạnh tranh với chính sách bảo vệ quyền lợi NTD. Các lý luận pháp luật hiện đại đều cho rằng, mục tiêu cuối cùng của chính sách cạnh tranh là tối đa hóa phúc lợi của NTD.[89] Nói cách khác, cả pháp luật bảo vệ NTD và pháp luật cạnh tranh đều đồng mục tiêu củng cố chủ quyền của NTD trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo NTD có quyền năng thực sự trong việc quyết định hướng phát triển của nền kinh tế - một hình thức dân chủ quan trọng trong lĩnh vực kinh tếệ
Cục Quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.[90]
Tiền thân của cơ quan này là Ban quản lý thị trường Trung ương được thành lập theo Nghị định số 290-TTg ngày 3/7/1957 của Chính phủ.[91]
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ cơ bản sau:[92]
-
Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các công tác liên quan tới việc hoạch định và chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
-
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại (nhất là các hoạt động buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm).
Hiện tại, Cục Quản lý thị trường, cùng với các Chi Cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các đội quản lý thị trường được tổ chức ở cấp huyện với gần 6000 cán bộ, công chức hoạt động trong phạm vi cả nước đang thực sự là lực lượng chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường nội địa, góp phần bảo vệ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo vệ quyền lợi NTD.[93] Chẳng hạn, theo thống kê của Cục Quản lý thị trường, chỉ tính riêng năm 2012, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 177.205 trường hợp, xử lý 87.136 vụ vi phạm (trong đó có 15.045 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 11.726 vụ hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; 42.389 vụ kinh doanh trái phép và 17.924 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá) với số thu 395 tỷ đồng (trong đó phạt vi phạm hành chính 241 tỷ đồng; tiền bán hàng tịch thu 143 tỷ đồng và truy thu thuế 11 tỷ đồng), trị giá hàng tịch thu chờ bán 390 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy 55 tỷ đồng.[94]
2.2. Bộ Khoa học và Công nghệ
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chỉ quy định chung các bộ, cơ quan ngang Bộ không phải là Bộ Công Thương chỉ có trách nhiệm “phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD” và Luật cũng không đề cập đến Bộ, cơ quan ngang Bộ cụ thể nào tuy nhiên, trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD không thể không nhắc tới vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ. Sở dĩ như vậy vì Bộ Khoa học và Công nghệ hiện là cơ quan được pháp luật giao nhiệm vụ “chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá”[95] - đây là nhiệm vụ rất quan trọng liên quan trực tiếp tới công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
Theo quy định tại Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có trách nhiệm thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực được phân công.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) là đơn vị chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ kể trên.[96] Ngoài việc giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới việc xây dựng và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục còn thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn như: Công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn đối với các lĩnh vực và đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản cá biệt khác theo quy định của pháp luật. Tổng cục cũng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá kém chất lượng và hành vi gian lận thương mại khác liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.
2.3. Bộ Y tế
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng không nêu đích danh Bộ Y tế với tư cách là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi NTD mà cũng chỉ quy định chung đây là cơ quan có trách nhiệm “phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD”, tuy nhiên, trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD không thể không nhắc tới vai trò của Bộ Y tế. Sở dĩ như vậy vì Bộ Y tế hiện là cơ quan được pháp luật giao nhiệm vụ rất quan trọng liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ các quyền lợi thiết thân của NTD. Cụ thể, Bộ Y tế chính là cơ quan đầu mối “chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.”[97]
Theo quy định tại Điều 62 Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm bằng việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết; quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã nêu của Bộ Y tế, theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (Điều 70 khoản 2a) và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Y tế còn là cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất đối với các mặt hàng sau: y dược cổ truyền; sức khỏe cộng đồng; an toàn thực phẩm (thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên); thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giải phẫu thẩm mỹ; thuốc, mỹ phẩm; trang thiết bị, công trình y tế.
Việc quản lý các mặt hàng này của Bộ Y tế được thực hiện theo các quy định của các Luật có liên quan trong đó phải kể đến Luật Dược năm 2005,[98] Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.[99]
Để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ được giao kể trên, Bộ Y tế đã thành lập nhiều đơn vị quan trọng trong cơ cấu tổ chức của mình như Cục an toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Y tế v.v.. Trong số các đơn vị này, Cục An toàn thực phẩm[100] là một đơn vị đầu mối đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước có liên quan tới hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Theo Quyết định số 4062/QĐ-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm là Cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong phạm vi cả nước.
2.4. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định tại Điều 47 khoản 4 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Ủy ban nhân dân các cấp được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
-
Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.
-
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
Nhược điểm cơ bản trong quy định kể trên của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chính là việc không phân định rõ được UBND cấp tỉnh thì thực hiện những nhiệm vụ gì còn UBND cấp huyện và UBND cấp xã thì thực hiện các nhiệm vụ gì. Sự thiếu rõ ràng trong phân công, nhiệm vụ, quyền hạn này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi NTD trong thực tế bởi chính quyền địa phương.
Khi hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010, Chính phủ đã cụ thể quy định kể trên bằng việc khẳng định rằng “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh... là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.”[101]
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BTM-BNV ngày 8/4/2005, Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Chủ trương này tiếp tục được ghi nhận trong Nghị định 99/2011/NĐ-CP.[102] Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này, Sở Công Thương giúp UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây: a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; c) Giảm sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã, Hội bảo vệ NTD thực hiện; d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh; đ) Tạo điều kiện đế tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyển lợi NTD hoạt động; e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD; g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Điều 23 Nghị định này; h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyển lợi NTD trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên; i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật; k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Ngoài các quy định chung kể trên, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 còn có một số quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nưó'c về bảo vệ NTD cấp tỉnh,[103] cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo vệ quyền lợi NTD trong những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá. Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện[104] sẽ là cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi của NTD hoặc của tổ chức xã hội.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng thì NTD, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện[105] nơi thực hiện giao dịch giải quyết. NTD, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Việc giải quyết yêu cầu này của NTD hoặc của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD như sau:
-
Khi nhận được yêu cầu của NTD, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây: a) Nội dung vi phạm; b) Biện pháp khắc phục hậu quả (như buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; hoặc buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi NTD ra khỏi hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung); c) Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
-
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả như trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách công khai tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, “căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn... triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng, số lượng, an toàn thực phẩm cho NTD khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.”
Có thể nói, mô hình hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD như thiết kế của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 là mô hình phi tập trung (trách nhiệm không bị quy tụ duy nhất vào một cơ quan) nhưng không phân tán. Sự không phân tán ấy thể hiện ở việc mô hình đã xác định được cơ quan có tính chất đầu mối, xâu chuỗi, liên kết hoạt động của các thành tố còn lại của mô hình. Mô hình này được xây dựng trên nhận thức rằng việc bảo vệ quyền lợi NTD là công việc rộng lớn, phức tạp mà không một cơ quan nào tự mình có thể đủ sức đảm nhiệm.[106] Nhận thức này cũng khá tương hợp với thực tiễn và kinh nghiệm bảo vệ NTD ở các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Mô hình này có ưu điểm nổi bật là độ “phủ sóng” lớn, khả năng huy động lực lượng để thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền lợi NTD cao.
Tuy nhiên, mô hình phi tập trung bao giờ cũng có khuyết tật nội tại của nó. Khuyết tật ấy thể hiện rõ nhất là khả năng xảy ra sự chồng lấn về thẩm quyền hoặc khả năng đùn đẩy trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Nói cách khác, mô hình phi tập trung có thể đưa tới tình trạng “tranh công”, “đổ lỗi” nếu cơ chế phối hợp hoạt động không được xác định một cách minh bạch và khoa học. Đây là đặc điểm quan trọng của mô hình mà trong việc cụ thể hóa mô hình cũng như trong vận hành thực tiễn, các chủ thể có liên quan cần hết sức lưu ý để khắc phục.
3. HỆ THỐNG CƠ QUAN TÀI PHÁN VỀ BẢO VỆ NTD
Toà án cũng là thiết chế bảo vệ NTD quan trọng ở nước ta. Khi xử lý các hành vi xâm phạm lợi ích của NTD Tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ, và nhân danh nhà nước để xử lý; chế tài được áp dụng cho các đối tượng xâm phạm lợi ích NTD, trong nhiều trường hợp là rất nghiêm khắc, có tính răn đe, giáo dục mạnh mẽ; quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành cao và bảo vệ được triệt để quyền lợi của NTD. Trong những trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của người khởi kiện trước khi thụ lý, trong quá trình tố tụng Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ ngay các lợi ích cấp bách của đương sự. Theo pháp luật hiện hành thì Tòa án có quyền áp dụng chế tài dân sự (nhất là trong các vụ kiện đòi bồi thường theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng) và chế tài hình sự. Việc áp dụng chế tài hình sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục về tố tụng hình sự. Việc áp dụng chế tài dân sự trong các vụ kiện dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. Đồng thời Tòa hành chính cũng có vai trò nhất định bảo vệ quyền lợi NTD thông qua việc xem xét các hành vi hành chính, quyết định hành chính của người có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD bị khởi kiện tại Tòa hành chính.
Ở nước ta, không có Toà án chuyên trách về bảo vệ NTD. Các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được xếp vào loại vụ kiện dân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan đã quy định. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc nếu có đơn khởi kiện của NTD. Trình tự, thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định. Cụ thể: NTD có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì có quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi xâm phạm ra trước Toà án để đòi bồi thường. Hội bảo vệ quyền lợi NTD cũng có quyền khởi kiện nếu được NTD ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định tại Điều 4 và Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2006. Trong quá trình giải quyết vụ kiện NTD và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước Tòa án (Điều 8 BLTTDS) có quyền thoả thuận, hoà giải với nhau về việc giải quyết vụ kiện (Điều 5 và Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự). Cả hai bên đương sự, khi khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện, NTD, người bị kiện phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình. Toà án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định (Điều 6, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự), về thẩm quyền giải quyết vụ việc, vụ kiện về bảo vệ quyền lợi NTD, bất kể là vụ kiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng hay theo quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhìn chung đều thuộc thẩm quyền giải quyết tại Toà án nhân dân cấp huyện (thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú)[107], về thủ tục khởi kiện, NTD muốn tiến hành khởi kiện đối tượng đã gây thiệt hại cho mình thì phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 và các điều luật có liên quan của Bộ luật Tố tụng dân sự.[108] NTD khi tiến hành khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí theo mức quy định của Nhà nước (Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự). NTD khi yêu cầu Toà án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định (Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự).v.v. về vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, NTD có thể yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có thể buộc bên bị kiện thu hồi sản phẩm nếu việc tiếp tục cho lưu thông hàng hoá đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là các loại thiệt hại không thể khắc phục được (khoản 1 và 2 Điều 99, khoản 12 Điều 102 và Điều 115 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tuy nhiên, để có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, NTD có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bảo đảm nhất định.
Tuy nhiên, thực tiễn vận hành cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cho thấy, cơ chế vận hành của Tòa án như vừa nêu không tạo thuận lợi thỏa đáng cho NTD. Nhằm gỡ bỏ những rào cản pháp lý bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NTD thực hiện quyền khởi kiện của mình đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã có một số quy định quan trọng, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, trong một số trường hợp nhất định, NTD là cá nhân có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục đơn giản để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó là những trường hợp thỏa mãn ba yêu cầu sau: Thứ nhất, nguyên đơn là cá nhân NTD và bị đơn là tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nguyên đơn. Thứ hai, vụ án được xếp vào loại “đơn giản” và có “chứng cứ rõ ràng”. Tuy nhiên, việc giải thích thể nào là vụ án đơn giản và có chứng cứ rõ ràng chắc sẽ phải chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (chẳng hạn Tòa án nhân dân tối cao). Thứ ba, giá trị giao dịch trong vụ tranh chấp dưới 100 triệu đồng.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã chuyển một phần gánh nặng chứng minh từ phía NTD (nguyên đơn) sang phía tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (bị đơn) so với các vụ kiện dân sự thông thường. Cụ thể, theo quy định tại Điều 42, nghĩa vụ chứng minh tổ chức, cá nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho NTD đã được quy định dứt khoát rằng đó không phải là nghĩa vụ của NTD mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ muốn không bị truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã miễn nghĩa vụ tạm ứng án phí của NTD khi NTD khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 43). Tuy nhiên, cần lưu ý, việc miễn tạm ứng án phí không đồng nghĩa với việc miễn án phí. Trường hợp NTD thua kiện, họ vẫn có thể phải chịu án phí như quy định trong pháp luật về án phí, lệ phí Tòa ánệ
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng trao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD thỏa mãn những điều kiện nhất định mà Chính phủ quy định được quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD dưới một trong hai hình thức: khởi kiện theo sự ủy quyền của NTD hoặc khởi kiện không cần ủy quyền của NTD để nhằm bảo vệ lợi ích công cộng (Điều 28 Khoản 1b). Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, khi tổ chức xã hội nói trên tiến hành khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD, tổ chức này phải tiến hành thông báo về hoạt động này để giúp các tổ chức, cá nhân có liên quan (nhất là NTD) được biết. Cụ thể, Điều 44 khoản 1 Luật này quy định “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.” Các nội dung thông báo này bao gồm: a) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện; b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện; c) Nội dung khởi kiện; d) Thủ tục và thời hạn đăng ký tham gia vụ án. Tòa án có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Khi vụ án dân sự do tổ chức xã hội khởi kiện đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền, Tòa án này phải tiến hành thông báo nội dung bản án, quyết định theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD như sau: “Bản án, quyết định của Toà án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD do tổ chức xã hội khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng bằng hình thức thích hợp.” Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện vì lợi ích công cộng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án (Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD).
4. TỔ CHỨC XÃ HỘI THAM GIA BẢO VỆ NTD
Kinh nghiệm lịch sử luôn cho thấy, một trong những phương pháp làm tăng sức mạnh của các chủ thể “yếu thế” trong xã hội chính là việc tăng cường mối liên kết giữa các chủ thể này vì một mục tiêu chung. NTD, với tư cách là các chủ thể “yếu thế” trên thị trường, có thể củng cố vai trò, vị thế của mình trong mối quan hệ với các chủ thể trên thị trường bằng cách lập ra các tổ chức xã hội (các hội đoàn) bảo vệ NTD.[109]
Các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời thường có các hội, đoàn do NTD hoặc những nhà hoạt động xã hội đứng ra tổ chức với mục tiêu bảo vệ quyền lợi NTD. Chẳng hạn, tại Đan Mạch, các Hội bảo vệ NTD đã được thành lập từ những năm 1920.[110] Tại Hoa Kỳ, ở cấp địa phương, cấp bang và liên bang, có hàng ngàn tổ chức xã hội hoạt động vì mục đích bảo vệ NTD. Trong số đó, phải kể đến các tổ chức như Liên minh NTD (Consumers Union),[111] được thành lập từ năm 1936 và hiện thời là tổ chức bảo vệ NTD có ảnh hưởng nhất trên thế giới.[112] Liên đoàn NTD Hoa Kỳ (thành lập năm 1967) với chức năng đại diện và cổ vũ quyền lợi của NTD trước các cơ quan dân cử và các cơ quan điều tiết liên bang[113] cũng là tổ chức có vai trò rất lớn trong việc xây dựng chính sách bảo vệ NTD tại Hoa Kỳ.[114] Tại Canada có Hiệp hội NTD (Consumers Association of Canada) được thành lập từ năm 1947.[115] số lượng thành viên của Hiệp hôi này đã có lúc lên tới trên 150.000 thành viên.[116] Tại Anh Quốc, Hiệp hội NTD toàn quốc (Consumers’ Association) cũng được thành lập từ năm 1957. Đây là tổ chức phát hành ấn phẩm quan trọng về bảo vệ NTD có tên là “Which” trong đó đăng tải các thông tin độc lập về chất lượng, tính năng của các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Ân phẩm Which rất phổ biến ở Anh và đã từng có thời điểm số lượng người đặt mua lên tới hơn một triệu bản.[117]
Ngày nay, phong trào bảo vệ NTD đã đạt tới quy mô toàn cầu. Sự hiện diện của Quốc tế NTD (Consumers International hay còn gọi tắt theo tiếng Anh là CI) - tổ chức quốc tế duy nhất của các nhóm, các tổ chức bảo vệ NTD thuộc tất cả các châu lục là một minh chứng điển hình. Tổ chức này được thành lập vào ngày 1/4/1960 bởi các nhóm bảo vệ NTD của Tây Âu, Úc và Hoa Kỳ.[118] Tuy nhiên, tính đến hết năm 2010, tổ chức này đã quy tụ khoảng hơn 220 tổ chức, Hội bảo vệ NTD thành viên đến từ 115 quốc gia trên khắp các châu lục.[119]
Có thể nói, chức năng hàng đầu của các tổ chức bảo vệ NTD (hoặc các Hội bảo vệ NTD) là cung cấp thông tin trung thực, khách quan cho NTD về hàng hóa, dịch vụ đồng thời tiến hành các hoạt động vận động chính sách có lợi cho NTD.[120]
Các tổ chức bảo vệ NTD có nguồn ngân sách hoạt động khá đa dạng. Nguồn ngân sách này có thể là phí hội viên, doanh thu từ các ấn phẩm xuất bản vì lợi ích của NTD hoặc từ sự ủng hộ, quyên góp tự nguyện từ phía các cá nhân và tổ chức.[121] Nguồn ngân sách hoạt động của một số tổ chức bảo vệ NTD ở các nước phát triển có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Liên minh NTD ở Hoa Kỳ là một trong những tổ chức như vậy.[122] Việc hỗ trợ tài chính của nhà nước cho các Hội bảo vệ NTD khá phổ biến ở các quốc gia phát triển, nhất là tại châu Âu.[123]
Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ NTD (đặc biệt là các Hội bảo vệ quyền lợi NTD) đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999.[124]
KẾ thừa và phát triển các nội dung này, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 cũng có một số quy định liên quan tới tổ chức và hoạt động của các Hội bảo vệ quyền lợi NTD.
Phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, Quốc hội đã chủ trương khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm cả các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, v.v.) đều tham gia vào công tác bảo vệ NTD.[125] Phù hợp với chủ trương này, Luật Bảo vệ NTD (Điều 28) quy định rằng tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD bằng các hoạt động như: hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTD khi có yêu cầu; đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho NTD về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi NTD; tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.[126]
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng quy định tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD có thể được hưởng hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc các hỗ trợ khác “khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao.”[127]
Thực tế tại Việt Nam, hoạt động bảo vệ NTD bởi các tổ chức xã hội chủ yếu do các Hội bảo vệ NTD đảm trách.
Ở cấp Trung ương, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD (Vinastas) được thành lập từ năm 1988 và chính thức triển khai công tác bảo vệ NTD từ năm 1990. Hội là một tổ chức phi lợi nhuận, không được Nhà nước bao cấp về kinh phí hoạt động. Theo Điều lệ của Hội,[128] Vinastas là tổ chức tự nguyện của những người hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ NTD. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Ở cấp tỉnh, có trên 40 Hội bảo vệ NTD đã được thành lập và hoạt động. Các Hội bảo vệ NTD ở các địa phương cũng có tư cách pháp nhân và hoạt động độc lập. Tuy nhiên, các hội đều tự nguyện tham gia là thành viên của Vinastas.
Vinastas có Văn phòng khiếu nại của NTD được thành lập từ năm 1994 và đặt tại Hà Nội. Vinastas có tạp chí NTD là cơ quan ngôn luận của Hội. Tạp chí này ra đời năm 1991 và hiện đã ra 2 số/1 tháng và mỗi số dày 48 trang, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thông tin của NTD. Hội còn thành lập hệ thống các câu lạc bộ như Câu lạc bộ Chất lượng, Câu lạc bộ NTD nữ, Câu lạc bộ chống hàng giả và gian lận thương mại, Câu lạc bộ các nhà báo bảo vệ NTD nhằm tăng sức mạnh của Hội. Hội còn có một số công ty về truyền thông, dịch vụ, triển lãm tự nguyện xin làm thành viên của Hội. Hội cũng đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về NTD (CESCON) và Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ tiêu chuẩn chất lượng (CITEC).
Về công tác giải quyết khiếu nại của NTD, mỗi năm, Vinastas và các Hội ở địa phương tiếp nhận khoảng 1000 đơn khiếu nại của NTD. Hầu hết các khiếu nại đều được giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải đối với nhà sản xuất, phân phối với tỷ lệ thành công vào khoảng 80% số vụ khiếu nại. Có thể nói, với sự hỗ trợ của các Hội bảo vệ NTD, vị thế thương lượng, đàm phán của NTD trong quan hệ khiếu nại với tổ chức, cá nhân kinh doanh được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Trong những năm qua, Vinastas và các hội địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông bảo vệ NTD, hỗ trợ NTD khiếu nại bảo vệ quyền lợi của mình, tham gia đóng góp xây dựng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ NTD. Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo vệ NTD ngày càng tăng, hoạt động của Vinastas và các Hội ở địa phương đang đặt trước nhiều thách thức nhất là trong bối cảnh các hoạt động của Hội chỉ dựa chủ yếu vào tinh thần tình nguyện của một số người tâm huyết, không nhận bất cứ sự hỗ trợ về tài chính nào từ phía nhà nước và các doanh nghiệp. Do phạm vi về lãnh thổ hoạt động của Hội còn nhiều hạn chế, hoạt động của Hội mới chỉ tập trung phục vụ cho NTD ở các khu đô thị.
Có thể nói rằng, vẫn còn quá sớm để đánh giá xem hệ thống các thiết chế bảo vệ NTD ở Việt Nam sẽ đáp ứng nguyện vọng của NTD như thế nào. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD chỉ có thể phát triển được khi niềm tin, uy tín của từng cơ quan trong hệ thống ấy không ngừng được củng cố theo hướng, NTD có thể cậy trông vào các thiết chế này để bảo vệ quyền lợi cho mình khi việc khiếu nại trực tiếp tới chủ thể có hành vi xâm phạm không đạt được kết quả mong muốn chính đáng của mình.
5. THIẾT CHẾ QUA GÓC NHÌN VỀ NHU CẦU TĂNG CƯỜNG NĂNG LỤC
Vấn đề tăng cường năng lực của một thiết chế hay một tổ chức cần nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, năng lực của một tổ chức chính là khả năng thực tế mà tổ chức có được để triển khai các nhiệm vụ mà tổ chức này được sinh ra để giải quyết. Nói cách khác, năng lực của một thiết chế chính là khả năng thực tế mà thiết chế phải có để giải quyết các nhiệm vụ của mình. Nó cũng chính là sự sẵn sàng, độ sẵn có về nguồn lực để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Muốn xác định cho đúng năng lực của một tổ chức, cần phải trả lời rõ những câu hỏi cơ bản sau đây: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hay phạm vi hoạt động của tổ chức/thiết chế đó là gì? Cái nào là chính, cái nào là phụ? Cái nào là thiết yếu, cái nào là bổ trợ? Nguồn lực của tổ chức ấy thực có là gì (nhất là nguồn lực về con người - nhân lực; nguồn lực về tài chính - tài lực; nguồn lực về mối quan hệ - sự kết nối hay còn gọi là vốn xã hội; nguồn lực về thông tin; cùng với nguồn lực về kinh nghiệm đã được tích lũy trong việc xử lý, giải quyết vấn đề)? Cách thức tổ chức/triển khai/bố trí nguồn lực trong việc triển khai nhiệm vụ? v.v.
Có thể nói, một loạt các thành tố góp phần vào năng lực tổng thể của một thiết chế (một tổ chức) để có thể tiến hành các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách hiệu quả. Các yếu tố đó chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất, nhân lực: kinh nghiệm của Việt Nam cũng như của quốc tế đều cho thấy, nhân lực là một trong những yếu tố then chốt hình thành nên năng lực của một thiết chế/một tổ chức. Giống như cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “cán bộ là gốc của mọi việc”. Tuy nhiên, điều quan trọng là, nhân lực này phải là thứ nhân lực được đào tạo, có nhận thức rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phận sự của mình trong tổ chức, và được bố trí phù hợp với năng lực, sở trường của họ, khắc phục được sở đoản. Điều đó đòi hỏi muốn phát triển năng lực của một thiết chế về nhân lực hoặc nhân sự, cần hết sức lưu tâm tới các công việc như: (1) phải làm sao để thông tin cho các thành viên của tổ chức (bao gồm cả nhân viên của tổ chức) về tầm nhìn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giá trị xã hội, vị thế chính trị-pháp lý-xã hội của tổ chức và vai trò, chức trách của các thành viên trong tổ chức; (2) phải tổ chức các khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng theo những hình thức khác nhau để năng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ nhân viên trong tổ chức; (3) duy trì môi trường làm việc phù hợp với mỗi cá nhân người lao động, thúc đẩy họ tham gia sâu rộng và chủ động trong việc thực hiện chức trách của mình, khuyến khích họ học hỏi, phát triển kinh nghiệm; (4) duy trì văn hóa cầu tiến và cơ chế cụ thể để đảm bảo sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong tổ chức, để tổ chức luôn có khả năng tự đổi mới, nâng cao tri thức chuyên môn và kinh nghiệm.
Thứ hai, cấu trúc của tổ chức, các quy tắc và thông lệ trong tổ chức: (1) cấu trúc của tổ chức phải được thiết kế khoa học để mỗi bộ phận không lấn sân nhau nhưng vẫn có thể phối kết hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả; (2) các quy tắc và thông lệ của tổ chức phải thân thiện, phù hợp, thuận lợi cho tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, bộ máy quản trị, điều hành của thiết chế: những người ở vị trí quản lý, điều hành phải là những người có năng lực, có uy tín, thạo việc.
Thứ tư, nguồn lực tài chính mà thiết chế có được: sự bền vững về mặt tài chính của thiết chế.
Thứ năm, tư liệu hưóng dẫn: phục vụ việc học tập, tìm hiểu về bản thân tổ chức, phục vụ việc nâng cao trình độ cho cán bộ, người lao động trong tổ chức.
Thứ sáu, hệ thống thông tin: hệ thống thông tin của tổ chức phải được thiết kế sao cho đảm bảo tính thông suốt, nhanh nhạy, tin cậy và chính xác trong quá trình quản lý, điều hành của tổ chức.
Bên cạnh các yếu tố trên, việc gắn thiết chế/tổ chức trong một mạng lưới xã hội rộng lớn hơn cũng có thể góp phần làm cho năng lực của thiết chế được cải thiện khi chi phí cho việc phối hợp với các lực lượng ở bên ngoài (chi phí outsourcing) được giảm bớt.
Thực tế Việt Nam cho thấy, ngay cả khi quyền năng pháp luật trao (nhiệm vụ, quyền hạn) và nguồn lực được trang bị đã đầy đủ, nhưng nếu thiếu các áp lực xã hội cần thiết, hoặc thiếu các động lực nội tại cần thiết, các thiết chế có thể không vận hành theo đúng thiết kế ban đầu. Thông tin về tình trạng NTD ở Hà Nội toàn mua phải bưởi Diễn “giả” ở hàng loạt chợ, cơ sở, hộ kinh doanh cá thể bán các loại bưởi không phải trồng ở Diễn mà được trồng ở nơi khác nhưng vẫn vô tư gắn nhãn bưởi “Diễn xịn” v.v.. ngay trước mắt các cơ quan chức năng cấp xã và cấp huyện vốn được Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và các văn bản hướng dẫn thi hành coi là các cơ quan bảo vệ NTD mà hoàn toàn không bị thanh tra, kiểm tra, xử lý gì như báo chí đã nêu cho thấy rõ điều này[129].
Chuyên đề 2
CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ ĐÓ
ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương
Viện Nhà nước và Pháp luật
Pháp luật bảo vệ NTD là công cụ cần thiết để điều chỉnh thực tế thị trường và để tạo ra cũng như duy trì sự tương tác lành mạnh giữa NTD và các doanh nghiệp. Sự tồn tại của pháp luật bảo vệ NTD đảm bảo thị trường hoạt động một cách công bằng. Các nhà hoạch định chính sách thiết kế các đạo luật bảo vệ NTD và giúp các doanh nghiệp chính đáng phát tài hơn bằng cách tạo ra những khó khăn hoặc trừng phạt những kẻ lừa đảo và những doanh nghiệp làm ăn bất chính. Pháp luật bảo vệ NTD cũng đáp ứng các mục tiêu xã hội khác, chẳng hạn như bảo vệ NTD từ các sản phẩm rủi ro, nguy hiểm có thể gây ra thiệt hại và áp đặt chi phí đối với cộng đồng.
Tuy nhiên không phải tất cả các quy định đều hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu và định hướng tác động, luôn tồn tại các quy định được thiết kế kém, thừa hoặc mâu thuẫn, hoặc chưa phù hợp đối với hoạt động kinh doanh, NTD và nền kinh tế. Thực thi hiệu quả các quy định hiện hành cũng có thể có nghĩa là bớt đi nhu cầu của việc ban hành thêm các quy định mới. Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật có thể giải quyết một số những vướng mắc, bất cập thông qua việc thực thi hiệu quả và năng động quy định hiện hành chứ không phải lúc nào cũng là việc ban hành những quy định bổ sung. Thực thi, vì vậy, là trọng tâm cho sự thành công của quy định, và việc thực hiện các mục tiêu của bất kỳ chương trình quản lý nào.
Pháp luật bảo vệ NTD, lẽ hiển nhiên không tự thân đi vào cuộc sống, nó cũng được thực thi thông qua một hệ thống các thiết chế. Thông thường, hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD bao gồm các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ NTD. Ở Việt Nam, đó là các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp và tổ chức xã hội mà trong đó các Hội bảo vệ NTD là trọng tâm. Mỗi loại thiết chế có những đặc thù, không chỉ ở chức năng, thẩm quyền, mà còn là phương thức thực thi pháp luật. Nếu cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ là hướng dẫn, điều hành và xử lý vi phạm, cơ quan tư pháp xét xử, giải quyết tranh chấp thì các tổ chức xã hội chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và hòa giải các tranh chấp các xung đột liên quan đến pháp luật bảo vệ NTD. Các tổ chức xã hội bảo vệ NTD, thực tế chỉ là chủ thể có tính chất hỗ trợ cho việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD bởi chúng không được quyền quyết định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của NTD và các bên liên quan.
1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Trong việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ NTD, vấn đề năng lực của các thiết chế thực thi luôn là một nội dung trọng tâm. Năng lực (capacity) là khả năng các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội có thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình - đây là cách hiểu phổ biến nhất của các chương trình phát triển năng lực trên thế giới[130]. Khái niệm năng lực này khá tương đồng với khái niệm năng lực hành vi trong luật học, nó diễn tả khả năng thực tế thực hiện được các hành vi của chủ thể. Đặt vấn đề nghiên cứu năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật có nghĩa là xác định chúng có thể thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ mà pháp luật quy định hay không? Thông qua việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, các thiết chế này, góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo lập thói quen tôn trọng pháp luật của các chủ thể có liên quan.
Từ nhận thức chung nói trên, có thể nhận định một cách vắn tắt năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là khả năng thực thi những chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật bảo vệ NTD quy định cũng như những kỳ vọng của xã hội đối với các thiết chế đó.'
Đánh giá hay xác định năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật là việc xác định năng lực hiện tại của nó trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của chúng có phù hợp hay không. Đánh giá năng lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ chỉ ra được cách thức sử dụng và tăng cường khả năng sẵn có của thiết chế để phù hợp với điều kiện tài chính, nhân lực hơn là việc bắt đầu áp dụng một mô hình mới hoàn toàn. Việc đánh giá năng lực là một cuộc thẩm định những khả năng hiện có của thiết chế trong việc thực hiện các chức năng chính và đạt tới những kết quả mong đợi. Do đó, đánh giá năng lực luôn phải liên kết tiềm năng với hiệu suất công việc. Trong mọi quá trình cải cách, đánh giá năng lực là một phần không thế thiếu. Nó có thể được thực hiện từ bên ngoài bởi một tổ chức đánh giá độc lập hoặc từ bên trong với tư cách là thực hành một tiêu chuẩn quản lý (tự đánh giá). Nó có thể là một sự kiện nhất thời hoặc có thể là một hoạt động có tính thường xuyên trong quá trình quản lý hoặc trong việc lập kế hoạch tổng thể hoạt động của thiết chế đó.
2. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Vấn đề đặt ra đối với mọi hoạt động đánh giá là chúng sẽ dựa trên những thang bảng chỉ số nào. Xác định một tổ chức có thể đáp ứng được các đòi hỏi của pháp luật và kỳ vọng của xã hội sẽ thường được tiếp cận dưới các góc độ: tiềm năng và kết quả thực hiện. Xác định thiết chế có tiềm năng hay không nói lên tính sẵn sàng của nó đối với nhiệm vụ còn việc xác định thiết chế đó có hiệu quả hay không thì lại phản ánh kết quả hoạt động của chúng khi thực thi nhiệm vụ.
Thông lệ về phát triển và đánh giá năng lực của UNDP và các tổ chức quốc tế cho thấy việc xây dựng các chỉ số xác định năng lực phải được sử dụng để đo lường hai hình thức khả năng và hiện thực của một quá trình. Chỉ số năng lực, do đó, cũng có tính chất và mục đích kép - có thể sử dụng chúng để đánh giá hiện trạng năng lực và kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của thiết chế. Không thể nói là một tổ chức rất mạnh khi họ có đầy đủ các điều kiện vật chất, nhân sự chất lượng khi kết quả công việc của họ quá kém. Khi xảy ra tình huống như vậy, người làm chính sách cần nhìn nhận, tìm hiểu một yếu tố nào đó bên ngoài các điều kiện vật chất, nhân sự đã gây ra hoặc là điều kiện để phát sinh kết quả hoạt động kém, và đó cũng phải là một bộ phận của năng lực.
Thông thường, năng lực của một thiết chế thường được xác định trên 3 nhóm chỉ số chính: Những chỉ số năng lực thể chế (institutional capacity indicators); Những chỉ số năng lực tạo lập môi trường thuận lợi (Enabling Environment Capacity Indicators); Những chỉ số kết quả thực hiện (Result Indicators)[131]. Các chỉ số này nhằm xác định thiết chế có năng lực hay không chứ không phải nhằm đánh giá hoạt động nâng cao năng lực thiết chế có đạt kết quả hay không[132].
2.1. Nhóm chỉ số năng lực thể chế
Năng lực thể chế (institutional capacỉty) làm một khái niệm tương đối mở, được xác định khá mơ hồ. Theo cách hiểu phổ biến nhất là được hiểu là khả năng của các cơ quan hoàn thành chức năng theo pháp luật của mình[133]. Đây là đại lượng bao gồm các yếu tổ những chức năng, nhiệm vụ mà thiết chế đó nên có thẩm quyền để thực hiện, đồng thời nó bao gồm cả những điều kiện nhân lực, tài nguyên vật lực và một cấu trúc bộ máy thích hợp để đạt được mục đích của nó[134]. Nói chung, tương đối khó khăn để xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất của năng lực thể chế. Có thể một tổ chức được xây dựng hoàn hảo theo những mô hình hiện đại của thế giới nhưng không thể vận hành hiệu quả bởi những yếu tố pháp luật và thẩm quyền. Ngược lại, cũng có thể một hệ thống pháp luật được thiết kế tốt nhưng các thiết chế thực thi không thể được thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đôi khi chỉ vì thiếu kinh phí hoạt động. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực thể chế thường được dựa theo các tiêu chí, không chỉ là các chỉ tiêu về cơ sở vật chất hay thẩm quyền mạnh, mà còn phải tính đến số lượng, chất lượng nhân sự, quy trình kiểm soát công việc và năng lực chuyên môn của từng nhân viên cũng như cả tổ chức.
2.1.1. Các chỉ số pháp lý và hậu cần
Trước hết, các thiết chế phải có một khuôn khổ pháp lý về tổ chức, chính sách, quy tắc và quy trình cho tham chiếu phù hợp cho các hoạt động. Một lẽ hiển nhiên là, tổ chức không thể hoạt động nếu nó không tồn tại hợp pháp. Cũng tương tự như vậy, các hoạt động của chúng phải được ghi nhận hoặc thừa nhận trong luật.
Thứ hai, bản thân cơ cấu tổ chức của mỗi thiết chế có thể đáp ứng nhu cầu về kiểm soát và hiệu quả của hoạt động của mình. Tại mỗi thiết chế, quy trình kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng và có nhân sự, bộ phận thực hiện việc kiểm tra, giám sát nội bộ đối với những hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
Thứ ba, thiết chế phải có sẵn cơ sở vật chất và trang thiết bị thích hợp để hỗ trợ hoạt động. Trường hợp không thể sở hữu các thiết bị, thiết chế phải có thể tiếp cận với nhu cầu hậu cần và truyền thông (ô tô, điện thoại, telex, fax, v.v.) một cách thuận lợi.
2.1.2. Chỉ số nhân sự
Được coi là có năng lực thể chế nếu thiết chế có đội ngũ nhân viên đầy đủ trong tất cả các vị trí chủ chốt. Không những vậy, chúng phải có chế độ thù lao đầy đủ và công bằng đối với nhân viên của mình, có thể có những biện pháp khen thưởng, kỷ luật về vật chất để khuyến khích các hoạt động hướng tới mục tiêu của đơn vị.
Nhân sự mạnh cũng có nghĩa là thiết chế có tỷ lệ luân chuyển nhân viên thấp. Một mặt, điều này thể hiện tính chuyên trách, chuyên nghiệp của các nhân viên, đồng thời nó cũng thể hiện nhân viên có thể hoàn thành công việc mà không cần hoặc không bị điều chuyển.
Bảo đảm tính bền vững trong công tác nhân sự, các thiết chế phải tạo cơ hội cho nhân viên phát triển chuyên môn và đào tạo trong công việc. Công tác đào tạo có thế do đơn vị tự tổ chức, tự đào tạo hoặc gửi nhân viên đến cơ sở đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, các kỹ năng thực hành công việc. Cũng được coi là có chế độ đào tạo tốt nếu đơn vị hỗ trợ kinh phí và thời gian để nhân viên có thể tham gia các khóa đào tạo, đồng thời kiểm soát chất lượng của việc đi đào tạo ấy.
Nhân viên phải chịu trách nhiệm để hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn thực hiện rõ ràng. Tại mỗi cơ quan, bảng mô tả công việc được xác định minh bạch đối với từng vị trí công tác. Đây là thao tác hết sức quan trọng để bảo đảm sự công bằng trong thực hiện và rành mạch trong việc xác định trách nhiệm. Nó khắc phục được tình trạng người làm nhiều, người làm ít và lẩn tránh trách nhiệm cá nhân khi kết quả hoạt động của tổ chức không được như mong muốn. Kết quả công việc của các nhân viên phải được đánh giá định kỳ cả về số lượng cũng như chất lượng theo các nhiệm vụ nêu trong mô tả công việc.
Trong quá trình lập kế hoạch công tác của đơn vị, nhu cầu về nhân viên phải được phân tích cả về các yêu cầu chất lượng cũng như số lượng và là một bộ phận của kế hoạch hoạt động.
Để bảo đảm chất lượng nhân viên và tính độc lập của đơn vị trong việc thực thi pháp luật bảo vệ NTD, nhân viên không được kiêm nhiệm tại các doanh nghiệp hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ các doanh nghiệp.
2.1.3. Chỉ số tài chính
Tài chính cho hoạt động của tổ chức luôn là một yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá năng lực của tổ chức đó. Bên cạnh việc họ có đủ kinh phí hoạt động, tổ chức phải có sự độc lập nhất định đối với ngân sách nhà nước, các nhà tài trợ và đặc biệt là các doanh nghiệp. Điều này là đương nhiên bởi lẽ một khi tài chính bị phụ thuộc, họ có thể bị gây sức ép bởi các bên hữu quan và kết quả thực thi là không độc lập, không khách quan và có thể một mặt vi phạm pháp luật và mặt khác, gây tổn hại đến NTD và trật tự xã hội.
Trước tiên, tổ chức phải có thể tiếp cận với các nguồn tài chính phù hợp với việc lập kế hoạch ngân sách (bao gồm cả tín dụng, nếu phù hợp). Đây là điểm khá nhạy cảm vì đa số các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD đều thiếu kinh phí hoạt động, kể cả trong trường hợp được tạo điều kiện để vay kinh phí thì họ vẫn khó khăn trong việc tìm nguồn thanh toán các khoản vay đó. Một điều dễ thấy là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng quy mô lớn thường có khuynh hướng tài trợ cho các hoạt động cộng đồng, trong đó có hoạt động bảo vệ NTD mà thi hành pháp luật là trọng tâm, đặc biệt là các trào lưu có liên quan đến phát triển bền vững đang dần lớn mạnh như thương mại công bằng (fair trade), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility - CSR) hay tạo lập giá trị chung (creating shared value - CSV). Nếu nhận kinh phí trực tiếp từ các doanh nghiệp đó, hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD thường bị ảnh hưởng và có thể sẽ là lực lượng bênh vực trực tiếp các doanh nghiệp và bỏ qua quyền lợi của NTD. Chính vì vậy, ngoài nguồn ngân sách được cấp bởi nhà nước, các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD ngoài khu vực nhà nước - tức các hội bảo vệ NTD luôn phải có một chính sách gây quỹ hoạt động một cách hợp lý. Việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức khác chỉ nên dừng lại ở việc “bán sản phẩm” của mình như quảng cáo trên trang thông tin, tạp chí, báo, bản tin điện tử của mình. Ngoài ra nguồn gây quỹ khác có thể là việc bán các ấn phẩm so sánh sản phẩm, tiền thắng kiện trong các vụ việc bảo vệ NTD được trích lại hoặc tiền tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ và phi lợi nhuận.
Tài chính mạnh không thuần túy là việc có nhiều tiền, thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải kiểm soát được ngân sách riêng của mình. Những định mức chi tiêu, nguyên tắc chi tiêu tài chính phải được xác định một cách rạch ròi cùng một hệ thống kế toán minh bạch. Các hoạt động chi tiêu của tổ chức phải được thể hiện rõ ràng trong các chứng từ và ghi chép, lưu trữ, hạch toán theo chuẩn mực và quy trình kế toán được xác định trước.
Chỉ số tài chính phải đáp ứng tính bền vững, theo đó, tổ chức phải có dự kiến về nhu cầu nguồn lực tương lai của mình và các phương án gây quỹ khả thi. Tất cả những điều này cũng phải được nêu rõ trong kế hoạch hoạt động.
Quản lý tài chính hiệu quả là một tiêu chí quan trọng trong chỉ số về tài chính của thiết chế bảo vệ NTD. Ngoài việc tuân thủ quy trình kế toán đã được xác định, hiệu quả sử dụng tài chính phải được đặt lên hàng đầu trong chi tiêu cho hoạt động của mình. Hiệu quả trong sử dụng nguồn tài chính là việc sử dụng ít nhất nguồn tài chính của thiết chế nhưng thực hiện được nhiều công việc hơn, chất lượng tốt hơn và đúng pháp luật.
Ngân sách của thiết chế được sử dụng như một công cụ lập kế hoạch và giám sát nhằm đựa ra các kế hoạch chi tiêu nhưng cũng phải thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát chi tiêu.
2.2. Nhóm chỉ số năng lực tạo môi trường thuận lợi
Môi trường thuận lợi (Enabling Envỉronment) được nhìn nhận từ nhiều góc độ:
-
Đó là nơi làm việc thuận tiện nhưng đầy trách nhiệm và hiệu quả đối với nhân viên của cơ quan, tổ chức. Sự thuận lợi không chỉ là về cơ sở vật chất như phương tiện làm việc của nhân viên, bài trí văn phòng hợp lý hay có trang thiết bị dành riêng cho nhân viên là người khuyết tật (ví dụ: xe lăn, lối đi cho xe lăn) mà còn là các quy định mình bạch về lề thói làm việc, phân công, phối hợp và quan hệ trách nhiệm giữa các bộ phận, giữa nhân viên và lãnh đạo tạo cho nhân viên và các bộ phận có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình vào hoạt động chung của cơ quan, tổ chức. Từ góc độ này, có thể thấy môi trường thuận lợi là một phần của năng lực thể chế đã trình bày ở trên;
Đó là một đối tượng dễ tiếp cận đối với truyền thông và các hoạt động giám sát xã hội. Trong một xã hội hiện đại, tự do thông tin và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin luôn được đề cao và bảo đảm thực thi. Đó là điều kiện để người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực thể xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các thiết chế đó;
-
Đó là nơi mà người dân sử dụng dịch vụ công một cách thuận lợi và rẻ tiền. Sự thuận lợi đối với người dân hết sức đa dạng, từ qúy trình một cửa, nơi công bố thủ tục hành chính, nơi chờ kết quả thích hợp cho đến thái độ tôn trọng, tính trách nhiệm, khẩn trương của cán bộ tiếp dân, thời gian chờ đợi ngắn, lệ phí thủ tục vừa phải...
Một thiết chế được coi là hiệu quả thì luôn phải tạo ra một môi trường thuận lợi (creating an enabling environment) đối với người sử dụng dịch vụ công, người giám sát dịch vụ công và chính những nhân viên góp phần tạo ra dịch vụ công đó. Thực thi pháp luật bảo vệ NTD cũng rất cần thiết phải có những môi trường thuận lợi được tạo ra bởi các thiết chế thực thi lĩnh vực pháp luật này. Môi trường thuận lợi, tùy thuộc vào tính chất của từng loại thiết chế mà có những đặc thù.
-
Đó là nơi mà người dân sử dụng dịch vụ công một cách thuận lợi và rẻ tiền. Sự thuận lợi đối với người dân hết sức đa dạng, từ qúy trình một cửa, nơi công bố thủ tục hành chính, nơi chờ kết quả thích hợp cho đến thái độ tôn trọng, tính trách nhiệm, khẩn trương của cán bộ tiếp dân, thời gian chờ đợi ngắn, lệ phí thủ tục vừa phải...
Một thiết chế được coi là hiệu quả thì luôn phải tạo ra một môi trường thuận lợi (creating an enabling environment) đối với người sử dụng dịch vụ công, người giám sát dịch vụ công và chính những nhân viên góp phần tạo ra dịch vụ công đó. Thực thi pháp luật bảo vệ NTD cũng rất cần thiết phải có những môi trường thuận lợi được tạo ra bởi các thiết chế thực thi lĩnh vực pháp luật này. Môi trường thuận lợi, tùy thuộc vào tính chất của từng loại thiết chế mà có những đặc thù.
2.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nưóc
Đặc trưng của các cơ quan quản lý nhà nước là chế độ thủ trưởng. Vì vậy, tạo môi trường thuận lợi trong các cơ quan này là phải có sự tôn trọng tính độc lập và chuyên nghiệp của các công chức từ lãnh đạo cơ quan. Điều này cho phép các công chức sẽ tham mưu "thẳng thắn và không sợ hãi" cho lãnh đạo về các hoạt động, vấn đề của đơn vị. Sự tôn trọng và tạo điều kiện cho nhân viên có thể xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, cũng có thể xuất phát từ các quy định nội bộ về quy trình hoạt động và phân cồng nhiệm vụ. Trong mọi trường hợp, quy trình hoạt động và phân công nhiệm vụ chặt chẽ và minh bạch là một bảo đảm đế duy trì môi trường thuận lợi đối với các công chức thuộc cơ quan trước những thay đổi về lãnh đạo.
Môi trường thuận lợi sẽ bao gồm một sự hiểu biết rõ ràng giữa cả hai bên, các lãnh đạo không can thiệp vào các hoạt động hàng ngày của các phòng ban mà họ có trách nhiệm quản lý. Tuy vậy, là người quản lý, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về tham nhũng và hoạt động không phù họp của cấp dưới đối với NTD và các đối tượng khác, do đó, một cơ chế kiểm soát hoạt động nội bộ của cơ quan phải được thiết lập mà bản mô tả công việc và báo cáo của từng vị trí công tác là điều kiện bắt buộc. Ngược lại, quy định nội bộ cũng phải có cơ chế khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người khiếu nại tố cáo cho nhân viên đối với những sai trái của lãnh đạo.
Nếu cơ quan có cán bộ, công chức là người khuyết tật hoặc thuộc nhóm dễ bị tổn thương thì phải có cơ chế hỗ trợ họ hòa nhập và hoàn thành công việc; xoay vòng thường xuyên của nhân viên bị khuyết tật để thỉnh thoảng thay đổi cho phù họp với chức năng và phục hồi chức năng của họ.
Môi trường thuận lợi còn là sự thuận lợi, thoải mái của người dân khi đến làm thủ tục hành chính. Cơ quan phải liên tục nỗ lực để sắp xếp bộ máy hành chính để làm cho nó cởi mở hơn, hiệu quả và thân thiện hơn đối với người dân; Quy đinh, nội quy về tiếp dân hoặc những cam kết tương tự phải được công bố và niêm yết công khai tại trụ sở để xác lập các nghĩa vụ của cơ quan và quyền của người dân. Đáng lưu ý là việc niêm yết các nội quy và đặc biệt là hướng dẫn các thủ tục hành chính phải được treo, dán ở vị trí mà mọi người có thể quan sát thuận lợi, ngay cả trong những trường hợp có đông người đến làm thủ tục. cần tránh việc dán cả tập văn bản pháp luật với kích thước như văn bản thông thường vì nó sẽ bị che khuất và khó tra cứu, dễ bị rách, hỏng nếu có nhiều người cùng muốn đọc. Nội quy cần trình bày thành các bảng lớn và treo lên cao; các thủ tục hành chính cần được thể hiện bằng sơ đồ hướng dẫn và treo cao tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu thủ tục hành chính.
Người dân có thể dễ dàng phát hiện ra danh tính của nhũng công chức đang giải quyết công việcế Các biển tên công chức thực hiện thủ tục hành chính cần được đeo trên người hoặc treo công khai trong sơ đồ hướng dẫn thủ tục hoặc cửa phòng, bàn làm việc.
Các công chức có nghĩa vụ phải đưa ra lý do cho quyết định, hành vi của mình trong các thủ tục hành chính. Các tiêu chí quyết định hành chính phải được công bố công khai.
Các bộ phận tiếp dân phải tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của người dân theo định kỳ. Việc xử lý các phiếu hỏi, thư từ góp ý phải được thực hiện một cách công khai, nghiêm túc.
Các cơ quan truyền thông có thể tiếp cận các thông tin hoạt động của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
2.2.2. Đối với các cơ quan tư pháp
Một hệ thống tư pháp được coi là có năng lực, là nó phải độc lập. Tư pháp phải có quyền xét xử tính hợp pháp của các quyết định hành pháp và các phán quyết của tư pháp phải được ngành hành pháp tôn trọng và tổ chức thi hành. Ngoài những tiêu chí của hệ thống tòa án hiện đại, theo hướng dẫn về nâng cao năng lực của UNDP, được coi là có năng lực tạo môi trường thuận lợi là[135]:
-
Tiếp cận tòa án đơn giản với những thủ tục pháp lý không phức tạp với lệ phí phải chăng. Đối với các vụ án tranh chấp giữa thương nhân và NTD, khi khởi kiện, NTD là nguyên đơn không phải nộp tạm ứng án phí.
-
Thủ tục xét xử đơn giản, nhanh: Nhìn chung, luật tố tụng hiện đại đang có khuynh hướng giản lược theo hướng giảm bót những khó khăn, phức tạp đối với người tham gia tố tụng. Trong lĩnh vực bảo vệ NTD, khuynh hướng này được thực hiện triệt để hơn. Tố tụng nhiều nước cho phép áp dụng thủ tục xét xử đơn giản với thành phần hội đồng xét xử và thời gian tiến hành tố tụng được rút gọn. ở Việt Nam, điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 có quy định tồa án sẽ áp dụng thủ tục đơn giản đối với những trường hợp cá nhân NTD khởi kiện đối với những tranh chấp có giá ngạch thấp hơn 100 triệu đồng. Tuy vậy Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 chưa có quy định cụ thể để cho phép tòa án thụ lý và xét xử theo thủ tục này.
-
Phán quyết được thi hành một cách nghiêm túc: Thật ra đây là một yêu cầu chung đối với mọi nền tư pháp và mọi lĩnh vực pháp luật. Tuy thế, để tạo ra một sự tin tưởng, thoái mái cho người dân nói chung và NTD nói riêng trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD, việc thi hành phán quyết của tòa án một các nghiêm túc luôn được coi là một chỉ số quan trọng để tạo lập một môi trường thuận lợi và đánh giá năng lực thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
-
Người tham gia tố tụng được bảo vệ, đây là một quy định chung của tố tụng dân sự. NTD và cả doanh nghiệp bị kiện tham gia tố tụng được bảo đảm không phải chịu bất kỳ sức ép nào từ phía bên kia để thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách tốt nhất. Ngoài ra tòa án còn có nghĩa vụ phải bảo đảm cho những người tham gia tố tụng được giảm bớt các sức ép từ truyền thông và công luận bằng việc một mặt vẫn công khai việc xét xử nhưng vẫn bảo đảm họ được cách ly ở mức độ phù hợp, không bị làm phiền bởi báo chí hoặc bị tấn công, làm phiền từ những người khác.
-
Tòa án phải cung cấp bản án nhanh ngay sau khi tuyên, có hệ thống hồ sơ tòa án đáng tin cậy, các bản án được công khai, dễ tiếp cận và tra cứu;
-
Người dân có thể khiếu nại về hành vi sai trái của cán bộ tư pháp ngoài những kháng cáo chính thức trong quy trình tố tụng
2.2.3. Đối với các tổ chức xã hội
-
Tổ chức xã hội hoạt động độc lập với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Đây là tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính quyền lên chính sách, hoạt động, việc tuyển nhân sự và tài chính của tổ chức xã hội. Một tổ chức xã hội được xem là độc lập khi mọi khía cạnh từ bổ nhiệm lãnh đạo, trụ sở, tài chính, hoạt động... đều có sự độc lập và tự chủ với cơ quan Nhà nước. Tuy vậy, do tính chất hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ NTD, các tổ chức xã hội vẫn có thể nhận những sự hỗ trợ kinh phí cho những hoạt động có liên quan và được giao bởi các cơ quan nhà nước. Đây cũng là trường hợp của Việt Nam[136].
-
Có quy trình tiếp nhận yêu cầu của NTD một cách minh bạch;
-
Các hoạt động tư vấn, đào tạo cho NTD không tính phí hoặc thu lệ phí thấp; Các hoạt động cung cấp thông tin pháp luật phải miễn phí. Tổ chức không được từ chối nghĩa vụ cung cấp thông tin pháp luật vì đây là một hoạt động hỗ trợ thi hành pháp luật bảo vệ NTD đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí.
-
Tổ chức xã hội được hoạt động theo nguyên tắc minh bạch, dân chủ và trách nhiệm giải trình bởi đây là những tổ chức tự nguyện được thành lập trên cơ sở phi lợi nhuận và để thực hiện các mục tiêu xã hội. Một hội được đánh giá cao khi các hội viên có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động bầu cử lãnh đạo hội, biểu quyết các quyết định quan trọng trong điều hành hội. Lãnh đạo hội có uy tín với tất cả các thành viên và các hành động của hội vì lợi ích chung của toàn thể hội viên - tức NTD.
2.3. Nhóm chỉ số kết quả thực hiện
Chỉ số kết quả thực hiện (performance result indicators) hay còn đươc gọi là chỉ số chuyên môn (thematic indicators) cho phép đánh giá thực tế các thiết chế hoạt động trên thực tế trên cơ sở so sánh với những mục tiêu đề ra. Đối với hoạt động thực thi pháp luật, việc đặt ra những chỉ tiêu bằng con số cụ thể là không khả thi bởi lẽ chúng hoàn toàn phụ thuộc vào số vụ việc phát sinh trong kỳ đánh giá. Phổ biến nhất là dựa trên tỷ lệ số vụ việc, nhiệm vụ được giải quyết trên tổng số vụ việc, nhiệm vụ phát sinh trong kỳ đánh giá. Ngoài ra, mức độ hài lòng của người thụ hưởng dịch vụ công cũng được xem xét là một chỉ số định tính quan trọng.
2.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
-
Số lượng các quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành văn bản cấp trên về thi hành pháp luật bảo vệ NTD đã ban hành trên số lượng được giao về lĩnh vực đó? Đây là nhiệm vụ thường xuyên và tối thiểu mà các cơ quan nhà nước phải làm. Do đó, đối với hoạt động này chỉ có thể là đạt hoặc không đạt chỉ tiêu.
-
Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý được phát hiện. Chỉ số này có thể biểu hiện bằng số vụ, cũng có thể trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Đáng lưu ý là số lượng dùng để so sánh phải là những vụ việc được phát hiện chứ không phải số lượng các vụ việc được thụ lý. Đây là nguyên tắc cần được quán triệt để tránh tình trạng giảm số vụ thụ lý nhằm nâng cao thành tích.
Nói chung, không có một tỷ lệ chuẩn để xác định chung cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Tỷ lệ lý tưởng, tất nhiên sẽ là 100%, tuy nhiên do tính chất của các vụ việc là không giống nhau và không thể đòi hỏi năng lực của các cơ quan và công chức là giống nhau, cho nên, tùy thuộc thời điểm và tùy thuộc vào kết quả điều tra cơ sở (base line study) tổng thể, cơ quan đánh giá có thể xác định một tỷ lệ thích hợp theo hướng đạt mức trung bình cả nước và đồng thời không thấp hơn thành tích của kỳ đánh giá trước. Chẳng hạn, qua điều tra cơ sở, ngành quản lý thị trường cả nước đã xử lý trung bình 70% tổng số vụ được phát hiện thì việc đặt chỉ tiêu đánh giá đối với lực lượng quản lý thị trường tại tỉnh A là ít nhất phải đạt 70%, nếu trong điều tra cơ sở, tỉnh này đã đạt 75% thì con số để lập kế hoạch đánh giá và đánh giá phải là lớn hơn hoặc bằng 75%.
-
Một chỉ số quan trọng thể hiện tác động xã hội của hoạt động của các cơ quan quản lý là nâng cao ý thức pháp luật cho NTD và doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nhất của việc nâng cao ý thức pháp luật này là làm cho số vụ vi phạm bị phát hiện được giảm xuống. Khi đánh giá, cơ quan đánh giá có thể xác định chất lượng thực thi pháp luật thông qua sự biến thiên số lượng vi phạm giữa các kỳ đánh giá.
-
Mức độ hài lòng của người dân. Đây là chỉ số thể hiện thái độ cảm nhận của NTD đối với hoạt động của cơ quan, công chức. Các bảng hỏi được thiết kế phù hợp để phỏng vấn người đã tham gia thủ tục, người không tham gia thủ tục về hoạt động của cơ quan. Các tham số quan trọng cần cho việc thiết kế bảng hỏi là: thủ tục nhận khiếu nại, đơn tố cáo có đơn giản hay phức tạp; thời gian thực hiện thủ tục nhanh hay chậm; NTD có phải mất phí tổn chính thức và không chính thức (ví dụ: bồi dưỡng, phong bì cho công chức thi hành thủ tục) hay không; kết quả xử lý có thỏa mãn NTD? Mức độ hài lòng có thể chia làm nhiều cấp độ: không hài lòng, hài lòng và rất hài lòng.
2.3.2. Đối với cơ quan tư pháp
Các cơ quan tư pháp không có nhiệm vụ phải ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hoạt động nhằm hướng dẫn thực hiện pháp luật, chúng chỉ xét thực hiện việc xét xử khi có đơn kiện từ NTD hoặc các hiệp hội. Việc xác định kết quả thực hiện cũng chỉ được dựa trên số vụ thụ lý chứ không phải là số lượng vi phạm hoặc tranh chấp.
-
Số lượng vụ việc được xử lý trên tổng số vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý được thụ lý. Chỉ tiêu lập kế hoạch nên dựa theo kết quả đạt được của kỳ đánh giá trước và không thấp hơn nó.
-
Số lượng các vụ việc bị kháng cáo, kháng nghị để xét lại ở cấp tố tụng cao hon trên tổng số vụ đã xét xử. Tỷ lệ này có phản ánh một phần chất lượng của bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời cũng thể hiện mức độ hài lòng của người dân đối với việc tiến hành tố tụng và ra phán quyết của Tòa án.
-
Số lượng các bản án quyết định được thi hành trên tổng số bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Chỉ số này cũng cho thấy chất lượng xét xử vì án xử đúng mới thi hành thuận lợi được. Ngoài ra, nó cũng phản ánh chất lượng công tác thi hành án.
-
Sự biến thiên trong số lượng đơn kiện cũng phản ánh một phần của thực trạng thực thi pháp luật. Nó cho thấy các tranh chấp là tăng, hay giảm và nếu giảm thì cũng có nghĩa là hoạt động thực thi của tất cả cả thiết chế, trong đó có cơ quan tư pháp, đang trở nên tốt hơn.
-
Mức độ hài lòng của người dân: Nhìn chung, các bảng hỏi đối với người tham gia tố tụng được khuyến khích áp dụng nhưng không bắt buộc vì số lượng người tham gia tố tụng thường ít hơn nhiều so với người tham gia thủ tục hành chính tại cơ quan quản lý. Mặt khác, mức độ hài lòng của người dân cũng đã được thể hiện trong việc kháng cáo các bản án, quyết định của Tòa án. Để toàn diện hơn, cơ quan đánh giá có thể lấy chỉ tiêu số khiếu nại ngoài tố tụng đối với các ứng xử, hành vi tiêu cực của cán bộ Tòa án trong khi tiến hành hoặc tham gia tố tụng; cũng có thể kết hợp với số lượng những dư luận, đánh giá xấu về Tòa án cụ thể trên các phương tiện truyền thông chính thức để xác định mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của Tòa án.
2.3.3. Đối với tổ chức xã hội
Khác các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chỉ đóng vai trò tuyên truyền, vận động việc tuân thủ pháp luật bảo vệ NTD. Trong trường hợp có tranh chấp, họ có thể tiếp nhận khiếu nại của NTD và thực hiện vai trò hòa giải; khi được ủy quyền hoặc trong những trường hợp được pháp luật quy định, tổ chức xã hội có thể thay mặt NTD kiện vụ việc ra Tòa án và tham gia tố tụng với tư cách đại diện của nguyên đơn.
-
Tỷ lệ số lượng hoạt động tuyên truyền so sánh với hoạt động của kỳ đánh giá trước.
-
Tỷ lệ hòa giải thành trên tổng số đơn khiếu nại của NTD.
-
Tỷ lệ thắng kiện đối với các vụ tổ chức xã hội khởi kiện phản ánh chất lượng tham gia tố tụng của tổ chức.
-
Khả năng gây quỹ hoạt động cũng là một tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động của tổ chức xã hội. Tuy có thể không phải là các hoạt động liên quan thực thi pháp luật nhưng nó lại phản ánh trình độ quản trị và chiến lược phát triển tổ chức, tổ chức trở nên độc lập về tài chính, trước hết là với các cơ quan nhà nước, và góp phần làm cho hoạt động chính của mình được bảo đảm về kinh phí, bảo đảm thù lao xứng đáng cho nhân viên. Các hoạt động vận động tài trợ, cung cấp dịch vụ có thể thực hiện theo các cách thức như tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, các nghiên cứu hoặc tư vấn, đào tạo khác cho doanh nghiệp hoặc người dân có quan tâm.
-
Đánh giá chỉ số mức độ hài lòng của NTD khi tham gia các hoạt động của tổ chức xã hội nên được coi là bắt buộc trong hoạt động của tổ chức.
3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NTD
Năng lực là một đại lượng động và đa chiều. Năng lực có thể cải thiện, nhưng nó cũng có thể giảm sút và dù thế nào đi nữa, nó không bao giờ đứng yên và do đó, khó nắm bắt. Yêu cầu của việc xác định hay đánh giá năng lực của các thiết chế luôn đòi hỏi tính chính xác và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Tính chính xác của hoạt động đánh giá, tuy vậy, lại phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác nhau, về cơ bản, việc xác định năng lực của các thiết chế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
-
Sự khác biệt trong điều kiện hoạt động của các thiết chế và những đặc thù của các ngành;
-
Dữ liệu điều tra cơ sở cần được chính xác và mới nhất;
-
Các chỉ số dùng để đánh giá được xây dựng một cách khoa học.
Các cơ quan, tổ chức tại các địa bàn khác nhau và những đặc thù của các ngành khác nhau làm cho một công cụ đánh giá có thể rất chính xác với địa bàn, ngành này, nhưng lại khó đo đạc, xác định năng lực thực sự của các cơ quan thuộc địa bàn, ngành khác. Ví dụ, khi xác định tỉ lệ luân chuyến nhân viên, rõ ràng đặc thù của tư pháp làm cho nó ổn định hơn rất nhiều các ngành khác. Cũng tương tự như vậy, độc lập về tổ chức và tài chính là bắt buộc đối với tổ chức xã hội nhưng không thể đòi hỏi điều đó tại các cơ quan nhà nước.
