• Thuộc tính
Tên đề tài Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự
Nội dung tóm tắt
 
 

Bộ luật dân sự nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Đây là một sự kiện lớn, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ sự nghiệp đổi mới

Xây dựng và hoàn thành được một Bộ luật lớn, quan trọng như Bộ luật dân sự là một việc khó, nhưng để đảm bảo cho những qui định của Bộ luật đi vào cuộc sống để phát huy tác dụng còn khó khăn, gian khổ hơn nhiều. Bởi vì, xây dựng Pháp luật và bảo đảm việc tuân thủ Pháp luật là hai mặt của một vấn đê, là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Mục tiêu chung mà chúng ta hướng tới là hình thành ý thức tôn trọng Pháp luật , biến khẩu hiệu "sống và làm việc theo hiến pháp và Pháp luật" thành phương châm hoạt động của mỗi người dân và lối sống của toàn xã hội ta. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với việ c ban hành Bộ luật dân sự Quốc hội đã thông qua Nghị quyết riêng về việc thi hành Bộ luật dân sự nhằm xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự và giao nhiệm vụ cho cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành và bảo đảm thực hiện Bộ luật dân sự. Ngày 19 tháng 12 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật dân sự. Trong đó, nhiệm vụ có tầm quan trọng hàn đầu là atổ chức việc nghiên cứu, quán triệt tinh thần nội dung của Bộ luật dân sự.

Với tinh thần chủ động góp một cách tích cực vào việc thực hiện các chủ trương đó của Nhà nước ta, trong chương trình nghiên cứu khoa học năm 1995-1996, Bộ tư pháp đã giao cho Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý thực hiện đề tài "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự ", mã số 95-98-112/DT. Mục tiêu đặt ra của chủ đề tàI là nhằm làm rõ tính kế thừa nhứng giá trị phổ biến của nhân loạI và nhứng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta trong Bộ luật dân sự, qua đó giúp nhân dân hiểu đúng, hiểu sâu những nội dung, yêu cầu và mục đích của Bộ luật dân sự .

Đề tài hoàn thành với sự tham gia tích cực của các luật gia là việc ở các cơ quan pháp luật ở nước ta. 

 

Nội dung toàn văn

Lời nói đầu

Bộ luật dân sự nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Đây là một sự kiện lớn, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ sự nghiệp đổi mới

Xây dựng và hoàn thành được một Bộ luật lớn, quan trọng như Bộ luật dân sự là một việc khó, nhưng để đảm bảo cho những qui định của Bộ luật đi vào cuộc sống để phát huy tác dụng còn khó khăn, gian khổ hơn nhiều. Bởi vì, xây dựng Pháp luật và bảo đảm việc tuân thủ Pháp luật là hai mặt của một vấn đê, là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Mục tiêu chung mà chúng ta hướng tới là hình thành ý thức tôn trọng Pháp luật , biến khẩu hiệu "sống và làm việc theo hiến pháp và Pháp luật" thành phương châm hoạt động của mỗi người dân và lối sống của toàn xã hội ta. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với việ c ban hành Bộ luật dân sự Quốc hội đã thông qua Nghị quyết riêng về việc thi hành Bộ luật dân sự nhằm xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự và giao nhiệm vụ cho cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành và bảo đảm thực hiện Bộ luật dân sự. Ngày 19 tháng 12 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật dân sự. Trong đó, nhiệm vụ có tầm quan trọng hàn đầu là atổ chức việc nghiên cứu, quán triệt tinh thần nội dung của Bộ luật dân sự.

Với tinh thần chủ động góp một cách tích cực vào việc thực hiện các chủ trương đó của Nhà nước ta, trong chương trình nghiên cứu khoa học năm 1995-1996, Bộ tư pháp đã giao cho Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý thực hiện đề tài "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự ", mã số 95-98-112/DT. Mục tiêu đặt ra của chủ đề tàI là nhằm làm rõ tính kế thừa nhứng giá trị phổ biến của nhân loạI và nhứng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta trong Bộ luật dân sự, qua đó giúp nhân dân hiểu đúng, hiểu sâu những nội dung, yêu cầu và mục đích của Bộ luật dân sự .

Đề tài hoàn thành với sự tham gia tích cực của các luật gia là việc ở các cơ quan pháp luật ở nước ta. Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các cộng tác viên của đề tài.

TM. Ban chủ nhiệm

Chủ nhiệm đề tài

TS. Hoàng Thế Liên

 

Bộ luật dân sự Việt Nam quá trình xây dựng và các quan điểm chỉ đạo

1-Đặt vấn đề :

Bộ luật dân sự được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 là Bộ luật dân sự đầu tiên của nước ta. Việt Nam ban hành Bộ luật dân sự được dư luận rộng rãi trong và ngoài nước đánh giá là một bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống Pháp luật Việt Nam thời kỳ mới đổi mới. Nhiều báo chí trong nước xem xét việc ban hành Bộ luật dân sự là một trong mười sự kiện lớn của nước ta trong năm 1995.

Cùng với việc thông qua Bộ luật, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật bắt đầu có hiệu lực tà ngày 1 tháng 7 năm 1996.

Từ việc tập trung công sức, trí tuệ và cả quyết tâm to lớn, dồn sức cho công việc soạn thảo, hoàn thiện Dự án và thông qua Bộ luật, trọng tâm của sự nỗ lực hiện nay là khẩn trương triển khai công việc tổ chức thực hiện, thi hành Bộ luật. Đây là một công việc hoàn toàn không đơn giản.

Để kịp thời tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao, ngày 19 tháng 12 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật dân sự. Cùng với Chỉ thị một bản kế hoạch với những công việc cần làm đã được thông qua.

Nhiều công việc đang được tiến hành, trong đó nhiệm vụ hàng đầu đang nổi lên là tổ chức việc nghiên cứu, quán triệt tinh thần, nội dung nguyên tắc, chế định của Bộ luật.

2- Bộ luật dân sự và quá trình xây dựng, thông qua.

Bộ luật dân sự được ban hành là kết quả của 15 năm soạn thảo, xây dựng; kết quả của một quá trình công phu và rất nghiêm túc, huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn xã hội, động viên trí tuệ của đông đảo các tấng lớp dân cư trong cả nước, của các nhà khoa học, những nhà họat động xã hội từ thiền nhiều lĩnh vực hoạt động trí tuệ, nghị lực, sự sáng suốt qua nhiều ngày làm việc khẩn trương, đầy tinh thần trách nhiệm trong không khí thảo luận dân chủ và rất tập trung của các đại biểu Quốc hội khóa IX tại 3 kỳ họp của Quốc hội-kỳ họp thứ 5 (tháng 6 năm 1994, kỳ họp tháng 4 năm 1995) và kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 1995).

Bộ luật dân sự được thông qua còn là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Kết luận số 255 ngày 22 tháng 12 năm 1994, 2 thông báo ngày 20 tháng 9 năm 1995 và ngày 14 tháng 10 năm 1995 của Bộ chính trị về Bộ luật dân sự có ý nghĩa chỉ đạo thực sự to lớn đối với quá trình hình thành tư tưởng, quan đIểm chỉ đạo, các nguyên tắc cơ bản về các chế định chủ yếu của Bộ luật dân sự đầu tiên của nước ta.

Nhìn lại quá trình15 năm xây dựng Bộ luật dân sự , công việc đồ sộ và phức tạp đó có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Tính từ ngày 3 tháng 11 năm 1980, ngày có Quyết định của Chính phủ thành lập Ban thảo Bộ luật dân sự đến năm 1992-thời điểm hoàn thành bản Dự thảo đầu tiên của Bộ luật dân sự là một khoảng thời gian không năm -11 năm. Tình hình đó có những nguyên nhân rất cụ thể và vì vậy hoàn toàn không ngẫu nhiên.

Là một Bộ luật lớn mà phạm vi quy định bao quát một lĩnh vực quan hệ xã hội hết sức rộng lớn là đời sống dân sự xã hội vốn đa dạng, phức tạp công việc xây dựng Bộ luật dân sự đòi hỏi một trình độ, năng lực pháp luật, pháp điển hoá cao, một đội ngũ chuyên gia pháp luật dân sự chuyên sâu, trong lúc kinh nghiệm, kiến thức xây dựng các văn bản luật lớn của ta lại còn quá ít ỏi, lại còn đội ngũ chuyên gia pháp luật còn thưa thớt. Đây là khó khăn chủ quan đòi hỏi phải có thời gian thu thập tư liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu thực tiễn đất nước, tham khảo kinh nghiệm các nước.

Xét về mặt khách quan, công việc xây dựng Dự thảo Bộ luật dân sự được bắt đầu vào những năm cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp còn rất nặng nề. Bị chi phối trực tiếp bởi hệ thống tem phiếu, các giao lưu dân sự còn được điều chỉnh trong nhiều trường hợp bằng những phương pháp hành chính mệnh lệnh. Bằng chế độ tem phiếu, các giao lưu dân sự thực chất đã bị biến dạng. Nhu cầu bức xúc khẩn trương xây dựng Bộ luật dân sự, trong hoàn cảnh đó chưa được đặt ra, hoặc dù có được đặt ra khi bắt tay và xây dựng các quan điểm chỉ đạo, các nguyên tắc cũng như các chế định cơ bản sẽ gặp ngay sự ách tác, cản trở khó vượt qua.

Tuy nhiên, từ sau năm 1985, khi đất nước bắt đầu vào thời kỳ đổi mới, nhất là những năm cuối của thập kỷ tám mươi và bắt đầu thập kỷ chín mươi, không những về mặt chủ chương và cả trong thực tiễn đời sống, các giao lưu dân sự đã trở nêm sống động, đặt ra nhu cầu bức xúc khẩn trương đẩy mạnh công việc xây dựng Dự thảo Bộ luật dân sự. Đó cũng là lý do cát nghĩa vì sao Dự thảo đầu tiên ra đời vào năm 1991, Từ năm 1991 đến 1992 đã có Dự thảo IV. Dự thảo này đã được gửi đi lấy ý kiến của nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành.

Từ năm 1992 đến giữa năm 1994 lần lượt Dự thảo V, VI, VII, VIII, và IX đã được hoàn thành, để đến tháng 6 năm 1994, Dự thảo Bộ luật dân sự -Dự thảo IX -lân đầu tiên được chính thức trình xin ý kiến các Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX.

Tại các cuộc họp của 24 tổ đại biều kéo dài trong nhiều biổi, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luậ, phát biểu khá sôi nổi, đề cập đến hầu hết các chương, mục, điều khoản Dự thảo Bộ luật dân sự, đặc biệt các vị đại biểu đã giành nhiều thời gian cho ý kiến về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, cơ cấu, nội dung chủ yếu của Bộ luật dân sự. ý kiến của các vị đại biểu và các tổ đại biểu đã được tổng hợp làm cơ sở cho sự chủnh lý tiếp tục Dự thảo Bộ luật dân sự của các cơ quan hữu quan trách thành Dự thảo X Bộ luật dân sự.

Trong nửa cuối năm 1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội liên tiếp trong nhiều ngày 3 phiên họp thườngkỳ của các tháng 8,9 và 11 đã lần lượt xem xét cho ý kiến đối với 6 phần của Dự thảo X Bộ luật dân sự.

Dự thảo XI ra đời vào những ngày trung tuần tháng 12 năm 1994 là kết quả của một đợt làm việc khẩn trương của các cơ quan: Ban Dự thảo, uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kliểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt ý kiếm của 3 phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, và đây cũng là bản Dự thảo đã chính thức xin trình ý kiến của Bộchính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam trong những ngày 15, 16 tháng 12 năm 1994. Kết quả xem xét cho ý kiến hai ngày của Bộ chính trị là bản Kết luận quan trọng số 255 ngày 25 tháng 12 năm 1994 về các quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng Bộ luật dân sự Việt Nam.

Dự thảo XII ra đời trong những ngày đầu năm 1995 trên cơ sở quán triệt ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị trở thành bản Dự thảo chính thức mà theo quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã được công bố rộng rãi để toàn dân tham gia đóng góp ý kiến.

Đợt lấy ý kiến kéo dài 8 tháng từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1995 trở thành cuộc lấy ý kiến nhân dân dài ngày nhất đối với một dự án luật, huy động được sự tham gia ý kiến rộng rãi nhất của đủ các tầng lớp dân cư, các giới đồng bào, các ngành, các cấp.

Điều rất đáng chú ý, qua các lần lấy ý kiến rộng rãi ở những cấp độ khác nhau mà kết quả là các các Dự thảo Bộ luật đã lần lượt được xây dựng phạm vi, khuôn khổ, số lượng các chương, điều, phần. mục không ngừng tăng, ghi nhận mức độ phong phú, đa dạng nhiều sắc thái trí tuệ pháp lý của xã hội ta (Dự thảo i (1991)-471 điều, Dự thảo IV (1992)-511 điều, Dự thảo IX (6-1994)-562 điều, Dự thảo XII (1-1995)-701 điều, Dự thảo XIV (8-1995)-834 điều) và bản thân nội dung, tính chất các nguyên tắc, chế định của Bộ luật dân sự tương lai cũng ngày càng có chiều sâu, mang bản sắc, tính cách đặc thù, có thể nói rất Việt Nam, thể hiện sự kế thừa vừa đậm đà tính truyền thống dân tộc, vừa cập nhật, thời sự hoá nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam không chỉ trước mắt cho lâu dài, vừa hiện đại hoá, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trí tuệ của những nước có hệ thống Pháp luật dân sự phát triển.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX (tháng 10 - 1995 dành gần 10 ngày để xem xét toàn bộ cũng như từng phần, chương, điều của Dự thảo XIV và chính thức thông qua Bộ luật dân sự Việt Nam, có thể nói là đỉnhcao của sự huy động trí tuệ và là sự thể hiện bằng một văn bản Pháp luật có tầm cỡ lớn nhất trong suốt 50 năm qua, tầm vóc trí tuệ Pháp luật với một dáng dấp rất đặc thù của tư duy pháp lý Việt Nam trong những năm đổi mới.

3-Có một truyền thống Pháp luật dân sự Việt Nam

Bộ luật dân sự, nếu xét về mặt nội dung, tư tưởng chỉ đạo là sự thể chế hoá trực tiếp đường lối đổi mới của Đảng lãnh đạo thể hiện trong Cương lĩnh, Chiến lược phát triển nền kinh tế-xã hội và các Nghị quyết của Đảng, sự cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992, thì xét trên nhiều nguyên tắc, chế định, trước hết đó là sự tiếp thu, kế thừa các quy định của Pháp luật dân sự Việt Nam phát triển của Nhà nước ta.

Ngày 10 tháng 10 năm 1945, không lâu sâu ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 90/SL cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành lúc bấy giờ ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ Pháp luật duy nhất, "nếu những luật lệ ấy không trái với những nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà".

Trong tinh thần đó, Bộ Dân luật Bắc kỳ được ban bố năm 1931, , Bộ Dân luật Trung kỳ với tên gọi là Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật ban hành trong các năm 1936, 1938, 1939 và Bộ Dân luật Nam kỳ giản yếu ban hành trước đó nửa thế kỷ, năm 1938, được tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị huỷ bỏ năm 1959.

Tiếp đó trong điều kiện chiến tranh khốc liệt, để điều hành công vịêc nước nhà và điều chỉnh các giao lưu dân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký hành trăm Sắc lệnh, trong đó về pháp luật dân sự, tiêu biểu là Sắc lệnh 97 ngày 22 tháng 5 năm 1950 "sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật" do Bộ tư pháp lúc bấy giờ trình. Tờ trình có đoạn viết: Cuộc khởi nghĩa tháng Tám và sự thành lập chính quyền dân chủ cộng hoà đã đem đến những biến đổi thực sự trong cách thức sinh hoạt và tư tưởng của nhân dân Việt Nam. Nói chung, xã hội ta đương đi mạnh dạn trên con đường tiến hoá tất nhiên của lịch sử. Do đó, Pháp luật cùng phải sửa đổi để thúc đẩy sự tiến hoá đó cho mau chóng.

Từ ngày ký Sắc lệnh 90/SL (10-10-1945, với thời gian và sự biến đổi mau chóng và tình hình xã hội Việt Nam..nhiều điều khoản trong các bộ luật ấy đã trở nên lạc hậu, phải trái quá rõ rệt với tinh thần mới và sự tiến bộ của xã hội Việt Nam.

Xét theo ý nghĩa lịch sử quan trọng của nó, những quy định của Sắc lệnh 97 đã đặt, cơ sở cho sự hình thành và phát triển của luật Pháp, lập quy mang đậm tính dân sự có quan hệ khăng khít với Pháp luật dân sự đã lần lượt được ban hành. Đó là Luật Hôn nhân và gia đình (1986); Luật Quốc tịch (1988), 2 luật đất đai (1988 và 1993). Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988). Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh thừa kế (1990), Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) Pháp lệnh nhà ở(1991), Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của Người nước ngoài ở Việt Nam (1992), Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả (1994)vv...Hội đồng Bộ trưởng theo Hiến pháp 1980 và Chính phủ theo Hiến Pháp 1992 cũng đã ban hành nhiểu văn bản pháp quy điều chỉnh trực tiếp hoặc có quan hệ khăng khít với giao lưo dân sự.

Trong tinh thần đó, có thể nói, tuy đến năm 1991 Dự thảo Bộ luật dân sự mới ra đời, trong thực tiễn lập pháp nước ta từ trước đó rất lâu đã diễn ra quá trình định hình các nguyên tắc, quy định cơ bản của Bộ luật dân sự và cũng có thể nói, quá trình đó được bắt đầu từ ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công và liên tiếp đã được chỉnh lý, bổ sung, hoàn chỉnh để đến thời kỳ đổi mới , dưới ánh sáng của các tư tưởng chỉ đạo của đường lối đổi mớiđã được thể hiện thành các chế định thuộc từng lĩnh vực của giao lưu dân sự và đến những năm từ 1992 đến 1994 lần lượt gần 10 bản Dự thảo (từ Dự thảo IV đến Dự thảo XII) đã lần lượt được thu hút vào Bộ luật dân sự, sau này khi đã được kiểm nghiệm, sàng lọc qua thực tiễn sống động của đỡi sống xã hội, Như vậy, Bộ luật dân sự được thông qua là kết quả của một công việc hết sức công phu để hệ thống hoá, pháp điển hoá pháp luật dân sự của chính quyền nhân dân.

Tuy nhiên, xét về mặt lịch sử, việc ban hành Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm thứ 50 thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX hoàn toàn không có nghĩa Bộ luật đó chủ thuần tuý là sản phẩm của thời ký phát triển được đại của xã hội Việt Nam.

Có đầy đủ căn cứ để khẳng định dân tộc Việt Nam với lịch sử phát triển hàng mấy ngàn năm. trải qua các thời kỳ dụng nước và giữ nước hanò hùng, kiêu dũng với ỹ thức tự lực tự cường mạnh mẽ, vựot lên trên những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và hoạ ngoại xâm liên tiếp qua các thế kỷ, đã tự khẳng định mình thành một quốc gia dân tộc với một thiết chế bộ máy chính quyền và một hệ thống Pháp luật phát triển liên tục "trải Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê" nối đời dựng nước, thể hiện một bản sắc văn hoá đặc sắc, , một tâm linh truyền thống đặc thù của con người Việt Nam, trong đó hệ thống các quy định Pháp luật dân sự có sự phát triển không ngừng, phản ánh đặc biệt rõ nét đời sống vật chất và văn minh tinh thần Việt Nam. Nhận xét sau đây của một giáo sư, chủ nhiệm khoa Luật á Đông, trường Đại học Havớt (Mỹ) về Quốc triều Hình Luật - Bôk luật thời Lê hay còn gọi một cách đầy ấn tượng-Bộ luật Hồng Đức với 722 điều, điều chỉnh khá toàn diện, gần như mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó các quy định mang tính chất Pháp luật dân sự chiếm một tỷ lệ rất đáng kể, giúp chúng ta ơhần nào nhận ra ý nghĩa lớn lao đó: ".. Chúngt a cũng thấy trong nhiều thế kỷ đã qua sự cố gắng của nước Việt Nam thời Lê, một sự nỗ lực thường xuyên đối với sự xây dựng một Nhà nước dân tộc mạnh và sự bảo hộ cho những quyền tư hữu hợp pháp bởi một hệ thống Pháp luật tiến bộ với nhiều sự tương đương về chức năng so với những quan niệm Pháp luật phương Tây cận đại".

Quốc triều Hình luật thời Lê liên tục phát triển, hoàn chỉnh và phát huy hiệu lực trong gian đoạn lịch sử dài 100 năm triều Lê, lúc mà chế độ phong kiến tập quyền phát triển đến mức thịnh đạt và tiếp đó, 300 năm hoàn toàn không yên tĩnh của xã hội Việt Nam thời Lê-Mạc, Lê-Trịnh, trịnh-Nguyễn. Nhưng chính trong những điều kiện như vây, đông đảo nhân dân vẫn tìm đến Quốc triều Hình luật nhà Lê ốn chứa đựng những chuẩn mực cho sinh hoạt đời thường. Và điều đặc biệt lý thú, nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức đã trở thành luật tục, để sau này khi nhà Nguyễn Gia Long ban hành Hoàng Việt luật lệ vẫn tiếp tục được nhân dân và cả quan lại nhà Nguyễn vận dụng.

Một luật gia người Pháp, Briffaut trong một tác phẩm xuất bản năm 1992có nhận xét: "Muốn hiểu rõ luật pháp Việt Nam là phải xem Bộ luật nhà Lê mà hiện giờ các quy định còn được tuân theo trong tục lệ". Ông Vũ Văn Mẫu cũng có nhận xét: "Nền Pháp luật Triều Lê là một phản ánh trung thực xã hội Việt Nam. Vì phù hợp với các điều kiện xã hội và tôn giáo, luật nhà Lê có một ảnh hưởng rất lớn đối với dân tộc. Ngày nay, một số lớn các tục lệ của ta về hôn nhân và gia đình.. vẫn còn phải chiếu các khoản ấy".

Hoàng Việt luật lệ nhà NGuyễn ban hành năm 1815 mà theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, là sự sao chép gần như nguyên vẹn Bộ luật Mãn Thanh, đoạn tuyệt với những chế định tiến bộ, đặc sắc của luật nhà Lê . Tuy nhiên là hệ thống Pháp luật thực định của một triều đại tồn tại non một thế kỷ, vẫn có ảnh hưởng đến tâm linh, truyền thống Pháp luật Việt Nam. Trong Bộ luật dài 398 điều có nhiều quy định là Pháp luật dân sự và vì vậy tất có ảnh hưởng nhất định đến truyền thống Pháp luật nước ta. Mặtkhác, ýnghĩa tích cực của nó là góp phần duy trì không đứt đoạn truyền thống Pháp luật dân sự Việt Nam. Tiếp đến gần 100 năm thuộc Pháp, xã hội Việt Nam chịu sự chi phối của Ba Bộ luật dân sự mà chính quyền thực dân lần lượt ban hành vào các năm 1883, 1931 và 1939 ở ba kỳ như ở phần trên đã nói. Hơn nữa ba bộ luật này do những hoàn cảnh lịch sử chi phối, theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về danh nghĩa được áp dụng mãi cho đến những năm cuối của thập kỷ năm mươi. Mặc dù tính chất có khác nhau qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, tính liên tục tạo thành truyền thống của Pháp luật dân sự Việt Nam là một ưu điểm nổi trội, một điểm son trong lịch sử Pháp luật Việt Nam mà Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 chính là sự tiếp tục, kê sthừa, nâng cao, hoàn thiện trong điều kiện mới của một đất nước nhân dâb đang thực sự làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước và Pháp luật của mình.

4. Những tư tưởng chỉ đạo xây dựng Bộ luật dân sự Việt Nam.

Bộ luật dân sự với bề dầy 838 điều, chia thành 7 phần, 35 chương, 54 mục được xem là Bộ luật lớn nhất của nước ta từ trước đến nay.

Ra đời trong năm thứ 50 của chế đô, năm thứ 10 đất nước đi theo đường lối đổi mới, Bộ luật dân sự là kết tinh của trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước, mang tính tổng kết, pháp điển hoá sâu sắc, thể chế hoá về mặt định hướng chính trị đường lối cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế có những thay đổi to lớn. Điều hoàn toàn dễ hiểu. Bộ luật dân sự được định hình hoàn chỉnh dưới ánh sáng của một hệ thôngs quan điểm mang tính chỉ đạo rộng lớn.

Hệ thống quan điểm này không hình thành ngay từ đầu như một thứ có sẵn mà là sản phẩm của một quá trình tìm tòi kiên trì, công phu trên cơ sở huy động trí tuệ tập thế của cán bộ và nhân dân bằng những phương thức có thể nói thực sự dân chủ, khoa học, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Không được sự chỉ đạo của một hệ thống quan điểm như vậy, chắc chắn Bộ luật dân sự không có được tầm vóc, hình dáng như hiện nay.

Lần đầu tiên các quan điểm này được thể hiện một cách tập trung, cô động, có hệ thống trong Kết luận số 255 ngày 22 tháng 12 namư 1994 củaa Bộ chính trị nghe và cho ý kiến đối với Tờ trình số 115 của Đảng đoàn Quốc hội ngày 8 tháng 12 năm 1994 về Bộ luật dân sự.

Kết luận của Bộ chính trị khẳng định: viêcn ban hàng Bộ luật dân sự là một bước đổi mới chính trị quan trọng. Sau hiến pháp, Bộ luật dân sự là đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống Pháp luật của nước ta có liên quan mật thiết đến mọi mặt đời sống thường ngày của người dân.

Xác định tính chất của Bộ luật dân sự được ban hành lần này là Bộ luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghía xã hội ở nước ta. Kết luận đã chỉ rõ những yêu cầu cần phải được thể hiện trong nội dung của Bộ luật với năm quan điểm có ý nghĩa chỉ đaoạ sâu sắc cho quá trình tiếp tục soạn thảo hoàn chỉnh Dự thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội thông qua, đồng thời hệ thống năm quan điểm đó cũng có ý nghĩa chỉ đạo to lớn cho việc quán triệt và tổ chức thực hiện, đưa vào cuộc sôngs các chế định của Bộ luật.

1.Bộ luật dân sự phải quán triệt và thể chế hoá Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội và các Nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp 1992, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; bảo đảm tính dân tộc và hiện đại.

Đây là quan điểm được đặt hàng đầu trong năm quan điểm. Điều đó không ngẫu nhiên. Không thể chỉ có mối quan hệ khăng khít giữa Bộ luật dân sự -Bộ luật có tầm quan trọng chỉ sau Hiến pháp với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền của nước ta được thể hiện trong Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, trong các Nghị quyết của Đảng; cụ thể hơn, nhiệm vụ của Bộ luật dân sự chính là xét về mặt NHà nước, thể chế hoá đường lối đó của Đảng cầm quyền thành hệ thống các chế định Pháp luật dân sự nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Định hướng chính trị này trong nhiệm vụ, sứ mệnhcủa Bộ luật dân sự là hết sức quan trọng. Bản chất xã hội chủ nghĩa của pháp luật dân sự Việt Nam , trước fhết thể hiện ở chỗ nó là công cụ, vũ khí sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân , nhân dân lao động. Đương nhiên, lợi ích nói ở đây phải là lợi ích hợp pháp, được pháp luật thừa nhậ, Bộ luật dân sự giành sự quan tâm, chăm lo đến lợi ích của người lao động, nhất là người nghèo, người có hoàn cảng khó khăn như quy định về tín chấp (Điều 376) dân sự; về ưu tiên mua nhà của người đang thuê (Điều 466); về quyền của bên thuê khoán được tiếp tục thuê cả trong các trường hợp vi phạm hợp đồng nếu việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất (Điều 513)vv..lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của người khác làm trọng (Điều 2). Một nội dung quan trọng của quan điểm này là bảo đảm tính dân tộc và hiện đại của Bộ luật dân sự. Nội hàm của vấn đề này rất rộng, nó thể hiện một cách tập trung, cô đọng trong "các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự ".

2. Bộ luật dân sự phải góp phần bảo đảm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư sống và làm việc theo pháp luật vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giầu. nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Có thể nói đây là sứ mệnh cao cả, lâu dài của Bộ luật dân sự, là yêu cầu, lý do trực tiếp chủ yếu về tính cấp thiết và bức xúc ban hành Bộ luật dân sự.

Xã hội ta trong nhiều năm, do nguyên nhân khách quan,đồng thời các nguyên nhân chủ quan đóng vai trò không nhỏ, là đã thực hành và duy trì quá lâu cơ chế kê shoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp mà ởmột mức độ đáng kể đã làm tui chột các tiềm năng to lớn mà sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước mang lại, làm cho người lao động và mọi người dân nói chung rơi vào vị thế bị động; nhiệt tính, tính chủ động, sáng kiến cá nhân trong lao động, sản xuất, sinh hoạt đời thường bị giảm sút. Xã hội ta trong suốt những năm 80 và đến tận đầu những năm 90, do những hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhất là những sai lầm, thiếu sót nói trên đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nguồn lực của xã hội bị mai một.

Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề xướng được bổ sung, cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết trung ương và Đại hội Đảng phép mầu cởi trói cho những năng lực to lớn đang tiềm ẩn trong nhân dân, tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện, bồi dưỡng sức dân.

Nhu cầu bức xúc, cấp thiết đặt ra cho hoạt động lập pháp của cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao là sớm tạo ra không gian, môi trường, hành lang pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, đưa lại cho mỗi cam kết, thoả thuận thể hiện tính chủ động, nhiệt tình của mọi công dân, sự an toàn, độ tin cậy pháp lý cao. Việc ban hành Bộ luật dân sự, công cụ pháp lý chủ yếu tạo cơ sở, mặt bằng pháp luật cho giao lưu dân sự được đặt thành chương trình nghị sự của các kỳ họp Quốc hội khoá VIII, khoá IX.

Bằng những phương thức đặc thù của pháp luật dân sự, Bộ luật dân sự phải trực tiếp tạo cơ chế thông thoáng, an toàn cho giao lưu dân sự để mọi cá nhâ, tổ chức an tâm, tin cậy khi thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự; nâng cao vai trò của hợp đồng làm căn cứ chủ yếu làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể; khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ thông qua các loạihợp đồng dân sự tương ứng: bảo lãnh, cho vay, cho thuê tài sản, dịch vụ, vận chuyển, gia đình, tổ hợp tác, bằng việc công nhận hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể đặc biệt của quan hệ dân sự, và điều đặc biệt quan trọng, khuyến khích sáng tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học, người sử dụng, đưa các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống nhằm giải phóng sức sanả xuất khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư hăng hái lao động, phát huy mọi nhiệt tình, khai thác mọi tiềm năng vì sự nghiệp phát triển của đất nước, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, mà trực tiếp vì lợi ích chính dáng của bản thân những người tham gia giao lưu dân sự.

Có thể nói, tinh thần, nội đung cơ bản của quan điểm thứ hai này thấm đượm, xuyên suốt lời văn,tinh thần của từng quy định của Bộ luật dân sự.

3. Bộ luật dân sự xây dựng các chuẩn mực pháp lý cho tổ chức, các nhân trong tham gia quan hệ dân sự nhằm tăng cường quản lý các sinh hoạt xã hội bằng pháp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.

Đặc trưng cơ bản của xã hội loài gnười là sinh hoạt cộng đồng. Đây là đặc trưng mang tính quy luật. Trình độ phát triển tiến bộ xã hội càng cao, các quyền dân chủ, tự do giành cho cá nhân càng lớn, sinh hoạt đời sống của mỗi cá nhân càng đa dạng, phong phú và phức tạp thì yêu cầu bức xúc càng được đặt ra là làm sao bảo đảm sự ổn định, trật tự của phát triển xã hội mà không ảnh hưởng đến các quyền của cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng luôn luôn được đặt ra. Vì vậy đòi hỏi phải được giải quyết. Phương thức cơ bản bảo đảm thoả mãn nhu cầu này là chuẩn mực hoá các giao lưu, các quan hệ xã hội, tạo ra những mô hình, quy tắc làm chuẩn mực cho mỗi cá nhân.

 

Bước vào thời kỳ đổi mới cùng với việc từ bỏ các cơ chế, phương thức cũ trong quản lý xã hội, quản lý kinh tế, giải phóngmọi năng lựctiềm tàng của toàn xã hội, đã phát sinh một khuynh hướng mới, hoàn toàn không lành mạnh và từ trạng thái trước đây gò bó, bị ràng buộc bằng biện pháp mệnh lệnh, hành chính ở một bộ phận đáng kể dân cư, các giao lưu dân sự đã chuyển sang một trạng thái cực đoan khác có tính đối lập: đổi mới, đối với số người đó có nghĩa là "tự do", "mọi người có thể viết luật", tuỳ tiện, muốn làm gì cũng được. Tình trạng "thừa tự do, vô tổ chức", "thiếu trật tự kỷ cương" trở thành một vấn đề nổi cộm. Chính trong tình hình đó, đồng thời với sự khuyến khích sángkiến, nhiệt tình cá nhân, khaia thác mọi tiềm năng để đưa vào vận hành, thì trở nên sôi động, độ an toàn, đáng tin cậy pháp lý cao. Bộ luật dân sự ra đời chính là sự đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc này của sinh hoạt xã hội.

Chính trong khuôn khổ các chuẩn mực pháp lý do Bộ luật dân sự cugn cấp, các giao lưu dân sự, mọi cam kết và thoả thuận của các chủ thể mới có được một không gian, một hành lang an toàn cho sự vận hành. Như vậy, tằng cường quảng lý xã hội bằng pháp luật không hệ hạn chế mà chính là một điều kiện không thể thiếu, hơn nữa, là tiền đề tối cần thiết cho sự sôi động hoá đời sống dân sự một cách lành mạnh có tính hiệu quả cao. Cũng chính trong khuôn khổ của các chuẩn mực pháp lý do Bộ luật dân sự được xây dựng theo những quan điểm chỉ đạo vừa được trình bày mà có thể pháy huy tinh thần cộng đồng, tình lành, nghĩa xóm, tương thân, tương ái, truyền thống đàon kết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Nội dung và tinh thần trên đây trước hết thể hiện trong các nguyên tắc của Bộ luật dân sự, tiếp đó, chi phối tinh thần, nội dung cụ thể của các chế địn của Bộ luật.

4. Bộ luật dân sự góp phần hạn chế tranh chấp, tiêu cực trong các quan hệ dân sự, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, bảo đảm tính dân chủ, công bằng, giữa vững ổn định, phát huy tinh thần phấn khởi, đoàn kết trong nôị bộ nhân dân, mỗi người vì cộng đồng và cộng đồng vì mỗi người.

Nhiệm vụ này đặt ra cho Bộ luật dân sự như là sự bổ sung, cụ thể hoá mặt sau, thứ hai của nhiệm vụ vừa trình bày. Đã nói đến giao lưu dân sự, thì môi trường, hàng lang pháp lý dù có thật sự an toàn, lành mạnh vẫn không tránh khỏi các tranh chấp vẫn thường phát sinh. Một trong những ý nghĩa, lý do tồn tại của Bộ luật dân sự như một công cụ không thể thiếu, là đảm bảo cho các tranh chấp phát sinh một cơ sở pháp lý đáng tin cậy để giải quyết theo hướng tích cực, tạo lối ra an toàn cho các tranh chấp đó, nhằm khôi phục trạng thái ban đầu khi tranh chấp chưa phát sinh, bình thường hoá trở lại quan hệ cần có giữa các bên.

Thực thế đáng quan tâm lâu này của hoạt động tài phán các tranh chấp dân sự là do không có một văn bản pháp lý cho sự giao lưu lành mạnh, bảo đảm sự đúng hướng ngày từ đầu mà giữa các bên thường rất dễ dàng phát sinh các tranh chấp và khi tranh chấp đã phát sinh thì không những hai bên mà cả cơ quan Nhà nước có thểm quyền, kể cả các Toà ná nhân dân trong không ít trường hợp rơi vào tình trạng lúng túng, rất khó tìm hướng cho sự giải quyết tranh chấp hoặc việc giải quyết không tránh khỏi yếu tố nhận thức, đánh giá sự việc một cách chủ quan ; giữa các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm không dễ dàng có đựoc một định hướng chung và tình trạng mà dư luận đã phải nêu thành vấn đề: Toà xử thế nào cũng đúng.

Thông thường, khi tranh chấp phát sinhmà giải quyết một cách tuỳ tiện, thì sự việc không bao gìơ dừng lại mà dễ dàng "việc bé xé ra to", hậu quả nhiều khi khôn lường, tình làng nghĩa xóm, tình anh em, thân thích ruột thịt đều dễ bị tổn thương. Xét về mặt này, Bộ luật dân sự ra đời tạo nên một bước ngoặt cơ bản rất nhiều thuận lợi cho việc giải quyết ccs tranh chấp này.

Tinh thần trên đây cũng được thể hiện đậm nét trong các chế định của Bộ luật dân sự.

5. Bộ luật dân sự được ban hành phải là một bước quan trongk pháp didển hoá pháp luật dân sự của nước nhà theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật đối với quan hệ dân sự nhằm phát huy vai trò, tác dụng của Pháp luật dân sự trong việc đẩy mạnh giao lưu dân sự, tạo cơ sở thuận lợi cho việc áp dụng, thi hành pháp luật.

Yêu cầu thứ năm này đặt a cho Bộ luật dân sự nhiẹm vụ mà mới xem quan có vẻ mang tính thuần tuý kỹ thuật lập pháp, nhưng xét trên cả hai mặt: thực tiễn và lý luận, đây chính là một yêu cầu không kém phấn quan trọng của hoạt động lập pháp lần này. Tình trạng tản mạn và không đầy đủ của pháp luật dân sự do thường được ban hành dưới dạng các văn bản đơn hành rải rác qua các thời kỳ nhằm chủ yếu và trước hết đáp ứng các yêu cầu mang tính tính thế, làm cho pháp luật dân sự không tránh khỏi tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, vừa thiếu, vừa thừa, manh mún, tản mạn tình trạng đó làm giảm đáng kể hiệ lực, hiệu quả của pháp luật dân sự nói chung và điều hết sức nhức nhối: pháp luật trở thành một cấu đố đối với bản thân các chuyên gia, các nhà làm công tác vận dụng, thi hành pháp. Đây là lý do làm cho nhiệm vụ hệ thống hoá, pháp điển hoá của Bộ luật dân sự trở nên bức xúc.

Đồng thời cùng với nhiệm vụ hệ thống hoá, pháp điển hoá, vấn đề đặt ra cho Bộ luật dân sự còn là mở rộng quy mô, phạm vi điều chỉnh của mình. Yêu cầu này hoàn toàn hợp với quy luật. Không phải ngẫu nhiên qua các lần dự thảo, số lượng, chương, điều, mục, phần của Bộ luật dân sự liên tục được bổ sung, thu hút vào nội dung của nó các quy định hiênj hành của hàng chục văn bản quy phạm pháp luật do rất nhiuêù cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; phạm vi các vấn đề, chế định cũng liên tục được mở rộng, bổ sung qua số phần, chương, mục của các lần dự thảo. Nếu phần thứ nhất của Dự thảo i có 7 chương, 94 Điều và Dự thảo XII có 8 chương , 107 điều thì đến Dự thảo XIV số chương đã tăng lên 10 với số lượng điều được bổ sung 166 điều, hoặc phần thứ 2-Sở hữu, ở Dự thảo I có 7 chương, 57 Điều, ở Dự thảo XII có 10 chương, 2 mục và 60 điều thì đến Dự thảo XIV có 7 chương và 10 mục và 106 điều. Rất đáng chú ý là ở Bộ luật chính thức được thông qua ở phần thứ nhất, Chương II-Cá nhân có mục: Quyền nhân thân với 22 điều thì ở Dự thảo XII mục đó chỉ có 3 điều và Dự thảo I mới chỉ có 1 điều.

Một tình hình rất đáng mừng là qua 14 lần dự thảo chính thức, dù bố cục của các Dự thảo thường xuyên có sự điều chỉnh, nhìn chung cấu trúc ban đầu thể hiện ở Dự thảo Igồm 6 phần, đến Bộ luật chính thức bổ sung thành 7 phần, thì do có sự định hướng đúng từ đầu nên Dự thảo Bộ luật qua các lần chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung vẫn giữ được thế ổn định và ngày càng hoàn thiện vừa về nội dung. Và đây cũng chính là ưu điểm trở thành điều kiện cần thiết cho việc nhận thức, quán triệt tinh thần, nội dung của các chế định của Bộ luật, bảo đản cho việc tổ chức thi hành, thực hiện Bộ luật dân sự có hiệu quả trên thực tế.

 

Phần thứ nhất - những vấn đề chung của Bộ luật dân sự

I. Nhiệm vụcủa Bộ luật dân sự:

Nhiệm vụ của Bộ luật dân sự được xác định cuất phát từ nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội nhằm giải phòng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiền năng, đọng viên và tạo điều kiện cho mọi người và phát huy ý chí tự lực, tự cường, vần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giầu cho mình và cho đất nước> Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm thống nhất tàng trưởng kinh tế với công banừg và tiến bộ xã hội.

Trong hệ thống pháp luật của nước ta, Bộ luật dân sự là văn bản háp luật không chỉ bao quát một phạm vi rộng lớn của sinh hotạ xã hội mà còn là cơ sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự. Vì vậy, Bộ luật dân sự có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, được quy định tại điều I mà còn ở lời nói đầu của Bộ luật. Là đạo luật quan trọng sau Hiến pháp thể hiện đường lối quan điểm của Đảng về kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Bộ luật dân sự vừa giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, vừa có sứ mệnh lâu dài.

Với tư cách một đạo luật, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, nhiệm vụ bao trùn của Bộ luật dân sự được thể hiện trong Lời nói đầu:

- Bộ luật dân sự tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con ngườ về dân sự.

- Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền tống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc.

- Bộ luật dân sự góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ ché thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Nhiệm vụ cụ thể đặc thù của Bộ luật dân sự được quy định tại Điều 1 là:

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

- Bảo đảm sự bình dẳng, an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự.

Mặt khác, cũng cần thấy rằng nhiệm vụ của Bộ luật dân sự không chỉ được quy định trực tiếp trong Lời nói đầu và Điều I, mà còn được thể hiện gián tiếo nhưng cụ thể thông qua một số quy định khác của Bộ luật. Trước hết Bộ luật dân sự bảo vệ sở hữu toàn dân, nền tảng của cơ sở kinh tế, xã hội của nước ta. bên cạnh đó bằng những quy định chủ yếu về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự, Bộ luật dân sự còn có nhiệm vụ tran trọng nhằm xác lập, tăng cường kỷ luật hợp đồng , nâng cao chất lượng hàng hoá, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển dịch vụ. Và mặc dù chưa phải là nhiệm vụ cuối cùng cũng có thể kể thêm vai trò ucả Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm sự kê st hợp hài hoà giữa lợi ích các nhân, lợi ích tổ chức và lợi ích xã hội, phát huy tính sáng tạo của cong người trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

Các nhiêmj vụ của Bộ luật dân sự có liên quan chặt chẽ với nhau, cho nên chúng ta thấy, khi điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể, nhiều quy định của Bộ luật dân sự giải quyết không chỉ là một mà hai hoặc nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.

II. Đối tương, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự là đạo luật chủ yếu của hệ thống pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa các chủ thể của pháp luật dân sự cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

1-Quan hệ tài sản là một khái niềm phức tạp mà việc làm sáng tỏ bản chất của nó có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Quan hệ tài sản thực chất là một dạng của quan hệ kinh tế. Tuy nhiên không phải mọi quan hệ kinh tế cụ thể đều được điều chỉnh bằng pháp luật dấn ự. Tuy Bộ luật không quy định tực tiếp những quan hệ tài sản nào không thuộc phạm vi điều chỉnh của nó nhưng đoạn 2 Điều 1 giới hạn các quan hệ đó chỉ "giao lưu dân sự" khi các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Như vậy, các quy định của Bộ luật không áp dụng đối với các quan hệ tài sửn mang tính hành chính trực thuộc cũng như quan hệ liên quan đến ngân sách thu, chi, thuế.

Liên quan dến quan hệ tài sản của gia đình có vấn đề kinh tế cần lưu ý là Bộ luật dân sự không điều chỉnh toàn bộ các quan hệ tài sản giưã các thành viên của gia đình nói chung. quan hệ này chủ yếu sẽ được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình mà the quyết định của Quốc hội sẽ trực tiếp tồn tại với tư cách quan hệ tài sản giữa các thành viên của "hộ gia đình và một số quy định về sở hữu chung của vợ chồng.

Bên cạnh đó, quan hệ tài sản giữa ngườ lao động và người sử dịng lao động tuy cũng mang tính tài sản nhưngchủ yếu cũng do Pháp luật lao động điều chỉn.

Từ đó có thể thấy rằng Bộ luật dân sự không điều chỉnh mọi quan hệ kr trong xã hội mà chỉ điều chỉnh một phần các quan hệ gọi là "quan hệ tài sản mang tính hàng hoá-tiền tệ với các đặc điểm sau đây:L

Thứ nhất, quan hệ tài sản mà Bộ luật dân sự điều chỉnh là quan hệ hình thành theo quy luật giá trị, nói chung là đền bù ngang giá.

 

Thứ hai, quan hệ tài sản là quan hệ có đối tượng là tài sản do Bộ luật dân sự quy định.

Thứ ba, nội dung của quan hệ tài sản trong Bộ luật dân sự có điểm đặc thù, đó là quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vật châts gồm cả tài sản là vật và quyền tài sản.

 

Như vậy, có thể nói rằng, quan hệ tài sản mà Bộ luật dân sự điều chỉnh là quan hệ kinh tế, xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tàu sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng tuân thủ quy luật giá trị.

Quan hệ tài sản mà Bộ luật dân sự điều chỉnh vô cùng đa dạng và phức tạp. Tuy vậy, căn cứ vào mối liên hệ xã hội của quan hệ tài sản có thể chia thành hai nhóm; Một nhóm quan hệ liên quan đến quyền sở hữu; nhóm quan hệ thứ hai hình thành trong quá trình lưu chuyển tài sản giữa các chủ thể.

Quan hệ nhân thân cũng là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Cần lưu ý rằng Bộ luật không dùng khái niệm "quan hệ phi tài sản" hay "quan hệ không mang tính tài sản" mà dùng khái niệm "quan niệm nhân thân". Trên một mức độ nào đó quan hệ thân nhân rấtgần với khái niệm quyền nhân thân mà nội dung của nó được lột tả tại Điều 26 là "quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quan hệ nhân thânlà đối tươngh điều chnhr của Bộ luật dân sự bao gồm quan hệ nhân thân không mang tính tài sản là quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người không thể tách rời khỏi con người đó..Các quyền nhân thân quy định từ Điều 26 đến Điều 47 chủ yếu là các quyền, trên cơ sở đó mà quan hệ xã hội hình thành đều là quan hệ nhân thân không mang tính tài sản (họ tên, dân tộc, quốc tịch, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư, chỗ ở, tự do tín ngưỡng, tôn giáo..)

Quan hệ nhân thân gắn với tài sản chủ yếu là các quan hệ nhân thân gắn với đối tượng sở hứu trí tuệ (sáng tạo và sử dụng tác phẩm công trình khoa học). Khác với quan hệ nhân thân không mang tính tài sản, loại quan hệ này có đặc điểm thể hiện đậm nét đời sống tinh thần của tác giả. Giá trị tinh thần đó tồn tại độc lậpvới nhân thân người sáng tạo, có thể chuyển dịch trong giao lưu dân sự và mang lại lợi ích về mặt tài sản (Điều 763 chuyển giao quyền tác giả)

2-Quan hệ pháp luật dân sự

a) Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

 

Trong quá trình tồn tại hoạt động của mình, cá nhân, tổ chức xác lập các quan hệ xã hội đa dạng với nhau, trong đó có quan hệ pháp luật là các quan hệ được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật.

Quan hệ pháp luật dân sự mà Bộ luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, đựoc phát sinh do sự điều chỉnh của Bộ luật về quan hệ tài sản và thân nhân . Tính đặc thù của quan hệ pháp luật thể hiện ở các điểm sau đây:

- Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức tách biệt nhau về mặt tài sản và tổ chức.

- Địa vị pháp lý của chủ thể là bình đẳng, không phụ thuộc. Mặc khác dù trong một số trường hợp chủ thể này của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có quyền, còn chủ thể khác chỉ có nghĩa vụ nhưng không phải là vì thế mà các chủ thẻ hay không bình đẳng vì khi thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ của mình không một chủ thể nào có thể can thiệp vào hoạt động của chủ thể kia.

- Biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là biện pháp mang tính chất taì sản.

Từ đó có thể nói, quan hệ pháp luật dân sự di Bộ luật dân sự điều chỉnh là quan hệ xã hội trong đó chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức tách biệt nhau về mặt tài sản và tổ chức, bình đẳng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chủ chủ yếu mang tính tài sản.

b) Phân loại quan hệ pháp luật dân sự

 

Các quan hệ pháp luật dân sự do Bộ luật dân sự quy định rất đa dạng và phong phú, có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn theo đặc điểm và nội dung có thể chia thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân; theo mối quan hệ với chủ thể thù gồm quan hệ tuyệt đối và hạ chế; theo chu trùnh thực hiện thì gồm quan hệ đối với vật và quan hệ nghĩa cụ; hoặc theo tính chất thì có thể phức tạp hoặc đơn giản.

Như đã phân tích ở phần trên, quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do Bộ luật dân sự điều chỉnh khác nhay về nội dung. Quan hệ tài sản luôn liên quan đến việc tài sản đang có ở chủ thể nhất định (quan hệ sở hữu, chiếm hữu, thuê mượn..) hoặc quan hệ chuyển giao tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác(theo hợp đồng hoặc theo thừa kế). Quan hệ nhân thân luông gắn với giá trị tinh thần (quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, quyền con người về dân sự..)

ý nghĩa của sự phân loại này thể hiện ở chỗ, khi quyền và nghĩa vụ về tài sản vi phạm thì áp dụng các chế tài chủ yếu mang tính tài sản (phạt tiền, bồi thườn thiệt hại, thực hiện một công việc bằng chi phí của mình..) còn vi phạm quyền nhân thân thì thông thường sẽ áp dụng các biện pháp khác (công nhận quyền, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai..(Điều 27).

Quan hệ hệ pháp luật dân sự thuộc loại tuyệt đối nếu chủ thể của quan hệ đó có các quyền đối với các chủ thể có nghĩa không hạ chế số lượng. Quan hệ phap sluật dân sự tuyệt đốicó thể là quan hệ tài sản (chẳng hạ quan hệ sở hữu) hoặc quan hệ nhân thân. ở đây người có quyền là một chủ thể nhất định (chủ sở hữu một vật, tác giả một cuốn sách ) còn tất cả các chủ thể khác đều có nghĩa vụ không được cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền của mình.

Quan hệ pháp luật dân sự hạn chế là quan hệ trong đó chủ thể có quyền đối với một chủ thể khác được xác định trước. Hầu hết các quan hệ phát sinh từ hợp đồng đều mang tính hạn chế như vậy.

Quan hệ pháp luật dân sự có thể là quan hệ về vật (vật quyền) và quan hệ về nghĩa vụ. Quan hệ về vât chủ thể là quan hệ sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản. Quân hệ về nghĩa vụ là các quan hệ gắn quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện một nghĩa vụ nhất định (quan hệ phát sinh từ hợp đồng, gây thiệt hại ngoài hợp đồng).

Quan hệ pháp luật dân sự có thẻ phân biệt thành quan hệ dơn giản và quan hệ phức tạp. Quan hệ pháp luật dân sự đơn giản là quan hệ trong đó một chủ thể chỉ có một quyền và chủ thể kia chỉ có một nghĩa vụ. Chẳng hạn trong quan hệ phát sinh từ hợp đồng vay (Điều 467) người cho vay có nghĩa vụ trả tiền người cho vay có quyền yêu cầu hoàn trả.

NGược laị quan hệ pháp luật dân sự sẽ là quan hệ phức tạp khi các chủ thể đều ó quyền và nghĩa vụ. Ví dụ theo hợp đông mua bán tài sản (Điều 421) người mua có nghĩa vụ nhận tài sản và có quyền yêu cầu người bán giao tài sản đồng thời cũng có nghĩa vụ trả tiển mua. Ngược lại, người bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản, đồng thời mua. Ngược lại, người bán có nghĩa vu chuyển giao tài sản, đồng thời lại có quyền đòi tiền.

Việc phân định quan hệ pháp luật dân sự là phức tạp hay đơn giản có ý nghĩa quan trọng. Trước hết trong các quan hệ pháp luật dân sự phức tạp, chúngt a thường gặpnhững nghĩa vụ giống nhau như nghĩa vụ giữ gìn tài sanư (khoản 1 điều 294) sẽ phát sinh khi mua bán nhà (khonả 2 điều 447), khi gửi giữ (khoản 1 Điều 556) hoặc nghĩa vụ tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 Điều 449, khoản 2 Điều 558, Điều 569..). Trong những trường hợp mà có nghĩa vụ tương tự được điều chỉnh bằng các quy định phápluật khác nhau như vậy, thì việc xem xét nghĩa vụ đó, việc quan hệ pháp luật dân sự nào là tiền đề xác định chính xác cần áp dụng quy định pháp luật nào của Bộ luật dân sự.

c) Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

Căc cứ xác lập, thau đổi, châm sdứt quan hệ pháp luật dân sự cũng là căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ ân sự được Bộ luật dân sự quy định tại Điều 13. Đó chính là các sự kiện, tình huống mà Bộ luật quy định khi chúng xảy ra thì kéo theo hậu quả pháplý. Theo Điều 13 của Bộ luật dân sự thì quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự, quyết định của Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, sáng tạo tác phẩm la fđối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, chiếm hữu tài sản, gâu thiệ hại do hành vi trái pháp luật, thẹc hiện công việc không có uỷ quyền và các căn cứ khác do pháp luật quy định. Cần phải nói rõ rằng Bộ luật dân sự không quy định tất cả các sự kiện xảy ra trong đời sống đều có ý nghĩa pháp lý. đồng thời không phảo quan hệ pháp luật dân sự nào cùng phát sinh chỉ từ một căn cứ mà trong nhiều trường hợp có thểdo nhiều căn cứ. Chẳng hạ chỉ cần một căn cức đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền (Điều 593), thì quan hệ pháp luật dân sự được xác lập từ hợp đồng này chấm dứt. Ngược lại, quan hệ sở hữu nhà của người mua chỉ đựoc xác lập kho có hợp đồng mua bán và đăng ký trược bạ sang tên, đăng ký quyền sở hữu(Điều 444).

Tất cả các căn cứ pháp lý quy định tại Điều 13 có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo sự phụ thuộc vào ý chí của chủ thể thì căn cứ pháp ký gồm hành vi pháp lý dân sự và sự kiện pháp lý. Trong các hành vi pháp lý dân sự đều thể hiện ý chí của các chủ thể, còn sự kiện pháp lý thì xảy ra khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ thể. Mặt khác do hành vi pháply có thể là không hành động nên việc không thực hiện hợp đồng cũng là căn cứ pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt, bồi thường thiệt hại.

III. NHững nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự.

Nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, đồng thời cũng là nguyên tắc coả bản của pháp luật dân sự Việt Nam, dods là những xuất phát điểm, tư tưởng chỉ đạo quan trọng xuyên suốt các quy định của Bộ luật và cũng là căn cứ để Bộ luật nói riêng, pháp luật dân sự nói riêng, pháp luật dân sự nói chung thực hiện vai trò điều chỉnh của mình đối với các quan hệ xã hội.

Cũng chính vì vậy mà nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự được ghi nhận tại chương I, phần thứ nhất không phải là những tuyên ngôn kết luận khoa học mà đựơc cụ thể hoá qua từng quy định của các phần tiếp theo của Bộ luật cũng như thông qua thực hiện áp dụng Bộ luật.

ở tất cả các nước, ngành luật dân sự nói chung, trong đó có Bộ luật dân sự dều có nguyên tắc cơ bản của nó. Tuy nhiên Bộ luật dân sự, đạo luật quan trọng nhất của ngành luật này ghi nhận một cách rõ ràng, cụ thể, đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luạt thì không phải ở nơi đâu cũng có. Vì vậy có thể nói rằng, việc đưa ra được những nguyên tắc cơ bản tạo phần thứ nhất của Bộ luật dân sự là một cố gắng lớn, khẳng định quan điển nhất quán của Nhà nước ta trong việc tạo nên khuôn khổ pháp lý dân sự phù hợp để quản lý, điều chỉnh đời sống xã hội, đồng thời đây còn là cơ sở quan trọng tạo tiền đề thúc đẩy khoa học pháp lý của nước a phát triển đóng góp vào khoa học pháp lý thế giới.

Lần lại từng văn bản dưj thảo của Bộ luật dân sự từ Dự thảo đầi tiên cho đến dự thảo XIV, chúng ta thấy quá trình hình thành, xây dựng các nr cơ bản của Bộ luật dân sự là một quá trình tìm tòi, sáng tạo. Cho đến Dự thảo XII được công bố lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp, các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự chỉ được thể hiện trong một điều với 4 khoản và các nguyên tắc này chỉ là "nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền vànghĩa vụ dân sự", chưa được nâng lên thành những "nguyên tắc cơ bản".

Trên cơ sở đóng góp trí tuệ của nhân dân, Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua có 11 nguyên tắc, cụ thể hoá, làm rõ thêm một bước nội dung của từng nguyên tắc, nâng cao ý nghĩa thực tiễn của các nguyên tắc này trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự cũng như trong việc áp dụng Bộ luật dân sự và pháp luật dân sự nói chung. Trong 11 nguyên tắc cơ bản đó có các nguyên tắc phổ biến được thực tiễn lập pháp cũng như áp dụng luật của nước ta và nhiều nước thừa nhận, đó là: nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền, lợi ích hợp pháp tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thânm quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản (Điều 5, Điều 6), nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 7), nguyên tắc bình đẳng (Điều 8), nguyên tắc thiện chí trung thực (Điều 9), nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Điều 10). Tuy là những nguyên tắc truyền thống nhưng công cuộc đổi mới với những nét đặc thù của Việt Nam đã mang lạo cho chúng những nội dung, nội hàm mới. Chẳng hạn quy định về khuyến khích khai thác tài sản hợp pháp để hưởng lợi, nghĩa vụ coi trọng bảo vệ tài sản thuộc sở hữu toàn dân (Điều 6), về suy đoán trung thực (Điều 9), nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật (Điều 14). Bên cạnh đó Bộ luật dân sự còn quy định nhứng nguyên tắc đặc thù thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam nhưn nguyên tắc tôn trọng đạo đứ, truyền thống tốt đẹp (Điều 6). Đây là nguyên tắc đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật hiện hành với tên gọi tôn trọng đạo đức xã hội. Tuy nhiêm, khái niệm đạo đức xã hội còn trừu tượng, luôn biến đổi về nội dung, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội, tuỳ thuộc quan nuệm của mỗi người, mỗi tần lớp, giai cấp, Để làm rõ nội dung đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự nhấn mạnh truyền thống đạo đức của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam là đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người, khuyến khích, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đỡ, bảo vệ người già, trẻ em, người tàn tật phù hợp vpứi nhân cách "kính già yêu trẻ, "chị ngã em nâng", "lá lành đùm lá rách".

Một nguyên tắc khác quy định tại điều 11 (nguyên tắc hoà giải) được đưa voà Bộ luật ngay tại thời điểm chót trước khi ưh thông qua là hết sức đặc sắc, phù hợp với đạo lý, tập quán sinh hoạt cộng đồng của Việt Nam, phúc đáp được yêu cầu của thực tiễn giao lưu dân sự và giải quyết tranh chấp dân sựvà giải quyết tranh chấp dân sự hiện nay.

Các điều 12,13 và 15 tuy không gọi là nguyên tăc cơ bản nhưng về thực chất đã quy định những vấn đề cốt yếu mang tính nguyên tắc của pháp luật dân sự đó là: quyền dân sự được bảo vệ như thế nào ((Điều 12), được xác lập theo căn cứ nào (Điều 13 và Bộ luật có hiệu lực ra sao (Điều 15).

IV. Hiệu lực của Bộ luật dân sự

Kết hợp với Nghị quyết của Quốc hội về việ thi hành Bộ luật dân sự, thì hiệu lực thi hành của bs nước ta được xác định rất rõ về thời gian, về không gian và chủ thể.

Về thời gian, Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự dược xác lập từ ngày 1 thàng 7 năm 1996. Tuy nhiên Bộ luật dân sự cũng đựoc áp dụng dodói với các quan hệ dân sự trước ngày 1 tháng 7 năm 1996, nếu Luật, Nghị quyết của Quốc hội có quy định.

 

Về không gian, Bộ luật dân sự được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Về chủ thể, Bộ luật dân sự được áp dụng như sau:

 

- Đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam;

- Đối với người Việt Nam định cư nước ngoài (công dân công nhân, người gốc Việt Nam nhưng không quốc tịch nước ngoài hoặc không mang quốc tịch nước nào) tham gia quan hệ dân sự tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà phápluật có quy định riêng;

- Đối với quan hệ dân sự có người nước ngoài tại Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài (theo quy định tại phần thứ bảy của Bộ luật dân sự ).

V. Các chủ thể của Bộ luật dân sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng Bộ luật dân sự, một ấn đề quan trọng đặt ra là phải xác định cho được đối tượng, phạm vi điều chỉnh và hệ thống chủ thể của Bộ luật. Có xác định rõ vấn đề đó thì mới có đủ dấu hiệu cơ bản để phân biệt Bộ luật dân sự với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, Bộ luật dân sự của các nước xác định rất đa dạng. Bộ luật dân sự đầu tiên-Bộ luật dân sự Napoléon (1804) chỉ có một chủ thể đó là cá nhân. Đến Bộ luật dân sự của Nhật (1898), của Đức (1900) có thêm một chủ thể mới nữa đó là pháp nhân. Và đến nay, phần lớn Bộ luật dân sự của các nước đều thừa nhạn hai chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là các nhân (thể nhân ) và pháp nhân. Riêng "Những nguyên tắc chung của luật dân sự Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", ngoài hai chủ thể truyền thốnglà cá nhân và pháp nhân, có mở rộng thêm về mặt chủ thể, đó là: Hộ sản xuất thủ công, hộ kinh doanh và hộ nông dân" (phần thứ tư, chương II-Công dân) và "tổ hợp tác của các cá nhân" (phần thứ 5).

Qua tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định 4 chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Đó là ca nhan, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợ tác. Cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể truyền thống của quan hệ dân sự. Hộ gia đình và tổ hợp táclà hai chủ thể đặc biệt của quan hệ dân sự, chúng không phải là cá nhân cũng không phải là pháp nhân và chỉ được tham gia các quan hệ dân sự do pháp luật quy định.

