-Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
Một là, Phân tích về mặt lý luận khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó.
Hai là, đanh giá thực trạng khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam trong thời gian qua, tìm ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết.
Ba là, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống khung pháp luật và vai trò của nó đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta. Luận án có một số đóng góp mới cơ bản sau đây:
- Lần đầu tiên luận án đã phân tích làm rõ nội dung, đặc điểm của khung pháp luật đầu tư nước ngoài ở nước ta, những điểm khác nhau so với các nước phương Tây và trong khu vực. Khung pháp luật đầu tư của các nước chủ yếu bao gồm quy phạm bắt buộc, quy phạm tuỳ ý; riêng Việt nam có thêm những đặc điểm mới mang tính định hướng. Những đặc điểm riêng của khung pháp luật đầu tư ở nước ta có ý nghĩa chỉ đạo hoạt động, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài chọn được các dự án đầu tư mà họ mong muốn.
- Luận án nêu rõ mối quan hệ giữa pháp luật và khung pháp luật đầu tư, tìm kiếm và phân tích những đặc điểm cũng như cầu trúc của khung pháp luật đầu tư. Đồng thời làm rõ khung pháp luật và môi trường pháp luật trong lĩnh vực hợp tác đầu tư nước ngoài ở nước ta.
- Những kết luận rút ra về các vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đổi mới hoàn thiện khung pháp luật đầu tư nước ngoài ở nước ta.
- Luận án đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng khung pháp luật, từng bước hoàn thiện văn bản pháp quy để Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam (bổ sung, sửa đổi) được Quốc hội khoá IX - Kỳ họp thứ 10 (từ 15/10 đến 15/11/1996) thông qua nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.