Khi các thiết chế cùng hệ thống nhưng hoạt động tại các địa phương khác nhau, trong rất nhiều trường hợp, kết quả xác định năng lực phản ánh không chính xác thực tế các cơ quan đó. Chẳng hạn: tại địa bàn cửa khẩu, cơ quan quản lý thị trường và kiểm dịch phải tiến hành kiểm tra nhiều loại hàng tiêu dùng với số lượng lớn hơn tại các địa phương khác, hiện tượng quá tải rất dễ xảy ra và vì thế tỷ lệ vụ việc được xử lý trên tổng số vụ được phát hiện nhiều khi là rất thấp. Ngược lại tại những vùng ít giao dịch, tỷ lệ này lại có thể rất cao, thậm chí là 100% nhưng số lượng chỉ là một vài vụ lẻ tẻ.
Phục vụ cho việc xây dựng các chỉ số, dữ liệu cơ sở (baseline data) là hết sức quan trọng bởi nó cho phép chỉ ra hiện trạng tổ chức, nhân sự, hiện trạng thực thi để có thể đặt ra các định mức, cấp độ trung bình làm giá trị đối chiếu, những điển hình thành công để có thể nhân rộng. Điều tra cơ sở cũng cho phép đánh giá sơ bộ năng lực của các thiết chế. Đáng lưu ý là, đánh giá năng lực nhằm tìm kiếm những giải pháp để nâng cao năng lực và hướng tới chất lượng thực thi pháp luật được cải thiện chứ không phải đánh giá chỉ để xếp hạng hay thuần túy nhận thức thực trạng. Dữ liệu cơ sở không chính xác, quá cũ sẽ không cho phép đặt ra những hướng tác động đúng đắn để cải thiện tình hình. Hoạt động đánh giá năng lực phụ thuộc vào việc tạo lập công cụ đánh giá - tức các bộ chỉ số. Không có bộ chỉ số phù hợp để đánh giá cũng tương tự như việc đo chiều dài mà không có thước. Dựa vào kết quả điều tra cơ sở, người đánh giá sử dụng khung lý thuyết để tạo ra bộ chỉ số cho từng ngành nghề, lĩnh vực và loại hình thiết chế cho các kỳ đánh giá tiếp theo.
Chuyên đề 3
KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở BẮC MỸ VÀ NHẬT BẢN
Nguyễn Văn Cương
Bộ Tư pháp
ThS. Phạm Phương Thảo
Trường Đọi học Luật Hà Nội
1. KHÁI QUÁT VỀ THIẾT CHẾ BẢO VỆ NTD Ở BẮC MỸ[137]
1.1. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD. Các giải pháp pháp lý và tương ứng với đó là các thiết chế bảo vệ NTD được sinh ra chủ yếu nhằm đối phó lại những vấn đề mà NTD gặp phải trước những hành vi thiếu trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh. Việc ra đời Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20 là một ví dụ. Tuy nhiên, phong trào bảo vệ NTD và đi kèm với đó là các chính sách cụ thể về bảo vệ NTD được phát triển mạnh từ những năm 1960 trở đi. Kết quả là, với mặt bằng pháp lý hiện nay, NTD ở Hoa Kỳ được bảo vệ khỏi các nguồn nguy hiểm sau đây: (1) các sản phẩm không an toàn, (2) các hành vi lừa dối, quảng cáo gian dối, (3) các hành vi thương mại không lành mạnh/bất công khác. Nguồn pháp luật và thiết chế bảo vệ NTD ở Hoa Kỳ bao gồm cả nguồn pháp luật của liên bang, nguồn pháp luật của bang, các thiết chế liên bang, thiết chế của bang và các Hội bảo vệ NTD.
1.1.1. Thiết chế liên bang về bảo vệ NTD
Thiết chế chuyên trách bảo vệ NTD của liên bang là Ủy ban thương mại liên bang (Fédéral Trade Commission - FTC) được thành lập từ năm 1914. Chức năng chính của cơ quan này là tổ chức thi hành các đạo luật về bảo vệ NTD của liên bang, mà tập trung là đảm bảo sự vận hành của các thị trường thân thiện với NTD (thông qua việc chống lại các hành vi thông tin gian dối và đảm bảo thị trường mang tính cạnh tranh để NTD tiếp cận được với sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao nhất với giá cạnh tranh nhất). Đây là một Ủy ban độc lập với 5 thành viên đều do Tổng thống bổ nhiệm với sự xác nhận của Thượng viện (tương tự như cơ chế bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao), tuy nhiên, nhiệm kỳ của các ủy viên là 7 năm.
Ủy ban có thẩm quyền điều tra bất cứ hành vi nào vi phạm các đạo luật liên bang về chống hành vi thông tin gian dối cho NTD, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quyền điều tra này là thẩm quyền riêng của Ủy ban nhưng cũng có thể được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống, Quốc hội, đề nghị của Tòa án, khiếu nại của NTD.
Khi kết thúc điều tra, nếu FTC thấy có hành vi vi phạm, FTC sẽ gửi văn bản đến chủ thể vi phạm. Sau đó vụ việc này được xem xét bởi 1 thẩm phán hành chính trực thuộc FTC và thẩm phán này sẽ có quyền ra quyết định buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm (chẳng hạn quyết định buộc doanh nghiệp chấm dứt một dạng hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng). Nếu chủ thể bị áp dụng biện pháp này không đồng ý, họ có 60 ngày để kháng cáo lên cấp hội đồng của FTC, rồi sau đó là lên tòa phúc thẩm liên bang và cuối cùng là tòa tối cao liên bang. Trường hợp trong 60 ngày mà không kháng cáo, quyết định buộc chấm dứt hành vi vi phạm (a cease and desist order) sẽ có hiệu lực. Nếu chủ thể vi phạm không chấp hành, FTC có thể khiếu nại vụ việc ấy ra Tòa án sơ thẩm liên bang và đề nghị Tòa án sơ thẩm áp dụng biện pháp phạt dân sự (với mỗi vi phạm, mức phạt tối đa có thể lên tới 10 ngàn USD) (tương tự như phạt hành chính ở nước ta) với chủ thể vi phạm và buộc chủ thể vi phạm phải bồi hoàn tiền đã chiếm đoạt từ hành vi vi phạm cho NTD.[138]
Bên cạnh quyền điều tra và xử lý hành vi vi phạm như trên, FTC còn có quyền lập quy quan trọng, đó là ban hành các quy chế thương mại để định nghĩa rõ hơn thế nào là hành vi thương mại không công bằng hoặc có tính chất gian dối (unfair or deceptive trade practices). Cho tới nay, FTC đã ban hành nhiều bộ quy tắc như vậy chẳng hạn Bộ quy tắc về bán hàng từ xa (FTC Telemarketing Sales Rule) theo đó, sẽ là hành vi có tính lừa dối nếu như người bán hàng từ xa không tiết lộ đầy đủ chi phí của hàng hóa, dịch vụ và chính sách hoàn trả hàng hóa.
Về tổ chức, Ban Bảo vệ NTD của FTC có 7 phòng chuyên trách về các lĩnh vực sau: (1) Các hành vi quảng cáo (trong đó có cả quảng cáo liên quan tới sức khỏe và an toàn, thương tổn kinh tế của NTD, tiếp thị thực phẩm, tiếp thị các loại phim bạo lực, các trò chơi dành cho trẻ em), (2) Các hành vi trong lĩnh vực tài chính, (3) Các hành vi tiếp thị (tập trung vào các hành vi tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trên Internet, điện thoại), (4) Bảo vệ quyền riêng tư và nhận dạng của NTD (bảo vệ thông tin riêng tư của NTD, nhất là các thông tin về thẻ tín dụng v.v..), (5) Thông tin và kế hoạch, (6) Giáo dục NTD và giáo dục doanh nghiệp, (7) Tổ chức thi hành.
Một trong những chương trình được FTC thực hiện khá thành công trong thời gian qua là việc kiểm soát các cuộc điện thoại tiếp thị bằng việc FTC xây dựng sổ đăng ký các số điện thoại không chấp nhận các cuộc gọi điện thoại quảng cáo, tiếp thị sản phẩm (gọi là Do-not-Call Registry). Kết quả cho thấy, nếu như năm 2003, khi mới mở sổ đăng ký, trong năm đầu tiên đã có 50 triệu số điện thoại được đăng ký thì tới năm 2006, con số này đã là 132 triệu.
Ngoài FTC, các cơ quan khác ở cấp liên bang cũng có quyền để bảo vệ NTD Hội đồng an toàn sản phẩm cho NTD (The U.S. Consumer Product Safety Commission - gọi là CPSC). Đây là cơ quan có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn an toàn cho các loại sản phẩm và có quyền thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn khi cần thiết. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực dược phẩm, vai trò của Cục Quản lý dược (the U.S. Food and Drug Administration - FĐA) cũng rất quan trọng trong việc bảo đảm sự an toàn của các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc lá.
1.1.2. Thiết chế ở eấp bang
Mỗi bang của Hoa Kỳ cũng thường có đạo luật riêng xử lý các hành vi thương mại không công bằng.[139] Chủ thể có trách nhiệm chính trong việc thực thi các đạo luật này chính là các công tố của bang. Thẩm quyền của công tố ở mỗi bang trong lĩnh vực bảo vệ NTD khá tương tự như thẩm quyền của FTC ở cấp liên bang. Công tố có thể yêu cầu doanh nghiệp vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp phạt hoặc buộc doanh nghiệp đó phải hoàn trả cho NTD những khoản tiền đã chiếm đoạt trái pháp luật.
Bên cạnh đó, có thiết chế chuyên trách của bang quản lý lĩnh vực năng lượng, giao thông, y tế, chăm sóc sức khỏe và tài chính cũng có thẩm quyền quan trọng trong việc bảo vệ NTD thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Ngoài ra, các tòa khiếu kiện nhỏ (small claim courts) được tổ chức theo nguyên tắc tố tụng rút gọn, tạo điều kiện để NTD hoặc một số loại nguyên đơn khác có thể tự mình đưa vụ kiện của mình (với giá trị thường khoảng dưới 5000 USD) ra trước Tòa án mà không cần sự hỗ trợ của luật sư cũng là một trong những kênh quan trọng để bảo vệ quyền lợi NTD ở Hoa Kỳ.
1.1.3. Các Hội bảo vệ NTD
Bên cạnh các cơ quan trong chính quyền có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ NTD như phần trên đã đề cập, ở Hoa Kỳ, các Hội bảo vệ NTD và các thiết chế phi lợi nhuận khác cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ NTD. Những công việc cụ thể của nhóm chủ thể này gồm: điều tra, công bố, vận động hành lang, khởi kiện, nghiên cứu các vấn đề của NTD. Tuy nhiên, các nhóm/Hội bảo vệ NTD ở Hoa Kỳ không được trao quyền khởi kiện tập thể nhân danh NTD hoặc khiếu nại tập thể nhân danh NTD như nhiều quốc gia châu Âu đã quy định.
Các Hội bảo vệ NTD ở Hoa Kỳ tiêu biểu thường được nhắc đến bao gồm các tổ chức sau:
-
Các hội đòng về tiện ích dành cho công dân (Citizen Utility Boards): Các
hội đồng này là những tổ chức phi lợi nhuận có chức năng đại diện lợi ích cho NTD sử dụng các loại tiện ích công cộng (điện, nước, gas, điện thoại cố định v.v.) ở các khu dân cư. Hội đồng thường quan tâm tới chất lượng và giá cả của các loại tiện ích công cộng mà một số doanh nghiệp công ích cung cấp cho NTD (như chất lượng và giá điện, ga, nước, điện thoại cố định v.v.).
-
Liên đoàn NTD Hoa Kỳ (Consumer Federation of America): Liên đoàn NTD Hoa Kỳ (The Consumer Federation of America) có 4 chức năng chính: (1) đại diện lợi ích và tiếng nói của NTD trước các cơ quan lập pháp và điều tiết của bang và liên bang; (2) nghiên cứu về hành vi của NTD và những quan ngại mà NTD gặp phải thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát, lấy phiếu tham vấn NTD; (3) cung cấp các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao ý thức của NTD bằng việc phát hành các thông cáo báo chí, các báo cáo, và các tài liệu khác cho báo chí, cho đại diện cơ quan nhà nước, và cho NTD; và (4) hỗ trợ cho các tổ chức bảo vệ NTD ở các địa phương.
-
Liên minh NTD (Consumers Union): Đây là tổ chức phi Chính phủ, phi đảng phái được thành lập từ năm 1936 với mục tiêu truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của NTD về nhiều loại sản phẩm khác nhau trong xã hội. Liên minh xác định sứ mệnh của mình là “thực hiện các công việc vì một thị trường công bằng và an toàn cho tất cả mọi NTD”. Ấn bản quan trọng nhất của Liên minh là tạp chí Báo cáo tiêu dùng (Consumer Reports) (cung cấp ý kiến đánh giá của chuyên gia về một số loại sản phẩm thiết yếu như ô tô, máy tính, đồ gia dụng, chính sách bảo hành mở rộng, thiết bị thể thao v.v..) và 2 phụ san Báo cáo tiêu dùng về sức khỏe (Consumer Reports on Health) và Báo cáo tiêu dùng tư vấn về tiền bạc (Consumer Reports Money Adviser). Các báo cáo này được coi là nguồn thông tin độc lập, đáng tin cậy để NTD có quyết định khôn ngoan trong việc mua sắm các hàng hóa, dịch vụ cho mình.
-
Viện nghiên cứu chống tờ-rớt và bảo vệ NTD (Institute for Consumer Antitrust Studies): Đây là một trung tâm học thuật trung lập, phi đảng phái chuyên nghiên cứu về tác động của quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh và pháp luật bảo vệ NTD lên NTD, lên công chúng và kiến nghị những chính sách công phù hợp. Viện trực thuộc khoa Luật đại học Chicago. Viện thường xuyên tiến hành các khóa đào tạo, các chương trình nghiên cứu, các hội thảo, ấn phẩm, tiếng nói của NTD, và các diễn đàn thường niên về cạnh tranh và NTD.
-
Trung tâm luật bảo vệ NTD quốc gia (National Consumer Law Center):
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận quan tâm bảo vệ NTD có thu nhập thấp trước những hành vi lừa dối hoặc hành vi bất công từ phía doanh nghiệp. Những vấn đề mà trung tâm quan tâm thường là hoạt động tín dụng cho người có thu nhập thấp và việc thu nợ đối với những người này.
-
Tổ chức Công dân công cộng (Public Citizen): Được thành lập từ năm 1971 bởi Ralph Nader, tổ chức phi lợi nhuận và phi đảng phái này thực hiện chức năng đại diện cho quyền lợi của NTD trước các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Để duy trì tính độc lập của mình, tổ chức này không nhận khoản tài trợ nào từ phía Chính phủ, các công ty và các hội nghề nghiệp. Tổ chức này cổ vũ cho việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch và an toàn, các chính sách thương mại công bằng, các phương tiện vận tải an toàn, việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe y tế đúng, rẻ và hữu hiệu.
l.2. Canada
1.2.1. Tổng quan
Canada là quốc gia liên bang. Bảo vệ NTD được xem cả là công việc của liên bang và công việc của các bang. Tuy nhiên, chính quyền liên bang chỉ phụ trách một số lĩnh vực liên quan tới bảo vệ NTD, phần còn lại là công việc của các bang. Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của liên bang gồm:[140]
-
Các công việc liên quan tới thực thi Luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng (Canada Consumer Product Safety Act);
-
Các công việc liên quan tới bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm theo Luật Bảo vệ môi trường của Canada (Canadian Environmental Protection Act);
-
Các công việc liên quan tới việc kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh (như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, sáp nhập làm bóp méo cạnh tranh v.v.) và quảng cáo gian dối theo quy định của Luật Cạnh tranh (Competition Act);
-
Các công việc liên quan tới việc bao gói, dán nhãn sản phẩm theo Luật về đóng gói và ghi nhãn sản phẩm tiêu dùng (Consumer Packaging and Labelling Act);
-
Các công việc đảm bảo sự đo lường công bằng đối với các tiện ích công cộng và năng lượng theo quy định của Luật về kiểm tra điện và khí ga (Electricity and Gas Inspection Act);
-
Các công việc về giá của khí ga theo Luật về tính công bằng trong cung ứng khí ga (Fairness at the Pumps Act);
-
Việc kiểm soát hoạt động của các định chế tài chính theo Luật về cơ quan tiêu dùng tài chính (Financial Consumer Agency of Canada Act);
-
Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo quy định của Luật về an toàn thực phẩm và các vấn đề có liên quan (Food Safety and Inspection related Act);
-
- Việc kiểm soát sự an toàn và chất lượng dinh dưỡng của các loại thực phẩm theo Luật về thực phẩm và dược phẩm (Food and Drugs Act);
-
Việc kiểm soát độ an toàn của các phương tiện giao thông theo quy định của Luật về an toàn của các phương tiện giao thông (Motor Vehicle Safety Act);
-
Việc kiểm soát chất lượng đối với kim loại quý theo quy định của Luật về kim loại quý (Precious Metals Marking Act);
-
Việc bảo đảm quyền riêng tư của NTD theo quy định của Luật về quyền riêng tư (Privacy Act);
-
Việc kiểm soát ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm may mặc theo quy định của Luật ghi nhãn sản phẩm may mặc (Textile Labelling Act);
-
Việc kiểm soát độ chính xác của các công cụ đo lường theo quy định của Luật đo lường (Weights and Measures Act);
Các vấn đề kể trên thường có các bộ tương ứng trong Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm thi hành. Một trong những cơ quan rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, chính sách bảo vệ NTD của Chính phủ cho NTD ở Canada là Văn phòng các vấn đề tiêu dùng (Office of Consumer Affairs), một cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp của Chính phủ Canada có trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi NTD trên toàn lãnh thổ Canada.[141] Đây cũng là cơ quan có thể cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính của Chính phủ Canada dành cho các tổ chức bảo vệ NTD ở Canada. Để thực hiện công tác truyền thông về bảo vệ NTD, Văn phòng các vấn đề NTD đã thiết lập ra cổng thông tin quốc gia về bảo vệ người NTD tại địa chỉ <http://www.consumerinformation.ca/eic/site/032.nsf/eng/home>. Đồng thời, Văn phòng các vấn đề tiêu dùng (phối hợp với các cơ quan có liên quan dưới danh nghĩa của một Ủy ban liên chính quyền liên bang và các bang về bảo vệ NTD) cũng thường xuyên xuất bản và cập nhật ấn phẩm quan trọng dành cho NTD là “Sổ tay bảo vệ NTD” (Canadian Consumer Handbook) (ấn bản song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp). Hiện tại, cuốn sổ tay này đã được công bố trực tiếp trên mạng Internet để tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu.[142]
Ở cấp bang, các bang (tỉnh) ở Canada thường có đạo luật riêng về bảo vệ NTD trong đó quy định khá rõ việc kiểm soát hợp đồng tiêu dùng và kiểm soát đối với các hành vi thương mại không công bằng đồng thời quy định cơ quan quản lý nhà nước của bang phụ trách việc thi hành đạo luật này. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ NTD của Bang British Columbia (năm 2004) với 238 điều quy định rất chi tiết về các loại hành vi thương mại không công bằng (lừa dối, cưỡng bức NTD), các loại hợp đồng tiêu dùng chịu sự kiểm soát đặc biệt của nhà nước (hợp đồng bán hàng tận cửa, hợp đồng bán hàng từ xa, hợp đồng mua bán ô tô cũ, hợp đồng dịch vụ tang lễ v.v.) và một số loại hành vi thương mại chịu sự kiểm soát đặc biệt của nhà nước như hành vi thu hồi nợ, cấp tín dụng tiêu dùng v.v..
1.2.2. Các tổ chức bảo vệ NTD
Bên cạnh các cơ quan nhà nước, Canada cũng cho phép các tổ chức bảo vệ NTD được thành lập và hoạt động. Trên thực tế, có hàng chục loại tổ chức bảo vệ NTD khác nhau đang tồn tại và hoạt động ở cả cấp bang hoặc liên bang. Danh sách các tổ chức bảo vệ NTD ở Canada thường được thống kê và cập nhật trong sổ tay bảo vệ NTD được Văn phòng các vấn đề tiêu dùng (Bộ Công nghiệp Canada) phát hành thường niên và được công bố công khai trên mạng Internet tại địa chỉ http://www.consumerhandbook.ca/en/contacts/consumer-groups
Chẳng hạn, ở cấp bang, có thể kể đến các tổ chức như: Hiệp hội bảo vệ NTD ở bang Alberta (http://www.albertaconsumers.org/)[143]; Hội bảo vệ NTD của bang British Columbia (Consumer Protection BC) v.v.. Ví dụ, tại bang British Columbia, tổ chức bảo vệ NTD thường được NTD biết tới có tên là Bảo vệ NTD của BC (Consumer Protection BC).[144] Tổ chức này có chức năng ghi nhận và điều tra (tư nhân) những khiếu nại của NTD có ảnh hưởng lớn tới nhiều NTD, đồng thời tiếp nhận và xử lý những khiếu nại của NTD mà đã không được doanh nghiệp đáp ứng một cách công bằng. Tổ chức này cũng có thể trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp để yêu cầu các doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định trong Luật Bảo vệ NTD của bang British Columbia. Tổ chức này cũng có nhiệm vụ làm công tác giáo dục NTD về chính sách, pháp luật bảo vệ NTD của bang, cách thức và kinh nghiệm khiếu nại thành công.[145] Thông qua website của mình, tổ chức này thường cung cấp cho NTD những lời khuyên bổ ích liên quan tới việc mua sắm, tiêu dùng thông minh, tránh được những mánh khóe lừa dối của thương nhân khi tham gia giao dịch tiêu dùng. Chẳng hạn, trên website hiện tại của tổ chức này, NTD có thể có được những lời khuyên khá bổ ích về cách xử lý tình huống khi tham gia một số loại giao dịch mà NTD dễ bị lạm dụng hoặc bị tổn thương như: thuê xe ô tô; đi taxi; đi du lịch; thuê dịch vụ chuyển nhà; thuê nhà v.v.
Ở cấp liên bang, tổ chức bảo vệ NTD được nhiều NTD biết tới là Hiệp hội bảo vệ NTD Canada (Consumers’ Association of Canada, thường được viết tắt là CAC) và Hội đồng NTD Canada (the Consumers Council of Canada).
Hiệp hội bảo vệ NTD Canada có website là <https://secure2.baremetal.com/consumer/1480>. Đây là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1947 với chức năng chính là giáo dục cho NTD các quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời đại diện tiếng nói cho NTD tại các cơ quan của Chính phủ và trước cộng đồng doanh nghiệp nhằm cùng nhau giải quyết các vấn đề của NTD trong nền kinh tế thị trường.[146] Các lĩnh vực mà Hiệp hội quan tâm đặc biệt bao gồm: thực phẩm, y tế, thương mại, tiêu chuẩn, dịch vụ tài chính và các ngành công nghệ thông tin.
Hội đồng NTD Canada là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận ở Canada do NTD Canada sáng lập để thực hiện các công việc phối hợp với cả 3 bên: NTD - doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền trong việc bảo vệ quyền và thực thi trách nhiệm của NTD, nhằm góp phần chung vào việc tạo lập một thị trường vận hành hiệu quả, công bằng và an toàn cho NTD.[147] Hội đồng NTD của Canada thực hiện các hoạt động của mình hướng tới mục tiêu chung là cổ vũ cho 9 quyền cơ bản của NTD đã được Hiến chương Quốc tế NTD cổ vũ là: (1) quyền được an toàn; (2) quyền được chọn lựa; (3) quyền được lắng nghe; (4) quyền được thông tin; (5) quyền được giáo dục tiêu dùng; (6) quyền được bồi thường; (7) quyền được sống trong môi trường trong lành; (8) quyền được đáp ứng các nhu cầu cơ bản; (9) quyền riêng tư. Triết lý vận hành của tổ chức này là: đại diện tiếng nói (nguyện vọng) của NTD trên toàn cõi Canada (a voice for consumer); lắng nghe tiếng nói (nguyện vọng) của NTD và cổ vũ, phát triển các chính sách phù hợp với tiếng nói (nguyện vọng) của NTD (listening to consumers); trao quyền cho NTD (consumer empowerment) bằng việc tổ chức các chương trình giáo dục và thông tin cho NTD về quyền và trách nhiệm của họ; Giữ tính liêm chính (integrity) bằng việc tiến hành các công việc của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở mức cao nhất; huy động sự can dự của các đối tượng có liên quan (stakeholder involvement): tổ chức này thường xuyên tìm kiếm lời khuyên hoặc sự tư vấn từ các cá nhân, tổ chức có liên quan bao gồm các nhóm đại diện quyền lợi cho NTD, để lắng nghe đề xuất, tích hợp và xây dựng các chương trình, chính sách của Hội đồng; cung cấp dịch vụ chất lượng nhất cho thành viên (excellence in client and member services); Đảm bảo tính bền vững về tài chính (financial sustainability).
Trong thực tế, tổ chức này thường đưa ra những lời khuyên rất hữu ích cho NTD về những vấn đề mà NTD hay gặp phải, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số hóa của thời đại thông tin ngày hôm nay. Những vấn đề đó phải kể đến như: lời khuyên về cách mua sắm hiệu quả; tiếp nhận khiếu nại của NTD và hỗ trợ NTD khiếu nại; các vấn đề của NTD liên quan tới quảng cáo; ô tô; thương mại điện tử; dịch vụ tài chính; thư rác; bảo hiểm; an toàn sản phẩm; mua bán, thuê bất động sản; tiếp thị từ xa; tiếp cận với dịch vụ điện thoại, Internet, Tivi; du lịch.
Tổ chức này cũng cung cấp nhiều dịch vụ liên quan tới NTD như: dịch vụ đại diện cho NTD trong các tổ chức cần có tiếng nói của NTD; tiến hành các hoạt động nghiên cứu liên quan tới bảo vệ NTD; đào tạo các kỹ năng bảo vệ NTD, kỹ năng tuân thủ pháp luật bảo vệ NTD v.v.
Bên cạnh các hoạt động trên, tổ chức này còn thường xuyên đưa ra các khuyến nghị cải thiện hoạt động bảo vệ NTD ở Canada. Chẳng hạn, trong một khuyến nghị gần đây, tổ chức này cho rằng, hàng triệu NTD ở Canada đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trên thị trường hiện nay, trong đó nhiều người đã bị tổn thương vì những vấn đề trong nền kinh tế, nhất là những NTD gặp rào cản về ngôn ngữ, thu nhập (thấp) và khó tiếp cận phương tiện truyền thông và liên lạc. Để cải thiện hiệu quả công tác bảo vệ NTD, Hội đồng NTD của Canada cho rằng Chính phủ Canada cần thực hiện tốt các biện pháp như:
-
Tiến hành thường xuyên rà soát chính sách hỗ trợ pháp lý hoặc trợ giúp pháp lý cho NTD, đảm bảo các khoản tiền trợ giúp pháp lý này từ liên bang chuyến về các bang đến được với những NTD dễ bị tổn thương. Các trợ giúp pháp lý cho NTD này như: các chương trình giáo dục, phổ biến thông tin, tư vấn nhanh, hỗ trợ việc gửi đơn tới Tòa khiếu kiện nhỏ, đại diện trước tòa khiếu kiện nhỏ, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền cần phải được tăng cường hơn nữa, theo hướng, NTD chỉ cần đến một địa điểm trợ giúp NTD là có thể tiếp cận được với cả hệ thống trợ giúp NTD.
-
Đánh giá một cách khách quan (qua tổ chức độc lập) về chính sách bảo vệ NTD hiện nay, để kịp thời hoàn thiện chính sách, theo kịp với những diễn biến mới về tính dễ tổn thương của NTD;
-
Hỗ trợ cho các tổ chức bảo vệ NTD những dự án thí điểm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho NTD;
-
Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nâng cao nhận thức của NTD về sự tồn tại của các loại dịch vụ trợ giúp NTD cũng như hỗ trợ tài chính cho các tổ chức bảo vệ NTD theo năng lực thực tế của tổ chức này trong việc trợ giúp NTD;
-
Đưa nội dung giáo dục NTD vào trường phổ thông (từ lớp 6), nhất là các nội dung về việc quản lý tiền tệ, sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh;
-
Xử lý những khuyết tật của cơ chế thị trường một cách kịp thời và nhanh nhạy hơn[148].
Một trong những nguồn thu của tổ chức là việc thu phí hội viên, theo đó, hội viên muốn tham gia tổ chức phải đóng tiền tối thiểu 75 đô la/1 năm.[149] Ngoài ra, tổ chức này còn nhận được các tài trợ của Chính phủ liên bang khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu theo các sáng kiến được Chính phủ liên bang phê duyệt. Tổ chức này cũng nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân có hảo tâm.
2. KHÁI QUÁT VỀ THIẾT CHẾ BẢO VỆ NTD Ở NHẬT BẢN
Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế lớn mạnh ở châu Á và luôn đặt vấn đề bảo đảm đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, chính sách bảo vệ NTD của Nhật Bản cũng là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu. Hệ thống pháp luật Nhật Bản về bảo vệ quyền lợi NTD đã được hình thành và phát triển trong khoảng hơn bốn mươi năm trở lại đây và đang ngày càng được hoàn thiện. Cùng với đó là một hệ thống các thiết chế thực thi quy định pháp luật về bảo vệ NTD nhằm đảm bảo tối đa những quyền lợi cho đời sống nhân dân. Với đặc điểm tương đồng về địa lý dân cư, vùng lãnh thổ, các quy định pháp luật mang tính ưu việt của Nhật Bản sẽ trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ NTD còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam.
2.1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản
Đạo luật cơ bản Bảo vệ NTD của Nhật Bản được ban hành vào ngày 30 tháng 5 năm 1968, đây là một trong những văn bản quy phạm pháp luật cơ sở đặt nền móng cho các chính sách bảo vệ NTD của Nhật Bản. Tuy nhiên trải qua một thời gian khá lâu, những điều kiện kinh tế xã hội xung quanh NTD đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự xuất hiện của internet và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, vì vậy Đạo luật cơ bản về bảo vệ NTD mới đã được ban hành vào tháng 5 năm 2004 thay thế đạo luật cũ. Tên của luật này cũng đã được đổi thành “Đạo luật Tiêu dùng cơ bản”. Đạo luật này đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 2008 và 2009. Đạo luật Tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản bao gồm ba mươi điều, chia thành bốn chương. Trong đó mục tiêu ban hành Luật được quy định ngay tại Chương I: Dựa trên đặc điểm về sự yếu thế của NTD trong quan hệ với các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, luật quy định về việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của NTD, trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Đồng thời, quy định những điều khoản để thúc đẩy các chính sách chung liên quan đến việc tăng cường quyền lợi cho NTD và bảo vệ sự ổn định, phát triển trong hoạt động tiêu dùng của người dân. Tại Chương II, Luật quy định những chính sách cơ bản về bảo vệ NTD. Bao gồm: chính sách bảo hộ an toàn cho NTD trong hoạt động tiêu dùng hàng ngày; chính sách thúc đẩy xử lý khiểu nại và giải quyết tranh chấp với NTD; chính sách giáo dục NTD, nâng cao ý thức cho NTD... Luật cũng quy định'trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là vai trò của Trung tâm đời sống nhân dân cũng như khuyến khích hoạt động của các Hiệp hội bảo vệ NTD. Điểm mới quan trọng của Đạo luật Tiêu dùng cơ bản so với trước, đó là dành hẳn một chương quy định về Hội nghị chính sách NTD. Hội nghị bàn về chính sách NTD do Thủ tướng làm chủ tịch và các Bộ trưởng được bổ nhiệm làm ủy viên. Hội nghị có trách nhiệm lập ra dự thảo Kế hoạch cơ bản về tiêu dùng giúp thúc đẩy chính sách bảo vệ NTD của quốc gia, đồng thời kiểm tra đánh giá và theo dõi việc thực hiện các chính sách đó.