1-Cá nhân: cá nhân là chủ thể của mọi quan hệ xã hội. Trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do Bộ luật dân sự điều chỉnh, cá nhâ là chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất. Để tham gia quan hệ dân sự, điều quan trọng hàng đầu của cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Bộ luật dân sự quy định mọi cá nhân sinh ra đều có năng lực dân sự như nhau và năng lực dân sự chấm dứt khi người đó chết (Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự quy định (Điều 18). Để làm rõ nội dung của năng lực pháp luật dân sự, Điều 17 Bộ luật dân sự quy định: cá nhân cí nguyền và nghĩa vụ dân sự sau đây:

Quyền nhân thân không gắn voéi tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

Quyền tham gia quan hệ pháp luật dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là khả năng của các nhân, bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Không phải ai cũng có năng lực hành vi dân sự. Để có thể tự mình bằng hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự, đòi hỏi các nhân đó phảo đạt được độ tuổinhất định và có ký trí để có khả năng nhận thức được hành vi của mình, điều khiển được hành vi đó và ý thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy cũng như Bộ luật dân sự của các nước, Bộ luật dân sự Việt Nam quy định như sau về năng lưck hành vi dân sự;

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làn cho không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không bị Toà án tuyên bố là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 21);

- Người từ ủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự hạn chế. Tính hạn chế năng lực hành vi dân sự thể hiện ở chỗ, kho những cá nhân đó xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật cảu họ, trừ các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

ở đây, có một trường hợp ngoại lệ được Bộ luật dân sự cho phép là, nếu người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (Điều 22).

- Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sựcủa họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 23)

- Toà án có thể tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan (Điều 24,25)

Ngoài những vấn đề quan trọng trên đây, Bộ luật dân sự cũng quy định các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Đó là các vấn đề

a) Quyền về nhân thân: Đây là những quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác (Điều 26), hay nói một cách ngắn gọn hơn là quyền con người về dân sự. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự là cụ thể hoá quyền con người được Hiến pháp 1992 quy định, bao gồm: quyền đối với họ, tên người (Điều 28), quyền thay đổi họ tên (Điều 29), quyền xác định dân tộc (Điều 30), quyền cá nhân đối với hình ảnh(Điều 31), quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32), quyền đối với bí mật đời tư (Điều 34), quyền cá nhân đối với quốc tịch (điều 41), quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 42), quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 43), quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 44)..

Điều quan trọng là Điều f27 Bộ luật dân sự đã quy định những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị vi phạm thì người đó cơ quyền;

- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

- Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi ohạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và về tinh thần.

Điều rất mới ở đây là Bộ luật dân sự quy định người vi phạm quyền nhân thân của người khác phải bồi thường thiệt hại cả về vật chất và tinh thần. Thiệt hại về tinh thầnlà điều khó tính ra được trên thực tế. Do đó, Bộ luật dân sự đã giao thểm quyền xác định mực bồi thường thiệ hại về tinh thần cho Tìa án (Điều 615, 633).

b) Về nơi cư trú của cá nhân. Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa lớn đối với giao lưu dân sự. Nó là căn cứ quan trọn để xác định địa điểm xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, để xác định Toà án nhân dân nào có thểm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự. Với tinh thần đó, Bộ luật dân sự đã có những quy định rất mền dẻo với mục đích là xác định cho bằng được nơi cư trú của cá nhân trong điều kiện tự do đi lại, cư trú và làm ăn hiện nay.

 

c) Về hộ tịch. Bộ luật dân sự quy định vấn đề hộ tích dưới giác độ là quyền dân sự có liên quan đến nhân thân của cá nhân. Đó là các quyền khai sinh, kết hôn, quyền thay đổi họ tên, nhận con nuôi, khai tử.. Các quyền này gắn liền với việc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗi người. Trình tự và thủ tục đăng ký hộ tịch do pháp luật về tịch quy định.

d) Về giám hộ. Chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự hể hiện sự quan tâm sâu sắc của xã hội và truyền thống tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với những người cần được chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đối tượng cần được giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự là những người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha mẹ, hoặc cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

 

Với mục tiêu không để một ai cần được giám hộ (cần chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) lại không được giám hộ, Bộ luật dân sự đã thiết kế một quy trình tìm và cử người giám hộ khá chặt chẽ, bao quát được mọi trường hợp có thể xảy ra trong thực tế đời sống, đi từ gia đình - người thân thích - làng xóm - xã hội - Nhà nước. Nhà nước chỉ định cơ quan lao động thương binh và xã hội nơi cư trú của người được giám hộ đảm nhận việc giám hộ.

e) Vấn đề tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Trong quan hệ dân sự, cá nhân thường có quan hệ về tài sản, nghĩa vụ liên quan đến các chủ thể khác. Nếu một cá nhân vắng mặt nơi cư trú, không có tin tức gì trong một thười gian dài mà không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tìn kiếm, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. Về thời gian có thể yêu cầu Toà án tuyên bố mất tích tuyên bố chết Bộ luật dân sự quy định như sau:

- Biệt tích 6 tháng, thì có quyền yêu cầu Toà án tìm kiếm và có biện pháp quản lý tài sản;

- Biệt tích 2 năm, thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố mất tích;

Sau 3 năm kể từ khi tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực, thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố là đã chết (mất tích trong chiến tranh là 5 năm, bị tai nạn hoặc thảm hoạ thiên tai thì sau một năm).

 

2. Pháp nhân

Ngay trong Bộ luật dân sự Bắc kỳ (1931) đã có khái niệm pháp nhân. Nhưng do trải qua thời gian dài của chiến tranh và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nên khái niệm pháp nhân phần nào ít được đề cập trong pháp luật. Gần đây với chủ trương thẹc hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường và có định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp nhân ngày càng trở thành một loại chủ thể quan trọng của quan hệ dân sự. Vì vậy, để các tổ chức tham gia quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể độc lập, phân biệt với các chủ thể khác, Bộ luật dân sự đã đưa ra khái niệm pháp nhân. Theo Điều 94 của Bộ luật dân sự, thì một tổ chức được coi là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lạp, đăng ký hoặc công nhận;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.

Có năng lực pháp luật dân sự, pháp nhân có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan NHà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, nếu pháp nhận phải đăng ký hoạt động thì từ thời điểm đăng ký. PHáp nhân phải hoạt động đúng mực đích, khi thay đổi mục đích hoạt dodọng, thì phải xin phép đang ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mục đích hoạt động của pháp nhân được xác định khi thành lập pháp nhân, thể hiện rõ năng lực pháp luật của pháp nhân.

Bộ luật dân sự quy định: pháp nhân phải có tên gọi riêng bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt được với các pháp nhân khác tring cùng một lĩnh vực hoạt động (Điều 97). trong trường hợp pháp luật quy định phảo có Điều lệ, thì Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua. Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì Điều lệ của pháp nhân do cơ quan Nhànước đã thành lập chuẩn y (Điều 99). Nội dung chủ yếu của Điều Lệ của pháp nhân được quy định tại Điều 99, khoản 2 của Bộ luật dân sự.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đỗi với các snghĩa cụ do pháp nhân xác lập, thực hiện (Điều 103).

Pháp nhân có thể đặt Văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác đặt trụ sở chinhs của pháp nhân. Pháp nhân phảo có cơ quan điều hành của mình.

Việc phân biệt các loại pháp nhân rất cần thiết, vì laọi pháp nhân có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức, nội dung, mục didcsh hoạt động, quan hệ giữa các thành viên à pháp nhân và những vấn đề về tài sản trong quá trình hoạt động cũng như khi chấm dứt hoạt động. Theo tinh thần đó, Bộ luật dân sự Việt Nam đã dành một mục quy định về các loại pháp nhân, bao gồm:

- Cơ quan Nhà nước , đơn vị vũ trang (Điều 111)

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (Điều 112)

- Tổ chức kinh tế (Điều 113)

- Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghệ nghiệp (Điều 114);

- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện (Điều 115)

3, Hộ gia đình.

Về việc quy định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự, có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có ý kiến khôg chấp nhận hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự, vì theo họ chủ thể của Bộ luật dân sự chỉ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, việc quan hệ pháp luật dân sự hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự sẽ hạn chế quyền tự do của cá nhân, của thành viên trong hộ gia đình..Nếu nhìn nhận Bộ luật dân sự thuần tuý dưới góc độ pháp lý-kỹ thuật, thì băn khoăn đó có phần hợp lý. Nhưng Bộ luật dân sự cần phải được nhìn nhận cả dưới góc độ xã hội . Nó phản ánh và thúc đâỷ những yêu cầu do đời sống xã hội đặt ra. Hiến pháp 1992 khẳng định kinh tế hộ gia đình cần được khuyên khích, phát triển (Điều 21). Cụ thể hoá nguyên tắc đó của Hiến pháp. Luật Đất đai năm 1993 đã quy định hộ gia đình là một chủ thể quan trọng của việc giao quyền sử dụng đất. Và trong tổng số 89 điều của Luật Đất đai, có 19 điều quy định về hội gia đình, với tư cách là chủ thể của quyền sử dụng đất. Đồng thời một số văn bản pháp luật khác được ban hành gần đây cũng đề cập đến hộ gia đình với tư cách khác nhau như: hộ gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế, là chủ thể trong việc chiếm hữu, sử dụng nhà ở. Từ nhà ở, từ quyền sử dụng đất, hộ gia điình trở thành một chủ thể trong các quan hệ tài chính, thuế, điện, nước..thực tế đó lhông thể không được phản ánh vào Bộ luật dân sự với tư cách là Bộ luật dân sự của đời sống xã hội. Hơn nữa, khẳng định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự sẽ góp phần quan trọng vàp việc giữ gìn, phát triển gia đình truyền thống Việt Nam trong điều kiện đầy phức tạp của nền kinh tế thị trường.

Vấn đề đặt ra tiếp theo không kém phần khó khăn là quy định về hộ gia đình như thế nào để phân biệt với hộ gia đình theo nghĩa thông thường, Nghĩa là khong phải hộ gia đình đều là chủ thể của quan hệ dân sự, mà chỉ những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế nói chung tring quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động dản xuất nông, lâm nghiệp và trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy đinh, những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất (Điều 116). ở đây chỉ có một số hộ gia đình đáp ứng yêu cầu được quy định tại điều 116 mới là chủ thể của quan hệ dân sự trên một số lĩnh vực theo pháp luật quy định. Tài sản chung hộ gia đình do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tìa sản chung của hộ. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản của mình (Điều 119). Quy định này dựa trên hộ gia đình không còn là các nhân và đạt đến mức là pháp nhân, vì vậy, phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ dân sự.

4, Tổ hợp tác

Cũng như đối với hộ gia đình, trong quá tình xây dựng Bộ luật dân sự có một số ý kiến đề nghị không công nhận tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự . Nhưng phần lớn các ý kiến đề nghị tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ dân sự. Các ý kiến đồng tình được lập luận trên cơ sỏ thực tế vững chắc. Điều 20 Hiến pháp 1992 quy định "kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức, hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện dân chủ và cùng có lợi". Chính quy định của Hiến pháp về việc tổ chức hợp tác xã dưới nhiều hình thức đã chỉ đạo cho việc khẳng định vị trí của tổ hợp tác trong Bộ luật dân sự. Gần đây, phong trào hợp tác hoá ở Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, nhiều hợp tác xã tổ chức theo mô hình cũ bị giải thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là xã hội Việt Nam không cần đến việc tiếp tục cing đường hợp tác hoá, xây dựng kinh tế tập thể. Vấn đề ở chỗ, phải xây dựng hợp tác xã dưới nhiều hình thức, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến hoàn chỉnh, khi hợp tác xã đã phát triển đến mức hoàn chỉnh thì đã trở thành pháp nhân - chủ thể bình thưởng của quan hệ dân sự. Nhưng chừng nào hợp tác xã còn ở trình độ tổ chức thấp, sơ khai như tổ hợp cũng cần được pháp luật ghi nhận và tạo đieuè kiện để phát triển. Trên thực tế, tổ hợp tác tồn tại trong nhiều lĩnh vực và phát huy tác dụng tốt. Vì vậy, với quy định tổ hợp tác là một chủ thể của quan hệ dân sự . Bộ luật dân sự đã tính đến một thực tế cần được khuyến khích để từng bướ đưa lên một hình thức tổ chức cao hơn, hoàn thiện hơ, góp phần thực hiện chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hoá của Nhà nước Việt Nam.

Đặc điểm của tổ hợp tác với tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự thể hiện ở chỗ nó không cong là cá nhân, nhưng chưa đạt đến mức là một pháp nhân, vì vậy nó không phải là chủ thể của mọi quan hệ dân sự như cá nhân và pháp nhân mà chỉ là chủ thể của mọi quan hệ dân sự do pháp luật quy định. Điều 120 của Bộ luật dân sự quy định: những tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hoạt động hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cìng góp tìa sản, công sức để thực hiện công việc nhất đinhj cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể của quan hệ dân sự. Đại diện của tổ hợp tác trong giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ hợp tác theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác phải chiuh trách nhiệm dân sự bằn tài sản chung của tổ; nếu tài snả chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ, thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình. Như vậy, về nguyên tắc tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ dân sự.

Từ những quy định của Bộ luật dân sự, rõ ràng tổ hợp tác là một tổ chức đơn giản, nhưng rất phù hợp với phần lớn nhân dân Việt Nam những người có vốn ít, cần sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhayu, hợp tác cùng làm ăn và hưởng lợi. Đồng thời, quy định của Bộ luật dân sự về tổ hợp tác cũng phù hợp với truyền thống lâu đời của xã hội Việt Nam truyền thống tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong đời sỗng xã hội.

VI. Quyền nhân thân

Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của Bộ luật dân sự và một loại quan hệ mạng tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ của Nhà nước đối với công dân.

Nghiên cứu lịch sử phát triển của pháp luật dân sự của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng chúng ta thấy vấn đềquyền quyền nhân thân, quan hệ nhân thân chiếm một vị trí không đáng kể trong sự điểu chỉnh của pháp luật dân sự, hầu như bị vấn đề tài sản làm lu mờ, lấn át. Điều đó không ngẫu nhiên mà ohụ thuộc vàp vị trí của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từng chế độ xã hội nhất định. Nếu như trong chế độ chiếm hữu nô lệ đại đa số con người là nô lệ, là "công cụ biết nói" cảu chủ nô, nô lệ không có bất cứ một quyền gì họ không phải là chủ thể mà là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, điển hình là pháp luật dân sự La - Mã. Trong chế độ phong kiến, tuy nông dân lực lượng chiếm tuyệt đại đa số được quyền có tài sản nhưng họ vẫn là nô lệ của sự nghèo đói, không có bất cứ một quyền nào về mặt tinh thần, về nhân phẩm con người. Chính vì vậy khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" mà giai cấp tư sản nêu ra trong buổi đầu tiến hành Cách mạng tư sản đã tập hợp được lực lượng nông dân, đánh đổ giai cấp phong kiến, giành cho mjình những quyền tối thiểu của con người về sở hữu tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền sống, mưu cầu hạnh phúc, và pháp luật tư sản đã ghi nhận về mặt pháp lý những quyền cơ bản về tài sản và nhân thân, nhưng yếu tố tài sản vẫn là chủ đạo là "thiêng liêng, bất khả xâm phạm". Tuy nhiên, bản chất kinh tế - xã hội của chế độ tư sản đã tạo cơ chế buộc tất cả chỉ được thực hiện trên thực tế nếu có tiền. Những quyền nhân thân chỉ được bảo vệ néu mang lại lợi ích vật chất. Đến nỗi một thượng nghị sĩ Mỹ đã phải thốt lên sau một vụ kiện mà người đi kiện được bồi thương 1 đô la trong khi phải trả tiền thuê luật sư.. tới 2 triệu đô la. "Một lần nữa những kẻ thắng thực sự của hệ thống cônglý Mỹ lại là bọn ích kỷ trong giới luật sư hám tiền"

ở nước ta quyền công dân được Hiến pháp 1992 giành cả một chương (Chương V), trong đó Điều 50 quy định: "ở nưpức Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và LUật". Việc cụ thể hoá quy định này của Hiến Pháp thành các quyền cụ thể trên các lĩnh vực là nhiệm vụ của nhiều ngành Luật khác nhau. Mỗi ngành Luật xuât sphát từ tính đặc trưng của đối tượng và phương pháp điều chỉnh để quy định. Vì vậy vấn đề đặt ra và được thảo luận nhiều trong suốt quá trình xây dựng Bộ luật dân sự là từ quy định của Hiến pháp, phải biết lọc ra quyền nhân thân nào là quyền dân sự để ghi nhận và cụ thể hoá trong Bộ luật dân sự.

Tại Dự thảo lần thứ XII được công bố để nhân dân đóng góp ý kiến, vấn đề quyền nhân thân được quy định tạo phần thứ nhất, chương II, mục 3 với tiêu đề "Họ tên và hình ảnh" gồm 3 điều: quyền của cá nhân đối với họ tên của mình, quyền thay đổi họ tên, quyền của cá nhân đối với hinhà ảnh của mình (Điều 25, 26, 27 Dự thảo XII), và một số quyền nhân thân khác như quyền của cá nhân được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ (Điều 534, 535), bảo vệ danh dự, nhân phẩm (Điều 536), quyền nhân thân của tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (Phần thứ năm).

Qua tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng Bộ luật dân sự thấy nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo còn nặng về việc điều chỉnh quan hệ tài sản, xem nhẹ quan hệ nhân thân, nhất là khi quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn được tách a trong một đạo luật riêng (Luật Hôn nhân và gia đình), như vậy rõ ràng đây là một sự thiên lệch, mất cân đối. Uye ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu công phu về quan hệ nhân thân, quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự và đề xuất nhiều kiến nghị quý báu. Cho đến Dự thảo lần thứ 13 trình Quốc hội xem xét, thông qua các quy định về quyền nhân thân được xây dựng thành một mục với tiêu đề "Quyền nhân thân" gồm 19 điều (tăng 16 đieuè so với Dự thảo XII). Bao gồm các quyền: Quyền ddoois với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín, Quyền bảo đảm đối với bí mật đời tư; Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồn; Quyền xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc; Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quền ly hôn; Quyền được nuôi con nuôi và quyền dược nhận làm con nuôi; Quyền đối với quốc tịch; Quyền bảo đảm an toàn về chỗ ở, Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do kinh doanh; Quyền tự do sáng tạo.

Tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội bổ sung 3 điều về Quyền xác định dân tộc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền lao động.

Như vậy, với sự đóng góp trí tuệ của toàn xã hội vấn đề mang tính xã hội rất cao là quan hệ nhân thân đã được ghi nhận, khẳng định phù hợp với bản chất và thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ tính chất quan trọng của quyền nhân thân mà Quốc hội đã quyết định đưa vấn đề này lên sát Mục 1 trong Chương quy định về cá nhân.

Khi phân tích cá quy định của Bộ luật dân sự về quyền nhân thâncần lưu ý rằng Mục 2 Chương II, Phần thứ nhất chỉ bao gồn các quy định về quyên nhân thân không mang tính tàisản của cá nhân, còn quyền về tên gọi của pháp nhân được quy định tại Điều 97. Ngoài ra một số quyền nhân thân không mang tính tài sản, hoặc mang tính tài sản được quy định tại Phần thứ sáu về Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp).

Đi sâu vào phân tích các quyền nhân thân không mang tính tài sản chúng ta thất chúng có một số điển đặc trưng. Thứ nhất, là chúng không có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi tài sản của chủ thể. Ths hai là quyền này không thể táchrờ chủ thể, không thể chuyển giap cho người khác dù bằng bất kỳ hình thức nào, không thể là đối tượng để trao đổi, mua bán, tặng cho..

Các quyền nhân thân không mang tính tài sản có thể dược phân chia làm ba loại như sau:

- Các quyền nhân thân gắn liền với cá nhân cụ thể không thể tách rời và dấu hiệu cơ bản cá thể hoá các chủ thể của quan hệ dân sự, gồm các quyền đối với họ tên, hình ảnh..

- Các quyền nhân thân được ghi nhận và đảm bảo phụ thuộcv ào chế độ chính trị - xã hội, các nguyên tắc cơ bản và hệ tư tưởng của chế độ đó. Đa số các quyền được quy định tại Mục 2 Chương II, Phần thứ nhất đều thuộc loại này (Quyền xác định dân tộc, QUyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyềnđược bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bí mật đời tư; Quyền đối với quốc tịch; Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở; Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền lao động; Quyền tự do kinh doanh; Quyền tự do sáng tạo và quyền nhân thân trong lĩnh vực hông nhân và gia đình). Điều đáng lưu ý ở đây là tuy một số quyền nhân thân thuộc loại này này cũng được thừa nhận trong pháp luật dân sự tư sản, nhưng theo tinh thần, bản chất chúng có nội dung khác hẳn.

- Các quyền nhân thân thuộc giá trị tinh thần do chủ thể xác lập gồm quyền đặt tên cho tác phẩm do mình sáng ạo; tứng tên thật hoặc bút danh, được nêu tác giả khi công bố, phổ biến, sử dụng tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm..

Quyền nhân thân là một đối tượng được bảo đảm không chỉ bằng biện pháp mang tính pháp lý mà trước hết bằng những chính sách, cơ chế của Nhà nước, tạo điều kiện kinh tế - xã hội cho con người ngày càng phát triển về mọi mặt, vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Đối với các biện pháp mang tính pháp lý thì việc bảo vệ quyền nhân thân cũng thuộc nhiệm vụ của nhiều ngành luật; hình sự, hành chính, dân sự, lao động , hôn nhân và gia đinhd..Phù hợp với phương pháp điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật dân sự, Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân (Điều 27) bao gồm:

+ Buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

+ Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Buộc bồi thường thiệt hại về vật chất và thiện hại về tinh thần.

Như vậy, so với các biện pháp bảo vệ quyền dân sự quy định tại Điều 12 thì các biện pháp bảo vệ quyền nhân có hẹp hơn nhưng phù hợp với đặc thù của quan hệ nhân thân, đặc biệt quy định về bôig thường thiệt hại về tinh thần tại Khoản 3 Điều 27 và được cụ thể hoá tại Khoản 4 Điều 613, Khoản 3 Điều 615 là những vấn đề mới, đặc sắc, biện pháp tích cực tăng cường bảo vệ quyền nhân thân.

VII. Vấn đề hộ tịch trong Bộ luật dân sự

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta vấn đề hộ tích được quy định thành một mục (Mục IV, Chương II) với tư cachs là một chế định trong Bộ luật lớn như Bộ luật dân sự. Điều này không khẳng định vị trí quan trọng của hộ tịch mà còn cho thấy mối quan hệ đặc biệt của chế định hộ tịch với các chế định khác của Bộ luật dân sự. Tại sao mục nói về hộ tịch lại được để trong Chương II (Chương nói về các nhân)? Bởi hộ tịch là việc đăng ký svà quản lý các mối liên hệ về tình trạng của cá nhân. Các chế định pháp lý về các nhân nói ching và hộ tịch nói riêng không phải chỉ có ý nghĩa đối với luật dân sự mà cả với các nhàng luật khác. Bởi vì cá nhân là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật.

Đăng ký hộ tịch là quyền, nghĩa vụ của mỗi người trong KHoản II Điều . Quy định này có tính chất là một nguyên tắc cơ bản chung nhưng loai có nội dung pháp lý rất cụ thể. Xét về phưpưng diện quyền thì đăng ký hộ tịch là một quyền dân sự của công dân. Hộ tịch là cách thức, căn cứ pháp lý để cá nhân có được những quyền được Nhà nước bảo hộ. Chẳng hạn việc kết hôn của một người đã được Nhà nước công nhận đăng ký thù quan hệ hôn nhân của người đó được NHà nứơc bảo hộ. Xét theo phương diện nghĩa vụ thì đăng ký hộ tịch đồng thời là nghĩa vụ của công dân. Nghĩa vụ thì này được hiểu theo hai cách: một là công dân muốn được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước như đã nói trên thì nơi đăng ký với Nhà nước (tức là đăng ký hộ tịch); hai là, vì hộ tịch là phương diện để Nhà nướ nắm dan trên mọi công dân có nghĩa vụ của mỗi người về đăng ký hộ tịch là cơ sở pháp lý quan trọng để định ra các nguyên tắc cơ bản khác trong quản lý hộ tịch.

Theo Khoản 1 Điều 54 Bộ luật dân sự thì phạm vi các vấn đề đăng ký hộ tịch bao gồm các sự kiện: snh tử, kết hôn, ly hôn, giám nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải cách hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Qy định này có một số điểm bổ sung mới so với các quy định đây về đăng ký hộ tịch:

- Việc ly hôn cũng phải đăng ký tại cơ quan hộ tịch. Từ trước tới nay do chúng ta chưa thực hiện đăng ký việc ly hôn nên không quản lý được tình hình ly hôn và đặc biệt một số cá nhân đã lợi dụng sơ hổ này trong quản lý hộ tịch để làm những việc trái với Luật hôn nhân và gia đình. Kết hôn và ly hôn là hai mặt của một vấn đề do đó không thể quản lý mặt này nếu không quản lý cả mặt kia.

- Trong những năm gần đây so sự phát triển giao lưu quốc tế giữa nước ta với nhiều nước khác, cho nên vấn đề quốc tịch cũng có những biến động không ít do có nhiều người xin thôi, xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Vì vậy trong quản lý hộ tịch cần phải chú ý tới cả vấn đề quốc tịch. Theo luật quốc tịch của nước ta thì thẩm quyền giải quyết mọi thau đổi về quốc tịch đều do Chủ tịch nước quyết định. Như vậy vấn đề đặt ra là sau khi quyết định của Chủ tịch nước cho thôi, cho nhập, cho trở lại quốc tịch của một công dân thì phải thực hiện việc đăng ký việc thay đổi quốc tịch này tại cơ quan có thẩm quyền quản lý hộ tịch đối với công dân đó để quản lý.

Tuy nhiên việc đăng ký kết hôn, đăng ký thay đổi quốc tịch được thực hiện như thế nào, thủ tục ra sao, sẽ được cụ thể hoá trong Điều lệ đăng ký và quản lý hộ tịch sẽ ban hành sắp tới.

Theo KHoản 1 Điều 55 Bộ luật dân sự tì "mọi người sinh ra đều có quyền khai sinh, không phân biệt trong giá thú hay ngoài giá thú " Nguyên tắc này nói xem tưởng chừng như không có gì mới. Bởi vìtừ trước tới nay chúng ta vẫn thực hiện đăng ký khai sinh cho các trẻ em. Thế nhưng đây thực sự là một nguyên tắc cơ bản lớn, tiến bộ. Hơn nữa đây là một quyền dân sự của cá nhân mang tính chất nhân quyền. Điểm đáng chú ý trong nguyên tắc này (xét theo phương diện nhân quyền và tính nhân đạo của pháp luật) là việc đăng ký khai sinh cho trẻ em là con ngoài giá thú. Trong trường hợp không xác định được người cha thf họ của trẻ là học của người mẹ. Trên thực tế của nước ta từ trước tới nay việc khai sinh cho trẻ ngoài giá thú có lúc, có nơi, vì lý do này hoặc khác còn có sự phân biệt đối xử. Vì vậy để bảo đảm nguyên tắc trên đây cần cụ thể hoá về mặt thủ tục đăng ký khai sinh. Chẳng hạ vấn đề đăng ký tên cha trong chứng thư khai sinh tring trưiừng hợp không xác định được cha nên thế nào để tránh cho trẻ sự mặc cảm và phân biệt đối xử trong cuộc sống xã hội .

Quy định này còn có ý nghĩa ngăn cấm việc truy bức hoặc xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của Người mẹ để bắt họ phải khai ra người cha của đứa trẻ..cũng rất cần thiết.

Theo khoản 1Điều 57 Bộ luật dân sự thì "việc kết hôn phải được đăng ký cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo nghi thức do pháp luật quy định; mọi nghi thức khác nhau đều không có giá trị pháp lý".

Trong quy định nêu trên của Bộ luật dân sự cũng như trong Luật hôn nhân và gia đình 1986 đều dùng chứ "nghi thức. Khác với thủ tục đăng ký hộ tịch khác (khai sinh, khai tử..) Việc đăng kú kết hôn cần phải thể hiện thành "nghi thức" chứ không chỉ đơn thuần là mọi thủ tục hành chính. Quy định này xuất phát từ hai vấn đề thực tế sau đây: một là, kết hôn là một việc mang màu sắc nghi lễ, dù ở dân tộc nào cũng vậy; hai là, việc định ra nghi thức kết hôn sẽ rất có ý nghĩa đối với việc guáo dục những cặp vợ chồng trẻ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ trong hôn nhân và gia đình. Quy định trên đây của nhân dân cũng hể hiện tinh thần của Nhà nước không phủ nhận các nghi lễ kết hôn khác (theo tôn giáo, theo phong tục, tập quán) nhưng không công nhận giá trị pháp lý của các nghi thức kế hôn đó.

Vợ chồng đã ly hôn mà kết hôn lại cũng phải đăng ký kết hôn (khoản 3, Điều 57 Bộ luật dân sự). Quy định này về mặt pháp lý khôngcó gì phải bàn thêm. Song thực tế cuộc sống có những trường hợp vợ chồng đã ly hôn sau một thời gian trở lại chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lần thứ hai. Bản thân dương sự, thậm chí cả cán bộ chính quyền xã không hiểu biết pháp luật nên quan niệm rằng mặc nhiêm họ là vợ chồng nên không cần phải đăng ký kết hôn lại. Để khắc phục tình trạng này, quy định trên đây là cần thiết.

Chế định giám hộ trước đây đã được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 1986 với tên gọi đỡ đầu. Hiện nay Bộ luật dân sự đã dùng hẳn mcụ 5, chương II, quy định khá tỷ mỷ, chặt chẽ vấn đề này. Đây là chế định pháp lý rất quan trọng cỷa pháp luật dân sự và hôn nhân và gia đình đồng thời rất có ý nghĩa trong thực tế. Mặc dù pháp luật dân sự của NHà nước ta chưa phát triển hoàn chỉnh, khía cạnh pháp lý của giám hộ chưa được quan tâm nhiều nên việc đăng ký giám hộ chưa được tốt. Nay để bảo đảm thực hiện các chế định giám hộ của Bộ luật dân sự chúng ta cần quan tâm trước hết v. đăng ký giám hộ.

 

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội có từ lâu ở nước ta thời gian gần đây hiện tượng này có xu hướng phát triển những trường hợp người nươc sngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Để đảm bảo quyền lợi về tinh thần và vật chất của trẻ được nhân nuôi và của người nhận con nuôi, Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật dân sự đã có quy định về vấn đề này. Đăng ký nhận con nuôi là thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với việc xác lập một cách tự nguywnj cac squan hệ pháp luật giữa người nhận nuôi con và con nuôi. trước đây có nhiều trường hợp người nhận nuôi con nuôi do chỉ chú ý đến khía cạnh tình cảm mà không để ý đến khía cạnh pháp lý của vấn đề nên không thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Đến khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi (thường là giữa cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ và con nuôi hoặc giữa người con đẻ của người nhận nuôi với con nuôi ) sẽ rất khó giải quyết vì thiếu căn cứ pháp lý về việc nuôi con nuôi..Để thực hiện giám sát việc nuôi con cần phải chặt chẽ nhưng rất "mềm dẻo", "tế nhị" để có thể phát huy được tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta trong vấn đề này, đặc biệt là việc nhận nuôi những trẻ tàn tật, không có cha mẹ, có hoàn cảnh khó khăn.

Cái chết là sự kiện pháp lý cuối cùng của mỗi cá nhân nhưng đồng thưòi cũng làm phát sinh không ít những vấn đề pháp lý khác, thậm chí khá phức tạp (chẳng hạ vấn đề thừa kế, vấn đề chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ có tính chất nhân thân của người chết..). Việc đăng ký khai tử một cách chính xác (đúng họ, tên của người chết, giờ, ngày, tháng, năm chết..) là yêu cầu quan trọng để làm căn cứ pháp lý cho giải quyết những vấn đề liên quan. Thực tế từ trước tới nay việc đăng ký khai tử chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường hợp chết nhưng không đăn ký khai tử, những trường hợp có đăng ký cũng chưa chính xác về thời gian (đặc biệt là giờ chết). Về nguyên tắc, khi một người chết thì việc đầu tiên là phải được cơ quan quản lý hộ tịch khai tử sau đó mới được mai táng. Nhưng trong thực tế ở nước ta, đặc biệt là ở nông thôn thường đựoc maii táng xong, thậm chí sau một thười gian dài mới khai tử. Để đảm bảo tính chính xác trong khai tử, Bộ luật dân sự đã dành 5 điều quy định khá tỷ mỷ thủ ttục báo tử, khai tử, căn cứ pháp lý để khai tử trong từng trường hợp chếtkhác nhau. Việc quy định thẩm quyền cấo giấy báo tử và thủ tục đưng ký khai tử trong từng trường hợp như ở các Điều 61, 61, 63,64 là từ thực tiễn mà khái quát nên. Tuy nhiên sau này trong Điều lệ hộ tịch sẽ phải cụ thể hoá hơn nữa. Thí dụ trường hợp nhiều người cùng thuộc diện thừa kế theo luật của nhau bị chết trong một vụ tai nạn không tìm thấy xác của họ thù suy đoán như thế nào về thời điểm chất của mỗi người để làm căn cứ để giải quyết về thừa kế.

VIII. Bảo vệ quyền dân sự

1, Các vấn đề chung.

Bộ luật dân sự ghinhận quyền dân sự của các chủ thể, đồng thời cũng trao cho họ các khả năng bảo vệ quyền của mình. Theo nghĩa chung nhất quyền được bảo vệc về mặt dân sự, là một bộ phận hợp thành của quyền dân sự. Đó là khả năng của các chủ thể trong quan hệ dân sự được áp dụng các biện pháp mang tính pháp lý mà Bộ luật dân sự cho phép để bảo vệ quyền dân sự của mình.

Xuất phát từ tính chất của quyền dân sự nói chung, quyền được bảo vệ về mặt dân sự có các đặc điểm là:

- Quyền được bảo vệ về mặt dân sự nói chung là một dạng thuộc cách ứng xử của chủ thể nhưng liên quan đến biện pháp mang tính pháp lý của Bộ luật dân sự quy định;

- KHả năng được bảo vệ về mặt dân sự phải phù hợp với tính chất của quyền dân sự. Vì vậy quyền dân sự về tài sản có các biện pháp bảo vệ gắn liền với việc đền bù, khôi phục tình trạng tài sản của chủ thể bị mất do hành vi xâm phạm. Ngược lại các quyền nhân thân trước hết được bảo vệ bằng các biện pháp không gắn với việc đền bù tài sản. Tuy nhiên, xuất phát từ tính hiệu quả thực tế của các biện pháp bảo vệ quyền dân sự ở nước ta hiện nay, Bộ luật dân sự không phân định phạm vi áp dụng hai biện pháp này một cách rạch ròi như trước đây mà trong nhiều trường hợp quyền nhân thân cũng được bảo vệ bằng biện pháp mang tính tài sản (Điều 615). Vì vậy Điều 12 về bảo quyền dân sự một cách tổng hợp không phân biệt đó là quyền về tài sản hay quyền về nhân thân. Tuy nhiên trong từng phần quy định về các quyền dân sự cụ thể, Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ đặc trưng đối với từng loại quyền dân sự. Chẳng hạn Điều 27 quy định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân, Điều 175, từ Điều 263 đến 266 quy định về bảo vệ quyền sở hữu; Điều 759 quy định về bảo hộ quyền tác giả; các Điều 804, 805 quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

- Quyền được bảo vệ về mặt dân sự bao gồm một loạt các khả năng lựa chọn biện pháp mang tính bảo đảm pháplý, tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền dân sự trong mọi giai đoạn. Các biện pháp đó gồm: a) tự bảo vệ; b) sử dụng các biện pháp mà Bộ luật dân sự cho phép để tác động đến người vi phạm buộc họ tự thực hiện nghĩa vụ; c) yeue cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải bảo vệ quyền dân sự của mình bằng cách áp dụng biện pháp mang tính cưỡng chế.

2. Các biện pháp bảo vệ quyền dân sự.

Như trên đã nói các biện pháp bảo vệ quyền dân sự có thể chia thành ba mức độ:

a) Bảo vệ quyền dân sự được thể hiện là việc các chủ thể thực hiện các biện pháp thực tế mà Bộ luật dân sự chophép để bảo vệ ưuyền về tài sản và quyền nhân thân của mình (tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng khi quyền nhân thân xị xâm phạm-khoản 2 Điều 27, truy tìm, đổi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng các biện pháp để bảo quản, giữ gin tài sản bằng cách làm hàng rào có điện chayj qua, gây nguy hiểm cho người, gia súc.

Một trong những biện pháp mà Bộ luật dân sự cho phép để các chủ thể tự bảo vệ quyền dân sự của mình là "phòng vệ chính đáng". Người bảo vệ tài sản, quyền nhân thân của mình hoặc người khác do hành vi trái pháp luật của người khác thì dù có gây thiệt hại cho người vi phạm (tất nhiên là trong giới hạn phòng vệ chính đáng) thì cũng được Bộ luật dân sự cho phép và không phải bồi thường thiệt hại (khoản 1 Điều 617).

b) Biện pháp tự mình tác động đến người vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền dân sự trước hết thể hiện trong quan hệ về nghĩa vụ, theo đó các chủ thể áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà Bộ luật dân sự quy định tại đieuè từ 324 đến 379 để trực tiếp buoọc người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phải bảo đảm quyền dân sự của mình. Đối với người vi phạm quyền nhân thân, người bị xâm phạm có quyền trực tiếp yêu cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại (Điều 27 ). Ngoài ra, trong các quy định cụ thể về từng quan hệ pháp luật, Bộ luật dân sự cũng quy định quyền của các chủ thể được yêu cầu bên đối tác thực hiện những hành vi nhất định để các bên tự điều chỉnh, bảo đảm quyền dân sự đã được xác lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc theo hợp đồng (khoản 2 Điều 272, 277, khoản 3 Điều 304, khoản 2 điều 305, Điều 414, Khoản 1 Điều 437, Điều 439, khoản 3 Điều 440 vv.. ) Trong các trường hợp này các biện pháp tác động voéi người vi phạm nghĩa vụ được các chủ thể thực hiện theo ý chú của mình như là sự trả lới đối với hành vi không phù hợp của người vi phạm đó mà không yêu cầu Toà án cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân xử, giải quyết.

 

c) Yếu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm thực chất là yêu cầu áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi ohạm, buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, khôi phục tình trạng tài sản, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự trược hết thuộc Toà án nhân dân. Tuy nhiên Bộ luật dân sự cũng quy định một số trường hợp mà quyền dân sự đựoc bảo vệ theo thủ tục hành chính (cử người giám hộ - Điều 72, chấm dứt hợp đồng thuê nhà do nhà cho thuê phảo phá dỡ - khoản 4 Điều 498, thay đổi mức bỗi thường thiệt hại - khoản 3 Điều 610. Bên cạnh đó, cũng phải thất rằng trong một số trường hợp Bộ luật dân sự chưa quy định cụ thể thẩm quyền của Toà án hoặc cơ quan Nhà nước chưa quy định cụ thể thẩm quyền của Toà án hoặc cơ quan Nhà nước khác trong việc bảo vệ quyền dân sự. Ví dụ: Điều 759 và Điều 796 chỉ ghi hoặc cơ quan bảo hộ quyền tác giả, bảo vệ quyền sở hưũ trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan đó hay không. Về điều này chắc chắn sẽ được tiếp tục quy định trong các văn bản về quyền sở hữu trí tuệ.

IX. Giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân pháp nhân và các chủ thể khác nhằm làm phát dinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 130).

 

Hành vi pháp luật đơn phương là sự tuyên bố ý chí của một chủ thể đối với cá nhân, pháp nhân, hoặc các chủ thể khác, vị dụ: từ bỏ quyền đòi nợ, lập di chúc, từ chối quyền thừa kế..

Điều 131 Bộ luật quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự (từ Điều 16 đến Điều 25 Bộ luật dân sự ).

- Mục đích và nội dung của giao dịch không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.

- Hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Hình thức của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải đựoc thể hiện bằng văn bản, phải được Công chứng NHà nước chứng nhận, đựoc chứng thực, đang ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo những quy định đó (Điều 133). Ví dụ: đối với hợp đồng mua bán nàh ở, hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (Điều 443, Điều 449).

4-Giao dịch dân sự vô hiệu

Theo quy định tại Điều 136, giaodịch dân sự có đủ ccs điều kiện quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự thì vô hiệu.

Về mặt lý thuyết có thể phân chia thành hai loại vô hiệu của giao dịch. Đó là giao dịch đương nhiên vô hiệu (hay còn gọi là giao dịch vô hiệu tuyệt đối) và giao dịch dân sự vô hiệu theo đề nghị của người có quyền, lợi ích liện quan (hay còn gọi là giao dịch vô hiệu tương đối). nếu không có đề nghị hoặc có đề nghị nhưng không được Toà án chấp nhận thì giao dịch vẫn có hiệu lực pháp luật, cụ thể:

- Giao dịch dân sự đương nhiên vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối ) do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 137), do giả tạo (Điều 138), do không tuân thủ các quy định về hình thức (Điều 139).

Giao dịch dân sự Toà án tuyên bố vô hiệu theo đề nghị cảu gnười có quyền, lợi ích liên quan (vô hiệu tương đối) do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 140); do bị nhầm lẫn (Điều 141); do bị lừa dối, đe doạ (Điều 142); do người xác lập giao dịch kông nhận thức được hành vi của mình (Điều 143).

- Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải bồi thương. Tuỳ tưnừg trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoạ lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu the quy định của pháp luật.

- Khi một giao dịch dân sự bị Toà án tuyên là vô hiệu, nhưng tài sản giao dịch đã đượ chuyển giao cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếutài sản giao dịch bị tịcht hu sung quỹ Nhànước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó, thì người thưa ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại (Điều 147)

- Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu: đối với giao dịch vô hiệu tương đối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là một năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với giao dịch dân sự tuyệt đối thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu không bị hạn chế (Điều 145).

X. Đại diện

Đại diện là một chế đinh pháp lý được áp dụng đối với trường hợp một người (gọi là người đại diện) nhân danh một người khác (gọi là người được đại diện ) thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.

Điều kiện tiên quyết để việc đại diện có giá trị pháp lý là người đại diện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; còn người được đại diện thì có thể là không có năng lực hành vi dân sự, có năng lực hành vi dân sự hạn chế hoặc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đại diện có thể là

a) Đại diện theo pháp luật: là quan hệ đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

b) Đại diện theo uỷ quyền: là quan hệ đại diện được xác lập theo uỷ quyền. Ví dụ: A uỷ quyền cho B thực hiện một giao dịch dân sự chẳng hạn (xem điều 148 khoản 1 và khoản 3 Bộ luật dân sự).

 

Nói chung, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định phải tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhất định nào đó thì vấn đề đại diện ở đây bị loại trừ (Điều 148 khoản 2).

Khi người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện - thường gọi là "đại diện hợp pháp", thì người đại diện có quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch đó (Điều 148 khoản 4).

ý nghĩa của chế định đại điện:

Có thể nói, trong đời sống hàng ngày, quan hệ đại diện được xác lập ngày càng nhiều cùng với sự phát triển ch, các giao lưu trong đời sống dân sự nói riêng và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Bởi vậy, chế định đại diện có ý nghĩa thực tiễn áp dụng rất lớn. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự "đại diện" cũng cần tới cơ sở pháp lý của chế định này để xác lập quan hệ đại diện hợp pháp, và quan đó thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự với ý thức pháp luật cao hơn.

Có thể nói chế định ::đại diện " trong Bộ luật dân sự (từ Điều 148 đến 157) là "cẩm nang" cho những người làm " người đại diện", cho người khác hoặc tổ chức, pháp nhân nào đó. Điều 153 (phạm vi thẩm quyền đại diện) như là một "khung pháp lý" để giới hạn, xác định người đại diện phải hành xử như thế nào, ở mức độ nào. Qua đó các chủ thể cũng hiểu rõ hơn các quy định tại các Điều 154 và 155 (Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xlm thực hiện và hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện).

Đại diện theo pháp luật

Đại diẹn theo pháp luật là đại diện là do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ví dụ: Điều 150 khoản 2 quy định: người giám hộ là người đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ. Cơ quan A quyết định cho ông B làm người đại diện cho cơ quan để ký một hợp đồng với một công ty xây dựng để xây dựng nhà để xe cho cán bộ công nhân viên cơ quan vv..

Tuỷ theo tính chất của giao dịch dân sự và mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện hoặc tổ chức được đại diện, Bộ luật dân sự quy định là người có quyền đại diện - người đại diện theo pháp luật:

- Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Như vậy, cơ sở của quan hệ đại diện là mối quan hệ huyết thống và điều kiện kèm theo là "ngườu chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ"

- Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ.

_ Ngươì được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người đứng đầu pháp nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

- Chủ hộ gia đình là người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình.

- Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diệntheo pháp luật của tổ hợp tác.

Đại diện theo ủy quyền

Trước hết, đại diện theo uỷ quyền là một chế định pháp lý được áp dụng nhiều trong giao lưu dân sự hàng ngày. Đây là trườnh một một người có năng lực hành vi dân sự trong việc x; quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự nhưng không trực tiếp sử dụng nằng lực đó mà uỷ quyền cho người khác nhân danh mình để thực hiện một hoặc nhiều giao dịch dân sự. Ví dụ; cá nhân A uỷ quyền cho cá nhân B nhân danh mình đi ký một hợp đồng với C. Như vậy A có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiệ giao dịch (hợp đồng ) dân sự đó. Điều 151 Bộ luật dân sự quy định hai điều kiện đối với quy định đại diện theo uỷ quyền:

a)Quan hệ đại diện được x; theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện:

b) Việc uỷ quyền ohải được xác lập bằng văn bản.

Người đại diện theo uỷ quyền trước hết phải bảo đảm điều kiện do pháp luật quy định. Điều 152 khoản 2 Bộ luật dân sự quy định các điều kiện đó theo phương pháp "điều kiện bị loại trừ": người chqa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được làm người đại diện theo uỷ quyền.

Trong đời sống hàng ngày với sự đẩy mạnh các giao dịch dân sự, việc quy định cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. hộ gia đình, tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho người khác nhân danh mình để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là rất cần thiết. Tất nhiên, việc uỷ quyền đó phải phù hợp với quy định của Bộ luật này về đại diện.

Phạm vi thẩm quyền đại diện:

Để hướng người đại diện có hành vi ứng xử đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội, Bộ luật dân sự quy định phạm vi thẩm quyền đại diện. Đối với người đại diện theo pháp luật thì việc xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người đại diện là điều được pháp luật thừa nhận, chỉ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ quan Nhà nước có quy định khác (ví dụ trường hợp Toà án có quyết định cấm người bố hoặc mẹ không được đại diện cho con chưa thành niên), (Điều 153 khoản 1). Đối với phạm vi đại diện theo uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền giữa người đại dện và người được đại diện là điều kiện tiêu chủân về mặt pháp lý cho mỗi hành vi đại diện. Từ quy định đó, mỗi người đại diện cần phải ý thức được mình chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện (Điều 153 khoản 2 và 3).

Để tránh sự lạm dụng phạm vi thẩm quyền đại diện, Bộ luật dân sự quy định người đại diện phải thông báo cho Bên đó (được hiểu là người thứ ba) về phạm vi thẩm quyền đại diện của mình (Điều 153 khoản 4).

Khi người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người đwcj sj.

Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể, hạn chế xáo trộn quan hệ dân sự, khuyến khích sự ngay tình, trung thực Bộ luật dân sự quy định: đối với trường hợp vừa nêu thù vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với "người đại diện " khi người này chấpthuận. Trường hợp ngược lại thìngười không có thẩm quyền đại diện (đã xác lập giao dịch dân sự ) phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình. Bộ luật dân sự cũng quy định khi đối tác giao dịch với người này biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện (Điều 154 khoản 1).

Đối vói người đã giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện thì Bộ luật dân sự quy định hai khả năng:

quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc

b) Huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Hai khả năng này hoàn toàn bị loại trừ nếu người giao dịch biết hoặc phải biết mình đang giao dịch với người không có thẩm quyền đại diện mà vẫn cứ tiến hành giao dịch (Điều 154 khoản 2).

Khi người đại diện do những nguyên nhân nào đó xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá thẩm quyền đại diện thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngược được đại diện, trừ khi đựoc làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện, trừ khi được đại diện , trừ khi được người này chấp thuận.

Đối với trường hợp không chấp thuận thì có thể nói "ai làm người ấy chịu", nghĩa là người đại diện phải chịu trách nhiệm thực nhiện nghĩa vị về phân giao dịch dân sự do vượt quá thẩm quyền (Điều 155 khoản 1).

Người đã giao dịch với người nói trên có thể sử dụng quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ toàn bộ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá thẩm quyền hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Các quyền nêu trên bị loại trừ nếu người đã giao dịch với người đại diện biết hoặc phải biết về việc vượt quá thẩm quyền đại diện. Trong thực tế cí những trường hợp người được đại diện bị thiệt hại do người đại diện và người giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá thẩm quyền đại diện. Điều 155 khoản 3 Bộ luật dân sự quy định buộc hia chủ thể của giao dịch nói trên phảo chịu trách nhiệm liên đới bôì thường thiệt hại cho người được đại diện.

Cơ sở pháp lý của việc chấm dứt đại diện thưo pháp luật của cá nhân là: người đại diện "không cần phảo được đại diện" nữa hoặc không còn. Đối với người đại diện thì không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Khi người đó chết, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 156 khoản 1).

Cơ sở chấm dứt đại diện theo uỷ quyền của cá nhân có những nét khác biệt hơn so với chấm dứt đại diện theo pháp luật của cá nhân. Bởi vì trong quan hệ đại diện theo uỷ quyền thì thời hạn uỷ quyền là điều mà các bên phải thoả thuận. Khí đã hết thời uỷ quyền hoặc công việc uỷ quyền đã hoàn thành; khi việc uỷ quyền hoặc người uỷ quyền từ chối; khi người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết thì đại diện theo uỷ quyền chấm dứt (điều 156 khoản 2). Cũng tại khoản 2 điều này, Bộ luật dân sự quy định việc giải quyết hậu quả khi đại diện theo uỷ quyền chấm dứt.Cụ thể là người đại diện phải thanh toán xong nghĩa vụ tài sản với người được dại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.

Đại diện của pháp nhân:

đại diện của pháp nhân phát sinh trên cơ sở:

a) Được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân (đại diện theo pháp luật).

b) Người đại diện thưo pháp luật của pháp nhân uỷ quyền cho người khác thay mình thực hiện nhiệm vụ đại diện (đại diện theo uỷ quyền) (Điều 102 Bộ luật dân sự).

Cùng với việc thành lập pháp nhân thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng được pháp luật thừa nhận. Trong quá trình pháp nhân tồn tại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thực hiện các giao dịch dân sự xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ nhân danh pháp nhân. Nhưng khi pháp nhân chấm dứt thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng chấm dứt(Điều 157 khoản 1).

Việc chấm dứt đại diện thưo uỷ quyền của pháp nhân có những điểm khác hơn. Bởi vì khi hết thời hạn uỷ quyền hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành; khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc khi pháp luật chấm dứt thù cũng không còn cơ sở cho việc tồn tại đại diện theo uỷ quyền cuả pháp nhân (Điều 157 khảon 2).

Đại diện của hộ gia đình

Hộ gia đình là chủ thể trong các quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Bởi vậy, việc quy định đại diện của hộ gia đình (Điêù 117) trong Bộ luật dân sự có nhiều ý nghĩa thực tế. Trong trường hợp để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ thì chủ l\hộ là người đại diện cho hộ gia đình. Để có thể bao hàm được thực tế gia đình Việt Nam, Bộ luật dân sự đặt ra nhiều khả năng về người được đại diện là chủ hộ gia đình. Quy định "cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ:.

Điều kiện để một thành viên trong hộ gia đình được chủ hộ uỷ quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ là thành viên đó phải là người thành niên - người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện là việc làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình.

Đại diện của tổ hợp tác

Do tính đặc thù của tổ hợp tác - được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác - nên việc quy định về đại diện của hc cũng phải dựa trên tính chất đặc trưng đó. Các tổ viên tổ hợp tác cử ra một người làm tổ trưởng - người đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự. Xuất phát từ tính đa dạng của tổ hợp tác nên Bộ luật dân sự giới hạn tổ trưởng tổ hợp có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ là làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ hợp tác.

 

Phần thứ hai - tài sản và quyền sở hữu

 

Vấn đề sở hữu luôn luôn là vấn đề trọng tâm của mọi Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, nghiên cứu các Bộ luật của nước tư bản, chúng ta thấy vấn đề về chế độ và hình thức sở hữu không được quy định một cách rõ ràng mà chỉ có những chế định pháp lý nhằm thực hiện nguyên tắc của sở hữu tư nhân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, thực chất là bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp tư sản đối với tư liệu sản xuất.

ở chế độ ta, vấn đề về chế độ và hình thức sở hữu cũng như vai trò, tác dụng của mỗi hình thức sở hữu được khẳng định một cách rõ ràng.

Hiến pháp 1992 là cơ sở quan trọng nhất để xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: "..Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với các hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng" Hiến pháp cũng quy định công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân (Điều 58).

Nhiệm vụ của Bộ luật dân sự là cụ thể hoá các nguyên tắc Hién định đó nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, yêu cầu phát triển xã hội. Sự cụ thể hoá đó có nghĩa rằng: Nhà nước thừa nhân các lợi ích kinh tế, các phúc lợi vật chất cụ thể mà trước hết là tài sản, tư liệu sản xuất thuộc về những chủ thể cụ thể nhất định: cá nhân, hập thể hoặc Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng quy định những cơ sở pháplý xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và những biện pháp bảo vệ quyền dh hợp pháp trước những vi phạm.

Một trong những mảng quan hệ dân sự không thể thiếu được là quan hệ tài sản. Chủ thể tham gia quan hệ này phải có tài sản.Vì vậy, có thể khẳng định rằng, những quy định của phần II về tài sản và quyền sở hữu trực tiếp liên quan đến các phần sau Bộ luật dân sự.

I. Một số cơ sở pháplý luận của chế định quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự.

 

Khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù pháp lý.

Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phốo trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. sở hữu là việc tài sản, tư liệu sản xuất và thành quả lao động thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trongg quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất, Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan.

Một khi được điều chỉnh, nội dung của quá trình xác lập và vận động của các quyền năng kinh tế đối với tài sản trở thành các quyền năng pháplý hợp thành phạm trù pháp lý về quyền sở hữu. Với tư cách là một chế định pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan, vì đó là sự ghi nhận của Nhà nước. Nhưng, Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở hữu. Nhà nước quy định quyền sở hữu, tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định hoạt những sản phẩm do con người tạo ra. Bởi vậy, khi xây dựng chế định quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự, chúng ta không thể không thống nhất với nhau một số cơ sở lý luận làm nền cho chế định về quyền sở hữu đó là:

1. Trong khoa học pháplý của chúng ta, sở hữu được hiểu là qian hệ giữa người với người đối với vật (tài sản). Vật này là của Tôi tức là không phải là Anh. Với quan niệm truyền thống như vậy, chúng ta đã lấy quyềncủa chủ sở hữu làm trung tâm của chế đính sở hữu. Từ đó, các quy định pháp luật trước đây chỉ khái quát và tập trung quy định địa vị pháp lý và các quyền chủ thể của sở hữu. Nghĩa là quy định quyền sở hữu được nhìn nhận ở trạng thái tĩnh, rất hẹp so với yêu cầu sống độn của quan hệ kinh tế trong cơ chế mơi. Vì vậy, để bảo đảm sự phù hợp với yêu cầu mới, chúng ta đã xây dựng chế định quyền sở hữu trong bs theo một quan niệm rộng hơn về sở hữu, theo đó, sở hữu được hiểu là yếu tố cơ ban trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa người với ngời về vật chất mà cả quan hệ giữa họ về mặt tổ chức sản xuất, về mặt chi phối đối với lợi ích kinh tế do sự chiếm hữu về mặt tài sản tạo ra. Nghĩa là nhìn vẫn đề sở hữu tài sản trong thế vận động. Từ đó, chế định quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự không những chỉ giữ nguyên tắc quyền của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất phát diểm để quy định các quy chế pháp lý tương ứng, mà còn có cả những quy định từ góc độ tài sản (các quyền về tài sản), bao quát đầy đủ mọi khả năng xảy ra trong việc chiếm hữu, sử dungj và định hoạt tài sản. Do đó, lý do giải tại sao trong chế định về quyền sở hữu có cả các quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản trong việc chiếm hữu, sử dụng và định hoạt. Và vì chũng ta chủ trương xây dựng chế định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự ở thể vận động như vậy, nên không thể né tránh việc quy định những nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong một số trường hợp vì lợi ích chung của cộng đồng, cũng như những quy định về quan hệ láng giềng về quan hệ tài sản có ranh giới chung để có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà ở rất phức tạp hiện nay. Các quy định như vậy được xây dựng dưới khái niệm "quyền sử dụng bất động sản liền kề". Trong các Bộ luật dân sự của các nước khác được gọi là địa dịch (dịch quyền), tức là những nhiệm vụ, phiện luỵ gắn với một khuôn đất nhất định để đem lại lợi ích cho khuôn đất, bất động sản khác ở bên cạnh thuộc sở hữu của người khác như lối đi ra đường công cộng của các chủ sở hữu bị vây bọc cởi các động sản khác hoặc lối thoát nước, dẫn nước từ nhà này sang nhà khác.

2-Là phạm trù pháp lý, chế định quyền sở hữu phản ánh đầy đủ những đặc điểm của quan hệ sở hữu của nước ta. Vì vậy, khi Hiến pháp 1992 đã quy định về chế độ sở hữu, tức là khẳng định về phương diện nội dung kinh tế của vấn đề sở hữu gắn liền với chế độ xã hội ta, thì Bộ luật dân sự có nhiệm vụ quy định hình thức sở hữu tức là khẳng định phương thức tồn tại, vận động và phát triển. ở nghĩa này, quy định hình thức gắn liền với các chủ sở hữu tức là khẳng định phương thức tồn tại, vận động của sở hữu gắn liền với các chủ sở hữu cụ thể, với chế định pháp lý có tính đặc thù của từng hình thức sở hữu.

ở đây, tính phức tạp về nội dung và hình thức của vấn đề sở hữu ở nước ta đặt ra yêu cầu phải xây dựng chế định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự phải bảo đảm hai mặt: chế định quyền sở hữu quy định những hình thức pháp lý thống nhất cho nội dung chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản, những căn cứ chung cho việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, cũng như các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu . Mặt này thể hiện rõ và đầy đủ ở những quy định của các chương I, II, II, V, và VI của Phần thứ hai của Bộ luật dân sự. Mặt khác rất quan trọng là chế định quyền sở hữu phải quy định những nội dung, phương thức và cơ sở pháp lý của việc chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản của các chủ sở hữu hiện có ở nước ta hiện nay. Mỗi một chủ sở hữu là hiện thân của một loại quan hệ sở hữu. Từ đó, nó dặt ra yêu cầu khách quan là phải có những quy định về hình thức sở hữu khác nhau.

II. các nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu.

Chương 1 phần II quy định những nguyên tắc cccơ bản của quyền sở hữu, làm cơ sở cho các quy định ở chương sau. Các nguyên tắc đó là:

- Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật (Điều 173).

- Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với với tài sản của mình (Điều 175). Một khi pháp luật công nhận quyền sở hữu của một chủ sở hữu nào thì cũng phải quy định nghĩa vụ của những người khác không xâm phạm quyền của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm sở hữu của mình. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng va địn hoạt không có căn cứ pháp luật.

Chỉ có trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật (Điều 175).

- Quyền sở hữu tài sản phải được xác lập hoặc chấm dứt theo những căn cứ do Bộ luật dân sự quy định (điều 176 và Điều 177).

- Chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của người khác (Điều 178). Nguyên tắc này quan trọng, vừa nêu lên được sự độc lập, tự do ý chí của chủ sở hữu, vừa quy định giới hạn của quyền sở hữu là không được thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng.

- Chủ sở hữu cũng có quyền uỷ quyền, giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng và địn đoạt tài sản của mình. Nghĩa là, người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản không thuộc sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 180).

III. Tài sản và phân loại tài sản.

1 Tài sản đóng vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự. Nó là đối tượng của quyền sở hữu và khách thể của phần lớn những quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, việc quy định về tài sản và phân loại tài sản trong Bộ luật dân sự là cần thiết để phân biệt tài sản trong quan hệ luật dân sự với tài sản trong quan niệm thông thường. Yêu cầu cơ bản nhất đặt ra đối với tài sản trong bs là tài sản đó phải đưa vào giao lưu dân sự.

Tài sản trong quan hệ luật dân sự phải là:

a) Vật có thực, tức là vật đưa vào giao dịch dân sự phải đáp ứng ba yêu cầu:

- Vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật chất.

- Vật có thực phải có lợi ích cho con người (đáp ứng nhu cầu về kinh doanh, tiêu dùng của con người)

- Là vật mà con người có thể chiếm giữ được.

Để được coi là vật có thực, vật đó phải thoả mãn cả ba điều kiện trên. Bởi vì chỉ khi thoả mãn ba điều kiện trên, vật đó mới đáp ứng yêu cầu có thể đưa được vào giaolưu dân sự. Ví dụ: Ô-xi là một bộ phận của thế giới vật chất, đáp ứng một nhu cầu rất quan trọng của con người là thở. Nhưng nếu Ô-xi còn ở dạng không khí chung thì chưa thể coi đó là vật có thực được, bời vì chưa thể đưa vào giao lưu dân sự. Chỉ khi được nén vào bình, tức là con người có thể nắm giữ, quản lý được thì mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và trở thành một tài sản quý.

b) Tiền. Theo kinh tế học tiền là giá trị đại diện cho giá tị thực của hàng hoá và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự, tiền giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Với giá trị vai trì như vậy, tiền được coi là một tài sản quý. Nhưng ở tài sản là tiền còn có một khía cạnh pháp lý không thể không đề cập, đó là tư cách đại diện cho chủ quyền của một quốc gia. Với tư cách là đại diện cho chủ quyền cho một quốc gia, yêu cầu đặt ra là người có tiền (chủ sở hữu) không thể toàn quyền định đoạt, mà phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước.

c) Giấy tờ trị giá được bằng tiền. ở đây. muốn nhấn mạnh rằng không phải mọi giấy tờ có giá trị đều được coi là tài sản. Bở vì, chỉ những giấy tờ trị giá được bằng tiền bao gồm: Cổ phiếu, công trái, séc, giấy uỷ nhiệm chi, tín phiếu, ky phiếu, sổ tích kiệm..Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, quy định như trên của Bộ luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, góp phần làm cho giao lưuds trở nên đa dạng phong phú và sống động hơn.

d) Các quyền tài sản. Đây là những quyền gắn liện với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có được một tài sản. Đó là các cquyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế, kiếu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, nhãn hiệu hàng hoá..Các quyền này đáp ứng yêu cầu giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự.

2. Phân loại tài sản

Bộ luật dân sự cũng đã có những quy định về việc phân loại tài sản. Căn cứ chủ yếu mà Bộ luật dân sự dựa trên vào để phân loại tài sản là: bản chất và tính năng sử dụng của tài sản. Dựa vào đó, Bộ luật dân sự đã phân tài sản thành các loại sau:

a) Bất động sản và động sản

ở đây, Bộ luật dân sự đã dùng phương pháp loại trừ, nghĩa là trước hết xác định rõ những tài sản nào là bất động sản, sau đó khẳng định "động sản là những tài sản không phải là bất động sản". Rất nhiều nước trên thế giới sử dụng phương pháp này.