Luật Hợp đồng tiêu dùng, là một trong những văn bản pháp lý quan trọng cùng với hệ thống những quy định pháp luật có liên quan khác giúp bảo vệ quyền lợi NTD. Đạo luật này được ban hành vào tháng 5 năm 2000, tuy nhiên mãi đến tháng 4 năm 2001 mới chính thức có hiệu lực. Đạo luật đã đưa ra các quy tắc sử xự hoàn toàn mới so với các quy định trong luật dân sự, đối với các giao dịch dân sự liên quan tới NTD. Dựa trên đặc điểm về sự yếu thế của NTD trong quan hệ với các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, Luật cho phép NTD có quyền hủy bỏ hợp đồng với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có những hành vi gây hiểu lầm cho NTD. Cụ thể như hành vi quảng cáo gian dối gây nhầm lẫn về chất lượng, cách thức sử dụng, giá cả... của hàng hóa dịch vụ. Tại Điều 8 của Luật cũng quy định những điều khoản vô hiệu của hợp đồng tiêu dùng. Đó là những điều khoản loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp đối với NTD do việc không thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp hoặc do hàng hóa có khuyết tật gây ra... Kể từ khi Luật Hợp đồng tiêu dùng có hiệu lực, văn bản này đã góp phần vào việc bảo đảm quyền lợi tối ưu cho NTD, giúp hạn chế và khắc phục những thiệt hại mà NTD có thể gặp phải trong các giao dịch với thương nhân.
Luật Trách nhiệm sản phẩm được ban hành ngày 1/7/1994 và có hiệu lực sau một năm kể từ ngày ban hành. Luật này quy định trách nhiệm của nhà sản xuất đối với các khuyết tật của sản phẩm gây ra nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD. Theo đó “khuyết tật” của sản phẩm được hiểu là sự thiếu an toàn so với sản phẩm thông thường có tính đến tính chất của sản phẩm, cách thức sử dụng thông thường của sản phẩm, thời gian giao sản phẩm,... và những yếu tố khác có liên quan đến sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất liên quan đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của NTD do hàng hóa có khuyết tật gây ra. Nhà sản xuất ở đây được hiểu là người sản xuất, gia công, nhập khẩu sản phẩm vì mục đích thương mại hoặc có gắn tên thương mại, nhãn hiệu hoặc các chỉ dẫn khác trên sản phẩm. Nhà sản xuất cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD nếu chứng minh được: (i) khuyết tật của sản phẩm không thể phát hiện được với trình độ khoa học kĩ thuật tại thời điểm nhà sản xuất cung cấp hàng hóa, hoặc (ii) sản phẩm được sử dụng như một thành phần hoặc nguyên liệu của sản phẩm khác, tổn thất xảy ra do nguyên nhân chính là không tuân thủ hướng dẫn sử dụng liên quan đến thiết kế của nhà sản xuất. Có thể nói đây là những quy định hết sức đặc trưng của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD nói chung, không chỉ ở Nhật Bản. Quy định về trách nhiệm sản phẩm hay trách nhiệm nghiêm ngặt, giúp đảm bảo quyền lợi NTD trong các giao dịch với thương nhân, khi mà NTD luôn ở vị trí yếu thế hơn. Quy định này cũng giúp quá trình điều tra, giải quyết các vụ việc về bảo vệ NTD nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các nhà sản xuất, tăng cường hơn nữa những sản phẩm an toàn trong Chương trình giáo dục các sản phẩm an toàn đến NTD Nhật Bản.
Luật Giao dịch thương mại mặc định, được ban hành vào ngày 2/6/1985 và đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện tại của Nhật Bản. Luật này tập trung chủ yếu vào việc bảo vệ quyền lợi NTD trong các giao dịch thương mại đặc thù (mang tính chất mặc định) như bán hàng tận nhà, bán hàng qua điện thoại, bán hàng đa cấp, cung cấp dịch vụ liên tục... Theo đó để đảm bảo tính công bằng và bảo hộ NTD trong các giao dịch đặc thù này, các nhà làm luật đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với các nhà cung cấp, đồng thời nghiêm cấm một số hành vi nhất định với mục đích phòng ngừa rủi ro mà NTD gặp phải khi tham gia vào các giao dịch đó. Luật giao dịch thương mại mặc định có những quy định khá chặt chẽ và chi tiết giúp bảo vệ NTD một cách hiệu quả.
Ngoài những quy định mang tính đặc thù về bảo vệ NTD, pháp luật bảo vệ NTD của Nhật Bản còn bao gồm những quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm như Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật an toàn thực phẩm. Những quy định này nhằm đảm bảo cho NTD được sử dụng những sản phẩm thực sự chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Hay những văn bản luật bổ trợ cần thiết khác như Luật phòng chống các chú thích sản phẩm bất hợp lý; Luật về ngoại lệ của Luật dân sự đối với hợp đồng điện tử và thông báo chấp nhận điện tử; Luật bảo vệ Người cung cấp thông tin - “Whistleblower” với mục đích bảo vệ những cá nhân đã tiết lộ thông tin về các hành vi sai trái của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tới lợi ích của NTD, lợi ích công cộng[150].
Bên cạnh đó để đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD, Chính phủ Nhật Bản cũng đã hết sực nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật mới mẻ này tới NTD cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt là cách thức tuyên truyền bằng việc thu thập và công bố công khai thông tin về những vụ việc trên thực tế, những vụ việc về bảo vệ NTD đã được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Hợp đồng tiêu dùng, Luật giao dịch thương mại mặc định... Từ đó giúp NTD có thể ý thức được về quyền lợi của mình cũng như các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của họ.
2.2. Khái quát hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Nhật Bản
Hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản nhìn chung được tổ chức khá chặt chẽ và có tính thống nhất. Hệ thống thiết chế bảo vệ NTD của Nhật Bản cũng theo mô hình “hạt nhân” (tức là có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD, các cơ quan ban ngành có liên quan khác sẽ hỗ trợ cơ quan này trong việc bảo vệ NTD nói chung). Tuy nhiên khác với Việt Nam, mô hình cơ quan chuyên trách bảo vệ NTD Nhật Bản là mô hình cơ quan trực thuộc Chính phủ, không phải đơn vị trực thuộc bộ, ngành. Nhắc tới thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản, các nhà làm luật cũng chú trọng hơn tới vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, ba cơ quan chính có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản là Ủy ban NTD Nhật Bản, Cục bảo vệ NTD Nhật Bản và Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản.
2.2.1. Các cơ quan quản lỷ nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản
Ủy ban NTD Nhật Bản, là cơ quan thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản cùng với Ủy ban thương mại công bằng hay Ủy ban quốc gia về an toàn của công chúng, Ủy ban NTD Nhật Bản được thành lập ngày 1/9/2009. Đây là một cơ quan độc lập có chức năng giám sát toàn thể cơ chế quản lý, bảo vệ quyền lợi NTD với các cơ quan hữu quan, trong đó bao gồm cả Cục bảo vệ NTD Nhật Bản. Các thành viên của Ủy ban được thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và làm việc bán chuyên nghiệp, Ủy ban NTD Nhật Bản họp công khai 02 lần/tháng và không hạn chế đối tượng tham dự. Tất cả các tài liệu, video, biên bản có liên quan đến các cuộc họp này đều được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh các cuộc họp chính thức, Ủy ban NTD có thể tổ chức họp nội bộ trung bình 2-6 lần/tháng hoặc trong trường hợp cần thiết.
Nhiệm vụ chính của Ủy ban NTD Nhật Bản bao gồm: (i) Xây dựng chính sách và phối hợp với các bộ, cục có liên quan tới NTD đề ra các các chính sách liên quan tới NTD; (ii) Đưa ra các kiến nghị điều tra về tính an toàn của các sản phẩm dịch vụ hoặc các khuyến cáo/hướng dẫn liên quan đến bảo vệ NTD cho Cục bảo vệ NTD Nhật bản hoặc các cơ quan hữu quan.
Cục bảo vệ NTD Nhật Bản, được thành lập cùng với Ủy ban NTD, là cơ quan thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản do Chính phủ thành lập. Đây là cơ quan thực thi cấp Trung ương trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản. Cục bảo vệ NTD Nhật Bản trực tiếp thực thi các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến bảo vệ NTD, bao gồm Luật Chú thích sản phẩm, Luật liên quan đến các vấn đề giao dịch, Luật An toàn thực phẩm, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm... Để đảm bảo việc thực thi đúng các quy định pháp luật về bảo vệ NTD, Cục tiến hành kiểm tra các sản phẩm và dịch vụ xem có đáp ứng tốt nhất quyền lợi NTD hay không, và đưa ra các hướng dẫn hay các quy định cho doanh nghiệp không tuân thủ luật pháp.
Ngoài ra nhằm phục vụ cho hoạt động lưu trữ thông tin chung, Cục đã xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu thông tin về sự cố NTD từ Trung ương đến địa phương, đổi mới hệ thống mạng thông tin tiêu dùng toàn quốc (mạng PIO - NET)
Bên cạnh công tác thực thi Luật và giám sát chung các hoạt động về bảo vệ quyền lợi NTD, Cục cũng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục NTD, đưa ra các thông báo thu hồi sửa chữa sản phẩm, cảnh báo, khuyến cáo tới NTD.
Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản hay còn được gọi là Trung tâm sinh hoạt quốc dân, là một cơ quan hành chính độc lập đóng vai trò chính trong công tác bảo vệ NTD của Nhật Bản. Cơ quan này có chức năng là một cơ quan tư vấn cấp Trung ương, có chức năng điều phối và hỗ trợ cho các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương trên toàn quốc cũng như phối hợp hoạt động cùng các cơ quan chuyên trách khác về bảo vệ NTD. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản trực thuộc Cục bảo vệ NTD Nhật Bản, không phân cấp thành các chi nhánh địa phương mà chỉ có hai văn phòng đại diện tại Tokyo và Sagamihara, Trung tâm có khoảng 200 nhân viên và được tổ chức hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản chính là đơn vị kết nối doanh nghiệp với NTD thông qua việc truyền đạt những mong muốn của NTD về sản phẩm hàng hóa dịch vụ tới các doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp có những giải pháp hoàn thiện/thay đổi sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ NTD. Với nghiệp vụ đặc trưng là tư vấn trung gian và trung gian hòa giải Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản có thể hỗ trợ cho các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương và đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan quản lý về các chính sách liên quan đến bảo vệ NTD. Có thể liệt kê những nhiệm vụ cơ bản của Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản thành sáu nhóm nghiệp vụ sau đây:
(i) Tư vấn: Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản tiến hành tư vấn cách thức xử lý các vụ việc phức tạp về bảo vệ NTD tại địa phương do các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương chuyển đến. Trong trường hợp này Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản không tư vấn trực tiếp cho NTD mà tư vấn gián tiếp thông qua các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng đại phương.
(ii) Thu thập phân tích và cung cấp các thông tin tư vấn về bảo vệ NTD: Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản sẽ tiến hành thu thập phân tích các thông tin tư vấn thông qua Hệ thống mạng thông tin toàn quốc về bảo vệ người tiêu dùng (Mạng PIO- NET). Từ đó có thể đưa ra các cảnh báo cho người tiêu dùng, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông hay các cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.
(iii) Kiểm tra sản phẩm: Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản có thể tiến hành kiểm tra sản phẩm nhằm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng tại các địa phương. Bởi các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng tại địa phương không phải lúc nào cũng có đủ cơ sở vật chất kĩ thuật để kiểm tra các sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như kết luận các sản phẩm đó có đủ điều kiện an toàn hay gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc tiến hành kiểm tra sản phẩm như vậy nhằm xác định rõ trách nhiệm của các bên trong tranh chấp liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản cũng có thể tự mình tiến hành kiểm tra, tìm hiểu các vấn đề của sản phẩm để đưa ra cảnh báo đối với người tiêu dùng. Nghiệp vụ này do văn phòng Sagamihara của Trung tâm đảm nhiệm.
(iv) Giáo dục cộng đồng (hay người tiêu dùng): việc quảng bá giáo dục đối với người tiêu dùng là nghiệp vụ hết sức quan trọng của Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản. Trung tâm có thể thông qua các hình thức như họp báo, xuất bản ấn phẩm, tờ rơi, thiết lập website điện tử... nhằm cung cấp thông tin tới người tiêu dùng.
(v) Đào tạo: không chỉ tiến hành đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ tư vấn tiêu dùng tại địa phương, Trung tâm còn tiến hành đào tạo cho các cán bộ tư vấn tiêu dùng của các doanh nghiệp.Trung tâm cũng mở những khóa đào tạo kĩ năng tư vấn tiêu dùng cho đối tượng là giáo viên cũng như học sinh, sinh viên. Ngoài ra, Trung tâm cũng triển khai kiểm tra cấp chứng chỉ “chuyên gia tư vấn tiêu dùng” trên phạm vi toàn quốc cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu.
(vi) Giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án (ADR - Alternative Dispute Resolution): Nhằm giảm tải những khiếu kiện của người tiêu dùng, giảm bớt gánh nặng cho Tòa án, từ năm 2009 Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản đã thành lập ra Ủy ban giải quyết tranh chấp, Ủy ban gồm 15 thành viên được bổ nhiệm bởi cơ quan có thẩm quyền. Những thành viên trong Ủy ban phải là những người có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật hay các kiến thức chuyên ngành khác. Những tranh chấp tiêu biểu giữa người tiêu dùng và thương nhân mà địa phương chưa giải quyết được sẽ có thể được đưa ra giải quyết tại Ủy ban giải quyết tranh chấp của Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản. Ủy ban giải quyết tranh chấp sẽ tiến hành hòa giải trung gian hoặc đưa ra phán quyết (giống như phán quyết trọng tài) đối với những tranh chấp này, tùy theo sự lựa chọn của các bên. Phương thức giải quyết tranh chấp này mặc dù được tiến hành bởi cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên khác với cách thức giải quyết tranh chấp theo con đường hành chính theo quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 của Việt Nam. Việc giải quyết tranh chấp này không sử dụng tới quyền lực hành chính nhà nước, mà gần giống với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thẩm quyền của Ủy ban giải quyết quyết tranh chấp phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp. Tuy nhiên khác với phương thức trọng tài, giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án không đòi hỏi mức phí cao và các chi phí tố tụng tốn kém khác, thủ tục tố tụng không phức tạp mà khá đơn giản, phù hợp với NTD. Vì vậy mặc dù chỉ mới được thành lập nhưng Ủy ban giải quyết tranh chấp đã tỏ ra hoạt động khá hiệu quả, giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp mỗi năm.[151] Cách thức giải quyết tranh chấp này tỏ ra rất phù hợp đối với những tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng bởi tính linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả cao. Ngoài ra, hàng năm Ủy ban này cũng tiến hành công bố công khai Danh sách kết quả tổng quan hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Đây là một trong những phương thức giúp nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng cũng như nâng cao uy tín và vai trò của Ủy ban giải quyết tranh chấp thuộc Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có khoảng 1000 Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương trên toàn quốc phân theo địa bàn tỉnh hoặc khu vực. Đây cũng là những cơ quan hành chính độc lập có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương mình. Các trung tâm này khá gần gũi và tương đồng với cơ quan bảo vệ NTD cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam (Các Sở Công Thương tỉnh thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi địa bàn mình quản lý). Các trung tâm này hoạt động như những đầu mối đầu tiên, tiến hành thu thập, xử lý các thông tin về bảo vệ người tiêu dùng.
Các quản lý của Hoàng gia
|
MÔ HÌNH CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVNTD NHẬT BẢN
Ủy ban thương mại công bằng
|
Ủy ban quốc gi a về an toàn nhân dân
|
Cơ quan dịch vụ tài chính
|
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao và Khoa học Kỹ thuật
|
Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản
|
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội
|
Bộ Kinh tế và Công nghiệp
|
Bộ Đất đai, Hạ tầng, Vận tải và Du lịch
|
Bộ Kinh tế và Công nghiệp
|
Trung tâm bảo vệ NTD địa phương
|
2.2.2. Các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản
Các tổ chức xã hội về bảo vệ NTD ở Nhật Bản cũng là một trong những thiết chế quan trọng góp phần bảo vệ NTD của Nhật Bản. Tổ chức xã hội về bảo vệ NTD lớn nhất ở Nhật Bản có tên gọi là Hiệp hội bảo vệ NTD Nhật Bản - Consumer Union of Japan viết tắt là CUJ. Tổ chức này được thành lập vào năm 1969 bởi nhà sang lập Takeuchi Naokaru. CUJ đã trở thành viên của Tổ chức quốc tế về bảo vệ NTD - Consumer International từ năm 1972, điều này giúp thúc đẩy hơn nữa công tác bảo vệ NTD tại quốc gia này. CUJ được coi là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận hoạt động theo quy định của pháp luật Nhật Bản, có trụ sở văn phòng tại Nishi- Waseda, Tokyo. CUJ có xuất bản ấn phẩm riêng là “Consumer Report” và cung cấp các dịch vụ trực tuyến tại Nhật Bản làm nguồn thu cho tổ chức. Có thể khẳng định với bề dày lịch sử thành lập, CUJ có tiếng nói đấu tranh rất lớn trong công tác bảo vệ NTD Nhật Bản và trong các quyết sách quan trọng của Nhà nước liên quan đến các chính sách về bảo vệ NTD. Cụ thể, ngay từ năm 1996 chính tổ chức này đã bắt đầu chiến dịch yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi nhãn bắt buộc đối với các loại thực phẩm biến đổi gens (GMO). Năm 2005, CUJ cũng là một trong những tổ chức đưa ra kết luận quan trọng và giải pháp cho việc nhập khẩu thịt bò từ Mỹ vào thị trường Nhật Bản do lo ngại về bệnh bò điên... Ngoài CUJ, còn rất nhiều tổ chức xã hội khác tại Nhật Bản tham gia công tác bảo vệ quyền lợi NTD, ví dụ như các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội ngành hàng. Những tổ chức xã hội về bảo vệ NTD này có mối quan hệ mật thiết với các Trung tâm bảo vệ NTD của Nhật Bản, các tổ chức này giống như các kênh thu thập thông tin về các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD. Thông tin mà các tổ chức này có được sẽ được báo cáo tới các Trung tâm bảo vệ NTD của Nhật Bản, góp phần xây dựng hệ thống mạng thông tin tiêu dùng toàn quốc (mạng PIO - NET).
2.3. Những ưu và khuyết điểm trong thiết chế bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Có thể thấy rằng một trong những ưu điểm lớn nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhật Bản, đó là sự đầu tư mang tính quy mô và bài bản từ phía Nhà nước. Trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Các Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản hay còn được gọi là Trung tâm sinh hoạt quốc dân, đều là những cơ quan hành chính Nhà nước và đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi các chính sách về bảo vệ người tiêu dùngề Mỗi năm Nhật Bản đều dành một phần không nhỏ ngân sách nhà nước để chi cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các trung tâm này. Điều này một phần lý giải tại sao những trung tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nhật Bản hoạt động rất có hiệu quả. Trung bình mỗi năm, các Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản tiếp nhận và xử lý khoảng 900.000 vụ việc tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, tiến hành kiểm tra khoảng 370 sản phẩm để tư vấn tiêu dùng và công bố cảnh báo người tiêu dùng đối với khoảng 170 sản phẩm đã kiểm tra. Ngoài ra nhằm phục vụ mục đích quảng bá giáo dục người tiêu dùng, các Trung tâm này cũng thực hiện những nghiệp vụ như tổ chức họp báo để đưa ra các cảnh báo tới người tiêu dùng (năm 2010 tổ chức họp báo 25 lần với 68 vụ việc); phát hành ấn phẩm là tạp chí chuyên môn về bảo vệ người tiêu dùng hay các tờ rơi phổ biến kiến thức về cuộc sống (Nguyệt san Người tiêu dùng phát hành khoảng 7000 bản/tháng); cung cấp thông tin nhanh chóng trên các website, email... Cử chuyên gia tư vấn thực hiện các khóa ngắn hạn về các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng với các đối tượng người tiêu dùng khác nhau tại các địa điểm trên phạm vi toàn quốc (khoảng 1000 địa điểm/năm)[152]. Với những thành tựu đáng ghi nhận đó, có thể khẳng định mô hình thiết chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nhật Bản là một mô hình khá thành công, là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:
Về chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được ban hành năm 2010, tuy nhiên đến nay sau hơn hai năm triển khai thực hiện, văn bản pháp lý này vẫn chưa thực sự tỏ ra có hiệu quả. Cho tới nay, chưa có một Nghị quyết hoặc Chương trình hành động tổng thể mang tính quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó tại Nhật Bản, Ủy ban NTD là cơ quan trực thuộc Chính phủ luôn tổ chức họp định kỳ hàng tháng để xây dựng chính sách và phối hợp với các bộ, cục có liên quan tới NTD đề ra các chính sách liên quan tới NTD. Việc đề ra các chính sách cùng cơ chế phối hợp hành động giữa các cơ quan ban ngành về công tác bảo vệ người tiêu dùng là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với những mô hình thiết chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như ở Việt Nam. Công tác bảo vệ quyền lợi NTD của chúng ta hiện nay vẫn chỉ mới tập trung vào một số thiết chế cơ bản như lực lượng quản lý thị trường, lực lượng của ngành y tế, Cục Quản lý cạnh tranh, lực lượng làm công tác tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa của ngành Khoa học và Công nghệ, các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD. Việc phối hợp hoạt động giữa những cơ quan này với hệ thống các cơ quan quản lý hành chính khác, hệ thống chính trị (như Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc...) còn hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh của các tổ chức đoàn thể đó. Vì vậy trong thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng của chúng ta đó là đưa chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trở thành mục tiêu quốc gia để có huy động mọi nguồn lực tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về việc chú trọng đầu tư hơn nữa cho các các thiết chế bảo vệ người tiêu dùng.
Liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mỗi quốc gia đều chú trọng đến các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác nhau. Nếu như ở các quốc gia phát triển, như Cộng hòa Pháp, Liên bang Đức... luôn coi các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là thiết chế đóng vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại các quốc gia này, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động rất hiệu quả. Hệ thống các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với lực lượng rất đông đảo, bao gồm cả các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội ngành hàng... Các tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tiếng nói rất quan trọng, có cơ quan ngôn luận riêng và nguồn thu chủ yếu là từ việc phát hành các ấn phẩm, tạp chí về tiêu dùng. Ngoài ra các tổ chức này cũng được Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách hoạt động. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng vậy, Nhật Bản mặc dù là một quốc gia có nền kinh tế rất phát triển, nhưng công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhật Bản lại chủ yếu dựa vào hệ thống các Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng - là những cơ quan hành chính nhà nước. Các Hội bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản cũng tham gia vào cồng tác bảo vệ người tiêu dùng, tuy nhiên chỉ mang tính hỗ trợ cho các Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng và là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ở Việt Nam, việc khẳng định thiết chế nào đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất khó. Tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, lần đầu tiên chúng ta dành hẳn một chương quy định riêng về vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này khẳng định mong muốn của các nhà làm luật đó là đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay còn hết sức hạn chế. Chúng ta mới chỉ có Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (VINATAS) là tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ người tiêu dùng ở Trung ương và 44 hội thành viên ở các địa phương. Nhưng theo như khảo sát của Đề tài nghiên cứu khoa học về Vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam do TS Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm đề tài, năm 2011, số lượng người tiêu dùng biết đến Hội chưa nhiều[153]. Khó khăn lớn nhất mà các Hội gặp phải đó là vấn đề về tài chính. Các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam không được coi là Hội đặc thù và vì vậy không được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Các nguồn thu của Hội rất eo hẹp gần như không có, việc phát hành các ấn phấm, tạp chí về tiêu dùng chưa được thực hiện tốt. Ngay cả VINATAS là Hội Trung ương, cũng mới chỉ phát hành được một ấn phẩm đó là Tạp chí người tiêu dùng, tuy nhiên nguồn thu từ Tạp chí lại hoàn toàn độc lập và không được đưa vào quỹ tài chính hoạt động của VINATAS. Như vậy phải chăng chúng ta đã quá kì vọng vào thiết chế bảo vệ người tiêu dùng là các tổ chức xã hội. Mặc khác cho thấy, nếu như chúng ta không cấp ngân sách cho các Hội bảo vệ NTD hoạt động, thì việc yêu cầu thiết chế này có nhiệm vụ bắt buộc thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là không thể. Việc các tổ chức xã hội hoạt động tốt đến đâu, là tự khả năng của hội, các cơ quan nhà nước không có quyền can thiệp vào. Vì vậy nếu như Nhà nước không có những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho hoạt động của các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian tới thì công tác bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam khó có thể phát triển. Bên cạnh đó, bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cũng cho chúng ta thấy, không phải chỉ có các tổ chức xã hội mới là hệ thống thiết chế quan trọng nhất để thực hiện công tác về bảo vệ người tiêu dùng. Việc dựa vào hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng cũng có những ưu điểm nhất định, đặc biệt đối với nền kinh tế còn mang nặng quản lý hành chính như ở Việt Nam. Sức mạnh của các cơ quan công quyền đôi khi sẽ có trọng lượng hơn so với tiếng nói mang tính ngôn luận của eác tổ chức xã hội. Tuy nhiên nếu áp dụng mô hình giống như Nhật Bản, đó là dựa vào hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách đế bảo vệ người tiêu dùng, Việt Nam cũng gặp một vướng mắc đó là khó khăn trong việc đầu tư nguồn tài chính nhân lực và vật lực cho hệ thống cơ quan này. Vì vậy nên chăng chúng ta chỉ áp dụng những thành quả tiêu biểu của hệ thống cơ quan quản lý hành chính về bảo vệ người tiêu dùng này, đồng thời tiến hành đầu tư hỗ trợ ban đầu cho hệ thống các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng.
Về việc xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng.
Đây được coi là một trong những thành công lớn nhất của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản. Việc xây dựng một hệ thống mạng lưới hệ thống ngân hàng dữ liệu thông tin về sự cố NTD từ Trung ương đến địa phương đã giúp cho việc tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn. Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản, trung bình mỗi năm các Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản tiếp nhận và xử lý đến 900.000 vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng. Trong khi đó, ở Việt Nam năm 2011 chỉ có hơn 550 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công Thương và tỉ lệ giải quyết thành công là hơn 90%; gần 2.000 vụ khiếu nại đến Hội bảo vệ quyền lợi NTD các địa phương và khoảng 60 vụ khiếu nại đến Cục Quản lý Cạnh tranh[154]ử Điều này không có nghĩa là ở Việt Nam, người tiêu dùng gặp phải những sự cố tiêu dùng ít hơn ở Nhật Bản, mà do năng lực thực thi pháp luật và ý thức của người tiêu dùng Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc thiết lập hệ thống cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng sẽ giúp cho người tiêu dùng tự tin hơn, chủ động hơn trong việc phản ánh những vướng mắc, những sự cố tiêu dùng mà mình gặp phải, cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng sẽ là một địa chỉ tin cậy, cũng như một phương thức thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng khi bị xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng. Hiện nay Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng thí điểm đối với cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng bằng việc thiết lập hệ thống đường dây nóng về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên theo kết quả điều tra xã hội học của Đề tài cho thấy số người tiêu dùng biết đến đường dây nóng này là rất hạn chế: có tới 92,4% số người được hỏi trả lời không biết đến đường dây nóng này, số lượng ít ỏi còn lại có biết đến nhưng cũng trả lời chưa từng sử dụng đường dây này. Mặc dù đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm, tuy nhiên yêu cầu đặt ra cho Cục Quản lý cạnh tranh khi xây dựng cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng là rất lớn. Bởi việc tiếp nhận thông tin mới chỉ là giai đoạn đầu, việc xử lý các thông tin tiếp nhận của người tiêu dùng mới là khâu quan trọng. Làm thế nào để chọn lọc được những thông tin trung thực chính xác và cần thiết nhất, tiến hành xây dựng một đội ngũ chuyên viên chuyên trách xử lý những sự cố mà người tiêu dùng phản ánh. Cục Quản lý cạnh tranh nói chung và Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng cần được đầu tư hơn nữa cả về nhân lực và vật lực. Để duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng tốt cũng cần có sự phối hợp thiện chí của các cơ quan chuyên ngành khác, cũng như tổ chức phân cấp, phân nhánh thông tin cho các cơ quan quản lý về tiêu dùng địa phương xử lý. Khi mạng lưới thông tin này được tổ chức tốt, đó cũng chính là nguồn cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý đưa ra được các cảnh báo cho người tiêu dùng một cách chính xác.
Về công tác đào tạo vào giáo dục ý thức người tiêu dùng cũng như đào tạo các chuyên viên, hòa giải viên thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng
Mặc dù là một trong những nền kinh tế phát triển với trình độ dân trí cao, tuy nhiên công tác giáo dục và phổ biển ý thức cho người tiêu dùng vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản hướng tới. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng
Nhật Bản đã giáo dục ý thức cho người tiêu dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, cung cấp những thông tin bổ ích về tiêu dùng. Ngoài ra các cơ quan này còn tiến hành đào tạo và cấp chứng chỉ cho các cán bộ làm công tác tư vấn tiêu dùng, đối tượng được đào tạo khá đa dạng bao gồm cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, học sinh, sinh viên... Ở Việt Nam hiện nay công tác giáo dục người tiêu dùng đã bắt đầu được chú trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong giáo dục ý thức cho người tiêu dùng chưa được phổ biến. Các kênh truyền hình quốc gia hay các đài phát thanh cần phải dành thời lượng nhất định cho việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức người tiêu dùng. Việc đào tạo đội ngũ các chuyên viên tư vấn bảo vệ người tiêu dùng hiện nay mới chỉ được tổ chức thông qua các hội thảo hay các tọa đàm với số lượng và thời gian hạn chế, mang nặng tính lý thuyết. Công tác tư vấn người tiêu dùng rất phức tạp vì vậy các chuyên viên cần phải được đào tạo bài bản, được cấp chứng chỉ. Chẳng hạn như các hòa giải viên trong các tranh chấp với người tiêu dùng cần phải có chứng chỉ về tư vấn giải quyết khiếu nại và kiến thức pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Việc đào tạo này sẽ càng có hiệu quả hơn, khi việc đào tạo và cấp chứng chỉ về bảo vệ người tiêu dùng cho các doanh nghiệp được khuyến khích và đẩy mạnh hơn nữa.
Ngoài ra nhằm loại bỏ bớt gánh nặng của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp với người tiêu dùng, hiện nay các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản đang hết sức chú trọng vào cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Cơ chế giải quyết tranh chấp này giống như giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và người tiêu dùng bằng phương thức trọng tài, nhưng lại không tốn kém nhiều về mặt chi phí. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này vào Việt Nam, có lẽ sẽ là chưa thích hợp. Bởi hiện nay trình độ lập pháp và chấp pháp của chúng ta còn chưa cao, ngay cả cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp đơn giản giữa người tiêu dùng và thương nhân còn vướng mắc khi triển khai thực hiện trên thực tế thì việc áp dụng giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án như vậy là chưa phù hợp.
Có thể nói, vận hành một thiết chế thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế một cách hiệu quả không hề đơn giản. Đặc biệt khi chúng ta đang trong giai đoạn những bước đi chập chững đầu tiên trong công tác triển khai, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng cũng như cơ chế thực thi những quy định này. Việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia đi trước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên chúng ta cần phải biết chọn lọc những kinh nghiệm ấy sao cho phù hợp với nền kinh tế và những điều kiện phát triển xã hội của Việt Nam. Những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc hoàn thiện hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những bài học quý báu cho chúng ta.
Chuyên đề 4
KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở ẤN ĐỘ VÀ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN
ThS. Phạm Quế Anh
Văn phòng CUTS Hà Nội
1. TỔNG QUAN
Các đạo luật về bảo vệ NTD (BVNTD) đầu tiên được ban hành trên thế giới chủ yếu vào các thập niên 1950-1970. Đây cũng là thời kỳ mà phong trào bảo vệ NTD trở thành một trong những chủ điểm kinh tế, chính trị quan trọng trên toàn cầu. Trong số những mốc quan trọng nhất có thể kể đến sự thành lập Liên minh Quốc tế các Hội NTD (International Organisation of Consumer Unions - IOCU) vào năm 1960, việc Tổng thống Hoa Kỳ Kenedy phát biểu trước Thượng viện Mỹ về các quyền cơ bản của NTD vào năm 1962, sau đó là sự thông qua bản Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD năm 1985. Tại châu Á, ngoại trừ trường hợp của Nhật Bản, nơi một đạo Luật cơ bản về bảo vệ NTD đã được thông qua rất sớm vào năm 1968, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ NTD cũng như bộ máy thực thi ra đời khá muộn so với thế giới: Ấn Độ thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi NTD vào năm 1986, Hàn Quốc năm 1987, Trung Quốc năm 1993, Indonesia và Malaysia năm 1999, v.v.
Song song với quá trình hình thành và phát triển hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ NTD là việc xây dựng, không ngừng phát triển và kiện toàn các thiết chế thực thi pháp luật tại các quốc gia. So với các lĩnh vực khác, lĩnh vực bảo vệ NTD có đặc điểm riêng biệt là khi nói đến hệ thống thiết chế thực thi pháp luật, bên cạnh các cơ quan nhà nước, người ta không thể không kể đến bộ phận phi nhà nước - các hội [bảo vệ] NTD, các tổ chức xã hội - dân sự hoạt động trong lĩnh vực này (sau đây gọi chung là “Hội BVNTD”) do vai trò quan trọng và đặc thù của họ trong công tác bảo vệ NTD. Các hội BVNTD không chỉ giúp phổ biến thông tin tới NTD, giáo dục NTD nhận biết các quyền lợi và trách nhiệm của mình, mà còn có các chức năng như đại diện cho NTD tham gia vào quá trình phát triển pháp luật (thông qua đó giúp thực hiện “quyền được lắng nghe ý kiến” (right to be heard), và “quyền được đại diện” (right to representation) - hai trong các quyền cơ bản của NTD), giải quyết tranh chấp (thông qua hòa giải), hoặc nghiên cứu. Ngoài ra, ở một số quốc gia, các hội BVNTD còn có chức năng đại diện cho NTD hoặc cho lợi ích công cộng, khiếu kiện ra Tòa án trong các vụ kiện tập thể (“representative lawsuits” hay “class actions”), hoặc kiểm tra, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ (product testing), v.v.. Các hội BVNTD ở nhiều quốc gia trên thế giới còn ra đời trước cả Luật BVNTD, và thường có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, vận động chính sách dẫn tới sự ra đời của các văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này. Do vai trò quan trọng đó mà các hội BVNTD luôn được kể tới trong hệ thống thiết chế thực thi pháp luật về BVNTD, mặc dù họ không nằm trong bộ máy chính thức.
Mảng các thiết chế nhà nước về BVNTD được cấu thành bởi hai nhóm cơ quan chính là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp (gọi chung, bao gồm Tòa án và/hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp bán tư pháp). Xuất phát từ bản chất của quan hệ giữa NTD và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) là quan hệ tư, quan hệ này được điều chỉnh chủ yếu bởi hệ thống pháp luật tư, nên các tranh chấp giữa NTD với doanh nghiệp sẽ được các Tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp bán tư pháp thụ lý. Tuy nhiên, do quá trình hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến với NTD là một quá trình phức tạp, ngay cả khi NTD đã sử dụng hàng hóa dịch vụ thì các hành vi của doanh nghiệp vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật công, nên trong lĩnh vực này vẫn cần có can thiệp từ phía nhà nước để đảm bảo trật tự công. Do đó, tương ứng với hai hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa NTD và doanh nghiệp cũng như các quan hệ phát sinh từ quan hệ này là hai hệ thống cơ quan thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, hành vi vi phạm của doanh nghiệp đối với NTD ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tư thì vẫn có khả năng xâm phạm lợi ích công cộng. Do vậy, trong hệ thống pháp luật vẫn phải có các quy phạm luật công đe điều chỉnh các hành vi này và tương ứng là hệ thống cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật công. Trong hệ thống này có hai loại cơ quan là cơ quan quản lý hành chính nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương) và hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Các cơ quan này sẽ áp dụng các chế tài tương ứng là hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVNTD.
Tính phức tạp và không đồng nhất về mặt kết cấu do bản chất quan hệ điều chỉnh của hệ thống thiết chế BVNTD có thể có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cũng như tính hiệu quả của hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống. Do vậy, các quốc gia trên thế giới, khi xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế BVNTD, đều có tính đến sự phức tạp về mặt bản chất này của hệ thống, cũng như dựa trên các đặc thù kinh tế-xã hội của riêng mình, để đưa ra các hình mẫu khác nhau, mà theo họ, có thể cho phép phát huy tối đa năng lực của các cơ quan khác nhau thuộc hệ thống, cũng như tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Các kinh nghiệm hữu ích khác bao gồm việc tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (như ứng dụng công nghệ viễn thông, thông tin), huy động các nguồn lực cũng như sự ủng hộ trong xã hội, hợp tác quốc tế. v.v… Trong các phần tiếp sau của chuyên đề này, chúng tôi sẽ xem xét thực tế kinh nghiệm thiết kế, xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế BVNTD của một số quốc gia châu Á có điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội tương đương hoặc gần gũi với Việt Nam như Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Thái Lan, để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong công tác tăng cường năng lực của bộ máy thiết chế BVNTD tại nước ta.
2. ẤN ĐỘ
Hệ thống thiết chế nhà nước về BVNTD, bên cạnh các tổ chức xã hội - dân sự hoạt động trong lĩnh vực này, của Ấn Độ gồm 03 bộ phận cơ bản:
-
Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD (cơ quan hành chính);
-
Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng (cơ quan tư pháp và bán tư pháp);
-
Các bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD trong các cơ quan điều tiết ngành.
2.l. Bộ các vấn đề về NTD, phân phối thực phẩm và hàng hoá công cộng Ấn Độ
Ấn Độ có một cơ quan cấp bộ chuyên trách về các vấn đề liên quan đến NTD - Bộ các vấn đề về NTD, phân phối thực phẩm và hàng hoá công cộng[155] - trong đó, Vụ các vấn đề về NTD là cơ quan quản lý nhà nước toàn quyền về BVNTD (Department of Consumer Affairs - DCA).
DCA chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách BVNTD, giám sát giá cả, đảm bảo cung ứng những hàng hóa thiết yếu, thúc đẩy phong trào NTD và kiểm soát các cơ quan thực thi như Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ. Cụ thể, DCA có chức năng giám sát các vấn đề và thực thi các văn bản pháp luật sau đây (đều có liên quan đến NTD):
-
Thương mại nội địa
-
Thương mại giữa các bang: Luật Kiểm soát các hình thức đồ uống có cồn (và các hoạt động buôn bán, thương mại giữa các bang) 1955.
-
Kiểm soát các hợp đồng thương mại về hàng hoá bán giao sau: Luật điều chỉnh các loại hợp đồng hàng hoá bán giao sau 1952.
-
Luật về các loại hàng hoá thiết yếu 1955.
-
Luật ngăn chặn các hình thức buôn bán chợ đen và đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá thiết yếu 1980.
-
Điều chỉnh các loại hàng hoá có bao bì, đóng gói.
-
Đào tạo về đo lường.
-
Luật cấm sử dụng không hợp lý các loại biểu tượng và tên gọi 1952.
-
Luật tiêu chuẩn về khối lượng và đo lường 1976.
-
Luật về Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ 1986.
-
Các tổ chức hợp tác của NTD.
-
Luật BVNTD 1986.
Bộ các vấn đề về NTD, phân phối thực phẩm và hàng hoá công cộng do một Bộ trưởng là thành viên nội các đứng đầu. Người đứng đầu DCA liên bang cũng ở cấp Bộ trưởng. Tương tự, trong chính quyền các bang của Ấn Độ, cũng có một cơ quan DCA cấp bang do một Bộ trưởng cấp bang đứng đầu. Cơ quan DCA cấp bang cũng có sự tham gia chéo của đại diện các cơ quan Chính phủ khác, cũng như đại điện của các tổ chức xã hội dân sự, để đảm bảo tính đại diện. Các cơ quan DCA cấp Trung ương cũng như cấp bang đều thiết lập nên các tiểu ban và các nhóm làm việc để thực hiện nghiên cứu các chính sách cụ thể, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lợi ích của NTD. Các cơ quan DCA Trung ương và cấp bang đều họp ít nhất 2 lần/năm.
Năm 2002, DCA Trung ương thành lập một bộ phận gọi là Bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD, để giải quyết khiếu nại của NTD liên quan tới:
-
Việc mua bán các hàng hoá, dịch vụ có khiếm khuyết hay việc đặt giá cao hơn quy định một cách bất hợp lý;
-
Các khiếu nại nói chung, bao gồm cả các khiếu nại nhận được từ Ban thư ký Nội các hay Văn phòng Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các vấn đề về NTD;
-
Trả lời các khiếu nại của NTD được đăng tải trên các báo chí đến khả năng có thể.
Các khiếu nại này có thể liên quan đến nhiều vấn đế, ví dụ như việc cung cấp các loại tủ lạnh, ti-vi có khiếm khuyết, việc các nhà thầu xây dựng sử dụng vật liệu tồi trong xây dựng chung cư, việc các ngân hàng/công ty quản lý quỹ không hoàn lại tiền gửi có kỳ hạn vào ngày đáo hạn, hay việc các nhà cung cấp dịch vụ có các hành vi thương mại không lành mạnh, v.v. Tính đến 31/03/2007, Bộ phận này đã nhận được tổng cộng 2272 khiếu nại. Bộ phận này không có quyền thi hành án trong giải quyết tranh chấp, nên trong nhiều trường hợp, khi khả năng không cho phép, họ sẽ chuyển khiếu nại của NTD tới các cơ quan điều tiết ngành có chức năng hoặc các cơ quan thuộc hệ thống giải quyết tranh chấp tiêu dùng (sẽ nêu thêm ở dưới).
DCA Trung ương cũng triển khai một Đường dây tư vấn quốc gia theo số điện thoại miễn phí 1800-11-4000, do Trường Đại học New Delhi vận hành, nhằm giúp tư vấn cho NTD về cách giải quyết các khiếu nại của họ. Đường dây hoạt động từ 9h30 tới 17h30 trong tất cả các ngày làm việc (Thứ 2 - Thứ 7). Đường dây này được quảng cáo rộng rãi để giúp NTD nhận thức rõ về sự tồn tại của nó và có thể sử dụng dễ dàng.
2.2. Hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp tiêu dùng
Luật BVNTD 1986 của Ấn Độ thành lập nên các cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD ở cấp quận, cấp bang và cấp quốc gia. Chúng tồn tại song song nhưng tách biệt khỏi hệ thống Tòa án đã có từ trước đó. Cơ cấu tổ chức của những cơ quan này (được biết đến như là Hội đồng cấp quận, Hội đồng cấp bang và Hội đồng quốc gia), những quy định về thủ tục vận hành tổ chức và những giải pháp đưa ra, đảm bảo những cơ quan này luôn hoạt động một cách có hiệu quả.
Cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD ở cấp quận và cấp bang gồm 3 người, ở cấp quốc gia gồm có 5 người. Chủ tịch của mỗi cấp phải là thẩm phán hoặc đã lừng là thẩm phán (hoặc ở Tòa án cấp quận thì là một người có đủ năng lực làm thẩm phán). Chủ tịch là người đảm bảo đưa ra những phân xử đúng đắn và sáng suốt. Những thành viên khác của cơ quan, 2 ở cấp quận và cấp bang và 4 ở cấp quốc gia, sẽ là những người có khả năng, nghiêm minh, chính trực, có hiểu biết và có kinh nghiệm phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, luật, thương mại, kế toán, công nghiệp, công tác xã hội hoặc hành chính, một trong số những thành viên phải là nữ giới.
Mỗi thành viên của cơ quan giải quyết khiếu nại tranh chấp NTD được phép giữ chức vụ trong nhiệm kỳ 5 năm hoặc tới độ tuổi 65 đối với trường hợp của Hội đồng cấp quận và Hội đồng bang, và tới độ tuổi 70 đối với trường hợp ở Hội đồng quốc gia, bất kể điều kiện nào đến trước, và không được tái bổ nhiệm. Tiền thù lao, nhiệm kỳ và điều kiện làm việc của các thành viên của Hội đồng quận, Hội đồng bang do Chính quyền bang quyết định, của Hội đồng quốc gia do Chính quyền Trung ương quyết định.
Một số chỉ trích cho rằng cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD được cấu thành bởi những người không phù hợp đã dẫn tới việc sửa đổi Luật này. Hiện tại, Ủy ban bầu chọn sẽ có trách nhiệm chọn lựa thành viên ở từng cấp. Đối với Hội đồng quận và Hội đồng bang, Ủy ban bầu chọn bao gồm Bộ trưởng Tư pháp và các Thứ trưởng cũng như Bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới NTD và các Thứ trưởng, cùng Chủ tịch của Hội đồng bang. Đối với Hội đồng quốc gia, một Thẩm phán của Tòa án tối cao của Ấn Độ được chỉ định bởi Chánh án Tối cao của Ấn Độ thay thế cho vị trí Chủ tịch của Hội đồng bang trong Ủy ban bầu chọn.
Hội đồng quận có thể thụ lý đơn khiếu nại với những trường hợp mà giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ và tiền đòi bồi thường không vượt quá 500,000 rupee. Hội đồng bang có thể thụ lý những đơn khiếu nại mà giá trị của chúng vượt quá 500,000 rupee nhưng lại ít hơn 2,000,000 rupee. Tiền bồi thường vượt quá 2,000,000 rupee phải được chuyển lên Hội đồng quốc gia xem xét. Hội đồng bang cũng có vai trò như là cơ quan giám sát và có thẩm quyền để xem xét lại hồ sơ và thông qua những quyết định thích hợp đối với những tranh chấp chưa được xử trước đó hoặc đã được phân xử bởi Hội đồng quận. Hội đồng bang cũng có vai trò như là cơ quan kháng án chống lại những quyết định được đưa ra tại Hội đồng quận nhưng những kháng án này phải được đưa ra trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định được ban hành bởi Hội đồng quận. Hội đồng quốc gia cũng tương tự có vai trò như là cơ quan kháng án chống lại những quyết định do Hội đồng bang đưa ra.
Đặc thù quan trọng nhất của cơ cấu giải quyết tranh chấp khiếu nại tiêu dùng theo quy định của Luật BVNTD Ấn Độ 1986 là tính tự do linh hoạt về mặt tư cách khởi kiện. NTD bị thiệt hại có thể tự mình khởi kiện hoặc có thể tìm kiếm sự trợ giúp của bất kỳ hiệp hội BVNTD được thừa nhận nào. Những quy định này cũng cho phép những vụ kiện tụng tập thể và có tính đại diện, cũng như cho phép những vụ án do Chính quyền bang và Chính quyền nhà nước khởi tố.
Luật này không quy định cụ thể cách thức mà đơn khiếu nại được nộp lên cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD và trong thực tế, bất kỳ cách thức khiếu nại nào (là một bức thư hoặc thậm chí khiếu nại miệng) cũng được Hội đồng quận xem xét giải quyết. Thời hạn giải quyết một đơn khiếu nại là 90 ngày. Trường hợp mà đơn khiếu nại liên quan đến hàng hóa bị khiếm khuyết và phải yêu cầu phòng thí nghiệm thích hợp kiểm tra, đơn khiếu nại sẽ phải được giải quyết trong thời hạn 150 ngày. Các bên không phải chịu bất cứ một khoản án phí nào, trừ một khoản lệ phí nộp đơn khiếu kiện nhỏ (cả khoản này cũng có thể được miễn cho NTD được liệt vào dạng nghèo khổ theo luật định). Tuy nhiên, các bên có toàn quyền tự do tìm kiếm và sử dụng người đại diện về mặt pháp lý cho mình.
Hội đồng quận sau khi chuyển đơn khiếu nại đến bên bị khiếu nại, chỉ dẫn rằng các bên phải trình bày bản tường trình vụ việc trong thời hạn 30 ngày. Nếu đơn khiếu nại bị từ chối hoặc bác đi hoặc không có sự phản hồi nào từ các bên khác, phiên tòa sẽ được mở để giải quyết khiếu nại. Tòa án quận được quyền yêu cầu một phòng thí nghiệm được phê chuẩn tiến hành những kiểm tra cần thiết đối với hàng hóa bị khiếu nại, và chi phí do người khiếu nại trả. Sau đó, các bên đều có một cơ hội được trình bày ý kiến của mình trước tòa. Mọi thủ tục tố tụng tại Hội đồng quận được coi là tố tụng pháp lý thực sự.
Hội đồng quận có thẩm quyền tương tự như là thẩm quyền được giao cho một tòa dân sự thông thường và những quyền này bao gồm cả quyền triệu tập và cưỡng chế sự có mặt của người tham dự và thẩm vấn bất kỳ người bị kiện hay nhân chứng nào, phát hiện và đưa ra những chứng cớ, thu thập lời khai. Hội đồng quận cũng được trao quyền để bắt người vi phạm phải làm những việc như sau:
-
Sửa chữa, thay thế hoặc trả lại tiền cho hàng hóa đã bán;
-
Bồi thường cho những mất mát và thiệt hại gây ra do sự bất cẩn của bên bị khiếu nại;
-
Xóa bỏ những khiếm khuyết, thiếu sót của những dịch vụ được cung ứng;
-
Không được tiếp tục những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh, rút khỏi thị trường hoặc không được chào bán những hàng hóa có hại;
Hội đồng bang và Hội đồng quốc gia thực thi thẩm quyền tương tự như của Hội đồng quận trong việc xem xét những khiếu nại thuộc thẩm quyền xét xử của họ.
Nhằm giải quyết các khiếu nại của NTD theo đúng thời hạn luật định, các Hội đồng bang đã thành lập thêm các toà án tiêu dùng nhỏ cho các khu vực có tỷ lệ khiếu nại, tranh chấp cao. Trước đây, Hội đồng Quốc gia Ấn Độ đã khuyến cáo thành lập thêm 46 tiểu toà như vậy tại 15 Hội đồng bang. Hiện tại, đã thành lập thêm được 5 tiểu toà tại 4 Hội đồng bang.
Từ năm 2004-2005, một dự án mang tên “Vi tính hoá và Nối mạng các Toà án Tiêu dùng trên toàn quốc”, với số vốn 486.4 triệu rupee (tương đương 11,306,369 USD) do Trung tâm Tin học Quốc gia điều phối được thực hiện, nhằm cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin giúp phát triển hệ thống quản lý điện tử, tính minh bạch và tính hiệu quả của các toà án tiêu dùng, hỗ trợ cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng hơn, kịp thời hiệu luật định. Dự án thực hiện thành công cho phép NTD khiếu nại online cũng như theo dõi diễn tiến, kết quả khiếu kiện của họ trên mạng Internet. Hiện tại, dự án đã triển khai tại 33/34 Hội đồng bang và 533/570 Hội đồng tiêu dùng cấp quận.
2.3. Các cơ quan điều tiết ngành
Các cơ quan điều tiết ngành Ấn độ như Cơ quan Điều tiết ngành Viễn thông Ấn Độ (Telecom Regulatory Authority of India - TRAI), Cơ quan Điều tiết ngành Điện lực Trung ương (Central Electricity Regulatory Commission - CERC) và 18 Cơ quan Điều tiết ngành Điện lực Bang (State Electricity Regulatory Commissions (SERCs)), Bộ Đường Sat (Ministry of Railways), v.v, đều có bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD. Ngoài ra, ví dụ như trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Viễn thông (Department of Telecommunications) cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại của NTD, dưới hai hình thức - đường dây nóng (call centres) giải quyết thắc mắc và cơ quan trọng tài. Tương tự trong lĩnh vực điện lực, các cơ quan SERCs đều có thành lập cả bộ phận giải quyết thắc mắc (call centres) và bộ phận trọng tài để giải quyết khiếu nại của NTD. Nếu NTD không thoả mãn với các dịch vụ này, họ có thể đưa tranh chấp đó ra các toà án tiêu dùng đã đề cập tới ở phần trên.
Giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về các vấn đề NTD (DCA) và các cơ quan giải quyết tranh chấp với các cơ quan điều tiết ngành của Ấn Độ cũng thường xuyên có các hoạt động tham vấn (consultation) và tư vấn, góp ý (advice).
Một cơ quan điều tiết khác là Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ[156], nằm dưới sự kiểm soát của DCA. Cơ cấu của Cục Tiêu chuẩn về Đo lường và Khối lượng gồm có: trụ sở chính tại New Delhi, 5 văn phòng khu vực đông, tây, nam, bắc và văn phòng khu vực trung tâm, 17 chi nhánh bán sách về Tiêu chuẩn Ấn Độ và các ấn phẩm khác của Cục, có 1 phòng thí nghiệm cấp Trung ương, 4 phòng thí nghiệm cấp địa phương và 3 chi nhảnh các phòng thí nghiệm.
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ có vai trò thiết lập nên những tiêu chuẩn của Ấn Độ cho tất cả các ngành như: ngành thực phẩm và nông nghiệp, thuốc, dệt may, nguồn nước, phương tiện giao thông vận tải, v.v, và chứng nhận về hàng hóa. Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể gửi đơn khiếu nại liên quan đến hàng hóa được chứng nhận bởi Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ trực tiếp qua trang web của tổ chức.
Bên cạnh đó, dựa trên đánh giá về mặt kỹ thuật của Cục mà một phòng thí nghiệm thích hợp sẽ được chính quyền bang công nhận hay không. Và khi một khiếu nại liên quan đến hàng hóa bị khiếm khuyết, và cần phải được kiểm tra, minh định thì Hội đồng quận sẽ phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm thích hợp đựợc phê chuẩn để tiến hành giám định và chi phí sẽ do người khiếu nại trả.
Chính quyền Ấn Độ gần đây có triển khai một dự án mang tên Kiểm tra so sánh các sản phẩm tiêu dùng, do tổ chức VOICE (New Delhi) tiến hành với tổng số vốn 22.5 triệu rupees trong 2 năm (tương đương 521,808 USD). Trong khuôn khổ dự án này, cho đến nay, đã có 10 dòng sản phẩm và 02 loại dịch vụ được đem ra kiểm tra so sánh trong năm đầu tiên, có công bố kết quả công khai.
2.4. Tổ chức xã hôi - dân sư
Ấn Độ là một quốc gia có phong trào BVNTD trong xã hội dân sự phát triển rất mạnh mẽ, từ các tổ chức lớn ở cấp quốc gia đã vươn lên tầm quốc tế, hay các tổ chức cấp cơ sở, quận huyện, thành phố.
Các hội BVNTD (tổ chức xã hội dân sự/tổ chức phi Chính phủ) được quyền khiếu nại với tư cách đại diện cho NTD, dù NTD đó có thuộc hiệp hội BVNTD hay không (theo Điều 12(b) của Luật BVNTD 1986). Chú giải cho điều này “Hội BVNTD được thừa nhận nghĩa là bất kỳ một hội BVNTD tình nguyện đã đăng ký theo Luật Công ty 1956, hoặc bất kỳ một luật nào khác đang còn thời hiệu.”
Cơ quan DCA Trung ương có liệt kê một số các tổ chức xã hội về BVNTD trên trang web chính thức của mình, cho thấy sự gắn kết, hợp tác khá chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với xã hội dân sự trong lĩnh vực này[157]. Ngoài ra, các tổ chức xã hội về BVNTD cũng có tự mình thành lập các liên minh hoặc các tổ chức lớn như Hội đồng Điều phối các Hiệp hội NTD (Consumer Coordination Council — CCC), hay đồng Trung ương về BVNTD (Central Consumer Protection Council — CCPC).
2.5. Đánh giá
Ấn Độ được đánh giá là một quốc gia có bộ máy thiết chế BVNTD khá mạnh, v các cơ chế BVNTD hoạt động tương đối hiệu quả, đặc biệt là khi xem xét trong bối cảnh đây là một quốc gia đang phát triển, với những hạn chế về nguồn lực, nhận thức của NTD, v.v. Đóng góp một phần không nhỏ cho các thành tựu này là tính chất dễ tiếp cận (có mặt đến tận cấp cơ sở, và trong hầu hết các ngành kinh tế) của tất cả các cơ quan thuộc hệ thống, và tính tương hỗ lẫn nhau giữa chúng, khiến cho ngay cả một NTD nghèo khó và đơn lẻ cũng có thể đưa các quan ngại về khiếu nại của mình tới các cơ quan hữu quan hoặc các tổ chức có liên quan. Ví dụ, như đã nói ở trên, mặc dù DCA là cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD, với các chức năng xây dựng chính sách và hành chính là chủ yếu trong DCA vẫn tồn tại một Bộ phận giải quyết khiếu nại, có thể giúp hòa giải các tranh chấp, hoặc chuyển các khiếu nại của NTD tới cấp thích hợp của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, NTD cũng có thể đưa khiếu nại tới các cơ quan điều tiết ngành hay nhờ sự trợ giúp của các tổ chức xã hội về BVNTD. Các trung tâm giải đáp hay đường dây nóng cũng giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp diễn ra hiệu quả hơn. Xét về mặt tổ chức, các cơ quan hành chính, bộ máy giải quyết tranh chấp, các cơ quan điều tiết ngành hay các tổ chức xã hội về BVNTD đều có mức độ độc lập nhất định so với nhau, với các chức năng riêng biệt, và có nguồn ngân sách hoạt động riêng biệt (được phân bổ hằng năm từ ngân sách của chính quyền trung ương và chính quyền các bang, do các cấp khác nhau của Quốc hội Ấn Độ quyết định). Tuy nhiên, điều này không hề hạn chế việc các cơ quan, tổ chức này tham vấn ý kiến lẫn nhau hay đưa ra các khuyến nghị bổ sung trong các lĩnh vực có liên quan. Bên cạnh đó, Quỹ Phúc lợi của NTD do cơ quan DCA trung ương quản lý cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của các Tổ chức xã hội về BVNTD trên cơ sở có giải trình, minh bạch. Hệ thống tuy có vẻ rất công kềnh nhưng lại thích hợp với tình hình Ấn Độ, là một quốc gia có diện tích lớn, đông dân, phần lớn có thu nhập, và trình độ giáo dục thấp. nơi các quan hệ mua bán trao đổi trên thị trường tiêu dùng trực tiếp đa phần còn không chính thức. Số lượng các khiếu nại do vậy là rất lớn đòi hỏi một số lượng lớn các cơ quan giải quyết, giúp đỡ. (Xem thêm bảng dưới đây về tình hình giải quyết khiếu nại gần đây tại Ấn Độ).
Tính đến thời điểm 31/12/2007:
STT
|
Toà án Tiêu dùng
|
Số luợng đơn khiếu kiện nộp
|
Số lượng vụ việc giải quyết xong
|
Số lượng còn
chưa/đaug xem xét
|
%
|
1
|
Ủy ban Quốc gia (gồm 01 chủ tịch và 10 thànli viên) (http://ncdrc.nic.in/)
|
50,656
|
41,576
|
9,080
|
82.08
|
2
|
Các Ủy ban bang (có tất cả 34 Ủy ban)
|
424,047
|
312,975
|
111,072
|
73.81
|
3
|
Các Toà án tiêu dùng cấp quận (khoảng 570 toà án)
|
2,452,682
|
2,224,219
|
228,463
|
90.69
|
|
Tổng số
|
2,927,385
|
2,578,770
|
348,615
|
88.09
|
3. MALAYSIA
3.l. Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BVNTD ở Malaysia là Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia (http://www.kpdnhep.gov.my). Trong Bộ Nội thương có Vụ các Vấn đề về NTD phụ trách chuyên sâu lĩnh vực này, bên cạnh các cơ quan chức năng khác. Các chức năng khác của Bộ Nội Thương như quản lý giá cả và cung ứng một số các loại hàng hoá thiết yếu, quản lý các vấn đề về đo lường và trọng lượng, dấu hiệu và tên gọi; cũng có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của NTD Malaysia.
Bên cạnh chức năng quản lý hành chính và thực thi chính sách BVNTD, Bộ Nội thương có 3 chương trình chính liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm:
-
Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của NTD - thông qua một loạt các hoạt động như in sách hướng dẫn tiêu dùng, tổ chức các tọa đàm, v.v.
-
Chương trình BVNTD - bên cạnh các công tác nghiên cứu pháp luật về BVNTD, có trách nhiệm nhận khiếu nại của NTD và chuyển cho các cơ quan hữu quan giải quyết, bao gồm cả các cơ quan giải quyết tranh chấp.
-
Chương trình phát triển phong trào xã hội về BVNTD - cộng tác chặt chẽ với và giúp đỡ các tổ chức xã hội về BVNTD tại Malaysia.
3.2. Hội đồng tư vấn NTD quốc gia
Luật BVNTD Malaysia năm 1999 quy định Bộ trưởng Bộ Nội thương và BVNTD Malaysia có thể thành lập Hội đồng tư vấn NTD quốc gia theo phần IX của Luật (sau đây gọi là “Hội đồng”).
Hội đồng bao gồm các thành viên: (i) Tổng Thư ký của Bộ trưởng Bộ Nội thương và BVNTD; và (ii) không quá 16 thành viên khác đại diện cho lợi ích của NTD, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các tổ chức phi Chính phủ và viện sĩ hàn lâm (học giả). Các thành viên do Bộ trưởng Bộ Nội thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 2 năm, và có thể tái bổ nhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Bổ trưởng sẽ bổ nhiệm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng. Hội đồng cũng có thể mời các cá nhân khác tham dự các cuộc họp hay tranh luận của Hội đồng với mục đích tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề được thảo luận, nhưng các cá nhân này không được quyền bỏ phiếu tại cuộc họp hay tranh luận đó. Cá nhân được mời nhận tiền thù lao theo quy định của Hội đồng. Ngoài ra, theo Điều 80 của Luật, Hội đồng có thể bổ nhiệm thư ký và các viên chức khác nếu thấy cần thiết để hỗ trợ Hội đồng.
Điều 73 Luật BVNTD quy định về trách nhiệm của Hội đồng trong việc tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nội thương, bao gồm:
-
Các vấn đề về NTD và việc thực thi Luật BVNTD Malaysia;
- Thúc đẩy công tác BVNTD,và nâng cao nhận thức về công tác BVNTD; và
-
Các vấn đề khác mà Bộ trưởng đưa ra nhằm thực thi Luật này và công tác BVNTD một cách hiệu quả.
3.3. Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD
Tòa án giải quyết khiếu nại của NTD (Tribunal for Consumer Claims) được thành lập theo Điều 85, phần XII của Luật BVNTD Malaysia năm 1999. Phần XII gồm 38 điều, quy định cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến Toà án này như thành viên, thẩm quyền pháp lý, phán quyết của toà án và các vấn đề có liên quan khác. Toà án này là một bộ phận của Bộ Nội thương, có chức năng riêng, tách biệt khỏi hệ thống toà án thông thường của Malaysia (bao gồm các toà dân sự và các toà giải quyết khiếu nại có giá trị nhỏ - dưới 5,000 ringgit - vốn chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa NTD và nhà kinh doanh cho đến khi toà chuyên biệt này được thành lập). Đây là nơi mà NTD có thể nộp đơn khiếu nại đòi bồi thường vì những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ, đảm bảo cho khiếu nại được xem xét trong thời gian ngắn nhất, với thủ tục đơn giản và chi phí thấp nhất có thể.
Theo Điều 86 của Luật BVNTD, Tòa án gồm có một Chủ tịch và một Phó chủ tịch (là những công chức ngành Luật & Tư pháp) và không ít hơn 5 thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội thương bổ nhiệm. Hệ thống toà án này bao gồm tổng cộng 15 toà có mặt ở từng bang của Malaysia.
Tòa án này xem xét và phân xử:
-
Bất kỳ một khiếu nại đòi bồi thường nào liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong thẩm quyền của nó theo Luật quy định;
-
Khi mà tổng số tiền đòi bồi thường không vượt quá 25,000.00 Rigit; và
-
Bất kỳ các vấn đề khác do Bộ trưởng quy định bằng chỉ thị đăng trên Công báo;
Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc bất kỳ một thành viên nào của Tòa án do Chủ tịch đề xuất sẽ thực hiện thẩm quyền của tòa.
Tòa án không có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đòi bồi thường sau:
-
Các khiếu nại phát sinh từ cái chết hoặc thiệt hại của một cá nhân;
-
Các khiếu nại đòi lấy lại đất, hoặc bất kỳ bất động sản nào hoặc các lợi ích liên quan đến vấn đề đất đai;
-
Các khiếu nại trong đó quyền về đất đai, hoặc bất động sản, lợi ích về đất đai, hoặc nhượng quyền thương mại là vấn đề phải xem xét;
-
Các tranh chấp liên quan đến: lợi ích của người nào đó theo di chúc hoặc không có di chúc để lại; thiện chí; bất kỳ một sự lựa chọn hành động nào; bất kỳ một bí mật kinh doanh hoặc quyền sở hữu trí tuệ; và
-
Trong trường hợp có những Tòa án khác được thành lập theo luật định đã xem xét và phân xử những khiếu nại đòi bồi thường về các vấn đề thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án này.
Thẩm quyền của Tòa án được giới hạn trong những khiếu nại mà nguyên nhân dẫn đến hành vi khiếu nại phát sinh trong vòng 3 năm trở lại.