Nghiên cứu Bộ luật dân sự của các nước chúng ta thấy rằng, việc quy định một tài sản thường dựa vào tính chất, tính năng sử dụng của vật đó hoặc theo quy định của pháp luật. Tính chất bất động sản là căn cứ chủ yếu để phân biệt bất động sản và động sản. Điều 181 Bộ luật dân sự nước ta quy định: Bất động sản là các tài sản không di dời được bao gồm:

- Đất đai;

- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản găn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

- Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Việc phân tài sản là thành bất động sản và động sản có ý nghĩa lớn về mặt pháp lý. Nó tạo cơ sở để có cơ chế điều chỉnh và chế độ quản lý phù hợp với từng loại tài sản.

Hoa lợi và lợi tức (Điều 182.

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

c) Vật chính và vật phụ (Điều 183)

vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Vật chính là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

ý nghĩa của việc phân biệt này là ở chỗ: khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ (tiết 183 khoản 2), khi tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập vào nhau tạo thành vật không thể phân chia được và không thể xác định được tài sản đem sáp nhập là vật chính hay vật phụ, thì vật mới tạo thành tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập có thể phân biệt được vật chính và vật phụ, thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính (Điều 244 khoản 1).

d) Cật chia được và vật không chia được (Điều 184).

Căn cứ để xác định vật chia được và vật không chia được là tính chất và tínhnăng sử dụng cuả nó. Nếu một vật khí bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng thì vật đó là vật chia được. Ngược lại sau khi bị chia mà vật không giữ được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu, thì vật đó vật không chia được. ýnghĩa pháp lý của việc phân loại này ở chỗ, khi cần phân chia vật không phân chia được, thì phải giá trị bằng tiền để chia.

e) Vật tiêu hao và vật không tiêu hao(Điều 185).

 

Vật nào cũng hao mòn. Nhưng khi qua một lần sử dụng mà vật mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu, thì vật đó được xếp vàp loại vật tiêu hao. Mà đã là vật tiêu hao thì không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

f) Vật cùng loại và vật dặc tính(Điều 186)

trong giaolưu dân sự,việc phân loại tài sản thành vật cùng loại và vật đặc định có ý nghĩa lớn. Nếu vật có cùng hình dạng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường, thì dược coi là vâth\j cùng loại, có thể thay thế cho nhau trong giao lưu dân sự, nếu có cùng chất lượng như nhau. Đối với những vật có đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, mằu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí và với đặc điểm đó có thể phân biệt với các vật khác, thì vật đó được coi là vật đặc định. Đối với vật đặc định thì chuển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó.

g) Vật đồng bộ (điều 187)

 

Trong thực tế cuộc sống, có vật được hợp thành một chỉnh thể bởi nhiều bộ phận khác nhau, có mối quan hệ với nhau. Mối liên hệ và sự ăn khớp với nhau giữa các bộ phận đó tạo thành một vật có gía trị sử dụng và giá trị nghệ thuật nhất định. Vì vậy, nếu thiếu một trong những bộ phận cấu thanh của vật, thì vật đó bị giảm sút không những về giá trị sử dụng mà giảm sut cả giá trị văn hoá, nghệ thuện. NHiệm vụ của Bộ luật dân sự là phải quy định khái niệm đồng bộ. ý nhgiã pháp lý của quy định này thể hiện ở chỗ khi thực hiện chuyển giao vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ phần hoặc các bộ phận cấu thành. Nếu thiếu một trong những bộ phận cấu thành vật đó thì coi như nghĩa vụ chuyển giao của vật đó chưa được thực hiện, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý.

IV. Nội dung của quyền sở hữu.

Nội dung của quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất và quyền định đoạt. Bộ luật dân sự của các nước nhìn chung cũng đều quy định nội dung cuả quyền dh gồm ba quyền năng như vậy.

Quyền chíêm hữu (Điều 198) là quyền chủ sở hữu nắm giữ, qunả lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình, thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản, miễn là không làm phương hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và không bị hạn chế, gián đoạn vể thời gian.

Vì tài sản luôn luôn nằm trong thể vận động, nên Bộ luật dân sự cũng quy định: Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp người không phải là chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thì phải kiểm tra tính hợp pháp của sự chiếm hữu đó. Chiếm hữu hợp pháp là chiếm hữu phù hợp với những căn cứ do pháp luật quy định. Các căn cứ đó là:

- Được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản. Trong trường hợp này, người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn so chủ sở hữu xác định (Điều 192).

- Được chuyển giao quyền chiếm sở hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu. trường hợp này, người được giao phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao quyền chiếm sở hữu chỉ được sử dụng tài sản và chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đống ý (Điều 193).

- Phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định. Trong trường hợp đó phát hiện trước hết phải tả lại cho chủ sở hữu, nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc nộp cho uỷ ban nhân dân xã, phưonừg, thị trấn..Từ thời điểm phát hiện tài sản cho đến khi trả lại cho chủ sở hữu hoặc nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, sự chiếm hữu của người phát hiện được xác định là hợp pháp (Điều 194).

Quyền chiếm hữu hợp pháp của người không phải là chủ sở hữu cũng thuộc đối tượng tôn trọng và bảo vệ của pháp luật. Trong trường hợp người không phải là chủ sở hữu chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong một thời hạn do luật định, thì hết thời hạn đó, có thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó trừ tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, ở mục này cũng có quy định rõ thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình (Điều 195), chiếm hữu liên tục (Điều 196), chiếm hữu công khai (Điều 197).

2. Quyền sử dụng (Điều 198) là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức là tài sản. Nghĩa là, chủ sở hữu có quyền khai thác giá trị của tài sản theo ý chí của mình bằng cách thức khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của bản thân miễn là không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Người không phaỉ là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản nếu được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, người không phải là chủ sở hữu trong trường hợp này cũng có quyền khai thác công dụng của tài sản đúng phương thức thoả thuận hay theo quy định của pháp luật. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 200).

3. Quyền định đoạt(Điều 201) là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

 

Theo khái niệm trên, chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình bằng hai phương thức:

- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản, tức là chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua giao dịch dân sự như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế.

- Định đoạt số phận thực tế của tài sản, tức là chủ sở hữu có quyền bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế. Ví dụ: như tiêu dùng hết, huỷ bỏ tài sản, từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.

Chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt tài sản hoặc có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền định đoạt tài sản. Người được uỷ quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.

Xuất phát từ tầm quan trọng của quyền định đoạt tài sản trong những nội dung của quyền sở hữu, Điều 202 Bộ luật dân sự quy định rõ các điều kiện thực hiện quyền định đoạt. Một trong các điều kiện đó là: "Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật". Đồng thời, Điều 204 cũng quy định quyền định đoạt bị hạn chế trong những trường hợp sau đây:

+ Đối với tài sản bị kê biên, cầm cố, thế cháp;

+ Khi tài sản đem bán là vật cổ, di tích lịch sử thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua;

+ Trong trường hợp pháp luật quy định quyền ưu tiên mua cho cá nhân, tổ chức đối với một số tài sản nhất định, thì khi bán tài sản đó, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho cá nhân, tổ chức đó. Ví dụ: QUyền ưu tiên mua của các chủ sở hữu của mình trong tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 237 ), quyền ưu tiên của người thuê nhà khi người cho thuê nhà bán nhà đang cho thuê (Điều 446 và 494).

V. Các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự

Như đã phân tích ở trên, việc quy định các hình thức sở hữu khác nhau trong Bộ luật dân sự là một yêu cầu khách quan nhằm cụ thể hoá chế độ sở hữu đã được quy định trong Hiến pháp 1992 của nước ta. Với việc quy định các hình thức sở hữu, chúng ta có điều kiện quy định phương thức tồn tại, vận động cảu sở hữu gắn liền với các chủ sở hữu cụ thể, với chế định pháp lý có tính đặc thù của từng hình sở hữu. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, với quy định về hình thức sở hữu, chúng ta có điều kiện để giải đáp 3 vấn đề cơ bản của quyền sở hữu như sau:

- Chủ thể của quyền sở hữu là ai? Với những đặc điểm gì?

- Nguồn tài sản của mỗi loại hình thức sở hữu là ở đâu? Được xác lập bởi những căn cứ pháp luật nào?

- Cơ schế pháp lý bảo đảm việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản ra sao?

Theo tinh thần đó, nhìn lại quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật dân sự, chúng ta thấy:

- Từ Dự thảo I đến Dự thảo X, từ chế độ 3 chế độ sở hữu đề cập trong Hiến pháp 1992, quy định 4 hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu chung, trong đó hình thức sở hữu chung là kết quả tất yếu của sj đan xen, kết hợp các quyền sở hữu của các chủ thể khác nhau.

- Đến Dự thảo XII, ngoài 4 hình thức sở hữu quy định trong Dự thảo X, chúng ta bổ sung thêm một hình thức sở hữu nữa, đó là dh các tổ chức chính trị - xã hội. Vấn đề sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội được thực tiễn đặt ra một cách bức xúc./ Bởi vì, trong cơ chế kinh tế mới, một tổ chức chính trị - xã hội muốn đạt được mục đích hoạt động của mình thì phải có sự độc lập, tự chủ về tài chính. Sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội có được do nhiều nguồn khác nhau. Nhưng khuynh hướng chung hiện nay là các tổ chức chính trị - xã hội cũng đang từng bước tạo ra nguồn tài chính tự chủ. Vì vậy đã đến lúc pháp luật cần phải được khẳng định hình thức sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội.

- Qua ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp và của các đoàn đại biểu Quốc hội về Dự thảo XII, ngoài những ý kiến đồng tình với 5 hình thức sở hữu, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định về sở hữu cộng đồng, sở hữu hỗn hợp. Xét về bản chất pháplý, các loại hình sở hữu này có những dấu hiệu như sở hữu chung, song cũng có những nét đặc thù riêng về mục đích, mức độ xã hội hoá, cách thức quản lý tài sản. Việc ghi nhận những quy chế pháp lý riêng đối với loại hình sở hữu này là hợp lý và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, Dự thảo XIV đã bổ sung quy định về sở hữu cộng đồng, sở hữu hỗn hợp đặt trong hình thức sở hữu chung.

Khi thảo luận góp ý kiến về Dự thảo XIV, có ý kiến cho rằng việc đặt sở hữu hỗn hợp, sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là chưa thoả đáng, đề nghị tách sở hữu hỗn hợp và sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong hình thức sở hữu chung thành các hình thức sở hữu riêng.Như vậy mới phù hợp với thực tế, và chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, Bộ luật dân sự quy định 7 hình thức sở hữu là:

+ sở hữu toàn dân (Từ Điều 205 đến Điều 213)

+ Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (từ Điều 214 đến Điều 216)

+ Sở hữu tập thể (từ Điều 217 đến 219).

+ Sở hữu tư nhân (từ Điều 220 đến Điều 223).

+ Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (từ Điểu 223 đến Điều 225).

+ Sở hữu hỗn hợp (từ Điều 226 đến Điều 228)

+ Sở hữu chung (từ Điều 229 đến 240)

NHìn lại quá trình tiến triển của quy định về hình thức sở hữu, chúng ta thấy rằng, ý kiến chung đều cho rằng không những Bộ luật dân sự phải có quy định về hình thức sở hữu, mà còn yêu cầu mở rộng các hình thức sở hữu để phản ánh một cách đầy đủ yêu cầu của đời sống kinh tế ở nước ta hiện nay.

Sau đây chúng ta đi sâu tìm hiểu từng hình thức sở hữu cụ thể:

1. Sở hữu toàn dân (từ Điều 205 đến Điều 213).

 

Điều 225 của Bộ luật dân sự quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân, phù hợp với Điều 17 Hiến pháp 1992. Nghĩa là, phạm vi khách thể của sở hữu toàn dân rất rộng bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nướ đầu tư vào xác xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước. ở đây, chủ thể của sở hữu toàn dân là toàn thể nhân dân (một khái niệm trừu tượng). Chính sự trừu tượng về khái niệm chủ thể này mà trong thực tế cuộc sống tồn tại hiện tượng vô chủ đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, điểm mới thể hiện bước phát triển tiếp tục trong quy định về sở hữu toàn dân được Bộ luật dân sự ghi nhận ở Điều 206: " Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân". Tức là Bộ luật dân sự đã quy định một chủ sở hữu cụ thể đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân duy nhất của sở hữu toàn dân. Nhà nước càng thực sự là NHà nước của dân, do dân, vì dân bao nhiêu thì thẩm quyền đại diện cho toàn dân càng lớn. Với tư cách như vậy, chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, phải chịu trách nhiệm về số phận của tài sản toàn dân trưíưc nhân dân. Trong đó, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính NHà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Vì vậy, khoảnn 2 Điều 206 quy định ""Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiện tài sản thuộc sở hữu toàn dân".

 

Đối với sở hữu toàn dân, thì việc quản lý, sử dụng định đoạt như thế nào là vấn đề rất quan trọng, ý nghĩa quyết định trong việc phát huy tính ưu việt của hình thức sở hữu này nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, mức độ sinh lợi cảu tài sản, khắc phục tình trạng "vô chủ", lãng phí tài sản thuộc sở hữu của toàn dân. Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

Bộ luật dân sự đã quy định rõ ràng từng loại tổ chức, đơn vị NHà nước được Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu toàn dân và cách thức quản lý, sử dụng của các tổ chức, đơn vị này đối với tài sản được giao cũng như cách thứcthực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó. Tuy nhiên, không chỉ Bộ luật dân sự quy định các vấn đề này mà còn nhiều văn bản khác cũng quy định nhưn Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật ngân sáchvv..Bộ luật dân sự quy định những nguyên tắc chung nhất về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong các trường hợp cụ thể sau đây:

+ Điều 208 của Bộ luật dân sự quy định rằng: khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước, thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp NHà nước. Điều 209 quy định: doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyền và các tài sản khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. Luật doanh nghiệp nhà nước có quy định rất cụ thể quyền năng của Doanh nghiệp nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được NHà nước giao.

+ Bộ luật dân sự cũng quy định việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân với tài sản được guao cho các cơ quan NHà nước, đơn vị cũ trong (Điều 210) và tổ chức chính trị - xã hội (Điều 211). Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội có quyền quản lý, sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật các tài sản NHà nước giao. Nhà nước thực hiên quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

+ Tiép theo, Bộ luật dân sự còn quy định: trong trường hợp pháp luật có quy định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn thuỷ sản và các tài nguyên khác thuộc sở hữu toàn dân và phải sử dụng, khai thức đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ đối với Nhà nướ theo quy định của pháp luật (Điều 213).

+ Còn đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, thì Chính phủ tổ chức thực hiện bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác (Điều 213).

2. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (từ Điều 214 đến 216).

Bộ luật dân sự khẳng định các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta có tài sản riêng để phục vụ cho các hoạt động theo mục đích chung đã quy định trong Điều lệ. Đây là một vấn đề mới trong quan niệm về sở hữu của tổ chức này. Trong quá trình đổi mơi của nước ta, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội có tài sản riêng từ các nguồn khác nhau: các thành viên đóng góp, được tặngc ho, thừa kế, việc trợvv..Một số tổ chức kể trên được Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu đối với một số loại tài sản. Do đó việc quy định sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là cần thiết.

nhân dân quy định những tài sản nào thuộc sở hữu của tổ chức chính trị và những tài sản nào không thuộc sở hữu của tổ chức đó (Điều 215).

Như vậy, tài sản thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là những tài sản hình thành từ nguồn đóng góp của các thành vien, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật,, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Còn tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý và sử dụng, thì không thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đó.

Bộ luật quy định nguyên tắc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải tuân theo pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức đó được quy định trong Điều lệ (Điều 219).

3, Sở hữu tập thể (từ Điều 217 đến Điều 219)

Trước dây, Hiến pháp 1959 quy định: " kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động " (Điều 13" Hiến pháp 1980 quy định: " NHà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển " (Điều 23). Trong quá trình hình thành sở hữu tập thể chúng ta đã chưa quan tâm đúng mức đến các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi, do đó dh tập thể có lúc bị biến dạng và không phát triển được.

Đổi mới đã giúp chúng ta có những nhìn nhận mới về sở hữu tập thể và hình thức tập thể hoá về tư liệu sản xuất. Hình thức tập thể tư liệu sản xuất, sức lao động theo mô hình hợpt ác xã cũ dần dần bị xoá bỏ. Hợp tác xã theo mô hình mới phải là đơn vị kinh tế tập thể do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức lao động để cùng nhau tiến hành kinh doanh, nhằm mục đích có được hiệu quả kinh tế cao hơn, mỗi thành việc công nhân của hợp tác xã đựơchưởng lợi ích kinh tế nhiều hơn trước. Nghoã là ở đây nhu cầu sản xuất va lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp thôi thúc những người sản xuất nhỏ tự nguyện hợp tác laị với nhau trong lĩnh vựcmà họ thấy cần thiết và ở quy mô có hiệu qủa nhất. Chính những người tham gia hợp tác xã sẽ cùng nhau quyết định sự đóng góp của mỗi người và sự phân chia các lợi ích, cùng nhau lựa chọn người quản lý có kinh nghiệm và đủ tín nhiệm. Do đó, Điều 20 Hiến

pháp 1992quy định: "kinh tế tập thể do công nhân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyên, dân chủ và cùng có lợi". Cụ thể hoá nguyên tắc Hiến định đó Bộ luật dân sự quy định sở hữu tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vỗn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong Điều lệ theo nguyên tắc tự nguyên, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi (Điều 217).

Tài sản thuộc sở hữu tập thể được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuát, kinh doanh được NHà nước hỗ trợ từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với Điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể. Và đã là tài sản thuộc sở hữu tập thể, thì quyền định đoạt đỗi với tài sản đó thuộc Đại hội đồng (đại hội xã viên). Người đại diện hợp pháp của tập thể thực hiện quyền sở hữu trong khuôn khổ các quy định của Điều lệ. Các thành viên của tập thể có quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc sở hữu tập thể.

4. Sở hữu tư nhân (từ Điều 220 đến Điều 222)

Thực tiễn những năm gần đây của nước ta chứng tỏ rằng, việc thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và bảo đảm cho nó phát triển không những có tác dụng giải phóng một tiềm năng xản xuất to lơn, mà còn có tác động hỗ trợ và kích thích khu vực công hữu phát triển. Vì vậy, Hiến pháp 1992 (Điều 15 và Điều 21) đã thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân, cho phép sở hữu tư nhân phát triển dưới mọi hình thức, không hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu thủ, sở hữu tư bản tư nhân (Điều 220).

TàI SảN thuộc sở hữu tư nhân là thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân, của cải hợp pháp của sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Cá nhân chỉ không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu có quyền làm chủ đối với tài sản của mình, tự so định đoạt tài sản đó, nhưng không được gây và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Đặc điểm cơ bản của sở hữu tư nhân là sự chiphối trực tiếp, có ý thức của người chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Vì vậy, chủ sở hữu đương nhiên coi tư liệu sản xuất là của mình là điều kiện để mình thu về toàn bộ lợi ích kinh tế trong quá trình sản xuất vật chất độc lập. Trong điều kiện mới, sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất đã có nhiều thay đổi thay đổi trong hình thức chiến hữu, sử dụng biểu hiện thêm ở quyền đầu tư và quyền được hưởng các lợi ích kinh tế về tài sản. Nhưng bản chất của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất vẫn chưa có gì thay đổi, vẫn là sự chuyển hoá từ quyền sở hữu đối với tài sản thành quyền chiếm hữu lợi ích kinh tế, vẫn là nguồn gốc của những bất công trong xã hội. Nghĩa là, bên cạnh những mặt tích cực (đặc biệt là vai trò thúc đẩy sj phát triển của lực lượng sản xuất góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội nam giải như công ăn việc làm..), sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất vẫn tiềm ẩn trong nó những vấn đề xã hội phức tạp.Vì vậy, đã chấp nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất thì cũng phải chấp nhậncả những vấn đề xã hội phức tạp đó. Điều hệ trọng là phải xác định cho được những điều kiện phải có khi phát triển sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong tình hình mơi.

5-Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (từ Điều 223 đến Điều 225)

Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có được tài sản do nhiều nguồn khác nhau. Theo Luạt ngân sách, Nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp khi cần thiết và kinh phí đó thuộc sở hữu của toàn dân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghệ nghiệp được quyền quản lý, sử dụng mục đích. Ngoài ra tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp còn có các nguồn tài sản khác do các thành viên đóng góp: được tặng cho; thu nhập từ các hoạt động hợp pháp..Đối với các tài sản có được từ các nguồn đó là thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các tổ chức này sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định Trong Điều lệ.

Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện quyền chiêm sở hữuữu, sử dụng, định hoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với hoạt động của tổ chức đó được quy định trong Điều lệ.

6. Sở hữu hỗn hợp (Điều 226 đến Điều 228).

 

Sở hữu hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp phải tuân theo cac quy định của Bộ luật này về sở hữu chung và các quy định cảu pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

7. Sở hữu chung (từ Điều 229 đến Điều 240).

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Do đó việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung phụ thuộc vfo ý chí của tất cả các chủ sở hữu chung, từ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Xuất phát từ tính đặc thù này, Bộ luật đã quy định cụ thể việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu chung, vừa đảm bảo sự độc lập tương đối với tùng chủ sở hữu, cũngnhư quyền, nghĩa vụ của mỗi chủ sở hữu.

Xét về phạm vi quyền và nghĩa vụ của sở hữu chung, Bộ luật dân sự phân việt sở hữu chung theo phần (Điều 231) và sở hữu chung hợp nhất (Điều 232). Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung và các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, vu ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu có thể phân chia và sở hữu sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo sự thỉa thuận hoặc theo quyết định của Toà án.

Bộ luật dân sự còn quy định sở hữu chung của cộng đồng (Điều 234). Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, cộng đồng tông giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản đưịưc hình thành theo tập quán, tài sản do các thành việc của cộng đồng cùnh nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác nhu phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng, tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không thể phân chia.

Điều quan trọng là Bộ luật dân sự quy định các nguyên tắc trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và phân chia tài sản thuộc sở hữu chung:

- Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ tài sản chung tương ững theo phần quyền sở hữu của mình; nếu là sở hữu chung hợp nhất thì các đồng sở hữu ngang quyền nhau.

- Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Ngoài ảa, Bộ luật dân sự cũng có quy định về sở hữu chung trong nhà chung cư. Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chưng cư thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu các căn hộ tron nhà đó và không thể phân chia. Các chủ sở hữu các căn hộ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diệc tích và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diệc tích và thiết bị chung của nhà chung cư. Trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ, thì chủ sở hữu các căn hộ trong chung cư có quyền sử dụng diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Rồi đây, Nhà nước sẽ có quy định cụ thể về vấn đề này.

ở đây, để đảm bảo tính ổn định chủ sở hữu chung, Bộ luật dân sự quy định quyền ưu tiên mua của các chủ sở hữu chung khác khi một trong những chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình. Thời hạn mà bs quy định cho quyền ưu tiên là: 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 1 tháng đối với tài sản chung là động sản. Hết hạn trên mà các chủ sở hữu chung khác khôn gmua thì chủ sở hữu đó có quyền được bán cho người khác.

Và trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc NHà nước.

- Mõi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung nếu sở hữu chung có thể phân chia; nếu chủ sở hữu chung đã thoả thuận với nhau là không phân chia tài sản chung trong một thời hạn, thì phải hết thời hạn mới có quyền phân chia.

Một điểm đáng lưu ý của Bộ luật dân sự có quan điểm bảo vệ lx của người có quyền yêu cầu. Khoản 2 Điều 238 quy định: "khi có người yêu càu trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

VI. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu.

1. Căn cức xác lập quyền sở hữu:

Sở hữu của tổ chức, cá nhân là đối tượng và bảo vệc của pháp luật với điều kiện hàng đầu là quyền sở hữu đó phải hợp pháp. Nghĩa là quyền sở hữu phải được xác lập trên cơ sở những căn cứ do pháp luật quy định.

Lần đầu tiên ở nước ta, Bộ luật dân sự quy định một cách đầy đủ và có hệ thống những căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản. Từ ngày 1-7-1996 trở đi(ngày Bộ luật dân sự bắt đầu có hiệulực), quyền sở hữu của cá nhân và tổ chức chỉ được coi là hợp pháp nếu được xác lập theo một trong những căn cứ đó.

Nếu làm công tác liệt kê, chúng ta thấy Bộ luật dân sự quy định 15 căn cứ đó là những khả năng khác nhau xảy ra trong đời sông xã hội mà Bộ luật dân sự ghi nhận và nâng lên thành quy định chung; có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, những dễ thấy nhất là các tiêu chí sau đây:

a) Quyền sở hữu tài sản được xác lập theo ý chí của các chủ thể thông qua các giao lưu dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật như hợp dodòng mua bán, tặng, cho, cho vay (Điều 242). Người được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự hợp pháp có quyền dh đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản nếu tài sản thuộc diện không phải đăng ký. Đối với tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật, thì quyền sở hữu chỉ được xác lập kể từ thời điểm chuyển đổi tên chủ sở hữu trong hồ sơ, giấy tờ đăng ký sở hữu.

 

b) Quyền sở hữu tài sản được xác lập theo quy định của pháp luật bao gồm các trường hợp sau đây:

- Xác lập quyền sở hữu đối với với thu nhập có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp kể từ thời điểm có được thu nhập đó (Điều 241).

- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 244). Trong trường hợp này, quyền sở hữu đối với tài sản mới (tài sản được sáp nhập) được giải quyết như sau:

+ thuộc sở hữu chung của các chủ thể nếu tài sản mới là vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ;

+ Thuộc chủ sở hữu vật chính nếu tài sản đem sáp nhập có thể xác định được là vật chính và vật phụ. Tất nhiên, chú dh tài sản mới thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó.

+ ở đây, Bộ luật dân sự cũng quy định rất cụ thể phương án xử lý đối với trường hợp sáp nhập tài sản trái với ý chí của một trong những chủ sở hữu. Nếu một người sáp nhập tài sản của người khác vào tài sản của mình mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không thuộc sở hữu của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập, thì chủ sở hữu tài sản sáp nhập có quyền:

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình.

+ Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán gía trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.

- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 245).

 

Trong thực tế cuộc sống, thường xảy ra trường hợp các tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành một vật mới. Ngay bản thân khái niệm trộn lẫn đã tạo cho chúng ta sự hình dung rằng vật mới tạo thành có thể phân chia được thì đó không phải là trộn lẫn mà đó là sáp nhập theo quy định của Điều 244. Vìvật mới có được do trộn lẫn không thể phân chia được nên Bộ luật dân sự chỉ quy định mộtkhả năng mang tính nguyên tắc là vật đó thuộc sở hữu chung của các chủ thể sở hữu có vật đưm trộn lẫn, kể từ thời điểm trộn lẫn. Nghĩa là trộn lẫn trong trường hợp bình thường là căn cứ xác lập sở hữu chung của các chủ sở hữu có vật đem trộn lẫn đối với vật mới.

Trong thực tế cũng có trường hợp một người đưm trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình mặc dù đã biết và phải biết tài sản đó không phải của mình và chủ tài sản bị trộn lẫn không đồng ý. Sự trộn lẫn ở đây thực hiện không phải trên cơ sở thoả thuận thống nhất ý chí của chủ sở hữu. Do đó, đối với trường hờp này, Bộ luật dân sự đứng về phía người có tư bị trộn lẫn ngoài ý muốn của họ và dành cho họ hai khả năng để lựac chọn như sau:

+ Hoặc yêu cầu người đã hoà trộn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản người đó.

+ Hoặc không nhận tài sản mới mà yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh tián phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.

Như vậy, trong trường hợp mà sự trộn lẫn các vật với nhau tạo thành vật mới không trên cơ sở thoả thuận, thốngnhất ý chí cảu các chủ sở hữu, thì việc xác lập quyền sở hữu dv vật mới đó cho ai, điều đó còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chủ sở hữu có vật bị đem trộn lẫn trên cơ sở quy định của pháp luật.

- Xác lập quyền sở hữu thông qua chế biến (Điều 246)

vấn đề xác định quyền sở hữu đối với vật mới được tạo thành do chế biến cho ai? Cho người có nguyên vật liệu hay cho người chế biến? Đó là mục tiêu của điều luật này. Về nguyên tắc , trong trường hợp bình thường, chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem đi chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới tạo thành. Người chế biến thành những vật mới theo yêu cầu của người có nguyên vật liệu và được thanh toán tiền công chế biến.

Trên thực tế cũng có trường hợp chế biến dùng nguyên vật liệu của người khác để chế biến như là nguyên vật liệu của mình, nhằm tạo ra những sản phẩm mới theo ý chí của mình. Nghĩa là ở đây không có sự thoả thuận với người có nguyên vật liệu. Trong trường hợp như vậy. Bộ luật dân sự dự liệu hai khả năng xảy ra khác nhau và có quy định tương ứng để giải quyết vấn đề này. Nếu người chế biến dùng nguyên vật liệu của người khác để chế biến mà ngay tình (tức là không biết và không thể biết nguyên vật liệu đó là của người khác ), thì trở thành chủ sở hữu của vật mới. Chủ sở hữu nguyên vật liệu được thanh tóan giá trị nguyên vật liệu và có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại. Còn người chế biến dùng vật liệu của người khác để chế biến ra mà không ngay tình (tức là đã biết và phải biết rằng nguyên vật liệu đó không phải là của mình), thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới cho họ, đòi người chế biến bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người có nguyên vật liệu bị chế biến không đòi vật mới thì người chế biến là chủ sở hữu của vật mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu và bồi thường thiệt hại cho người có nguyên vật liệu.

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xây dựng được ai là chủ sở hữu (Điều 247).

Chỉ được coi là vật vô chủ khi biét chắc chắn rằng chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Sự từ bỏ quyền sở hữu được chủ sở hữu thực hiện bằng lời tuyên bố (bằng văn bản hay bằng miệng) hay bằng một hành vi cụ thể. Trong trường hợp đó, người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu đối với vật đó, nếu vật phát hiện là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

Nếu phát hiện một vật mà chưa có căncứ dể xác định rằng chủ sở hữu đã bỏ quyền sở hữu đối với vật đó, thì vật đó được coi là vật không xác định được ai là chủ sở hữu. Theo nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu (Điều 6) và nguyên tắc thiện chí, trung thực (Điều9) trong giao dịch dân sự, người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ sở hữu (nếu biết được chủ sở hữu của vật đó), phải tìm chủ sở hữu mà trả lại. Tìm chủ sở hữu vật đó bằng cách nào thì Khoản 2 Điều 247 của Bộ luật dân sự đã quy định rất rõ. Người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gẫn nhất. Uỷ ban nhân dân hoăc cơ sở công an đã nhận vật phải thông báo công khai để tìm chủ sở hữu mà trả lại, đồng thời cũng phải thông báo cho người phát hiện kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên mà vẫn không xác định được chủ sở hữu của tài sản đó, thì Bộ luật dân sự (khoản 2 Điều 247 quy định).

+ Nếu tài sản là động sản thù thuộc sở hữu của người phát hiện sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai.

+ Nếu tài sản là bất động sản thì thuộc sở hữu Nhà nước, sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai. Người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn dấu, bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 248).

trong thực tế cuộc sống, vật bị chôn dấu, bị chìm đắm được tìm thâys khá phổ biến> Nhiều trường hợp, vật bị tìm thấy đó không có chủ sở hữu (vô chủ) hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu. Khi tìm thấy vật bị chôn dấu, chìm đắm mà không xác định được ai là chủ sở hữu, thì Điều 248 của bđ quy định như sau:

+ Vật tìm thấy là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá thuộc Nhà nước, người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

+ Vật tìm thấy không phải là cổ vật, là di tích lịch sử văn hoá mà có giá trị lớn thù người tìm thấy được hưởng 50% giá trị của vật, phần còn lại thuộc Nhà nước.

+ Vật tìm thấy có giá trị nhỏ thì thuộc sở hữu cuả ngưởi tìm thấy.

Như vậy, ở quy định này, chúng ta thấy còn 3 vấn đề cần được tiếp tục cụ thể hoá, nếu không sẽ rất khó khăn khi áp dụng. Đó là quy định mức thưởng cho người tìm thấy cổ vật, di tích lịch sử văn hoá: thế nào là vật có giá trị lơn, thế nào là vật có giá trị nhỏ. Cụm từ vật có giá trị nhỏ, vật có giá trị lớn mà điều 248 sử dụng chỉ mới định hình mà thôi, cần có quy định cụ thể về định lượng. Có như vậy mới tránh được sự tuỷ tiện trong việc áp dụng quy định này.

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đảnhơi bỏ quên (Điều 249).

Trong giao lưu dân sự, nguyên tắc đặt ra là các chủ thể phải thiện ý, trung thực, tôn trọng quyền sở hữu, lợi ích hợp pháp người khác. Trên tinh thần đó, Điều 249 (khoản 1) quy định rằng người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên phải trả lại vật cho người đánh rơi hoặc bỏ quyên. Nếu không biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, thì người nhặt được phải thông báo hoặc giao nọpp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Nói một cách ngắn ngọn là người nhặt được cũng như chính quyền cơ sở phải tìm cách trả lại vật bị đánh rơi, bỏ quên cho chủ sở hữu.

Sau khi thực hiện các biện pháp trên mà không xác định được ai là chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhậnn, thì vật nhặt được thuộc sở hữu của người nhặt được. Thời hạn tìm kiếm chủ sở hữu là 1 năm kể từ ngày thông báo công khai. Nếu vật nhặt được có giá trị lớn thì người nhặt được hưởng 50% giá trị của vật, phần còn lại thuộc Nhà nước, người nhặtđược hưởng một khoản tiền thưởn theo quy định của pháp luật (khoản 2 và 3 Điều 249).

- Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 250).

Gia súc là vật nuôi bốn chân. Thất lạc là chủ sở hữu mất quyền nắm giữ, quản lý đối với gia súc ngoài ý muốn của mình. Vì vậy, để bảo về quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với gia súc bị thất lạc phaỉ nuôi giữ và báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại"

Tuy vậy, không phải trong mọi trường hợp đều tìm được chủ sở hữu của gia súc bị thất lạc để trả lại. Đối với trường hợp mặc dù đã thông báo công khai mà không có người đến nhận gia súc bị thất lạc, thì Bộ luật dân sự đã áp dụng quy định về thời hiệu để giải quyết vấn đề đặt ra này: " Sau sáu tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được, nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là 1 năm".

Đồng thời cũng quy định nghĩa vụ và quyền lợi của người bắt được gia súc bị thất lạc và của chủ gia súc. Người bắt được gia súc bị lạc có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau:

+ Phải nuôi gia súc, phải bồi thường thiệt hại cho chủ gia súc nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

+ Được hưởng tiền công nghĩa vụôi giữ và các chi phì khác do chủ gia súc thanh toán khi nhận lạigia súc.

+ Trong thời hạn nghĩa vụôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì được hưởng một nửa số gia súc sinh ra.

Chủ sở hữu gia súc bị thất lạc có nghĩa vụ và quyền lợi như sau:

+ Phải thanh toán tiền công nghĩa vụôi giữ và các chi phí khác do người bắt được.

+ Được hưởng một nửa số gia súc sinh ra trong thời gian bị thất lạc.

+ ĐƯợc đòi bồi thường thiệt hại nếu gia súc bị chết do lỗi cố ý của người bắt được gia súc bị thất lạc.

- Các lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 251).

 

Gia cầm là vật nuôi là hai chân. Người bắt được gia cầm bị thất lạc phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Thông báo công khai bằng phương thức nào thì tuỳ thuộc vào tập tục, điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nơi. Người bắt được ó thể tự mình hoặc nhờ các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thông báo công khai. Đã thông báo công khai mà sau một tháng không có người đến nhận, thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được.

ở đây, Bộ luật dân sự cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người bắt được gia cầm bị thất lạc và của người có gia cầm bị thất lạc. Người bắt được có vu phải nuôi giữ gia cầm, được hưởng tiền công nuôi giữ hưởng toàn bộ cố ý làm cho gia cầm chết. Người có gia cầm bị thất lạc có quyền nhận lại gia cầm, phải thanh toán tiền công nuôi giữ cho người bắt được và có quyền đòi bồi thường nếu bị chết do lỗi cố ý của người bắt được gia cầm .

- xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi ở dưới nước( Điều 252)

Dưới mặt nước người ta có thể n uôi nhiều sinh vật khác nhau như cá, tôm, lươn, cua, ếch..Để tránh sự quy định theo kiểu liệt kê và bao quát được các loại sinh vật nghĩa nuôi dưới nước, Bộ luật dân sự đã dùng khái niệm vật nuôi dưới nước để chỉ chung cho tất cả các vật được nuôi dưới nước.

Đã từ lâu trong dân gian nước ta có câu rằng: các của ai khong biết nhưng hễ đã vào ao nhà tôi là của tôi. Từ tinh thần của ohưíưc thức xác định quyền sở hữu đối với cá trong dân gian như vậy, Bộ luật dân sự nước ta có quy định: "Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên và ruộng, ao, hồ của người khác, thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao hồ đó". Điều kiện để đặt ra để áp dụng quy định này là vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. Nghiã là trong trường hợp vật nuôi dưới nước di chuyển vào ao, hồ, ruộng của người khá do bị nhử bằng thủ thuật khác nhau thì không thể áp dụng quy định trên được.

Tuy nhiên, trong thực tế , có những vật nuôi ở dưới nước co snhững dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định rằng con vật đó không thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp như vâtỵ người có vật nuôi ở ao, hồ, ruộng mà vật nuôi di chuyển đến có nhiệm vụ thông báo công khai để tìm chủ sở hữu mà trả lại. Chỉ sau 1 tháng thông báo công khai mà không có người đứn nhận thì vật nuôi đó mới thuộc người có ao, hồ.

- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 255)

Thời hiệu theo định nghĩa của Điều 163 Bộ luật dân sự là "thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó,, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ hoặc mất quyền khởi kiện ". Thời hiệu mà Điều 255 Bộ luật dân sự quy định là thời hiệu hưởng quyền dân sự, mà cụ thể là được xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản với những điều kiện nhất định.

Khoản 1 ĐIuề 255 của Bộ luật dân sự quy định: " người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cức pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong một thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu..".

Như vậy, để áp dụng quy định này cần phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ chỉ áp dụng đối với trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, tức là chiếm hữu tài sản không phù hợp với những quy định tại Điều 190 cảu Bộ luật dân sự.

+ Tuy là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, nhưng phải ngay tình, tức là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không căn cứ pháp luật.

+ Phải chiếm hữu liên tục, tức là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó.

+ Phải chiếm hữu công khai tức là người chiếm hữu thực hiện viêc chiếm hữu một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang được chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn tài sản của chính mình.

+ Về thời gian, việc chiếm hữuvới các đặc điểm nêu trên phải đã 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.

Quyền sở hữu của một người đối với tài sản được xác lập theo thời hiệu chỉ diễn ra khi hội tụ đủ các điều kiện đã nêu ở trên. Thiếu một trong những điều kiện nêu ở trên, quyền sở hữu không thể được xác lập theo thời hiệu được quy định tại Điều 255 của Bộ luật dân sự . Tuy nhiên, đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, không thể áp dụng quy định về thời hiệu này. NGhĩa là người chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật thù du ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiêm sở hữuữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó (khoản 2 Điều 255).

c) Quyền sở hữu tài sản được xác lập thông qua sự phán quyết của Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền(Điều 254). Ví dụ: chia tài sản theo quyết định ly hôn của Toà án: được cấp một tài sản nào đó quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền..

Ngoài ra, quyền sở hữu tài sản còn được xác lập do được thừa kế(Điều 253) và do được hưởng hoa lợi, lực tức(Điều 243). Hăn căn cứ này không thể xếp vào một trong ba nhóm trên vì chúng bao gồm một số khả năng khác nhau dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu. Chẳng hạn: hưởng thừa kế cũng theo hai hình thức là: theo di chú, từ là theo ý chú của người chết khi còn sống hoặc theo quy định của pháp luật. Còn xác định quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức được thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt quyền sở hữu.

Bộ luật dân sự cũng quy định những căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu. Về nguyên tắc , quyền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác (Điều 256) hoặc khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu (Điều 257) hoặc chủ sở hữu mất quyền khởi kiên theo thời hiệu để đòi quyền sở hữu (Điều 258) hoặc tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (Điều 259) hoặc tài sản bị tiêu huỷ (Điều 260).

Điểm đáng lưu ý ở đây là đối với các loại tài sản khác nhau(bất động sản và động sản, tài sản phải được đăng ký và tài sản không phảo đăng lý..) cũng đối với các hình thức pháp lý khác nhau để chấm dứt quyền sở hữu thì thời điểm chấm dứt quyền sở hữu được xác định như thế nào ? Chẳng hạn, về nguyên tắc khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác, thì quyền sở hữu của chue sở hữu chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao. Vậy thời điểm được chuyển giao là thời điểm nao? Điều đó phụ thuộc vào loại tài sản và thủ tục chuyên giao quyền sở hữu các tài sản đó. Hoặc khi tài sản bị trưng mua hoặc bị tịch thu, thì quyền sở hữu của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm nao? Theo chủ sở hữu trong trường hợp đó chấm dứt kể từ thời điểm quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

VII. Bảo vệ quyền sở hữu.

Bảo về quyền sở hữu là nhiệm vụ quan trọng của mỗi Nhà nước. Quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật hình sự, pháp luật hành chính

Bảo về quyền sở hữu là nhiệm vụ quan trọng của mỗi Nhà nước. Quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật dân sự..mà mục tiêu là nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Tất nhiên, pháp luật cũng bảo vệ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cả người không phải là chủ sở hữu.

Để đảm bảo thực hiện mục đích đó bằng pháp luật, Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu ở hai mức độ. Một mặt, Nhà nước quy định phạm vi những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình một cách an toàn nhất, đầy đủ nhất. Mặt khác không kém phần quan trọng là Nhà nước quy định các biện pháp pháp lý cụ thể để dựa vào đó chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Đặc trưng của biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng pháp luật dân sự thể hiện ở chỗ: nó lấy tính toàn vẹn của quyền sở hữu và của tài sản làm mục tiêu bảo vệ. Vì vậy các biện pháp pháp lý dân sự được thiết kế theo tinh thần đó.

Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các biện pháp pháp lý bảo vệ quyền sở hữu, chương VI Phần thứ hai Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trước các hành vi vi phạm ở các mức độ như sau:

a/ CHủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp.CHủ sở hữu có quyền tự bảo vệ và ngăn chặn các hành vi đó. Nếu người có hành vi vi phạm không chấm dứt hành vi của mình, thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm (Điều 265).

b/Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền khởi kiện đòi lạo tài sản của mình bị chiếm hữu trái pháp luật. Điều kiện ở đây là tài sản bị chiwms hữu trái pháp luật vẫn còn trong tay người chiễm hữu bất hợp pháp nhưng không ngay tình (Điều 265).

c/Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu, gây thiệt hại cho mình (Điều 266).

VIII- Những quy định khác về quyền sở hữu

Xét về mặt quyền chủ thể, thìhủ sở hữu có toàn quyền tự mình thực hiện mọi hành vi trong việc chiếm hữu, sử dụng và và định đoạt tài sản một cách tự chủ. Nhưng vì phaỉ thực hiện các quyền đó trong cộng đồng và xã hội nên chủ sở hữu không thể thực hiện các quyền của mình một cách tuỳ tiện, bất chấp lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy quyền sở hữu cũng phải chịu một số hạn chế nhất định bở lợi ích của cộng đồng, làm hạn chế tính chất tuyệt đối của quyền sở hữu.

Theo tinh thần đó, Bộ luật dân sự dành một chương riêng để quy định một số nghĩa vụ của chủ sở hữu khi thực hiện quyền sở hữu; quyền và nghĩa vụ của ác chủ sở hữu là láng giền của nhau trong việc thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản liền kề nhau. ở mức độ khái quát chúng ta thấy Chương VII Phần thứ hai của Bộ luật dân sự tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

1. Quy định nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải tuân thủ khi thực hiện quyền sở hữu của mình. Những nghĩa vụ đó thể hiện lợi ích chung của cả cộng đồng. Do đó chúng có đủ sức mạnh buộc các chủ sở hữu thực hiện nghĩa vụ sau đây:

 

- nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc xảy ra tình trạng cấp thiết (Điều 267). Trong trường hợp cấp thiết để tránh một nguy cơ thực tế đe doạ đến lợi ích Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật cho phép sử dụng tài sản của người khác mà không cần phải xin phép và hành vi đó không được coi là vi phạm quyền sở hữu của người khác. Thiệt hại gây ra cho ra chủ sở hữu phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Trong trường hợp như vậy, chủ sở hữu chỉ được bồi thường thiệt hại nếu vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Điều 268), người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại mà người gây ra tình trạng cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (Điều 618 Bộ luật dân sự).

- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường (Điều 268).

- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội (Điều 269).

- Nghĩa vụ tôn trọng quý tắc xây dựng (Điều 272).

- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa (Điều 274).

- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải (Điều 275)..

2. Quy định các nguyên tắc pháplý quan trọng để giải quyết mối quan hệ láng giềng giữa các chủ sở hữu bất động sản liền kề.

Trong mối quan hệ giữa các chủ sở hữu bất động sản liền kề thường phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là những vấn đề về việc xác định ranh giới chung, việc xây dựng không gian và lòng đất.. Lâu nay, các vấn đề phức tạp đó được giải quyết chủ yếu dựa vào đạo lý, dựa vào tình cảm, dựa vào lòng tốt của từng con người cụ thể. Một thực tế đặt ra là giải quyết theo phương thức đó không đảm bảo tính bên f vững, ổn định của quan hệ láng giềng, không đảm bảo tính bền vững, ổn định của quan hệ láng giềng, không đảm bảo được tính toàn cục, bởi lẽ vấn đề có thể giải quyết ở nơi này mà không thể giải quyếtđược ở nơi khác, có thể giải quyết được đối với người này mà không thể giải quyết đối với người khác. Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có những nguyên tắc pháp lý vững chắc bảo đảm giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ láng giềng một cách có bảo đảm. Vì vậy, Chương VII, Phần II của Bộ luật dân sự đã quy định nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ láng giềng giữa những chủ sở hữu bất động sản liền kề trong đó có những nguyên tắc pháp lý quan trọng như sau:

a) Ranh giớigiữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuện của các chủ sở hữu hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp (khoản 1 Điều 270).

b0 Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Trong đời sống xã hội, việc cây cối của nhà nay vươn cành mọc dễ sang nhà đất thuộc quyền sử dụng của người khác rất phổ biến. Người có quyền sử dụng đất thường phải đào hào, rãnh để chống lại hiện tường nay. Và vì pháp luật chưa có quy định mang tính nguyên tắc để giải quyết vấn đề này nên ở nước ta, nhất là ở nông thôn đã xảy ra nhiều xung đột đau lòng chỉ vì cành cây, rễ cây ăn sang đất thuộc quyền sử dụng của người khác. Vì vậy, Bộ luật dân sự (Điều 270, Khoản 2) quy định "người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình va theo ranh giới đã xác định, không được để rễ cây, cành cây vượt qua ranh giới, trừ trường hợp có thoả thuận". Từ quy định đó, chsúng ta có thể hiểu: nếu người nào đó để rễ cây, cành cây vươn sang đất thuộc quyền sử dụng của người khác, thì người đó có quyền yêu cầu người có cây phải chặt rễ, tỉa cành. Nếu người c cây không tự giác làm việc đó thì người có quyền sử dụng đất trong trường hợp này có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có cây phải chặt rễ, tỉa cành, không đẻ vươn sang đất thuộc quyền sử dụng của mình.

c) Những người sử dụng bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về vịêc dựng cột mốc, hàng rào, xây dựng trường ngăn, trồng cây trên ranh giới chung để làm mốc giới cách giữa các bất động sản và những vật mốc giới là sở hữu chung (Điều 271 khoản 1). Nghĩa là hễ mốc giới (hàng rào, tường xây, hàng cây) được lập trên ranh giới chung, thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu bất động sản liền kề; các bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc bảo vệ và hưởng hoa lợi (nếu có)> Ai đó muốn có mốc giới riêng của mình thì phải lập trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

3, QUY địNH quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, theo đó, chủ sở hữu, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm nhu cầu về lối đi, cấp thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc vàác nhu cầu cấp thiết một cách hợp lý (xem các Điều 280, 081, 282 và 283).

Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề phải được đặt ra và giải quyết xuất phát từ vị trí tự nhiên của bất động sản. Trên thực tế có rất nhiều bất động sản, mảnh đất bị bao vây bởi các bất động sản và các mảnh đất khác. Chủ sở hữu bất động sản, người có quyền sử dụng mảnh đất nằm vào vị trí tự nhiêb bất lợi như vậy sẽ rất khó khăn, thậm chí bất lợi trong việc sử dụng các bất động sản và mảnh đất đó nêu không có sự can thiệp của pháp luật. vì vậy, để toạ điều kiện cho chủ sở hữu bất động sản, người sử dụng đất trong trường hợp như vậy, Bộ luật dân sự quy định rằng người đó có quyền phiền luỵ các chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thích hợp, lối cấp thoát nước, đường dây điện, thông tin liên lạc. Tức là có quyền yêu cầu các chủ sở hữu bất động sản liền kề phải phúc đáp các yêu cầu đó. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu hợp pháp đó. Tuy nhiên, lối đi, lối cấp nước..rộng hẹp, cao thấp thế nào thì các bên phải thoả thuận với nhau và bồi thường thiệt hại cho nhau.

- Quyền yêu cầu bồi thường do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

_ Trong trường hợp các bên (người có quyền và người có nghĩa vụ ) có thoả thuận không chuyển giao quyền yêu cầu;

- Trong trường hợp pháp luật quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Bộ luật dân sự không quy định cụ thể nhưng về nguyên tắc người có quyền có thể giao quyền yêu cầu đối với toàn bộ hay đối với một phần nghĩa vụ, trừ trường hợp đó là một thể thống nhất, khôn gthể phân chia được.

Hình thức chuyền giao quyền yêu cầu:

 

Theo khoản 1 Điều 315 Bộ luật dân sự thì việc chuyển giao quyền yêu cầu được thực hiện thông qua hợp đồng được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Bộ luật dân sự không quy định rõ trường hợp nào thì việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng lời nói, trường hợp nào thì phải lập thành văn bản và trường hợp nào thù được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên theo tinh thần của Điều 136 thì chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản, có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải tuânguyên tắc theo hình thức đó, còn khi pháp luật không quy định hình thức chuyền giao quyền yêu cầu thì việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể thực hiện bằng lời nói. Tuy nhiên, trong trường hợp, người chuyển giao quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu cho người khác. Việc thông báo bằng văn bản nói trên làm cơ sở cho người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền. Đó là về nguyên tắc , nhưng trên thực tế khi bằng chứng giao kết hợp đồng là giấy tờ có giá trị không ghi danh, quyền yêu cầu không gắn với một chủ thể nhất định (vạn đơn, vé, cổ phiếu, trái phiếu không ghi tên..) thì việc thông báo chuyển giao quyền yêu câù là không cần thiết và người có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ với người nào xuất trình giấy tờ có giá trị đó.

Cần phân biệt giữa việc chuyển giao quyền yêu cầu và việc uỷ quyền yêu cầu. Trong trường hợp uỷ quyền yêu cầu thì người được uỷ quyền yêu cầu có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu trong phạm vi được uỷ quyền và quyền lợi thu được vẫn thuộc ngườicó quyền. Còn trong trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền có toàn bộ quyết định đoạt đối với nghĩa vụ của người có nghĩa vụ đối với người thế chấp.

2, Chuyển giao nghĩa vụ

Khác với chuyển giao quyền yêu cầu, việc chuyển giao nghĩa vụ phải được sự đồng ý của ngườu có quyền. Hay nói cách khác, nếu người có quyền không đồng ý thù người có nghĩa vụ không được chuyển giao nghĩa vụ cho người khác. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ được quy định chặt chẽ hơn so với hình thức chuyển giao quền yêu cầu. Một trường hợp chuyển giao nghĩa vụ đều phải lập thành văn bản giữa người có nghĩa vụ và người thế nghĩa vụ, Khác với việc chuyển giao yêu cầu, trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm chấm dứt nếu không có thoả thuận khác giữa người vó nghĩa vụ liên quan chặt chẽ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người có nghĩa vụ. Nếu người có nghĩa vụ trở thành người không cong nghĩa vụ thì đương nhiên chấm dứt biện pháp bảo đảm vì lúc đó nghĩa vụ đã được chuyển sang người thế nghĩa vụ và tài sản dùng vào việc bảo đảm trước đây không phải là thuộc sở hữu của người thế nghĩa vụ. Điều 323 Bộ luật dân sự quy định: " trong trường hợp nghĩa vụ có bảo đảm được quyền chuyển giao thù biện pháp bảo đảm chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác:. Không có thoả thuận khác ở đây chỉ có thể được thực hiện là thoả thuận giữa người có nghĩa vụ hoặc người bảo lãmh đối với nghĩa vụ với người có quyền yêu cầu hoặc với người thế nghĩa vụ về việc người có nghĩa vụ dùng tài sản làm biện pháp bảo đảm trước đây, nay làm bảo lãnh cho nghĩa vụ của người thể nghĩa vụ, hoặc người bảo lãnh trước đây nay đồng ý tiếp tục bảo lãnh.

Ví dụ: A cho B vay 100 triệu và B dùng căn nhà để bảo đảm cho việc sẽ trả nợ cho A (thế chấp tài sản). Khi B chuyển giao nghĩa vụ của mình cho C (Được sự đồng ý của A) thì C là người có nghĩa vụ phải trả choA 100 triệu đồng khi hết hạn hợp đồng vay nợ, và việc dùng ngôi nhà của B làm vật thế chấp cũng chấm dứt, trừ trường hợp B đồng ý dùng ngôi nhà kể trên để bảo lãnh cho C trong trường hợp C không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đối với A

Tóm lại, trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm thì biện pháp bảo đảm chấm dứt và nếu có thoả thuận khác thì biên pháp bảo đảm đó chỉ có thể chuyển thành việc bảo lãnh mà thôi.

V. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nội dung cơ bản của chế định cầm cố tài sản là bên có nghĩa vụ phải giao tài sản (động sản) cho bên có quyền giữ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ sau này. Vậy tài sản đang bị tranh chấp có đem cầm cố không? Bộ luật dân sự chỉ quy định rằng tài sản đem cầm cố thuộc sở hữu của bên cầm cố chứ không có quy định về việc tài sản đó không thể bị tranh chấp, do đó về nguyên tắc tài sản đang bị tranh chấp cũng có thể đem cầm cố. Tuy nhiên bên cầm cố vó nghĩa vụ phải thông báo cho bên nhận cầm cố về việc đó.

Về nguyên tắc một tài sản chỉ có thể dùng để cầm cố cho một nghĩa vụ hoặc nhiều nghĩa vụ nhưng đối với một người. Tuy nhiên, đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể đem tài sản đó để cầm cố cho nghoã nghĩa vụ với điều kiện gía trị tài sản lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ, đối với người. Bởi lẽ trong trường hợp này tài sản dùng để cầm cố có thể do người có nghĩa vụ hoặc người thứ ba giữ. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu (tàu bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máyvv..) thì việc cầm cố phải được đăng ký. Bộ luật dân sự không quy định việc đăng ký đó được thực hiện ởđâu,nhưng xuất phát từ mục đích đăng ký quyền sở hữu là nhằm kiểm soát việc cầm cố tài sản có đăng ký quyền sở hữu là nhằm kiểm soát việc cầm cố tài sản có giá trị lớn (máy bay, tàu thuỷ..) thay cho việc giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố thì không thể khai thác được tài sản cầm cố, trong khi hoa lợi phát sinh từ việc sử dụng những tài sản này là rất lớn), do đó việc cầm cố tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên được thệc hiện chính cơ quan đã đăng ký quyền sở hữu tài sản cầm cố.

Việc cầm cố tài sản là một việc thông thường xảy ra trong giao lưu dân sự, mặt khác tính chất của việc cầm cố tài sản thể hiện ở chỗ tài sản cầm cố và giấy tờôsở hữu tài sản , về nguyên tắc phải chuyển giao cho bên nhận cầm cố, do đó hình thức cầm cố tài sản nói chung là đơn giản, không nhất thiết phải qua Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực từ trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc cầm cố phải được lập thành văn bản.

nghĩa vụ cơ bản của bên nhận cầm cố tài sản là phải giữ gìn, bảo quản tài sản cầm cố như chính tài sản của mình, không được khai thác, sử dụng tài sản, không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý. Tóm laik, nếu bên cầm cố không cho phép thì bên nhận cầm cố không được "làm bất cứ điều gì" với tài sản cầm cố. Tuy nhiên, bên nhận cầm cố sẽ dược bên cầm cố thanh toán một khoản tiền hợp lý cho việc chi phí bảo quản tài sản cầm cố (chứ không phải là thù lao) khit trả lại tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố tài sản có quyền đưa ra yêu cầu đối với bên cầm cố tài sản về việc thanh toán chi phí hợp lý cho việc bảo quản tài sản cầm cố không? Nếu bên cầm cố tài sản không đáp ứng cầm cố có quyền tiếp tục giữ tài sản cầm cố hay vẫn phải hoàn trả tài sản cầm cố cho bên cầm cố, bởi lẽ việc cầm cố chỉ có ý nghĩa và chỉ tồn tại khi nghĩa vụ được bảo đảm (được cầm cố) chưa được hực hiện (Điều 331). Bên nhận cầm cố chỉ có quyền khơi kiện tại Toà án yêu cầu TOà án buộc bên cầm cố thanh toán chi phí hợp lý bảo quản yêu cầu Toà án kê biên tài sản của bên cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố.

2. Thế chấp tài sản

Khác với cầm cố tài sản, tài sản dùng để thế chấp chỉ có thể là bất động sản mà thôi. Nếu tài sản đem cầm cố về nguyên tắc phải giao cho bên nhận cầm cố thì tài sản dùng để thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Theo khoản 1 Điều 352thì bên thế chấp tài sản có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp) nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp. Vậy trong trường hợp bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp thì ai có quyền khai công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp? Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể vấn đề này. Tuy nhiên, tại điểm c, khoản 2 điều 353 quy định gián tiếp rằng: trong trường hợp bên nhận thế chấp tài sản giữ tài sản thế chấp thì bên đó có nghĩa vụ không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp theo yêu cầu.., điều đó chứng tỏ rằng bên giữ tài sản thế chấp (kể cả trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp) có quyền khai thác công dụng tài sản thế chấp, miễn là việc khai thức đó không làm giảm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp. Còn hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp thì trong mọi trường hợp đều thuộc sở hữu của người thế chấp, trừ trường gợp các bên có thoả thuận.

Khác với cầm cố tài sản thì người thế chấp có quyền cho thuê cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ khác, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật quy định (khoản 2 Điều 352), trong khi trong trường hợp cầm cố tài sản thì người cầm cố chỉ có quyền sử dụng tài sản cầm cố (nếu giữ tài sản cầm cố) nếu được người cầm cố đồng ý. ở đây cần lưu ýrằng việc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đản cho nghĩa vụ khác, bởi lẽ nếu như vậy thì coi là việc đó chỉ xảy ra khi bên nhận thế chấp đã trừ thế chấp. Mặt khác trong trường việc thế chấp vẫn còn tồn tại thù người thứ ba có quyền đối với bên thế chấp chỉ đồng ý cho người có nghĩa vụ dùng tài sản đã đem thế chấp rồi để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với mình khi đã tính toán cân nhắc mọi mặt về khả năng bảo đảm lợi ích của mình.

Cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp cho thuê tài sản thế chấp thì việc thuê tài sản thế chấp đó không phải theo quy định thuê tài sản thông thường mà là thuê có điều kiện, thể hiện ở chỗ thời hạn thuê quy định trong hợp đồng thuê có thể dài hơn thời hạn thế chấp không được thực hiện nghĩa vụ đó cho nên phải xử lý tài sản thế chấp (theo thoả thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp hoặc bán đấu giá, thì hợp đòng thuê bị chấm dứt trước thời hạn và cho bên thuê không phải bồi thường thiệt hại đối với bên thuê, tất nhiên với điều kiện bên cho thuê đã thông báo đầy đủ về việc thế chấp tài sản, thời hạn thế chấp..cho bên thuê khi ký hợp đồng thuê tài sản thế chấp.

Khoản 2 Điều 352 quy định: "Bên thế chấp tài sản có quyền cho thuê, cho mượn, hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định"". ở đây có sự khác nhau trong việc hiểu tinh thần điều luật này. ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ trong trường hợp hai bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên thế chấp mới có quyền cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác. ý kiến thứ hai cho rằng cụm từ "nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định" chỉ là điều kiện áp dụng cho việc dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiệnnu mà thôi, còn việc bên thuê hoặc mượn tài sản thế chấp là quyền đương nhiên của bên thế chấp không phụ thuộc vào ý chí của bên nhận thế chấp, bởi lẽ việc cho thuê hay cho mượn tài sản thế chấp hoàn toàn không làm mất mục đích, ý nghĩa của việc thế chấp, hay nói cách khác là không làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, miễn là việc cho thuê hoặc cho mượng đó không làm giảm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp. Chúng tôi cho rằng ý kiến thứ nhất là thể hiện ý chí của nhà làm luật, bởi lẽqd như vậy mang tính nguyên tắc để hạn chế những hậu quả phức tạp xảy ra đối với bên nhận thế chấp và cả đối với bên thuê hoặc mượn tài sản (giảm sút hoặc giảm mất giá trị tài sản thế chấp, huỷ bỏ hợp dồng thuê, mượn trước thời hạn..; mặt khá kỹ thuật lập pháp cho thấy nếu hiểu theo ý kiến thứ hai thì không thể quy định việc cho thuê, cho mượn và dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trong một câu mà phải tách ra hai câu riêng biệt.

Về hình thức thế chấp tài sản, Điều 347 Bộ luật dân sự quy định việc thế chấp pảhi được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp dodòng chính và phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Còn việc thế chấp bất động sản có đăng hoặc pháp luật có quy định. Còn việc thế chấp bất động sản có đăng ký quyền sở hữu thì bắt buộc phải đăng ký.

Điều đó chứng tỏ về nguyên tắc việc thế chấp chỉ được thể hiện qua hình thức văn bản hoặc ghi rong hợp đồng chính là có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp bên thế chấp và bên nhận thế chấp thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải ra công chứng Nhà nước hoặc uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền để chứng nhận việc thế chấp thì việc thế chấp có hiệulực pháp luật (hợp pháp) khi có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc của công chứng Nhà nước.

Quy định trên có ú nghĩa rất quan trọng thực tiễm xét xử, giải quyết các tranh chấp, yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ có bảo đảm bằng việc thế chấp tài sản. Nếu coi việc thế chấp là hợp pháp thì nghĩa vụ có bảo đảm đó được ư tiên thực hiện, còn không thì nghĩa vụ đó "bình đẳng" với nghĩa vụ khác. ở đây để tránh tình trạng tuỳ tiện trong việc thế chấp thông qua hình thức mà pháp luật quy định, mặt khác để bảo đảm việc xét xử mang tính thống nhất, cần phải hiểu và quy định rõ rằng trong trường hợp việc thế chấp không tuân theo hình thức pháp luật quy định mà các bên có tranh chấp việc thế chấp . Ví dụ A cho B vay 1 tỷ đồng và B làm văn bản thế chấp nhà cho A, tuy nhiên văn bản này không có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc của công chứng Nhà nước và không đăng ký tại Sở nhà đất. Khi đến thời hạn B không có khả năng thanh toán khoản vay, A kiện B ra Toà, A xuất trình giấy thế chấp nhận việc thế chấp đó và A không được quyền ưu tiên thanh toán từ việc phát mại ngôi nhà đó (nếu phát mại). Cần phải hiểu tinh thần điều luật rõ ràng như vậy để việc thế chấp phải tuân theo khuôn khổ pháp luật quy định và tránh việc tuỳ tiện khi công nhận hoặc không công nhậnviệc thế chấp .

Một vấn đề khác cũng như cần lưu ý là việc thế chấp bất động sản có đăng ký quyền sở hữu phải được đăng ký tại cơ quan để đăng ký quyền sở hữu bất động sản thế chấp .

Về việc thế chấp tài sản được bảo hiểm, Điều 350 Bộ luật dân sự ưd " trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm, thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp ". Như vậy, nếu thế chấp tài sản có bảo hiểm thì trong trường hợp có sự rủi ro đối với tài sản thế chấp , khoản tiền bảo hiểm trở thành tài sản thế chấp . Ví du ngôi nhà là tài sản thế chấp được bảo hiểm và trong trường hợp cháy thì số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng. Ngôi nhà này giá trị 300 triệu đồng đã được thế chấp cho X. Trong trường hợp bảo hiểm (ví dụ nhà cháy), chủ nhà được nhận 100 triệu đồng tiền bảo hiểm cho X, hay ngoài ra vẫn còn phải trả nốt 200 triệu đồng nữa. Múc đích của quy định này là để làm rõ việc khi tài sản thế chấp bị rủi ro (hư hỏng hoặc tiêu hủy) thì khoản tiền bảo hiểm thuộc tài sản thế chấp , nếu tài sản đó có dược bảo hiểm. Còn trường hợp tài sản thế chấp bị hư hỏng hoặc bị tiêu huỷ không phải do lỗi của người thế chấp mà tài sản đó không được bảo hiểm, thì sự rủi ro đó bên nhện thế chấp phải gánh chịu. Ví dụ A thế chấp cho B căn nhà mà tài sản đó không thuộc tài sản được bảo hiểm.Khi căn nhà này (trong trường hợp bất khả kháng) bị tiêu huỷ thù việc rủi ro đó B phải gánh chịu, hay nói cách khác là khi đó chấm dứt (tài sản thế chấp không còn), và nghĩa vụ của A đối với B bình đẳng như nghĩa vụ của A đối với bất kỳ người nào khác, B không được ưu tiên thanh toán so với những người khác có quyền đối với A. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa chấm dứt nghĩa vụ của A đối với B, Do đó trở lại trường hợp nêu trên, chủ nhà vẫn có nghĩa vụ trả cho X 200 triệu. Tuy nhiên việc trả 200 triệu là bình đẳng đối với các nghĩa vụ khác của chủ nhà nói trên.

Để tránh trường hợp dùng một tài sản để đem thế chấp cho nhiều nghĩa vụ khi có sự đồng ý của người nhận thế chấp sau. Bộ luật dân sự quy định nghĩa vụ của bên thế chấp phải thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã được đem thế chấp các lần trước để người nhận thế chấp tiếp theo có đồng ý nhận thế chấp hay không (tất nhiên nếu người thế chấp tiếp theo nhận thấy người thế chấp có khả năng không phải dùng đến tài sản đã thế chấp để thực hiênn nghĩa vụ đã thế chấp thì người thế chấp tiếp theo mới nhận thế chấp , và nghĩa vụ của bên thế chấp là phải giao giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Bộ luật không quy định cụ thể giấy tờ gì nhưng phải hiểu rằng đó là giấy tờ gốc sở hữu đối với bất động sản đem thế chấp (để người thế chấp không thông báo cho họ biết về việc tài sản đã thế chấp ). Tuy nhiên trong trường hợp thế chấp tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì bên thế chấp không nhất thiết phải giao giấy tờ sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp vì việc thế chấp này phải đăng ký tại cơ quan đã đăng ký quyền sở hữu tài sản thế chấp đó và cơ quan này đảm nhiệm chức năng kiểm soát việc thế chấp , như vậy việc giao nhận giấy tờ sở hữu không còn ý nghĩa thiết thực nữa.

Về việc xử lý tài sản thế chấp , tài sản cầm cố cần lưu ý rằng trong trường hợp bán đấu giá tài sản thế chấp , tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan , tổ chức (do pháp luật quy định là người bán đấu giá) vì việc bán đấu giá được thực hiện theo quy chế bán đấu giá (pháp luật sẽ quy định về quy chế bán đấu giá) dựa trên các quy định chung từ các điều từ 452 - 458 Bộ luật. Cho đến nay chưa có quy chế bán đấu giá cũng như chưa có cơ quan, tổ chức nào được giao nghĩa vụ bán đấu giá . Trong thực tế, bên nhận tài sản thế chấp có thể yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp để rồi sau đó bằng văn bản của Toà án, cơ quan thi hành án yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành, nếu không tự nguyện thi hành thì bán đấu giá tài sản thế chấp , cầm cố. Theo các quy định của Bộ luật dân sự thì trong trường hợp các bên không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ thì nếu không thoả thuận được phương thức thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp , cầm cố không còn phải yêu cầu Toà án giải quyết nữa, mà chỉ yêu cầu cơ quan, tổ chức có chức năng bán đấu gía thực hiện bán đấu giá. Chỉ trong trường hợp có tranh chấp về nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc cầm cố, thế chấp thì khi đó Toà án mới thụ lý giải quyết.

3, Đặt cọc

Điều 363 Bộ luật dân sự quy định về khái niệm, nội dung của chế định đặt cọc và việc xử lý tài sản đặt cọc. Theo quy định của điều luật này thì đặt cọc là biện pháp bảo edảm việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồthông qua việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác trong một thời gian thoả thuận. Cần lưu ý mấy điểm sau: thứ nhất về việc đặt cọc có hiệu lực từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển giao thực tế một khoản tiền hoặc vật dùng làm tài sản đặt cọc; Thứ hai: tài sản đặt cọc chỉ có thể là tiền, giấy tờ giá trị bằng tiền hoặc một vật cụ thể chứ không thể là các quyền tài sản (đối chiếu với Điều 172 Bộ luật dân sự); thứ ba: xử lý việc đặt cọc thực chất là việc phạt và khác với việc bồi thường thiệt hại xảy ra. Do đó trong trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng trong thời hạn thoả thuận thì bên đặt cọc mất tài sản đặt cọc, còn trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện hợp đồng trong thời hạn thoả thuận thì bên đặt cọc ngoài việc mất tài sản cho bên nhận đặt cọc, còn phải bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có) cho bên bị vi phạm hợp đồng theo yêu cầu của bên vi phạm.

Tranh chấp về giá trị tài sản đặt cọc do Toà án giải quyết.

4. Ký cược

Theo Điều 364 Bộ luật dân sự thì chế định ký cược chỉ áp dụng cho việc thuê động sản, do đó đối với việc thuê bất động sản (ví dụ nhà ở..)thì không áp dụng chế định này. Mục dích chế định này thể hiện ở chỗ nhằm bảo đảm cho người cho thuê:

- Lấy được tiền thuê lại;

- Lấy lại được toàn bộ hay một phần trị giá tài sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê không còn.

Vì vậy khi ký cược (bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác) hai bên phải thoả thuận về thời hạn khi nào bên thuê phải giao lại tài sản. Thời hạn ký cược là thời hạn cho thuê tài sản. Tài sản ký cược chỉ có thể là tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền hoặc vật cụ thể có giá trị, chứ không thể là quyền tài sản. Về hình thức ký cược, Bộ luật dân sự không quy định phải được lập thành văn bản, do đó việc ký cược không nhất thiết phải được lập thành văn bản.

Về việc xử lý tài sản ký cược, nếu bên thuê không trả lại tài sản thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản cho thuê (Chứ tài sản ký cược không đương nhiên thuộc về bên cho thuê) và sau đó nếu bên thuê trả lại tài sản thì khoản tiền ký cược phải hoàn lại cho bên thuê (khác với đặt cọc). Tài sản ký cược chỉ thuộc bên cho thuê khi tài sản thuê không còn (có thể trên thực tế hoặc đã chuyển giao cho người thứ ba). Tuy nhiên có một số vấn đề đặt ra trong vấn đề xử lý tài sản ký cược như sau:

- Trong trường hợp bên thuê trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê phải trả lại tài sản ký cược nhưng được trừ tiền thuê mà bên thuê chưa trả (nếu có).

- Trong trường hợp bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê yêu cầu Toà án buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê, việc trả lại tài sản thuâ và tài sản ký cược được thực hiện cùng một lúc.

- trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại vì lý do tài sản đó bị tiêu huỷ, bị mất thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê. Xuất phát từ nội dung chế định ký cược như trên, các bên (bên thuê, bên cho thuê) cần phải thận trọng khi thỏa thuận về việc ký cược, lamf sao giá trị tài sản ký cược trương đương hoặc cao hơn gía trị tài sản thuê. trong trường hợp tài sản thuê bị tiêu huỷ hoặc mất giá trị tài sản thuê hoặc tài sản ký cược cao hơn hoặc thấp hơn tài sản thuê thì các bên không có quyền yêu cầu thanh toán sự chênh lệch giá trị đó.

_ Trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên cho thuê do bên thuê đã bán hoặc đã cho, tằng tài sản thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê và không thể lấy laị được để trả lại cho bên cho thuê thì bên thuê có nghĩa vụ thanhtoán phần chênh lệch giá trị cho bên cho thuê nếy tại thời điểm trả lại tài sản thuê mà giá trị tài sản thuê cao hơn giá trị tài sản ký cược. Cần phải quy định cụ thể theo tinh thàn này để tránh trường hợp bên thuê khi thấy giá trị tài sản thuê cao hơn giá trị tài sản ký cược thì bán tài sản thuê để chịu mất tài sản ký cược.

5. Ký quỹ

Khá với đặt cọc và ký cược, ký quỹ là nhằm mục đích bảo đảm việc bồi thường thiệt hại cho bên có quyền khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Do đó không nhất thiết toàn bộ tài sản ký quỹ đều thuộc về bên có quyền khi nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Trong trường hợp hai bên (bên ký quỹ và bên nhận ký quỹ) thoả thuận được với nhau về khoản thiệt hại xảy ra thì Ngân hàng chuyển cho bên có quyền khoản tiền (bằng khoản thiệt hại hai bên đã thoả thuận) trích từ tài sản ký quỹ. Còn trong trường hợp hai bên không thoả thuận được với nhau về khoản thiệt hại xảy ra thì Ngân hàng có nghĩa vụ giữ tài sản ký quỹ cho đến khi Toà án ra quyết định về việc ấn định khoản bồi thường thiệt hại mà bên có nghĩa vụ phải trả cho bên có quyền, và khi đó Ngân hàng có trách nhiệm trích từ tài sản kỹ quỹ khoản tiền do Toà án quyết định (khoản tiền bồi thường thiệt haị mà Toà án xác định) hoặc khi Toà án bác yêu cầu của bên có quyền.

6. Bảo lãnh

Khác với chế định đặt cọc, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tài sản đặt cọc, thế chấp, kỹ quỹ, ký cược thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc bên trực tiếp tham gia giao dịch dân sự), đối tượng dùng để bảo lãnh là tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba(không phải là người có nghĩa vụ, không phải là người trực tiếp tham gia giao dịch) hoặc là việc người thứ ba đó phải thực hiện một công việc nhất đình nào dods. Việc quy định chế định bảo lãnh nhằm tạo điều kiện cho bên có nghĩa vụ hoặc bên trẹc tiếp tham gia giao dịch dân sự có thể ký hợp đồng trong khi bên đó không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Bên bảo lãnh cũng có lợi là ở chỗ được bảo lãng thực hiện nghĩa vụ đối với mình trongphạm vi bảo lãnh (Điều 372). Ví dụ A cho B vay 1 triệu đồng, C có quyền yêu cầu B trả cho C 1 triệu đồng mà C trả cho A, ngoài ra C còn được hưởng thù lao mà B và C thoả thuận vì C đã bảo lãnh cho B và B mới có thể vay được 1 triều đồng từ A.

Theo Điều 366 Bộ luật dân sự thì thời hiệu phát sinh nghĩa vụ cảu ngưởi bảo lãnh đối với bên có quyền phụ thuộc vào nội dung bảo lãnh, có thể chia ra làm hai trường hợp sau:

- Nếu người bảo lãnh cam kết với người có quyền là trong trường hợp đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ của người bảo lãnh là khi đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, mặc dù người có nghĩa vụ hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ;

- Nếu người bảo lãnh cam kết với người có quyền là trong trường hợp người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì người bảo lãnh mới có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay người có nghĩa vụ, thì nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với người có quyền phát sinh khi và chỉ kho người có quyền đã yêu cầu mà người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi giải quyết tranh chấp nghĩa vụ có bảo lãnh, nếu Toà án đáp ứng yêu cầu mà người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. khi giải quyết tranh chấp nghĩa vụ có bảo lãng, nếú Toà án đáp ứng yêu cầu của người có quyền thì Toà án ra quyết định buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và trong trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì ngưởi bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và bên có nghĩa vụ sau đó phải hoàn trả cho bên bảo lãnh khoản tiền hoặc trị giá tài sản mà bên bảo lãnh đã thực hiện đối với bên có quyền. trên cơ sở quyết định nêu trên, cơ quan thi hành án khi xét thấy người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện ni (nếu không tự ngưuyện thì cưỡng chế thi hành án) đối với người có quyền, và sau đó theo yêu cầu của người bảo lãnh cơ quan thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền hoặc trị giá tài sản mà người bảo lãnh đã thực hiện đối với bên có quyền.

7. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà theo đó bên có quyền bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm, căn cứ theo thoả thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật. Chỉ áp dụng hình thức phạt vi phạm khi có sự thoả thuận bằng văn bản của hai bên (trước hoặc sau khi vi phạm) hoặc do pháp luật có quy định

Mức phạt vi phạm hai bên có thể thoả thuận cụ thể một khoản tiền nhất định hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. tuy nhiên cả trong hai trường hợp này thì mức phạt cao nhất đều không thể quá 5% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Về nguyên tắc, việc phạt vi phạm loại trừ việc bồi thường thiệt hại, nếu các bên không có thoả thuận hoặc pháp luật không có quy định khác. Vì vậy khi thoả thuận về việc phạt vi phạm các bên cần lưu ý nếu không thoả thuận về việc phạt vi phạm vẫn phải bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có) do vi phạm nghĩa vụ thì sau này trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm nộp khoản tiền phạt đã thoả thuận mà thôi, chứ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nữa. Trong trường hợp các bên có thoả thuận cả về việc có thể bị phạt ở mức nhất định hoặc có thể bị bồi thường thiệt hại, thì vi phạm nghĩa vụ bên có quyền bị vi phạm sẽ là người được quyền lựa chọn: yêu cầu nộp phạt hay yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chỉ cho phép áp dụng cả hình thức phạt vi phạm lẫn hình thức bồi thường thiệt hại khi hai bên thoả thuận rõ về việc này.

VI. Hợp đồng dân sự

1. Khái niệm hợp đồng

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao lưu dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác..

Sự giao dịch dân sự đó được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Sự thoả thuận giữa các bên được gọi là hợp đồng, "hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự " (Điều 394 Bộ luật dân sự).

Sự thoả thuận là yếu tố bắt buộc phải có trong hợp đồng. KHông thể có hợp đồng nếu không có sự thoả thuận giữa các bên không nhằm mục đích tạo lập ra hiệu lực pháp lý (quyền và nghĩa vụ ) thì cũng không hình thành hợp đồng. Vìu vậy cách viết có khác nhau, song các khái niệm về hợp đồng được nêu trong các Bộ luật đều bao hàm hai yếu tố trên. Ví dụ: Điều 1101 Bộ luật dân sự nêu: khế ước là một hiệp ước (hợp đồng) do một hoặc nhiều người cam kết với một hay nhiều người khác để cho, để làm hay không làm một việc gì. Điều 644 Bộ luật dân Bắc Kỳ 1931 nêu: Hiệp ước là một hay nhiều người hiệp ước nhau lại để lập ra hay chuyển đi, đổi lại hay tiêu đi một quyền lợi thuộc về việc hay về người. Điuề 653 Bộ luật dân Sài Gòn Bộ luật dân Sài Gòn nêu: Khế ước hay hiệp ước là một ahnhf vi pháp lý do sự thoả thuận giữa hai hay nhiều người để tạo lập, di chuyển, biến cải hay tiêu trừ một quyền lợi đói nhân hay đối vật. Pháp lệnh hợp đồng dân sự cũng đã nêu ra khái niệm về hợp đồng dân sự, nhưng khái niệm đó không mang tính tổng quát như khái niệm hợp đồng nêu trong khái niệm Bộ luật dân sự.

a) Sự thoả thuận giữa các bên:

Khi nói đến hợp đồng bao giừo cũng có thoả thuận ít nhất của hai bên (bên bán tài sản, bên mua tài sản; bên cho thuê nhà, bên thuê nhà..) như vậy hợp đồng là hợp đồng vì giao dịch dân sự, những giao dịch dân sự có thể không phải là hợp đồng vì giao dịch dân sự có thể là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng (điều 130 Bộ luật dân sự ), mỗi bên có thể là một người hay nhiều người, có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác.

Các bên trong hợp đồng biểu lộ ý chí của mình nhưng hợp đồng được thiết lạp khi có sự thoả thuện của các bên, tức là khi giao kết phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên trong việc làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Muốn có sự thoả thiận của chủ thể phải bày tỏ ý chí của mình dưới một hình thức nhất định để các chủ thể có thể nhận biết được ý chí của nhau, để cùng nhau bàn bạc, đi đến sự thống nhất ý chí.

có một số trường hợp tuy không có sự bàn bạc giữa các bên mà một bên đơn phương ấn định các điều khoản của hợp đồng, còn bên kia chỉ có chấp nhận hay không chấp nhận. ví dụ: Hợp đồng ký với công ty điện, nước, các điều khoản của hợp đồng do Công ty điện, nước quy định sẵn, người tiêu dùng chỉ có ký hoặc không ký. Nhưng không phải như thế là không có sự thoả thuận giữa Công ty điện, nước đã đưa ra theo hợp đồng mẫu.

b) Sự tạo lập hiệu lực pháp lý

Sự thoả thuận của các bên mới là điều kiện cán chứ chưa đủ để hình thành hợp đồng. MUốn được pháp luật thừa nhận sự thoả thuận của các bên là hợp đồng thì sự thoả thuận đó phải làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự . Có những thoả thuận không làm phát sinh một nghĩa vụ pháp lý, đó là trường hợp các bên thoả thuận theo một quy chế luật định như việc kết hôn là có thoả thuận nhưng không phải là hợp đồng. Vì mục đích hai người nam nữ kết hôn không tạo lập hay chấm dứt một nghĩa vụ dân sự chi phố của các quy chế do Luật hôn nhân và gia đình đã quy định. Hoặc trường hợp thoả thuận không làm phát sinh ra một nghĩa vụ nào, như một người nhờ bạn mình chuyển hộ đồ đạc, không mau người bạn bị ngã làm hư một số đồ đạc, thì không thể nói giữa hai người đó đã phát sinh một hợp đồng vận chuyển hàng hoá để đòi bồi thưòng thiệt hại. Tương tự như vậy, việc một người tiện đường cho bạn đi nhờ xe máy cũng không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách.

c) Sự thoả thuận không những nhằm mục đích tạo lập hiệu lực pháp lý, mà sự thoả thuận còn không bị khuyếm khuyết như sự lầm lẫn, sự lừa dối, sự đe doạ.. và mục đích của sự thoả thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.Trong trường hợp ngược lại, sự thoả thuận đó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự và hợp đồng không tồn tại. Vì vậy Bộ luật dân sự quy định: "Khi một bên do nhầm lẫn có qiuền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu " (khoản 1 Điều 141). Hay "khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hay bị đe doạ thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu" (khoản 1 Điều 142). Hoặc "giao dịch dân sự có nội dung vi phạm điều cấm cảu pháp luật. trái đạo đức xã hội thì vô hiệu..) (khoản 2 Điều 137).

…………

2. Giao kết hợp đồng

………

3. Nội dung của hợp đồng

……….

4. Hiệu lực của hợp đồng

…một cách tuỳ tiện, suy diện theo ý chí chủ quan của người giải thích. Khi giải thích hợp đồng phải cố gắng tìm hiểu ý chí chung của các bên giao kết chứ không phải dựa vào nghĩa đen của từng chữ trong các điều khoản của hợp đồng. Khi điều khoản của hợp đồng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi cho các bên. Nếu có những ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trường hợp phải chọn nghĩa nào phù hợp nhất với ngôn từ của hợp đồng. Những điều khoản hay ngôn từ nào tối nghĩa sẽ được giải thích căn cứ vào tập quán, thông lệ nơi hợp đồng được giao kết. Ví dụ ở Nam bộ đơn vị tính một chục có thể hiểu là 12, có nơi là 15. Vì vậy giải thích một chục trong hợp đồng mua bán trái cây trường hhợpì phải căn cứ vào nơi giao kết hợp đồng để giải thích.

Việc giải thích những điều khoản của hợp đồng phải được giải thích thống nhất giữa các điều sao cho ý nghĩa thích hợp với toàn bộ hợp đồng. Vì vậy, Điều 408 BLDS quy định:

1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó

2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, thì phải tìm nghĩa nào làm cho điều khoản đó thực hiện có lợi cho các bên.

3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.

4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản không thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.

6. Các điều khoản theo hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với nội dung của hợp đồng.

B. Thực hiện hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự khi được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Hợp đồng có hiệu lực nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. Thực hiện hợp đồng là thực hiện những nghĩa vụ đã phát sinh trong hđ. Trong hợp đồng quyền dân sự của bên này tương ướng với nghĩa vụ của bên kia. Vì vậy thực hiện nghĩa vụ của bên này là đảm bảo quyền dân sự của bên kia. Để đảm bảo quyền dân sự của các bên giao kết hđ, BLDS đã nêu một số nguyên tắc cơ bản cho việc thực hiện hđ. Đó là việc thực hiện một cách trung thực, theo tinh thàn hợp tác và có lợi nhất cho các bên. Thực hiện phải đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, phương thức và các thoả thuận khác. Các bên thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác (Điều 409 BLDS).

Nguyên tắc này đã được nêu một cách đầy đủ, cụ thể trong thực hiện nghĩa vụ dân sự mà hợp đồng là sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ. Vì vậy, khi thực hiện hợp đồng cần phải So sánh sánh, đối chiếu với các nguyên tắc được nêu trong Chương I-Phần thứ ba của BLDS.

a. Thực hiện hợp đồng đơn vụ.

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng trong đó chỉ có một bên có nghĩa vụ còn bên kia là người có quyền. Mọt bên luôn là chủ thể của quyền, còn một bên luôn là chủ thể của nghĩa vụ. Ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản, bên được tặng cho tài sản không có nghĩa vụ gì, mà chí có nhận hay không nhận tài sản và khi đã nhận thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó. Còn bên tặng cho tài sản có nghĩa vụ thông báo khuuyết tật của tài sản tặng cho (Điều 465 BLDS).

Hợp đồng cho mượn tài sản của là hợp đồng đơn vụ. Bên mượn tài sản phải có nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản tài sản và trả lại tài sản khi hết thời hạn mượn. Người cho mượn tài sản luôn là chủ thể của quyền còn người mượn tài sản luôn là chủ thể của nghĩa vụ.

Khi thực hiện hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thoả thuận. Điều 410 BLDS quy định: Người có nghĩa vụ chỉ được thực hiện nghĩa vụ trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. Quy định như vậy khá chặt chẽ đảm bảo cho người có quyền không bị động phải tiếp nhận sự thực hiện hợp đồng trước hoặc sau thời hạn.

Trong trường hợp hợp đồng mà các bên không thoả thuận được về thời hạn, nguyên tắc, người có quyền sẽ có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thực hiện hợp đồng phải trên tinh thần hợp tác có lợi nhất cho các bên, nếu nghĩa vụ chưa thể thực hiện được hoặc nếu thực hiện sẽ gây bất lợi cho người có nghĩa vụ, thì người có quyền không thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện ngay nghĩa vụ. Ví dụ, A cho B mượn phòng để tổ chức đám cưới, hai bên không thoả thuận thời hạn mượn nếu đám cưới chưa tổ chức, A không thể yêu cầu B trả phòng. Chính vì vậy trong hợp đồng mượn tài sản, điều 517 khoản 3 của Bộ luật dân sự quy định nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn. Như vậy bên cho mượn tài sản không thể đòi lại tài sản trước khi mục đích mượn tài sản của bên mượn chưa đạt đưọc mặc dù hợp đồng không quy định thời hạn mượn tài sản .

b) Hợp đồng song vụ

Hợp đồng song vụ là loại hợp đồng mỗi bên phải có nghĩa vụ đối với nhau. Nghĩa vụ bên này là quyền của bên kia. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ. Người bán có nghĩa vụ giao tài sản, còn người mua có nghĩa vụ nhận tiền và trả tài sản .

Trong hợp đồng song vụ, các bên vừa là người có quyền, vừa là người có nghĩa vụ. Người bán có quyền giao vật, (chủ thể nghĩa vụ) vừa có quyền yêu cầu người mua trả tiền (chủ thể quyền). Còn người mua có quyền yêu cầu người bán giao vật (chủ thể quyền) và có nghĩa vụ trả tiền (chủ thể nghĩa vụ).

Hợp đồng song vụ phát sinh ra những nghĩa vụ có chủ đích khác nhau và ngược chiều nhau. Hai nghĩa vụ ấy gắn bó với nhau chặt chẽ nên luật dân sự ở 1 số nước quy định nếu 1 trong 2 nghĩa vụ không được thi hành thì nghĩa vụ kia cũng không phải thi hành. Điều 533 Bộ luật dân sự Nhật bản quy định: 1 trong các bên của hợp đồng đa phương có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ riêng của mình cho đến chứng nào bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ. Điều này không được áp dụng khi nghĩa vụ của bên kia chưa đúng hạn. Bộ luật dân sự của ta quy định đối với hợp đồng song vụ, khi các bên thoả thuận nghĩa vụ thực hiện , thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình (đều 411).

Quy định trên có nghĩa là hợp đồng đã quy định thời hạn thực hiện hợp đồng thì bên đến kỳ hạn phải thực hiện trước, không thể chờ bên kia thực hiện sau để cùng thi hành.

Ví dụ: A bán nhà cho B, hai bên thoả thuận ngày 10-10-1995 B phải trả hết tiền và đến 10-12-1995 A giao nhà. Trong trường hợp này B không thể lấy lý do A chưa giao nhà nên chưa giao tiền.

Nếu hợp đồng quy định các bên thực hiện cùng một thời điểm thì đến thời điểm đó các bên phải thực hiện, bên này không thể lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ để hoãn thực hiện. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự cũng cho phép bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền thực hiện như đã cam kết. Thời gian hoãn đến khi bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.

Trong trường hợp hợp đồng kông quy định bên nào thực hiện nghĩa vụ truớc thì bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau (điều 411 khoản 2 Bộ luật dân sự) Với quy định này trong trường hợp hợp đồng song vụ các bên không thoả thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, thì không bên nào có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ trước. Nói cách khác bên này có thể yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ nếu chính họ đồng thời thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó (điều 405 khoản 5 Bộ luật dân sự)

Khái niệm người thứ ba ở đây không phải là số thứ tự 1, 2, 3, mình là khai niệm pháp lý chỉ người không giao kết hợp đồng, nhưng được hưởng quyền lợi do những người giao kết. Người thứ ba trở thành người người có quyền do sự giao kết hợp đồng giưã người thực hiện giao kết và người đề nghị. Trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có mối quan hệ pháp lý: quan hệ giữ 2 bên giao kết hợp đồng và quan hệ giữa người thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba. Người thú ba được hưởng quyền dó các bên giao kết hợp đồng đem lại.

Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, nhưng tiền bảo hiểm lại trả cho người thứ ba.

Người thứ ba là người hưởng những quyền phát sinh từ hợp đồng nên người thứ ba có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Do hợp đồng phát sinh từ giao kết của bên đề nghị và bên được đề nghị mà lợi ích lại thuộc người thứ ba nênước bên có quyền cũng có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho người thứ ba. Và nếu các bên có tranh chấp việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp giải quyết .

Do hợp đồng được ký kết không có sự tham gia của người thứ ba, vì vậy, ngưòi thứ ba có quyền từ chối lợi ích họ được hưởng. Nếu việc từ chối này xảy ra trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, song phải báo cho bên có quyền biết và hợp đồng coi như bị huỷ bỏ. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích mà họ được hưởng sau khi người có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đã hoàn thành và người có quyền vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với người đã thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: A ký hợp đồng với B, trong hợp đồng B phải chuyển cho C một số lô hàng. Nếu B chưa chuyển hàng hoá cho C, C đã từ chối không nhận, B báo cho A biết và coi như hợp đồng dã bị huỷ bỏ. Nếu B đã chuyển hàng hoá đến nơi C ở, C mới từ chối thì coi như B đã thực hiện hợp đồng và A phải thanh toán tiền vận chuyển cho B.

khi nào các bên ký hợp đồng vì lợi ich của người thứ ba có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Xuất phát từ việc các bên tự nguyện giao kết hợp đồng vì lợi ích người thứ ba nên pháp luật quy định khi người thứ ba đã chấp nhận lợi ích phát sinh từ hợp đồng đó thì các bên không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng (điều 416 Bộ luật dân sự) Như vậy các bên chỉ có thể sửa đổi hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng trước khi người thứ ba chấp nhận hợp đồng hoặc người thứ ba đồng ý. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho người thứ ba, tránh sự tuỳ tiện, sửa đổi hay huỷ bỏ hợp đồng đối với loại hợp đồng này.

6- Sửa đổi chấm dứt hợp đồng

a) Sửa đổi hợp đồng

Xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong việc giao kết hợp đồng, các bên có thể tự do sửa đổi hợp đồng, nếu nhu hợp đồng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện một phần. Các bên có thể cùng nhau thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi đó, trừ những trường hợp pháp luật không cho phép sửa đổi.

Hợp đồng giao kết trong hình thức nào, thì khi sửa đổi tuân theo hình thức đó. Thực tế của việc sửa đổi hợp đồng là thay thế hợp đồng này bằng hợp đồng khác. Do đó nó đòi hỏi các bên phải tuân thủ mọi Hoạt động của việc giao kết hợp đồng .

b) Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

1 Hợp đồng đã hoàn thành: Các bên đã thực hiện xong các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng như bên đã giao tài sản cho bên mua bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán.

2,Theo thoả thuận giữa các bên. Sự thoả thuận ý chí giữa các bên hình thành hợp đồng thì sự thoả thuận ý chí cũng sẽ dẫn đến sự chấm dứt hợp đồng . Chẳng hạn A cho B vay tiền, A thoả thuận với B xoá khoản nợ đó cho B thì hợp đồng vay tiền giữa A và B chấm dứt.

 

3, Cá nhân giao kết hợp đồng chết. Đây là những loại hợp đồng bắt buộc người có nghĩa vụ phải tự ho thực hiện không được chuyển cho người khác. Ví dụ, A ký hợp đồng với B vẽ cho mình bức tranh. B chưa vẽ xong thì không may bị chết, hợp đồng này sẽ chấm dứt. Vì bức tranh đó phải do chính hoạ sỹ B vẽ theo hợp đồng đã giao kết.

4, Pháp nhân, hoặc các chủ thể giao kết hợp đồng chấm dứt: trường hợp này cũng giống như trường hựp cá nhân giao kết hợp đồng chết.

 

5.Hợp đồng bị huỷ bỏ, đình chỉ:

a) hợp đồng bị huỷ bỏ. Đây là trường hợp một bên tự ý huỷ bỏ hợp đồng không có sự đồng ý của bên kia. Việc huỷ bỏ hợp đồng xảy ra trong những trường hợp do bên kia vi phạm nghĩa vụ là điều kiện huỷ bỏ hợp đồng mà 2 bên đã thoả thuận. hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp này bên huỷ bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ. A bán nhà cho B với điều kiện B đúng hẹn phải trả đủ tiền cho A và sau 1 tháng khi nhận tiền A sẽ giao nhà cho B, nếu bên nào vi phạm thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Đến hạn B không trả tiền cho A, A có quyền hủy bỏ hợp đồng và bán nhà cho người khác.

Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo chho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại. Bên có lỗi làm cho hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiêt hại nếu có.

b) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng .

Một bên có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại nếu bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thoả thuận mà pháp luật có quy định.

Bên đơn phương thực hiện hợp đồng cũng phải thông báo cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Có vấn đề cần lưu ý là tuy điều 420 chỉ quy định căn cứ quan trọng nhất để đơn phương đình chỉ hợp đồng là một vi phạm nghĩa vị của 1 bên. Tuy nhiên, trong trường hợp quy định về từng loại hợp đồng cụ thể Bộ luật dân sự lại cho phép 1 bên được quyền đơn phưong đình chỉ thực hiện hợp đồng, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình nhưng phải bồi thường thiệt hại (khoản 1điều 528 điều 559).

6) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tương hợp đồng không còn.

Đối tượng là điều căn bản chủ yếu của hợp đồng. Khi đối tượng của hợp đồng không còn, thì cũng không thể thực hiện được hợp đồng, vì vậy hợp đồng đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên trong trường hợp này các bên có sự thoả thuận thay đổi đối tượng khác, thực chất đó là việc chấm dứt hợp đồng trước và giao kết hợp đồng khác.

Trên đây là 6 trường hợp, được coi là 6 sự kiện pháp lý để chấm dứt hợp đồng được giao kết hợp lý. Còn những hợp đồng giao kết không hợp pháp, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên thì việc chấm dứt hợp đồng đó theo chế định hợp đồng vô hiệu mà không theo chế định trên.

vii- các Hiệp định thông dụng

Các nguyên lý chung của chương I phần III Bộ luật dân sự tổng số 7 mục, 271 điều luật và chương V của phần thứ I với 18 điều luật (từ điều 130 đến 147) chỉ mới ghi nhận những vấn đề có tính chất nguyên tắc của nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, có tính chất bao quát chung (tương tự như pháp lệnh Hiệp định dân sự ngày 29-4-1991). Để cho các quy phạm pháp luật dân sự đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò hướng dẫn cho các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự thì cần phải có những quy định cụ thể và chi tiết trong từng loại giao dịch cụ thể.

Trong mỗi một giao dịch dân sự cụ thể (ví dụ: trong các quan hệ mua bán, đổi thuê mượn tặng cho... ) đều có những đặc thù riêng, trên cơ sở các đối tượng khác nhau mà các chủ thể của giao dịch đó có sự thoả thuận riêng biệt. Cơ sỏ khách quan của sự khác biệt này ngoài đối tượng của các quan hệ tài sản cụ thể, tính chất vật chất còn có sự tác động của thói quen, tập quán và truyền thống, chính vì sự khác biệt về vật chất và sự thoả thuận của các bên nên mỗi giao dịch dân sự có những điểm pháp lý riêng biệt, có những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với giao dịch đó cùng với những hậu quả pháp lý tương ứng. Thực tế trong việc áp dụng pháp lệnh hợp đồng dân sự cũng cho thấy rằng nếu thiếu những quy định cụ thể trong các giao dịch cụ thể sẽ khó vận dụng và áp dụng khi giải quyết những tranh chấp dân sự, bởi lẽ mỗi một loại giao dịch dân sự có những nét đặc thù riêng cũng có những yêu cầu riêng.

Các hợp đồng cụ thể rất đa dạng và phong phú, song mỗi loại hợp đồng đều có những đặc điểm pháp lý chung. Căn cứ vào đặc điểm pháp lý của từng loại hợp đồng mà nhà làm luật xắp xếp những hợp đồng dân sự thông dụng thành tưng nhóm. Việc sắp xếp như thế nào trong hợp đồng dân sự là tuỳ thuộc vào quan điểm của các nhà làm luật của mỗi nước. Căn cứ vào cách sắp xếp trong BLDS của nước ta, chúng ta có thể phân loại hợp đồng dân sự thông dụng thành hai nhóm chính:

Nóm có đối tượng là tài sản và quyền tài sản, trong nhóm này lại có thể phân thành hai nhóm đó là nhóm quyền sở hữu về tài sản và quyền tài sản. Bao gồm hợp đồng mua bán tài sản (kể cả hợp đồng mua bán nhà), hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản. Nhóm chuyển quyền sử dụng tài sản gồm hợp đồng thuê tài sản (kể cả hợp đồng thue nhà ở), hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản.

Nhóm có đối tượng là những hành vi thực hiện một công việc nhất định (bao gồm hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển. Trong hợp đồng vận chuyển lại có hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận tat hàng hoá, tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng uỷ quyền, hứa thưởng và thi có giải.

1. Hợp đồng mua bán tài sản (Điều 421 - Điề 458)

a. Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản.

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền. Còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán (Đ 421 BLDS).

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ vì bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ. quyền của bên bán tương ứng với quyền của bên mua và ngược lại.

Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng có đền bù, người mua nhận tài sản của người bán và đền bù cho người bán một khoản tiền bằng giá trị tài sản của người bán. Đây là một đặc điểm để phân biệt hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng trao đổi tài sản cũng thuộc nhóm hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản, song vụ, nhưng sự đền bù ở hợp đồng này lại là tài sản có giá trị tương đương.

b. Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán tài sản là đối tượng mua bán và giá cả. Đây là hai điều khoản cơ bản của hợp đồng. Các bên thoả thuận xong đối tượng của hợp đồng và giá cả thì theo Đ.422 BLDS coi như hợp đồng đã được giao kết, trừ trường hợp pháp lý có quy định phải làm theo hình thức nhất định.

Do người bán phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua nên đối tượng của hợp đồng mua bán phải có thực và được phép giao dịch. Nếu đối tượng không thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc vật cấm lưu thông như các chất ma tuý thì hợp đồng mua bán đó bị coi là vô hiệu.

Đối tượng có thể là vật như bàn, ghế, gường, tủ... các có thể là quyền tài sản như chứng khoán, quyền đòi nợ...

Vật có thể là vật đặc định hoặc vật đồng loại. Vật phải được xác định bằng giá trị sử dụng, chủng loại, số lượng và chất lượng.

Đối với chất lượng của vật đem bán (đối tượng của hợp đồng) pháp lý cho phép các bênt ự thoả thuận, xuất phát từ nhu cầu của người mua. Song để đảm bảo giá trị sử dụng của vật đem bán pháp lý quy định nếu chất lượng của vật đã được đăng ký hoặc được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật xác định theo tiêu chuẩn đã được đăng ký hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi các bên không thoả thuận được và pháp lý không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng bình quân của vật ùng loại. Ví dụ đối tượng của hợp đồng mua bán là gạo tám, thì hai bên chỉ có thể thoả thuận về số lượng mà không thể thoả thuận về chất lượng thì bên bán cũng phải giao cho bên mua gạo tám có chất lượng trung bình của loại gạo đó (Điều 423 BLDS).

Theo Đ.429 giá cả do các bên tự thoả thuận. Dù nhà nước có quy định khung giá cho từg loại tài sản nào đó thì khi mua bán các bên vẫn phải thỏa thuận để được đến thống nhất về giá cả, vì giá cả là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Tuy nhiên, sự thoả thuận này không được vượt quá khung giá của nhà nước.

Các bên có thể thoả thuận giá theo đơn vị tiền tệ cụ thể, nhưng cũng có thể thoả thuận một cách chung là lấy giá trị thị trường để thanh toán. Trong trường hợp hợp đồng này giá được xác định tại thời điểm thanh toán (ví dụ: A bán cho B 10 kg thóc nếp theo giá thị trường ) thì sẽ lấy giá thị trường tại thời điểm B trả tiền cho A.

Để đề phòng sự biến động về giá cả các bên có thể thoả thuận về hệ số trượt giá.

Quy định trên đây của luật là rất bao quát trong mọi trường hợp và phù hợp với thực tiễn của nước ta .

Luật ghi nhận quyền tự do thoả thuận của bên bán và bên mua về thời hạn, địa điểm, phương thức giao nhận tài sản. Song đây là những điều khoản thông thường, nên luật cũng quy định luôn cách thức giải quyết khi các bên không thoả thuận với nhau về điều khoản này, ví dụ: địa điểm giao tài sản nếu bên kia khong thoả thuận với nhau, thì căn cứ vào đó để thực hiện. Nếu các bên không thoả thuận trước thì địa điểm giao tài sản được thực hiện tương tự như quy định tại điều 289 đó là:

- Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản.

- Nơi cư trú hoặc nơi trụ sở của người có quyền nếu đối tượng của hợp đồng không phải là bất động sản.

C) Thời điểm phát sinh quyền sở hữu

Trong hợp đồng mua bán việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bán sang bên mua có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, vì thời điểm chịu rủi ro thường gắn liền với thời điểm chuyển quyền sở hữu. Về nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản của mình. Vì vậy nếu tài sản vẫn thuộc sở hữu của người bán thì bên bán phải chịu rủi ro, trừ trường hợp luật quy định khác. Tài sản đã thuộc quyền sở hữu của bên mua thì bên mua phải chịu rủi ro. Ơ đây cần phân biệt tại thời điểm giao kết hợp đồng tại điều 403 Bộ luật dân sự với thời điểm chuyển quyền sở hữu tại điều 432 Bộ luật dân sự. Thời điểm giao kết hợp đồng mới chỉ làm phát sinh quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của bên bán và bên mua. Bên bán có quyền yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ dân sự đã phát sinh và ngược lại. Thời điểm này chưa làm phát sinh quyền sở hữu về tài sản đối với người mua. Trong hợp đồng mua bán tài sản, thời điểm chuyển quyền sở hữu bao giờ cũng có sau thời điểm giao kết hợp đồng. Theo điều 432 thời điểm chuyển quyền sở hữu được tính như sau.

+ quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm bên mua nhận được tài sản, nếu không có thoả thuận khác hoặc bên mua không quy định khác.

+ Hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký chuyển quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

ở đây cần lưu ý luật quy định chuyển quyền sở hữu về tài sản là thời điểm đăng ký quyền sở hữu tài sản đó. Vì vậy khi bên bán chưa giao tài sản cho bên mua, nhưng bên mua đã đi đăng ký quyền tài sản đó thì phải coi quyền sở hữu đã phát sinh đối với bên mua. Ngược lại dù bên bán đã giao cho bên mua nhưng bên mua chưa đăng ký quyền sở hữu tài sản thì quyền sở hữu tài sản đó vẫn thuộc về người bán, chưa chuyển cho người mua. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán nhà ở, quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm đăng ký nhà ở đó. Còn việc bên mua đã nhận hay chưa nhận nhà không ảnh hưởng đến chuyển quyền sở hữu.

Điều 433 Bộ luật dân sự quy định tại thời điểm chiu rủi ro, xác định khi nào bên bán hay bên mua chịu rủi ro về tài sản .

1. Bên bán phải chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi s giao cho bên mua, còn bên mua phải chiu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản , nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên mua chiun rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ khi hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu các bên không thoả thuận khác.

D) Quyền và nghĩa vụ của các bên

Trong hợp đồng mua bán tài sản quyền dân sự của bên mua tương ứng với nghĩa vụ của bên mua và ngược lại, vì vậy nếu bên nào đó không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ, nghĩa vụ của mình thì quyền dân sự của bên kia sẽ bị vi phạm. Vì vậy bộ luật dân sự quy định khá đầy đủ và chi tiết việc thực hiện nghĩa vụ của bên bán và bên mua tài sản, cũng như trách nhiệm của mỗi bên nếu không thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình .

Nghĩa vụ của bên bán

 

Nghĩa vụ đầu tiên của bên bán là phải giao tài sản cho bên mua.

Nếu tài sản đem bán là vật đặc định, thì người bán có nghĩa vụ giao đúng vật đó và đúng tính trạng như đã cam kết. Nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng, chất lượng, chủng loại và đồng bộ như đã thoả thuận.

Bộ luật quy định cụ thể trách nhiệm của bên bán giao vật không đúng số lượng, không đồng bộ và không đúng chủng loại ở các điều 428,429, 430. Trong các trường hợp này bên mua đều có bồi thường thiệt hại nếu thấy việc chấp nhận hợp đồng không mang lại lợi ích cho họ.

Chất lượng của vật được thể hiện ở giá trị sử dụng vì vậy Bộ luật quy định nếu vật có khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng mà bên bán không báo cho bên mua biết, sau khi nhận vật bên mua phát hiện ra, bên mua có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, hoặc đổi vật khác hoặc giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại...

Về lý luận người ta phân khuyết tật của vật thành 2 loại: Khuyết tật ẩn dấu và khuyết tật rõ rệt. Khuyết tật ẩn dấu hay khuyết tật không rõ rệt là khuyết tật thể hiện bên trong vật hoặc do bên bán coó tình che dấu làm cho bên mua không thể thấy được khi mua vật, mặc dù bên mua đã xem xét vật một cách kỹ càng. Khuyết tật rõ rệt là khuyết tật thể hiện ở bên ngoài của vật, bên mua có thể nhận biết được, nếu họ chú ý xem vật mua bán.

Bên bán chỉ chịu trách nhiệm về khuýêt tật ẩn dấu mà họ không báo cho bên mua biết. Vì vậy bên bán phải bảo đảm vật mua bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá phù hợp với mẫu bên mua đã chọn. Bên bán không chịu khuyết tật của vật 1 trong các trường hợp :

- Khuyết tật bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua.

- Vật bán đấu giá, vật bán ở cưủa hàng đồ cũ

Trong cả 2 trường hợp này Bộ luật coi đây là những khuyết tật rõ rệt, hoặc là những khuyết tật ẩn dấu nhưng bên bán đã báo cho bên mua biết.

Để đảm bảo giá trị sử dụng vật đem bán cho bên mua, cũng như xuất phát từ tính văn minh trong công nghiệp, Bộ luật còn quy định nghĩa vụ bảo hành của bên bán (điều 438). Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật đem bán trong 1 thời hạn do bên mua thoả thuận hay do pháp luật quy định. Trong thời hạn bảo hành nếu vật mua bán bị hư hỏng không do lỗi của bên mua thì bên bán phải sửa chữa vật, bên bán phải chịu chi phí sửa chữa và chi phí vận chuyển đi sửa chữa và vận chuyển vật về nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

Cần lưu ý là sửa chữa vật do bên bán chịu trách nhiệm. Bên mua không thể tự ý sửa chữa vật nếu không được sự đồng ý của bên bán. Nếu bên mua tự ý sửa chữa thì bên bán không chịu trách nhiệm thanh toán chi phí đó.

Trong 1 thời hạn hợp lý nếu bên bán không thể sửa chữa được, bên mua có quyền yêu cầu đòi vật khác, hoặc giảm giá hoặc trả vật lấy tiền.

Ngoài ra Bộ luật còn quy định bên bán phải bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật gây ra trong thời hạn bảo hành nếu bên mua không có lỗi (điều 441).

Để bảo đảm cho bên mua khai thác được lợi ích vật mua luật quy định bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin và cách sử dụng vật (điều 435)

Nắm bắt thông tin của vật mua bán là điều rất cần thiết và không thể thiếu của bên mua, nếu không nắm bắt được thông tin và cách sử dụng vật mua, người mua không thể khai thác một cách tốt nhất lợi ích của vật mua thì như vậy lợi ích của việc mua không đạt được. Do đó Bộ luật quy định nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ trên, bên mua có thể huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua không gắn liền với nghĩa vụ làm phát sinh quyền sở hữu về vật đem bán của bên mua, vì vậy khi tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho bên mua. Bộ luật cho phép bên mua có quyền yêu cầu huỷ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại khi người thứ ba có quyền sở hữu một phần hay toàn bộ sở hữu vật mua bán (điêu 436).

Tuy nhiên để bảo đảm nguyên tắc chung thực, ngay thẳng trong giao kết hợp đồng, Bộ luật quy định nếu bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc quyền sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ của bên mua

Bên mua có nghĩa vụ nhận lại tài sản mua bán và trả tiền, trong đó trả tiền là nghĩa vụ chính và là đối tượng của bên mua, còn nghĩa vụ nhận lại tài sản mua bán đó còn là quyền của bên mua.

Theo điều 431 bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại thời điểm đã thoả thuận.

Trường hợp bên mua và bên bán không thỏ thuận với nhau về thời điểm và địa điểm trả tiền thì bên mua phải thanh toán ngay sau khi nhận tài sản và tại nơi đối tượng của hợp đồng mua bán là bất động sản hay nơi cư trú hoặc trụ sở của bên bán.

Nếu bên mua chậm trả tiền thì bên mua phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy đinh tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

d) Hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng mua bán nhà ở cũng là 1 loại hợp đồng mua bán tài sản nên nó cũng có những đặc điểm pháp lý chung của các loại hợp đồng mua bán tài sản nói chung. Song nhà ở là 1 loại tài sản đặc biệt, nó không những có quan hệ mật thiết đến đời sống của tưng loài người, từng gia đình mà còn mang tính xã hội. Vì vậy việc nhà nước thông qua chế định hợp đồng điều tiết những quan hệ mua bán nhà ở phát sinh trong xã hội là cần thiết.

Một đặc trưng của hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng phải lập thành văn bản có chứng thực của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền (điều 443)

Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán nhà ở được tính từ khi hợp đồng đã được chứng nhận.

Bộ luật còn quy định: các bên đăng ký trước bạ sang tên nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đây là thủ tục bắt buộc của hợp đồng mua bán nhà ở. Qua thủ tục này nhà nước kiểm sát được quan hệ mua bán nhà ở và kiểm sát được để thu thuế trước bạ. Hình thức và thủ tục mua bán nhà ở không phải bây giờ mới được bộ luật quy định mà đã được quy định trong điều lệ quản lý nhà ổ... ban hành kèm theo nghị định 218 ngày 4-1-1979 và trong pháp lệnh nhà ở có hiệu lực ngày -7-1991.

Một quy định mang tính đặc thù của dân luật nước ta trong hợp đồng mua bán nhà ở là quyền ưu tiên của bên đang thuê được mua nhà đang thuê (điều 446)

Vấn đề này không phải là vấn đề mới, mà nó được ban hành trong điều lệ cho thuê nhà ở các thành phố và thị xã ban hành theo nghị định 115- CôNG TY ngày 20-7-1964 của Hội đồng chính phủ và pháp lệnh về nhà ở. Tuy nhiên quy định quyền ưu tiên được mua nhà ở của bên đang cho thuê trong Bộ luật dân sự chặt chẽ hơnước So sánh với các quy định trước đây, đó là bên thuê chỉ được uu tiên mua khi chưa có chỗ ở nào khác và đã được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê nhà.

Bên thuê nhà được ưu tiên mua là ưu tiên về quyền được mua trươc, không phải được ưu tiên về giá cả cũng như các điều kiện khác của hợp đồng mua bán nhà, vì vậy Bộ luật quy định trong thời hạn 3 tháng, kể từ khi bên thuê nhận được thông báo của chủ sở hữu có nhà cho thuê vê các điều kiện bán nhà, mà bên thuê khước từ hoặc không trả lời, thì chủ sở hữu có quyền bán nhà cho người khác.

Việc quy định chuyển quyền ưu tiên mua nhà của người thuê nhà trong Bộ luật cũng có ý kiến khác nhau. Có ý kiến quy định không nên quy định quyền này vì trái với nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công bằng trong giao lưu dân sụ. Song có nhiều ý kiến cho rằng xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh tiếp đó là thời kỳ bao cấp nặng nề về nhà ở do đó vấn đề về nhà ở trong những năm tới còn nhiều khó khăn. Vấn đề nhà ở không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế pháp lý mà còn là vấn đề có ý nghĩa xã hội. Vì vậy không thể công nhận quyền định đoạt tự do tuyệt đối của chủ sở hữu đối với nhà đang cho thuê. ĐIều này cũng phải phù hợp với nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu trong xã hội hiện đại theo hướng hạn chế một số quyền của chủ sở hữu để bảo vệ 1 số quyền tối thiểu của 1 số người không thể tạo lập cho mình cuộc sống bình thường trong đó có nhu cầu về nhà ở.

Trong hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán và bên mua cũng có quyền và nghĩa vụ tương tự như trong hợp đồng mua bán tài sản song hợp đồng cũng cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua nhà tại các điều 447,448,449,450.

e) Hợp đồng mua bán nhà sử dụng vào mục đích khác

Đây cũng hợp đồng mua bán nhà nhưng không phải là nhà ở mà nhà sử dụng vào mục đích khác như nhà dùng làm văn phòng giao dịch, làm cửa hàng cửa hiệu...

Đối với hợp đồng mua bán loại nhà này, điều 451 Bộ luật dân sự quy định nếu luật không quy định gì khác thì được áp dụng các quy định trong hợp đồng mua nhà ở trừ quyền ưu tiên mua nhà của người cho thuê.

f) Một số quy định khác về hợp đồng mua bán tài sản

- Bán đấu giá: (từ điều 452 đến 455)

Hình thức bán đấu giá được pháp lý nhiều nước quy định. Pháp lệnh thi hành án dân sự của nước cũng được nhiều nước đề cập đến hình thức bán đấu giá. Đặc trưng của bán đấu giá là việc bán đấu giá tuy dựa trên ý kiến của chủ sở hữu hoặc Pháp luật quy định, nhưng người bán là cơ quan tổ chức do Pháp luật quy định, không phải là chủ sở hữu tài sản. Bán đấu giá phải tiến hành một cách công khai, vì vậy người bán đấu giá phải thông báo cho mọi nggười biết về thời gian, địa điểm bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu và người có quyền liên quan đến tài sản của người bán đấu giá, những người này được quyền tham gia định giá khởi điểm thì người đó được mua.

Bán đấu giá bất động sản được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi cơ quan, tổ chức bán đấu giá xác định.

Những người muốn tham gia mua bán động sản trong cuộc bán đấu giá phải nộp 1 khoản tiền đặt trước do cơ quan bán đấu giá quyết định. Người nào mua được tài sản bán đấu giá thì được trừ số tiền đặt trước vào giá mua. Người đăng ký mà không mua tài sản thì nhận được số tiền đặt trước.

Hình thức bán đấu giá bất động sản cũng phải làm bằng văn bản, có công chứng nhà nước xác nhận và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền .

Bán đấu giá là hình thức dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác mua bán thông thường. Vì vậy, cần có quy định chặt chẽ, cụ thể về thủ tục bán đấu giá, vấn đề này được nghiên cứu và hướng dẫn thêm.

- Mua trả chậm, trả dần (điều 457)

Hình thức mua trả chậm trả dần rất đa dạng và phong phú ở các nước phát triển.

ậ nước ta hình thức này cũng có nhưng chưa phát triển nhiều. Voà những năm 60,70 ở nước ta thương nghiệp cũng có những quy định bán trả dần trừ vào lương cán bộ nhân viên một số mặt hàng như xe đạp, nhà ở.... Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà nội, TPHCM đã có nhiều cửa hàng bán trả dần các đồ dùng như xe máy, tivi, tủ lạnh...

Hình thức bán trả chậm trả dần có nơi còn gọi là bán trả góp giúp cho nhiều người mua bán được đồ đạc phục vụ cho đời sống, góp phần nâng cao đời sống chung của xã hội , nó còn là hình thức để tiêu thụ sản phẩm của các nhà sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và là 1 hình thức kinh doanh nhằm bán nhiều hàng thu nhiều lợi nhuận cho các nhà doanh nghiệp.

Thời gian trả chậm, trả dần do các bên thoả thuận, thông thường do bên bán quy định. Người mua có thể trả một số lãi nhất định về khoản tiền trả chậm được tính vào giá bán.

Đặc điểm các việc mua trả chậm, trả dần là quyền sở hữu về tài sản mua bán chỉ phát sinh đối với bên mua khi bên mua đã trả hết tiền, nhưng bên mua có quyền sử dụng tài sản mua và phải chịu rủi ro trong thời hạn sử dụng.

- Chuộc lại tài sản (điều 457)

Chuộc lại tài sản là một dạng hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện trong đó bên bán có quyền chuộc lại tài sản sau khi thời hạn nhất định, thời gian chuộc lại tài sản do bên bán và bên ma thoả thuận nhưng không quá 1 năm đối với động sản và 5 năm với bất động sản.

Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm địa điểm chuộc lại.

Bộ Luật dân sự Sài gòn cũng quy định hình thức chuộc lại tài sản với tên gọi là Điểm mại hay mãi thục lai. Nhưng tài sản được chuộc lại chỉ là bất động sản, và thời gian chuộc lại quy định không được dưới 2 năm và trên 20 năm.

2- Hợp đồng trao đổi tài sản (từ điều 459 đến điều 460)

Bản chất pháp lý chung nhất giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng trao đổi tài sản là đều có việc chuyển giao cho nhau một đối tượng là tài sản và quyền sở hữu tài sản. Vì vậy mỗi bên được coi là người bán đối với tài sản đã giao cho bên kia, và người mua đối với tài sản nhận về. Từ tính chất pháp lý này mà các quy định về mua bán từ điều 421 đến 441 cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản (trừ điều 431 quy định về nghĩa vụ trả tiền).

Hình thức pháp lý trong quan hệ trao đổi tài sản là : hàng- hàng (trong quan hệ hợp đồng mua bán là hàng- tiền) nên vấn đề thanh toán giá trị trong hợp đồng trao đổi tài sản được coi là đặc trưng. Nguyên tắc chung là nếu tài sản trao đổi trong thực tế phần giá trị thực tế này thường được quy đổi ra một tài sản khác) thì bên nào nhận tài sản có giá trị lớn hơn phải thanh toán cho bên kia 1 phần giá trị chênh lệch đó. Ngoài ra trong trường hợp đổi nhà ở hoặc nhà để sử dụng vào mục đích khác, thì cũng có thể áp dụng những quy định về mua bán nhà ở từ 443 đến 450 của bộ Luật dân sự, có tính đến phần chênh lệch giá, trừ quyền ưu tiên mua theo điều 446 của Bộ Luật dân sự .

3- Hợp đồng tặng cho tài sản (từ điều 461 đến 466)

Hợp đồng tặng cho tài sản là thoả thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản được tặng cho (điều 461)

Đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng tặng cho là:

- Bên tặng cho chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho

- Không yêu cầu đền bù (đây là đặc điểm khác cơ bản với hợp đồng mua bán, vì khi nhận tài sản bên được tặng cho không phải đền bù cho bên tặng số tiền hoặc trị giá tương đương giá trị tài sản đã nhận).

Trong trường hợp tặng cho, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định như sau:

+ Đối với động sản: nếu là động sản thông thường, thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Đẩi với động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký, thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký (điều 462).

+ Đối với bất động sản; nếu bất động sản phải đăng ký quyền theo quy định của Pháp luật, thì hợp đồng tặng cho theo quy định của Pháp luật có hiệu lực Pháp luật kể từ lúc mới đăng ký. Nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhân tài sản (điều 463).

Về hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tương tự như những quy định của hợp đồng mua bán.

Để tránh việc lợi dụng các quy định của Pháp luật trong hợp đồng tặng cho, Điều 464 quy định trách nhiệm của bên tặng cho trong trường hợp cố ý tặng cho các tài sản không thuộc sở hưũ của mình. Đồng thời Luật còn quy định bên tặng cho có nghĩa vụ phải thông báo cho bên được tặng cho về khuyết tật của tài sản tặng cho (điều 465). Đẩi với các trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi được tặng cho. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong trường hợp này không có tính chất pháp lý đền bù như trong hợp đồng mua bán hoặc trao đổi tài sản , vì vậy nếu bên được tặng cho đã thực hiện xong nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản, thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên tặng cho đã thực hiện. Ngược lại, nếu là tặng cho có điều kiện mà bên được tặng cho đã không thực hiện điều kiện đó, thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản (điều 466).

4- Hợp đồng vay tài sản (từ điều 467 đến điều 475).

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền hoặc vật, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền hoặc vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và trả lãi có thoả thuận hoặc Pháp luật có quy định (điều 467).

Hợp đồng vay tài sản có đặc điểm pháp lý sau:

- Bên cho vay chuyển giao cho bên vay một khoản tiền hoặc vật để làm sở hữu.

- Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả tiền hoặc vật cùng loại theo số lượng chất lượng đã vay.

- Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản (điều 468).

ĐIều 470 và 471 Bộ Luật dân sự đã quy định cụ thể nghĩa vụ của bên cho vay và nghĩa vụ trả nợ của bên vay khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả nợ hoặc trả đầy đủ. Trong trường hợp cho vay không có lãi, thì lãi suất do chậm trả là lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn của ngân hàng nhà nước tương ứng với thời gian chậm trả, nhưng trong trường hợp cho vay có lãi, thì bên vay phải trả trên nợ gốc và lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn vay.

Về mức lãi suất, Luật tôn trọng nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận của các bên. Nhưng để ngăn chặn hiện tượng cho vay nặng lãi có tính chất bóc lột. ĐIều 473 đã hạn chế không được vượt quá 50% mức laĩi suất cao nhất do ngân hàng nhà nước quy định đối với loại chho vay tương ứng. hoặc trong các trường hợp có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn tương ứng với thời hạn vay do ngân hàng nhà nước quy định.

Trong hợp đồng vay, vấn đề kỳ hạn vay là 1 yếu tố quan trọng. Kỳ hạn này do 2 bên thoả thuận khi lập hợp đồng. Để phù hợp với thực tế, điều 475 Bộ Luật dân sự quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong 2 khả năng.

- Vay có kỳ hạn nhưng không có lãi.

- Vay có kỳ hạn và có lãi.

Đối với hợp đồng cho vay không kỳ hạn, điều 474 Bộ Luật dân sự cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong 2 khả năng.

- Vay không kỳ hạn và không có lãi

- Vay không kỳ hạn và có lãi.

5- Hợp đồng thuê tài sản (từ điều 476 đến điều 511)

a) khái niệm hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thhoả thuận giưã các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong 1 thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền (điều 470).

Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ ( bên thuê và bên cho thuê đều có quyền và nghĩa vụ) ưng thuận và có đền bù. Khác với hợp đồng mua bán tài sản ở chỗ bên cho thuê chỉ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê trong 1 thời hạn nhât định, vì vậy đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là những quyền tài sản gắn liền với những vật mang tính chất trên.

Quan hệ tài sản ở nước ta ngày nay phát triển khá phong phú và đa dạng. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản không những bao gồm những tài sản nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh như tàu biển, doanh nghiệp tư nhân, quyền sử dụng đất... Những đối tượng này thuộc hợp đồng thuê khoán tài sản. Vì vậy không chỉ có Bộ Luật dân sự điều chỉnh quan hệ thuê tài sản, mà còn có các Luật khác như Luật đất đai, Bộ Luật hàng hải, Luật doanh nghiệp... cũng có những quy phạm điều chỉnh thuê tài sản .