3.4. Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia
Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia (NCCC), được chính thức thành lập bởi Datuk Hj. Mohd Shafie Hj.Apdal, Bộ trưởng Bộ Nội thương và các vấn đề về NTD vào ngày 13 tháng 7 năm 2004. Trung tâm này được khởi xướng với sự phối hợp của Hiệp hội nghiên cứu và giáo dục NTD (ERA), Hội BVNTD các bang Selangor và Wilayah Persekutuan và Bộ Nội thương và các vấn đề về NTD.
Trung tâm khiếu nại NTD quốc gia có chức năng giúp đỡ NTD giải quyết vấn đề và khiếu nại bằng việc đảm bảo rằng những khiếu nại này sẽ được chuyển đến cơ quan chức năng liên quan và đồng thời trung tâm cũng đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa NTD và doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp khiếu nại.
Trong năm 2006, con số các vụ khiếu nại của NTD do NCCC giải quyết thành công cũng như chuyển đến các cơ quan thuộc hệ thống là khá cao:
STT
|
Cơ quan giải quyết
|
Số đơn khiêu nại
|
Tỷ lệ giải quyết (%)
|
1
|
Tòa án giải quyết khiêu nại tiêu dùng
|
2,076
|
11.3
|
2
|
Cục Hòa giải khiếu nại về Tài chính
|
435
|
2.4
|
3
|
Các cơ quan điều tiết ngành
|
2,110
|
11.5
|
4
|
Trung tâm khiếu nại NTD quôc gia
|
13,724
|
74.8
|
|
Tổng cộng
|
18,345
|
100
|
3.5. Các cơ quan điều tiết ngành
Các vấn đề về BVNTD (an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, khiếu nại, v.v..) trong các ngành có điều tiết, ví dụ như viễn thông, điện lực, v.v.. đều do các cơ quan điều tiết ngành phụ trách. Ví dụ như Ủy ban điều tiết ngành Viễn thông và Đa truyền thông (SKMM) có một Bộ phận riêng phụ trách giải quyết khiếu nại của NTD. NTD có thể nộp đơn khiếu nại về chất lượng dịch vụ. v.v Online hoặc tại văn phòng của cơ quan này. Trong khi đó, Ủy ban điều tiết ngành Năng lượng (ST) ủy thác cho bốn công ty điện lực lớn tại Malaysia giải quyết các khiếu nại của NTD về chất lượng dịch vụ của họ.
3.6. Tổ chức dân sự - xã hội
Trong Luật BVNTD Malaysia không có quy định điều chỉnh về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của các Hội BVNTD, nhưng trên thực tế, hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia diễn ra rất sôi nổi. Rất nhiều hội BVNTD ở các bang đã được thành lập từ trước khi Luật BVNTD được ban hành năm 1999. Ở Malaysia, Hội BVNTD cấp bang được thành lập trước khi thành lập Hội BVNTD cấp liên bang.
Hội BVNTD liên bang Malaysia (FOMCA) là một tổ chức phi Chính phủ, phi chính trị, phi lợi nhuận, hướng tới đảm bảo quyền công dân tại Malaysia. Tổ chức này là ngôi nhà chung cho tất cả các Hội BVNTD đã đăng kí thành lập ở Malaysia. FOMCA là cầu nối, gắn kết các hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia lại với nhau và tiến hành các hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy phong trào BVNTD.
Cơ cấu tổ chức của FOMCA: gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, cố vấn (là những cựu chủ tịch của FOMCA), cố vấn pháp lý, và ban quản trị văn phòng.
FOMCA có vai trò:
-
Nghiên cứu các vấn đề về NTD và ảnh hưởng của nó lên NTD
-
Thúc đẩy và thực hiện công tác giáo dục cho NTD
-
Tuyên truyền phổ biến, thúc đẩy phong trào NTD phát triển
-
Nếu được yêu cầu, sẽ tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu chính của FOMCA là:
-
Thúc đẩy phát triển và mở rộng các phong trào BVNTD có tổ chức ở Malaysia
-
Giải quyết các vấn đề của NTD và thúc đẩy quyền lợi của NTD
-
Thúc đẩy thông qua sức mua của NTD một định hướng phát triển dựa trên sức cầu để đảm bảo công bằng về kinh tế và xã hội và chất lượng môi trường sống cho tất cả mọi người.
-
Có vai trò như ban cố vấn, điều phối các hội BVNTD khác ở Malaysia.
FOMCA cũng được Hội đồng cố vấn BVNTD Quốc gia cấp kinh phí hoạt động.
3.7. Đánh giá
Hệ thống thiết chế BVNTD của Malaysia khá giống với hệ thống của Ấn Độ ở các điểm sau:
-
Cơ quan BVNTD có vị trí cao trong Chính phủ đảm bảo độc lập, quyền lực và sự ủng hộ chính trị;
-
Tách bạch chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp, lập quy, và giải quyết tranh chấp trong BVNTD để đảm bảo tính độc lập, chuyên biệt đồng thời có sự cộng tác chặt chẽ;
-
Thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp rộng khắp đến tận cơ sở, dễ tiếp cận;
-
Duy trì quan hệ cộng tác với các cơ quan điều tiết ngành và tổ chức xã hội để đảm bảo sự ủng hộ về mặt xã hội.
Hệ thống này được đánh giá khá cao về tính tổ chức và hiệu quả trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có không ít chỉ trích của giới phê bình và các tổ chức xã hội độc lập về một số điểm yếu còn tồn tại của hệ thống, ví dụ như vấn đề lạm quyền của một số công chức Chính phủ, hay quy trình bổ nhiệm các thành viên cao cấp còn thiếu minh bạch và tính giải trình. Có thể nói đây cũng là một mặt trái của quyền lực nhà nước cao được trao cho các cơ quan pháp quyền của hệ thống.
4. SINGAPORE
Mô hình của Singapore có điểm đặc biệt so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, là các vấn đề liên quan đến BVNTD do một tổ chức dân sự-xã hôi nằm ngoài hệ thống công quyền chịu trách nhiệm chính. Như sẽ thấy dưới đây, cơ quan công quyền duy nhất có chức năng liên quan là Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương Singapore. Tất cả các chức năng khác, bao gồm việc giải quyết tranh chấp, được Luật BVNTD (Thương mại Công bằng) Singapore, trao quyền cho Hội NTD Singapore (CASE). Cách tiếp cận này khá tương đồng với Hồng Kông, nơi cũng từ nhiều năm nay các vấn đề về BVNTD thuộc thẩm quyền của một tổ chức xã hội dân sự (Hội đồng NTD Hồng Kông - Hong Kong Consumer Council). Cách tiếp cận này có thể xuất phát từ việc hai nền kinh tế này có quy mô không lớn (“small economies”) và thiết kế như vậy giúp giản tiện và gọn nhẹ hóa bộ máy hành chính và tư pháp, trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu BVNTD trong xã hội.
4.1. Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPS)
Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Singapore. Theo quy định của Luật BVNTD (miêu tả thương mại và yêu cầu về an toàn) Singapore, Vụ này có trách nhiệm quản lý và kiểm soát an toàn sản phẩm đối với NTD. Đơn vị này được hưởng kinh phí từ ngân sách của Chính phủ đồng thời được hưởng lệ phí thu của các doanh nghiệp theo quy định của nhà nước. Biện pháp quản lý an toàn sản phẩm là dán "Nhãn an toàn" đối với danh mục hàng hoá bắt buộc phải quản lý về an toàn sản phẩm. Đồng thời, cơ quan này cũng có trách nhiệm kiểm tra an toàn sản phẩm tiêu dùng lưu thông trên thị trường. Hiện nay, hoạt động của Vụ bao gồm:
+ Xây dựng và hoàn thiện các quy định về an toàn sản phẩm;
+ Hướng dẫn nhà sản xuất và nâng cao kiến thức cho NTD về an toàn sản phẩm;
+ Điều tra các sự cố mất an toàn đối với NTD;
+ Kiểm tra giám sát "nhãn an toàn" của hàng hoá lưu thông trên thị trường của 45 loại hàng hóa bắt buộc.
Vụ này tổ chức kiểm tra giám sát "nhãn an toàn" của hàng hóa lưu thông trên thị trường theo định kỳ 5 năm kiểm tra 1 lần đối với mỗi nhà phân phối. Ngoài ra, Vụ cũng có thể kiểm tra đột xuất khi phát hiện có vi phạm dựa vào thông tin của phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến phản hồi của NTD và thông tin từ các cơ sở sản xuất. Ngoài ra mỗi năm, Vụ phát động 01 chiến dịch hành động vì an toàn sản phẩm với những chủ đề theo từng năm như: “Tìm kiếm nhãn an toàn”; “Kiểm tra nhãn an toàn”; “Ngôi nhà an toàn với nhãn an toàn”; Tôi là NTD sản phẩm với nhãn an toàn; Tôi tìm kiếm nhãn an toàn, còn bạn thì sao? Với những tuần lễ an toàn trên toàn đất nước Singapore sẽ có chương trình quảng bá rộng rãi trên truyền hình; trò chơi trên truyền hình; triển lãm; rút thăm trúng thưởng; tờ rơi quảng cáo; sách hướng dẫn sử dụng an toàn cho NTD; điều tra sự hiểu biết của NTD qua từng năm.
CPS kiểm tra định kỳ thực hiện theo các bước sau:
+ Điều tra tình hình thực tế tại địa điểm kiểm tra - Đưa ra mục tiêu của đợt kiểm tra. Kiểm tra "safety mark" của hàng hóa thuộc danh mục phải có "safety mark" theo quy định, nếu cửa hàng vi phạm quy định sẽ mời chủ cửa hàng về cơ quan quản lý
CPS xử lý vi phạm phạt tiền tới 10.000 $ và phạt tù tới 2 năm. Thường mỗi năm xử phạt từ 6-8 cơ sở với mức từ 500-2000 $/l cơ sở.
+ Ngoài 45 sản phẩm trong danh mục nếu xuất hiện các sản phẩm khác gây mất an toàn thì CPS cũng sẽ tiến hành kiểm tra và sẽ xem xét để bổ sung vào danh mục bắt buộc phải có "safety mark". Kết thúc kiểm tra CPS có thông báo kết quả cho doanh nghiệp bị kiểm tra.
Đối với trường hợp kiểm tra đột xuất khi có vi phạm thì CPS thực hiện theo các bước: tiếp nhận thông tin (kể cả chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế); kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm; kiểm tra nguồn cung cấp phân phối loại sản phẩm vi phạm; công bố trên phương tiện thông tin đại chúng biết về sản phẩm vi phạm an toàn; ngừng lưu thông sản phẩm, xem xét lại việc chứng nhận "safety mark", yêu cầu nhà phân phối có biện pháp ngăn chặn kịp thời; nhà phân phối phải tự kiểm tra 100% số sản phẩm đó trong những lô tiếp theo; cơ quan CPS sẽ giám sát việc thực hiện các yêu cầu trên trong vòng 6 tháng.
4.2. Hiệp hội BVNTD Singapore
Hiệp hội BVNTD Singapore (CASE) là tổ chức phi Chính phủ được thành lập từ năm 1971. Khi được thành lập, Thủ tướng Go Chor Tong đã cấp cho tổ chức này 5 triệu đô la Singapore, Hoạt động của Hội này dựa vào tiền đóng góp của các thành viên tham gia Hội, phí thu được từ các vụ khiếu kiện của NTD và tiền quyên góp từ thiện thông qua các hoạt động thể thao. Mục đích thành lập cũng như chức năng chính của CASE bao gồm:
+ Giáo dục NTD thông qua việc cung cấp thông tin, kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến nhằm giúp họ thành những NTD thông thái;
+ Làm việc với doanh nghiệp và khu vực bán lẻ nhằm thúc đẩy thương mại lành mạnh có lợi cho NTD,
+ Thúc đẩy việc xây dựng các văn bản luật liên quan đến BVNTD.
Mặc dù không phải là cơ quan nhà nước nhưng vai trò và khả năng ảnh hưởng của CASE trong lĩnh vực NTD rất lớn, nhất là hoạt động dự thảo và vận động hành lang cho các đạo luật liên quan đển BVNTD, ví dụ như Luật BVNTD của Singapore[158] năm 1975, Luật kinh doanh và bán hàng đa cấp sửa đổi năm 2000, Luật quảng cáo sửa đổi năm 2003, Luật BVNTD mới năm 2004[159]. Điều này cho thấy CASE nắm trong tay thực quyền để giải quyết tốt những vấn đề về NTD. Khi Luật BVNTD năm 2004 chính thức có hiệu lực, CASE cũng đã kí Biên bản hợp tác với 21 hiệp hội doanh nghiệp và các đối tác nhằm thúc đẩy việc triển khai luật cũng như thúc đẩy công tác hòa giải liên quan đến khiếu nại của NTD.
CASE có chiến lược tuyên truyền quảng bá hình ảnh ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ năm 1975, CASE đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác với Trung tâm phát thanh truyền hình Singapore để thực hiện các chương trình NTD trên đài và vô tuyến. Năm 1996, CASE chính thức có mặt trên mạng Internet và ra Tạp chí NTD “Consumer Magazine” in màu toàn bộ. Xuất phát từ mục đích đặt lợi ích của NTD lên trên hết, CASE không ngừng phát triển những kế hoạch truyền thông để tiếp cận với NTD như: lên sóng chương trình phát thanh CASE Talk để giải đáp thắc mắc của NTD trên hệ News Radio 93.8; thành lập và hỗ trợ Mạng lưới hoạt động tiêu dùng do sinh viên quản lý của Trường Đại học Quản lý SMU (năm 2001); thậm chí CASE Talk còn được mở rộng sang kênh 95.8 FM của Capital Radio để tiếp cận thính giả Trung Quốc.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của CASE khá gọn nhẹ nhưng làm việc rất hiệu quả và bao quát được nhiều lĩnh vực về BVNTD. Hiện tại tuy chỉ trả lương cho khoảng trên 30 nhân viên làm việc chính thức nhưng CASE có một mạng lưới đông đảo các tình nguyện viên làm việc tại 8 trung tâm hòa giải.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CASE[160]
Có thể khẳng định rằng CASE hoạt động rất hiệu quả nhờ có việc phối hợp chặt chẽ với không chỉ các cơ quan trong nước, mà còn tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.
Trong nước, Hiệp hội có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý như SRING, AVA[161]. Kể từ năm 2002, CASE phối hợp với Bộ Y tế nhằm đảm bảo các hóa đơn chứng từ của bệnh viện luôn minh bạch và rõ ràng. Năm 2006, CASE và Hiệp hội các đại lý du lịch quốc gia[162] đã cùng nhau phát động kế hoạch xây dựng sự tín nhiệm chung của NTD cho ngành công nghiệp du lịch (Joint accreditation scheme). Ngoài ra, CASE cũng áp dụng những Thỏa thuận mẫu và Quảng cáo minh bạch đối với các cơ quan giới thiệu việc làm đã được công nhận.
Ngoài nước, từ năm 1972, CASE đã trở thành thành viên thông tin[163] của IOCU[164] và đến năm 2002 trở thành thành viên liên kết[165]. Năm 2005, CASE là nước đầu tiên trên thế giới kí Biên bản ghi nhớ với Ủy ban điều phối NTD[166] của Ấn Độ. Cũng trong năm đó, CASE gia nhập Hiệp hội kiểm tra nghiên cứu Quốc tế BVNTD[167] với mục đích nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu và kiểm tra sản phẩm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD.
Nhìn vào những đóng góp và hoạt động của CASE có thể thấy được tính hiệu quả của các tổ chức này. Thực tế, CASE thực hiện đồng thời nhiều chức năng: dự thảo và xây dựng luật để đề xuất lên Chính phủ, thực thi những quyền hành pháp nhất định theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác khi triển khai hoạt động.
Với đặc thù là tổ chức phi Chính phủ, CASE đã tận dụng được số lượng không nhỏ tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động của mình góp phần đẩy nhanh tiến độ công việc cũng như tận dụng được nguồn nhân lực ấy.
Về việc giải quyết tranh chấp của NTD, trình tự giải quyết khiếu nại của CASE được tiến hành theo từng bước sau:
-
Xem xét các chứng cứ từ 2 phía NTD và nhà cung cấp
-
Hòa giải tại các trung tâm
-
Nếu không được sẽ chuyển sang giải quyết bằng cách khiếu kiện ra tòa dân sự.
Thực tế qua các năm tỉ lệ hoà giải được tại các trung tâm của CASE chiếm 80% các vụ khiếu kiện của NTD.
Uy tín của CASE không ngừng được nâng cao khi mà Hiệp hội này luôn sáng tạo ra những kênh mới để tiếp cận với NTD và luôn tìm hiểu, chia sẻ nguyện vọng của NTD, đồng thời đứng về phía họ trong trường hợp quyền lợi bị các doanh nghiệp xâm phạm. Phương châm giáo dục NTD của CASE sẽ phát huy hiệu quả bởi lẽ trình độ học vấn của người dân Singapore nhìn chung rất cao, dân số lại ít. Năm 2007 vừa qua, CASE lần đầu tiên tổ chức sự kiện “Đồng hành cùng CASE” trên quy mô cả nước để kỉ niệm ngày Quyền NTD thế giới.
Bên cạnh các hoạt động trong nước, từ năm 2005, CASE bắt đầu tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế với Ủy ban BVNTD của Ấn Độ và Hiệp hội tiêu dùng Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ “tham vọng” nối dài cánh tay BVNTD của CASE trên phạm vi xuyên quốc gia.
Nhìn chung, CASE luôn có những đổi mới và sáng tạo trong quá trình hoạt động, cùng với tiếng nói không nhỏ trong việc xây dựng Luật BVNTD, CASE đã tạo được uy tín đối với NTD và đông đảo doanh nghiệp Singapore. CaseTrust là một điển hình cho những đóng góp của CASE. CaseTrust được hiểu là một loại mã (code) được CASE kiểm nghiệm và cấp cho các doanh nghiệp, cửa hàng để chứng minh cho NTD về chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụỂ CaseTrust có thể được ví như một dạng “tem bảo hành”, là bên trung gian thu hút được lòng tin của cả NTD và doanh nghiệp. Sáng kiến này của CASE (1999) đến nay vẫn nhận được hưởng ứng và hợp tác từ phía doanh nghiệp và đông đảo NTD.
4.3. Đánh giá
Singapore được xem là một trong nước tiến bộ hàng đầu trên thế giới, luôn tìm ra những cách thức mới để bảo vệ người dân nói chung và NTD nói riêng, về công việc BVNTD, như đã nói ở trên, mô hình của Singapore không giống như nhiều quốc gia khác, do đặc thù nền kinh tế quốc dân có quy mô nhỏ, nên cơ quan nhà nước không hoàn toàn kiểm soát vấn đề trên mà trách nhiệm chính được trao cho Hiệp hội NTD Singapore (CASE), một tổ chức phi Chính phủ. CASE cũng được trang bị đầy đủ nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng của mình. Kinh nghiệm đáng học hỏi, tuy nhiên, là việc CASE không ngừng đưa ra các sáng kiến để tự tăng cường năng lực bản thân trong lĩnh vực BVNTD, cũng như huy động nguồn lực bổ sung (nhân lực tình nguyện, sự hợp tác của các cơ quan khác) để phục vụ cho công tác này, trên cơ sở nguồn lực tài chính ban đầu do Chính phủ trao cho. Có thể nói tính linh hoạt và sáng tạo là đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống thiết chế BVNTD tại Singapore.
5. THÁI LAN
Các cơ quan BVNTD Thái Lan nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Và những cơ quan này cũng đồng thời là cơ quan điều tiết ngành.
5.1. Ủy Ban BVNTD
Ủy ban BVNTD (Consumer Protection Board - CPB) bao gồm Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch, với các thành viên khác gồm Tổng thư ký cho Thủ tướng Chính phủ, Thư kí thường trực của Văn phòng Thủ tướng, Thư ký thường trực của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, Thư ký thường trực của Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Tổng thư ký Ủy ban Thực phẩm và Dược phẩm, tám thành viên có đủ điều kiện được bổ nhiệm bởi Hội đồng Bộ trưởng, Tổng thư ký của Văn phòng Ủy ban BVNTD. Nhiệm kỳ của các thành viên này là 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
Ủy ban BVNTD gồm có 3 ban sau: Ban về nhãn mác, Ban về hợp đồng, Ban về quảng cáo. Mỗi ban bao gồm không ít hơn 7 và không nhiều hơn 13 thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng, do Ủy ban BVNTD bổ nhiệm. Mỗi một thành viên có nhiệm kỳ là 2 năm.
Ngoài ra còn có các tiểu ban: như Tiểu ban về đàm phán: hợp đồng, quảng cáo, nhãn mác; Tiểu ban quyết định và giám sát quảng cáo; Tiểu ban về xem xét khiếu nại.
Ủy ban BVNTD có những quyền hạn và nhiệm vụ như dưới đây:
-
Xem xét các khiếu nại của NTD khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt hại do hành vi kinh doanh của doanh nghiệp;
-
Khởi kiện đối với hàng hóa gây hại cho sức khỏe NTD theo Điều 36 - Luật BVNTD;
-
Công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền lợi của NTD, và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ hay tên của chủ thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;
-
Đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ban, xem xét và quyết định kháng nghị đối với lệnh của Ban;
-
Ban hành các quy định liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của Ban và tiểu ban;
-
Giám sát và thúc đẩy việc việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cán bộ có thẩm quyền, các quan chức Chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác theo quy định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán bộ có thẩm quyền đối với vi phạm đến quyền của NTD;
-
Khởi tố theo pháp luật các vụ vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD khi Ủy ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu theo Điều 39 của Luật BVNTD
-
Đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện pháp B VNTD, xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến BVNTD khi được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao.
-
Công nhận các tổ chức thành lập theo Điều 40 của Luật Bảo vệ NTD
-
Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của Ủy ban
Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Ủy ban có thể giao cho Văn phòng Ủy ban BVNTD thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất để trình lên Ủy ban xem xét.
Văn phòng Ủy ban bảo vệ NTD (OCPB) thuộc Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo Luật Bảo vệ NTD, chịu sự quản lý và kiểm soát của Thủ tướng Chính phủ. Người đứng đầu cơ quan này là Tổng thư ký, đồng thời sẽ là thư ký và thành viên của Ủy ban Bảo vệ NTD.
Được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Ủy ban Bảo vệ NTD giao phó, OCPB có thẩm quyền và trách nhiệm như sau:
-
Tiếp nhận khiếu nại của NTD khi quyền lợi của họ bị xâm hại do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra;
-
Theo dõi và giám sát các hoạt động của những doanh nghiệp vi phạm quyền của NTD, và sắp xếp để kiểm tra và thẩm định chất lượng hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Thúc đẩy hay tiến hành việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo vệ NTD cùng các viện nghiên cứu hay các cơ quan khác;
-
Thúc đẩy giáo dục cho NTD về an toàn và nguy hại của hàng hóa, dịch vụ;
-
Phổ biến thông tin kỹ thuật và thông tin giáo dục tới NTD nhằm tạo thói quen tiêu dùng tốt cho sức khỏe, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên;
-
Hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, thúc đẩy hoặc xây dựng các tiêu chuẩn của hàng hóa và dịch vụ;
-
Thực hiện các hoạt động khác do các Ban hoặc Ủy ban giao phó
Việc giải quyết tranh chấp khiếu nại NTD được thực hiện dưới hai hình thức:
(1) Thương lương:
-
Thương lượng sơ bộ do công chức của OCPB thực hiện.
Bước 1: Xem xét các vấn đề từ người khiếu nại (NTD).
Bước 2: Yêu cầu chủ thể kinh doanh và NTD thương lượng, trong đó cán bộ của Văn phòng Ủy ban BVNTD giữ vai trò như là trung gian hoà giải.
-
Thương lượng bởi Tiểu ban đàm phán khiếu nại (Tiểu ban đàm phán về hợp đồng, quảng cáo và ghi nhãn) hoặc Tiểu ban xem xét khiếu nại của NTD, nếu như thương lượng sơ bộ thất bại, vấn đề sẽ được chuyển đến Ban để tiếp tục xem xét.
(2) Khởi kiên vả khởi tố:
Luật BVNTD Điều 39 trao cho Ủy ban BVNTD quyền tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của NTD khi Ủy ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.
Trong trường hợp Ủy ban thấy cần thiết tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của NTD hoặc khi nhận được khiếu nại của NTD mà các quyền của họ bị xâm phạm, và Ủy ban nhận thấy rằng việc khởi tố sẽ có lợi cho NTD xét về tổng thể thì Ủy ban có quyền chỉ định công tố viên với sự chấp thuận của Tổng Vụ trưởng Vụ công tố, hoặc một công chức chuyên trách về BVNTD trong OCPB tiến hành khởi kiện vụ án dân sự và khởi tố vụ án hình sự tại toà án đối với những người vi phạm quyền của NTD. Tất cả mọi chi phí đều được miễn trừ.
Tóm lại, NTD sẽ không trực tiếp mà gián tiếp khởi kiện theo pháp luật về việc vi phạm các quyền của NTD thông qua Ủy ban BVNTD và các Hội BVNTD được thừa nhận
5.2. Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp
Bên cạnh Luật BVNTD, năm 2002, Thái Lan có thông qua một đạo luật nữa cũng có tầm quan trọng cao trong lĩnh vực này - Đạo luật về Bán hàng và Tiếp thị trực tiếp. Đạo luật này BVNTD tránh khỏi sự ràng buộc của các hợp đồng bán hàng trực tiếp một chiều không công bằng, tránh khỏi bị lừa bởi các hình thức bán hàng đa cấp bất chính, và bảo vệ sự riêng tư của NTD trước các hình thái tiếp thị trực tiếp.
Theo đạo luật này, một Ủy ban Bán hàng và Tiếp thị trực tiếp được thành lập, bao gồm một vị Chủ tịch do Nội các bổ nhiệm, 4 thành viên mặc nhiên (Cục trưởng Cục Nội thương, Cục trưởng Cục Xúc tiến Công nghiệp, người đứng đầu lực lượng cảnh sát hoàng gia Thái Lan, và Tổng Thư ký Ủy ban Lương thực và Dược liệu), 4 thành viên được bổ nhiệm từ các hiệp hội có liên quan đến tiếp thị và bán hàng trực tiếp và BVNTD, và 4 thành viên khác nữa theo yêu cầu (trong đó có 2 đại diện của giới doanh nghiệp). Chủ tịch Ủy ban BVNTD sẽ chịu trách nhiệm giữ sổ đăng ký bán hàng và tiếp thị trực tiếp, trong khi Tổng thư ký của Văn phòng Ủy ban BVNTD sẽ tham gia vảo Ủy ban bán hàng và tiếp thị trực tiếp với tư cách thành viên và thư ký.
Ủy ban này có nhiệm kỳ 3 năm bao gồm các tiểu ban về bán hàng và tiếp thị trực tiếp, tiểu ban về quy tắc và thử tục thông báo, tiểu ban về so sánh sai lệch, tiểu ban về xem xét khiếu nại NTD. Ủy ban này có chức năng B VNTD trong hệ thống bán hàng và tiếp thị trực tiếp, và có thể đưa ra các khuyến cáo chung cho NTD về các loại mặt hàng, dịch vụ “có thể gây hại” và danh tính các nhà sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó mà không cần phải giải trình cụ thể về các khuyển cáo này. Ủy ban này do Văn phòng Ủy ban BVNTD giám sát, quản lý và hỗ trợ.
Các hội BVNTD được Ủy ban BVNTD cho phép thành lập theo Điều 40 của Luật BVNTD: “Bất kỳ hội nào có mục tiêu BVNTD hoặc chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh và có điều lệ, hội đồng, thành viên và các phương pháp hoạt động hoàn toàn phù hợp với các điều kiện do quy định của Bộ đặt ra thì đều có quyền làm đơn gửi Ủy ban xin công nhận quyền tiến hành các thủ tục khởi tố theo pháp luật như quy định tại Điều 41.”
Điều 41 của Luật quy định rằng, trong việc khởi tố theo pháp luật về việc vi phạm các quyền của NTD, các hội đã được Ủy ban công nhận có quyền khởi tố hình sự hay dân sự hay tiến hành kiện cáo để BVNTD và có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại thay mặt cho thành viên của hội nếu hội được thành viên của mình ủy quyền thay mặt đòi bồi thường thiệt hại.
Luật BVNTD cũng có quy định bảo vệ quyền lợi của các thành viên đã ủy quyền cho hội tiến hành các vụ khiếu nại, kiện tụng bằng việc quy định hội sẽ không được rút lui việc kiện tụng nếu không được Tòa án chấp thuận, và rằng việc rút lui một vụ kiện hay thôi xét xử một vụ kiện, v.v.. chỉ được thực hiện nếu có giấy đồng ý của người ủy quyền gửi lên Tòa án.
5.3. Tổ chức dân sự - xã hội
Một trong các tổ chức xã hội BVNTD nổi bật nhất của Thái Lan là Tổ chức vì NTD (Foundation for Consumers - FFC), thành lập năm 1994. Tổ chức này là một thành viên cốt cán giúp thành lập Hiệp hội các Tổ chức BVNTD Thái Lan (CCOT) gồm 17 thành viên là các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực như sức khoẻ, giới tính, nông nghiệp, quyền của người lao động. FFC có thành lập một Trung tâm Khiếu nại và Hỗ trợ pháp lý và phát hành một tạp chí tiêu dùng có tên “Tạp chí Người mua Thông thái” với 12,000 độc giả thường xuyên. Các vụ khiếu nại do Trung tâm Khiếu nại và Hỗ trợ pháp lý giúp giải quyết được đăng lên tạp chí này và thông qua đó tới tay giới truyền thông mở rộng.
5.4. Đánh giá
Như vậy, về nguyên tắc, hệ thống cơ quan nhà nước về BVNTD của Thái Lan là khá độc lập, tập trung và có quyền lực cao, với Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch của CPB (cơ quan lập quy về BVNTD), và Văn phòng của CPB (cơ quan thực thi) thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng có những quyền lực thực tế khá mạnh, có tính răn đe cao, ví dụ như đưa ra khuyến cáo về các sản phẩm dịch vụ có hại mà không cần giải trình hay chứng minh. Điều này có lợi thế là nâng cao vị thế của công tác BVNTD tại Thái Lan, tạo thuận lợi cho công tác thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể về công tác thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp tiêu dùng nào có sẵn cho phép đánh giá mức độ thành công của hệ thống này. Hệ thống giải quyết tranh chấp của Thái Lan vẫn còn thiên quá nhiều về hòa giải thương lượng và các biện pháp hành chính, chưa tách bạch khỏi đươc hệ thống Tòa án nói chung. Hệ thống BVNTD cũng có sự hợp tác chặt chẽ của cơ quan cảnh sát hoàng gia Thái Lan.
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Điểm chung đầu tiên dễ thấy có thể rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia nói trên là dù họ có các cách tiếp cận khác nhau, quốc gia nào cũng có một hệ thống chuyên biệt về BVNTD. Ấn Độ và Malaysia có cả một Bộ các vấn đề liên quan đến NTD. Thái Lan có một Ủy ban về BVNTD do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu. Điều này giúp tăng cường quyền lực thực thi pháp luật của hệ thống thiết chế BVNTD, có ảnh hưởng tích cực đến năng lực bộ máy. Singapore là trường hợp ngoại lệ nơi không sử dụng công quyền là chính để BVNTD, thay vào đó là thông qua quyền lực của xã hôi dân sự. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là CASE, nhận được sự đỡ đầu của chính Thủ tướng Go Chor Tong. Mặt trái của vấn đề là hiện tượng lạm quyền, dĩ nhiên, cần được luôn luôn chú ý ngăn chặn và xem xét, ví dụ như xây dựng và đảm bảo một cơ chế bổ nhiệm, kiểm tra và thanh tra nghiêm ngặt.
Việc phát triển một hệ thống chuyên trách để giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa NTD và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao năng lực của hệ thống thiết chế BVNTD. Ấn Độ có cả một hệ thống bán tư pháp quy mô rộng khắp từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương chịu trách nhiệm về vấn đề này, với nhân sự có kinh nghiệm hoạt động trong các cơ qua tư pháp. Hệ thống này còn có sự hỗ trợ của các phòng, ban chuyên trách ở các cơ quan hữu quan, và các nỗ lực hòa giải tại các tổ chức dân sự - xã hội. Malaysia có Tòa án chuyên trách về NTD. Tại Singapore, CASE là đầu mối xử lý tất cả các tranh chấp, khiếu nại của NTD trước khi tới bước chuyển ra tòa dân sự, với mức độ thành công vụ việc lên đến 80%. Tương tự như vậy tại Thái Lan với vai trò của OCPB. Việc phát triển và sử dụng chuyên môn tư pháp trong hệ thống giải quyết tranh chấp cũng cho phép bảo vệ quyền lợi của NTD một cách hiệu quả. Đặc biệt, tất cả các quốc gia mà chúng tôi tham khảo kinh nghiệm đều có một quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại tiêu dùng gọn nhẹ, dễ tiếp cận, không đòi hỏi nhiều kinh phí, để thân thiện hơn với NTD.