Hợp đồng thuê tài sản bao giờ cũng có 2 bên: bên thuê và bên cho thuê. Bên thuê và bên cho thuê có thể là công dân pháp nhân.

Thông thường bên cho thuê là chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý tài sản (các doang nghiệp nhà nước ). Tuy nhiên trong 1 số trường hợp bên cho thuê có thể là người có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản , chứ không phải là chủ sở hữu. ĐIều 480 Bộ Luật dân sự quy định: Bên thuê có quyền cho thuê tài sản mà mình đã thuê nếu được bên thuê đồng ý.

Quy định trên nhằm bảo đảm cho bên cho thuê và bên thuê khai thác được tối đa lợi ích tài sản cho thuê. Quy định này chỉ được thực hiện trong trường hợp thời hạn thuê vẫn còn và thông thuờng với tài sản chuyên dùng vào mục đích cho thuê.

ĐIều 477 quy định: hợp đồng thuê tài sản phải được lập thành văn bản có chứng thực của công chứng nhà nước, hoặc chứng thực của UBND có thẩm quyền, nên có thoả thuận hoặc Pháp luật quy định.

Với quy định trên có nghĩa không phải hợp đồng thuê tài sản nào cũng lập thành văn bản khi các bên có thoả thuận, hoặc Pháp luật quy định. Như vậy trừ trường hợp Luật quy định hợp đồng thuê tài sản nào đó, như hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất... phải lập thành văn bản, còn các hợp đồng khác các bên có thể thoả thuận với nhau về hình thức.

Giá thuê tài sản là 1 trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Các bên phải thoả thuận và thống nhất với nhau về giá thuê tài sản coi như không có sự giao kết hợp đồng .

Một trong những biện pháp nhà nước quản lý nền kinh tế là nhà nước điều tiết giá cả 1 số loại hàng hoá. Vì vậy trong 1 số trường hợp Luật có quy định về khung giá thuê (thuê nhà, thuê quyền sử dụng đất) các bên chỉ được thoả thuận trong khung giá đó (điều 478).

Thời hạn thuê tài sản cũng là 1 trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng, vì mục đích của hợp đồng thuê tài sản là bên thuê phải có tài sản trong 1 thời hạn đủ để thoả mãn nhu cầu của họ. Vì vậy thời hạn thuê thường do bên thuê đưa ra và bên thuê phải thoả mãn yêu cầu đó hợp đồng mới được hoàn thành. Bên cho thuê không thể yêu cầu lấy lại tài sản trước khi hết thời hạnhj trước khi mục đích thuê chưa đạt được. Do đó điều 479 Bộ Luật dân sự quy định: thời hạn do các bên thoả thuận thì xác định theo mục đích thuê.

B) Quyền và nghĩa vụ của các bên

nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản

Nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản được quy định tại các điều 481,482,482 bao gồm nghĩa vụ:

- Giao tài sản cho thuê

- Bảo đảm giá trị tài sản cho thuê

- Bảo đảm quyền sử dụng bên cho thuê.

Ba nghĩa vụ trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghĩa vụ giao tài sản là nghĩa vụ chủ yếu và đầu tiên phải có của bên cho thuê. Thông qua nghĩa vụ này mà thoả mãn mục đích của bên thuê. Vì vậy bên cho thuê phải giao tài sản đúng số lượng, chất lượng, chủng loại... và đúng địa điểm, thời điểm hai bên đã thoả thuận. Hai bên còn phải cung cấp những thông tin về việc sử dụng tài sản đó cho bên thuê. Nếu bên cho thuê không đạt được những điều trên thì bên cho thuê có quyền huỷ hợp đồng đòi bồi thường thiệt hại.

Thuê tài sản nhằm mục đích khai thác tài sản đó. Vì vậy bên cho thuê phải bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản cho thuê trong suốt thời gian cho thuê. Nếu tài sản bị hư hỏng không do lỗi của của bên thuê thì bên cho thuê phải sửa chữa. Nếu bên cho thuê không thoả mãn được những yêu cầu trên, bên thuê có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên thuê có thể tự sửa chữa tài sản và buộc bên cho thuê thanh toán tiền chi phí sửa chữa, nếu bên thuê đã báo cho bên cho thuê biết việc tài sản thuê bị hư hỏng mà bên cho thuê không kịp thời sửa chữa.

Việc sử dụng phải được ổn định trong suốt thời gian thuê. Vì vậy nếu trong quá trình bên thuê sử dụng tài sản mà có tranh chấp về quyền tài sản, thì bên thuê phải bảo đảm cho bên cho thuê sử dụng tài sản ổn định. Nếu không bên thuê có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ của bên thuê

Nghĩa vụ của bên thuê được quy định tại các điều 484,485,486,497 Bộ Luật dân sự bao gồm:

+ Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

Bên thuê tài sản có quyền khai thác tài sản nhưng đống thời cũng có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, nếu làm mất mát hư hỏng thì phải bồi thường. Khi sửa chữa làm tăng giá trị sử dụng tài sản, được bên cho thuê đồng ý có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa đó.

+ Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng mục đích đó.

Bên thuê tài sản không thể sử dụng tài sản thuê một cách tuỳ tiện, mà phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của nó và theo mục đích của các bên đã thoả thuận. Nếu bên thuê không thực hiện đúng nghĩa vụ trên, bên cho thuê có quyền đơn phương thực hiện đình chỉ hợp đồng và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

+ Trả tiền thuê tài sản .

Bên thuê tài sản phải trả tiền thuê đúng kỳ hạn, nếu không thoả thuận thì cứ căn cứ vào tập quán để xác định thời hạn trả tiền thuê, hoặc nếu không xác định được tập quán thì khi trả lại tài sản bên thuê phải trả lại tiền thuê. Nếu đã thoả thuận về kỳ hạn trả tiền, bên thuê không trả tiền trong 3 kỳ hạn liên tiếp thì bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng .

c) Hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà cũng là 1 dạng được thuê tài sản. Song nhà có những đặc thù riêng, nên Bộ Luật dân sự của nhiều nước cũng có những quy phạm riêng điều chỉnh quan hệ thuê nhà, Bộ Luật dân sự của nước ta có đến 13 điều (từ điều 489 đến điều 502) điều chỉnh quan hệ thuê nhà trong đó có đến 12 điều điều chỉnh quan hệ thuê nhà ở.

Không phải bây giờ Bộ Luật dân sự mới có những quy phạm điều chỉnh quan hệ thuê nhà ở mà ngay từ những năm 1960 nhà nước ta đã ban hành Nghị định 115 CP ngày 29-7-1964 điều chỉnh các quan hệ thuê nhà ở các thành phố thị xã. Ngày 4-1-1979 Chính phủ lại ra Nghị định số 2 CP ban hành điều lệ thống nhất quản lý nhà ở các tỉnh thành phố... trong đó cũng có những quy phạm điều chỉnh quan hệ thuê nhà ở. Pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực từ ngày 1-7-1991 có 11 điều điều chỉnh quan hệ thuê nhà ở.

Đặc trưng của hợp đồng thuê nhà khác với hợp đồng thuê tài sản thông thường là hình thức của hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản và thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên phải có công chứng nhà nước hoặc UBND có thẩm quyền. Đẩi với hợp đồng thuê nhà ở thì bên cho thuê được ưu tiên mua khi bên có nhà cho thuê bán nhà đó và bên thuê có quyền thê tiếp 3 tháng khi hợp đồng đã hết thời hạn.

So sánh với chế định hợp đồng thuê nhà ở trong pháp lệnh về nhà ở, thì thấy Bộ Luật dân sự đã tiếp thu hoàn chỉnh và quy định cụ thể hơn, ví dụ:

+ Giá thuê nhà, điều 23 pháp lệnh nhà ở chỉ quy định: giá thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước do Chỉ tịch UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào hướng dẫn của Bộ xây dựng. Giá thuê nhà thuộc các hình thức sở hữu khác do 2 bên thhoả thuận theo quy định của Pháp luật .

Điều 450 Bộ Luật dân sự quy định chi tiết hơn giá thuê nhà do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá thuê nhà do nhà nước ban hành.

Hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ 2 năm trở lên, khi khung giá thuê nhà của nhà nước thay đổi hoặc bên cho thuê đã cải tạo nâng cấp thì có quyền tăng giá thuê nhà ở, nếu có tranh chấp về thuê nhà do toà án giải quyết .

+ Quyền lưu cư: Trong pháp lệnh nhà ở quyền lưu cư được kéo dài không quá 1 năm với điều kiện bên thuê chưa có chỗ ở nào khác (điều 29 khoản 1 pháp lệnh nhà ở) Trong Bộ Luật dân sự quyền lưu cư quy định tại điều 499 chặt chẽ hơn: bên thuê nhà chỉ được lưu cư không quá 3 tháng khi hết hạn hợp đồng, nếu bên thuê nhà có khó khăn về nhà ở và việc kéo dài hợp đồng không ảnh hưởng nghiên trọng đến lợi ich của bên cho thuê.

Quy định trên là bảo đảm được nguyên tắc mọi cam kết thoả thuận hợp pháp đều có hiệu lực bắt buộc đối với các bên đồng thời cũng phù hợp với thực tế của nước ta hiện nay là chúng ta còn khó khăn về nhà ở nên nhiều khi hết hạn hợp đồng bên thuê vẫn chưa tìm được chỗ ở khác. Vì vậy Pháp luật gia hạn cho 1 thời gian hợp lý để bên thuê nhà chuẩn bị điều kiện tìm chỗ ở khác.

- Quyền và nghĩa vu của các bên

Hợp đồng thuê nhà là 1 dạng hợp đồng thuê tài sản. Vì vậy bên thuê và bên cho thuê cũng có quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thuê tài sản. Song hợp đồng thuê nhà ở có đặc thù riêng. Vì vậy Bộ Luật dân sự quy định đầy đủ và cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê nhà ở.

nghĩa vụ cơ bản của bên cho thuê nhà là giao nhà cho bên thuê đúng hợp đồng, bảo đảm cho người thuê sử dụng đúng hợp đồng ổn định nhà trong thời gian thuê, bảo dưỡng sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thhoả thuận.

Trong các nghĩa vụ trên thì nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa nhà thường xảy ra tranh chấp, khi nào bên thuê sửa khi nào bên cho thuê sửa.

Theo điều 495 thì bên cho thuê phải sửa chữa theo định kỳ hoặc sửa chữa đột xuất nếu nhà hư hỏng nặng mà bên thuê yêu cầu. Như vậy những hư hởng nhẹ bên thuê phải tự sửa chữa.

ĐIều Luật còn quy định những phát sinh trong quá trình sửa chữa nhưng bên cho thuê phải tự lo nơi ở tạm trong thời gian sửa chữa định kỳ. Bên cho thuê phải lo chỗ ở tạm cho bên thuê nhà trong thời gian sửa chữa đột xuất...

nghĩa vụ cơ bản của bên thuê nhà được quy định tại điều 493 Bộ Luật dân sự trong đó có nghĩa vụ tông trọng quy tắc sinh hoạt cộng đồng, đây là 1 nghĩa vụ mới mà các văn bản trước đây không quy định. nghĩa vụ này nhằm xây dựng một nếp sống mới, nếp sống văn minh vì mọi người mọi người vì mình.

Người thuê có quyền ưu tiên ký hợp đồng tiếp nếu đã hết hạn thuê nhà mà vẫn thuê và nhà vẫn dùng để cho thuê (khoản 5 điều 495) Đây là 1 quyền của người thuê nhà ở lần đầu tiên được đưa vào Bộ Luật dân sự nhằm bảo đảm cho người thuê có chỗ ở ổn định.

ĐIều 496 quy định quyền và nghĩa vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà.

Khi giao kết hợp đồng thuê nhà, bên thuê nhà thường chỉ một người đúng ra giao kết với bên cho thuê. Song tất cả những người có tên trong hợp đồng, không phân biệt họ có mối quan hệ như thế nào với người giao kết hợp đồng nhưng họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và họ phải liên đới thực hiện những nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng .

Pháp lệnh nhà ở cũng đã quy định điều này. Song mới dừng lại ở việc sử dụng diện tích thuê và không quy định trách nhiệm liên đới của những người trong hợp đồng thuê nhà.

Trong thực tế có những vụ ánghĩa vụ người bố hay người mẹ ký hợp đồng thuê nhà với nhà nước trong lúc đó các con cùng sống và có tên trong hợp đồng. Nay người bố người mẹ yêu cầu đuổi một hoặc vài người con ra khỏi nhà vì lý do nhà của bố mẹ thuê của nhà nước. yêu cầu trên của người Bố hay người mẹ là không phù hợp với Pháp luật .

Do những người có tên trong hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩa vụ ngang nhau nên điều 500 Bộ Luật dân sự quy định: trong trường hợp bên thuê nhà chết, mà vẫn còn thời hạn thuê thì người cùng chung sống với bên thuê có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê cho đến khi hết hạn.

Để bảo đảm cho bên thuê và bên cho thuê nhà nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình, Điều 497 quy định bên thuê và bên cho thuê có quyền đơnghĩa vụ phương đính chỉ thực hiện hợp đồng nếu 1 trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình. Trong đó có 2 điểm mới mà bên cho thuê có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu bên thuê:

+ Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng ngiêm trọng đến sinh hoạt của những nggười xung quanh.

+ Làm ảnh hưởng ngiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

Hai điểm trên không phải là nghĩa vụ riêng của người thuê nhà, mà là nghĩa vụ chung của mọi nhà. Luật cho phép bên cho thuê nhà đình chỉ hợp đồng khi bên thuê nhà vi phạm nghĩa vụ đó nhằm mục đích góp phần nâng cao vai trò ý thức tôn trọng nếp sống văn minh nơi công cộng của nggười thuê nhà, một bộ phận lớn sống ở các thành phố thị xã và các khu công nghiệp.

 

- Thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác (điều 502)

Thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác, đó là thuê nhà để làm văn phòng đại diện, để dùng làm nơi sản xuất kinh doanh ... với hợp đồng loại này được áp dụng các quy phạm trong hợp đồng thuê nhà ở trừ quyền lưu cư quy định tại điều 499 và quyền ưu tiên ký hợp đồng thuê tiếp nếu dã hết thời hạn thuê nhà mà vẫn dùng để cho thuê, quyền ưu tiên mua nhà đang thuê quy định khoản 5,6 điều 494 Bộ Luật dân sự .

c) Hợp đồng thuê khoán tài sản

Hợp đồng thuê khoán tài sản cũng là 1 dạng hợp đồng thuê tài sản, cũng có 2 bên: bên thuê và bên cho thuê, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê khai thác và nhận được một khoản tiền. Song hợp đồng thuê khoán tài sản khác hợp đồng thuê tài sản ở chỗ mục đích của hợp đồng thuê tài sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, còn mục đích của hợp đồng thuê khoán tài sản là phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên thuê tài sản trong hợp đồng thuê tài sản nhận tài sản của bên thuê giao cho để sử dụng trong 1 thời hạn (điều 476) còn trong hợp đồng thuê khoán tài sản chủ yếu là phục vụ cho mục đích sinh hoạt, còn mục đích của hợp đồng thuê khoán tài sản chủ yếu là phục vụ cho mục đích kinh doanh. Bên thuê tài sản trong hợp đồng thuê tài sản nhận tài sản của bên cho thuê giao cho để khai thác công dụng hưởng hoa lơị, lợi tức thu được từ tài sản đó (điều 503).

Từ đó tài sản thấy trong hợp đồng thuê tài sản, bên thuê chỉ được khai thác lợi ích trực tiếp của tài sản thuê, không được hưởng hoa lợi do tài sản đó đem lại, còn trong hợp đồng thuê khoán tài sản bên thuê được hưởng hoa lợi lợi tức thu được từ tài sản đó.

Về đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chủ yếu là những vật phục vụ cho sinh hoạt. Còn đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản là những tài sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đó là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất kinh doanh ...

Trong hợp đồng thuê tài sản đối tượng của nó có thể là gia súc, song hợp đồng thuê gia súc ở hợp đồng thuê tài sản khác việc thuê gia súc trong hợp đồng thuê khoán tài sản là nhằm mục đích thu hoa lợi từ gia súc đó đem lại. Còn trong hợp đồng thuê tài sản chủ yếu là dùng gia súc đó vào việc nhất định, như thuê trâu bò để cày, thuê ngựa để thồ hàng ... Bên thuê không được thu hoa lợi do gia súc đó sinh ra trong thời gian thuê.

Về thời hạn thuê. Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Như vậy thời hạn trong hợp đồng thuê khoán tài sản thường dài hơn nhiều So sánh với hợp đồng thuê tài sản hông thường.

 

Về hình thức hợp đồng . Khác với hợp đồng thuê tài sản thông thường, hình thức hợp đồng thuê khoán tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan hay công chứng nhà nước có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền .

Về giá. Khác với hợp đồng thuê tài sản, giá trong hợp đồng thuê tài sản do 2 bên thoả thuận, cũng có thể do bán đấu giá để xác định giá. Đây là hình thức xác định giá không có trong được thuê tài sản.

 

Khi giao tài sản trong hợp đồng thuê khoán tài sản 2 bên phải xác định giá trị tài sản thuê khoán, hoặc mời người thú ba xác định giá trị tài sản. Việc làm này là cần thiết vì bên thuê khoán tài sản sau 1 thời gian tiến hành sản xuất kinh doanh phải trả lại tài sản cho bên cho thuê. Lúc này tài sản được khấu hao trong quá trình sản xuất. Vì vậy phải biết được giá trị ban đầu của tài sản .

Phương thức trả tiền. Trong hợp đồng thuê khoán có đặc điểm khác với hợp đồng thuê tài sản ở chỗ: tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng thực hiện công việc khác. Bên cho thuê và bên thuê có thể thoả thuận giảm tiền nếu hoa lợi, lợi tức có thể giảm sút ít nhất 1/3 do sự kiện bất khả kháng.

Đối với hợp đồng thuê khoán súc vật, Bên thuê được hưởng 1 nửa số súc vật sinh ra và chịu 1 nửa về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng.

Để ổn định quan hệ thuê khoán đã phát sinh, Bộ Luật quy định một bên đơnghĩa vụ phương đình chỉ hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước 1 khoảng thời gian hợp lý tuỳ theo việc thuê khoán thời vụ hay theo chu kỳ khai thác tài sản. Khi bên thuê khoán vi phạm hợp đồng nhưng việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sồng duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng ngiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê, thì bên cho thuê không đơnghĩa vụ phương đình chỉ thực hiện hợp đồng .

6, Hợp đồng mượn tài sản (từ điều 515- 520 Bộ Luật dân sự )

Đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng mượn tài sản là việc chuyển giao tài sản từ người cho mượn. Sự chuyển giao tài sản chỉ trong 1 thòi hạn xác định và bên mượn không phải trả tiền. Tính chất không phải trả tiền là đặc điểm khác cơ bản giữa hợp đồng cho mượn tài sản và hợp đồng cho thuê tài sản .

Trong các nghĩa vụ của các bên mượn tài sản (điều 517) Luật không quy định bên mượn phải sử dụng tài sản theo đúng công dụng cuả tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận. Nếu trong hợp đồng thuê tài sản thì quy định trên là nghĩa vụ (điều 458) nhưng trong hợp đồng mượn đó là quyền của bên mượn.

Từ những đặc điểm pháp lý không phải trả tiền (thể hiện tính chất giúp đỡ) nên Luật không quy định quyền đơnghĩa vụ phương đình chỉ thực hiện hợp đồng như trong hợp đồng thuê tài sản mà chỉ quy định quyền đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng lại tài sản không đúng mục đích, công dụng, cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn (khoản 2điều 520). Cũng từ đặc điểm pháp lý này mà Luật đã ghi nhận: Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách càn phải sử dụng tài sản cho mượn thì bên cho mượn cũng có quyền đòi lại tài sản đó, dù rằng bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Sở dĩ có sự khác biệt 1 số điểm trong quyền và nghĩa vụ của các bên giữa hợp đồng cho mượn tài sản và hợp đồng thuê tài sản chính là ở chỗ không phải trả tiền (không có tính chất đền bù trong giao lưư dân sự ).

7- Hợp đồng dịch vụ (từ điều 521 đến điều 529).

Trong điều kiện giao dịch dân sự ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển phong phú của xã hội nước ta thì hợp đồng dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú là phương tiện pháp lý để đáp ứng các nhu cầu của đời sống xã hội .

Đặc điểm pháp lý quan trọng nhất của hợp đồng dich vụ thể hiện ở đối tượng của hợp đồng đó: đó là công việc có thể thực hiện được, không bị Pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội. Khoản tiền công mà bên thuê dịch vụ trả tiền cho bên dịch vụ chính là khoản tiền thù lao(tưong tụ như hợp đồng giữ gửi) mà các bên thoả thuận trên cơ sở công việc và công sức của bên làm dịch vụ.

Do bản chất của hợp đồng dịch vụ nên nét đặc thù chỉ thể hiện chủ yếu của bên làm dịch vụ. ĐIều 525 Bộ Luật dân sự quy định ngoài nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện công việc theo thoả thuận, bên làm dịch vụ còn có nghĩa vụ không được giao cho người khác làm thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ, phải giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời giam làm dịch vụ, nếu có thoả thuận hoặc Pháp luật có quy định , phải bồi thuờng cho bên thuê dịch vụ nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu được giao để làm dịch vụ hoặc làm lộ bí mật thông tin.

Việc trả tiền công thực hiện khi công việc đã hoàn thành và khi công việc theo sựthoả thuận của các bên. Nếu các bên không thoả thuận trước về các mức tiền công thì mức tiền công là mức trung bình tại thời điểm và địa điểm hoàn thành công việc. Địa điểm hoàn thành công việc là nơi mà bên thuê phải trả tiền công, bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu: chất lượng số lượng dịch vụ không bảo đảm như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành do lỗi của công việc (điều 527).

- Việc tiếp tục thực hiện có nét đặc thù là sau khi kết thúc thời hạn dịch vụ nhưng công việc chưa hoàn thành và bên làm dịch vụ vẫn tiếp tục công việc, còn bên thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối (im lặng) thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được thực hiện theo nội dung dịch vụ đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn thành (điều 529): Trong trường hợp này bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo số lượng và chất lượng mà bên làm dịch vụ đã thực hiện .

8- Hợp đồng vẫn chuyển

a) Hợp đồng vận chuyển hành khách (từ điều 530 đến điều 537)

Tại điều 530 Bộ Luật dân sự quy định hợp đồng vận chuyển hành khách là sử thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thời gian đã thoả thuận còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

So sánh với những văn bản Pháp luật trước đây, thì hợp đồng vận chuyển hành khách trong Bộ Luật dân sự chỉ quy định những vấn đề pháp lý có tính chất chung nhất mà không phân biệt phương tiện vận chuyển cũng như những vấn đề có tính chất nghiệp vụ có tính chất kỹ thuật khác. ĐÃ là hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng tàu biển quy định trong Bộ Luật hàng hải ngày 30-6-1990 (từ điều 116 đến điều 130): Thể lệ vận chuyển hành khách thuỷ nội địa ban hành kèm theo quyết định 1036- QĐ/VT ngày 12 -6-1990 của Boọ giao thông vận tải và bưu điện (gồm 29 điều). Thể lệ vận chuyển hành khách công cộng bằng ô tô ban hành kèm theo quyết định số 1691- QĐ/VT ngày 1-9-1990 của Bộ giao thông vận tải và bưu điện (gồm 51 điều). Vì vậy những quy định chung của Bộ Luật dân sự được áp dụng trong mọi trường hợp có vận chuyển hành khách.

Do tính chất đặc thù nên Bộ Luật dân sự không quy định đối tượng của hợp đồng như trong các hợp đồng dân sự thông dụng khác. Để cho phù hợp với thực tế, vấn đề hình thức có thể đươc ghi nhận bằng lời nói, văn bản, vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng (điều 531).

nghĩa vụ của các bên được Luật quy định như sau.

- Đối với bên vận chuyển (điều 532): nghĩa vụ chủ yếu của bên vận chuyển là chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đúng giờ văn minh lịch sự và bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, không chở quá trọng tải và bảo đảm đủ chỗ ngồi cho khách theo quy định của Pháp luật, bảo đảm thời gian xuất phát theo quy định hoặc theo thoả thuận, chuyên chở hành lý và trả lại hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại thời điểm thoả thuận theo đúng thời gian lộ trình...

- Đối các hành khách (điều 534): nghĩa vụ của hành khách là trả đủ cuớc phívận chuyển kể cả cước phí vận chuyển hành khách quá mức theo quy định của thể lệ vận chuyển và phải tự bảo quản hành lý mang theo người, phải có mặt tại thời điểm xuất phát đúng thời gian thoả thuận: tôn trọng, chấp hành các quy định của bên vận chuyển về đảm bảo an toàn giao thông.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Theo nguyên tắc chung khi tính mạng, sức khoẻ, hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thuờng. Tuy nhiên điểm cần lưu ý ở đây là: mặc dù hình thức là vận chuyển hành khách nhưng trong quá trình áp dụng riêng của Luật này các toà ánghĩa vụ nhân dân thường áp dụng trách nhiệm ngoài hợp đồng mà không áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Việc vận dụng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của hành khách một cách kịp thời và nhanh chóng nhất, nhằm khắc phục mọi hậu quả có thể xảy ra. Bởi lẽ nếu áp dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thì trong nhiều trường hợp hành khách rất khó chứng minh hành vi trái Pháp luật và có lỗi của bên vi phạm .

Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra nếu thiệt hại đó hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp có quy định khác. Ngoài ra nếu hành khách vi phạm điều kiện đã thoả thuận hoặc các quy định của thể lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc cho người thứ ba, thì hành khách đó phải bồi thuờng những thiệt hại đã xảy ra (điều 536).

Hợp đồng vận chuyển tài sản (từ điều 538 đến điều 549)

Đặc điểm pháp lý cơ bản (được quy định tại tiểu mục 2 mục 8 là):

- Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cần vận chuyển cho bên vận chuyển để bên vận chuyển có thể vận chuyển chuyển dịch tài sản đó tới 1 địa điểm đã định theo thoả thuận. Việc vận chuyển được hiểu là sự chuyển dịch cơ học trong 1 không gian với 1 khoảng thời gian nhất định.

- Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Đặc điểm giống nhau của hợp đồng vận chuyển tài sản với một số hợp đồng dân sự thông dụng khác được quy định trong Bộ Luật dân sự (ví dụ: hợp đồng mua bán trao đổi tài sản, tặng cho tài sản, thuê tài sản, mượn tài sản ... ) là ở chỗ: đều có việc chuyển giao tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Song nó không giống như hợp đồng mua bán trao đổi tặng cho tài sản là chuyển giao nhằm mục đích sở hữu, cũng không giống nhhư hợp đồng thuê mượn tài sản là hợp đồng nhằm mục đích sử dụng khai thác công dụng tài sản trong 1 thơì gian xác định, cũng không giống hợp đồng gửi giữ là việc chuyển giao tài sản chỉ nhằm mục đích gửi giữ.

Việc chuyển giao tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản thực chất chỉ là tạm thời chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên vận chuyển trong thời gian bên vận chuyển làm nghĩa vụ chuyển dịch.

Tiền cước phí trong hợp đồng vận chuyển tài sản không phải là phần giá trị tài sản mà chính là tiền công lao động của bên vận chuyển tài sản sau khi hoàn thành nghĩa vụ thoả thuận.

So sánh với hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng ô tô theo quyết định số 1690- QĐ/VT ngày 15-9-1990 của Bộ giao thông vận tải bao gồm 43 điều; chương V Bộ Luật hàng hải Việt Nam ngày 10-6-1990 về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển (gồm 55 điều, từ điều 61 đến 115)... thì các quy định tại tiểu mục 2 mục 8 chương II Phần thứ 3 Bộ Luật dân sự chỉ quy định những vấn đề vận chuyển tài sản theo nguyên lý chung và có tính chất pháp lý dân sự thuần tuý.

Từ những đặc điểm pháp lý trên hợp đồng vận chuyển tài sản có những nội dung cơ bản sau:

- Về hình thúc hợp đồng : có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Việc vân chuyển tài sản có vận đơnghĩa vụ thì vận đơnghĩa vụ là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng (điều 539). Bộ Luật dân sự không quy định chi tiết về vận đơn như Bộ Luật hàng hải (từ điều 80 đến điều 88).

- Việc giao tài sản được quy định chi tiết tại điều 549, bên thuê vận chuyển phải chịu chi phí bốc xếp. Bên thuê vận chuyển còn phải chịu chi phí do bên vận chuyển do bên vận chuyển chậm giao hàng hoặc chậm tiếp nhận.

- Cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận hoặc do Pháp luật quy định (nếu Pháp luật có quy định thì áp dụng mức cước phí do Pháp luật quy định). Theo thông lệ bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển khi tài sản đã được chuyển lên phương tiện, trừ khi có thoả thuận khác (Điều 514).

- Bên vận chuyển ngoài những quyền và nghĩa vụ thông thường còn có quyền kiểm tra sự xác thực của tài sản cũng như của vận đơnghĩa vụ (khoản 1 Điều 543), và có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tài sản theo quy định của pháp lý (khoản 4 Điều 542). Đối với bên thuê vận chuyển cũng có những quyền riêng như có quyền trự tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại số tài sản đã thuê vận chuyển (khoản 2 Điều 545) và có nghĩa vụ trông coi tài sản nếu các bên có thoả thuận (khoản 2 Điều 544). Nếu bên thuê vận chuyển tự trông coi tài sản, mà tài sản bị mất mát hư hỏng thì bên vận chuyển không chịu trách nhiệm. Bộ Luật dân sự không có quy định chi tiết về vấn đề áp tải như quyết định số 1690 của Bộ Giao thông vận tải (từ Điều 34 đến Điều 37).

- Về việc trả tài sản cho bên nhận, nếu tài sản đã điều vận chuyển đến đúng địa điểm trả đúng thời hạn nhưng không có bên nhận, thì bên vận chuyển có thể gửi tài sản đó vào một nơi nhận giữ. Chi phí gửi giữ do bên thuê vận chuyển phải chịu. Nghĩa vụ trả tài sản hoàn thành khi bên vận chuyển hoặc bên nhận tài sản biế việc gửi (khoản 3 Điều 546). Ngoài ra bên vận chuyển còn không phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại như mất mát, hư hỏng, bị huỷ hoại do bất khả kháng nếu hai bên không có thoả thuận khác (khoản 3 Điều 549).

- Bên nhận tài sản ngoài những quyền và nghĩa vụ thông thường còn có nghĩa vụ xuất trình cho bên vận chuyển vận đơnghĩa vụ hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền được nhận tài sản của mình, nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận (khoản Điều 547) và có quyền kiểm tra chất lượng, số lượng tài sản. Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí phát sinh do phải chờ đợi nếu bên vận chuyển chậm giao, trực tiếp yêu cầu hoặc báo cho bên thuên vận chuyển yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hai nấu tài sản bị mất hoặc hư hỏng.

9. Hợp đồng gia công (Điều 550 đến Điều 561).

 

Quyền và nghĩa vụ pháp lý quy định trong hợp đồng gia công liên quan đến nguyên vật liệu dùng để gia công. Nếu nguyên vật liệu của bên đặt gia công thì tính chất chuyển giao tài sản sẽ là bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu thoo từ bên đặt gia công và chuyển giao lại cho bên đặt gia công sản phẩm theo yêu cầu khi đặt gia công. Trong trường hợp này số tiền mà bên nhận gia công được nhận chỉ là tiền công của bên nhận gia công. Còn việc chuyển giao tài sản từ bên nhận gia công sang bên đặt gia công tương tự như hợp đồng mua bán. Số tiền mà bên nhận gia công nhận là giá trị nguyên vật liệu và tiền công lao động. Cả hai khoản tiền này có thể coi là giá trị của hợp đồng như trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán được thể hiện ở những điểm sau đây:

- Về được của hợp đồng là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp lý có quyết định. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng khi hai bên thoả thuận giao kết hợp đồng là chưa có thực mà chỉ theo mẫu, theo tiêu chuẩn nhất định. Do đó nếu bên đặt gia công (trong trường hợp không có nguyên vật liệu) đồng ý với sản phẩm sẵn có của bên nhận gia công thì đó lại là hợp đồng mua bán.

- Quyền và nghĩa vụ của bên đạt gia công: ngoài nghĩa vụ giao nguyên vật liệu, trả tiền công, thì bên đặt gia công còn có nghĩa vụ chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng. Bên đặt gia công có quyền nhận sản phẩm, đơnghĩa vụ phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm hợp đồng (Điều 552 đến Điều 553). Đối với bên nhận gia công ngoài các yêu cầu chuyển giao nguyên vật liệu đúng số lượng và chất lượng, nhận tiền công theo phương thức đã thoả thuận thì có nghĩa vụ chủ yếu là bảo quản nguyên vật liệu đã nhận do bên đặt gia công cung cấp. Nếu trong hợp đồng mà gửi giữ là nghĩa vụ chính thì gia công là nghĩa vụ phụ; báo cho bên đặt gia công về chất lượng nguyên vật liệu không bảo đảm, nếu không báo hoặc từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đã tạo ra, ngoài ra bên nhận gia công còn có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về giá trị tài sản nếu thực hiện bằng nguyên vật liêụ của mình, hoàn trả co bên đặt gia công số nguyên vật liệ còn lại sau khi hoàn thành hợp đồng .

- Trách nhiệm rủi ro: do tính chất và đặc thù riêng nên Luật quy định người nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu đó, nếu các bên không có thoả thuận khác. Khi sản phẩm gia công chậm giao hoặc chậm nhận phải chịu rủi ro xảy ra trong thời gian chậm. Nếu bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm nhưng sản phẩm đó được tạo ra từ bên đặt gia công thì bên đặt gia công phải chịu rủi ro đó. Nghĩa là vẫn phải thanh toán toàn bộ giá trị sản phẩm cho bên nhận gia công bao gồm giá trị nguyên vật liệu và tiền công (điều 556). Các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chậm nhận chậm giao san phẩm quy định tại điều 558 Bộ Luật dân sự .

- Việc trả tiền công: ngoài quy định thông thường tại khoản 1,2 điều 560, thì Luật còn quy định nét đặc thù của việc trả tiền công trong hợp đồng gia công là bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công nếu sản phẩm làm ra không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu và sự chỉ dẫn kỹ thuật không hợp lý của bên đặt gia công (khoản 3điều 560).

10- Hợp đồng gửi giữ tài sản (từ điều 562 đến điều 570)

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ là:

- Việc chuyển giao tài sản từ bên gửi sang bên nhận chỉ giữ 1 khoảng thời gian xác định, bên nhận giữ chỉ có quyền chiếm giữ, trông coi tài sản mà không có bất cứ quyền nào khác đối với tài sản .

- Tiền công trong hợp đồng gửi giữ là tiền thù lao trông giữ tài sản mà bên gửi giữ hoặc bên nhận khi trả hoặc nhận tài sản tuỳ theo thoả thuận. Việc nhận giữ không có thù lao (tiền công) không làm thay đổi bản chất pháp lý của hợp đồng gửi giữ. Khi có tranh chấp vẫn áp dụng như hợp đồng gửi giữ có thù lao.

Trong hợp đồng gửi giữ, hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản (hoặc văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước ). Giấy biên nhận giữ, phiếu nhận giữ là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng (điều 563).

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên gửi bao gồm: bên có quyền lấy lại tài sản bất cứ lúc nào nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, có quyền được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất mát hư hỏng (điều 565) bên gửi giữ ngoài nghĩa vụ trả tiền công còn có nghĩa vụ báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và những biện pháp bảo quản thích hợp. Nếu không thông báo mà tài sản bị tiêu huỷ hư hỏng thì phải tự chịu trách nhiệm (điều 564).

Đối với bên nhận giữ tài sản ngoài nhiệm vụ thông thuờng như trả lại tài sản. Bồi thường thiệt hại nếu có lỗi làm mất mát hư hỏng tài sản, bên nhận giữ còn có nghĩa vụ báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ tiêu huỷ thư hỏng tài sản và có quyền thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo quản, nhận các thanh toán hợp lý cho chi phí này (điều 566). Ngoài ra bên ggiữ còn có quyền bán tài sản có nguy cơ bị hư hỏng tiêu huỷ. Bên nhận giữ phải trả tiền công đó cho bên gửi sau khi trừ đi tiền công gửi giữ và những chi phí hợp lý để bán tài sản (điều 567).

Khi hết hạn hợp đồng bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và hoa lợi nếu có. Trong trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản kể từ thời điểm chậm trả. Bên giữ còn phải chiu rủi ro đối với tài sản do chậm giao trả lại. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản. Nếu các bên không có thoả thuận trước về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công. Trong trường hợp bên gửi không trả đủ tiền công, thì bên giữ có quyền giữ lại tài sản cho đến khi nhận đủ tiền công hoặc bồi thường thiệt hại (quy định tại điều 568 đến điều 570).

11 - Hợp đồng bảo hiểm (từ điều 571 đến 581)

Đặc điểm pháp lý chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm là:

- Bên mua bản hiểm phải đóng bảo hiểm phí (tiền mua bảo hiểm).

- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bồi thường theo thoả thuận trước cho bên được bảo hiểm.

- Đối tưọng của bảo hiểm được Bộ Luật dân sự quy định gồm con người và tài sản trách nhiệm dân sự và đối tượng khác theo quy định của Pháp luật (điều 573). Tính đặc thù của hình thức hợp đồng bảo hiểm là hình thức giao kết hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơnghĩa vụ bảo hiểm là bằng chứng của giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Bộ Luật dân sự quy định hợp đồng bảo hiểm gồm bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.

- Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thỏ thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức bảo hiểm. Ví dụ: quy tắc bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh ban hành kèm theo quyết định số 06- TC/QĐ ngày 17-1-1990 của Bộ tài chính. Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn ban hành kèm theo quyết định số 06-TC/QĐ ngày 17-1-1990 của Bộ tài chính. Quy tắc bảo hiểm vật nuôi ban hành kèm theo quyết định số 325 - TC/BH ngày 27-10-1987 của Bộ trưởng Bộ tài chính...

- Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc là hợp đồng do Pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức bảo hiểm và các bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Ví dụ: quy tắc bảo hiểm tai nạn lao động ban hành kèm theo quyết định số 383- Tặ CHỉC ngày 24-12-1987 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Nghị định số 30 - HĐBT ngày 10-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về chế độ bảo hiểm trách nhiệm của xe cơ giới.

Trong các điều Luật cụ thể của mục 11 không quy định chi tiết các vấn đề có tính chất nghiệp vụ mà chỉ khái quát những vấn đề có tính chất pháp lý .

Về sự kiện bảo hiểm: điều 575 quy định đó là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận (trước khi xảy ra trong thực tế) hoặc Pháp luật quy định mà khi sự kiện xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.

Về phí bảo hiểm: đây là căn cứ chủ yếu để xác nhận việc giao kết hợp đồng. Phí bảo hiểm được hiểu là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm. Thời hạn đóng phí có thể theo thoả thuận Pháp luật quy định. Có thể đóng 1 lần hoặc theo định kỳ. Về nguyên tắc chung không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt (điều 576).

Về việc trả tiền bảo hiểm: Khi đã xảy ra sự kiện bảo hiểm, thì bênbảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận. Nếu không có thoả thuận về thời hạn, thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gianước chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền. Bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm hoặc được giảm tiền trả tuỳ thuộc lỗi và tính chất của bên được bảo hiểm (điều 580).

Về việc chuyển yêu cầu bồi hoàn: trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm về nguyên tắc người trực tiếp gây thiệt hại phải bồi thường, nhưng bên bảo hiểm trả tiền cho bên được bảo hiểm, thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người đã trực tiếp gây ra thiệt hại (người thứ ba) bồi hoàn lại khoản tiền mà bảo hiểm đã trả. nghĩa vụ của bên được bảo hiểm trong trường hợp này là những vấn đề liên quan đến số tiền chênh lệch được quy định tại điều 581. Quy định này của Bộ Luật dân sự nhằm bảo vệ 1 cách công bằng quyền của bên được bảo hiểm, nếu người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại.

12- Hợp đồng uỷ quyền (từ điều 585 đến 594)

Đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng uỷ quyền là:

- Bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc cho bên uỷ quyền nhưng không phải nhân danh bên uỷ quyền .

- Bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc Pháp luật có quy định .

Bản chất của hợp đồng uỷ quyền là thực hiện công việc nhân danh nggười khác. Vì vậy hình thức của hợp đồng phải được lập thành văn bản (không có hình thức miệng). Trong trường hợp Pháp luật có quy định hoặc có thoả thuận thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền (điều 586). Thời han của việc uỷ quyền do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận và Pháp luật cũng không quy định thì hợp đồng uỷ quyền chỉ có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền .

Về nguyên tắc, bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền cho người khác nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc Pháp luật có quy định. Hình thức của hợp đồng uỷ quyền lại phù hựp với hình thức hợp đồng ban đầu, phạm vi của hợp đồng lại cũng không vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu (điều 588).

Ngoài việc quy định những quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên trong hợp đồng uỷ quyền, thì hợp đồng uỷ quyền từ điều 589 đến 592 Luật cũng ghi nhận những nguyên tắc pháp lý trong mối quan hệ với người thứ ba, để bảo vệ lợi ích của người thứ ba trong loại giao dịch này Luật quy định rõ bên được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thông báo cho người thứ ba (người giao dịch trực tiếp với bên được uỷ quyền ) biết về thời hạn, phạm vi đuợc uỷ quyền và việc sửa đổi bổ sung phạm vi uỷ quyền ( nếu có). Trong trường hợp bên uỷ quyền đơnghĩa vụ phương đình chỉ thực hiện hợp đồng với bên được uỷ quyền ( không biết có thù lao hay không có thù lao), thì bên uỷ quyền có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền đơnghĩa vụ phuơng đình chỉ hợp đồng. Nếu không thông báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực đối với việc uỷ quyền, bên uỷ quyền vẫn phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về hợp đồng bị đình chỉ.

Việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu là uỷ quyền có thù lao. Trong trường hợp không có thù lao, thì bên uỷ quyền phải báo trước trong 1 thời gian hợp lý (điều 598).

Viii- vấn đề bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong bộ Luật dân sự

1- Khái niệm phân loại nghĩa vụ dân sự

Định nghĩa chính thống vê nghĩa vụ dân sự được đưa ra tại điều 285 của Bộ Luật dân sự, theo đó nghĩa vụ dân sự là 1 quan hệ mà theo quy định của Pháp luật một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ ) phải làm công việc hoặc không được làm 1 công việc vì lợi ích của 1 hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có quyền ).

Điều dễ nhận thấy là định nghĩa về nghĩa vụ dân sự của Bộ Luật dân sự quy định chỉ bao gồm các khía cạnh pháp lý mà không chứa đựng nội dung kinh tế xã hội với nhiều quan hệ đa dạng, phong phú liên quan đến mọi mặt đời sống thường ngày.

Quan hệ nghĩa vụ dân sự chính là tiền đề của giao lưu dân sự nói chung, không chỉ đơnghĩa vụ thuần chỉ về mặt tài sản (chuyển giao một tài sản thực hiện một dịch vụ... ). Điều này thể hiện tại điều 1 là Bộ Luật dân sự điều chỉnh không chỉ quan hệ tài sản mà còn cả quan hệ nhân thân. Như vậy, một số quan hệ về nhân thân ngoài tài sản cũng là đối tưọng của nghĩa vụ dân sự. ĐIều rõ ràng là Bộ Luật dân sự cũng có 1 mục với 22 điều (từ điều 26 đến điều 47) quy định các quyền nhân thân mà mọi người cá nhân tổ chức có nghĩa vụ tôn trọng. Như vây, nội dung của nghĩa vụ dân sự còn bao gồm nghĩa vụ kiềm chế hành vi không mang tính tài sản mà liên quan đến quyền nhân thân, vấn đề đặt ra ở đây là nghĩa vụ mang tính nhân thân đó phát sinh khi nào.

Có quan điểm cho rằng, quan hệ nhân thân chỉ phát sinh khi quyền nhân thân bị xâm phạm. Theo chúng tôi quan hệ Pháp luật dân sự mang tính nhân thân luôn tồn tại mà không chỉ phát sinh khi các quyền nhân thân bị xâm phạm. ĐIều đó có Nghĩa là Pháp luật dân sự nói chung, Bộ Luật dân sự nói riêng không chỉ điều chỉnh mà còn bảo vệ các quan hệ nhân thân, vì một lẽ đơnghĩa vụ giản là người ta chỉ vi phạm nghĩa vụ và cần thiết phải bảo vệ nếu quyền nhân thân đó tồn tại truức khi bị xâm phạm.

Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng phù hợp các xu hướng mở cửa các quyền nhân thân được Pháp luật bảo vệ trong xã hội hiện đại. Bộ Luật dân sự khẳng định rất nhiều quyền nhân thân của cá nhân trong cộng đồng, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay mà không chỉ dừng ở việc bảo vệ sức khoẻ, tính mạng tài sản danh dự nhân phẩm mà trước đây chúng ta thường nghĩ. Vì vậy, đối tượng của nghĩa vụ là các quyền nhân thân đã được khẳng định và chiếm vị trí quan trọng trong Bộ Luật dân sự .

Tất cả những điều đó cho phép khẳng định, nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự có thể khẳng định nghĩa vụ tài sản và nghĩa vụ mang tính nhân thân. Có thể khẳng định khái niệm chi tiết về nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự là quan hệ Pháp luật mang tính tài sản gắn với giao lưu về tài sản và trong trường hợp Bộ Luật dân sự có quy định thì còn bao gồm cả quan hệ nhân thân không mang tính tài sản, theo đó người có quyền được phép yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện 1 hoặc nhiều hành vi nhất định.

Việc làm sáng tỏ nghĩa vụ dân sự bao gồm cả quan hệ nhân thân không mang tính tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong khi nghiên cứu vấn đề nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng, bởi vì 1 phần đáng kể nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng có đặc tính nhân thân không mang tính tài sản .

Tất cả các quan hệ nghĩa vụ dân sự theo khái niệm được đưa ra trên đây có thể phân làm 2 loại: mang tính tài sản và mang tính nhân thân phi tài sản. Mỗi 1 loại có thể chia thành nghĩa vụ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, phụ thuộc vào căn cứ phát sinh là hợp đồng hay ngoài hợp đồng .

nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng là nghĩa vụ dân sự trong đó giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng mà chỉ có các quyền và nghĩa vụ do Pháp luật quy định, nảy sinh từ quan hệ có sẵn và từ sự kiện có hành vi xâm phạm quyền đó.

Trong tất cả các căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 13 của Bộ Luật dân sự có thể nói ngoài căn cứ thứ nhất giao dich dân sự hợp pháp thì tất cả các căn cứ khác đều làm phát sinh nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng (quy định của toà ánghĩa vụ cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, sự kiện pháp lý sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại do hành vi trái Pháp luật, thực hiện công việc không có uỷ quyền ...)Tuy nhiên, sẽ sai lầm nếu khẳng định một cách tuyệt đối rằng nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng loại trừ bất cứ mối quan hệ hợp đồng nào giữa các bên. Chẳng hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng tài sản sức khoẻ của hành khách (khoản 1 điều 536) là nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng, mặc dù giữa hành khách và người vận chuyển có mối quan hệ hợp đồng, chính vì sức khoẻ, tính mạng của cá nhân được bảo vệ bằng Pháp luật không phải bằng hợp đồng. Tương tự như vậy, việc bồi thường thiệt hại cho bên thuê nhà ở trong trường hợp bên cho thuê không sửa chữa bảo dương nhà cho thuê (khoản 3điều 491) cũng là nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng không phụ thuộc vào quan hệ dân sự giữa 2 bên.

2- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ Luật dân sự có đực điểm sau đây:

1) Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của Pháp luật (quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của chủ thể) không có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vi bất hợp pháp của các bên do lỗi cố ý hoặc vô ý.

2) Các quyền và nghĩa vụ pháp lý hoàn toàn do Pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách nhiệm các bên trong quan hệ Pháp luật này không có quan hệ với nhau. Trong các trường hợp có quan hệ hợp đồng nhưng nếu có việc gây thiệt hại không liên quan gì đến việc thực hiện ngoài hợp đồng thì đó cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Từ 2 đặc điểm pháp lý trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ 4 điều kiện sau:

- có thiệt hại xảy ra: Đây là điều kiện tiền đề của trách nhiệm bồi thường bởi lẽ mục đích của trách nhiệm bồi thường là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại nên trách nhiệm thường gắn liền với việc bồi thuờng thiệt hại (bằng tài sản hoặc bằng tiền) những thiệt hại đã xảy ra. Thiệt hại phải là sự giảm sút, mất mát lợi ích vạt chất thực tế (hoặc những chi phí hợp lý để ngăn chặn hạn chế và phát triển). Thiệt hại phải khách quan và không được suy diễn chủ quan (điều 612). Ngoài những thiệt hại về vật chất còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các tiệt hại về tinh thần khác được Luật bảo vệ theo quy định tại các điều ừ 613 đến 615. ĐIểm mới trong cách tính thiệt hại trong Bộ Luật dân sự là tuỳ trường hợp, toà ánghĩa vụ có thể quyết định bồi thường một khoản tiề để bù đắp tổn thất về tinh thần (khoản 4điều 613,614 và khoản 3 điều 615).

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp lý : Theo quy định chung của Pháp luật mọi công dân, tổ chức.. có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản danh dự... Một người có hành vi xâm phạm đến những quyền tuyệt đối này đều bị coi là hành vi trái Pháp luật dù họ có lỗi cố ý hay vô ý, thậm chí ngay cả những trường hợp không có lỗi.

 

- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái Pháp luật : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp tất yếu của hành vi trái Pháp luật. Đấy là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoản thời gian xác định.

- Người gây thiệt hại có lỗi: Lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ nhân thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi trong trách nhiệm dân sự có thể là được suy đoán, vì người có hành vi trái Pháp luật về nguyên tắc chung là có lỗi. Người có hành vi trái Pháp luật gây thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng) và những trường hợp khác Pháp luật có quy định tuy người gây thiệt hại không có lỗi nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ví dụ: khoản 3 điều 627).

 

Việc áp dụng khái niệm lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm được bộ Luật dân sự quy định tại điều 309, Trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Pháp luật có quy định khác. ĐIều 309 cũng phân chia lỗi làm 2 loại: cố ý và vô ý, đồng thời cũng làm rõ 2 khái niệm này, Như vậy khái niệm Lỗi vô ý nặng, vô ý nhẹ hoặc vô ý nghiêm trọng được đặt ra tranh luận khi xây dựng Dự thảo Bộ Luật cũng như thực tiễn xét xử tranh chấp dân sự hiện nay đã không được Bộ Luật chấp nhận và như vậy là không có ý nghĩa khi áp dụng Bộ Luật khi áp dụng Bộ Luật với quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng .

Mặt khác, cũng phải thấy rằng, mặc dù điều 309 chia lỗi thành 2 mức độ như vậy, nhưng hầu như ý nghĩa của sự phân chia này không được thể hiện trong các quy định về bồi thường thiệt hại ỏ mục 3 chương V phần thứ ba, trừ điều 619 nhắc đến lỗi của người dùng rượu hoặc các chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tính trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình mà gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thuờng thiệt hại. Tuy vậy đối các mọi trường hợp quy định cụ thể tại mục này việc phân định lỗi cố ý hoặc vô ý ảnh hưởng đến mức độ chịu trách nhiệm được quy định tại khoản 2điều 610 trong đó coi yếu tố lỗi vô ý là mức độ giảm bồi thường khi gây thiệt hại quá lớn.

Như vậy, trừ trường hợp quy định tại điều 619, sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý không có ý nghĩa trong việc xác định hoặc loại trừ trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại.

Từ sự phân tích các quy định của Bộ Luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chúng ta thấy có điểm cần lưu ý sau:

Các điều từ 617 đến 633 (trừ điều 625) đều không nhắc đến yếu tố lỗi của người gây thiệt hại với tinh chất là căn cư để xác định việc bồi thuờng mà chỉ quy định yếu tố lỗi của người bị thiệt hại là căn cứ để loại trừ trường hợp này. Một số ý kiến cho rằng giữa các quy định về lỗi của người gây thiệt hại trong các trường hợp cụ thể và quy định lỗi của người gây thiệt hại. ĐIều 609 là không thật logic. Sẽ hợp lý hơn nếu chỉ quy định theo 1 trong 2 hướng: Nếu người gây thiệt hại có lỗi thì phải bồi thường theo nguyên tắc của điều 609 mà không cần xem xét yêú tố lỗi của người bị thiệt hại. Còn nếu người bị thiệt hại có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra đối với mình thì việc xác định lỗi của người gây thiệt hại là thừa.Không có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường. Thực ra theo chúng tôi ý kiến này chưa chính xác ở chỗ; Điều 619 tiếp theo điều 309 quy định nguyên tắc chung trong đó yếu tố lỗi là cơ bản để xác định trách nhiệm dân sự, còn các điều từ 617 đến 633 là những quy định cụ thể, khi áp dụng phải đối chiếu với điều 309 và 619. Chính và lẽ đó, với mục đích tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại cho nên Bộ Luật dân sự đặt ra vấn đề suy đoán lỗi của người thực hiện hành vi gây thiệt hại nói ở mục 3 chương V phần thứ ba. Trong mọi trường hợp nói tại mục này, việc chứng minh tính trái Pháp luật của hành vi thiệt hại và mối quan hệ của nó với hành vi gây thiệt hại là yếu tố đủ để buộc phải bồi thuờng. Người gây thiệt hại muốn giải trừ trách nhiệm, thì phải chứng minh mình không có lỗi hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên gây thiệt hại ( khoản 3 điều 309).

Thực tế chứng minh việc có lỗi (hoặc không có lỗi) là vấn đề cực kỳ phức tạp, không phải lúc nào cũng thực hiện được. Không phải ngẫu nhiên mà khoản 3 điều 309 nói trên quy định nghĩa vụ chứng minh về lỗi là nggười gây thiệt hại như là một sự bổ sung nghĩa vụ của người đó. Trong trường hợp không đủ bằng chứng, căn cứ để xác định yếu tố lỗi, toà ánghĩa vụ xuất phát từ các quy định của Bộ Luật dân sự về suy đoán lỗi của người có hành vi trái Pháp luật gây thiệt hại mà buộc người đó phải bồi thường. Chúng tôi nghĩ như thế là công bằng thoả đáng.

Phân tích các quy định của Bộ Luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chúng tôi cho rằng, cần đặc biệt lưu ý điều 627. Mặc dù Luật này nằm lẫn giữa các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng đây là quy định mang tính nguyên tắc liên quan đến vấn đề lỗi mà chúng tôi đang xem xét. Khoản 3 điều này quy định; chủ sở hữu người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thuờng thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại.

B) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp Pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tuy là quy định về bồi thường thiệt hại cụ thể, nhưng xét về tính chất, ý nghĩa của nó thì điều 627 có vị trí quan trọng ngang bằng điều 609 là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, mặc dù trên 1 mức độ nào đó, nó là trường hợp cá biệt, cụ thể hoá điều 309 là điều Luật nêu khả năng dự liệu; Pháp luật có thể quy định về việc xác định trách nhiệm dân sự không phụ thuộc yếu tố lỗi.

Xuất phát từ những điều đã nói trên đây, chúng tôi thấy cần có sự phân loại của mục 3 chương V phần thứ ba về bồi thường thiệt hại trong 1 số trương hợp cụ thể thành các quy định chung và các quy định cụ thể. Mối liên hệ giữa quy định chung và quy định cụ thể khhi áp dụng là ở chỗ: Khi áp dụng 1 quy định về bồi thường thiệt hại cụ thể, nhất thiết phải vận dụng cả quy định mang tính chất chung của mục này, nói cách khác, cấu thành của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng bao gồm những yếu tố được thể hiện tại quy định chung và quy định riêng tại mục này.

Các quy định chung bao gồm:

- Điều 617 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

- Điều 618 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp bách.

- Điều 620 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại do nhiều người gây ra.

- Điều 621 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.

- Điều 627 về bồi thuờng thiệt hại trong trường hợp nguy hiểm cao độ gây ra.

Các quy định còn lại (các điều 619,622,623,624,625,626,627,628,629,630,631,632,633) đều là quy định riêng, thực sự là quy định về các trường hợp cụ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . Sự phân loại này có ý nghĩa cơ sở cho việc lựa chọn áp dụng quy định Pháp luật về bồi thuờng thiệt hại. Chẳng hạn khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (theo sự phân loại của chúng tôi là quy định riêng, cụ thể) thì không chỉ căn cư vào điều 622 mà phải xem xét cả các quy định chung tại các điều 627,609,617,618,620,621 để xác định việc bồi thuờng.

Nhân đây chúng tôi xin dừng lại ở điều 623 về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Khác với các quy định khác tại mục này, điều 623 không quy định lỗi của người tiêu dùng là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh. Như vậy, phải chăng có sự suy luận là người sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào lỗi. ĐIều này cũng phù hợp với xu hướng điều chỉnh các quy định Pháp luật dân sự của nước là tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong điều kiện phát triển mạnh mẽ về kinh tế hàng hoá, nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh bằng cách coi việc đưa ra thị trường tiêu dùng các hàng hoá kém phẩm chất, gây thiệt hại cho người tiêu dùng là căn cứ để rằng buộc trách nhiệm của họ.

Tuy nhiên, suy luận trên đây chưa dựa vào quy định Pháp luật cụ thể. Chắc chắn rồi đây, qua thực tiễn áp dụng vấn đề này sẽ đuợc hướng dẫn thêm 1 số văn bản về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà chúng tôi đang soạn thảo.

3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hợp đồng

Từ sự phân tích ban đầu về trách nhiệm dân sự trên đây, cần thiết phải làm rõ các khái niệm phân loại 2 loại trách nhiệm: Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hợp đồng .

Trước hết trong nghĩa vụ hợp đồng, thiệt hại là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm còn đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng thì thiệt hại đồng thời là nghĩa vụ của trách nhiệm.

Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo nghĩa vụ ngoài hợp đồng thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ, nhưng đối với nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại ngược lại, không giải phóng được người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế (giao vật, thực hiện công việc)( điều 311, 312).

Thứ ba, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng được Pháp luật quy định bắt buộc thực hiện còn trách nhiệm hợp đồng có thể do các bên thoả thuận (điều 428,429,430,471,487...).

Thứ tư, Theo nghĩa vụ hợp đồng mức bồi thường có thể nâng hơn mức thiệt hại (điều 397) còn mức bồi thường theo nghĩa vụ ngoaì hợp đồng chỉ có thể bằng mức thấp hơn mức thiệt hại (điều 610).

Thứ năm, nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng chỉ làm phát sinh trách nhiệm bòi thường thiệt hại không thể áp dụng hình thức phat vi cảnh như nghĩa vụ hợp đồng .

Thứ sau, trong nghĩa vụ hợp đồng trách nhiệm dân sự có thể phát sinh cả khi do lỗi của người khác (điều 298) còn trong nghĩa vụ ngoài hợp đồng người vi phạm có thể chịu trách nhiệm cả khi không có lỗi nếu Pháp luật có quy định nhưng không chịu trách nhiệm về lỗi của người khac.

Cần nói thêm rằng Bộ Luật dân sự có quy định một số trường hợp cụ thể theo đó trách nhiệm ngoài hợp đồng tưởng như phát sinh từ lỗi của người khác (điều 622) về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, Điều 6223,624 về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra , điều 625 về bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý, điều 626 về bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra...)

Nhưng thực ra lỗi của trách nhiệm dân sự trong những trường hợp này là sưy đoán đương nhiên xuất phát từ trách nhiệm quản lý từ quan hệ đặc thù giữa những người gây thiệt hại và người chịu trách nhiệm (quy chế lao động, quy chế công chức...)

4- Vị trí nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng trong Bộ Luật dân sự .

a) Trong Bộ Luật dân sự chế định nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng được hệ thống hoá tại chương V phần thứ ba với tên gọi trach nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. ĐIều đó có thể dẫn đến sự hình dung rằng hình như Bộ Luật dân sự chỉ gây thiệt hại mới phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Thực ra không phải như vậy.

Qua phân tích cho thấy, quy định của Bộ Luật dân sự về nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng nằm rải rác trong nhiều chương mục, được quy định tại nhiều chế định khác thuộc phần những quy định chung. Phần tài sản và quyền sở hữu cũng như các phần cụ thể khác của Bộ Luật dân sự ví dụ:

- Người phát hiện vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu được trở thành chủ sở hữu nếu là động sản, được hưởng khoản tiền thưởng nếu là bất động sản (điều 247).

- Người tìm thấy vật bị chôn dấu, bị chìm đắm được hưởng tiền thưởng, nếu vật tìm thấy là cổ vật, di tích lịch sử, văn hoá, được hưởng 50% giá trị cổ vật, nếu vật được tìm thấy không phải là cổ vật, di tích lịch sử, văn hoá (điều 284).

- Người nhặt được vật bị rơi, bỏ quên được trở thành chủ sở hữu nếu vật đó có giá trị nhỏ, được hưởng 50% giá trị của vật nếu vật có giá trị lớn, được hưởng một khoản tiền thưởng nếu vật bị đánh rơi bỏ quên là cổ vật, di tích lịch sử, văn hoá (điều 249).

- Người bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc được thanh toán tiền công nuôi, giữ và các khoản chi phí khác, được hưởng 1 nửa số gia súc sinh ra hoặc toàn bộ hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu cố ý làm chết gia súc, gia cầm (điều 250, điều 251).

- Tài sản bị sử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sỏ hữu (điều 259).

- Tài sản bị trưng mua, bị tịch thu (điều 261,262).

Trong tất cả những trường hợp nói trên giữa các chủ thể không tồn tại nghĩa vụ trước khi xảy ra sự kiện do Bộ Luật dân sự quy định. Vì vậy cần công nhận đó là những vi phạm dân sự ngoài hợp đồng .

Một điều cần thùa nhận theo chúng tôi là tất cả các quan hệ liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu quy định tại các điều 263 đến 266 và 1 số điều khác (759,804,805...) cũng là những quan hệ thuộc nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hưu của 1 số người bị người khác chiếm hữu hoặc quyền sở hữu bị cản trở thực hiện trái Pháp luật thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người vi phạm phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền sở hữu. Rõ ràng là quyền yêu cầu của chủ sở hữu và tuơng ứng với quyền yêu cầu đó là nghĩa vụ của người vi phạm là cấu thành nội dung của nghĩa vụ dân sự. Việc quyền yêu cầu của chủ sở hữu là biện pháp mang tính pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu không làm thay đổi bản chất của vấn đề . Bởi vì đây là sự biến đổi từ quan hệ Pháp luật dân sự này sang quan hệ Pháp luật dân sự khác, từ quan hệ sở hữu chuyển thành quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Tính chất sở hữu của quan hệ sở hữu của chủ sở hữu. Trong tất cả các nghĩa vụ còn lại (tính xác định của chủ thể, căn cứ phát sinh của nghĩa vụ ) đều thể hiện 1 cách rõ ràng thống nhất tính chất của quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Các chủ thể của quan hệ Pháp luật được xác định cụ thể là chủ sở hữu (người chiếm hữu hợp pháp) và người xâm phạm quy định cụ thể, căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ do Bộ Luật dân sự quy định. Đây có sự hoà nhập, đan xem khó xác định danh giới giữa quan hệ Pháp luật dân sự về quyền sở hữu với quan hệ nghĩa vụ dân sự mà mà có một số ý kiến đề nghị một cách không hợp lý là cần phân tích một cách chia ly.

b) Khi phân tích về quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng chúng tôi bắt đàu từ phần thứ hai của chương Bộ Luật dân sự về tài sản và quyền sở hữu. Tuy nhiên, quy định về nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng được Bộ Luật dân sự thể hiện trước đó là tại chương V của phần thứ nhất về giao dịch dân sự .

Giao dịch dân sự tất nhiên sẽ làm phát sinh quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu đó là giao dịch dân sự hợp pháp, thoả mãn các điều kiện được quy định tại điều 131 là:

* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi ,

* Mục đích nội dung giao dịch không trái Pháp luật đạo đức xã hội ,

* Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện,

* Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của Pháp luật

Vấn đề đặt ra là trong trường hợp giao dịch vô hiệu thì làm phát sinh quan hệ gì. Tất nhiên đây không phải là quan hệ hợp đồng vì bản thân giao dịch hợp đồng không tồn tại từ giao kết (điều 146). Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu, nghĩa vụ dân sự hợp đồng đã được chuyển thành nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng và hậu quả pháp lý được quy định tại điều 146 và trong quy định về từng loại giao dịch vô hiệu (các điều từ 137 đến 142) đã thể hiện nội dung dân sự của nghĩa vụ ngoài hợp đồng .

c) Có vấn đề lý thú được đặt ra là trong các quy định của Bộ Luật dân sự về hợp đồng có thể có quan hệ nghĩa vụ về Pháp luật dân sự ngoài hợp đồng không. Lấy hợp đồng mua bán làm ví dụ, chúng ta thấy quy định quyền của bên mua được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi người thứ ba đòi tài sản thuộc sở hữu của mình (điều 436) là quy định về quan hệ không thuộc hợp đồng. Quan hệ nghĩa vụ giữa bên bán và bên mua bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi hợp đồng mua bán bị huỷ bỏ do đối tượng mua bán thuộc sở hữu cuả người thứ ba. Vì vậy , theo chúng tôi có căn cứ để nhận đó là nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng .

Xuất phát từ tính chất xã hội của quan hệ liên quan đến nhà ở, Bộ Luật dân sự quy định không ít quan hệ nghĩa vụ ngoài hợp đồng với hợp đồng thuê nhà ở như đã nói ở trên. Ví dụ, nghĩa vụ chấm dứt hợp đồng do thực hiện quy hoạch xây dựng nhà ở mà bị phá dỡ (điều 498): ở đây quan hệ giữa các tổ chức xây dựng và người thuê nhà là quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Các quan hệ thuê nhà là quan hệ nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyền ưu tiên ký hợp đồng thuê tiếp, ưu tiên mua nhà đang thuê (điều 494), quyền lưu cư (điều 499) cũng có tính chất tương tự. Mặc dù các bên có thể đưa ra các quy định này vào thành nội dung của hợp đồng, nhưng xét trên thực chất, quan hệ này do Luật định và phát sinh không phụ thuộc vào hợp đồng có nội dung hay không.

Xung quang vấn đề nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ quan hệ hợp đồng cũng có thể kể thêm về nghĩa vụ gắn liền với việc giao kết hợp đồng, khi bên đề nghị giao kết hợp đồng rút lại đề nghị một cách không có căn cứ thì phải chịu trách nhiệm tại điều 396.

d) Đối các quan hệ hợp đồng thì như vậy. Còn đối với giao dịch đơnghĩa vụ phương thì nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ hứa thưởng và thi có giải (điều 595-598).

Từ 1 ví dụ điển hình mà chúng tôi kể ra trên đây cho thấy quy định của Bộ Luật dân sự về nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng không chỉ được tập trung trong chương V phần thứ ba mà còn rải rác trong các phần khác của Bộ Luật dân sự, từ chương III (về thực hiện công việc không có uỷ quyền ), chương IV về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản được lợi về tài sản không có căn cứ Pháp luật của phần thứ ba đến các quy định về giao dịch dân sự của phần thứ nhất và căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sỏ hữu của phần thứ hai, Tuy nhiên, vấn đề không phải là tìm hiểu và chỉ ra các quy định của Bộ Luật về quan hệ nghĩa vụ mà quan trọng hơn là phải xác định giữa các quan hệ đó có những điểm gì chung để có thể liên kết trong 1 hệ thống không. Chúng tôi cho rằng nếu khẳng định được vấn đề này thì sẽ mang được ý nghĩa không chỉ về mặt học thuât mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Trước hết đó là căn cứ lựa chọn quy định của Bộ Luật dân sự để áp dụng giải quyết quan hệ pháp lý. Ví dụ, 1 tài sản của công ty là doanh nghiệp nhà nước được cho thuê, hết hạn hợp đồng mà người thuê vẫn chưa trả, công ty sẽ căn cứ vào quy định nào của Bộ Luật dân sự để đòi lại tài sản - khoản 2, điều 255 hay điều 487. Nếu chúng tài sản làm rõ điều 255 là quy định về quyền của chủ sở hữu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng thì đương nhiên trong trường hợp này không thể áp dụng khoản 2 điều này để đòi lại tài sản được chuyển giao theo hợp đồng thuê mà phải áp dụng điều 487.

Như đã nói trên đây, quan hệ Pháp luật dân sự ngoài hợp đồng có đặc điểm chung là phát sinh không phải từ hợp đồng. Đây là đặc điểm bao trùm. Tuy nhiên không phải đó là điểm chung duy nhất gắn chúng với nhau. Các quan hệ nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng còn có đặc điểm ổn định, tồn tại theo quy luật khách quan và hầu hết đều mang đặc tính là quy phạm mang tính chất biện pháp bảo vệ, giữ gìn sự phát triển bình thường của quan hệ tài sản (quyền sở hữu, chiếm hữu, thuê mượn, vận chuyển, gửi giữ...) và quan hệ nhân thân. Trong trường hợp sự phát triển cac quan hệ Pháp luật này bị phá vỡ thì quy định về nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng bảo đảm việc khôi phục quan hệ đó.

Các quy định của Bộ Luật dân sự về nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng về nguyên tắc đều là quy định bắt buộc tuân thủ.

5- Phân loại nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng

Như vậy nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

1. Theo mối liên hệ của chúng tôi với hợp đồng bao gồm:

a) nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ quan hệ hợp đồng giữa chính các bên hợp đồng (nghĩa vụ do gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách).

b) nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ việc chấm dứt quan hệ hợp đồng (gây thiệt hại về tài sản khi hết hạn hợp đồng, giao dịch vô hiệu... ).

c) nghĩa vụ phát sinh không gắn với hợp đồng (gây thiệt hại do hành vi trái Pháp luật, nghĩa vụ hoàn trả, thực hiện công việc không có uỷ quyền, xâm phạm quyền nhân thân, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu).

2. Theo đối tưọng nghĩa vụ mà Pháp luật bảo vệ gồm:

a) Bảo vệ tài sản

b) Bảo vệ quyền nhân thân

3. Theo căn cứ phát sinh bao gồm:

a) Theo quy định của Pháp luật

b) Theo giao dịch đơnghĩa vụ phương (thực hiện công việc không có uỷ quyền, hứa thuởng, thi có giải).

6- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 610)

Thiệt hịa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc về phương thức bồi thường. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường trong trường hợp do lỗ vô ý mà gây thiệt hại quá lớn So sánh với khả năng kinh tế trướ mát và lâu dài của mình.

Khi có căn cứ cho thấ mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường cho phù hợp.

7. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 611).

Trong thực tế, người gây thiệt hại có thể là bất kỳ ai, nhưng không phải người nào cũng có đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, Bộ Luật dân sự đã phân biệt năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân căn cứ vào lứa tuổi, năng lực hành vi và khả năng kinh tế của họ. Cụ thể là:

+ Người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

+ nhiều dưới mười năm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha me phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường cho con mà người con có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quyết định tại Điều 625 của Bộ Luật dân sự.

Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại, thì pphải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ tài sản để bồi thường, thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thực hiện mà có cá nhân tổ chức giám hộ thì cá nhân tổ chức giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì nhiều giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được là mình không có lỗi.

8. Xác định thiệt hại (Điều 612 đến 616).

Thiệt hại vừa là điều kiện xác định trách nhiệm dân sự, vừa là điều kiện cần thiết để ấn định mức bồi thường cho bên bị thiệt hại. Thực tiễn xét xử cho thấy việc xác định thiệt hại thường gặp nhiều khó khăn, hay xảy ra tranh chấp về mức thiệt hại. Do đó, khi quy định về vấn đề này Bộ Luật dân sự đã quy định cụ thể các trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm hại (Điều 612), thiệt hai do tính mạng sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 613 và 614), thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 615).

Để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại và của những người thân thiết gần gũi nhất của người đố, Bộ Luật dân sự đã quy định cụ thể về thời hạn được hưởng bồi thường do sức khoẻ, tính mạng bị xâm hại. Cụ thể như sau:

Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người đó được hưởng bồi thường đến khi chết. Nếu người bị thiệt hại chết thì những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cáap dưỡng trong thời hạn sau: Người chưa thành niên được hưởng bồi thường cho đến khi 18 tuổi, trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền trợ cấp cho đến khi chết.

9. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.

Bộ Luật dân sự quy định tương đối đầy đủ các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể xảy ra trong giao lưu dân sự, đó là các trường hợp:

+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chình đáng (Điều 617).

Phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp của người gây thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác vi phạm. Vì vậy, người gây thiệt hại không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người gây thiệt hại phải bồi thường.

+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Điều 618).

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh mọt nguy cơ thực tế đê doạ trực tiếp đến lợi ích của nhà nước và của tập thể, quyền và lợi ích của cá nhân mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết chỉ phải bồi thường cho người bị thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

+ Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra (Điều 619).

Người gây thiệt hại trong tình trạng do uóng rượi say hoặc dùng chất kích thích khác (như thuốc phiện, tiêm chích ma tuý...) và lâm vào trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều kiển hành vi của mình thì phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp một người cố ý dùng rượi hoặc chất kích thích khác để đưa người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều kiển hành vi của mình gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

+ Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra (Điều 620).

Thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là trường hợp thiệt hại xảy ra pải là một thể thống nhất. Trong trường hợp này họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tườn ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được rõ ràng mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo những phần bằng nhau.

+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi (điều 621).

Đối với thiệt hại xảy ra, nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình. Người gây thiệt hại không phải bồi thường khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người gây thiệt hại .

+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của pháp nhân gây ra (điều 622).

Về nguyên tắc pháp nhân phải bồi thuờng thiệt hại do người của mình gây ra trong trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy định này nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích liên quan của người bị hại. Trong trường hợp pháp nhân đã bồi thường thiệt hại, thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Pháp luật. ĐIều đáng lưu ý là chỉ trong trường hợp người của pháp nhân có lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, thì người đó phải hoàn trả cho pháp nhân khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thường theo quy định của Pháp luật. Nếu họ chứng minh được là mình không có lỗi thì pháp nhân phải tự gánh chịu.

+ Bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra(điều 623,624).

Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức viên chức nhà nước gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ. Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại cho người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Cơ quan nhà nước cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người gây thiệt hại (công chức, viên chức, người có thẩm quyền điều tra truy tố... ) phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường theo quy định của Pháp luật. ĐâY là 1 quy định mới của Pháp luật nước ta, thể hiện trách nhiệm của nhà nước với công dân trong quan hệ dân sự .

+ Bồi thưòng thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý (điều 625).

Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi không phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại cho người khác trong thời gian trương học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý họ, Nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải liên đới bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi gây ra. Trong trường hợp trường hợc, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi thì họ được miễn trách nhiệm, cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại .

+ Bồi thưòng thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra (điều 626).

Cá nhân, pháp nhân, và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong thời gian thực hiện công việc được giao. Nếu người làm công, học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì họ phải hoàn trả cho người sử dụng lao động khoản tiền mà họ đã bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định của Pháp luật .

+ Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra (điều 627).

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông, vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang Hoạt động, vũ khí, chất cháy nổ, chất độc, thú dữ...Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi. ĐIều đó có nghĩa là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thuờng thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hựp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng hoặc tính thế cấp thiết, trừ trường hợp Pháp luật có quy định khác. Ví dụ, Luật hàng không dân dụng Việt Nam có quy định tại điều 73 về trách nhiệm của người vận chuyển bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, thương tích của hành khách trừ trường hợp thiệt hại đó hoàn toàn do sức khoẻ của hành khách gây ra.

+ Bồi thưòng thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (điều 628).

Ngày nay cùng với việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm công nghiệp đang trở nên ngày càng cấp thiết không chỉ trong khu vực mà còn mang tính toàn cầu.

Trong cuộc sống hàng ngày không ít máy móc, phương tiện giao thông, hàng hoá công nghiệp, hoá chất... gây ô nhiễm cho mọi người xung quanh khi chúng hoạt động hoặc được sử dụng. Bộ Luật dân sự quy định rõ trách nhiệm của cá nhân pháp nhân và các chủ thể khác nếu làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thuờng theo quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.

+ Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (điều 629).

Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác, trừ trường hợp người bị thiệt hại hoàn tòan có lỗi. Trong trường họp người thứ ba, người chiếm hữu súc vật trái Pháp luật hoàn toàn có lỗi, thi họ phải bồi thường thiệt hại nếu chủ sở hữu cũng có lỗi thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm.

Đối với vùng núi có tập quán thả rông súc vật, thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra do tập quán nhưng không được trái Pháp luật, đạo đức xã hội .

+ Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra (điều 630).

Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy cây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do bất khả kháng.

+ Bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra (điều 631).

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa công trình xây dựng khác bị hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn tòan do lỗi của người bị thiệt hại trừ trường hợp bất khả kháng.

+ Bồi thưòng thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (điều 632).

Trong cơ chế kinh tế thị trường, xs kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ngày càng phát triển đã đáp ứng như cầu phục vụ sinh hoạt cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm cho các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá. ĐIều 632 Bộ Luật dân sự quy định cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thuòng thiệt hại, trước hết là bồi thường về sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng nếu hàng hoá bán ra không đảm bảo chất lượng.

+ Bồi thưòng thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (điều 633).

Để bảo đảm cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. ĐIều 633 của Bộ Luật dân sự quy định người nào có hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín của người khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến gây thiệt hại thì phải bồi thưòng .

IX. Hứa thưởng và thi có giải (từ điều 595 đến điều 598).

Hứa thưởng và thi có giải là 1 loại giao dịch tương đối phổ biến trong đời sống xã hội. Để cho việc hứa thưởng và thi có giải phát triển theo chiều hứơng tích cực ngoài việc quy định không bị Pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội thì các điều Luật còn có quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người đã thực hiện công việc.

Đặc điểm pháp lý đặc thù nhất trong loại giao dịch này, (khác tất cả những trường hợp giao dịch thông dụng có hoặc không có việc chuyển giao tài sản và quyền sở hữu) là ở chỗ; chỉ có 1 bên (bên hướng thưởng, người tổ chức các cuộc thi) thể hiện ý chí ban đầu mà không có sự thoả thuận thống nhất ý chí như hợp đồng dân sự thông dụng. Việc thống nhất ý chí được coi là mặc nhiên khi công việc hứa thưởng là do 1 hoặc 1 số người thực hiện xong; đã có người đoạt giải theo điều kiện dự thi, thang điểm thi của giải. Thời điểm đó hợp đồng được coi là có hiệu lực và bên hứa thưởng (người tổ chức cuộc thi, có trách nhhiệm phải trả thưởngười cho người đã thực hiện xong công việc, người đoạt giải theo quy định tại điều 597 và Khoản 3 Điều 598.

Tuy nhiên, để bảo đảm nguyên tắc tự do cam kết, tự do thoả thuận như quy định tạị Điều 7 Bộ Luật dân sự, để bảo đảm quyền lợi cho bên hứa thưởng, người tổ chức cuộc thi, Luật cũng quy định khi chưa bắt đầu thực hiện công việc hứa thưởng, thì người hứa thưởng cũng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố phải được thực hiện theo một cách thức và phương tiện mà việc hứa thưởng được công bố (Điều 596). Đối thi có giải, việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi (Khoản 2 Điều 598).

X. Thực hiện công việc không có uỷ quyền (Điều 599 - Điều 603).

Tính chất pháp lý dặc trưng nhất của việc thực hiện công việc không có uỷ quyền là người tự nguyện thực hiện công việc không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện côg việc đó. Việc thực hiện này hoàn toàn vì lợi ích của người đó, công việc được thực hiện (mà người đó không biết hoặc biết mà không từ chối) nhưng giữa họ không có bất cứ mộ sự thoả thuận nào. Bộ Luật dân sự quy định thực hiện công việc không có uỷ quyền nhằm khuyến khích phát huy truyền thống tương trợ, giúp đõ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn. Đây chính là một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.

Để cho việc thực hiện công việc không có uỷ quyền không bị lợi dụng và nâng cao trách nhiệm của người thực hiện, Luật đã quy định: Người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình. Tuy nhiên, nghĩa vụ của người thực hiện không phá sinh trên cơ sở cam kết, thoả thuận của các bên nên người thực hiện công việc không có uỷ quyền chỉ có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng điều kiện của mình. Nhưng nếu người này biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc, thì phải thực hiện phù hợp với ý định của người đó. Khi đã thực hiện công việc người này có nghĩa vụ báo cho người có công việc biết quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người có công việc hoặc người đã thực hiện không biết nơi cư trú của người có công việc. Việc nâng cao trách nhiệm của người thực hiện công việc thể hiện ở chỗ: Khi người có công việc được thực hiện chết thì người thực hiện công việc vẫn phải tiếp tục thực hiện cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận. Người thực hiện công việc không có uỷ quyền có thể từ chối việc đảm nhận công việc nếu có lý do chính đáng, nhưng phải bó cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc (Điều 600).

Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiện là ngoài việc phải tiếp nhận cộng việc khi người thực hiện bàn giao còn phải thanh toán những chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc đã bỏ ra để thực hiện kể cả trường hợp công việc không đạtrường hợp kết quả theo ý muốn của mình. Trong trường hợp công việc được thực hiện thì người có công việc còn phải trả một khoản thù lao cho người đã thực hiện công việc. Việc quy định này nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao lưu dân sự dù rằng giữa họ chưa có thoả thuận trước với nhau (Điều 601).

Người thực hiện công việc không có uỷ quyền chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu họ cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, nhưng nếu người thực hiện công việc không có uỷ quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì cưn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, thì người đó có thể được giảm mức bồi thường (Điều 602).

XI. Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý.

Chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong trường hợp một người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản của nhiều khác mà không có căn cứ pháp luật từ đó phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản, kể cả hoa lợi, lợ tức nếu có cho người bị mất tài sản. Điều 604 Bộ Luật dân sự quy định rõ người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật, thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó nếu không tìm được chủ sở hữu, thì người chiếm hứu tài sản đó sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp lý phải giao tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp tài sản được hoàn trả là vật đặc định, thì phải hoàn trả đúng vật đó, nếu vật đặc định bị mất hoặc hư hỏng thì người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp lý phải đền bù bằng tiền trừ trường hợp các thoả thuận khác. Nếu tài sản là vật cùng loại nhưng đã bị mất hoặc hư hỏng, thì người chiếm hữu sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp lý phải trả lại vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi hoàn trả tài sản, người chiếm hữu sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp lý phải trả cả hoa lợi, lợi tức thu được.

Người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi không có căn cứ pháp lý và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được kể từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi không có căn cứ pháp lý nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được kể từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 606, 255 BLDS).

Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó khi bị chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đòi lại tài sản... Người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình phải bồi thường thiệt hại nếu có.

Sau khi được hoàn trả lại tài sản, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải thanh toán những chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị tài sản.

Phần thứ tư - Thừa kế

Quan hệ thừa kế là 1 quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất - lưu thông- phân phối của cải vật chất. Sự chiếm hữu vật chất giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác là tiền đề làm xuất hiện quan hệ thừa kế. Mác đã chỉ ra rằng; bất cư 1 nền sản xuất nào, cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên, trong phạm vi 1 hình thái xã hội nhất định thông qua hình thái đó. Vì vậy, nơi nào không có 1 hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do đó cũng không có 1 xã hội nào cả.

Như vậy, quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu ta xem quan hệ sở hữu là tiền đề cho quan hệ thùa kế xuất hiện thì quan hệ thừa kế có tác dụng ngược lại để duy trì quan hệ sở hữu.

Thùa kế là 1 chế định pháp lý quan trọng trong Bộ Luật dân sự ở hầu hết các nước.

Chế định thừa kế được quy định tại phần thứ tư trong Bộ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam. Quan hệ thừa kế là quan hệ dân sự, là quan hệ tài sản của người còn sống với người đã chết.

Xét về mặt lịch sử pháp luật của nước ta thì những quy định về quan hệ tài sản và gia đình phong kiến Việt Nam được ban hành rất sớm. Chẳng hạn các quy định về điền sản để áp dụng cho vua Lê Nhân Tông ban hành trong nien hiệu Thái Hoà thứ 7 (năm 1449). Trong Bộ quốc triều Hình Luật các điều 388,389 được ghi rất rõ năm thứ ba niên hiệu Quang Thuận năm 1482... Xét về mặt nội dung, các quy định về quan hệ tài sản và pháp luật trong đời nhà Lê tương đối ổn định, rất ít thay đổi theo thời gian.

Thời kỳ Pháp thuộc có dân Luật giản yếu Nam kỳ (3-1883) được áp dụng tại các tỉnh Nam kỳ, Bộ dân Luật Bắc kỳ ban hành năm 1931, tại trung kỳ ban hành Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ Luật (1936) đều có những phần quy định thừa kế.

Thời kỳ cách mạng 1945- 1959. Nhà nước ta vẫn cho tạm thời sử dụng các Luật lệ cũ hiện hành ở Việt Nam (trong đó quan hệ về thừa kế). Hiến pháp 1980 ghi nhận: Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của công dân (điều 27). Để phục vụ cho Công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế đồng thời bổ sung 1 số điểm cho phù hợp với hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử. Toà án nhân dân tối cao đã ban hành thông tư 81 ngày 27-7-1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế như: di sản, thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, chia di sản... Mặc dù vậy nội dung những văn bản trên đây vẫn chưa đầy đủ. Ngày 30-8-1990 Hội đồng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua pháp lệnh thừa kế.

Qua hơn 4 năm thực hiện pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử đã cho thấy pháp lệnh này đã đi vào cuộc sống và cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp nhận. Chế định thừa kế theo Bộ Luật dân sự đã kế thừa hầu hết các quy định của pháp luật. Ngoài ra có bổ sung 1 số vấn đề mới trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là quyền thừa kế sử dụng đất của cá nhân và thành viên của hộ gia đình. Bộ Luật dân sự dành cho phần thừa kế thứ 4 chương 56 điều 634-689. Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất do đặc thù riêng nên để vào phần thứ 5. Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất (chương VII từ điều 738-744).

Chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự có mở rộng bổ sung nhiều vấn đề mới, bố trí xắp xếp lại 1 cách có hẹ thống, chặt chẽ và hoàn thiện, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của đời sống trong lĩnh vực này, tạo điều kiện cũng như khuyến khích mọi cá nhân tích cực lao động sản xuất tăng thêm của cải vật chất cho gia đình xã hội .

1- Những nguyên tắc cơ bản về thừa kế

Quyền thừa kế là 1 trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. ĐIều 58 hiến pháp 1992 đã khẳng định... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Do đó ngay từ lần đầu tiên trong phần thừa kế Bộ Luật dân sự đã đưa ra 1 trong nghiên cứu nguyên tắc chung nhất, đó là:

a) Quyền thừa kế của cá nhân

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế là sự chuyển dịch quyền sở hữu bằng 2 phương thức khác nhau. Một là sự định đoạt theo ý nguyện cuối cùng của người để lại thừa kế theo di chúc, 2 là theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại.

b) Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân (điều 365)

 

Nguyên tắc này là sự cụ thể hoá 1 phần các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật dân sự. ĐÃ là bình đẳng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự trong khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Nguyên tắc này cũng được điều 52 hiến pháp 1992 ghi nhận: Mọi công dân đêù bình đẳng trước pháp luật .

Quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế được thể hiện như sau: Mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội ... đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc của pháp luật. Thí dụ, Vợ chồng đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Vợ chồng đều được thừa kế của nhau, phụ nữ và nam giới đều được hưỏng quyền thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật .

c) Người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối di sản

Nguyên tắc này được ghi nhận trong điều 632 điều 645 Luật dân sự .

Người thừa kế nhận di sản và được hưởng di sản, các quyền tài sản và người khác để lại, đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản hoặc tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận.

Người thừa kế có thể từ chối nhận di sản. Tuy nhiên Bộ Luật dân sự kông cho người thừa kế từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản cuả mình đối với người khác. Thí dụ, người thừa kế đang có món nợ phải trả hoặc đang phải bồi thường thiệt hại cho người khác, người nào viện cớ không nhận tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì không được từ chối nhận di sản thừa kế để không chịu trả nọ hoặc bồi thường thiệt hại do gây ra.

D) Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có tài sản, đồng thời bảo hộ chính đáng quyền lợi của một số người trong diện thừa kế đương nhiên (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc).

Như đã nói ở trên, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho bất cứ ai. Có nghĩa là nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thì việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc. Tuy nhiên việc định đoạt của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp quy định tại điều 627 Bộ Luật dân sự .

Trên đây là 4 nguyên tắc cơ bản nhất trong phần thừa kế được kế thừa các văn bản pháp luật về thừa kế trước đây phù hợp với nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cũng như phù hựp với phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc ta.

2- Những quy định chung của Luật thừa kế.

A) Người để lại di sản thừa kế

Người để lại di sản là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tụ thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan hoặc tổ chức xã hội khác.

Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản chết. Vì vậy, nếu người có tài sản làm sẵn di chúc nhưng họ vẫn còn sống thì những người được hưởng thừa kế vẫn chưa đuực hưởng hoặc đòi hỏi phải thực hiện di chúc.

Người để lại di sản là người có tài sản riêng có thể là người chưa thành niên, người mắc bệnh tâm thần, người đang bị giam giữ, người đang phải thi hành án hình sự, người đang bị quản chế và bị tước 1 số quyền công dân ...

b) Người thừa kế (điều 638).

Người thừa kế là người được người chết để lại tài sản theo di chúc hoặc được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Trong thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế thông thường chỉ thể là cá nhân, nhưng trong thừa kế theo di chúc người được hưởng thừa kế có thể là cá nhân, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị- xã hội, tô chức kinh tế, cơ quan nhà nước .

Người thừa kế phải là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sốngười sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại thừa kế chết.

Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì cơ quan tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

C) Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

C1- Thời điểm ở thừa kế

Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng vì tại thời điểm đó mà xác định được chính xác tài sản của mình, quyền và nghĩa vụ tài sản mà người để lại di sản đó gồm có những việc gì. Việc xác định tài sản mà người chết để lại là rất quan trọng vì cần đề phòng tình trạng tài sản đó có thể bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt. Thời điểm mở thừa kế cũng là thời điểm xác định được những người thừa kế.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, ngày mà toà án xác định ngưòi đó chết hoặc ngày mà toà án quyết định của toà án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật. đặc biệt lần đầu tiên pháp luật nước ta quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung giưa vợ và chồng, nếu có thoả thuận là người cuối cùng chết thì di sản của vợ chồng mới được phân chia.

C2- Địa điểm mở thừa kế

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Bộ Luật dân sự quy định địa điểm mở thừa kế vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết); Xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật ... Người từ chối nhận di sản phải thông báo cho cơ quan công chứng nhà nước hoặc uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Trong trường hợp nếu có tranh chấp thì toà án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết. Trong thực tế 1 người trước khi chết có thể ở nhiều nơi, do đó Bộ Luật dân sự quy định thời điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

D) Di sản thừa kế

Di sản bao gồm; tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, ngoài rs di sản thừa kế còn là các quyền về tài sản của người chết.

Như vậy di sản thừa kế là toàn bộ những quyền thuộc sở hữu hựp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là 1 trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ: công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân (điều 58 hiến pháp 1992).

Nội dung quyền sở hữu đã được quy định trong Bộ Luật dân sự: Mọi công dân đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với các loại tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, nghĩa là họ có quyền thay đổi khai thác lợi ích vật chất và những lợi ích tinh thần cho bản thân tham gia phạm vi quy định của pháp luật cũng như có thẩm quyền quyết định số phận thực tế, hay số phận pháp luật đối với tài sản của mình.

Di sản thừa kế bao gồm:

d1- Tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hựp pháp (như tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng sổ số... )của cải để dành (tiền mua công trái, gửi quỹ tiết kiệm, để gửi quỹ tín dụng... ), tài sản được tặng cho, thừa kế, tư liệu sinh hoạt (quần áo giường tủ phương tiện đi lại... ) nhà ở, phương tiện sản xuất kinh doanh ..

d2- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Trong thực tế có nhiều trường hợp do cùng góp vốn để cùng sản xuất nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng sở hữu chủ với 1 khối nhất định). Trong trường họp này di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc về sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung... Ví dụ, anh A cùng b và C góp mỗi người 100 triệu đồng để mua 1 chiếc Ô tô trị giá 300 triệu. Sau đó B bị tai nạn chết. Vậy B để lại cho những người thừa kế của mình phần quyền về tài sản đã đóng góp 100 triệu cùng với anh A và C mua ô tô.

Khác với hình thức chung theo phần ở trên, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất, nghĩa là trong khối tài sản đó không thể phân định được của mỗi người là bao nhiêu. Theo điều 232 khoản 2 Bộ Luật dân sự thì vợ chồng cùng nhau tạo lập phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người đều có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung. ĐIều 17 Luật hôn nhân gia đình quy định: Khi 1 bên chết trước, cần chia tài sản chung của mỗi người làm 2. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế, vì vậy khi 1 bên chết trước, 1 nửa khối tài sản chung đó đó sẽ là tài sản của người chết và được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.

E) Người không được hưỏng di sản

Theo khoản 1 điều 646 Bộ Luật dân sự thì những người sau đây không được hưởng di sản:

- Nggười bị kết án về những hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi ngiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm ngiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó.

- Người vi phạm ngiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại tài sản .

- Người bị kết án về những hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng 1 phần hoặc toàn bộ tài sản của người đó.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn trở người để lại di sản hoặc việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ bỏ di chúc nhằm hưởng 1 phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Bộ Luật quy định trên đây không được hưởng quyền thừa kế phù hựp với nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp được quy định tại điều 4 Bộ Luật dân sự. Xét về mặt đạo lý thì những người đã vi phạm 1 trong những điều trên không còn xứng đáng được hưởng di sản cuả người để lại di sản. Vì vậy, có thể gọi những người thừa kế này là : Người thừa kế bất xứng.

Trong 4 trường hợp nói trên thì người thừa kế không có quyền hưởng di sản nhưng pháp luật cũng quy định là họ vẫn hưởng di sản; nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sảntheo di chúc. Quy định này của pháp luật là 1 cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền tự định đoạt của người để lại di sản dựa tên 1 logic pháp lý như sau: Người thừa kế theo pháp luật nếu vi phạm khoản 1 điều 646 thì không được hưởng di sản (không còn là người thừa kế theo pháp luật ) nhưng vẫn được hưởng di sản nếu được người để lại di sản cho hưởng theo di chúc (là nggười thừa kế theo di chúc). Tuy nhiên, ở đây cần có những quy định như sau:

+ Nếu người đã biết có hành vi sai trái của người thừa kế mà vẫn lập di chúc để lại di sản cho người đó thì người này không mất quyền hưởng di sản.

+ Khi lập di chúc người có tài sản không biết hoặc không thể biết được những hành vi nên vẫn lập di chúc cho họ hưởng, sau đó mới phát hiện ra người thừa kế vi phạm một trong những hành vi nói trên thì vận không được hưởng di sản theo di chúc. Ví dụ làm tài liệu giả để làm cho người có tài sản tin rằng một người (đáng lễ được hưởng di sản thừa kế) đã chết hoặc mất tích nên không lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại cho người làm tài liệ giả đó hưởng di sản.

g. Việc thừa kế của người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết trong cùng một thời điểm.

Thông thường việc thừa kế được mở để chia di sản thừa kế của người chết cho nhiều người còn sống theo pháp luật hoặc theo di chúc. Những người thườa kế này phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên pháp luật về thừa kế dự liệu x trường hợp hựp có thể xảy ra trong thực tế như hai người được hưởng thừa kế của nhau chết trong cùng một thời điểm (như đắm tàu, thuyền, tai nạn ô tô...) mà không thể xác định ai chết trước.

Do đó để việc thừa kế được mở bình thường. Điều 6 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và Điều 644 BLDS có quy định:

Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một tời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó được hưởng.

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc di chuyển di sản thừa kế (tài sản, quyền về tài sản ) của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.

Thừa kế theo di chúc là 1 bộ phận quan trọng của pháp luật về thừa kế. Trước đây, điều 1 pháp lệnh thừa kế năm 1990 và ngày nay trong Bộ Luật dân sự (điều 634) đã khẳng định cá nhân có quyền lập di chúc để định ra tài sản của mình... Chế định thừa kế theo di chúc là 1 cách thúc giúp người đã chết để lại khối di sản của mình cho những người gần gũi, có quan hệ gắn bó theo ý muốn của người đó, và sự định đoạt đó được pháp luật về thừa kế bảo vệ bằng những quy định cụ thể để cho người được hưởng thừa kế theo di chúc nhận được di sản thừa kế theo ý nguyện cuối cùng của người có tài sản .

1- Người lập di chúc

Người lập di chúc là người mà thông qua việc lập di chúc để định đoạt khôí tài sản của mình cho những người khác sau khi mình chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc là chủ thể đầu tiên trong quan hệ pháp luật về thừa kế, về việc lập di chúc để định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Do đó, người lập di chúc chỉ có thể là công dân cụ thể và phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Ngoài công dân ra thì các chủ thể khác như cơ quan tổ chức xã hội .. không bao giờ là người lập di chúc được vì tài sản của cơ quan tổ chức... là tài sản chung không ai có quyền tự mình để trở thành người thừa kế.

Muốn cho di chúc của mình lập ra có hiệu lực pháp luật thì người lập di chúc phải có những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định như về độ tuổi, khả năng làm chủ hành vi của mình, về hình thức nội dung di chúc.

2- Quyền của người lập di chúc

Pháp luật của nước ta trên cơ sở bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân đã bảo đảm để công dân thực hiện những quyền này trong nội dung quyền sở hữu 1 cách triệt để. Trong số các quyền năng này, về mặt pháp lý quyền định đoạt mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. ĐIều 201 Bộ Luật dân sự quy định... chủ sở hữu có quyền tụ mình bán, trao đổi, tặng, cho, cho vay, cầm cố để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản. Vì vậy, việc tôn trọng quyền lập di chúc là 1 yếu tố quan trọng và khẳng định quyền sở hữu về tài sản của người lập di chúc vì khi lập di chúc để lại tài sản cho người khác thì chính công dân đó đang thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tài sản. Bởi vậy điều 634 đã khẳng định: cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật .

Người có di sản thực hiện quyền tự định đoạt của mình bằng cách:

a) Chỉ quy định người thừa kế, truất quyền hưởngười di sản của nggười thừa kế.

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Người được nhận di sản có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc cũng có thể là nhà nước tổ chức kinh tế xã hội ...

Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc còn được thể hiện thong qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của nguời thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do, tức là trong di chúc, người lập di chúc chỉ định 1 hay nhiều người được thừa kế toàn bộ di sản, mặc nhiên nhưng người khác thuộc vào hàng thừa kế cũng không được quyền thừa kế (trừ phàn thừa kế bắt buộc).

b) Phân định phần di sản cho những người thừa kế

Việc phân định tài sản cho người thừa kế được thực hiện trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo pháp luật. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người thừa kế đó sẽ được bao nhiêu hoặc những loại tài sản nào. Phần di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà người lập di chúc không cần nêu lý do tại sao phải như vậy.

C) Dành 1 phần di sản để tặng, thờ cúng. Di tặng là 1 vấn đề mới trong thừa kế, được quy định trong Bộ Luật dân sự. Di tặng là việc người lập di chúc dành hẳn 1 phần di sản để tặng cho người khác... Căn cứ vào điều Luật viện dẫn trên đây thì người có tài sản được quyền lập di chúc dành 1 khoản tiền, một tài sản khác như (vàng, kim khí, đá quý...) để tặng cho cá nhân, trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc cũng có thể là tổ chức xã hội tổ chức kinh tế .

 

Ngoài việc được quyền dùng 1 phần tài sản trong khối di sản để di tặng, người có tài sản còn có quyền dùng 1 phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Vấn đề thờ cúng trước đây trong pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã quy định trong điều 21 và nay được thể hiện trong điều 673 Bộ Luật dân sự .

d) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản

 

Người lập di chúc có thể giao cho 1 hay nhiều người thừa kế thực hiện thay người lập di chúc 1 số nghĩa vụ kể cả nghĩa vụ về tài sản. Nếu giao nghĩa vụ về tài sản thì người phải thực hiện nghĩa vụ đó chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tương ứng với phần di sản minh đã nhận. Thí dụ, như di sản thừa kế để lại cho 1 người có tới 20 triệu mà lại giao nghĩa vụ trả món nợ lên tới 25 triêụ thì người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ là 20 triệu. Tuy nhiên ở đây cũng có vấn đề cần lưu ý là giá trị của tài sản đang sinh lợi trong cơ chế kinh tế hiện nay cần đưọc tính như thế nào cho phù hợp. Ví dụ người con nhận thừa kế một nhà máy trị giá 100 triệu tại thời điểm nhận thừa kế, trong khi người bố đã mất là chủ nhà máy nợ khách hàng 200 triệu. Như vậy, chủ nợ có quyền đòi lại toàn bộ tài sản hay không. ĐâY là vấn đề chưa được thể hiện rõ trong Bộ Luật dân sự, cần được nghiên cứu hướng dẫn thêm trong quá trình thực hiện .

Người lập di chúc có thể giao cho người thừa kế thực hiện 1 nghĩa vụ, chẳng hạn nuôi dưỡng người sống nhờ, mua 1 tài sản cho người đó. nghĩa vụ nuôi dưỡng này không phải là của người thừa kế nhưng người lập di chúc cho người thừa kế hương di sản thừa kế, đồng thời giao nghĩa vụ cho người thừa kế phải nuôi người đó bằng chi phí lấy từ khối tài sản được thừa kế... Cần lưu ý là nghĩa vụ do người lập di chúc giao không nhất thiết phải mang tính chuyển giao tài sản mà có thể là nghĩa vụ làm 1 viêc nhiều khi mang tính giá trị tinh thần. Chẳng hạn cho thừa kế tủ sách quý với nghĩa vụ cho phép mọi người mượn đọc...

e) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia tài sản

Trước đây trong pháp lệnh thừa kế 1990 chưa quy định điều này. Bộ Luật dân sự lần này đã quy định người lập di chúc có quyền chỉ định nggười giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia tài sản có thể là bất cứ ai mà người lập di chúc tin nhiệm (người đó có thể trong hoặc ngoài hàng thừa kế theo pháp luật ). Bộ Luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia tài sản .

Ngoài những điểm trình bày trên đây, theo khoản 1 điều 665 thì người lập di chúc có quyền: sửa đổi, bổ sung thay thế huỷ bỏ di chúc bất cứ lúc nào.

- Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc thay thế 1 phần quyết định cũ của mình trong bản di chúc. Như vậy, nếu như sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc gạt bỏ những quyết định cũ của mình thì bổ sung di chúc là thêm vào nội dung di chúc 1 phần quyết định mới.

- Việc sửa đổi di chúc của người lập di chúc phụ thuộc vào phạm vi khối tài sản để lại cho người đó sau khi chết. Trong trường hợp người có di sản lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của người đó cho những người thừa kế được chỉ định, sau đó người lập di chúc lại sửa đổi di chúc đã lậ, thì sự sửa đổi về phần di sản không vượt quá phạm vi giá trị và số lượng của di sản mà người đó đã để lại. Còn số người được hưỏng di sản có thể thêm hoặc bớt đi theo đó, kỷ phần của họ sẽ được hưởng tăng hay giảm. Thí dụ, ông A có 2 con, T và K. Ngày 5-10-1991 ông lập di chúc để toàn bộ khối tài sản thừa kế của ông chia đều cho 2 con (di chúc thú nhất). Đến ngày 10-1-1992 ông A sửa đổi di chúc đã lập với nội dung như sau: Khi ông A chết T được hưởng 2/3 giá trị tài sản còn 1/3 là của K. Như vậy di chúc sau đã sửa đổi 1 phần của di chúc được lập ngày 5-10-1991. Trường hợp khác, người có di sản lập di chúc mới chỉ định đoạt 1 phần di sản của mình khi sửa đổi người lập di chúc có thể phân chia thêm quyền hưởng di sản cho 1 người hoặc toàn bộ số người đã được chia trong di chúc đã lập, coi đó là sự dửa đổi về quyền hưởng của những người thừa kế.

- Thay thế di chúc là việc người để lại thừa kế lập 1 di chúc khác để thay thế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc cũ là chưa hợp lý với ý chí của họ nữa. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc cũ bằng 1 di chúc mới, thì di chúc trước coi như bị huỷ bỏ. Di chúc sau đã thay thế cho di chúc trước nên di chúc trước không có hiệu lực pháp luật .

- Huỷ bỏ di chúc là việc người để lại thừa kế từ bỏ quyền lập di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra có giá trị. Trường hợp này được coi là không có di chúc. Do vây, di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo trình tự thừa kế theo pháp luật .

Tóm lại; Trong bán di chúc có thể bị chính người lập di chúc sửa đổi, bổ sung hoặc có thể nhiều bản di chúc hay họ có thể huỷ bỏ di chúc do chính họ lập ra.

Do người lập di chúc khi còn sống có quyền thay đổi việc định đoạt nên họ có thể để lại nhiều bản di chúc mà các bản di chúc có nội dung khác nhau thì di chúc lập sau cùng (di chúc gần thời điểm mở thừa kế nhất) sẽ có giá trị pháp lý. Nếu di chúc sau không nói rõ là huỷ bỏ tất cả các bản di chúc trước thì đối với di chúc trước chỉ bị huỷ bỏ những điểm nào không phù hựp với nội dung bổ sung hoặc di chúc sau chỉ cụ thể hoá nội dung của di chúc trưóc thì cả 2 di chúc đều có giá trị pháp lý .

3- Hình thức di chúc

Hình thức của di chúc là sự biểu hiện ý chí của người để lại di chúc thừa kế ra bên ngoài thế giơí khách quan, là sự chứa đựng nội dung của di chúc theo 1 trình tự thiết kế nhất định. Vì vậy, hình thức của di chúc phải tuân theo những quy định của pháp luật .

ý chí của người để lại di chúc biểu hiện ra bên ngoài bằng 2 hình thức: có thể bằng ngôn ngữ viết (chúc thư) hoặc bằng ngôn ngữ nói (lời nói). Do vậy, ngôn ngữ có thể là 1 trong 2 hình thức sau:

a) di chúc bằng văn bản

Người để lại di sản thừa kế có thể lập di chúc bằng hình thức viết theo 1 trình tự sau:

a1- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

a2- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

a3- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn.

A4- Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước .

Ngoài ra theo điều 660 thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng thực bao gồm:

- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng Nhà nước xác nhận hoặc UBND xã, phường, thị trấn chứng thực.

- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của chỉ huy phương tiện đó.

- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện cơ sở đó.

- Di chúc của người đang làm việc khảo sát thăm dò nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

- Di chúc của người Việt Nam ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

- Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt từ... có xác nhận của người phụ trách cơ sử giam giữ đó.

B) Di chúc miệng

Di chúc miệng (hay còn gọi là di chúc ngôn) là sự bày tỏ ý chí bằng lời nói của người để lại di sản thừa kế của người lúc còn sống trong việc định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác.

Di chúc miệng chỉ được công nhận khi nguời lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe doạ ngiêm trọng mà không thể lập di chúc viết (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ sắp chết...) Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất 2 người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên và cùng điểm chỉ. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị huỷ bỏ coi như không có di chúc miệng.

Thông qua di chúc miệng ý chí của người có di sản được bày tỏ ra cho người khác nghe. Mặt khác, sự bày tỏ ý chí đó phải là của người còn đang minh mẫn, sáng suốt mới bảo đảm được tính tự nguyện trong việc định đoạt di sản thừa kế của họ. Vì vậy, di chúc miệng muốn được coi là di chúc hợp pháp phải thoả mãn các điều kiện như pháp luật quy định. Nghĩa là chỉ những người nào đang ở trong tình trạng tính mạng đang bị đe doạ 1 cách ngiêm trọng... và di chúc đó được lập ra trong khi người để lại di sản còn minh mẫn, hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, đe doạ, mua chuộc và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật. Người để lại di sản có thể nói cho một số người nghe ít nhất là cho 2 người nghe người nghe cũng chính là người làm chứng vì vậy để bảo đảm tính khách quan của di chúc, pháp luật quy định người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những trường hợp sau:

b1- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

B2- Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.

B3- Người chưa đủ 18 tuổi, người chưa có năng lực hành vi dân sự

4- Người thừa kế không phhụ thuộc nội dung di chúc

Mặc dù pháp luật quy định người để lại di sản có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, nhưng để bảo vệ lợi ích của 1 số người trong diện này, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, pháp luật đã hạn chế quyền lập di chúc được thể hiện ở điều 672 Bộ Luật dân sự .

- Những người sau đây vẫn được hưỏng di sản bằng 2 phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 điều 646 hoặc họ là những người từ chối hưởng di sản theo quy định tại điều 645 Bộ Luật này.

A) con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

B) Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

quy định này bảo đảm việc thực hiện đoàn kết trong gia đình, bảo đảm quyền lợi cho những người thuộc diện thừa kế thứ nhất là những nggười thân thiết, ruột thịt của người chết không cho phép người để lại di sản trốn tránh trách nhiệm của mình đối với những người gần gũi nhất và phù hợp với đạo đức, nếp sống tốt đẹp truyền thống của nhân dân ta được đa số đồng tình.

Để hiểu rõ điều Luật trên đây xin nêu 1 ví dụ cụ thể như sau: Người để lại di sản có 3 con nhưng lập di sản cho toàn bộ một người con toàn bộ 180 triệu. Nếu trong số 2 người con không được cha hoặc mẹ để lại di sản có 1 người chưa thành niên hoặc tuy đã thành niên nhưng người đó không có khả năng lao động thì người này vẫn được hưởng di sản (trừ khi họ là những người không có quyền hưỏng di sản) theo quy định tại khoản 1 điều 646 của Bộ Luật dân sự theo cách tính sau đây: nếu di sản được chia theo quy định của pháp luật thì mỗi người con được.

180 triệu: 3= 60 triệu

Do đó người con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng: 60 triệu* 2= 40 triệu.

Vậy người con được hưởng theo di chúc:

180 triệu - 40 triệu = 140 triệu

5- Di chúc hợp pháp

Đã là giao dich pháp lý đơn phương thì di chúc có thể là hợp pháp hoặc khong hợp pháp. Bộ Luật dân sự của các nước đều có quy định những điều kiện di chúc và người lập di chúc phải tuân theo điều kiện đó thì di chúc mới được công nhận hợp pháp. Trước đây pháp lệnh thừa kế năm 1990 đã quy định ở điều 12 trong Bộ Luật dân sự tại điều 655 quy định các điều kiện để bảo đảm tính hợp pháp của di chúc. Di chúc hợp pháp là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ thừa kế. Bởi vậy nó phải có đủ các điều kiện do pháp luật quy định:

a) Người lập di chúc phải là người đủ 18 tuổi, hoặc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu được cha mẹ hoặc nguời giám hộ đồng ý.

Pháp luật nước ta công nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, vì vậy không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, thành phần xã hội ... Người từ đủ 18 tuổi có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Tuy nhiên người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi (người có năng lực hành vi dân sự một phần) có thể lập di chúc, nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc còn vê nội dung của di chúc thì họ được quyền quyết định .

b) Người lập di chúc phải tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt trong khi lập di chúc.

 

ý chí tự nguyện của người lập di chúc chính là sự sáng suôt thống nhất và mặt khác chúng tài sản thấy rằng sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan, mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài mong muốn đó. Vì vậy, việc thống nhất mong muốn này sẽ làm mất đi tính tự nguyện của việc lập di chúc. Sự thống nhất này thường bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cuỡng ép có thể là sự cưỡng ép về vật chất (đánh đập, giam giữ hoặc về tinh thần (như doạ làm 1 việc làm mất uy tín danh dự ...) người lập di chúc có thể bị lừa dối như: làm tài liệu giả để cho người có tài sản tin rằng 1 người đã chết hoặc đã mất tích nên không lập di chuc để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người làm tài liệu giả...

c) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội

Nội dung di chúc là toàn bộ những yếu tố, những quyết định của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình. Do đó, để di chúc lập ra có giá trị pháp lý thì nội dung trong di chúc đó phải phù hợp với quy định của pháp luật. Chẳng hạn những di chúc không hợp pháp là những trường hợp định đoạt tài sản cho 1 số tổ chức hoạt động bất hợp pháp, buôn lậu ma tuý, vũ khí... Trường hợp chỉ có 1 số điểm trong nội dung của di chúc không phù hợp với pháp luật chỉ riêng những điểm đó bị coi là không có giá trị pháp lý, còn những điểm khác vẫn có hiệu lực pháp luật .

d) Hình thức củ di chúc phải tuân theo những quy định của pháp luật

Như đã nói ở trên pháp luật quy định 2 hình thức lập di chúc, Mỗi hình thức đều có những quy định bắt buộc do đó người lập di chúc ở hình thức nào thì phải tuân theo quy định ở hình thức đó.

Tuy nhiên pháp luật có quy định; di chúc bằng văn bản không có chứng nhận quy định ở điều 660 của Bộ Luật dân sự vẫn được coi là hợp pháp nêú có đủ các điều kiện ở mục a,b,c vừa phân tích ở trên. Bởi vì trong thực tế có nhiều trường hợp do người lập di chúc không am hiểu pháp luật, hoặc có nhiều lý do khác nhau mà họ không thể đến cơ quan công chứng, UBND xã, phường, thị trấn để làm thủ tục chứng nhận. Do đó pháp luật công nhận di chúc không có chứng nhận, chứng thực vẫn là di chúc hợp pháp, nếu người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện minh mẫn sáng suốt không bị ép buộc, đe doạ lừa bịp nói chung phù hợp với các quy định của pháp luật. Thế nhưng để tránh những việc tranh chấp di sản thừa kế có liên quan đến di chúc, bảo đảm tính khách quan chính xác của di chúc người lập di chúc nên đến cơ quan công chứng. UBND xã, phường, thị trấn chứng thực hay chứng nhận.

6- Hiệu lực pháp luật của di chúc.

A) di chúc có hiệu lực.

Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở di chúc. Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật. Nếu vợ chồng có sự thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm ngươì sau cùng chết, thì di sản của vợ chồng theo di chúc chỉ được phân chia từ thời điểm đó.

Thí dụ, Hai vợ chồng lập di chúc chung toàn bộ di sản thừa kế chia đều cho 2 con, không thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc mà có 1 người chết trước, nếu có tranh chấp về di sản thừa kế của người chết trước đó sẽ được giải quyết như sau: Xác định tài sản chung của vợ chồng được bao nhiêu, chia đôi tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Người chết trước sẽ được 1/2 tài sản trong khối tài sản của vợ chồng. Phần di sản củ người chết trước sẽ được đem chia cho người thừa kế theo di chúc. Trường hợp thứ hai cũng từ ví dụ trên nhưng khi lập di chúc cả 2 vợ chồng có thoả thuận thời điểm phân chia di sản thừa kế là thời điểm người sau cùng chết thì di sản của vợ chồng chỉ được phân chia vào thời điểm đó.

B) Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc 1 phần trong các trường hợp sau:

b1- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng 1 thời điểm với người lập di chúc

- Trong thực tế có nhiều trường hợp người lập di chúc cho 1 người nào đó 1 khoản tiền hoặc 1 tài sản nhưng người được hưỏng di sản lại chết trước người lập di chúc hoặc chết cùng 1 thời điểm với người lập di chúc (như bị tai nạn giao thông, lũ lụt, hoả hoạn... )thì di chúc sẽ không có giá trị pháp lý, phần di sản được chỉ định trong di chúc sẽ được đem chia theo pháp luật .

b2- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Khi mở thừa kế mà cơ quan nhà nước được chỉ định là người thừa kế đã giải thể, hoặc bị tuyên bố phá sản, do đó di chúc sẽ không có hiệu lực và phần di sản sẽ được chia theo pháp luật .

b3- Di sản thừa kế không còn, hoặc chỉ còn 1 phần vào thời điểm mở thừa kế.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn 1 phần, thì phần di chúc về phần di sản vẫn còn có hiệu lực.

B4- khi di chúc có phần không hợp pháp

KHi di chúc có phần không hợp pháp và không ảnh hưỏng đến phần còn lại, thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật .

b5- Khi có nhiều bản di chúc đối với 1 tài sản

Khi 1 người để lại nhiều bản di chúc đối với 1 tài sản thì chỉ di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên ở đây phải xem xét cả vấn đề sửa đổi, bổ sung di chúc được chỉ định tại điều 665.

7- Di sản dùng vào việc thờ cúng

Nhà nước tôn trọng việc thờ cúng của nhân dân cho nên trong pháp lệnh thừa kế trước đây và ngày nay trong điều 673 Bộ Luật dân sự đã quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế làm việc đó.

ĐIều 673 quy định việc thờ cúng như sau:

a) Trong trường hợp người lập di chúc có để lại 1 phần di sản dùng vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng, nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế củ 1 ngưòi quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp này tuy người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng nhưng trong di chúc vẫn xác định rõ ràng một phần di sản cho việc thừ cúng (như 1 khoản tiền, 1 gian nhà... ) thì những người thừa kế vẫn phải cử 1 người quản lý di sản thờ cúng.

B) Để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền lợi trong quan hệ dân sự với người để lại di chúc, trong trường hợp di sản chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết, thì Bộ Luật không cho phép dành 1 phần di sản vào việc thờ cúng.

 

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế không phải theo di chúc mà theo quy định của pháp luật

1- Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

a) Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

- Không có di chúc

- Di chúc không hợp pháp

- những người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc, cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối hưởng di sản.

B) Phần thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với những di sản sau đây:

- Phần di sản không được định đoạt theo di chúc.

- Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực.

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưỏng di sản, từ chối quyền hưỏng di sản, hoặc chết trước người lập di chúc, liên quan đến cơ quan tổ chức được thừa kế theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

2- Diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật và được xác định trên 3 căn cứ, có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế và người để lại di sản thừa kế.

+ Quan hệ hôn nhân là quan hệ xuất phát từ việc kết hôn (giữa vợ và chồng).

+ Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng 1 gốc (ông tổ) như giữa cụ và ông bà, giữa ông bà và cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ.

+ Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ trên cơ sở nuôi con nuôi được pháp luật thừa nhận giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất: vợ chồng cha đẻ mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ con nuôi của người chết.

+ Người thừa kế là vợ, chồng.

Cơ sở để vợ chồng được thừa kế tài sản của nhau là quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng được xác lập thông qua việc kết hôn. ĐIều 8 Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định việc kết hôn do UBND xã, phường, thị trấn nợi thường trú của 1 trong 2 người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức mà nhà nước công nhận...

+ Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn bằng bản án mà chưa được toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định ddã có hiệu lực pháp luật, nếu 1 người chết, thì người còn sống vẫn được hưởng di sản người đã chết (khoản 2 điều 683).

+ Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó 1 người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản người đã chết.

Trong thực tế có thể xảy ra những trường hợp vợ chồng đã nhiều tuổi, có mẫu thuẫn không muốn ly hôn mà muốn sống riêng nên chia tài sản chung sau đó 1 người đã chết, về mặt pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng của nhau, do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.

+ ở nước ta có nhiều trường hợp người con dâu tái giá sau khi chồng chết nên gia đình không cho thừa kế tài sản của chồng vì bị coi là đi khỏi nhà chồng không còn quan hệ gì nữa. Quan niệm đó không đúng vì họ vẫn có quan hệ hôn nhân với chồng. Vì vậy khoản 3 điều 638 quy định: Người đang là vợ hoặc chồng của 1 người tại thời điểm người đó chết, thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của người chết. ĐIều 17 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định: vợ chồng được quyền thừa kế tài sản của nhau và không có quy định nào của pháp luật buộc người chồng goá, vợ goá phải đợi bao nhiêu lâu mới được kết hôn với người khác.

+ Người thừa kế là cha mẹ con. Cha mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ đẻ mình. Khái niệm con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú cho nên người con ngoài giá thú cũng là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ đẻ mình.

+ Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật điều 679 và 680 của Bộ Luật dân sự. ĐâY có 1 số vấn đề cần lưu ý:

- Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi con nuôi. Cha mẹ đẻ và con đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế tài sản của người nuôi con nuôi đó.

Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không thể là người thừa kế của nhau theo quy định của pháp luật .

- Người làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha mẹ đẻ, ông nội, ông ngoại, anh chị ruột em ruột cô dì chú bác như người không làm con nuôi người khác.

+ Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại điều 679 và 680 Bộ Luật dân sự .

b) Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, ông ngoại, bà nội, ngoại, anh chị em ruột của người chết.

 

- Ông nội, ngoại là những người thừa kế hàng thứ 2 của cháu nội, chấu ngoại nhưng cháu nội, ngoại không phải là thừa kế hàng thứ 2 của ông bà vì nếu cháu chết trước ông bà thì cháu là ngươì thừa kế thế vị đối với di sản.

- Người thừa kế là anh, chị em

Chỉ có anh chị em ruột với nhau mới là người thừa kế hàng thứ 2 của nhau. Anh chi em ruột là anh chị em có thể cùng cha mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha, hoặc cùng cha khác mẹ. Một người mẹ có bao nhiêu con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh chị em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó cùng cha hay khác cha, là con trong hay ngoai giá thú.

- Con riêng của vợ hay con riêng của chồng không phải là anh em ruột của nhau.

- Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của người con đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là những người thừa kế hàng thứ hai của nhau (vì họ không phải là anh chị em ruột của nhau).

- Người làm con nuôi của người khác vẫn là người ở hàng thứ kế thứ hai của anh chị em ruột của mình. Người có anh, chị em ruột làm con nuôi của người khác vẫn là người hàng thừa kế thứ hai của người đã làm con nuôi của người khác đó.

c. Người thừa kế hàng thứ ba gồm:

Cụ nội, ngoại của người chết, bác, chú, cậu ruột; cô, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột.

Cụ nội của một người là người đã sinh thành ra ông hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy các cụ của của một người gồm có cha, mẹ đẻ của ông bà nội, ông bà ngại của người đó, người đó là chắt của các cụ nội và ngoại.

- Các cụ là người ở hàng thừa kế thứ ba của chắt, nhưng chắt không phải là người thừa kế hàng thứ ba của các cụ. Vì ông bà (tức là con của các cụ) đã là người thừa kế hàng thứ nhất của các cụ, trong trường hợp ông, bà chết trước các cụ thì cháu thế vị, nếu cháu các cụ đã chết thì chắt là người thừa kế thế vị.

Người thừa kế là bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột. Quan hệ thừa kế của bác, cô, chú, dì và cháu được hiểu như sau: Anh, em ruột; chị em ruột của cha và mẹ cháu là những người thừa kế hàng thứ ba của cháu và ngược lại.

3. Thừa kế thế vị.

Theo nguyên tắc chung của người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nhưng BLDS nước ta còn quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hươngr phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng (nếu còn sống). Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống (Điều 689). Những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị.

Vậy thế vị là việc các con (hoặc cháu) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố mẹ (ông bà) đã chết trước ông bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà mình) đáng lễ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

Thanh toán và phân chia di sản

Từ thời điểm mở thừa kế đến thờ điểm nhận thừa kế, di sản cần được bảo quản khỏi bị hư hỏng, mất mát. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Vì vậy sau khi người có tài sản chết. Di sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế. Việc giao di sản thừa kế cho ai bảo quản thông thườn là do những thừa kế quyết định (trừ trường hợp trong di chúc người để lại di sản chỉ định người quản lý di sản và phân chia di sản). Có những tài sản do người thừa kế sử dụng (như cha mẹ cho con sử dụng ngôi nhà) hoặc có những tài sản chưa được giao cho ai sử dụng, quản lý. Những người thừa kế có thể cho người đang sử dụng được tiếp tục sử dụng tài sản đó cho đến khi chia di sản. Nhưng đối với những tài sản chưa được giao cho ai quản lý thì những người thừa kế sẽ thoả thuận giao cho si quản lý phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

1. Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại

Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đa nhận. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp người chết để lại nhiều nghĩa vụ tài sản mà di sản thừa kế không đủ để thanh toán vì vậy theo Điều 686 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng,

- Tiền cấp dưỡng còn thiếu,

- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ,

- Tiền công lao động,

- Tiền bồi thường thiệt hại,

- Thuế và các món nợ khác đối với nhà nước.

- Tiền phạt,

- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác,

- Chi phí cho việc bảo quản di sản.

- Các chi phí khác.

Sau khi đã thanh toán thứ tự ưu tiên các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí khác liên quan đến thừa kế, số tài sản còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu của nhiều được hưởng thừa kế.

2. Phân chia di sản thừa kế.

a. Phân chia di sản theo di chúc

Việc phân chia di sản theo di chúc là việc thực hiện phân chia theo ý đò của người để lại di sản, nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác của những người được thừa kế.

b. Phân chia di sản theo pháp luật.

Thừa kế nói chung là việc nội bộ của một gia đình giữa những người thân với nhau. Vì vậy, việc phan chia di sản phải dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận, giữ mối đoàn kết của người thừa kế. Toà án chỉ giải quyết việc phân chia di sản khi những người thừa kế không thoả thuận được với nhau. Về nguyên tắc di sản được chia đều cho những người thừa kế cùng hàng (nếu không có di chúc). Tuỳ theo nhu cầu sản xuất, công tác, sinh hoạt của những người thừa kế mà di sản được phân chia cho thích hợp. Di sản có thể được phân chia bằng hiện vật, nhưng nếu không chia được bằng hiện vật thì phải thanh toán bằng tiền. Nếu di sản bằng hiện vật mà không có người thừa kế nào nhận thì bán lấy tiền chia cho những người thừa kế.

 

Phần thứ năm

Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất

Hiến pháp 1992 đã khẳng định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý". Ngày 29-12-1987 Quốc hội CHXHCN Việt Nam khoá VIII kỳ họp thứ hai đã thông qua Luật đất đai. ĐIều 1 Luật đất đai khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và sử dụng đất được giao đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Nghiêm cấm việc mua bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức...