Bài học thứ ba là chúng ta không thể tránh được các đầu tư về bộ máy, con người và tài chính cho hệ thống thiết chế này. Trong khi nhu cầu về làm gọn nhẹ bộ máy hành chính là hiển nhiên, các đầu tư thiết yếu này là tối cần thiết, để hệ thống thiết chế bảo vệ NTD có thể cất cánh trên một nền tảng vững chắc. Dĩ nhiên, là các cơ quan, tổ chức nhận được đầu tư cần phải chịu trách nhiệm (accountability) cũng như minh bạch (transparency) về việc các khoản đầu tư đó được sử dụng hiệu quả như thế nào. Kinh nghiệm thế giới về cơ chế kiểm toán xã hội (social audits) có thể được xem xét học tập liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức dân sự - xã hội trong lĩnh vực này nên được khuyến khích, thậm chí thể chế hóa (institutionalize), để tạo ra sự cân bằng cho bộ máy và giúp huy động thêm các nguồn lực và sự ủng hộ trog xã hội đối với vấn đề BVNTD.
Một khi bộ máy đã được thiết kế với mức độ trao quyền thích hợp, có đầu tư ban đầu vững chắc, với chuyên môn sâu và chuyên biệt về BVNTD, các công nghệ mới cũng như các sáng kiến hoạt động mới cần được không ngừng áp dụng và triển khai, giúp hệ thống thiết chế BVNTD để gần hơn với mỗi đối tượng được bảo vệ, ví dụ như số hóa (digitalization) hệ thống, sử dụng nhiều kênh giao tiếp: truyền thống thông qua các phương tiện truyền thông cũ như tivi, báo, đài; trung tâm như mạng Internet, đường đây nóng (hotlines) và các trung tâm giải đáp (call centres); hoặc cập nhật nhất như các ứng dụng trên điện thoại thông minh (smart phones), v.v.. Ví dụ, tổ chức FOMCA ở Malaysia gần đây đã đưa vào hoạt động một ứng dụng FOMCA trên điện thoại thông minh, cho phép NTD chụp ảnh, quay video các tranh chấp, vi phạm làm bằng chứng và gửi tới trung tâm thông tin của FOMCA để khiếu nại ngay lập tức qua sóng 3G. Vấn đề hợp tác quốc tế cũng cần được chú trọng đẩy mạnh cho cả khu vực công quyền và phi công quyền, ngày nay khi các vấn đề NTD đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia với thương mại điện tử (e-commerce) và phong trào tự do hóa thương mại.
Cuối cùng, công tác giáo dục cho NTD cần được đẩy mạnh rộng khắp. Ở các quốc gia như Malaysia và Singapore, vấn đề BVNTD hiện đã được đưa vào trường học, từ cấp tiểu học đến đại học. Ở Ấn Độ, các nhà hoạt động xã hội về quyền của NTD đến tận các làng mạc hẻo lánh nhất để nói chuyện với những người nông dân mù chữ. Việt Nam cũng cần phát triển các hoạt động như vậy để giúp NTD nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tự bảo vệ bản thân và hợp tác với các cơ quan thuộc hệ thống thiết chế BVNTD nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động nói chung của toàn bộ bộ máy.
Chuyên đề 5
ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở VIỆT NAM
ThS. Hoàng Minh Chiến
ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
ThS. Phạm Phương Thảo
Trường Đại học Luật Hà Nội
1. KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP UẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở VIỆT NAM
Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD, các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD quan trọng nhất hiện đang tồn tại ở Việt Nam:
-
Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD [168].
-
Các Hội bảo vệ NTD (chủ yếu bao gồm Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam và các Hội bảo vệ NTD ở các tỉnh)
-
Hệ thống cơ quan tài phán
1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD
1.1.1. Bộ Công Thương
Điều 47 khoản 1 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD được phân công và phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia (như các bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các cấp) trong đó các cơ quan thuộc ngành công thương (Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện) đóng vai trò có tính nòng cốt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Công Thương được Luật Bảo vệ quyền lợi NTD trao cho các nhiệm vụ cụ thể như sau:
“1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD.”[169]
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
Ngoài quy định kể trên, tại Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có quy định Bộ Công Thương cũng là cơ quan tiếp nhận việc báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa trong trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên.
Sở dĩ được Chính phủ giao trách nhiệm trong công tác bảo vệ quyeefn lợi người tiêu dùng như vậy là bởi Bộ Công Thương có những nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Cụ thể, Theo Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010[170] Bộ Công Thương cũng là đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng liên quan tới công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập với tư cách pháp nhân là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương mại) từ năm 2004. Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006, trong Cục Quản lý cạnh tranh có Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD. Phòng này có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ trưởng Bộ Công Thương) và Quyết định số 848/2013/QĐ- BCT ngày 5/2/2013 của Bộ trường Bộ Công Thương.
Phòng Bảo vệ NTD có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
“a. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Phát hiện và đề xuất Cục trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những quy định không phù hợp với pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD và hưởng dẫn các Sở Thương mại/SỞ Thương mại Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương;
đ. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và đề xuất Cục trưởng xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Thụ lý khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD;
-
Đề xuất Cục trưởng giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật.
-
Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp luật;
-
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Cục trưởng.”
Mặc dù mới được thành lập chưa lâu, tuy nhiên những thành quả mà Cục Quản lý cạnh tranh nói chung và Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng rất đáng được ghi nhận:
(i) Với tư cách là đơn vị được giao chủ trì xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Cục QLCT đã hoàn thành các văn bản như: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Việc ban hành các văn bản này không chỉ giúp đưa các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đi vào cuộc sống, mà còn tạo hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.
(ii) Để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành một cách có hiệu quả cũng như thiết lập một Trung tâm hỗ trợ NTD và các cơ quan quản lý nhà nước địa phương, các tổ chức bảo vệ NTD, với sự hỗ trợ của Dự án Mutrap, Cục QLCT đã xây dựng Trung tâm hỗ trợ NTD qua điện thoại (Call - Center) cũng như xây dựng website về bảo vệ quyền lợi NTD. Cho đến nay, các bước xây dựng Trung tâm nói trên đang gấp rút được hoàn thành và đi vào vận hành thử nghiệm.
(iii) Về vấn đề đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung Cho đến nay mới chỉ có 80 hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chính được đăng ký tại các Sở Công Thương. Địa phương tiếp nhận nhiều hồ sơ nhất là Đăk Lăk, Đăk Nông (6 bộ) còn lại các Sở Công Thương ở địa phương khác mới chỉ tiếp nhận 1-3 bộ hồ sơ, thậm chí có Sở Công Thương còn chưa tiếp nhận được hồ sơ nào như: Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Hải Phòng, Thái Nguyên[171]
(iv) Trong công tác thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD, chỉ riêng năm 2011, thông qua phản ánh của NTD, các cơ quan, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng Cục QLCT đã can thiệp, giải quyết nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi NTD, trong đó có những vụ việc có tác động lớn đến xã hội như: vụ thu hồi xe ô tô của Công ty Toyota Việt Nam, vụ thu hồi xe máy Honda Lead của Công ty Honda Việt Nam, vụ thu hồi sản phẩm máy sấy tóc hiệu Philips,... Các hoạt động này nhận được sự hưởng ứng, khích lệ của NTD và xã hội.
Bên cạnh Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước, từ đó góp phần đảm bảo môi trường lành mạnh cho người tiêu dùng. Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày 6/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương Cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ cơ bản sau:
-
Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
-
Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, chiến lược phát triển, chưong trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp.
-
Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước sau khi được phê duyệt; tổ chức tuyên truyền, phố biến pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường.
-
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.
-
Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình vi phạm trong hoạt động thương mại, chất lượng hàng công nghiệp của tổ chức, cá nhân kinh doanh; hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường cả nước. Theo dõi, dự báo đề xuất giải pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn.
-
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
-
Làm nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.
Khác với Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường là cơ quan được thành lập sớm hơn và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương, với đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo (gần 6.000 cán bộ). Các hoạt động của Cục Quản lý thị trường rất đa dạng và phong phú, như kiểm tra xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng trốn thuế..ắ nhằm tạo dựng một thị trường lành mạnh, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài Bộ Công Thương, khi đánh giá các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta cũng phải kể đến những cơ quan quản lý ngành khác, đặc biệt là những ngành có liên quan trực tiếp tới vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.... Tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu tác giả không tỉm hiểu sâu các quy định pháp luật về hệ thống những cơ quan này mà chỉ tập trung phân tích vị trí, chức năng nhiệm quyền hạn của những cơ quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng.
1.1.2. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định tại Điều 47 khoản 4 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Ủy ban nhân dân các cấp được giao các nhiệm vụ cụ thể như sau:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
-
Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải tại địa phương.
-
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương. Sở Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương bao gồm:
a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;
c) Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ NTD thực hiện;
d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh;
đ) Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động;
e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD.
g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Điều 23 Nghị định này;
h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật;
k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.[172]
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp tỉnh cũng là cơ quan tiếp nhận báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khấu hàng hóa.
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Hiện nay theo quy định pháp luật, Ủy ban nhân cấp huyện quyết định đơn vị giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Như vậy khác với Ủy ban nhân cấp tỉnh, Ủy ban nhân cấp huyện được tự mình chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của địa phương mình. Tuy vây, luật lại quy định rất cụ thể trách nhiệm của đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;
c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi NTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;
d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi NTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại;
đ) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và Điều 23 Nghị định này;
e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
g) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.[173]
Đối với nhiệm vụ thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD, theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng thì NTD, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. NTD, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc giải quyết yêu cầu này của NTD hoặc của tổ chức xã hội được quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD như sau:
-
Khi nhận được yêu cầu của NTD, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
-
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây: a) Nội dung vi phạm; b) Biện pháp khắc phục hậu quả (như buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; hoặc buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi NTD ra khỏi hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung); c) Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
-
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả như trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách công khai tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD.
Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2011/NĐ -CP, Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi địa bàn mình quản lý, cũng có trách nhiệm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm:
-
Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
-
Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi NTĐ.
-
Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
-
Xử lý các vi phạm về bảo vệ NTD theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
-
Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
1.2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD
Về mặt pháp lý, vai trò của các Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD đã được công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 (thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).
Để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm các Hội bảo vệ NTD và cả các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, các Hội ngành nghề v.v.) tham gia vào công tác bảo vệ NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã xác định rõ các tổ chức xã hội nói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng sẽ thực hiện các hoạt động để giúp NTD bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD bằng các hoạt động sau đây:
“a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTD khi có yêu cầu;
-
Đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
-
Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
-
Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho NTD về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD;
đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi NTD;
-
Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 Luật này;
g) Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.”
Có thể nói quy định tổ chức xã hội được tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng là một trong những quy định mang tính đột phá của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Việc tổ chức xã hội có quyền đứng ra tự khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng đã giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn đối với những vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng đến số đông người tiêu dùng như vụ việc nước tương có chứa chất gây ung thư 3MCPD, vụ việc sữa nhiễm melanine... Bởi theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chưa có quy định về “khởi kiện tập thể”. Tại Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011, về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, chỉ quy định “ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Tuy nhiên để có thể tự mình đứng ra khởi kiện, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, bao gồm:
“l.Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
-
Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của NTD hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi NTD.
-
Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện.
-
Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.”[174]
Ngoài việc phải đảm bảo quyền lợi của những người tiêu dùng có liên quan đến vụ án, tránh tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, Luật cũng yêu cầu tổ chức xã hội tham gia khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng quy định tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có thể được hưởng hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc các hỗ trợ khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, bao gồm các nhiệm vụ:
-
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của NTD.
-
Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho NTD.
-
Tư vấn, hỗ trợ cho NTD.
-
Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của NTD.[175]
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là các chủ thể có thẩm quyền quyết định trong việc giao nhiệm vụ cho các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTD, trở thành cầu nối giúp giải quyết những khó khăn vướng mắc giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Vì vậy có thể thấy việc quy định cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền thành lập các tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh là hoàn toàn hợp lý.[176] Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định chi tiết trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức hòa giải này.
Có thể nói, những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong những năm vừa qua, ở nước ta tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD được biết đến trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD là Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam (gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam, tên giao dịch: Vinastas) và nhiều Hội Bảo vệ quyền lợi NTD ở các địa phương (các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Theo báo cáo tại Hội thảo “Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam” trong năm 2011, các hội BVQLNTD trong cả nước đã giải quyết được gần 2.000 vụ khiếu nại của người tiêu dùng với tỉ lệ thành công là 70 - 80%, một số hội như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỷ lệ giải quyết thành công lên đến 90%. Có 4 Hội mới được thành lập, đưa tổng số hội trong cả nước là 44 hội, trong đó có 7 hội đã được công nhận là hội đặc thù gồm: Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hoà, Đăk Lăk, Cà Mau, Bến Tre. Đặc biệt, Hội tiêu chuẩn và BVQLNTD Việt Nam (Vinastas) là Hội hoạt động trên cả nước đã có những hoạt động tích cực trong công tác BVQLNTD. Bên cạnh đó, mặc dù nhận thức rõ vai trò của các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động BVQLNTD nói chung và các tổ chức bảo vệ NTD nói riêng rất quan trọng, nhưng cho đến thời điểm này, việc triển khai các quy định pháp luật nói trên còn nhiều lúng túng và các tổ chức BVQLNTD vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.
1.3. Hệ thống cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTD
Theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, hệ thống Tòa án của Việt Nam được tổ chức thành các cấp, bao gồm Tòa án nhân đân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, chỉ Tòa án nhân dân từ cấp tỉnh trở lên mới chia thành các tòa chuyên trách như Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Các vụ án về bảo vệ quyền lợi NTD không có Tòa án chuyên trách riêng để xử lý mà được xếp vào loại vụ kiện dân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật bồi thường, thiệt hại ngoài hợp đồng mà Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan đã quy định. Trình tự, thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể từ Điều 33 đến Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011.
Cụ thể, NTD có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì có quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi xâm phạm ra trước Tòa án để đòi bồi thường. Hội Bảo vệ quyền lợi NTD cũng có quyền khởi kiện nếu được NTD ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định tại Điều 4 và Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2006. Trong quá trình giải quyết vụ kiện NTD và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước Tòa án (Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự) có quyền thỏa thuận, hòa giải với nhau về việc giải quyết vụ kiện (Điều 5 và Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự). Cả hai bên đương sự, khi khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện, NTD, người bị kiện phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình, Tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định (Điều 6, Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự). Việc xét xử cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định như Tòa án xét xử tập thể, công khai, thực hiện chế độ hai cấp xét xử...
Như vậy có thể thấy, Tòa án với vai trò là cơ quan tư pháp, đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Vì vậy để thúc đẩy và tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan này, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã có một số quy định quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NTD thực hiện quyền khởi kiện của mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, cụ thể:
Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, trong một số trường hợp nhất định, NTD là cá nhân có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục đơn giản để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó là những trường hợp thỏa mãn ba yêu cầu sau: Thứ nhất, nguyên đơn là cá nhân NTD và bị đơn là tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nguyên đơn. Thứ hai, vụ án được xếp vào loại “đơn giản” và có “chứng cứ rõ ràng”. Tuy nhiên, việc giải thích thế nào là vụ án đơn giản và có chứng cứ rõ ràng chắc sẽ phải chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (chẳng hạn Tòa án nhân dân tối cao). Thứ ba, giá trị giao dịch trong vụ tranh chấp dưới 100 triệu đồng.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã chuyển một phần gánh nặng chứng minh từ phía NTD (nguyên đơn) sang phía tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (bị đơn) so với các vụ kiện dân sự thông thường. Cụ thể, theo quy định tại Điều 42, nghĩa vụ chứng minh tổ chức, cá nhân có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho NTD đã được quy định dứt khoát rằng đó không phải là nghĩa vụ của NTD mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ muốn không bị truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã miễn nghĩa vụ tạm ứng án phí của NTD khi NTD khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 43). Tuy nhiên, cần lưu ý, việc miễn tạm ứng án phí không đồng nghĩa với việc miễn án phí. Trường hợp NTD thua kiện, họ vẫn có thể phải chịu án phí như quy định trong pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
Khi đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của Chính phủ, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng trao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích công cộng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được quyền khởi kiện dưới một trong hai hình thức: khởi kiện theo sự ủy quyền của NTD hoặc khởi kiện không cần ủy quyền của NTD nhằm bảo vệ lợi ích công cộng (Điều 28 khoản lb). Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, khi tổ chức xã hội nói trên tiến hành khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD, tổ chức này phải tiến hành thông báo về hoạt động này để giúp các tổ chức, cá nhân có liên quan (nhất là NTD) được biết. Cụ thể, Điều 44 khoản 1 Luật này quy định “Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.” Các nội dung thông báo này bao gồm: a) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện; b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện; c) Nội dung khởi kiện; d) Thủ tục và thời hạn đăng ký tham gia vụ án. Tòa án có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Khi vụ án dân sự do tổ chức xã hội khởi kiện đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền, Tòa án này phải tiến hành thông báo nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD như sau: “Bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD do tổ chức xã hội khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng bằng hình thức thích hợp”. Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD khởi kiện vì lợi ích công cộng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án (Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD).
2. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỆ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD VIỆT NAM
2.1. Các quy định pháp luật về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD
2.1.1. Có sự chồng chéo, mâu thuẫn về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
Có thể thấy, mô hình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam được tổ chức theo mô hình phi tập trung. Bên cạnh ưu điểm đó là tạo ra được khả năng huy động lực lượng đông đảo để thực hiện mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng thì nhược điểm lớn nhất của mô hình này đó là tạo ra sự chồng chéo về thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thì “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi cả nước”ệ Điều 68 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định: “Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Điều 61 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định “Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.”... Như vậy, chúng ta cũng có thể hình dung, trong thực tế, khả năng các cơ quan tham gia công tác bảo vệ quyền lợi NTD sẽ bị mâu thuẫn, chồng chéo đến mức nào. Vì thế, không phải ngẫu nhiên khi Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương đã từng phản ánh rằng: “hiện nay, trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, bảo đảm quyền lợi NTD đã có hàng chục cơ quan khác nhau”.
2.1.2. Không có sự phân công cụ thể, thống nhất trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan quản lý các cấp.
Ở cấp Trung ương, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương là cơ quan quản lý chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, đơn vị này phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác như quản lý cạnh tranh và phòng vệ thương mại. Vì vậy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giao cho Ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Ban 3) trong Cục, với cơ sở vật chất và nhân lực rất hạn chế. Ở cấp địa phương, Sở Công Thương là đơn vị giúp úy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên theo phản ánh tại rất nhiều đại phương, mặc dù được giao nhiệm vụ như vậy, nhưng hầu như chưa Sở Công Thương nào có chuyên viên chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các chuyên viên của Sở cũng chưa được tập huấn các kĩ năng chuyên môn cần thiết để thực thi nhiệm vụ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, theo quy định pháp luật hiện hành Ủy ban nhân cấp huyện tự quyết định đơn vị giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Vì vậy việc giao chức năng quản lý nhà nước về quyền lợi NTD cho các đơn vị chuyên môn tại mỗi địa phương có nhiều điểm khác nhau. Có nơi giao cho Chi cục Quản lý thị trường, có nơi lại giao cho Phòng quản lý Thương mại, Phòng Kinh tế đối ngoại hoặc Phòng Pháp chế... Vì thế, các hoạt động quản lý nhà nước về BVQLNTD chưa được triển khai một cách đồng bộ thường xuyên và nghiêm túc.
2.1.3. Chưa thấy được những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các quy đinh pháp luật trên thực tế.
Mặc dù mới có hiệu lực thi hành được hơn một năm, tuy nhiên những nhiệm vụ đề ra trong công tác thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về mặt thời gian, công sức cũng như tài chính. Nhìn vào hệ thống quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta có thể thấy rõ mong muốn của các nhà làm luật đó là có thể mở rộng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, chính những quy định pháp luật đó lại không phù hợp với cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng mà chúng ta có. Sau một năm nhìn lại, hoạt động triển khai thực thi luật của các cơ quản quản lý nhà nước còn nhiều bất cập hạn chế, hầu hết các hoạt động mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc tổ chức hội nghị, hội thảo mà chưa có những hoạt động cụ thể mang tính thiết thực. Mạng lưới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng ở cấp tỉnh còn thưa thớt, không đồng bộ giữa các địa phương chưa nói gì tới các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, hay thậm chí là cấp xã.
2.2. Các quy định pháp luật về tổ chức xã hội
2.2.1. Các quy đinh pháp luật về chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với hoạt động của Hội còn chưa thực sự thống nhất và rõ ràng
Các tổ chức xã hội chuyên về bảo vệ người tiêu dùng không được quy định là hội đặc thù. Hiện nay, theo Quyết định số 68/2010/QD-TTg ngày 1/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Hội có tính chất đặc thù thì Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam chưa được xếp vào loại hội có tính chất đặc thù, do Hội mới chỉ đáp ứng 1 tiêu chí của Hội đặc thù là: hoạt động vì mục tiêu xã hội nhân đạo, còn 2 tiêu chí khác là: thành viên của Hội là những người chịu nhiều khó khăn thiệt thòi cần xã hội, nhà nước quan tâm, giúp đỡ và được nhà nước hỗ trợ về kinh phí trước ngày Nghị định 45/2010/NĐ- CP có hiệu lựcử Theo quy chế này, hội gặp khó khăn lớn về nguồn tài chính để hoạt động bởi phải tự trang trải chi phí hoạt động, trong khi hội bảo vệ NTD không thu phí hoạt động của hội viên và các nguồn thu khác không lớn. Tuy nhiên, hiện nay, có một số địa phương đã công nhận Hội bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương mình là hội đặc thù, chủ yếu là các Hội phía nam, nơi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện rất nghiêm túc.
Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật quy định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức xã hội sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí[177] nhưng những nhiệm vụ này lại được quy định khá chung chung, không có cơ chế rõ ràng để triển khai thực hiện trên thực tế. Quy định như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật, thiếu tính thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương. Địa phương có thể trích một phần ngân sách cho hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để thực hiện những nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước giao, hoặc có thể không trích tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể có thẩm quyền.
-
Quy định pháp luật cho phép tổ chức xã hội đứng ra khởi kiện vì lợi ích công cộng khó áp dụng trên thực tế - không thể hiện được vai trò của Hội
Theo quy định pháp luật, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng. Tuy nhiên, Luật không hề giải thích thế nào là “lợi ích công cộng”. Khi nào vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được cho là xâm phạm tới lợi ích công cộng. Chúng ta có thể hiểu lợi ích công cộng là lợi ích của tập thể, lợi ích của nhiều người hay lợi ích chung của toàn xã hội? Làm thế nào để chứng minh đó là lợi ích chung, chứ không phải lợi ích của một nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan? vẫn biết việc giải thích pháp luật quá chi tiết đôi khi sẽ làm khó cho các cơ quan thực thi, nhưng nếu quy định chung chung như vậy thì việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc yêu cầu tổ chức xã hội chịu mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện sẽ khiến tổ chức xã hội không có khả năng để thực hiện tốt vai trò của mình bởi những khó khăn trong vấn đề tài chính như đã trình bày ở trên. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP khi tổ chức xã hội thực hiện việc khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức xã hội liên quan có quyền và nghĩa vụ phối hợp với các tổ chức xã hội đã khởi kiện để thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin và các hoạt động khác liên quan đến quá trình tố tụng. Đây cũng là quy định duy nhất về cơ chế phối hợp giữa tổ chức xã hội với các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện nhiệm vụ quyên hạn chủa mình.
2.3. Các quy định pháp luật về thiết chế tòa án trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.3.1. Thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 với các quy định pháp luật về tố tụng dân sự.
Có thể nói, tòa án là một trong những thiết chế quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi tòa án là hệ thống cơ quan tư pháp được hình thành từ trung ương tới địa phương, có khả năng giải quyết với số lượng lớn các vụ tranh chấp liên quan tới người tiêu dùng. Tuy nhiên một trong những hạn chế lớn nhất khiến người tiêu dùng không muốn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án đó là do tính phức tạp và thời gian kéo dài của phương thức này. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa năng lực của thiết chế tòa án trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật BVQLNTD 2010 đã có bước đột phá trong quy định về “thủ tục đơn giản” đối với những vụ tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhất định. Cụ thể, Luật BVQLNTD quy định về loại vụ việc được giải quyết theo thủ tục đơn giản (khoản 2 Điều 42) để giải quyết những vụ việc đơn giản về bảo vệ người tiêu dùng, nhưng việc quy định thủ tục đơn giản không được quy định cụ thể trong Luật. Trong khi đó, lại có sự vênh nhau trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Cùng là một thủ tục nhằm giải quyết những vụ việc đơn giản, giá trị tranh chấp không lớn... nhưng Luật BVQLNTD 2010 gọi là “thủ tục đơn giản”, trong khi pháp luật tố tụng dân sự coi đây là một trong những loại vụ việc được giải quyết theo “thủ tục rút gọn”. Và đến thời điểm này, Toà án nhân dân tối cao cũng chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về trình tự thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn, khi Tòa án nhân dân tối cao vẫn luôn bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng với trình độ lập pháp và chấp pháp như hiện nay, Việt Nam chưa thể áp dụng “thủ tục rút gọn” để giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Vì vậy cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để “Thủ tục đơn giản” hay chính là “thủ tục rút gọn” trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể chi tiết và áp dụng trong thực tiễn.
3. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CÁC QUY QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD Ở VIỆT NAM
Thứ nhất, hiện nay Nghị định số 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã chính thức ban hành, vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng phải có chính sách áp dụng quy định pháp luật một cách chính xác và mang tính thống nhất cao. Trước hết phải thể hiện rõ trong các văn bản luật về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Không được quy định một cách chung chung, ôm đồm quá nhiều nhiệm vụ, sẽ dẫn đến tình trạng, cơ quan nào cũng có trách nhiệm nhưng không hiểu trách nhiệm của mình đến đâu. cần có cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ hai, đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện, cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn và cách thức tổ chức thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn đó, góp phần thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách thống nhất. Tránh tình trạng, mặc dù trong Luật quy định rõ quyền khiếu nại của người tiêu dùng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng người tiêu dùng lại không biết khiếu nại tới phòng, ban nào của Ủy ban nhân dân cấp huyện để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Hay tình trạng các phòng, ban đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, không giải quyết yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, hoặc mỗi địa phương lại có cách thức giải quyết khác nhau. Việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng cần được áp dụng thống nhất đối với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cấp tỉnh.Theo quy định pháp luật, Sở Công Thương là đơn vị giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sở Công Thương phải triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc, và cần phải có những chuyên viên chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng. Đương nhiên, để thực hiện được những nhiệm vụ này, vai trò của Cục Quản lý cạnh tranh mà cụ thể là Ban bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh là rất lớn. Cơ quan này phải đóng vai trò chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách nhất quán đối với các địa phương. Vì vậy để đầu tư nguồn nhân lực và vật lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, chúng ta nên tập trung đầu tư vào cho các cơ quan quản lý chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng, mà không nên đầu tư dàn trải. Trước mắt có thể cơ cấu lại Ban bảo vệ người tiêu dùng thành một cơ quan độc lập, trực thuộc Bộ Công Thương, từ đó có thể nâng cao vai trò và vị thế của cơ quan này. Nếu tất cả những quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, nhất quán mới có thể tạo thành một hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vững chắc từ Trung ương tới địa phương.
Thứ ba, đối với các quy định pháp luật về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước tiên cần quy định lại một cách cụ thể và rõ ràng theo hướng các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng là các hội đặc thù. Việc quy định như vậy là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng có thể giải quyết khó khăn trong vấn đề tài chính, duy trì hoạt động và phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ tư, hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới chỉ quy định chung về vai trò của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy rất nhiều các tổ chức xã hội, ví dụ các hiệp hội ngành nghề, hay các tổ chức chính trị xã hội chưa ý thức được về vai trò hay khả năng của mình khi trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng như khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào công tác bảo vệ người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao sự hợp tác giữa các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các tổ chức chính trị xã hội của Việt Nam để mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ năm, cần phải có sự giải thích rõ ràng thế nào là “lợi ích công cộng” và trường hợp nào tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng. Đồng thời cần phải bố sung những quy định pháp luật tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức này khi tham gia khởi kiện vì lợi ích người tiêu dùng. Chẳng hạn như quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan, quyền yêu cầu hợp tác từ phía các cơ quan chức năng trong các trường hợp cần thiết.
Thứ sáu, vai trò lớn nhất của tổ chức xã hội khi tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó là bên thứ ba, đứng ra làm trung gian hòa giải cho các tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay các quy định pháp luật chỉ cho phép các tổ chức xã hội có đủ điều kiện mới được phép thành lập tổ chức hòa giải các tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các hòa giải viên phải đáp ứng được các điều kiện nhất định về trình độ, kinh nghiệm... Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên lạ chưa có cơ chế triển khai thực hiện trên thực tế. Cụ thể, cơ quan nào sẽ có khả năng chứng nhận các hòa giải viên có đủ tư cách tham gia hòa giải trong các tranh chấp về bảo vệ người tiêu dùng? Nếu các bên hòa giải thành thì cơ chế thực thi quyết định hòa giải thành đó như thế nào? Những vấn đề này cần được quy định trong văn bản luật hay trong Điều lệ hoạt động của các Tổ chức xã hội.
Cuối cùng, đó là vấn đề về khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như đã trình bày ở phần trước về những vướng mắc trong các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định về thủ tục đơn giản đối với một số tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng pháp luật tố tụng dân sự lại chưa có hướng dẫn gì để có thể thực hiện những quy định pháp luật này. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp thống nhất để triển khai thực hiện những quy định này trên thực tế. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao cần phải đưa ra hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn. Trong đó có vụ án đơn giản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra cần bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn cho các thẳm phán liên quan đến kĩ năng giải quyết các vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ đó mới có thể tăng cường năng lực của cơ quan tư pháp trong vai trò thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
KẾT LUẬN
Pháp luật chính là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cơ quan thực thi có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy để tăng cường năng lực các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, việc đánh giá những quy định pháp luật liên quan là hết sức cần thiết. Vai trò, nhiệm vụ của những cơ quan thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời những quy định pháp luật này cũng cần phải thiết kế sao cho phù hợp với thực tế, để có thể được triển khai thực hiện. Đảm bảo cơ chế thực thi pháp luật chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng cường năng lực cho các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chuyên đề 6
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
ThS. Nguyễn Văn Thành
Nguyên Phó ban BVNTD - Cục Quản lý cạnh tranh
l. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khác với các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền lợi NTD có nội hàm rất rộng do liên quan đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, nếu hiểu vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ NTD theo nghĩa rộng thì có rất nhiều cơ quan quản lý khác nhau chịu trách nhiệm trong công tác này tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa hẹp (có nghĩa là nhà nước quy định rõ chức năng, nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi NTD cho một cơ quan cụ thể hoặc là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu) thì Bộ Công Thương được quy định là cơ quan thực hiện nhiệm vụ này.
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD cho thấy, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, góp phần không nhỏ vào sự thành công của các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của cơ quan này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Để có một cái nhìn tổng thể, khách quan về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Bộ Công Thương, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu thực trạng năng lực và giải pháp tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD là hết sức cần thiết.
2. VAI TRÒ CỦA Bộ CÔNG THƯƠNG TRONG HỆ THỐNG CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NTD Ở VIỆT NAM
Như đã nói ở trên, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Điều này đã được quy định rất rõ trong các văn bản quy phạn pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, khoản 2, Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chỉnh phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD”.
Thứ hai, Điều 34 Nghị định của Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng quy định: “Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở Trung ương”.
Thứ ba, khoản 21, Điều 2 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương cũng quy định nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.
Như vậy, Bộ Công Thương được xác định là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong hệ thống các thiết chế bảo vệ NTD tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD tại Bộ Công Thương cũng đan xen giữa nhiều đơn vị, bộ phận khác nhau.
2.1. Vai trò của Bộ Công Thưong trong hoạt động bảo vệ NTD theo nghĩa rộng
Theo quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Ngoài chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương còn được giao là cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực khác có liên quan trực tiếp đến quyền lợi NTD, đặc biệt là: điện, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, thương mại và thị trường trong nước, thương mại biên giới, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, quản lý cạnh tranh...
Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước này, mục tiêu mà các công cụ pháp lý hướng đến là để đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và xã hội trong đó có cả NTD. Thậm chí, một số lĩnh vực quản lý nhà nước mà Bộ Công Thương đang thực hiện nhằm hướng đến trực tiếp việc bảo vệ quyền lợi NTD. Ví dụ, về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có trách nhiệm: quản lý an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì... Trong lĩnh vực quản lý thị trường, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại... Trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương có trách nhiệm trong việc điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh... Tất cả các chức năng, nhiệm vụ nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền lợi của NTD.
2.2. Vai trò của Bộ Công Thương trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ NTD theo nghĩa hẹp (nghĩa trực tiếp)
Như trên đã phân tích, với nhiệm vụ “quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD” hay nói cách khác là hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD theo nghĩa hẹp (nghĩa trực tiếp), Bộ Công Thương được quy định thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:
-
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi NTD.
-
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD theo thẩm quyền.
-
Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD.
Như vậy, có thể nói rằng, Bộ Công Thương có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam.
Các lĩnh vực mà Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý nhà nước rất rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của NTD theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nếu Bộ Công Thương thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình thì quyền lợi của NTD sẽ từng bước được đảm bảo không chỉ góp phần đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, ổn định xã hội, mà còn giúp các doanh nghiệp làm ăn chân chính có thể bảo vệ được uy tín, thương hiệu của mình và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của Bộ Công Thương có thể thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD (hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp) vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
3. THỤC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành từ năm 1989 và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD. Mặc dù đây được coi là những văn bản pháp lý hết sức quan trọng, là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi NTD nhưng từ thực tiễn cho thấy các văn bản này rất ít được áp dụng trên thực tế. Kể từ khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD từ Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2004, Bộ Công Thương đã nhanh chóng triển khai hoạt động xây dựng các văn bản pháp lý quan trọng như Nghị định số 55/2008/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD (thay thế Nghị định số 69/2001/NĐ-CP) và đặc biệt là Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Đây được coi là bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ra đời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Để các quy định của Luật đi vào cuộc sống thì việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành là một yêu cầu cấp thiết. Xác định được điều này, ngay sau khi Luật được ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đảm bảo đúng tiến độ và trình tự thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản sau:
a) Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011).
b) Nghị định số 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 3 năm 2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012).
c) Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012).
Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi tiếp nhận công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luât tơng đối hoàn chỉnh.
3.3. Về hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật và nâng cao nhận thức của NTD
Để các quy định đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định đó đến với các đối tượng chịu sự tác động là vô cùng quan trọng. Khác với các lĩnh vực khác, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD tác động đến hầu hết các chủ thể trong xã hội từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, NTD đến các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức xã hội... Chính vì vậy, để các đối tượng này hiểu rõ cậc quy định của Luật cũng như đế đảm bảo hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt được hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung tuyên truyền. Nhận thức rõ điều này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau như: Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, lớp tập huấn cho các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương trên cả nước; phối hợp với các Sở Công Thương, các Hội bảo vệ NTD địa phương phổ biến các quy định của Luật và văn bản hướng dẫn đối với các doanh nghiệp, NTD trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các phóng sự, đăng tải các bài viết, phỏng vấn đề người dân hiểu các quy định của Luật. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và phát hành miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền.
Đặc biệt, nhân kỷ niệm “Ngày quyền của NTD Thế giới 15 - 3”. Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo, đồng thời chủ động phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước thực hiện các hoạt động cần thiết để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật, nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Trong dịp này đã có 44/63 tỉnh, thành phố có những hoạt động tích cực hưởng ứng với nhiều hình thức tuyên truyền, phố biến khác nhau như: tổ chức Hội nghị, Hội thảo, treo biểu ngữ khẩu hiệu, tổ chức mitting, tuần hành... Đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đã Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,... các hoạt động tuyên truyền pháp luật đã được thực hiện với quy mô lớn và thu hút sự quan tâm của dư luận.
Các hoạt động tuyên truyền nói trên không chỉ giúp các đối tượng chịu sự tác động của Luật hiểu được các quy định và thực hiện đúng mà còn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với công tác này.
3.3. Về hoạt động tiếp nhận và giải quyết các phản ánh của NTD đưọc chú trọng và đạt hiệu quả cao
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD cho thấy, các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD không những không giảm mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, công tác tư vấn, tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại cho NTD cần phải được quan tâm đúng mức. Đây cũng là một trong những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cả NTD đồng thời góp phần đưa những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Xác định được điều đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD tại địa phương cũng như các tổ chức xã hội chú trọng công tác tiếp nhận, giải quyết các phản ánh của NTD. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng giải quyết tranh chấp của NTD. Nhờ đó, hoạt động tiếp nhận và giải quyết phản ánh của NTD không ngừng được cải thiện. Theo số liệu báo cáo, năm 2011 có hơn 550 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công Thương và tỉ lệ giải quyết thành công là 90.2%; gần 2000 vụ khiếu nại đến Hội bảo vệ NTD các địa phương và khoảng 60 vụ khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh. Mặc dù số lượng các vụ việc còn rất hạn chế nhưng có thể nói rằng bước đầu NTD đã ý thức được việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và đặt niềm tin vào các thiết chế bảo vệ NTD.
Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho NTD khi phản ánh các vụ việc vi phạm trên thực tế, Bộ Công Thương đã xây dựng và vận hành thành công Hệ thống tiếp nhận phản ánh của NTD bằng điện thoại (Call Center). Với sự ra đời của hệ thống này, NTD, các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ NTD có thể nhanh chóng phán ánh các thông tin, vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD trên thực tế. Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kịp thời giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho NTD. Không những thế, các thông tin, phản ánh của NTD sẽ được phân loại, tổng hợp theo các tiêu chí khác nhau. Trên cơ sở các số liệu tổng hợp này, không chỉ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD mà các cơ quan quản lý nhà nước khác cũng có thêm kênh thông tin để nắm bắt được những đòi hỏi của thực tiễn và từ đó ban hành các chính sách phù hợp. Đây là kinh nghiệm của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đặc biệt là tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...
Bên cạnh hệ thống Call Center, Bộ Công Thương phối hợp với dự án Hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam - EU (Muntrap 3) xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử riêng về bảo vệ NTD tại địa chỉ http://bvntd.vca.govểvn/SitePages/Home.aspx. Ngoài chức năng là nơi tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phản ánh những hoạt động bảo vệ NTD trong nước và quốc tế thì trang thông tin này cũng cho phép NTD được quyền gửi các yêu cầu, phản ánh đối với những vấn đề liên quan một cách nhanh nhất.
3.4. Về hoạt động kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thực tế được chú trọng
Một trong những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là các tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp). Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảủ vệ quyền lợi NTD, chỉ khi doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như hiểu rõ các quy định của pháp luật thì hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD mới mang lại kết quả. Nhận thức được điều đó, Bộ Công Thương không những thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ quyền lợi NTD.
Đặc biệt, thực hiện Điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD về trách nhiệm thu hồi sản phẩm có khuyết tật, năm 2012 tại Việt Nam đã có 18 trường hợp doanh nghiệp chủ động thu hồi sản phẩm do phát hiện có khuyết tật (tăng 12 vụ so với năm 201 1[178]). Điều này thể hiện được ý thức tự giác của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NTD đã được nâng cao (trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành rất ít trường hợp sản phẩm bị thu hồi như vậy).
Ngoài ra, hoạt động đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật cũng được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Tính đến cuối tháng 8 năm 2013, đã có 161 bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được đăng ký tại Cục Quản lý cạnh tranh[179] và hơn 100 bộ hồ sơ đăng ký tại các Sở Công Thương[180]. Đặc biệt, nhiều Tổng Công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Viễn Thông Quân đội, Tập đoàn Hòa Phát...đã thực hiện việc đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung một cách nghiêm túc. Thông qua hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD đã phát hiện và kịp thời yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều nội dung không phù hợp với Luật có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NTD.
Như vậy, hoạt động giám sát hoạt động của các tổ chức, kinh doanh trong việc đảm bảo quyền lợi NTD đã được chú trọng và bước đầu đạt được kết quả góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD và đảm bảo tính thực thi của các quy định pháp luật trên thực tế.
3.5. Hoạt động xây dựng, phát triển các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi NTD tiếp tục được đẩy mạnh
Các tổ chức xã hội bảo vệ NTD (các Hội bảo vệ NTD) là một lực lượng hết sức quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước đây công tác xây dưng, phát triển các hội này chưa được chú trọng, số lượng các tổ chức xã hội được thành lập rất hạn chế, nhiều tổ chức xã hội được thành lập nhưng hoạt động không có hiệu quả. Tuy nhiên, kể từ khi tiếp nhận hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công Thương đã đặc biệt chú trọng công tác phát triển các tổ chức xã hội bằng việc chỉ đạo sát sao các địa phương trong việc vận động thành lập và tạo điều kiện phát triển cho các Hội bảo vệ NTD. Chính nhờ điều đó, nếu như tại thời điểm năm 2006, số lượng các Hội bảo vệ NTD chỉ là 19 Hội thì đến nay cả nước có 47 Hội bảo vệ NTD. Nhiều Hội bảo vệ NTD không ngừng lớn mạnh, hoạt động hết sức có hiệu quả như: hội Kiên Giang, Bình Dương, Cà Mau, Hà Tĩnh... Bộ Công Thương cũng chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD thông qua các hoạt động đào tạo, hỗ trợ.
3.6. Bộ máy chuyên trách thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD đã được hình thành
Nếu như ở nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD đã được quan tâm từ rất sớm, bộ máy quản lý nhà nước thực hiện công tác này cũng được xây dựng và vận hành có hiệu quả thì tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ NTD là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, khi Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, công tác này được giao cho Tổng cục Tiêu chuẩn — Đo lường - Chất lượng trực tiếp xử lý, tuy nhiên, tại cơ quan này lại không có bất kỳ một bộ phận nào chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Chính vì điều đó, công tác quản lý nhà nước về vấn đề này được thực hiện một cách thiếu hiệu quả, mang tính bột phát. Tuy nhiên, kể từ khi công tác này được chuyển giao cho Bộ Công Thương, cơ quan này đã giao hoạt động quản lý nhà nước trực tiếp cho Cục Quản lý cạnh tranh và thành lập hai đơn vị riêng để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước là Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung[181] (Trước đây là Ban Bảo vệ NTD). Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực nhưng hiện nay tổng số lượng cán bộ tham gia bảo vệ quyền lợi NTD tại Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay là 09 người (dự kiến được bổ sung từ 2 - 3 nhân sự vào đầu năm 2014), tăng gấp 3 lần so với năm 2005, trong đó Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD đã được trang bị bộ máy bao gồm 5 biên chế trong đó có 01 thạc sỹ luật, 02 thạc sỹ quản trị kinh doanh và 02 cử nhân kinh tế, Phòng Kiếm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung có 4 biên chế trong đó có 03 cử nhân luật và 01 cử nhân kinh tếỂ
Nguồn nhân lực này thường xuyên được đào tạo chuyên sâu về bảo vệ NTD tại các quốc gia phát triển trên thế giới: năm 2012 có 01 cán bộ được cử đi thực tập 03 tháng tại Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ; năm 2013 có 01 cán bộ được cử đi thực tập 02 tháng tại Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ NTD úc, 02 cán bộ được cử đi thực tập 02 tháng tại Ủy ban Bảo vệ NTD Hàn Quốc. Ngoài ra, các cán bộ bảo vệ NTD của Cục Quản lý cạnh tranh được cử tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn ngày (1-2 tuần) như tại Singapore, Hàn Quốc hoặc các hội thảo từ 3 - 5 ngày theo chuyên đề như tại Thái Lan, Indonesia và nhiều hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Việc xây dựng, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực như hiện nay thể hiện sự nỗ lực lớn của Bộ Công Thương giúp từng bước được cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Na trong những năm gần đây.
3.7. Hoạt động hợp tác quốc tế được chú trọng và đạt đưọc nhiều kết quả
Như trên đã đề cập, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật... vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD đã được quan tâm từ rất sớm và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cũng có nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong khi đó, tại Việt Nam vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây. Chính vì vậy, việc mở rộng hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển là rất quan trọng. Xác định được điều đó Bộ Công Thương đã rất chú trọng trong hoạt động hợp tác quốc tế. Cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã mở rộng mối quan hệ và nhận được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động trong việc tham gia các tổ chức, các diễn đàn khu vực về bảo vệ quyền lợi NTD. Đặc biệt, các nước ASEAN đã thành lập Ủy ban điều phối quốc gia về Bảo vệ NTD (ACCP) trong đó Việt Nam là một trong các quốc gia tham gia việc vận động thành lập tổ chức này. Tại kỳ họp đầu tiên của ACCP, Việt Nam vinh dự được các nước bầu giữ trách nhiệm là chủ tịch nhóm Giáo dục và đào tạo (là một trong ba trụ cột của ACCP cùng với Hệ thống cảnh báo sớm, bồi thường xuyên quốc gia); vinh dự được bầu làm Chủ tịch các kỳ họp của ACCP tại Việt Nam và Singapore năm 2013. Cũng trong năm nay, Việt Nam chính thức được công nhận làm thành viên của Mạng lưới thực thi và bảo vệ quyền lợi NTD quốc tế (ICPEN).
Đây là những hoạt động hết sức hữu ích không chỉ tận dụng được sự hỗ trợ của quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển mà còn góp phần nâng cao vị thế của cơ quan bảo vệ NTD ở Việt Nam.
3.8. Hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại của NTD được chú trọng
Như đã phân tích, nếu hiểu hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD theo nghĩa rộng thì Bộ Công Thương còn thực hiện nhiều nhiệm vụ cụ thể hướng đến bảo vệ quyền lợi NTD trong đó có hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế. Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn hàng năm của Bộ Công Thương đã xử phạt hàng trăm nghìn vụ việc gian lận thương mại mỗi năm, không chỉ đảm bảo trật tự quản lý kinh tế, mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD. Bên cạnh lực lượng quản lý thị trường, cơ quan quản lý cạnh tranh với tư cách là cơ quan được giao điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh đã khởi xướng, điều tra và xử lý 40 vụ việc hạn chế cạnh tranh và 94 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh từ năm 2006 đến năm 2011[182] trong đó có những vụ việc liên quan đến quyền lợi NTD như vụ Công ty xăng dầu hàng không (VINAPCO) lạm dụng vị trí độc quyền gây thiệt hại cho NTD, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo (quảng cáo không trung thực, gian dối), hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, hành vi thực hiện các chỉ dẫn gây nhầm lẫn...
Đứng trên góc độ hẹp về công tác bảo vệ quyền lợi NTD, năm 2011 và năm 2012 đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, kiểm tra, xử lý vi phạm quyền lợi NTD tại Cục Quản lý cạnh tranh, cụ thể:
Trong 02 năm 2011 và 2012, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và giải quyết trên 120 vụ khiếu nại của NTD liên quan đến rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau[183], ví dụ:
-
Tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại liên quan đến hành vi ép buộc NTD sử dụng dịch vụ của Công ty Mobiphone và Vinaphone; thông tin không rõ ràng gây nhầm lẫn cho NTD của Công ty Honda...
-
Đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trong việc bồi thường, bồi hoàn cho NTD liên quan đến dịch vụ vận chuyển hàng không (như vụ việc của Bà Đặng Thị Ngọc Trâm bị đại lý của Việt Nam Airline bán vé nhầm chặng nhưng không được bồi hoàn), vụ việc liên quan đến dịch vụ bảo hiểm (như vụ việc của Bà Nguyễn Thị Thu Hồng mua bảo hiểm của PVI Bến Thành nhưng không được bồi thường khi xe bị mất), vụ việc kinh doanh điện thoại Hiphone 5 của Công ty The Sun.... Các vụ việc nêu trên đều được Cục xử lý và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ với NTD;
-
Cục đã làm việc trực tiếp với đại diện của Công ty Toyota và Công ty Honda liên quan đến việc thu hồi các sản phẩm xe ô tô và xe gắn máy đồng thời ra thông cáo báo chí để NTD và cộng đồng xã hội biết.
-
Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình về một số vụ việc liên quan đến NTD cũng như ra thông cáo báo chí để thông tin, cảnh báo cho NTD như vụ việc thu hồi máy sấy tóc Phillips, thu hồi sản phẩm của Công ty P&G, các vụ việc liên quan đến chất lượng xe Honda,...Như vậy, có thể nói rằng, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, Bộ Công Thương đã có những hoạt động hết sức có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cả theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn hoạt động của Bộ Công Thương cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD.
3.9. Việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa phương còn nhiều lúng túng, bất cập
Theo quy định tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP Sở Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên phạm vi tỉnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, cho đến thời điểm này hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của nhiều địa phương vẫn còn lúng túng, chưa đạt được kết quả như mong đợi. Ngoài một số hoạt động như tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Sở Công Thương chưa triển khai những hoạt động mang tính thiết thực hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà các Sở Công Thương phải thực hiện đó chính là nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tính đến tháng 12 năm 2012, chỉ mới có hơn 100 hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được đăng ký tại các Sở Công Thương. Địa phương tiếp nhận nhiều hồ sơ đăng ký nhất như: Yên Bái (7 bộ hồ sơ); Bình Dương (7 bộ hồ sơ); Long An (7 bộ hồ sơ); Đak Lak, Đak Nông (6 bộ hồ sơ); Đà Nẵng (6 bộ); Điện Biên (5 bộ); v.v... Còn lại các Sở Công Thương ở địa phương khác chỉ mới tiếp nhận 1 - 2 bộ hồ sơ, thậm chí có Sở Công Thương còn chưa tiếp nhận được bộ hồ sơ nào (như Lâm Đồng, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Hải Phòng, Thái Nguyên...).
Việc giao chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi NTD cho các đơn vị chuyên môn tại mỗi nơi cũng có nhiều điểm khác nhau, có nơi giao cho Chi Cục Quản lý thị trường (như tại Hải Dương), có nơi giao Phòng Quản lý thương mại (như tại Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Đà Nang, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An), Phòng Kinh tế đối ngoại (như Hà Nội) hoặc Phòng Pháp chế (như Cà Mau)...Chính vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và nghiêm túc.
Ngoài các nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế về nguồn lực, các điều kiện khách quan khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên chính là thiếu sự theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn thường xuyên, có hiệu quả của Bộ Công Thương. Trong khi đó, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD cần phải được triển khai một cách thường xuyên và bài bản. Chính vì vậy, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trên phạm vi cả nước cần có những chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này trong thời gian qua chưa được chú trọng. Bộ Công Thương chỉ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc trong một số thời điểm mang tính sự vụ như nhân dịp ngày Quyền của NTD thế giới (15/3), triển khai kiểm soát hợp đồng theo mẫu, tổng kết công tác năm... Điều này dẫn đến việc các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương mang tính bột phát, thiếu định hướng và nhiều nơi còn mang tính đối phó.
3.10. Một số quy định của pháp luật chưa đưọc triển khai trên thực tế do thiếu hưóng dẫn, chỉ đạo
Quan hệ giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh là một quan hệ dân sự. Chính vì vậy, các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, NTD luôn có vị trí yếu thế so với tổ chức, cá nhân kinh doanh và nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi NTD chỉ là những vụ việc đơn giản và có tình tiết rõ ràng. Do đó, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định về thủ tục đơn giản (khoản 2 Điều 42) để giải quyết vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, thủ tục này lại chưa được quy định cụ thể trong Luật, đồng thời cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương và Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có bất kỳ hướng dẫn nào nên quy định này vẫn chưa được triển khai trên thực tế. Tương tự, quy định về Tổ chức hòa giải trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD vẫn chưa được triển khai do thiếu những hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan.
Tính đến nay, chưa có một vụ việc khiếu kiện nào của NTD được giải quyết theo thủ tục đơn giản tại Tòa án. Bên cạnh đó, mặc dù luật quy định việc hòa giải được thực hiện thông qua tổ chức hòa giải do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội có thẩm quyền thành lập, tuy nhiên đến nay chưa có bất kỳ một tổ chức hòa giải nào được thành lập. Hoạt động này vẫn đang được trực tiếp các Hội bảo vệ quyền lợi NTD, Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện.
Những hạn chế do thiếu hướng dẫn như trên không chỉ ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các quy định pháp luật mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp của NTD nói riêng và hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD nói chung.
3.11. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD chưa nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả trong hoạt động
Vai trò của các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và các tổ chức bảo vệ NTD nói riêng là rất quan trọng. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã dành hẳn một Chương (Chương 2) để quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, ngoài các nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi NTD. Luật còn quy định về việc các tổ chức này được giao thực hiện một số nhiệm- vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước và được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP cũng đã quy định về nội dung nói trên trong đó chỉ rõ những loại việc, thẩm quyền mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD có thể giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Quy định này xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức bảo vệ NTD. Khác với các tổ chức khác, các tổ chức bảo vệ NTD không có nguồn thu từ hội phí của hội viên cũng như không có nguồn thu nào ổn định. Trong khi đó, có nhiều nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước có thể giao cho các tổ chức này thực hiện một cách có hiệu quả, giảm sức ép, gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2011 quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho hội.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Bộ Công Thương vẫn chưa có các hành động cụ thể và thiết thực để hỗ trợ các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD vận dụng được các quy định nói trên nhằm nâng cao khả năng hoạt động. Đồng thời, Bộ Công Thương chưa phối hợp với các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố...để tìm ra giải pháp hỗ trợ các Hội bảo vệ NTD thực hiện các nhiệm vụ của mình trên thực tế. Điều này dẫn tới tình trạng hoạt động của các Hội vẫn mang tính tự phát cao, đồng thời gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được quan tâm và tháo gỡ kịp thời.
3.12. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa đủ mạnh và có vị thế xứng đáng
Hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trên thực tế tương đối phức tạp, đa dạng. Do đó, cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cần phải được giao cho một đơn vị chuyên trách đặc biệt là tại địa phương. Như trên đã nói, mặc dù bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại Trung ương đã được thành lập (trước đây là Ban bảo vệ NTD, hiện nay là Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD và Phòng Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung), tuy nhiên, với sự đa dạng và phức tạp trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thì với số lượng biên chế và vị trí pháp lý như thế là chưa phù hợp.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, cơ quan bảo vệ NTD được thành lập là một đơn vị độc lập như tại Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia...Bên cạnh đó, ở địa phương cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được thành lập là một đơn vị chuyên môn mà chỉ hoạt động mang tính kiêm nhiệm và ở mỗi địa phương khác nhau công tác này được giao cho một đơn vị khác nhau. Cho đến nay, theo đánh giá, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương đó chính là việc thiếu nguồn lực đặc biệt là biên chế, bộ máy để thực hiện nhiệm vụ này. Trong khi đó, Bộ Công Thương vẫn chưa phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan trong việc tìm ra giải pháp xử lý vấn đề nói trên.
3.13. Nguồn lực cho hoạt động bảo vệ NTD chưa đuọc đảm bảo
Dù xét nội hàm bảo vệ quyền lợi NTD dưới góc độ rộng hay hẹp thì kinh phí luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của công tác này. Để các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của luật (bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức cá nhân kinh doanh và NTD) sớm ý thức được quyền, nghĩa vụ nói riêng và hành lang pháp lý nói chung trong hoạt động của mình thì Bộ Công Thương cần chú trọng các hoạt động từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt đối với một luật mới như Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ Sở Công Thương và các hội bảo vệ quyền lợi NTD cũng cần được triển khai thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, việc xây dựng và phát triển các giải pháp kỹ thuật (như hệ thống tổng đài tư vấn, trang thông tin điện tử riêng) không những là một công cụ hỗ trợ hiệu quả mà còn là xu hướng quốc tế mà Việt Nam cần phát triển để hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
Trong khi đó, kinh phí mỗi năm Cục Quản lý cạnh tranh được giao trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD chỉ khoảng 600 triệu. Nguồn kinh phí này mới phục vụ được một phần nhỏ yêu cầu triển khai công việc trên thực tế. Phần còn lại phụ thuộc vào tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế và nguồn kinh phí xã hội hóa. Sự hạn chế về nguồn cũng như tính chủ động của nguồn kinh phí đã hạn chế không nhỏ hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi NTD.
3.14. Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn nhiều bất cập
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi NTD trên thực tế vẫn chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng vi phạm quyền lợi NTD. Tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm... không những không giảm đi mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều hành vi quảng cáo sai sự thật, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, việc tăng giá các mặt hàng nhanh chóng vẫn chưa có giải pháp để xử lý triệt để. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NTD mà còn ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh và tính thực thi các quy định pháp luật trên thực tế.
4. NGUYÊN NHÂN
Những tồn tại hạn chế nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan và cần phải được khắc phục trong thời gian tới.
4.1. Về nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD còn nhiều hạn chế. Như đã nói, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD là hoạt động hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Mặc dù Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực, bước đầu nhận thức được hoạt động này nhưng chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng cũng như những tác động đến nền kinh tế mà công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD có thể mang lại. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD chưa thực sự được quan tâm đúng mức, điều đó có thể thể hiện qua việc bố trí nguồn lực để thực hiện công tác này. Với một phạm vi quản lý rất rộng và đặc thù hoạt động tương đối phức tạp, nhưng với lực lượng rất mỏng và nguồn ngân sách hết sức hạn chế thì hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước chưa thể thực hiện có hiệu quả được.
Thứ hai, sự phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD giữa Bộ Công Thương và các cơ quan khác chưa có hiệu quả. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì có cơ quan quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến NTD, ví dụ: hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, về quảng cáo, về đo lường...Chính vì vậy, cần có sự hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD (Bộ Công Thương) và các cơ quan có liên quan khác. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc phối hợp giữa các cơ quan này là hết sức hạn chế, có thể nói rằng, các cơ quan này đang hoạt động trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Chính vì vậy hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra.
4.2. Về nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ NTD tương đối đa dạng và phức tạp. Như đã phân tích, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hay nói cách khác, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD liên quan đến nhiều nội dung quản lý nhà nước khác nhau như: an toàn thực phẩm, sản xuất, lưu thông hàng hóa, đo lường, chất lượng, kiểm soát thị trường,... Do đó, tính chất của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là rất phức tạp. Trong khi đó, nguồn lực cũng như trình độ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD còn những hạn chế nhất định nên hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Thứ hai, nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và xã hội về hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD còn nhiều hạn chế. Một trong những định hướng quan trọng trong hoạt động xây dựng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD đó là huy động mọi nguồn lực xã hội để thực hiện hoạt động bảo vệ NTD và bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm của toàn xã hội. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân kinh doanh là một lực lượng hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD và là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã nhận thức tốt trách nhiệm của mình thì vẫn còn rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD cũng như cố tính trốn tránh trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, ngay cả NTD cũng chưa nhận thức được về công tác này cũng như chưa có ý thức tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của Bộ Công Thương gặp rất nhiều khó khăn.
5. KIẾN NGHỊ
Từ thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD của Bộ Công Thương nói trên cũng như những nguyên nhân của sự bất cập, tồn tại, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện ngay các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng cần được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và cho tất cả các đối tượng không chỉ là NTD, cộng đồng doanh nghiệp mà ngay cả các cơ quan quan lý nhà nước có liên quan để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD cũng như những quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Thứ hai, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại Bộ Công Thương theo hướng tăng cường nguồn lực và xác định rõ địa vị pháp lý của bộ máy này. Hiện nay hoạt động của Ban Bảo vệ quyền lợi NTD (trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) vẫn còn khó khăn và tương đối mờ nhạt và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay. Trong thời gian tới, cần cân nhắc thành lập một cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD độc lập như nhiều quốc gia trên thế giới đang làm. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cơ quan này và góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam. Trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, nhiều Đoàn Đại biểu Quốc hội và nhiều Đại biểu Quốc hội khi góp ý Dự thảo cũng cho rằng cần phải tách cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD thành một đơn vị độc lập hoặc nâng Cục Quản lý cạnh tranh thành Tổng cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ NTD. Có như vậy thì hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD mới thực sự có hiệu quả. Rất tiếc các ý kiến này chưa được xem xét một cách thấu đáo.
Thứ ba, Bộ Công Thương nhanh chóng phối hợp với Bộ Nội vụ để hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD tại địa phương. Như trên đã nói, hiện nay các địa phương đang rất khó khăn trong việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương.” Như vậy, trong thời gian tới Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nội vụ để ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn hoạt động quả lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch giữa Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trong đó quy định rõ đơn vị thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD và bổ sung biên chế để đơn vị này thực hiện nhiệm vụ.
Thứ tư, Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý về bảo vệ quyền lợi NTD. Để đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cần báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc ban hành một văn bản quy định về quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong hoạt động này. Có như vậy hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD mới đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Chuyên đề 7
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA BỘ Y TẾ TRONG CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD
ThS. Trần Tltị Trang
Vụ Pháp chế - Bộ Y tế
1. VAI TRÒ CỦA BỘ Y TẾ TRONG HỆ THỐNG CÁC THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NTD Ở VIỆT NAM
Hệ thống thiết chế thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD bao gồm hệ thống cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật (cơ quan quản lý nhà nước), hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan tư pháp) và hệ thống cơ quan giám sát thực hiện pháp luật (cơ quan lập pháp, các tổ chức xã hội, đoàn thể). Trong đó, Bộ Y tế với tư cách là cơ quan thuộc bộ máy hành pháp đóng vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Vai trò của Bộ tế trong hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NTD thể hiện trên các nội dung sau:
1.1. Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm trưóc Chính phủ quản lý chuyên ngành các hàng hóa, dịch vụ y tế
Bộ Y tế là bộ quản lý chuyên ngành, có chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng (bao gồm môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS); khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm sức khoẻ sinh sản, y dược cổ truyền); dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số - kế hoạch hoá gia đình và các hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế có liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đến quyền và lợi ích của đông đảo người dân, trong có có quyền và lợi ích của NTD các hàng hóa, dịch vụ y tế.
Các hàng hóa, dịch vụ y tế là đối tượng quản lý nhà nước của Bộ Y tế rất đa dạng, phong phú. Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm: Thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế; mỹ phẩm; thực phẩm; trang thiết bị y tế; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế. Dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm: dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ phòng bệnh, vệ sinh môi trường y tế (giáo dục sức khỏe, tư vấn phòng bệnh, tiêm chủng, phun thuốc, hóa chất diệt khuẩn, diệt côn trùng, xử lý rác thải y tế); dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản; dịch vụ sản xuất, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm.
Với chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, Bộ Y tế đóng vai trò rất quan trọng trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, các hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế hàm chứa yếu tố đặc biệt là có liên quan trực tiếp đển sức khỏe, tính mạng của NTD. Do vậy, yêu cầu bảo đảm về an toàn sức khỏe của NTD đối với các hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế là yêu cầu quan trọng hàng đầu.
1.2. Bộ Y tế là cơ quan đầu mối tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế
Là cơ quan được giao chức năng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong hoạt động quản lý nhà nước về y tế nên Bộ Y tế đóng vai trò cơ quan đầu mối trong tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực y tế. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh, Nghị định liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Để bảo đảm sức khỏe NTD, các hàng hóa, dịch vụ y tế, Bộ chủ trì ban hành hoặc phố hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu bắt buộc áp dụng về bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý.
Để pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD được thực thi, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; quản lý các hoạt động dịch vụ, kinh doanh hàng hóa của các chủ thể theo đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi của NTD sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực y tế.
Đồng thời, Bộ Y tế còn có vai trò phối hợp với các cơ quan có liên quan, các tổ chức xã hội trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của NTD để kịp thời xử lý vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD.
2. TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ Y TẾ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỌI CỦA NTD
Các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam. Xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể của ngành y tế.
2.1. Các quy định pháp luật chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD chủ yếu quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD là Bộ Công Thương và không quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Do đó, việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD chủ yếu dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế đối với các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế có liên quan đến bảo vệ NTD.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD nói chung được quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thương mại. Nội dung, phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD được thể hiện cụ thể trong các Luật chuyên ngành về y tế như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Luật Phòng, chống t | | |