Trong quá trình thực hiện Luật đất đai năm 1987. Thực tế cho thấy các quy định của Luật đất đai quá gò bó, một số quy định không có tính thực thi. Vì vậy ngày 14-7-1993 Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật đất đai năm 1993. Mặc dù đấ đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý. Nhưng theo quy định của Điều 3 Luật đất đai năm 1993 nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất... Tại Điều 31 đã quy định rõ thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các Điều 74 đến 78 của Luật đất đai 1993 quy định nguyên tắc thực hiện các quyền đó của hộ gia đình, cá nhân. Mặc dù vậy, các quy định trong Luật đất đai 1993 vẫn chưa thể hiện rõ nội dung, điều kiện, thủ tục thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất. Trong thực tế khi chuyển quyền sử dụng đất các bên chuyển quyền phải làm đủ giấy tờ mọi thủ tục đăng ký, sang tên, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, ban soạn thảo BLDS đã quy định đưa vấn đề này vào trong BLDS, việc quy định năm quyền sử dụng đất trong giao lưu dân sự phải bảo đảm được các nguyên tắc sau:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài.

- Bảo đảm các quyền của người sử dụng đất hợp pháp được thực hiện thông xuốt không bị ách tắc trong gia lưu dân sự, nhưng phải tránh tình trạng lạm dụng các quyền này để mua bán trái phép tuỳ tiện.

- Bảo đảm thời hạn sử dụng đất, đúng mục dích, đúg thời hạn được giao.

- Bảo đảm để người làm nghề nông cần đất đều có đất để sản xuất, hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đât trồng lúa để dùng vào mục đích khác.

- Bảo đảm các hạn điền mà pháp lý về đất đai đã quy định.

- Bảo đảm sự quản lý, kiểm soát của nhà nước thông qua các chế độ về cho phép, đăng ký chuyển quyền sử dụng đất cũng như thuế chuyển quyền sử dụng đất.

1- Quyền sử dụng đất- một loại quyền dân sự đặc thù

Tính đặc thù của quyền sử dụng đất được thể hiện ở 1 số điểm sau:

a) Người sử dụng đất không có toàn bộ các quyền năng như các chủ sở hữu tài sản (không có quyền tặng cho mượn, tiêu huỷ tài sản ).

b) Hình thức, thủ tục , điều kiện thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất được pháp luật quy định chặt chẽ hơn nhiều So sánh với các chủ thể có quyền khác: cụ thể là:

- Về hình thức nhất thiết phải thông qua hợp đồng bằng văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực và đăng ký.

- Về điều kiện tuỳ theo tính chất của từng hình thức chuyển quyền mà mức độ chặt chẽ, cụ thể của các điều kiện chuyển quyền được quy định khác nhau. Tuy nhiên việc chuyển quyền sử dụng đất dưới bất cứ hình thức nào cũng chỉ được tiến hành khi có các điều kiện nhất định. Có khi những điều kiện đó còn được quy định không chỉ cho 1 bên- Bên chuyển quyền sử dụng đất mà còn cả phía bên kia- Bên nhận quyền nữa.

- Về thời hạn thực hiện quyền, người sử dụng đất chỉ được nhà nước giao để sử dụng trong thời hạn do pháp luật quy định. Vì vậy, họ không thể thực hiện các quyền ấy 1 cách vô hạn mà chỉ được phép thực hiện trong 1 thời hạn nhất định mà thôi.

- Nhiều nội dung trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất không phải do người có quyền sử dụng đất quyết định mà do pháp luật quy đinh buộc họ phải tuân theo (vấn đề khung giá chuyển quyền sử dụng đất...).

2- Mối tương quan giữa chuyển sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình

Mối tương quan giữa 2 quyền dân sự này có thể được thể hiện như sau:

- Quyền sử dụng đất đai là quyền hạn ban đầu (có trước), còn quyền sử dụng đất là quyền có sau. Tính phát sinh của quyền sử dụng đất còn được thể hiện trên cơ sở nhà nước giao đất, cho thuê đất.

- Quyền sử dụng đất đai là 1 quyền trọn vẹn, đầy đủ, còn quyền sử dụng đất lại là 1 quyền không sử dụng trọn vẹn, đầy đủ. Tính không đầy đủ của quyền sử dụng đất được thể hiện ở các điểm sau:

+ Thứ nhất: Người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu.

+ Thứ hai, Không phải bất cứ người nào có quyền sử dụng đất hợp pháp cũng có thể được nắm quyền. Như vậy phạm vi chủ thể có quyền này rất hạn chế.

+ Thứ ba, không phải đối với bất cứ người nào sử dụng đất cũng có đủ 5 quyền. Về cơ bản chỉ có đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở thì người sử dụng hợp pháp mới thực hiện 5 quyền đó thôi.

- Quyền sử dụng toàn dân đất đai là 1 quyền tồn tại độc lập, còn 1 loại quyền sử dụng đất lại là 1 loại quyền phụ thuộc .

Tính phụ thuộc của quyền sử dụng đất thể hiện ở chỗ, người sử dụng đất không được tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền năng của mình mà chỉ được quyết định 1 số vấn đề, còn cơ bản vẫn phải hành động theo ý chí của nhà nước với tư cách đại diện sở hữu đối với đất được giao. Ví dụ, sau khi làm xong các thủ tục pháp lý để chuyển đổi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì người được chuyển quyền sử dụng phải sử dụng đất theo đúng mục đích của đất trước khi chuyển giao, nhất thiết không được tuỳ tiện thay đổi. Làm trái quy định này được coi như là 1 hành vi vi phạm ngiêm trọng pháp luật về đất đai và hậu quẩ của nó là nhà nước sẽ thu hồi đất.

3- Vai trò của Bộ Luật dân sự

Những quy định trong Luật đất đai tuy rất quan trọng và cần thiết song chưa cụ thể, chi tiết để người sử dụng đất thực hiện các quyền năng của mình.

Bộ Luật dân sự chính là văn bản pháp luật có vai trò cụ thể hoá và phát triển thêm những quy định trong Luật đất đai, đồng thời thiết lập cơ chế để giúp người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng đất 1 cách thuận lợi hợp pháp.

Sau đây, chúng tôi xin đi sâu phân tích các hợp đồng dân sự về chuyển quyền sử dụng đất.

A) Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật .

Pháp luật về đất đai cũng như Bộ Luật dân sự quy định chỉ được chuyển quyền sử dụng đất với nhau chứ không được chuyển đổi quyền sử dụng đất để lấy tài sản khác và việc chuyển đổi quyền sử dụng đất cũng không được tuỳ tiện mà phải có điều kiện .

1- Thuận tiện cho đời sống và sản xuất .

2- Sau khi chuyển đổi quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đó đúng mục đích, đúng thời hạn, trong hạn mức với từng loại đất Ví dụ, A có 1 diện tích đất thổ cư chuyển đổi cho B 1 diẹn tích đất nông nghiệp. Sau khi được chuyển đổi B vẫn phải sử dụng đất được chuyển đổi đúng mục đích sản xuất nông nghiệp chứ không được làm nhà ở trên đất đó.

3- Trong thời hạn sử dụng đất được nhà nước quy định khi giao đất.

Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất các bên chuyển đổi phải lậpt thành văn bản, Phải được UBND có thẩm quyền đăng ký sang tên và làm mới 1 số thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Các bên phải chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích mà mình chuyển đổi. Trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà có chênh lệch về giá trị, thì bên được nhận phần chênh lệch lớn hơn phải thanh toán tiền cho bên kia, trừ trường hợp các bên thoả thuận không phải thanh toán phần chênh lệch đó. Còn người được nhận phần chênh lệch phải nộp thuế chuyển đổi quyền sử dụng đất của phần chênh lệch đó theo quy định của pháp luật về thuế chuyển quyền sử dụng đất (Ví dụ A và B chuyển đổi quyền sử dụng đất với nhau, giá trị diện tích đất của B là 50 triệu, giá trị diện tích đất của A là 20 triệu: vậy A phải thanh toán cho B là 30 triệu và B phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất của 30 triệu đồng đó) Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

B) hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật về đất đai cũng như các quy khác trong Bộ Luật dân sự chỉ cho phép chuyển quyền sử dụng đất, không phải mua bán đất đai. Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu theo quan niệm pháp lý đó là sự thoả thuận giữa các bên thông qua các điều kiện, nội dung hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Bộ Luật dân sự và pháp luật về đất đai quy định (gọi là bên chuỷển nhượng quyền sử dụng đất) còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng. ĐIều 75 và 706 của Luật đất đai và Bộ Luật dân sự cũng đã quy định rõ các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển quyền sử dụng đất chỉ cần có các điều kiện sau:

1- Chuyển đến nơi cư trú khác sản xuất hoặc sinh sống, kinh doanh (ví dụ A chuyển sang xã, phưòng, huyện thậm chí cả tỉnh để sản xuất kinh doanh thì A có quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất ở cho người khác để lấy 1 khoản tiền. Sau đó đến địa phương mới A lại nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác để sản xuất, kinh doanh vì A chỉ được nhà nước giao đất một lần, nếu tại địa phương mới không có để giao cho A).

2- Chuyển sang làm nghề khác (ví du A đang sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, nay A có nhu cầu làm nghề thủ công nghiệp hoặc dịch vụ, kinh doanh, vì vậy, A cần có một khoản tiền để mua sắm tư liệu sản xuất mới. Trong trường hợp này A cũng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất).

3- Không còn hoặc không có khả năng trực tiếp lao động (ví dụ A đã ngoài 60 tuổi không đủ sức để cày cấy, hoặc A do bị thương tật đột xuất nên không tự mình sản xuất trên diện tích đất được giao, vậy A cũng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác).

4- Pl cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng dất ở hộ gia đình, các nhân chuyển đi nơi khác hoặc không còn có nhu cầu sử dụng đất nữa. (Với dụ A có nhà, đất nhưng nay được con mời đến ở cùng, hoặc A chuyển sang nhà tốt hơn, có tiện nghi đầy đủ. Vậy A có quyền bán nhà đang ở và chuyển quyền sử dụng đất có nhà ở đố cho người khác hoặc trong trường hợp A có 100 m2 đất, A có nhu cầu xây nhà ở nhưng không đủ tiền, vậy A cũng được quyền chuyển nhượng 50 m2 đất để lấy tiền xây nhà ở).

BLDS còn quy định hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước hết phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mới được chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được làm thủ tục tại UBND huyện đối với đất đai ở nông thôn, UBND cấp tỉnh đối với đất đai ở đô thị. Sau đó người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đến UBND cấp xã để đăng ký vào sổ địa chính. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn phải thực hiện nghĩa vụ giao đất cho bên nhận quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng chủng loại (nếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp), đúng vị trí, đúng tình trạng như đã thoả thuận trong hợp đồng, đồng thời phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất như quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..., báo cho bên nhận quyền sử dụng đất về quyền của người thứ ba đối với quyền sử dụng được chuyển nhượng nếu có (ví dụ, A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B nhưng đất đó C đang khai thác quyền sử dụng. Vậy A phải thông báo cho B biết là đất đo đang cho C thuê để B có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thuê với C sau khi đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B trừ trường hợp C chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn) Bên chuyển nhượng phải nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp được pháp luật quy định bên chuyển nhượng được miễn, giảm nộp thuế.

Bên cạch nghĩa vụ trên, bên chuyển nhượng còn có quyền ngoài việc được nhận tiền chuyển nhượng, nếu bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì bên chuyển nhượng có quyền tính lãi đối với số tiền trả chậm trả chậm theo lãi xuất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời hạn trả chậmtại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp lý có quy định khác, huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên nhận quyền sử dụng đất trả tiền chuyển nhượng không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ.

BLDS còn quy định các điều kiện người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

1- Có nhu cầu sử dụng đất.

2- Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạng mức quy định tại Điều 44 Luật đấ đai, Điều 5 Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ và sau khi nhận chuyển nhượng không được vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật. Ví dụ chỉ mới có 500 m2 đất nông nghiệp, nay gia đình có vốn, có lao động và có nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc A chưa có đất, hoặc mới chỉ có 1 ha để làm ruộng sau khi sau khi được nhận chuyển nhượng A chỉ có 2 ha (nếu ở phía bắc) 3 ha ở niềm nam. Sau khi nhận được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất trở thành người sử dụng đất và phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật đất đai như sau:

1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác được quy định khi giao đất.

2- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất.

3- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

4- Nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đấ, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật.

5- Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi.

Bên nhận quyền sử dụng đất cũng có các quyền như người sử dụng đất và nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng.

c. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

Tại Điều 714 của BLDS quy định: hợp đồng thue quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được BLDS và pháp luật về đất đai quy định, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê.

Theo quy định tại Điều 78 của Luật đất đai, nhà nước chỉ cho phép những người có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản mới có quyền thuê quyền sử dụng đất, còn những loại đất khác như đất ở, đất chuyên dùng thì không được cho thuê. Để hạn chế việc phát canh thu tô, BLDS đã quy định cụ thể điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất trong trường hợp sau:

1- Hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn do thiếu lao động, thiếu vốn.

2- Chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định.

Theo quy định tại Điều 20 của Luật đất đai, nhà nước chỉ giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng với thời hạn 20 năm để trồng cây hàng năm, nuôi trồn thuỷ sản. Vì vậy, thời hạn cho thuê đất cũng bị hạn chế mặc dù pháp luật cho phép các bên thoả thuận thời hạn cho thuê nhưng không được quá 30 năm. Ngoài ra Chính phủ sẽ quy định thời hạn cho thuê có thể kéo dài trong trường hợp đặc biệt khó khăn. Mặc dù việc thuê quyền sử dụng đất là quan hệ giữa hộ gia đình, cá nhân với nhưng các bên vẫn phải làm hợp đồng thue bằng văn bản, vì nếu có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì hợp đồng thuê là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào đó để giải quyết. Đồng thời việc thuê quyền sử dụng đất phải làn thủ tục và đăng ký tại UBND có thẩm quyền. Việc đăng ký cho thuê quyền sử dụng đất do bên cho thuê thực hiện, bên thuê cũng cần phải kiểm tra nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích. Mặc dù đã cho thuê quyền sử dụng đất nhưng BLDS quy định bên cho thuê phải nộp thuế sử dụng đất vì bên cho thuê là người trực tiếp được nhà nước giao đất, bên thuê là người dứng tên trong sổ thuế. Nhưng nếu trong trường hợp các bên thoả thuận bên thuê nộp thuế sử dụng đất thì pháp luật vẫn chấp nhận. Trong trường hợp bên thuê sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng, huỷ hoại đất đai, làm giảm khả năng sinh lợi của đất thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đó, nếu bên thuê không chấm dứt thì bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên thuê hoàn trả đâtài sản đang thuê và bồi thường thiệt hại. Bên thuê phải có nghĩa vụ hoàn trả đất khi thời hạn thuê đã hết và phải trả đúng tình trạng như khi thuê đất, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác về tình trạng đất được trả lại. Trong BLDS còn quy định bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền thuê trong trường hợp do bất khả kháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị gảm sút. Mặc dù bên cho thuê có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng do hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị gảm sút thì bên thuê cũng không có khả năng trả tiền thuê quyền sử dụng đất. Trong trường hợp bên thuê chậm trả quyền sử dụng đất thì bên cho thuê có thể gia hạn nhưng đã hết thời hạn gia hạn mà bên thuê vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng, yêu cầu bên thuê hoàn lại đất và bên cho thuê còn có quyền yêu cầu bên thuê trả đầy đủ tiền thuê trong thời hạn thuê, kể cả lãi xuất nợ qá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian trả chậm tại thời điểm thanh toán.

BLDS còn quy định việc bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi (Điều 723). Trong thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất mà bên thuê hoặc bên cho thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đấ thì nhà nước sẽ thu hồi đất đó còn bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại (ví dụ A thuê quyền sử dụng đất của B thuê đất nông nghiệp nhưng A lại lấy đất làm gạch, vì vi phạm mục đích sử dụng đất nông nghiệp nên nhà nước thu hồi đất. A phải tìm một diện tích đất tương ứng để trả lại cho B). Nhưng nếu nhà nước thu hồi đất do mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mà nhà nước thu hồi đất thì sẽ được nhà nước bồi thường thiệt hại về đất cho bên cho thuê theo quy định tại Nghị định 90/CP ngày 17-8-1994 của Chính phủ, còn bên thuê được nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất. Bên cho thuê và bên thuê giải quyết với nhau như sau: nếu bên thuê đã trả tiền sử dụng đất trước thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê phần tiền còn lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng đất, còn nếu bên thuê chưa trả tiền sử dụng đất thì bên thuê phải trả số tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.

BLDS còn quy định việc tiếp tục thuê quyền sử dụng đất khi một bên chết. Nếu một bên trong các bên của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất mà chết thì hợp đồng thuê đất vẫn còn hiệu lực, nếu ben cho thuê chết nhưng bên thuê vẫn có nhu cầu sử dụng đất và tiếp tục thuê, thời hạn thuê vẫn còn thì người thuê vẫn tiếp tục sử dụng đất đó cho đến khi hết thời hạn ghi trong hợp đồng. Nếu bên thuê chết hợp đồng thuê quyền sử dụng đất vẫn còn thời hạnthì các thành viên trong hộ gia đình vẫn có quyền tiếp tục sử dụng đát cho đến khi hết thời hạn thuê ghi trong hợp đồng, các thành viên trong hộ gia đình thuê phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

ĐIều 725 của BLDS quy định bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho thuê, nhưng bên nhận chuyển nhượng phải cho bên thuê tiếp tục thuê để sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong hợp đồng.

d. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Về mặt lý thuyết cũng như khái niệm thế chấp tài sản quy định tại điều 346 BLDS thì thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tuy nhiên đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người sử dụng đất chỉ được nhà nước giao đất để sử dụng, họ hoàn toàn không có quyền định đoạt. Một đặc thù rất Việt Nam là nhà nước cho phép người sử dụng đất đai có quyền định đoạt hạn chế đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, kể cả việc dùng tài sản để thế chấp vay vốn. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 727 của BLDS việc thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được phân biệt với hợp đồng thế chấp thông thường và các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất khác ở một số điểm cơ bản sau đây:

- Trong mọi trường hợp sau khi làm xong mọi thủ tục pháp lý về thế chấp quyền sử dụng đất, người thế chấp vẫn có quyền được tiếp tục sử dụng trong thời hạn thế chấp (Điều 272 và khoản 1 Điều 734).

- Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất được quy định đơn giản mà không khắt khe như trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất. Theo điều 728 BLDS thì điều kiện duy nhất để cá nhân được thực hiện việc thế chấp là họ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Họ không phải xin phép cũng không phải trình bày các lý do với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được thế chấp quyền sử dụng đất.

Sở dĩ điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất được BLDS quy định không khắt khe như các hình thức chuyển quyền khác như vậy là vì sau khi hợp đồng thế chấp vẫn tiếp tục được chiếm hữu và sử dụng đất; trên thực tế chưa có sự chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác (bên thế chấp). Nói cách khác pháp luật không cần thiết phải can thiệp sâu vào vấn đề này vì thế chấp quyền sử dụng đất cũng chỉ là một biện pháp đảm bảo cho hợp đồng vay vốn, là hình thức chuyển quyền sử dụng có điều kiện, tức là chỉ xảy ra khi hộ gia đình, các nhân không trả được tiền vay.

- Viêc thế chấp quyền sử dụng đất ở đâu và nhằm mục đích gì đối với các loại đất là khác nhau.

Đẩi với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp để trồng rừng thì họ chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng của Việt Nam do nhà nước cho phép thành lập mà không được phép thế chấp ở bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khác. Mục đích vay vốn khi thế chấp quyền sử dụng đất này cũng được pháp luật quy định rất chặ chẽ thể hiện ở chỗ người thế chấp chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất của mình để vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chứ không phải cho sản xuất kinh doanh nói chung hoặc để tiêu dùng.

Đối với đất ở thì tình hình lại khác. Hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất ở do nhu cầu sản xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở Việt Nam ở trong nước Điều 730. Như vậy đối với đất ở thì pháp luật cũng không hạn chế về mục đích thế chấp cũng như đối tượng thế chấp.

Sở dĩ có quy định chặt chẽ (thực chất là hạn chế) về phạm vi các đối tượng được nhận thế chấp cũng như mục đích của việc thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng như vừa nêu trên là vì một số lý do cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, phải đảm bảo làm sao quyền sử dụng các loại đất này không được chuyển giao nhiều cho các tổ chức, cá nhân khác.

- Thứ hai, nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Thứ ba, không biến đất nông nghiệp thành phương tiện bảo đảm tràn lan cho các nghĩa vụ khác (vay tiền để làm nhà, cưới xin, mua sắm đồ tiêu dùng...).

đ. Thừa kế quyền sử dụng đất.

Việc thừa kế quyền sử dụng đất có một số đặc điểm sau đây:

Phạm vi những người có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất được pháp luật quy định chặt chẽ và hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ không phải bất cứ ai cũng có quyền để lại thừa kế mà chỉ có những người sau đây mới các quyền đó:

- Cá nhân được nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản.

- Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, trồng rừng và đất ở.

- Cá nhân có quyền sử dụng đất đó được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định của pháp luật.

Như vậy, không có vấn đề để lại thừa kế khi một thành viên trong hộ gia đình được nhà nước giao đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chết. Khi trong hộ gia đình có thành viên chết, theo Điều 744 BLDS các thành viên khác trong hộ gia đình tiếp tục sử dụng đất do nhà nước giao cho hộ gia đình đó, nếu trong hộ không còn thành viên nào thì nhà nước sẽ thu hồi đất đó.

- Xuất phát từ vị trí, vai trò, ý nghĩa của các loại đất khác nhau, pháp luật đã phân biệt hai loại thừa kế đối với hai loại đất là đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở. Chế độ pháp lý đối với việc thừa kế hai loại đất này khác nhau.

- Phạm vi người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất bị hạn chế bởi các điều kiện pháp luật quy định phụ thuộc (căn cứ) vào mục đích sử dụng của các loại đất. Tựu trung ại, đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở. Điều này được thể hiện ở chỗ, đối tượng được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản được chia thành hai nhóm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó việc thừa kế theo di chúc được quy định chặt chẽ hơn So sánh với việc để lại thừa kế theo di chúc đối với tài sản thông thường khác. Cụ thể là, người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chỉ có thể là nhiều thuộc các hàng thừa kế đã được quy định tại khoản 1 Điều 679 và Điều 60 BLDS. Chứ không phải là bất kỳ người nào theo ý chí của người lập di chúc. Ngoài ra để được hưởng thừa kế theo di chúc cũng như pháp luật đối với với loại đất này, người được hưởng quyền thừa kế còn phải có đủ hai điều kiện là:

- Thứ nhất, có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện sử dụng đất đúng mục đích.

- Thứ hai, chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức.

Việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được quy định giống như việc để lại thừa kế đối với các loại tài sản thông thường khác (phần thứ tư của BLDS).

 

Phần thứ sáu

quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

 

I. Khái niệm "quyền sở hữu trí tuệ.

Đặc tính vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những nguyên nhân chính gây nên những khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề này. Xã hội thường tiếp cận với các sản phẩm thông qua các dạng thể hiện cụ thể các các sản phẩm đó, tức là khi sản phẩm trí tuệ đã được vật chất hoá hoặc được thể hiện trên vật mang cụ thể.

Vì vậy, các khái niệm được sử dụng trong pháp luật về sở hữu trí tuệthường cũng mang những nội dung đặc biệt.

- "Quyền sở hữu trí tuệ" trong BLDS là khái niệm lần đầu tiên được sử dụng trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Mặc dù không được định nghĩa trực tiếp, cấu trúc, nội dung của phần thứ sáu BLDS - đặc biệt là các tiêu đề của các chương thuộc phần này có thể dẫn tới định nghĩa như sau về khái niệm đó:

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và các quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, chuyển giao công nghệ không bao hàm trong khái niệm quyền sở hữu trí tuệ.

Để có thể hiểu chính xác hơn khái niệm sở hữu trí tuệ, nhất là để phân biệt nội dung, phạm vi khái niệm đó trong pháp luật của ta So sánh với các nước khác, có thể xem xét một trong các định nghĩa về sở hữu trí tuệ được nêu trong Công ước Stockhom năm 1967 về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

"Sở hữu trí tuệ" bao gồm các quyền liên quan tới:

- Các sản phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

- Việ trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh và truyền hình.

- Các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực số gắng của con người.

- Các phát minh khoa học.

- Các kiểu dáng công nghiệp, các nhãn hiệu háng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại - bảo vệ chống cạch tranh không lành mạnh và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn họ, nghệ thuật (Điều 2 của Công ước Stockhom năm 1967).

Quyền sở hữu trí tuệ không hoàn toàn được hiểu là có nội dung tương tự như quyền sở hữu tài sản. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai quyền này là nội dung chiếm hữu đối tượng. Hầu như nội dung này không có ý đối với hầu hết các sản phẩm trí tuệ. Đặc tính không hữu hình như đã nói trên đây làm cho sản phẩm sáng tạo trí tuệ sau khi được bộc lộ có thể truyền lan vô giới hạn không thể kiểm soát được. Nói cách khác, người tạo ra sản phẩm có trí tuệ có thể chiếm giữu sản phẩm bằng cách không công bố - tức là giữi bí mật về sản phẩm đó. ĐIều này đòi hỏi người chiếm giữ hoặc là không đưa sản phẩm đó vào khai thác hoặc là khai thác nhưng phải giưĩ cho người khác không biết về bản chất của đối tượng đó.

Trong thực tế, điều này gần như không thể thực hiện được hoặc không có ý nghĩa. Chính vì lý do đó, trong các văn bản hiện hành về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng như trong phần Vỉc BLDS không đề cập quyền chiếm hữu đối tượng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền năng quan trọng nhất trong nội dung quyền sở hữu trí tuệ là quyền sử dụng đối tượng. Tuy nhiên, cũng khác với quyền sở hữu tài sản, khái niệm quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ luôn luôn gắn liền với mục đích thương mại của việc sử dụng.

Nói chung, một người thứ ba sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ mà không được phép của người chủ sở hữu đó thì bị coi là vi phạm quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích thương mại (không nhằm kiếm lời)ợh không làm phương hại đến hoạt động thương mại của chủ sở hữu thì sẽ không bị coi là vi phạm.

II. quyền tác giả

1. Khái niệm quyền tác giả.

Cũng không được định nghĩa trực tiếp trong Pháp lệnh quyền tác giả năm 1994 cũng như trong BLDS. Căn cứ vào Điều 10 Pháp lệnh nói trên và các Điều 750 và 751 của BLDS có thể hiểu rằng quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Các quyền nhân thân đối với tác phẩm luôn gắn liền với tác giả, các quyền tài sản đối với tác phẩm có thể thuộc về tác giả song cũng có thể thuộc về một người khác tuỳ theo quan hệ lao động để tạo ra tác phẩm.

Khái niệm về quyền tác giả gắn liền với tác phẩm. Mặc dù cũng không có định nghĩa tương ứng trong các văn bản về quyền tác giả hiện hành cũng như trong BLDS, khái niệm này thường được hiểu với hai nội dung đáng lưu ý sau:

- Tác phẩm phải là tác phẩm do sáng tạo mà có. Nghĩa là trong sản phẩm phải thể hiện ý tưởng, phải in dấu vết hoạt động trí tuệ của người tạo ra sản phẩm.

- Mặc dù vậy, tác phẩm không chỉ là ý tưởng, mà phải là sự diễn đạt, thể hiện ý tưởng.

Vì vậy, quyền tác giả đối với mọt tác giả chỉ giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm. Người không giữ quyền tác giả hoàn toàn có quyền sử dụng ý tưởng của tác phẩm để tạo ra một sản phẩm khác - tức là sáng tạo ra cách thể hiện khác của ý tưởng đó - mà không bị coi là xâm phậm quyền đối với tác phẩm thứ nhất.

Phạm vi quyền tác giả cũng không bao gồm các thông tin chứa trong tác phẩm cho dù chính các thông tin ấy là do tác giả sáng tạo ra. Một tác phẩm khoa học có thể chứa các thông tin về một phát kiến khoa học nhưng không thể vì thế mà tác giả có quyền ngăn cấm người khác sử dụng các phát kiến ấy, cũng không có quyền ngăn cấm người khác tạo ra các tác phẩm khác về chính kiến đó. Chính vì vậy, phát minh khoa học không được coi là đối tượng của quyền tác giả, nhưng tác phẩm về phát minh đó lại thuộc phạm vi của quyền này.

2. Nội dung của quyền tác giả.

Xuất phát từ quan điểm coi tác giả là một trong các quyền dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích vật chất là lợi ích tinh thần của tác giả. BLDS dành một chương quy định về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học trên cơ sở thừa kế và phát triển các quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 2-12-1994.

Nội dung của chương I - quyền tác giả gồm 4 mục, 34 điều, trong đó có những nội dung chr yếu sau đây:

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bằng tài năng trí tuệ của mình. Ngoài ra người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, người phòng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể từ loại hình này sang loại hình khác, người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo cũng được coi là tác giả của loại hình tác phẩm đó.

Chủ sở hữu tác phẩm bao gồm:

- Tác giả hoặc đồng tác giả tác phẩm đồng thời là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo ra.

- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm do tác giả hoặc cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc 1 phần tác phẩm đó.

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.

-Cá nhân, tổ chức được các chủ sở hữu tác phẩm kể trên chuyển giao các quyền của mình đối với tác phẩm theo hợp đồng là chủ sở hũu quyền được chuyển giao (điều 746 Bộ Luật dân sự ).

Các loại hình tác phẩm được nhà nước bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng các tác phẩm bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện dưới dạng tác phẩm viết, các bài giảng, bài phát biểu, các tác phẩm thuộc loại hình sân khấu, nghệ thuật, điện ảnh, video, phát thanh truyền hình, báo chí, âm nhạc, kiến trúc tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, các công trình nghệ thuật, sách giáo khoa, giáo trình, cac bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, tác phẩm dịch, phong tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải tuyển tập, hợp tuyển, phần mềm máy tính và các loại tác phẩm khác nếu pháp luật có quy định (điều 747 Bộ Luật dân sự ).

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, dân gian, các văn bản của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của các văn bản đó, tin tức thời sự thuần tuý đưa tin không thuộc loại hình tác phẩm được nhà nước bảo hộ heo quy định của Bộ Luật dân sự mà được nhà nước bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật (điều 748 Bộ Luật dân sự ).

Nhà nước không bảo hộ với tác phẩm có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội (điều 749), vì vậy mọi giao dịch về việc lưu hành, sử dụng và hưởng lợi với tác phẩm thuộc loại này được coi là bất hợp pháp và vô hiệu.

Các quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu tác phẩm

Bộ Luật dân sự quy định quyền của tác giả và quyền của chủ sở hũu tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả đối với các tac phẩm do mình sáng tạo hoặc đối với tác phẩm do mình là chủ sở hữu. Sự phân biệt rõ ràng 2 quyền này là cần thiết vì tác giả là chủ sở hữu tác phẩm có thể chuyển giao các tài sản cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác thông qua hợp đồng thừa kế, còn các quyền về nhân thân của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nên không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp các quyền nhân thân được để lại thừa kế theo quy định tại điều 764 của Bộ Luật này.

Tác gỉa đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình như quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng, công bố phổ biến hoặc cho ngưòi khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm còn có đầy đủ các quyền tài sản đối với tác phẩm như được hưởng nhuận bút, thù lao khi tác phẩm được sử dụng, được hưỏng lợi ích vật chất khi tác phẩm của mình được xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biễu diễn, phát thanh, ghi âm ghi hình, chụp, phóng tác, dịch, cải biên, chuyển thể hoặc cho thuê.

Ngoài ra tác giả còn được nhận giải thưởng đối với tác phẩm, trừ trường hợp tác phẩm không được nhà nước bảo hộ.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền về nhân thân như đối với tac giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, trù quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm, cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm (điểm c,điều khoản 1 điều 751) và không có quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới hình thức tái bản, xuất bản, trưng bày triển lãm, biểu diễn phát thanh, truyền hình ghi âm, ghi hình dịch phóng tác, cải biên chuyển thể, cho thuê (điểm c khoản 2 điều 572).

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại điêù 753 BLDS.

Ngoài ra tác giả chủ sở hữu tác phẩm có các quyền sau:

+ Quyền yêu cầu được bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả quyền sở hữu tác phẩm (điều 759).

+ Quyền đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ tác giả và quyền sở hữu tác phẩm (điều 762).

+ Quyền chuyển giao quyền tác giả (điều 763).

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

_ Các quyền nhân thân sau được bảo hộ vô thời hạn:

+ Quyền đặt tên cho tác phẩm

+ Quyền được đứng tên hoặc bút danh trong tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng.

+ Quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm

- Các quyền nhân thân còn lại là:

+ Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố phổ biến tác phẩm của mình.

+ Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm.

Và các quyền tài sản của tác giả đươc bảo hộ trong suốt cuọc đời tác giả và sau 50 năm tiếp theo năm tác giả đã chết. Đẩi với các tác phẩm đồng tác giả thì các quyền nhân thân nêu trên và quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo khi tác giả cuối cùng đã chết.

Đối với tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, video, tác phẩm di cảo thì 2 quyền nhân thân kể trên và các quyền tài sản được bảo hộ trong thời hạn 50 năm kể từ ngaỳ tác phẩm được công bố lầm đầu tiên.

Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc khuyết danh thì quyền tác giả được nhà nước , nếu trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả mà xác định được tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính từ khi xác định được tác giả (điều 766).

Hợp đồng sử dụng tác phẩm (từ điều 767-772)

Xuất phát từ quan điểm coi hợp đồng sử dụng tác phẩm là 1 lọại hợp đồng đặc biệt có những nét đặc thù trong lĩnh vực trí tuệ, vì vậy BLDS quy định hợp đồng sử dụng tác phẩm là sự thoả thuận giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm về việc chuyển giao tác phẩm của mình cho cá nhân tổ chức khác sử dụng. Cá nhân tổ chức khi sử dụng tác phẩm của người khác phải giao kết hợp đồng bằng văn bản với các nội dung chủ yếu nhu chủ yếu như hình thức sử dụng, phạm vi, thời hạn sử dụng, mức nhuận bút, hoặc thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng (điều 678).

Theo hợp đồng sử dụng tác phẩm, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có nghĩa vụ chuyển giao tác phẩm đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận. Nếu vi phạm nghĩa vụ này mà gây thiệt hại cho bên sử dụng tác phẩm thì phải bồi thường. Ngoài ra tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm không chuyển giao tác phẩm cho cá nhân, tổ chức khác khi chưa hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên sử dụng tác phẩm đồng ý, nếu vi phạm quy định này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bên cạnh các nghĩa vụ nêu trên, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu các bên sử dụng nêu tên hoặc chức danh tác giả khi sử dụng tác phẩm, yêu cầu bên sử dụng tác phẩm trả đủ nhuận bút hoặc thù lao, được chuyển giao tác phẩm cho nhiều người sử dụng nếu không có thoả thuận khác với bên sử dụng tac phẩm.

Bên sử dụng tác phẩm có các nghĩa vụ : sử dụng tác phẩm theo đúng hình thức, phạm vi và thời hạn đã thoả thuận, không được chuyển giao tác phẩm cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng nếu không được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đồng ý, trả nhuận bút hoặc thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm như đã thoả thuận, nếu vi phạm nghĩa vụ nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Đồng thời bên sử dụng tác phẩm cũng có các quyền như quyền công bố, phổ biến tác phẩm trong thời hạn đã thoả thuận, có quyền đơn phương đình chí thực hiện hợp đồng nếu tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm vi phạm những nghĩa vụ của mình và có quyền yêu cầu họ bồi thường thiệt hại .

Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, băng đĩa hình, tổ chức phát thanh truyền hình (từ điều 773 đến 779).

BLDS dành 1 phần riêng về quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh truyền hình xuất phát từ quan điểm coi các quyền và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức noí trên cũng là các quyền và nghĩa vụ dân sự có liên quan trực tiếp đến các quy định về nghĩa vụ quyền tác giả và chịu sự chi phôí của quy định đó

Theo quy định của BLDS thì người biểu diễn bao gồm cá nhân, tổ chức biểu diễn, người dàn dựng, đạo diễn chương trình ca múa nhạc, phát thanh, truyền hình, đạo diễn, diễn viên sân khấu, các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác.

Người biểu diễn có nghĩa vụ khi sử dụng tác phẩm chưa công bố của người khác thì phải xin phép và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, trừ trường hợp biểu diễn các tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diến nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền, cổ động ở nơi công cộng. Nếu vi phạm các nghĩa vụ nói trên người biểu diễn phải bồi thường thiệt hại cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm (Điều 774).

Người biểu diễn không chỉ có các nghĩa vụ mà còn có các quyền nhân thân và tài sản bao gồm các quyền giới thiệu tên khi biểu diễn, được bảo hộ hình tượng biểu diễn, cho hoặc không cho người khác ghi âm, ghi hình chương trình biểu diễn và làm các bản sao để phổ biến, quyền được hưởng thù lao từ việc cho người khác sử dụng chng trình biểu diễn nếu việc sử dụng chương trình này nhằm mục đích kinh doanh, quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức chấm dứt hành vi xâm phạm các quyền, lợi ích của mình.

Đối với tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình khi sử dụng tác phẩm để sản xuất chương trình của mình phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu tác phẩm chưa được công bố. Nếu sử dụng tác phẩm đã được công bố thì phải ghi tên tác giả và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hoặc người biểu diễm chương trình.

Ngoài các nghĩa vụ trên, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình còn có quyền như cho hoặc không cho cá nhân hoặc tổ chức nhân bản, phát hành sản phẩm của mình, hưởng lợi khi sản phẩm được sử dụng, được bảo hộ quyền tác giả trong thời hạn 50 năm kể từ ngày sản phẩm được công bố lần đầu tiên, được quyền chuyển giao các quyền của mình cho tổ chức khác trong thời hạn bảo hộ.

Tổ chức phát hành, truyền hình có các quyền cho hoặc không cho phát lại chương trình của mình hoặc làm các bản sao chương trình nhằm mục đích kinh doanh, được bảo hộ quyền tác giả trong thời hạn 50 năm và được quyền chuyển giao các quyền của mình cho cá nhân, tổ chức khác trong thời hạn bảo hộ.

III. quyền sở hữu công nghiệp

1. Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp.

1.1. Khái niệm.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhã hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi, xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác (Điều 780 BLDS).

Khái niệm sở hữu công nghiệp đã được chính thức dùng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam (Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp năm 1989) và trong các Hiệp định quốc tế (Công ước Pari năm 1883). Sở dĩ có tên gọi sở hữu công nghiệp là vì đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất, có giá trị kinh tế trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó bao gồm các hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp. Người nào làm chủ các tài sản này thì có thể khai thác lợi ích kinh tế của chúng và có lợi thế trong kinh doanh.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiếu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Các đối tượng được liệt kê theo Điều 780 BLDS là đối tượng đã được bảo hộ ở Việt Nam tới trước khi BLDS được ban hành trên cơ sở các quy định của pháp lệnh về sở hữu công nghiệp và các Điều lệ về các đối tượng cụ thể. Khác với các đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả các đối tượng về sở hữu công nghiệp không mang tính sáng tạo cá nhân. Do vậy việc bảo hộ chúng về cơ bản phải qua những thủ tục có tính chất hình thức nhất định (đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ).

Ngoài các đối tượng đã được liệt kê theo Điều 780 BLDS, trong lĩnh vực kinh doanh còn có tài sản của cá nhân một người hoặc một doanh nghiệp nhất định nào đó (ví dụ như tên thương mại, bí mật thương mại, biểu tượng thương mại...). Đây là những tài sản được các thương gia, doanh nghiệp sử dụng riêng cho mình và qua quá trình phát triển đã tạo cho chúng những giá trị thương mại biến chúng thành tài sản riêng nên cũng được bảo hộ. Việc bảo hộ những đối tượng này, không phải thông qua thủ tục hình thức và bảo hộ các đối tượng này thông thường chỉ xuất hiện khi có sự xâm phạm quyền của chủ sở hữu.

Đẩi tượng được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp không phải chỉ chíng bản thân đối tượng đó mà còn là những lợi ích kinh tế, thương mại xuất phát từ đối tượng sở hữu công nghiệp. Lợi ích thương mại, kinh tế của các tài sản thuộc sở hữu công nghiệp sẽ bị mất đi nếu các đối tượng này bị bắt chước làm theo hoặc bị sử dụng hoặc gây nhầm lẫn hoặc công bố công khai.. Do vậy, thực chất đối tượng bảo hộ ở đây là lợi ích kinh tế của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau lợi ích kinh tế của tư nhân là lợi ích công cộng, lợi ích về khuyến khích phát triển khoa học và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy việc bảo hộ đối với các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp có nghĩa là nhà nước bảo đảm chỉ có chủ sở hữu công nghiệp mới các quyền sử dụng, khai thác lợi ích kinh tế đối tượng sở hữu công nghiệp của họ. Nhà nước đảm bảo cho chủ sở hữu được yên ổn khai thác lợi ích kinh tế đó và giúp chủ sở hữu chống lại các hành vi xâm phạm, làm hạn chế khả năng khai thác của chủ sở hữu.

1.2. Các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Có thể chia đối tượng sở hữu công nghiệp thành bốn loại chính sau đây:

a. Các giải pháp kỹ thuật thuộc nhóm này là sáng chế và giải pháp hữu ích.

b.Đối tưọng có tính sở thích (tạo ra những sở thích bằng hình dáng), thuộc loại này là kiểu dáng công nghiệp.

c. Các đối tượng có tính chất là biểu tượng cho 1 sản phẩm nhất định của 1 doanh nghiệp, thuộc loại này là nhãn hiệu hàng hoá.

d. Các đối tưọng là sự xác nhận, khẳng định năng lực uy tín chung của cơ sở sản xuất kinh doanh trên thị trường (tên thương mại biểu tượng của doanh nghiệp, uy tín danh tiếng của doanh nghiệp).

a) Về sáng chế, giải pháp hữu ích

Sáng chế giải pháp hữu ích là những giải pháp kỹ thuật, tức là việc tìm ra những quy tắc phù hợp với quy luật tự nhiên. Có thể giải pháp kỹ thuật liên quan đến sản phẩm hoặc liên quan đến quy trình sản xuất .

Các giải pháp kỹ thuật này muốn trở thành đối tượng sở hữu công nghiệp thì phải có tính mới So sánh với trình độ thế giới (Mới) ở đây có nghĩa là chưa ai được sử dụng 1 cách rõ ràng trước ngày nộp đơn xin bảo hộ, chưa bị ai công bố công khai bằng lời hoặc nộp đơn xin bảo hộ, hoặc thông qua các ấn phẩm trước ngày nộp đơn xin bảo hộ. Pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định chi tiết về những yếu tố làm hại đến tính mới của sáng chế và giải pháp hữu ích. Tính mới ở đây So sánh với trình độ kỹ thuật thế giới. Khi xem xét các tính mới làm hại sáng chế phải xem xét trên bình diện quốc tế chứ không phải trong phạm vi 1 quốc gia. Các giải pháp kỹ thuật phải có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. ĐâY là điểm khác nhau căn bản giữa sáng chế, giải pháp hữu ích và các phát minh khoa học. Các phát minh khoa học phần lớn còn ở dạng lý thuyết, là các học thuyết chưa có khả năng áp dụng thực tế trong lĩnh vực kinh tế và xã hội do đó không được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp. Riêng đối với sáng chế thì ngoài các yêu cầu nói trên, giải pháp kỹ thuật phải có trình độ sáng tạo (tức là phải có 1 tiến bộ về kỹ thuật So sánh với trình độ chung của thế giới ). Tính sáng tạo ở đây khác tính sáng tạo cá nhân trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Tính sáng tạo đối với sáng chế chỉ là việc tạo ra những cách hiển nhiên 1 bước tiến bộ cao hơn về mặt kỹ thuật So sánh với trình độ trước ngày nộp đơn. Theo pháp lệnh về sở hữu công nghiệp 1989, tiêu chuẩn để bảo hộ 1 giải pháp kỹ thuật là 1 giải pháp hữu ích chỉ là các giải pháp kỹ thuật có tính mới tại Việt Nam. Tiêu chuẩn này rất thấp, nó nhằm khuyến khích tạo ra các giải pháp mới tại Việt Nam và khuyến khích việc du nhập công nghệ mà Việt Nam chưa có bất kể công nghệ đó có trình độ cao hay thấp. Tuy nhiên yêu cầu thấp đối với giải pháp hữu ích đã tạo ra nhiều nhược điểm lớn, nó khiến cho các nhà kỹ thuật không có hoặc mất thời gian sử dụng các thông tin quốc tế, do đó làm giảm nỗ lực phấn đấu của nền công nghệ Việt Nam, đồng thời khuyến khích tạo ra các giải pháp trung lập, khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài đăng ký các giải pháp kỹ thuật đã được phổ cập trong trình độ kỹ thuật quốc tế, phong toả việc áp dụng phổ cập tại Việt Nam .

Do vậy BLDS yêu cầu biện pháp hữu ích phải có tính mới So sánh với trình độ quốc tế và chỉ kém sáng chế về trình độ sáng tạo. Với quy định này, các nhà làm Luật mong muốn khắc phục nhược điểm về quy định giải pháp hữu ích trong pháp luật về sở hữu công nghiệp 1989.

Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích thì việc bảo hộ phải thông qua thủ tục hình thức, tức là phải nộp đơn xin bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của 2 đối tượng này là nội dung về giải pháp kỹ thuật đó( ví dụ, như máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động ) với những sản phẩm được tạo ra do việc áp dụng các ý tưởng là nội dung của giải pháp kỹ thuật.

b) Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng vào việc làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là sự thể hiện hình thức bên ngoài của 1 sản phẩm trên 1 mặt phẳng hoặc trong 1 không gian được thể hiện bằng đường nét, hình khối màu sắc hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó.

Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới So sánh với trình độ thế giới. Một kiểu dáng công nghiệp được coi là mới nếu nó khác biệt cơ bản So sánh với các kiểu dáng công nghiệp tương tự và chưa được sử dụng ở đâu, và bằng bất cứ hình thức nào tren thế giới. Trong truờng hợp kiểu dáng công nghiệp được trưng bày trong 1 cuộc triển lãm quốc tế được công nhận trươc ngày nộp đơn, thì kiểu dáng công nghiệp đó vẫn được coi là mới, nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày bắt đầu triển lãm, đơn đăng ký bảo hộ được nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền (công ước paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp).

Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng dùng vào làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải là khác biệt căn bản với kiểu dáng công nghiệp tương tự. yêu cầu này đòi hỏi kiểu dáng công nghiệp phải chưa đựng sự tưởng tượng của cá nhân tạo ra nó. Tại điểm này, kiểu dáng công nghiệp có phần nào hơi giống các tác phẩm văn hoá nghệ thuật. Tuy nhiên sự tưởng tượng sáng tạo cá nhân phải ở 1 hình thức thể hiện nhất định và phù hợp với sở thích của nhiều người. Khác với nước ta và các nước theo hệ Luật thành văn, ở Mỹ kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cả 2 cách, theo pháp luật về sở hữu công nghiệp và theo pháp luật về quyền tác giả.

c) Về nhãn hiệu hàng hoá

Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó bằng nhiều màu sắc (điều 785 BLDS).

Trước hết 1 nhãn hiệu hàng hoá phải là 1 dấu hiệu dùng để đánh dấu sản phẩm, dịch vu hoặc 1 cơ sỏ sản xuất kinh doanh hoặc để phân biệt chúng với hàng hoá, dịch vụ của 1 cơ sở khác. Dấu hiệu có tính độc lập nhất định So sánh với hàng hoá dịch vụ mà nó đánh dấu. Dấu hiệu phải được thể hiện trong 1 hình thức khép kín thống nhất mà người ta có thể nhận biết được qua việc nhìn, quan sát. Nhãn hiệu phải đựoc thể hiện bằng từ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó bằng 1 hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiêu hàng hoá phải có khả năng phân biệt, tức là phải chỉ ra được nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, dịch vụ mà nó đánh dấu, chỉ rõ xí nghiệp sản xuất ra chúng. Những dấu hiệu chung chung không có khả năng phân biệt hoặc dễ gây nhẫm lẫn cho người khác không được coi là nhãn hiệu hàng hoá và không được đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam .

Khác với 3 đối tưọng sở hữu ở phần trên, nhãn hiệu hàng hoá thực chất không phải là kết quả của hoạt động trí tuệ. Nó chỉ là 1 biểu tượng có sẵn trong tài sản chung của công đồng được cá nhân hoặc pháp nhân dùng để đánh dấu hàng hoá hoặc dịch vụ của mình. Việc sử dụng riêng tín hiệu và việc nâng cao uy tín dấu hiệu mà cá nhân, pháp nhân đã sử dụng cho sản phẩm dịch vụ hàng hoá của mình đã tạo nên giá trị kinh tế của nhãn hiệu hàng hoá. đến lúc này nhãn hiệu hàng hoá là biểu tượng của năng lực và thành tích của 1 cơ sở sản xuất kinh doanh về 1 loại sản phẩm dịch vụ của mình đã tạo nên giá trị kinh tế của 1 loại hàng hoá. Do vậy nội dung bảo hộ đối với đối tưọng này là việc cấm người khác sử dụng 1 nhãn hiệu tương tự hoặc giông hệt nhãn hiệu của người đã đăng ký đánh dấu cho sản phẩm dịch vụ của mình: Thực chất việc bảo vệ này 1 phần bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu hàng hoá, phần khác nhằm bảo vệ công chúng trước những việc làm hàng giả và gây nhẫm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ hàng hoá. ở đây đặc biệt phải nhấn mạnh đến chức năng bảo đảm của nhãn hiệu hàng hoá.

d) Về tên gọi xuất xứ hàng hoá

Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của 1 nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, boa gồm yếu tố tự nhiên, con người và cả 2 yếu tố đó (điều 789).

ĐIều cần khẳng định là tên gọi xuất xứ hàng hoá không phải là nhãn hiệu và tên thương mại. Tên gọi xuất xứ là tên địa lý (địa danh) của 1 nước hoặc 1 địa phương hoặc 1 khu vực (ví dụ, như phú quốc, hải phòng...)Tên gọi xuất xứ hàng hoá thường được gắnước với những mặt hàng có tính chất hoặc chất lượng đặc thù này do các yếu tố độc đáo về địa lý, con người của địa phương đó tạo nên (ví dụ vị ngọt của nước mắm phan thiết phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ánh sáng mặt trời của kỹ thuật muối cá của những người dân phan thiết).

Xuất phát từ thực tế là tại địa phương có nhiều người cùng hưởng những yếu tố độc đáo về tự nhiên con người của địa phương mình để sản xuất những sản phẩm có tính chất và lực lượng đặc thù, nen bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc biệt tại địa phương có yếu tố đặc trưng đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo vêh tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá ở đây trước hết là bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp mà là tài sản phi vật chất chung của từng địa phương. Cá nhân các tổ chức kinh doanh khai thác lợi ích từ tên gội xuất xứ hàng hoá đó nên chỉ có quyền sử dụng (tức là không có quyền cấm người khác sử dụng).

e) Về các đối tượng khác theo quy định của pháp luật

Các đối tượng này còn mập mờ, chưa rõ, còn chỗ ngỏ để cho pháp luật quy định.Thôn thưòng các nước coi các đối tưọng thể hiện năng lực và uy tín của doanh nghiệp nói chung (tên thương mại biểu tưọng của doanh nghiệp... ) hoặc là các bí quyết trong kinh doanh, tổ chức sản xuất ... là thuộc loại này. ĐâY là những tài sản do chính bản thân doanh nghiệp tạo ra và giữ làm của riêng để khai thác lợi ích từ tài sản đó. Thông thường pháp nhân không quy định chế độ bảo hộ toàn diện như đối với các đối tượng khác, mà chỉ bảo hộ trong hoàn cảnh có sự xâm phạm. Chủ sở hữu chỉ có thể cấm người khác sử dụng các đối tượng của mình nếu chứng minh được người này có lỗi xâm phạm quyền sở hữu của mình.

Riêng đối với tên thương mại có thể có chế độ bảo hộ tương đối toàn diện theo Luật thương mại .

1.3 Các đối tượng sở hữu công nghiệp không được nhà nước bảo hộ

Nhà nước không bảo hộ sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ (điều 787).

Đối với các giải pháp kỹ thuật mặc dù các giải pháp kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về tính mới, có khả năng áp dụng trong thực tế, mang lại trình độ kỹ thuật cao hơn trình độ trung bình, nhưng các giải pháp này không được công nhận là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích vì lý do việc công bố công khai hoặc việc áp dụng các giải pháp này sẽ làm trái với các lợi ích xã hội, trật tự công cộng hoặc nguyên tắc nhân đạo. Trái với nguyên tắc xã hội, trật tự công cộng ở đây phải hiểu là trái với các nguyên tắc cơ bản của xã hội hiện tại. Ví dụ 1 giải pháp kỹ thuật tìm ra công cụ phạm tội sẽ không được công nhận và bảo hộ như là sáng chế. Cũng tưong tự các giải pháp kỹ thuật mà trái với nguyên tắc nhân đạo cũng không được bảo hộ là sáng chế và giải pháp hữu ích.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật với nguyên tắc nhân đạo, lợi ích xã hội, trật tự công cộng, còn các giải pháp kỹ thuật không được bảo hộ như là sáng chế, giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Ví dụ như, các chương trình máy điện tử, các giống cây, con, chủng loại vi sinh vật, các phương pháp phòng bệnh chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. Lý do không bảo hộ đối tưọng này rất khác nhau, ví dụ đối với chương trình máy tính thì được bảo hộ theo các quy định của pháp luật về quyền tác giả. Các phương pháp phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng thì ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không bảo hộ độc quyền sử dụng của chủ sở hữu để baỏ đảm cho việc người thứ ba có quyền sử dụng các giải pháp đó dễ dàng nhằm phục vụ mục đích nhân đạo. Ngoài ra điều 4 của điều lệ kiểu dáng công nghiệp còn liệt kê 1 số kiểu dáng không được bảo hộ như: kiểu dáng các công trình xây dựng, kiểu dáng các sản phẩm do chính các chức năng của sản phẩm quy định hoặc kiểu dáng sản phẩm chỉ có gía trị thẩm mỹ. Lý do không bảo hộ các kiểu dáng sản phẩm, công trình như nói trên chủ yếu là do các kiểu dáng đó không đáp ứng được các yêu cầu của kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật. Riêng với các tác phẩm kiến trúc, thì việc bảo hộ sẽ được các chế độ bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật thuộc quyền tác giả, vì tác phẩm kiến trúc mang tính sáng tạo rất riêng của người tạo ra nó.

Đối với nhãn hiệu hàng hoá thì ngoài diện mà việc công bố hoặc sử dụng chúng sẽ làm phương hại đến lợi ích xã hội, trật tự công cộng và các nguyên tắc nhân đạo, thì 1 loạt các dấu hiệu được liệt kê tại khoản 2 điều 2 điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá cũng khôn đươc bảo hộ. Ví dụ như: các dấu hiệu không có khả năng phân biệt (như các tập hợp hình học, chữ số, chữ cái hoặc chữ không thể phát âm được) trừ trường hợp nhãn hiệu này đã được sử dụng rộng rãi và được tín nhiệm từ trước (ví dụ như bia 333). Các dấu hiệu quy ước, hình vẽ và tên gọi thông thưòng của hàng hoá đã được sử dụng rộng rãi (ví dụ như hình con rắn được sử dụng cho các loại thuốc tây, hoặc chữ thuốc cũng không được bảo hộ), các dấu hiệu làm hiểu sai lệch về xuất xứ hàng hoá, các dấu hiệu kiểm tra chất lượng, bảo lãnh... Các dấu hiệu mang dấu quốc kỳ, quốc huy, biểu tưọng quốc gia, ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc của Việt Nam cũng như của nước ngoài, các biểu tưọng, tên gọi của tổ chức quốc tế ... cũng không được bảo hộ. Nhìn chung các dấu hiệu nói trên không được bảo hộ như các nhãn hiệu hàng hoá,vì chúng không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhãn hiệu hàng hoá (như phân tích tại mục I).

Đối với các tên gọi xuất xứ hàng hoá thì cũng không có ngoại lệ cấm. Cũng tưong tự như phạm trù các đối tựơng khác theo quy định của pháp luật cũng không có ngoại lệ, trừ trường hợp đối với tên thương mại, pháp luật về thương mại có thể quy định khác.

2- Xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp công nghiệp nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp (điều 788).

Về bản chất những ý tưởng về giải pháp kỹ thuật, về hình dáng sản phẩm trở thành sản phẩm của người tìm ra nó kể từ khi nó được hình thành. Tuy nhiên để có sự bảo hộ của nhà nước đối với giải pháp kỹ thuật, hình dáng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá và việc khai thác lợi ích từ đối tưọng này,cần thiết phải có sự công nhận của nhà nước .

ở nước ta, sự công nhận này được thực hiện thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ. Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ trước kia là cục sáng chế, nay là cục sở hữu công nghiệp trực thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp khác được xác lập theo quy định của pháp luật. Một trong các đối tưọng muốn nói trên đây là các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có uy tín cao. Theo công ước Paris, các nhãn hiệu này mặc dù không đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ nhưng vẫn được bảo hộ, trong phạm vi mà nhãn hiệu đó là được sử dụng và có uy tín. Nội dung quy định trên trong công ước Paris được áp dụng trực tiếp cho các thành viên không cần qua việc chuyển hoá Luật trong nước. Nước ta cũng là thành viên của công ước Paris, nên quy định trên được quy định trực tiếp.

Ngoài ra còn có các đối tuợng khác thể hiện năng lực thành tích của toàn bộ doanh nghiệp như biểu tưọng của doanh nghiệp, bí mật sản xuất kinh doanh uy tín của doanh nghiệp đã được công chúng công nhận... Các đối tưọng này được bảo hộ theo cách căn cứ pháp luật trong các trường hợp xâm phạm hoặc trong các quy định trong các hợp đồng cụ thể.

Riêng đối với tên thương mại, việc xác lập quyền sở hữu đối với tên thương mại và việc bảo hộ nó sẽ được quy định của pháp luật về thương mại .

Về nguyên tắc, những người sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng chi phí lao động của mình (tác giả) hoặc bằng chi phí đầu tư của mình (chủ thuê lao động hoặc người thuê nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật) có quyền nộp đơn yêu cầu nhà nước bảo vệ sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Quyền nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ là quyền do pháp luật quy định mà cơ quan có thẩm quyền không cấp văn bằng bảo hộ thì ngươì có quyền nộp đơn có quyền khiếu nại. Trước đây chúng ta giải quyết khiếu nại này theo các cấp hành chính. Trong tưong lai nếu có toà án hành chính thì việc giám sát các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ sẽ hựp lý hơn nếu do toà xem xét giải quyết .

Khoản 2, 3 điều 789 quy định về quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ của hàng hoá. Quyền này cũng là quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật và cũng được toà án giám sát.

Đối với các giải pháp kỹ thuật , kiểu dáng sản phẩm dấu hiệu được đánh dấu sản phẩm,dịch vụ rất có khả năng được nhiều người cùng có 1 giải pháp, 1hình dáng sản phẩm giống nhau hoặc dấu hiệu giống nhau, do việc xác lập việc bảo hộ các đối tưọng này phải theo các đối tưọng nhất định. Nguyên tắc được áp dụng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới là thú tự ưu tiên được xác lập ngày ưu tiên (điều 790).

Ngày ưu tiên là ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ngày được xác định theo điều ước quốc tế. Nước ta là nước thành viên của Công ước Pari, Công ước hợp tác Paten và Công ước Madrit nêu trong nhiều trường hợp ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên ở bất kỳ một nước nào là thành viên của Công ước nói trên, nếu đơn xin bảo hộ ở Việt Nam được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trông vòng 12 tháng, kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đối với sáng chế, giải pháp hữu ích. Ngày ưu tiên cũng có thể là ngày trưng bày sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhã hiệu hàng hoá tại một cuộc triển lãm được công nhận ở trong nước cũng như ở quốc tế. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày trưng bày tại triển lãm đó, đơn yêu cầu bảo hộ được giử tới cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Trong trường hợp muốn được hưởng ưu tiên theo Điều ước quốc tế thì phải nêu rõ trong đơn và phải chứng minh về quyền ưu tiên đó.

ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới xác định vị trí ưu tiên theo ngày nộp đơn xin bảo hộ. Riêng ở Mỹ việc xác định thứ tư ưu tiên áp dụng theo nguyên tắc người tìm ra đầu tiên. Người nào tìm ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đầu tiên là người có quyền được cộng nhận quyền sở hữu và bảo hộ thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả trường hợp người đó nộp đơn yêu cầu bảo hộ sau người cùng tìm ra sáng chế, kiếu dáng công nghiệp đúng hoặc tương tự như vậy.

ĐIều 791 BLDS quy định thời hạn bảo hộ nhưng không quy định rõ thời hạn với từng loại, theo quy định hiện nay, thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 15 năm, đối với giải pháp hữu ích là 6 năm, đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm, đối với nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm (điều 23 pháp lệnh về sở hữu công nghiệp). Dự thảo về nghị định sở hữu công nghiệp quy định thời hạn bảo hộ với sáng chế là 20 năm, đối với giải pháp hữu ích là 10 năm, đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm, đối với nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm. Dự thảo nghị định dự kiến kéo dài thời hạn bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích để phù hợp với yêu cầu của các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Sở dĩ thời hạn đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp có sự khác nhau nhiều vì chúng xuất phát từ quan điểm là những sáng chế và giải pháp hữu ích là phát minh của cá nhân, pháp nhân đã đầu tư sức người tài sản để tạo ra. Vì sáng chế đòi hỏi phải có trình độ sáng tạo nên được giả định là để có sáng chế người ta cần phải đầu tư nhiều hơn So sánh với giải pháp hữu ích. Thời hạn bảo hộ ở đây là thời gian nhà nước bảo đảm cho chủ sở hữu độc quyền khai thác các đối tưọng của mình 1 phần để bù đắp chi phí đã bỏ ra, 1 phần để hưởng lợi. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào sự suy đoán mức chi phí đã bỏ ra, đối tưọng sở hữu công nghiệp. Riêng đối với nhãn hiệu hàng hoá, thì thời gian bảo hộ tương đối dài (10 năm) và có thể được gia hạn. Đối tưọng này thực chất không phải là thành quả của cá nhân, pháp nhân. Cá nhân, pháp nhân chọn 1 dấu hiệu có sẵn trong tài sản của nhân loại để đánh dấu cho sản phẩm của mình. Cá nhân, pháp nhân sử dụng nhãn hiệu do mình đăng ký phụ thuộc sự thích hợp của nó đối với sản phẩm của mình. Trên thực tế 1nhãn hiệu hàng hoá muốn gây đuợc uy tín thì cần phải có thời gian. Thời gian càng dài thì uy tín càng bám chặt hơn trong đời sống suy nghĩ của người tiêu dùng.

Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có thể bị huỷ bỏ (điều 792). Việc huỷ bỏ phải dựa trên các căn cứ quy định tại điều 792 khoản 1. điều 792 khoản 1 nêu ra 2 căn cứ cụ thể. Căn cứ tại khoản a là căn cứ về nội dung, tức là các đối tưọng không đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật và căn cứ theo quy định tại khoản b là căn cứ về hình thức, tức là văn bằng được cấp cho người không có quyền nộp đơn. ở nhiều nước trên thế giới người ta chỉ huỷ văn bằng theo căn cứ về nội dung. Người có quyền yêu cầu huỷ bỏ văn bằng bảo hộ là bất kỳ người thứ ba nào ( điều 28 pháp lệnh về sở hữu công nghiệp ). Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ là bất cứ lúc nào trong suốt thời gian văn bằng bảo hộ có hiệu lực (điều 28). Cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ văn bằng bảo hộ hiện là cục trưởng cục sở hữu công nghiệp.

Việc huỷ bỏ văn bằng bảo hộ mang lại hậu quả pháp lý là không làm phát sinh các quyền về bảo hộ pháp lý ngay từ ban đầu. ĐIều này có ảnh hưởng đến các hợp đồng về chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đang trong quá trình thực hiện. Trong những hoàn cảnh nhất định, bên được chuyển giao sử dụng hoặc quyền sở hữu có thể bị huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên chuyển giao hoàn lại những lợi ích vật chất mà bên đó đã thu được từ hợp đồng. Nếu trước thời điểm văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ và xác định là có sự xâm phạm đối tưọng sở hữu công nghiệp trong văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ, thì các quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại bị triệt tiêu, tức là chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp này không thể yêu cầu toà án thực hiện các yêu cầu đó.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ trước thời hạn, nếu chủ sở hữu đối tưọng sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ đúng thời hạn, hoặc chủ sở hữu hàng hoá không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong vòng 5 năm kể từ khi đăng ký, hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá hoặc ngưòi có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh (điều 793).

Việc đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ thứ nhất nói trên là hình thức chế tài của nhà nước áp dụng trong trường hợp có vi phạm nghĩa vụ về nộp lệ phí, trường hợp thứ 2 là hình thức chế tài áp dụng đối với vi phạm nghĩa vụ cạnh tranh không lành mạnh, trường hợp thứ ba là trường hợp chấm dứt việc bảo hộ do nhu cầu không cần bảo hộ nữa.

Đối với việc đình chỉ hiệu lực do không nộp lệ phí đúng hạn, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về vi phạm trong thời hạn bao lâu và trước khi tuyên bố 1 văn bằng bảo hộ bị đình chỉ có hiệu lực thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải làm gì.

Đối với trường hợp đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá do chủ sở hữu không sử dụng hoặc không chuyển giao quyền sử dụng cho người khác trong vòng 5 năm, kể từ ngày đăng ký thì đây là biện pháp để chống các hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh. Trên thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều nhãn hiệu hàng hoá để ngăn cản các doanh nghiệp khác sử dụng các dấu hiệu mà họ cho là có sức cạnh tranh lớn.

Khác với trường hợp huỷ bỏ văn bằng bảo hộ, việc đình chỉ văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký cấp văn bằng bảo hộ thực hiện và đăng ký tren công báo sở hữu công nghiệp (điều 24 pháp lệnh về sở hữu công nghiệp). Việc này không nhất thiết phải dựa trên đơn của người thứ ba.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp là làm chấm dứt quyền bảo hộ và nghĩa vụ của chủ sỏ hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng kể từ thời điểm đình chỉ hiệu lực.

Bên được chuyển giao có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Việc giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn áp dụng điều 420 BLDS. Các quyền của chủ sở hữu về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trước thời hạn văn băng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực vẫn tồn tại. Tuy nhiên khi tính thiệt hại phát sinh chỉ tính đến thiệt hại thời điểm văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực.

3- Chủ sở hữu các đối tưọng sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp

3.1- Phân biệt giữa chủ sở hữu và tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp

Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp thì chỉ có cá nhân mới tạo ra chúng, vì đây là những kết quả lao động trí tuệ của cá nhân (tức là 1 người hoặc 1 nhóm). Pháp nhân, doanh nghiệp không thể là tác giả của đối tưọng nói trên.

Về nguyên tắc pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho tác giả. Tác giả tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng lao động và chi phí riêng của mình có quyền nộp đơn yêu cầu xin cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp tác giả là những người làm công trong quan hệ lao động, quan hệ viên chức nhà nước hoặc là những người nghiên cứu và triển khai theo hợp đồng về nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật ( hợp đồng khoán việc) thì tác giả là người có quyền nộp đơn, nếu trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng khoán việc hoặc trong quy chế công chức có quy định là tác giả có quyền này (điều 789). Nếu tác giả có quyền nộp đơn về giải pháp công nghiệp, kiểu dáng sản phẩm có quyền đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật quy định thì tác giả đồng thời là chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, có không ít trường hợp tác giả là người lao động theo quan hệ lao động hoặc theo quan hệ công chức, người làm thuê theo hợp đồng về nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật và theo hợp đồng lao động. Nếu theo quy chế công chức, hợp đồng về thuê nghiên cứu triển khai khoa học và kỹ thuật có quy định là chủ thuê lao động, cơ quan chủ quản của công chức, cơ quan thuê nghiên cứu triển khai có quyền chiếm hữu và có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc giữa các bên, hoặc theo quy chế công chức có quy định tại Điều 789 Khoản 1 Điểm a và b, chủ thuê lao động và cơ quan chủ quản của công chức, bên thuê nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Trong trường hợp này chủ sở hữu và tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là khác nhau.

Ngoài chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp còn có thể là người được chuyển giao quyền sở hữu đối với đối tượng đó theo hợp đồng hoặc theo thừa kế.

Một vấn đề hiện nay chưa được xác định rõ trong Luật là cơ quan đăng ký sở hữu công nghiệp có thực hiện cả việc đăng ký những thay đổi khi có sự chuyển dịch quyền sở hữu hay không, Trong điều lệ về mua bán Lixăng năm 1989 cũng như trong Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài và Việt Nam có quy định đăng ký hợp đồng vèe chuyển giao sử dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhã hiệu hàng hoá. Vậy việc đăng ký hợp đồng và đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển dịch có diễn ra đồng thời hay không. Đây là vấn đề chưa rõ trong pháp luật.

3.2. Các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác, và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ trong trường hợp quyền sở hữu của mình bị xâm phạm (Điều 796).

Thực ra, việc chủ sở hữu sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng cho người khác là hai hình thức sử dụng khác nhau nằm trang quyền độc quyền sử dụng (quyền sử dụng theo nghĩa thụ động). Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước các thẩm quyền bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu cũng thuộc phạm trù quyền độc quyền sử dụng nhưng được hiểu theo nghĩa thụ động.

Đối với các loại đối tượng khác nhau, thì phạm vi quyền sử dụng cũng khác nhau. Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích thì phạm vi quyền sử dụng bao gồm sử dụng các ý tưởng là nội dung của sáng chế, giải pháp hữu ích, sản xuất các sản phẩm được chế tạo theo các ý tưởng đó và lưu thông các sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng các như các hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi đó. Quyền sử dụng theo nghĩa bị động là việc cấm người khác không được thực hiện các hành vi nói trên.

Đối với liểu dáng công nghiệp thì phạm vi quyền sử dụng theo nghĩa chủ động bao gồm việc sử dụng, nhân bản trong sản xuất và đưa ra lưu thông các sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng đã được đăng ký, cũng như việc cho người khác thực hiện các hành vi nói trên. Quyền sử dụng theo nghĩa bị động là việc cấm người khác không được thực hiện các hành vi nói trên.

Đối với nhãn hiệu hàng hoá thì phạm vi quyền sử dụng chủ động bao gồm việc sử dụng các nhãn hiệu để gắn lên sản phẩm, dịch vụ cũng như để gắn lên bao bì và dùng các nhã hiệu để quảng cáo cũng như ghi trên các giấy tờ giao dịch của mình. Quyền sử dụng theo nghĩa bị động là ccấm người khác thực hiện các hành vi nói trên đối với một nhãn hiệu giống tương tự. Đối với nhãn hiệu hàng hoá thì phạm vi bảo hộ còn áp dụng đối với các dấu hiệu tương tự có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Đối với tên gọi, xuất xứ hàng hoá thì người sử dụng hợp pháp chỉ có quyền dùng tên gọi, xuất xứ hàng hoá đó để gắn vào sản phẩm và dịch vụ, gắn vào bao bì và dùng nhã hiệu đó để quảng cáo, ghi trên các giấy tờ giao dịch của mình. Người có quyền sử dụng hợp pháp chỉ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp, nếu có người không được cấp văn bản về quyền sử dụng tên gọi, xuất xứ hàng hoá sử dụng tên gọi, xuất xứ hàng hoá đó. Người này không thể yêu cầu người khác cùng được cấp bằng chứng nhận quyền sử dụng cùng tên gọi, xuất xứ hàng hoá chấm dứt hành vi sử dụng của họ.

Về nguyên tắc, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhã hiệu hàng hoá có thể được thừa kế, chuyển giao cho người khác. Riêng quyền sử dụng tên gọi, xuất xứ hàng hoá thì không được chuyển giao cho người khác bằng bất kỳ hình thức nào (Điều 797 Khoản 2).

Sỡ dĩ có quy định như vậy, là xuất phát từ bản chất của tên gọi xuất xứ hàng hoá, nó mang tính địa phương và những yếu tố đặc thù của địa phương đã tạo ra nó và bất kỳ ai sản xuất các sản phẩm có được chất lượng, đặc điểm mang tính đặc thù của địa phương đều có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng chứng nhận về quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá.

3.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu có các nghĩa vụ sau đây: trả thù lao cho tác giả trong trường hợp tác giải không đồng thời là chủ sở hữu, nộp lệ phí để duy trì hiệu lực của văn bản bảo hộ, sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng cho người khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nghĩa vụ trả thù lao phát sinh khi đối tượng sở hữu công nghiệp được sử dụng (bao gồm việc chủ sở hữu đối tượng sử dụng hoặc chuyển giao cho người khác). Mức trả thù lao do hai bên thoả thuận trên số lợi nhận thu được qua việc sử dụng. Theo quy định tại Điều lệ về sáng kiến hợp lý hoá sản xuất ban hành kém theo Nghị định 84/HĐBT năm 1988 thì mức này không được thấp hơn 8% lợi nhuận thu được.

Nghĩa vụ nộp lệ phí để duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ là nghĩa vụ tồn tại trong suột thời kỳ văn bằng bảo hộ có hiệu lực, nhưng thực chất nó chỉ xuất hiện vào những thời gian nhất định theo định kỳ do pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định cụ thể trong khoảng thời gian nhất định của mỗi năm. Trong trường hợp chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ nộp lệ phí thì hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt.

Về nguyên tắc nhà nước bảo hộ quyền độc quyền sử dụng của chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiếu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định theo các căn cứ do pháp luật quy định thì độc quyền này sẽ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 802).

3.4. Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiếu dáng công nghiệp.

Tác giải sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là người đã tìm ra sáng chế giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đó (Điều 799).

Thông thường tác giả và chủ sở hữu công nghiệp là đồng nhất.

Tác giả có quyền được ghi tên vào văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khoa học khác. Quyền này là quyền của các tác giả và cũng đồng thời là chủ sở hữu. Tác giả có quyền nhận thù lao khi đối tượng sở hữu công nghiệp được sở dụng nếu tác giả và chủ sở huữ công nghiệp thoả thuận. Quyền này chỉ áp dụng trong trường hợp tác giả và chủ sở hữu không đồng nhất. Quyền nhận thù lao xuất hiện khi đối tưọng được sử dụng. ĐIều này có nghĩa là chỉ khi nào chủ sở hũu thu lợi nhuận thì mới xuất hiện quyền yêu cầu trả thù lao. Sử dụng ở đây có nghĩa là chủ sở hữu sử dụng hoặc chuyển giao cho người khác sử dụng. ĐâY là 1 quyền theo Luật định trường hợp chủ sở hữu vi phạm không thực hiện nghĩa vụ này thì tá giả có quyền yêu cầu toà an bảo vê.

Tác giả có quyền nhận giải thưởng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. ĐâY là 1 quyền rất chung chung, nó chỉ xuất hiện nếu có quyết định trao giải thưởng của cơ quan nhà nước tổ chức trong nước quốc tế hoặc cá nhân nào đó. Có thể nói đây là quyền có điều kiện mang giá trị tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất. Mỗi yếu tố của quyền này hầu như chỉ được xác định khi có quyết định của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân trao giải thưởng. Việc yêu cầu toà án để buộc phải thi hành lời hứa là rất hãn hữu xảy ra trong thực tế. Một điểm cần nhấn mạnh là quyền được nhận giải thưỏng này khác hẳn quyền được nhận thù lao như đã nói ỏ trên.

4- Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp

Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tức là bảo đảm cho chủ sở hữu có vị trí độc quyền về sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nhằm mục đích bồi hoàn lại công sức của họ đã tìm ra đối tưọng sở hữu công nghiệp đó và thu lợi nhuận. ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa độc quyền cá nhân và nhu cầu sử dụng rọng rãi trong nền kinh tế quốc dân. Trong những hoàn cảnh nhất định, pháp luật giải quyết mâu thuẫn trên, đặc biệt là khi chủ sỏ hữu lạm dụng quyền độc quyền của mình.

4.1- Quyền của người sử dụng trước.

ĐIều 801 quy định quyền của người sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Quyền của người sử dụng trước làm hạn chế quyền độc quyền của chủ sở hữu. Vì sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là sự tìm ra các quy Luật tự nhiên hoặc kiểu dáng đã có trong tiềm thức nhân loại và các đối tượng đó được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cá nhân. Các đối tượng này không thể hiện tính sáng tạo riêng của cá nhân người tạo ra nó, nên có nhiều trường hợp xuất hiên khả năng các giải pháp kỹ thuật và kiểu dáng của người khác.

Trong trường hợp trùng lặp như vậy, pháp luật sẽ bảo vệ cho người có biện pháp giống hoặc tương tự nhưng do những ý do nhất định mà không đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp này chủ sở hữu đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không được cấm người đã tìm ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp giống hoặc tưong tự sử dụng giải pháp kỹ thuật, kiếu dáng công nghiệp đó nếu người này đã sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp trước ngày chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Sử dụng ở đây được hiểu theo nghĩa là trực tiếp khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đã chuẩnước bị đầu tư để khai thác đối tượng đó, ví dụ như mua sắm máy móc, thiết bị. ĐIểm đặc biệt quan trọng là việc sử dụng hoặc chuẩn bị sủ dụng này phải diễn ta trước ngày chủ sở hữu nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ. Sau ngày chủ sở hữu nộp đơn mà người sử dụng đó tạm ngừng việc sử dụng thì quyền này cũng không được chấm dứt.

Người sử dụng trước khi có quyền sử dụng theo nghĩa chủ động (tức là sử dụng để khai thác lợi ích kinh tế ) chứ không có quyền sử dụng theo nghĩa bị động (cấm người khác sử dụng đối tượng của mình). Ngay cả quyền sử dụng theo nghĩa tích cực cũng bị hạn chế ở chỗ người sử dụng trước không được chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc mở rộng phạm vi sử dụng.

Quyền của người sử dụng trước theo pháp luật Việt Nam bị hạn chế nhiều So sánh với quyền của người sử dụng trước ở các điểm sau ở nhiều nước :

1) Người này không được mở rộng khối lượng và phạm vi áp dụng:

2) Không được chuyển giao quyền sử dụng cho người khác. Tuy nhiên điều kiện phát sinh của người sử dụng trước theo pháp luật Việt Nam lại rộng hơn So sánh với quy định của các nước khác ở chỗ điều kiện để xuất hiện quyền sử dụng trước rất rộng, không có sự giới hạn về địa chỉ nơi xảy ra sử dụng trước.

4.2- Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp vào mục đích chung

Điều 802 giải quyết trường hợp mâu thuẫn giữa lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích riêng của chủ sở hữu cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này được coi như giấy phép (cưỡng bức).

điều kiện đê cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép là:

a) Phải có đơn yêu cầu của người sử dụng;

b) Chủ sở hữu không sử dụng hoặc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội hoặc người có yêu cầu sử dụng đã có cố gắng dùng nhiều hình thức để thoả thuận với chủ sở hũu mặc dù đã đưa ra mức giá hợp lý mà chủ sở hữu vẫn đưa ra mức ký kết hợp đồng, hoặc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, và các nhu cầu cấp thiết khác.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về cưỡng bức là Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường (điều 20 Nghị định 84- HĐBT ngày 20-3-1990). Tác động của quyết định cấp cưỡng bức là: người có nhu cầu sử dụng được quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi và các điều kiện như đã nêu trong quyết định. Người này không có quyền yêu cầu người thứ ba sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu. Ngoài ra người sử dụng phải trả cho chủ sở hũu 1 khoản thù lao, mức thù lao cụ thể do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết (điều 20 điều lệ về sáng chế). Quyết định của toà án là quyết định ràng buộc các bên.

Theo điều 820, căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cân nhắc quyết định được công nhận rất rộng về mặt định tính (ví dụ như quyết định tại điểm 1 về lý do chính đáng, tại điểm 2 mức giá hợp lý và tại điểm 3 các nhu cầu cấp thiết khác. ĐâY là vấn đề động chạm tới quyền sở hữu của công dân nên đòi hỏi phải được cân nhắc, dung hoà 1 cách hợp lý giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

4.3- Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp vì mục đích không kinh doanh (điều 803)

Trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực, mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đều có thể sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của người được bảo hộ mà không cần xin phép và không phải trả thù lao, nếu việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh (điều 803 điểm 1). ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu công nghiệp là việc bảo hộ sự khai thác giá trị thương mại của đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp được cá nhân nào đó khai thác sử dụng vào mục đích tư, thì giá trị thương mại của đối tưọng không bị tổn hại.

Vấn đề khó nhất ở đây là vấn đề xác định ranh giới giữa sử dụng vào mục đích tư và sử dụng vào mục đich thương mại. Việc xác định ranh giới giữa sử dụng vì mục đích tư và mục đích thương mại thường dựa vào các yếu tố sau:

- Có hành vi kiếm lời không.

- Hành vi sử dụng có tính lâu dài và lặp lại không.

- Quy mô và mức độ sử dụng như thế nào.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà toà án quyết định xem việc sử dụng có mục đích đó có phục vụ các mục đích tư không. Vượt quá giới hạn mục đichs tư thì người có ý định sử dụng phải xin phép (mua) và phải trả thù lao cho chủ sở hũu. Trong trường hợp sử dụng đối tưọng sở hữu công nghiệp của người khác vì mục đích kinh doanh mà không xin phép thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Ngoài việc sử dụng vì mục đích tư, điều 803 BLDS còn quy định 2 khả năng khác mà đối tượng sở hữu công nghiệp không phải xin phép và không phải trả thù lao .

Trường hợp thứ nhất và lưu thông và sử dụng các sản phẩm do chủ sở hữu đối tưọng sở hữu công nghiêp, người có quyền sử dụng trước, người được chuyển giao quyền sử dụng đã đưa ra thị trường. Thực ra các hành vi sử dung nói trên không nằm trong phạm vi bảo hộ. ĐâY là những hành vi sử dụng thứ cấp, dù nó được sử dụng vào mục đích cá nhân hay mục đích kinh doanh thì nó cũng không làm ảnh hưởng đến giá trị thương mại của đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ nên đương nhiên không ai có thể bị cấm thực hiện các hành vi đó.

Trường hợp thứ 2 là trường hợp sử dụng các đối tưọng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện giao thông quốc tế. ĐIều kiện để được sử dụng trong các trường hợp này để nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời trên lãnh thổ Việt Nam .

5- Bảo hộ quyền sử hữu công nghiệp

5.1- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật dân sự

Người nào sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại điều từ 803- 805 liệt kê thế nào là hành vi sử dụng áp dụng cụ thể cho từng loại đôí tượng sở hữu công nghiệp

Trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm thì quyền sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm và bồi thưòng thiệt hại. Trong phần thứ 6 BLDS quy định biện pháp chế tài dân sự trong trường hợp sở hữu công nghiệp bị xâm phạm. Hai biện pháp chế tài chủ yếu là quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Căn cứ để xuất hiện 2 quyền trên là:

- Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Người nào có bất kỳ một hoặc nhiều hành vi như quy định tại điều 805 đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nếu không xin phép chủ sở hữu. Việc xin phép thông thường được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán. Tuy nhiên cũng có thể dùng các cách cho phép khác như đồng ý cho sử dụng mà không trả thù lao.

- Có lỗi của người xâm phạm. Lỗi này là lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi vô ý có thể diễn ra ngay trong trường hợp 1 người nào đó tìm ra sau sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp giống hoặc tương tự như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã đăng và sử dụng các đối tưọng do mình tìm ra trong hoàn cảnh hoàn toàn không có ý thức được rằng đã sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

- Trong trường hợp yêu cầu bồi thưòng thiệt hại thì cần thiết phải thực hiện

Trong nhiều trường hợp đương sự yêu cầu các cơ quan hành chính sự nghiệp can thiệp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Việc dùng các cơ quan hành chính để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp bị xâm hại nhiêù khi có hiệu quả nhanh hơn là thông qua toà án.

Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ không có nghĩa là quyền tự bảo vệ mình mà chủ sở hữu bị hạn chế. Chủ sở hữu vẫn có quyền yêu cầu người có hành vi xâm hại phải chấm dứt hành vi xâm hại và bồi thưòng thiệt hại .

Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm hại không phải chỉ giới hạn ở chỗ chấm dứt hành vi xâm hại đã và đang xảy ra mà còn bao gồm cả vệc ngăn chặn các hành vi xâm hại đã xuất hiện trong tương lai, xoá bỏ các nguy cơ xâm phạm tiếp theo. Ví dụ quyền yêu cầu chấm dứt việc sản xuất sản phẩm theo sáng chế hoặc giải pháp hữu ích có thể bao gồm cả quyền yêu cầu không được phép đưa các sản phẩm đã được sản xuất lưu thông. Trong nhiều trưòng hợp quyền này còn bao gồm cả quyền yêu cầu tiêu huỷ các sản phẩm mình có nguy cơ sẽ tiếp tục xâm hại quyền sở hữu (ví dụ nếu như các nhãn hiệu hàng hoá của ngưòi khác được gắn cố hữu vào sản phẩm của người xâm phạm thì phải bỏ ra các nhãn hiệu được sủ dụng trái pháp luật ra khỏi sản phẩm. Trong trường hợp không thể bỏ được thì phải tiêu huỷ sản phẩm đó.

Thiệt hại trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì rất khó xác định. ĐIều 612 BLDS đưa ra cách xác định thiệt hại nói chung do tài sản bị xâm hại bao gồm tài sản bị mất mát, bị huỷ hoại, bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Quy định này chủ yếu áp dụng cho trưòng hợp thiệt hại đối các tài sản hữu hình. Trong trường hợp tài sản vô hình thì thiệt hại chỉ có bao gồm những lợi ích bị mất đi và những chi phí phát sinh.

Thực tế thiệt hại trong trưòng hợp quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm chỉ có thể xác định bằng cách ước tính. Toà án của nhiều nước đã đưa ra các cách xác định thiệt hại dựa tren các căn cứ.

A) Lợi nhuận đã bị mất đi của người bị xâm phạm.

B) Mức thù lao bên xâm phạm đáng lẽ phải trả, nếu bên này ký kết hợp đồng mua với chủ sở hữu.

C) Lợi nhuận mà bên vi phạm thu được là do các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Phạm vi đối tưọng người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp rất lớn, có thể là người sản xuất, người lưu thông hoặc người nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp có thể nhiều cá nhân, pháp nhân đồng thời bị kiện về việc xâm phạm 1 đối tưọng sở hữu công nghiệp.

Ngoài chủ sở hữu ra, người có quyền sử dụng hợp pháp đối tưọng sở hữu công nghiệp cũng có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thưòng thiệt hại theo điều 816 BLDS. Người có quyền sử dụng hợp pháp có thể tự mình thực hiện quyền trực tiếp hoặc thông qua chủ sở hữu. Trong trường hợp người có quyền sử dụng hợp pháp trực tiếp khởi kiện, thì chủ sở hữu có vv tham gia tố tụng. Trong trường hợp này người chủ sở hữu đóng vai trò là người có quyền và lợi ích liên quan tham gia vào phiên toà.

Một điểm cần lưu ý là quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thưòng thiệt hại chỉ có thể được thực hiện trong 1 thơì hạn nhất định (trong thời hiêu khởi kiện). Ngoài thời hiệu khởi kiện, chủ sở hữu hoặc ngưòi có quyền hợp pháp chỉ có thể yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi hoàn trên cơ sở các quy định tại chương IV BLDS phần thứ ba.

5.2 - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật hình sự

Trong Bộ Luật hình sự không có quy định nào trực tiếp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên đối với 1 số loại đối tưọng có quy định bảo hộ riêng. Hiện nay, BLHS đang quy định nghiên cứu sửa đổi bổ sung, thì vấn đề đặt ra là cần phải có những quy định phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường về việc bảo hộ các đối tưọng sở hữu công nghiệp.

Trước hết phải kể đến tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh theo điều 126 BLHS. Người nào chiếm đoạt hoặc có hành vi khác xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học, văn hoá, nghệ thuật hoặc đối với sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng chế, phát minh, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5 triệu, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 1 năm.

Khách thể của đối tượng này là quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học, văn hoá, nghệ thuật và đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hợp lý hoá sản xuất, phát minh. Tuy khách thể chỉ là quyền tác giả, nhưng trong nhiều trường hợp tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích đồng thời là việc bảo hộ của chủ sở hữu.

Tội này bao gồm 2 hành vi là chiếm đoạt quyền tác giả và các hành vi khác xâm phạm quyền tác giả. Việc chiếm đoạt có thể được diễn ra theo cách thức khác nhau: như lạm dụng lòng tin, đánh cắp... Các hành vi này có thể diễn ra trước hoặc sau giai đoạn chủ sở hữu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ về mặt thời gian ở đây rộng hơn So sánh với bảo vệ pháp luật dân sự .

Về mặt chủ quan, tội này được thực hiện do hành vi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình với mong muốn là chiếm đoạt và xâm phạm các lợi ích về mặt vật chất hoặc tinh thần của tác giả.

Nhìn chung, tội xâm phạm quyền tác giả được đáng giá là ít nghiêm trọng nen hình phạt nhẹ. Hình phạt cao nhất là phạt từ từ 3 tháng đến 1 năm. Thực tế xét xử của toà án Việt Nam trong những năm vừa qua thực tế chưa xét xử vụ nào về tội xâm phạm quyền tác giả. Các hành vi xâm phạm này hầu hết được giải quyết theo thủ tục hành chính và tố tụng dân sự .

Ngoài tội xâm phạm quyền tác giả, BLHS còn có 1 điều liên quan đến tội làm hàng giả và kinh doanh hàng giả (điều 167 BLDS). Một đối tuợng khách thể của điều này là những nhãn hiệu hàng hoá. Theo sách bình luận về BLHS của trường đại học tổng hợp Hà nội thì trách nhiệm hình sự theo tội làm hàng giả được truy cứu khi 1 cơ sở sản xuất sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của 1 cơ sở khác có đăng ký kinh doanh và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nhằm làm người tiêu dùng lầm tưỏng là sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Mặc dù lợi ích chính cần được bảo hộ ở đây là lợi ích của người tiêu dùng nhưng qua việc bảo hộ lợi ích của người tiêu dùng, quyền sở hữu công nghiệp của chủ sỏ hữu nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ. Tội này gây hại đến lợi ích của người tiêu dùng nê khung hình phạt tương đối cao. Khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức phạt từ thừ 3 năm đến 12 năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Trong những năm vừa qua, Toà án Việt Nam xét xử khá nhiều trường hợp có liên quan đến tội làm hàng giả và buôn bán hàng giả, phần nhiều các trường hợp phạm tội có liên quan đến việc sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá của người khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

5.3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật hành chính.

Theo quy định tại Điều 796 BLDS, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và phải bồi thường thiệt hại. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là Toà án hoặc cơ quan quản lý hành chính của nhà nước. Quy định mới này của BLDS đã mở ra khả năng cho chủ sở hữu lựa chọn cách thức bảo vệ quyền của mình nhanh và có hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua, các vụ yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá và các đối tượng khác được giải quyết khá nhanh chóng và có hiệu quả thông qua thủ tục hành chính. Trong tương lai sẽ hợp lý hơn nếu các quyết định của cơ quan hành chính sẽ được kiểm tra bằng Toà án hành chính.

IV. Chuyển giao công nghệ.

So với Pháp lệnh chuyển giao công nghệ với nước ngoài vào Việt Nam năm 1988, phạm vi điều chỉnh của Chương III phần VI của BLDS được mở rộng, không những bao gồm các hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam mà còn cả hoạt động chuyển giao công nghệ trong phạm vi Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

Khái niệm "Công nghệ" không được trực tiếp định nghĩa trong Pháp lệnh chuyển giao công nghệ người vào Việt Nam năm 1988 mà "công nghệ" được gián tiếp định nghĩa gồm:

- Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc đối tượng sở hữu công nghiệp khác.

- Bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật.

- Dịch vụ hỗ trợ và tư vẫn công nghệ, kể cả đào tạo và tư vấn thông tin.

Như vậy, khái niệm "công nghệ" được gián tiếp nên trong văn bản nói trên không chỉ bao gồm công nghệ thông thường mà còn bồm cả quyền sử dụng công nghệ cũng như các đối tượng khác không chứa nội dung công nghệ, chửng hạn như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, kiểu dáng công nghiệp.

Theo Điều 806 BLDS "công nghệ" được gián tiếp định nghĩa lại, trong đó bổ sung thêm phần nềm máy tính và các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đồng thời quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị loại bỏ.

Thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ theo Pháp lệnh năm 1988, thời hạn nói trên không được quá 7 năm nhưng cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép gia hạn (nhưng không hạn chế thời gian gia hạn). Theo BLDS thời hạn này được quy định là 7 năm, thời hạn gia hạn là không quá 10 năm hoặc theo thời hạn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia chuyển giao:

Theo Pháp lệnh năm 1988 không quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên, có ý dành cho hợp đồng chuyển giao công nghệ ấn định. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 49/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-3-1991, Thông tư 28/TT-QLKH của Bộ Khoa học Công nghiệp và Môi trường ngày 21-1-1994) lại quy định thêm bên chuyển giao công nghệ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, bảo đảm việc chuyển giao công nghệ không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người thứ ba, nếu vi phạm thì bên giao phải chịu trách nhiệm.

BLDS quy định bên giao có nghĩa vụ bảo đảm rằng việc tiếp nhận và khai thác công nghệ của bên nhận không bị quyền của người thứ ba hạn chế. Bên nhận có quyền phát triển công nghệ đã tiếp nhận mà không phải thông báo cho bên giao, có quyền chuyển giao chính công nghệ đó cho người khác nếu bên giao đồng ý, thậm chí có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra do phát triển công nghệ đã tiếp nhận.

Mặc dù không coi việc chuyển giao việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là chuyển giao công nghệ, trong Chương III, phần VI BLDS có nhiều quy định riêng về vấn đề chuyển giao các quyền này (bao gồm cả chuyển nhượng quyền sở hữu lẫn chuyển giao Lixăng sở hữu công nghiệp).

 

Phần thứ bảy

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

 

Việt nam từ năm 1995 trở về trước pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nội dung chủ yếu và có tính chất cơ sở của Tư pháp quốc tế chưa được hình thành một cách vững chắc và đồng bộ. Điều này có phần gây trở ngại cho việc thực hiện chính sách mở cửa của nền kinh tế và đường mới đổi mới nói chung của Đảng và Nhà nước ta.

Thực ra, trước khi BLDS được ban hành, một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã được điều chỉnh trong các luật, bộ luật, pháp lệnh của Nhà nước ta như Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, dân sự, Hôn nhân và gia đình.... So do chưa có BLDS, chưa có khai niệm rõ ràng về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên các quy định này, theo chúng tôi còn mang tính phiến diện hoặc trên một phương diện nào đó chưa được rõ ràng. Phiến diện ở chỗ hầu như chúng được xây dựng trên quan niệm cho rằng chỉ có những quan hệ dân sự có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài tham gia mới là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài khác hầu như chưa được nhìn nhận đến. Có thể lấy vi dụ từ điều 57 Luật hôn nhân và gia đình, khoản 4 điều 2 Bộ Luật hàng hải... còn điều 37 pháp lệnh thừa kế cho chúng ta thấy sự không rõ ràng của 1 quy phạm pháp luật. ĐIều này quy định nhà nước CH XHCN Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết đã công nhận. Trên thực tế cho đến nay chưa có văn bản nào công nhận về quy chế người nước ngoài có quyền thừa kế đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam .

Có thể nói rằng BLDS ban hành có vị trí trung tâm trong pháp luật trong nước, nguồn chủ yếu của tư pháp quốc tế Việt Nam .

thực vậy, phần lớn đối tưọng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là nằm trong phạm vi điều chỉnh của BLDS. Hơn thế nữa các quy định của điều 7 BLDS còn có ý nghĩa chi phối đối với việc xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp luật trong nước điều chỉnh các chế định pháp luật quan hệ cụ thể khác của tư pháp quốc tế Việt Nam .

Do vậy, việc ban hành BLDS là 1 bước phát triển quan trọng của tư pháp quốc tế Việt Nam và của khoa học pháp lý nước ta về tư pháp quốc tế, mặc dù phần VII của Bộ Luật rất ngắn có 13 khoản.

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng ta hãy xem xét nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .

1- Trước hết về sự ra đời của phần 7 Bộ Luật dân sự, có mấy với đáng chú ý sau:

Như chúng ta biết, BLDS cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác có liên quan, với tính cách là Luật nội dung có nhiệm vụ phải giải quyết các xung đột pháp luật nảy sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Xung đột Luật là khai niệm có tính chất ước lệ, để chỉ 1 trường hợp có 1 quan hệ pháp luật mà pháp luật của 2 hoặc nhiều nước đều có thể được áp dụng điều chỉnh nó. Giải quyết xung đột Luật bằng quy phạm Luật có nghĩa là phải chỉ ra pháp luật của nước nào cần đực áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự đó.

Có 3 cách thức quy định quy phạm xung đột pháp luật trong các nước :

Thứ nhất; quy định ở mỗi phần, mỗi chương, mỗi điều của BLDS.

Thứ hai; Dành hẳn 1 phần của BLDS để quy định về các vấn đề đó.

Thứ ba; ban hành 1 đạo Luật riêng thưòng gọi là Luật về tư pháp quốc tế để chỉ không chỉ các quy phạm xung đột trong lĩnh vực dân sự, mà cả gia đình, thương mại và kinh tế ... Và có khi bao gồm cả việc giải quyết các vấn đề xung đột có thẩm quyền .

Trong quá trình xây dựng, chỉnh lý dự thảo BLDS Việt Nam vấn đề cách thức quy định của BLDS có yếu tố nước ngoài đã được thảo luận khá sôi nổi. Và cuối cùng quốc hội đã quyết định theo cách thức thứ hai.

Vấn đề khác được thảo luận nhiều là cơ cấu phần 7 như thế nào. Sau khi dự thảo lần thú 12 công bố để lấy ý kiến nhân dân, nhiều ý kiến đề nghị phần này nên chia thành 2 chương, gồm chương những quy định chung và chương những quy định cụ thể. ý nghĩa của việc chia chưong là nhằm tách riêng x quy định có tính nguyên tắc và những quyết định áp dụng riêng cho từng chế định cụ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Dụ thảo lần thứ 13 được xây dựng theo cơ cấu này. Tuy nhiên ý kiến này không được chấp nhận và do đó phần 7 BLDS không có các chương, mục như các phần trước đó.

Một vấn đề khác cũng được thảo luận sôi nổi là phạm vi các vấn đề cần được quy định trong phần 7. Dự thảo lần thứ 12 quy định 17 điều bao gồm:

1. áp dụng BLDS và điều ước quốc tế

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật được viện dẫn

3. áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch hoặc người nước ngoài có nhiều quốc tịch

4. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam

5. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam

6. Tuyên bố mất năng lực hành vi tuyên bố mất tích

7. Giám hộ

8. Năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài

9. Quyền sở hữu tài sản

10. Quan hệ hợp đồng dân sự

11. Bù trừ nghĩa vụ dân sự

12. ĐạI diện theo uỷ quyền

13. Bồi thưòng thiệt hại ngoài hợp đồng

14. Thừa kế

15. Quyền tác giả

16.Quyền sở hữu công nghiệp

17. Thời hiệu

Trong quá trình thảo luận nhiều chuyên gia về tư pháp quốc tế cho rằng cần quy định pháp luật áp dụng cho từng quan hệ pháp luật cụ thể trong các chế định mà dự thảo Bộ Luật đã quy định, như đối với hình thức và nội dung hợp đồng dân sự hoặc đối với thừa kế thì có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật ... Mặt khác, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn và còn có các chế định dân sự khác quy định trong dự thảo Bộ Luật mà không quy định trong quy phạm xung đột tưong ứng trong phần 7, như chế định đại diện, bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng như các loại hợp đồng thông dụng... Trên tinh thần đó dự thảo lần thứ 13 đã có thêm 6 điều So sánh với dự thảo lần thứ 12. Song những lần thảo luận trước quốc hội đã quyết định chủ chương trước mắt nên quy định những vấn đề đã rõ nhằm đap ứng những yêu cầu bức xúc trong thực tế phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế hiện nay. Cuối cùng trong phần 7 BLDS chỉ còn 13 điều đó là:

1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

2. áp dụng pháp luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài .

3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

4. Căn cứ chọn pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch hoặc người nước ngoài có nhiều quốc tịch nước ngoài

5. Năng lực dân sự của người nước ngoài

6. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

7. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

8. Quyền sở hữu tài sản

9. Hợp đồng dân sự

10. Bồi thưòng thiệt hại ngoài hợp đồng

11. Quyền tác giả

12. Quyền sở hữu công nghiệp

13. Chuyển giao công nghệ

Vấn đề chung cuối cùng được thảo luận kỹ là tiêu đề của phần 7. Nhiều ý kiến gợi ý nên gọi phần này là áp dụng BLDS đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhưng như chúng ta thấy tiêu đề này không phù hợp lắm với nội dung của phần 7, bời vì phần này còn quy định áp dụng cả điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài. ở đây So sánh với dự thảo lần thứ 12 chỉ có sự thay đổi chữ nhân tố bằng yếu tố.

2- Các quy định chung

21.- Khai niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ( điều 826)

Như đã trình bày ở trên, trước BLDS ở nước ta chưa có văn bản pháp luật nà quy định về khai niệm này, mặc dù nó vẫn được sử dụng trong pháp luật thực định, thực tiễn xét xử của toà án cũng như các giao trình Luật. Có không ít trường hợp khai niệm Luật được dùng chưa chính xác (nhân tố nước ngoài ). Sau dự thảo lần thứ 12 đã có nhiều ý kiến của chuyên gia đề nghị BLDS cần định nghĩa khái niệm này để làm chỗ dựa cho Công tác hoàn thiện Pháp luật sau này. ĐÃ là lý do ra đời được 826, điều đầu tiên của Bộ Luật .

Theo điều này, quan hệ dân sự có 1 trong 3 yếu tố sau sẽ được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và do đó thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế .

Thứ nhất, Có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài tham gia .

Khái niệm người nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch nước ngoài, không đồng thời có quốc tịch Việt Nam ( điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam 1988 chỉ công nhận công dân Việt Nam có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam ) và ngươì không có quốc tịch. Khai niệm pháp nhân nước ngoài trong 1 số trưòng hợp được hiểu bao gồm cả quốc gia nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ, vốn là những chủ thể của công pháp quốc tế, nhưng cũng có tư cách pháp nhân trong giao dich dân sự quốc tế .

Thứ hai, căn cư để xác lập, thay đổi để chấm dứt quan hệ dân sự được phát sinh ở nước ngoài. Nói cách khác, mặc dù chủ thể quan hệ dân sự đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng sự kiện pháp lý là căn cứ để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ, A và B đều là công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, cùng đi du lịch nước ngoài và trong thời gian ở nước ngoài A đã cho B mượn đồng hồ và B đã làm mất, nay A khởi kiện trước toà án đòi B bồi thuờng thiệt hại do làm mất đồng hồ.

Thứ ba, tài sản liên quan đến quan hệ ở nước ngoài. Cũng giống như trường hợp thứ 2, chủ thể quan hệ dân sự đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng tài sản là đối tưọng tranh chấp chẳng hạn lại không ở trên lãnh thổ Việt Nam mà ở nước ngoài. Ví dụ vụ tranh chấp thừa kế giữa mẹ chồng và con dâu ở tỉnh T về di sản là 1 tài khoản của công dân N ở Đức.

Loại yếu tố nước ngoài thứ nhất nêu trên là dễ hiểu và khá quen thuộc với chúng ta. Nhung nếu hiểu quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ với yếu tố này thôi thì hoàn toàn chưa đầy đủ, chính xác.

ở ví dụ thứ nhất trước hết thẩm phán phải tính xem pháp luật Việt Nam hay của nước ngoài sẽ được áp dụng đôi với hợp đồng mượn tài sản (cả về hình thức và nội dung hợp đồng ) và sau đó là quan hệ bồi thưòng thiệt hại .

ở ví dụ thứ hai, vấn đề ở chỗ pháp luật nước nào sẽ được quy định với việc xác định tài khoản ở ngân hàng Đức là bất động sản hay động sản là tuỳ thuộc vào đó mà xác định pháp luật áp dụng đối với di sản thừa kế .

Như vậy, chúng ta thấy khai niệm yếu tố nước ngoài không chỉ bao gồm yếu tố chủ thể mà cả các yếu tố về sự kiện pháp lý và khách thể của quan hệ dân sự. ĐÃ là lý do vì sao BLDS chính thức dùng khái niệm này, chứ không dùng khái niệm nhân tố nước ngoài .

2.2.áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài ( điều 827)

Điều này cho chúng ta thấy rõ nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng trong lĩnh vực dân sự bao gồm pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nhà nước ta ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế. Còn pháp luật nước ngoài tuy không phải là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam, nhưng cũng được toà án và cơ quan có thẩm quyền khác của nước ta áp dụng, nếu có sự viện dẫn (dẫn chiếu). Hơn thế nữa nội dung của điều này còn cho thấy thứ tự áp dụng các loại nguồn nêu trên như thế nào và giá trị ưu thế của điều ước quốc tế với pháp luật Việt Nam .

Khoản 1 điều 827 quy định: Các quy định của pháp luật dân sự CHXHCN Việt Nam được áp dụng với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ Luật này quy định khác. Cần lưu ý là Luật dân sự Việt Nam, chứ không phải chỉ Bộ Luật dân sự Việt Nam. Tiếp theo trường hợp Bộ Luật naỳ quy định khác là gì.- Đó là các trường hợp Bộ Luật quy định áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế .

Khoản 2 điều 827 quy định công thức đã quen thuộc trong Công tác xây dựng và áp dụng pháp lý nước ta. Đó là trong trường điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Trước hết khái niệm điều ước quốc tế phải được hiểu theo pháp lệnh ký kết và thực hiện được ước quốc tế của CHXHCN Việt Nam ngày 17-10-1989. Tiếp theo khái niệm quy định của Bộ Luật này được hiểu bao gồm cả các quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Luật này. Cuối cùng là vấn đề giá trị hay hiệu lực ưu thế của điều ước quốc tế So sánh với pháp luật trong nước, một nguyên tắc quan trọng của Luật điều ước quốc tế .

Khoản 3 điều 827 quy định các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài đó là:

thứ nhất; Khi Bộ Luật dân sự các văn bản khác của Việt Nam quy định.

Thứ hai, khi được điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam quy định ký kết hoặc tham gia viện dẫn.

Thứ ba, Khi được các bên thoả thuận trong hợp đồng với điều kiện sự thoả thuận đó không trái với các quy định trong hợp đồng và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam .

Khoảnước 3 cũng quy định rằng: Nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật CHXHCN Việt Nam thì áp dụng pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Bằng quy định này Bộ Luật dân sự chính thức khẳng định 1 vấn đề còn được tranh luận trong khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử ở các nước. ĐÃ là vấn đề quan niệm thế nào là pháp luật nước ngoài cần được áp dụng vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay cả các quy phạm xung đột. Quy định này của khoản 3 điều 827 có ý nghĩa thực tiễn là làm đơn giản hoá quá trình dẫn chiếu và mở rộng phạm vi áp dụng pháp luật Việt Nam .

Khoản 4 điều 827 quy định việc áp dụng tập quán quốc tế trong trường hợp dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh trong BLDS Việt Nam, trong các văn bản khác của Pháp luật Việt Nam, trong điều ước quốc tế và hợp đồng dân sự cụ thể. Như vậy tập quán quốc tế chỉ được coi là nguồn bổ trợ của pháp luật dân sự Việt Nam điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .

2.3- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế hay điều khoản bảo lưu về trật tự công cộng ( điều 828).

ĐâY là 1 trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế. ậ nước ta khái niệm Bảo lưu trật tự công cộng chưa được khẳng định 1 cách rõ ràng ( điều 4 khoản 3 Luật hàng không dân dụng Việt Nam sử dụng khái niệm Trật tự và lợi ích công cộng của Việt Nam ) nhưng tinh thần và nội dung cuả khái niệm và điều khoản bảo lưu này ghi nhận khá nhất quán trong các văn bản pháp luật nước ta những năm gần đây. Chẳng hạn, trước BLDS nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đã được quy định tại điều 5 pháp lệnh hôn nhân và gia đình áp dụng giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày 2-12-1993.

Tại mục 2.2. nói trên chúng ta đã liệt kê những trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế. Tại các điều khoản cụ thể của phần 7 BLDS Việt Nam xác định khi nào và đối với quan hệ dân sự nào pháp luật nước ngoài được áp dụng. Song tất cả các quy định này chỉ là sự dẫn chiếu có tính chất chung, tức là chỉ ra khả năng áp dụng hay không lại là vấn đề khác, tuỳ thuộc vào quyết định của toà án hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết 1 quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài :

Điều 828 BLDS quy định: ... Pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế cũng chỉ được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam .

Cơ sở lý luận của quy định này là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia của mỗi nước. Xuất phát từ nguyên tắc này, không ai có thể yêu cầu toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của 1 nước áp dụng pháp luật của nước khác để dẫn đến hậu quả trái với nguyên tắc cơ bản, nền tảng chính trị xã hội của nước đó. Do vậy, pháp luật hoặc thực tiễn xét xử của toà án hoặc trọng tài của tất cả các nước đều có quy định áp dụng nguyên tắc hay còn gọi là điều khoản Bảo lưu trật tự công cộng.

Cần nhấn mạng rằng nguyên tắc này được đề ra không phải là việc loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài nói chung, cũng không để việc gạt bỏ việc áp dụng pháp luật nước ngoài có bản chất chính trị trái hoặc khác với pháp luật của nước áp dụng, nó chỉ nhằm loại trừ các hậu quả của việc áp dụng các quy phạm cụ thể của pháp luật nước ngoài, nếu những hậu quả đó trái với nguyên tắc pháp luật nước áp dụng. Do đó nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng cũng chỉ được viện dẫn trong việc áp dụng pháp luật nội dung của nước ngoài. Trên tinh thần đó theo chúng tôi các chữ nếu việc áp dụng trong các quy định nếu trên của điều 828 là chưa hoàn toàn chính xác, chỉ càn nêu nếu hậu quả của việc áp dụng là đủ.

Có điều đặt ra là nếu không thể áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu thì áp dụng pháp luật nước nào. đIều 828 BLDS không giải quyết cụ thể vấn đề này. Nhung xét theo logic và căn cứ của điều 5 pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, thì trong các trường hợp đó pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.

Khái niêm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (không chỉ pháp luật dân sự ) là khá rộng. Đòi hỏi khi áp dụng pháp luật phải có sự sáng tạo linh hoạt cao.

2.4- Căn cư chọn pháp Luật áp dụng đối với trường hợp người không quốc tịch hoặc người nước ngoài ( điều 829)

Hiện tượng người không quốc tịch tức là không là công dân của bất kỳ nước nào. Và người có 2 hay nhiều quốc tịch là tương đối phổ biến trong đời sống quốc tế .

Một số quy định của phần 7 BLDS sử dụng hệ thuộc Luật quốc tịch của cá nhân. Vậy đối với người không quốc tịch hoặc người có 2 hay nhiều quốc tịch hì hệ thuộc này được vận dụng như thế nào.

Lần đầu tiên pháp lệnh này được giải quyết trong pháp lệnh hôn nhân gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ( điều 21). Và giải pháp đó được ghi nhận tại điều 829 BLDS.

Đối với người không quốc tịch khoản 1 quy định pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó thưòng trú, nếu người đó không có nơi thưòng trú thì áp dụng pháp luật Việt Nam .

KHoản 2 quy định áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài có nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự, nếu người đó không thưòng trú tại 1 trong các nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất. ĐâY chính là sự vận dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, 1 nguyên tắc phổ biến trong nguyên tắc quốc tế .

Cần nhấn mạnh các chữ nhiều quốc tịch nước ngoài, tức là BLDS loại trừ việc áp dụng khoản 2 nếu trên đối với công dân Việt Nam đồng thời có 1 hay các quốc tịch khác.

3- các quy định cụ thể

Vấn đề lựa chọn và quy định trong BLDS pháp luật quy định áp dụng cho mỗi loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tức là vấn đề lựa chọn hệ thuộc không chỉ là vấn đề pháp lý thuần tuý mà theo chúng tôi còn là vấn đề chính trị thuộc về vấn đề lợi ích và chính sách của mỗi nước .

Một số nước lớn và các nước thực hiện chính sách đóng cửa thường có xu hướng bành trước việc áp dụng pháp luật của nước mình hoặc hạn chế tối đa việc toà án nước mình phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Ngược lại, các nước thuộc chính sách đối ngoại mềm dẻo, cho phép có thể thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở có quan điểm mềm dẻo hơn, cho phép đến mức có thể việc áp dụng pháp luật nước ngoài, cũng như dành cho các bên tham gia quan hệ dân sự không gian lớn hơn trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng. ĐIều này có tác dụng hấp dẫn hơn đối với giao dịch quốc tế .

BLDS Việt Nam ta đời tại thời điểm hết sức thuận lợi cho phép chúng ta đi theo quan điểm thứ 2, phù hợp với tình hình đất nước và xu hướng chung của khu vưc thế giới. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong các quy định cụ thể sau.

3.1- Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài ( điều 830)

Điều này quy định: Người có năng lực hành vi pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ Luật này các văn bản của nước CHXHCN Việt Nam có quy định khác.

Bằng quy định này, BLDS là văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước ta quy định nguyên tắc đãi ngộ như công dân cho người nước ngoài tại Việt Nam đôi với khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự. Và đây khong có sự phân biệt giữa người thưòng trú và người tạm trú. ĐâY là nguyên tắc tiến bộ nhất của tư pháp quốc tế áp dụng vào quan hệ dân sự. Tuy nhiên, cũng như tất cả các nước khác, người nước ngoài ở Việt Nam không thể có đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự ngang bằng với công dân nước ta. Sự không công bằng đó được coi là ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Một mặt là vì lý do bảo vệ lợi ích quốc gia. Mặt khác có không ít trường hợp là do tác động của các biện pháp mà trong tư pháp quốc tế gọi là trả đũa hay hạn chế tương ứng. Loại ngoại lệ thứ nhất thường được quy định cụ thể trong pháp luật và mang tính ổn định tương đối. Những ngoại lệ này thưòng được quy định trong lĩnh vực quyền kinh doanh, hành nghề, quyền lao động đi lại cư trú và quyền sở hưũ với bất động sản. Còn ngoại lệ thứ 2 thưòng mang tính chất nhất thời.

BLDS nước ta chỉ quy định ngoại lệ thứ nhất, tức là những ngoại lệ này được quy định trong BLDS và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam .

Về ngoại lệ thứ 2, đáng chú ý là dự thảo lần thứ 13 đã quy định thêm 1 điều về quyền hạn chế năng lực hành vi pháp luật của công dân nước ngoài ( điều 820 với nội dung sau).

Trong trường hợp pháp luật dân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài bị hạn chế vì lý do phân biệt đối xử, thì Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp hạn chế tưong ứng với công dân của nước đó tại Việt Nam .

Tuy nhiên, điều khoản này cuối cùng đã không được chấp nhận đưa vào BLDS .

3.2- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài ( điều 831)

Khác với năng lực pháp luật dân sự vốn được xem là 1 trong các quyền của con người trong công pháp quốc tế hiện đại, năng lực hành vi dân sự của 1 cá nhân có quan hệ chặt chẽ với truyền thống văn hoá, điều kiện kinh tế xã hội phong tục tập quán của mỗi nước, mỗi dân tộc. Do đó, ở đây nguyên tắc đãi ngộ như công dân nhìn chung không được áp dụng nữa. Thay vào đó là việc quy định các hệ thuộc như Luật quốc tịch, Luật nước sở tại, Luật nơi cư trú.

Vì lẽ đó BLDS điều 831 nước ta quy định:

1. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các hành vi giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của nggười nước ngoài được xác định theo pháp luật CHXHCN Việt Nam .

Các quy định nêu trên, theo chúng tôi vừa bảo đảm sự tôn trọng chủ quyền của nước ngoài, vừa tiện lợi cho việc giao dịch dân sự mà người nước ngoài xác lập thực hiện tại Việt Nam .

3.3- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài ( điều 832)

Các công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao giờ cũng lệ thuộc (gắn bó) với 1 quốc gia nào đó. Sự lệ thuộc hay gắn bó dó là đặc tính quan trọng của 1 pháp nhân với tư cách là chủ thể của tư pháp quốc tế. Đặc tính đó gọi là quốc tịch của pháp nhân. Quốc tịch của pháp nhân xác định quy chế nhân thân của pháp nhân đó. ĐôI khi người ta đồng nhất 2 khái niệm này, nhưng phải nói rằng giữa chúng cũng có sự khác nhau trong cách sử dụng.

Quy chế nhân thân xác định địa vị pháp lý nói chung của pháp nhân, tức là giải đáp các vấn đề như tổ chức, công ty đó có tư cách pháp nhân hay không, năng lực pháp luật của nó như thế nào, tức là mức độ nào và có nội dung gì, thể thức thành lập, giải thể, chấm dứt hoạt động, điều hành, quản lý và thể thức giao kết hợp đồng ...

Còn khai niệm quốc tịch thường được dùng để phân biệt giữa pháp nhân của nước sở tại và pháp nhân của nước ngoài. Sự phân biệt này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ở mỗi nước, bởi vì pháp nhân trong nước thông thường được hưởng nhiều ưu đãi hơn pháp nhân nước ngoài (chế độ cấp phép kinh doanh, thuế, quản lý ngoại hối, phạm vi hoạt động kinh doanh ...)

Các nước sử dụng các tiêu chí khác nhau để xác định quốc tịch và quy chế nhân thân của pháp nhân, trong đó phổ biến là nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trụ sở pháp nhân.

BLDS nước ta quy định tiêu chí thứ nhất để xác định năng lực pháp luật dân sự nói chung của pháp nhân nước ngoài khoản 1 điều 832 quy định:

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác dịnh theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập trừ trường hợp pháp Luật nước CHXHCN Việt Nam quy định khác.

Như vậy, theo quy định tại điều khoản này, ở nước ta việc xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài căn cứ nơi pháp nhân đó được thành lập, đăng ký điều lệ không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở, cũng như vào nơi kinh doanh chính hoặc tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên.

Tuy nhiên, cũng để thuận lợi cho việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam .

3.4- Quyền sở hữu tài sản ( điều 833)

Trong việc giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật về quyền sở hữu, pháp luật của nhiều nước và thực tiễn quốc tế thường áp dụng hệ thuộc Luật nơi có vật. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ vận dụng. Có nước áp dụng hệ thuộc này ở mức độ như nhau đôi với bất động sản và động sản, có nước áp dụng chủ yếu với bất động sản.

Khoản 1 điều 833 BLDS nước ta quy định:

Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trưòng hợp pháp lý nước CHXHCN Việt Nam quy định khác.

Như vậy, nguyên tắc chung ở đây là Luật nơi có vật. Nó xác định trước hết những tài sản nào có thể là đối tưọng của quyền sở hữu, căn cứ xác lập và việc xác lập quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu và việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu.

Ngoại lệ của nguyên tắc nêu trên là những trường hợp pháp luật nước CHXHCN Việt Nam có quy định khác. Chẳng hạn ngay tại khoản 2 điều này, Bộ Luật quy định. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi có động sản chuyển đến nếu không có thảo thuận khác.

Hệ thuộc Luật nơi động sản được chuyển đến là khá đặc thù của BLDS nước ta. Các nền kinh tế mạnh của các nước thuờng hệ thuộc Luật nước người bán, tức của nước động sản được chuyển đến. Hệ thuộc này là phổ biến trong thực tiễn thương mại quốc tế. Nhưng đối với nước ta phải chăng hệ thuộc Luật nơi động sản được chuyển đến sẽ là phù hợp hơn. Cũng cần nhấn mạnh rằng hệ thuộc này chỉ được áp dụng khi các bên giao kết hợp đồng không thoả thuận khác.

Khoản 3 điều 833 quy định một nguyên tắc chung nữa của tư pháp quốc tế mà hầu như không có ngoại lệ. ĐÃ là việc vận dụng pháp luật của nước nơi có động sản (Luật nơi có tài sản ) để xác định 1 tài sản là động sản hay bấthiệt hại động sản.

3.5- Hơp đồng dân sự ( điều 834)

Về hình thức của hợp đồng dân sự BLDS nước ta quy định hình thức giao kết phải tuân theo pháp luật của nước nơi có giao kết hợp đồng (khoản 1). Hệ thuộc này cũng được thừa nhận chung trong pháp luật các nước và thực tiễn quốc tế. Quy định này có nghĩa là 1 hợp đồng dân sự được giao kết ở nước ngoài và phù hợp với pháp luật nước đó về hình thức giao kết, thì điều coi là hợp pháp tại Việt Nam, kể cả trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật dân sự ở Việt Nam về hình thức hợp đồng. Ngược lại, cũng khoản 1 điều 834 quy định trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm hình thức hợp đồng (theo pháp luật nước ngoài đó), thì vẫn có hiệu lực về hình thức hợp đồng tại Việt Nam, nếu hình thúc của hợp đồng đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam .

Phù hợp với khoản 2 điều 834, quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi ký kết, nếu các bên không có thoả thuận khác. Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thoả thuận, thì việc xác định nơi tuân theo hợp đồng phải theo pháp luật Việt Nam .

Đó là các quy định chung giải quyết các xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự. ĐIều 834 theo hợp đồng dân sự còn quy định 2 trường hợp đặc biệt. Đó là, hợp đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn taị Việt Nam thì tuân theo pháp luật Việt Nam (khoản 2) và hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam (khoản 3).

3.6- Bồi thưòng thiệt hại ngoài hợp đồng ( điều 835)

Trách nhiệm bồi thưòng thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế thông thưòng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Nguyên tắc này được hình thành từ xa xưa và khá thống nhất trong pháp luật của nhiều nước, đặc biệt là các nước theo Luật Lamã, cũng như trong thực tiễn quốc tế. Song về sau này với sự phát triển của các ngành công nghiệp hàng hải, hàng không, việc sử dụng các nguồn ngguy hiểm cao độ... nguyên tắc nói trên đã tỏ ra chưa đủ cho việc giải quyết nhiều vấn đề xung đột Luật phát sinh trong lĩnh vực này. Ví dụ trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở biển cả, không phận quốc tế, vũ trụ thì rất khó xác định được pháp luật áp dụng. Do đó, ngày nay bên cạnh nguyên tắc nêu trên, nhiều nước còn vận dụng các hệ thuộc như Luật toà án, Luật quốc tịch hoặc nơi cư trú của cá nhân, Luật quốc tịch của tàu bay, tàu biển...

Điều 835 BLDS nước ta được xây dựng theo xu hướng mới nêu trên.

Khoản 1 quy định nguyên tắc chung là việc bồi thưòng thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại .

Để bổ sung cho nguyên tắc này, khoản 2 quy định việc bồi thưòng thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phần quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước nơi có tàu bay, tàu biển mang quốc tịch. Tuy nhiên trong trưòng hợp pháp luật hàng hải và hàng không nước ta có quy định các hệ thuộc khác thì áp dụng các hệ thuộc đó.

Mặt khác, để thuận lợi cho Công tác xét xử của toà án nước ta cũng là phù hợp với thông lệ quốc tế, khoản 3 quy định trong trưòng hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

3.7- Quyền tác giả ( điều 836)

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là khái niệm mang tính chất lãnh thổ, đây chính là điểm đặc thù của quyền tác giả So sánh với quyền dân sự khác. Ví dụ, chủ sở hữu của chiếc đồng hồ thì đi đến nước nào anh ta cũng được công nhận là chủ sở hữu của chiếc đồng hồ đó. Nhưng 1 tác phẩm được công bố ở nước này thì có thể được xuất bản. Dịch ở nước khác mà không cần sự đồng ý của tác giả cũng như phải trả thù lao, nếu không bị ràng buộc bởi 1 điều ước quốc tế có hiệu lực.

Từ đặc điểm đó, nhìn chung pháp luật của nước đều dành cho tác giả là người nước ngoài pháp nhân nước ngoài chế độ ưu đãi như với công dân

Trên tinh thần đó, BLDS nước ta quy định quyền tác giả của người nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam thì được bảo hộ theo quy định tại Việt Nam và điều uớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia .

3.8- Quyền sở hữu công nghiệp ( điều 837)

Giống như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá... cũng là khái niệm mang tính chất lãnh thổ, thậm chí còn cao hơn So sánh với quyền tác giả. Bởi lẽ sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải gắn với việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng chứng chỉ bảo hộ.Do đó, chế độ đãi ngộ như công dân cũng được áp dụng phổ biến trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài .

Điều 837 BLDS của nước ta quy định:

Quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài pháp nhân nước ngoài đối với đối tưọng của quyền sở hữu công nghiệp đã được nhà nước CHXHCN Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia .

3.9- Chuyển giao công nghệ ( điều 838)

Việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam ra nước ngoài phải tuân theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia .

4- Bộ Luật dân sự Việt Nam có hiêu lực thi hành từ ngày 1-7-1996. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy phần 7 BLDS còn bỏ trống, chưa quy định các quy phạm xung đột để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia trên nhiều vấn đề nhu tuyên bố mất tích, chết, giám hộ, đại diện, thời hạn khởi kiện, thừa kế hợp đồng dân sự thông dụng... Do đó, vấn đề đặt ra là. Nếu phát sinh tranh chấp toà án sẽ căn cứ vào đâu để giải quyết chọn pháp luật áp dụng. Giải đáp câu hỏi này, trước hết theo chúng tôi phải căn cứ vào khoản 4 điều 15 BLDS. Khoản này quy định BLDScx được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài , trừ trường họp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam tham gia ký kết có quy định khác. Sau đó, cần căn cứ vào các quy định của điều 827 đã phân tích ở trên. Ngoài ra, theo chúng tôi cần tham khảo việc tổng kết Công tác xét xử của toà án tối cao sau này.

 

 

 

File đính kèm downloadTải về